1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tính toán, đánh giá biến động nhu cầu sử dụng nước từ số liệu viễn thám - Áp dụng cho tỉnh Sóc Trăng
Tác giả Trương Văn Kịch
Người hướng dẫn TS. Trần Anh Phương, TS. Lê Vũ Việt Phong
Trường học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Thủy văn học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 3,94 MB

Nội dung

Tuy nhiên, nguồn nước, đặc biệt là nước ngọt trên địa bàn tỉnh lại tương đối hạn chế, không ổn định, chịu sự tác động của nguồn nước vào ĐBSCL, việc khai thác sử dụng nước của các địa ph

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

TRƯƠNG VĂN KỊCH

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NHU CẦU

SỬ DỤNG NƯỚC TỪ SỐ LIỆU VIỄN THÁM - ÁP DỤNG CHO

TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - Năm 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

TRƯƠNG VĂN KỊCH

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NHU CẦU

SỬ DỤNG NƯỚC TỪ SỐ LIỆU VIỄN THÁM - ÁP DỤNG CHO

TỈNH SÓC TRĂNG

Chuyên ngành: Thủy văn học

Mã số: 8440224.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 TS Trần Anh Phương

2 TS Lê Vũ Việt Phong

Hà Nội - Năm 2022

Trang 3

1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô của Bộ môn Thủy văn - Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học Chân thành cảm ơn các thầy: Tiến sỹ Trần Anh Phương và Tiến sỹ Lê Vũ Việt Phong đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, định hướng và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn., đã hổ trợ nhiệt tình, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian qua

Chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Khí tương Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Lãnh đạo Phân viện Viện Khoa học Khí tương Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt qua trình học tập cũng như thực hiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Tài nguyên nước, Lãnh đạo khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Hà Nội, đã tạo điều kiện cho Thầy, trò chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian qua

Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, tạo động lực giúp tôi hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã cố gắng nhưng vẫn còn những hạn chế và thiếu sót Tôi rất mong

sẽ nhận được các ý kiến đóng góp của quý thầy cô, quý bạn đọc để có thể hoàn thiện luận văn tốt hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2022

Trương Văn Kịch

Trang 4

i

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các kết quả

nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một

nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được

thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Tác giả luận văn

Trương Văn Kịch

Trang 5

i

Mục lục

DANH MỤC HÌNH i

DANH MỤC BẢNG iii

MỞ ĐẦU 1

1.1 - Tính cấp thiết của đề tài luận văn: 1

1.2 - Mục tiêu, phạm vi, đối tượng nghiên nghiên cứu của luận văn 2

1.3 - Phương pháp nghiên cứu của luận văn 3

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 5

1.1 - Đặc điểm tự nhiên 5

1.1.1 - Khí hậu … 8

1.1.2 - Thuỷ văn và hải văn 9

1.1.3 - Tài nguyên nước 11

1.1.4 - Thổ nhưỡng 23

1.1.5 - Hiện trạng sử dụng đất 24

1.2 - Hiện trạng dân số, kinh tế - xã hội 25

1.2.1 - Dân số 25

1.2.2 - Kinh tế - xã hội 26

1.3 - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 27

1.3.1 - Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội 27

1.3.2 - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 29

1.4 - Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến luận văn 30 1.4.1 - Tổng quan các nghiên cứu trong nước 30

1.4.2 - Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước 34

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 411

2.1 - Sơ đồ nghiên cứu chung 41

2.2 - Phương pháp lập bản đồ sử dụng đất 42

Trang 6

i

2.2.1 - Dữ liệu lập bản đồ sử dụng đất 42

2.2.2 - Phương pháp lập bản đồ sử dụng đất 49

2.3 - Phương pháp tính lập bản đồ nhu cầu sử dụng nước 51

2.3.1 - Nhu cầu nước cho cây trồng 52

2.3.2 - Nhu cầu nước cho sinh hoạt 55

2.3.3 - Nhu cầu nước cho NTTS (WDNTTS) 56

2.3.4 - Nhu cầu dùng nước cho công nghiệp 56

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57

3.1 - Bản đồ sử dụng đất 57

3.2 - Lập bản đồ sử dụng nước 60

3.2.1 - Lập bản đồ bốc hơi 60

3.2.2 - Lập bản đồ sử dụng nước cho trồng lúa, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản 63

3.2.3 - Lập bản đồ sử dụng nước cho sinh hoạt 64

3.2.4 - Lập bản đồ nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp 64

3.3 - Đánh giá biến động theo không gian và thời gian của nhu cầu sử dụng nước 65

3.3.1 - Đánh giá biến động nhu cầu sử dụng nước theo thời gian 65

3.3.2 - Biến động nhu cầu sử dụng nước theo không gian 66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 7

i

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 - Sơ đồ vị trí tỉnh Sóc Trăng 5

Hình 1.2 - Bản đồ hành chánh tỉnh Sóc Trăng 6

Hình 1.3 - Bản đồ địa hình tỉnh Sóc Trăng 8

Hình 1.4 - Các yếu tố khí tượng 2005 - 2009 9

Hình 1.5 - Bản đồ đẳng trị mưa nhiều năm vùng Bán đảo Cà Mau 11

Hình 1.6 - Mạng lưới sông rạch và các công trình thủy lợi ở tỉnh Sóc Trăng 12

Hình 2.1: Sơ đồ tính nhu cầu sử dụng nước của các ngành và tổng nhu cầu sử dụng nước 41

Hình 2.2: Sơ đồ các bước lập bản đồ sử dụng đất 50

Hình 2.3: Kết hợp các cảnh ảnh vệ tinh Sentinel 2 bao phủ tỉnh Sóc Trăng vụ Đông Xuân 50

Hình 2.4: Kết hợp các cảnh ảnh vệ tinh Sentinel 2 bao phủ tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 52

Hình 2.5: Kết hợp các cảnh ảnh vệ tinh Sentinel 2 bao phủ tỉnh Sóc Trăng vụ Thu Đông 52

Hình 2.6: Các điểm ảnh làm mẫu tương ứng với các loại sử dụng đất khác nhau 53

Hình 2.7: Giao diện làm việc của GEE (Nguồn: code.earthengine.google.com) 49

Hình 2.8: Mô hình thuật toán rừng ngẫu nhiên 51

Hình 2.9: Đối tượng sử dụng nước trong nghiên cứu 51

Hình 3.1: Bản đồ sử dụng đất trong giai đoạn vụ Đông Xuân 63

Hình 3.2: Bản đồ sử dụng đất trong giai đoạn vụ Hè Thu 64

Hình 3.3: Bản đồ sử dụng đất trong giai đoạn vụ Thu Đông 64

Hình 3.4: So sánh diện tích trồng lúa giải đoán từ ảnh viễn thám và niên giám thống kê 60

Hình 3.5: Số liệu độ ẩm và nhiệt độ trung bình phục vụ tính lượng bốc hơi 60

Hình 3.6: Lượng bốc hơi theo tháng của các loại lúa và mặt nước 61

Trang 8

i

Hình 3.7: Bản đồ bốc hơi theo từng tháng năm 2018 69

Hình 3.8: Bản đồ nhu cầu sử dụng nước cho trồng lúa, cây ăn quả, cây hoa màu và nuôi trồng thủy sản theo từng tháng của năm 2018 70

Hình 3.9: Bản đồ mật độ dân số và nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt 71

Hình 3.10: Bản đồ nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp 72

Hình 3.11: Tổng nhu cầu dùng nước theo tháng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng 73

Hình 3.12: Tỉ lệ nhu cầu sử dụng nước của các huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng 74 Hình 3.13: Nhu cầu dùng nước theo tháng của các huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2018 (m3/tháng) 75

Trang 9

i

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1 - Độ mặn lớn nhất trong năm (tháng 5) từ 2002 - 2010 15

Bảng 1-2 - Thành phần vi sinh nước mặt tại một số điểm phân tích 16

Bảng 1-3: Biến đổi dân số tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2019 32

Bảng 1-4: Dân số và mật độ dân số các địa phương của Sóc Trăng 33

Bảng 3-1: Bảng diện tích các loại sử dụng đất khác nhau 65

Trang 10

1

MỞ ĐẦU 1.1 - Tính cấp thiết của đề tài luận văn:

Sóc Trăng nằm trong vành đai kinh tế ven biển với hơn 72 km tiếp giáp với biển Đông, thuận lợi về giao thông hàng hải và các nguồn lợi từ biển Sóc Trăng nằm ở điểm cuối của đường cao tốc nối từ Châu Đốc, tỉnh An Giang đến cảng biển Trần Đề Đây sẽ là một ưu thế lớn cho sự phát triển, mở rộng giao thương và miền ảnh hưởng của Tỉnh tới các tỉnh ven đường cao tốc, vùng ĐBSCL, các tỉnh khác trong nước và các nền kinh tế khác trên thế giới Mặt khác việc tiếp giáp trực tiếp hơn 70km với sông Mê Công, các cửa biển Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh là một lợi thế lớn có thể nhờ đó khai thác các tiềm năng về giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa, thương mại-dịch vụ, du lịch và các giao lưu văn hóa - xã hội của tất cả các vùng miền, các nền văn minh liên quan đến tuyến sông này trong mối quan hệ chi phối bởi kinh tế biển và lục địa Sóc Trăng cũng là tỉnh sản xuất lúa gạo, đóng vai trò quan trọng trong vùng ĐBSCL và quan trọng đối với cả nước Đất canh tác lúa chiếm 8% và nuôi trồng thủy sản chiếm 10,67% cả vùng ĐBSCL Tuy nhiên, Sóc Trăng vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất vùng ĐBSCL với GRDP/người đứng thứ 12/13 tỉnh vùng ĐBSCL Vì vậy, việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh của Sóc Trăng, góp phần cải thiện đời sống của người dân trong tỉnh là một yêu cầu cấp bách

Trong những năm qua, với sự phát triển kinh tế - xã hội và gia tăng dân số nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ngày càng gia tăng Đồng thời, yêu cầu

về chất lượng, số lượng nước ngày càng cao Tuy nhiên, nguồn nước, đặc biệt là nước ngọt trên địa bàn tỉnh lại tương đối hạn chế, không ổn định, chịu sự tác động của nguồn nước vào ĐBSCL, việc khai thác sử dụng nước của các địa phương thượng lưu cũng như tác động của BĐKH và nước biển dâng do Sóc Trăng nằm ở cuối nguồn sông Mê Công Do đó, quản lý tài nguyên nước, đảm bảo cấp đủ nước cho các mục đích khác nhau trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng

Trang 11

độ cao hơn về độ phân giải thì các tính toán này không đáp ứng được yêu cầu Một nhược điểm của phương pháp này là các tính toán nhu cầu sử dụng nước sử dụng niên giám thống kê thường dựa vào kết quả thống kê hàng năm do đó biến động nhu cầu

sử dụng nước trong năm không được tính tới Điều này thường dẫn đến sai số trong các tính toán cân bằng nước Do đó, cần thiết phải phát triển các phương pháp tính toán nhu cầu sử dụng với độ phân giải không gian tốt hơn và cho phép xem xét biến động nhu cầu dùng nước theo thời gian

1.2 - Mục tiêu, phạm vi, đối tượng nghiên nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu của nghiên cứu: Mục tiêu chung của luận án này là xây dựng được các bản đồ nhu cầu sử dụng nước theo tháng cho tỉnh Sóc Trăng từ dữ liệu vệ tinh và các nguồn dữ liệu mở khác Để đạt được mục tiêu này, các mục tiêu cụ thể sau cần phải đạt được:

 Lập được các bản đồ sử dụng đất của tỉnh Sóc Trăng theo thời gian từ ảnh viễn thám

 Tính toán, lập bản đồ nhu cầu sử dụng nước của tỉnh Sóc Trăng

 Đánh giá được biến động nhu cầu sử dụng nước của tỉnh Sóc Trăng theo không gian và thời gian

Trang 12

1.3 - Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Để thực hiện được mục tiêu đề ra của luận văn, một số phương pháp sau đã được sử dụng:

- Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp: thu thập số liệu điều kiện tự

nhiên, sử dụng đất, kinh tế xã hội, số liệu về các đối tượng sử dụng nước, các kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước đã tính trước đây trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, số liệu viễn thám phục vụ lập bản đồ sử dụng đất Phương pháp này sẽ được sử dụng để tập hợp, phân tích các số liệu trên làm tiền đề cho việc tính toán nhu cầu sử dụng nước

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu, các sản phẩm nghiên cứu trước đây trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng như bản đồ sử dụng đất, số liệu khí tượng, các thông tin qui hoạch tài nguyên nước, định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

- Phương pháp viễn thám: Phương pháp viễn thám được sử dụng trong luận văn để giải đoán các bản đồ sử dụng đất từ ảnh viễn thám Sentinel Trong luận văn này, bản đồ sử dụng đất được giải đoán từ ảnh viễn thám được thực hiện trên nền tảng Google Earth engine, cho phép xử lý dữ liệu viễn thám nhanh và ổn định Đây là một trong những phương pháp chủ yếu của luận văn này

- Phương pháp lập trình tính toán: Trong luận văn này chúng tôi sẽ xây dựng các chương trình tính nhu cầu dùng nước cho từng lĩnh vực sử dụng nước bằng ngôn ngữ lập trình Python Các chương trình này sau đó sẽ được áp cho từng ô lưới để tính

Trang 13

4

nhu cầu sử dụng nước của từng ô lưới và cuối cùng tính tổng nhu cầu sử dụng nước trên ô lưới

- Phương pháp bản đồ và GIS: Phương pháp này được sử dụng để lập các bản

đồ sử dụng đất, bản đồ bốc hơi, bản đồ nhu cầu sử dụng nước từ các kết quả giải đoán, tính toán

- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tính chính xác của các bản đồ sử dụng đất và bản đồ nhu cầu dùng nước

Trang 14

- Từ 09o14’ đến 09o56’ vĩ độ Bắc

- Từ 105o30’ đến 106o20’ kinh độ Đông

Hình 1.1 - Sơ đồ vị trí tỉnh Sóc Trăng

Trang 15

6

Hình 1.2 - Bản đồ hành chánh tỉnh Sóc Trăng

Nằm trong Vùng đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng có nhiều tiềm năng, lợi thế của Vùng, cũng vừa có những lợi thế riêng để phát triển Với vị trí thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi, được ưu tiên phát triển hạ tầng như cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ- Trần Đề, cảng nước sâu Trần Đề, Sóc Trăng có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp, cả về nông sản vùng ngọt, lợ và mặn Với 72 km bờ biển gắn với cửa sông Hậu, Sóc Trăng có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp và dịch vụ, đồng thời phát triển năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời

Bên cạnh các tiềm năng, lợi thế nêu trên, do xuất phát điểm thấp, việc thu hút đầu tư vào Sóc Trăng cũng phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức như vị trí địa lý xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước; quỹ đất khu công nghiệp tương đối lớn nhưng cơ sở hạ tầng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ, đạt yêu cầu và kỳ vọng của nhà đầu tư; quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ, chủ yếu vẫn tập trung vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến chủ yếu là sơ chế, giá trị gia tăng chưa cao

Trang 16

7

Địa hình Sóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, địa hình bao gồm phần đất bằng xen kẽ những vùng trũng và các giồng cát Toàn bộ tỉnh Sóc Trăng nằm ở phía Nam của vùng cửa sông Hậu, cao độ địa hình thay đổi trong khoảng 0,2

- 2m so với mực nước biển, vùng nội đồng có cao độ trung bình từ 0,5 - 1,0m Địa hình của tỉnh có dạng hình lòng chảo thoải, hướng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía trong, từ biển Đông và kênh Quản Lộ thấp dần vào đất liền với những giồng đất ven sông, biển

Tỉnh Sóc Trăng nhìn chung có địa hình trũng thấp bao gồm 3 dạng:

- Đồng bằng tích tụ ven sông: chiếm phần lớn diện tích tỉnh Sóc Trăng, độ cao địa hình phổ biến trong khoảng 0,5 - 1,5m

- Đồng bằng tích tụ ven biển: chiếm phần nhỏ diện tích từ Lịch Hội Thượng đến Vĩnh Châu, độ cao địa hình phổ biến trong khoảng 0,5 - 2,0m

- Các giồng cát cổ: phân bố thành từng dải hình cánh cung kéo dài theo hướng song song bờ biển, độ cao địa hình phổ biến trong khoảng 1,5 - 2,0m

Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn), nhất

là vào mùa khô

Địa hình vùng biển ven bờ có sự phân bậc rõ rệt ở 3 mức độ sâu:

Độ sâu từ 0 - 10m nước: nhìn chung địa hình khá thoải và bằng phẳng Khu vực cửa sông có địa hình khá phức tạp, thay đổi theo mùa do tương tác động lực sông biển, có nhiều cồn và doi cát ngầm đan xen với các luồng lạch

Độ sâu từ 10 - 20m nước: địa hình có dạng sườn dốc Địa hình khu vực cửa sông (phía Đông Bắc) dốc hơn phía Tây Nam Đây là giới hạn ngoài của khu vực lắng đọng trầm tích hiện đại và vì thế địa hình thường thay đổi theo thời gian

Độ sâu 20 - 30m nước: địa hình khá thoải và rộng, có nhiều sóng cát, một số khu vực phân bố các cồn ngầm thoải

Trang 17

8

Hình 1.3 - Bản đồ địa hình tỉnh Sóc Trăng

1.1.1 - Khí hậu

Khí hậu tỉnh Sóc Trăng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo

và chia làm hai mùa rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 26,6ºC (năm 2008), nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng 4 (28,2ºC) và nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (25,4ºC)

Nắng: Tổng lượng bức xạ trung bình trong năm tương đối cao, đạt 140 - 150kcal/cm2 Tổng giờ nắng bình quân trong năm 2.292,7 giờ (khoảng 6,28 giờ/ngày), cao nhất thường vào tháng 3 là 282,3 giờ, thấp nhất thường vào tháng 9 là 141,5 giờ

Mưa: lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 - 2.230mm, chênh lệch lớn theo mùa, mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa, mùa khô rất ít, có tháng không mưa

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm là 84% (cao nhất 89% vào mùa mưa, thấp nhất 75% vào mùa khô)

Trang 18

9

Hình 1.4 – Diễn biến các yếu tố khí tượng

Gió: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Sóc Trăng có các hướng gió chính như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chia làm 2 mùa

rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam là chủ yếu; còn mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc là chủ yếu với tốc độ gió trung bình là 1,77m/s

Các yếu tố khác: Tỉnh Sóc Trăng nằm trong khu vực rất ít gặp bão Theo tài liệu về khí tượng thủy văn ghi nhận, trong 100 năm qua chỉ có 2 cơn bão đổ bộ vào Sóc Trăng (năm 1952, 1997) gây thiệt hại rất lớn Những năm gần đây, lốc thường xảy ra ở Sóc Trăng Lốc tuy nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân

1.1.2 - Thuỷ văn và hải văn

Nguồn nước mặt của tỉnh Sóc Trăng tương đối dồi dào với hệ thống kênh rạch chằng chịt, gồm một số sông, kênh chính:

- Sông Hậu: chảy dọc theo ranh giới phía Đông của tỉnh, với chiều dài

khoảng 60km Sông Hậu đổ ra biển theo hai cửa Trần Đề và Định An, là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho tỉnh, song cũng là đường mặn biển Đông xâm nhập vào

- Sông Mỹ Thanh: có mặt cắt khá rộng, chiều rộng trung bình khoảng 200m,

chiều sâu trung bình từ 11,5 - 14m

BIỂU ĐỒ CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG

Mưa (mm) Bốc hơi (mm) Độ ẩm (%)

Trang 19

10

- Kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp: nối liền sông Hậu, chạy dài theo ranh giới

phía Bắc của tỉnh, là trục dẫn nước ngọt quan trọng Đoạn chảy qua địa phận tỉnh Sóc Trăng có chiều rộng trung bình từ 60 - 90m, sâu 4 - 8m

Sông rạch tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, cao độ mực nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không bằng nhau, biên độ triều trung bình từ 194 - 220cm

Nguồn nước trên hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn giữa lượng mưa tại chỗ, nước biển và nước thượng nguồn sông Hậu đổ về Dòng của sông Hậu khá mạnh vào mùa mưa, đây cũng là thời kỳ mùa lũ ở sông Hậu Dòng tổng hợp ven bờ khoảng 1m/s

Do ảnh hưởng bởi dòng thủy triều và hải triều nên nước trên sông bị nhiễm vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông được ngọt hóa Phần sông rạch giáp biển bị nhiễm mặn quanh năm, do đó không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn nước mặn, lợ ở đây tạo thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản

Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 02 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 02 con sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm

cá đáy, cá nổi và tôm Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển

Chế độ thuỷ văn vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của thuỷ triều biển Đông, dòng chảy sông Hậu và mưa nội đồng Thuỷ triều biển Đông có biên độ lớn nên vùng ven biển, ven cửa sông Hậu có biên độ 1,5 m đến 3,0m Tuy nhiên khi vào sâu trong nội đồng biên độ giảm nên chỉ có biên độ khoảng 0,5 - 1,5m vào mùa khô và 0,3m - 0,7m vào mùa mưa Sự tác động mạnh của thuỷ triều đã kéo theo sự xâm nhập mạnh

mẽ của nước mặn vào tỉnh Sóc Trăng theo các hướng truyền chính là từ sông Mỹ Thanh và vào các kênh rạch thông với cửa sông Hậu

Với chế độ thuỷ văn này cũng tạo điều kiện cho việc thau chua, rửa mặn và cải tạo môi trường nước mặt Tuy nhiên, nếu không có hệ thống công trình quản lý

và vận hành tốt thì mặn có thể xâm nhập sâu vào trong nội đồng

Trang 20

11

1.1.3 - Tài nguyên nước

1.1.3.1 - Tài nguyên nước mưa

Sóc Trăng nằm trong khu vực ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng khí hậu của đồng bằng Nam Bộ, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Sóc Trăng là một trong các tỉnh có lượng mưa trung bình của ĐBSCL, lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 1.800 mm (

Hình 1.5) Tuy nhiên, mưa thường phân bố không đều, 95% lượng mưa tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và chỉ có khoảng 5% lượng mưa trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình tháng từ 200 mm đến 250 mm trong các tháng mùa mưa

Hình 1.5 - Bản đồ đẳng trị mưa nhiều năm vùng Bán đảo Cà Mau

Đặc điểm mưa ở Sóc Trăng thường không kéo dài liên tục nhiều ngày mà phổ biến là mưa trận cách quãng nhau; số ngày mưa trung bình nhiều năm khá cao đạt từ

Trang 21

12

130 -137 ngày Lượng bốc hơi bình quân năm khá lớn (1.023 mm), nên khả năng sử dụng nước mưa bị hạn chế Vì vậy cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề này khi tính toán các giải pháp trữ nước mưa để cung cấp cho sinh hoạt Nước mưa vùng Sóc Trăng có chất lượng nước tốt rất phù hợp cho mục đích sinh hoạt Các giá trị pH cũng các thành phần hoá lý khác đều phù hợp với các tiêu chuẩn cho phép

1.1.3.2 - Tài nguyên nước mặt

Hệ thống nước mặt: Sóc Trăng có mạng lưới kinh rạch khá phát triển với mật

độ trung bình khoảng 2,5-3,0 km/km2 Phân bố khá đều trên toàn diện tích chủ yếu là những kênh rạch nhỏ, tuy nhiên chất lượng nước trên các kênh này thường rất kém

do ảnh hưởng chất thải và nhiễm mặn, nhiễm phèn

Hình 1.6 - Mạng lưới sông rạch và các công trình thủy lợi ở tỉnh Sóc Trăng

Trang 22

13

Ngoài các sông, kênh chính kể trên, còn có hệ thống trục nối với sông Hậu như Cái Trâm, Rạch Vọp, Số Một, 30/4, Saintard, Tiếp Nhật… và các kênh trục nối với kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp như Nhu Gia, Phú Lộc - Ngã Năm, Vĩnh Lộc… Các kênh này cùng với hệ thống kênh cấp hai tạo nên một hệ thống khá chằng chịt góp phần cấp, tiêu nước cho tỉnh

Các kênh rạch phía Bắc thường có chất lượng khá nhất trong vùng, tổng khoáng hoá thường không cao do không bị ảnh hưởng của triều mặn và được cung cấp nước nhạt từ các nguồn sông rạch phía Bắc đổ về Tuy nhiên chất lượng nước ở đây biến đổi khá rõ nét theo mùa

Một số các sông rạch chính trong vùng: sông Hậu, sông Mỹ Thanh, sông Nhu Gia, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp Ngoài các sông, kênh chính kể trên, còn có hệ thống kênh trục, cấp I nối với sông Hậu như: Cái Trâm, Rạch Vọp, Số Một, 30/4, Saintard, Tiếp Nhật…và nối với kênh Quản Lộ Phụng Hiệp như Nhu Gia, Cái Trầu - Phú Lộc, Vĩnh Lộc…Các kênh này cùng với hệ thống kênh cấp hai tạo nên một hệ thống khá chằng chịt góp phần cấp nước và tiêu thoát nước cho tỉnh

- Sông Hậu: là một nhánh của sông Mekong, chạy dọc theo biên giới phía Đông Bắc của tỉnh Sông là nguồn nước chính có thể sử dụng cho các ngành sản xuất kinh tế

Nước sông Hậu theo các kênh như Cái Côn, Rạch Vọp, Cái Tràm, Số Một… chuyển vào nội vùng Sóc Trăng Các tháng mùa khô, lưu lượng này vào khoảng 50 - 60m3/s (Kết quả đo lưu lượng tháng 5/1999 của Phân viện KSQHTL Nam Bộ cũ, lưu lượng vào Cái Côn là 51,7 m3/s) Nước sông Hậu vào tỉnh được phân phối qua các trục như:

- Ở vùng Bắc Quốc lộ I: có các kênh chính như: Quản Lộ Phụng Hiệp, Cái Trầu- Phú Lộc, Cái Trầu, Nhu Gia, Ba rinh - Tà Liêm… Nước trên các kênh này nhạt quanh năm

- Tại vùng Nam Quốc lộ I: có các kênh chính như: kênh Santard, Bưng Long, Tiếp Nhật, Bà Xẩm (vùng Long Phú) và các kênh nối thông ra biển ở Vĩnh Châu; Các

Trang 23

14

kênh trong dự án Tiếp Nhật có thời gian nhạt quanh năm nhờ hệ thống cống Riêng kênh Santard có thời gian nhạt trên 9 tháng; Các kênh ven biển Vĩnh Châu dường như mặn quanh năm

- Vùng các cù lao trên sông: tại đây hệ thống kênh đào lớn không phát triển, chủ yếu là hệ thống các kênh cấp hai Thời gian có nước nhạt ở đây từ 5 - 9 tháng

Chất lượng nguồn nước mặt: Nguồn cấp nước mặt chính của Sóc Trăng là từ

sông Hậu, theo các hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt đưa nước về Sóc Trăng Các

số liệu giám sát chất lượng nước trong những năm qua tại các trạm trên sông Hậu cho thấy nước sông Hậu có chất lượng tốt, hiện chưa có các dấu hiệu ô nhiễm hoá học nào Tuy nhiên, khi về tới Sóc Trăng, cùng với các vấn đề xâm nhập mặn và nước phèn, những trở ngại gây ra do cấu trúc thổ nhưỡng và đặc điểm địa hình, sự nhiễm bẩn do các hoạt động của con người và các hoạt động phát triển kinh tế gây ra đã làm cho chất lượng nước trở nên xấu đi Một số vấn đề chính về chất lượng nước mặt của Sóc Trăng như sau:

Xâm nhập mặn: Nằm tiếp giáp với biển Đông, nguồn nước mặt Sóc Trăng chịu

sự tác động xâm nhập mặn mạnh mẽ từ biển Đông thông qua hệ thống sông Mỹ Thanh, sông Hậu, các kênh ven biển Vĩnh Châu … Hiện nay toàn bộ phần diện tích nằm ở phía Nam Quốc lộ I - Sóc Trăng, Đại Ngãi đều nằm trong vùng bị ảnh hưởng

mặn 4g/l từ 3 - 6 tháng

Trên sông Hậu, trước năm 1985 ranh mặn 1g/l nằm ở An Lạc Tây, song những năm gần đây, mặn đã lên cao hơn (đặc biệt năm 1999 độ mặn 1g/l lên cách Thượng lưu An Lạc Tây 4km) và như vậy rất có khả năng mặn 1g/l đã lên tới An Lạc Thôn Tuy nhiên, thời gian ảnh hưởng chỉ một số giờ, trong các tháng 3, 4 & 5 Đảm bảo quanh năm tiêu chuẩn về độ mặn cho nước sinh hoạt, dọc sông Hậu, trong địa phận Sóc Trăng chỉ còn cửa Cái Côn với hai nhánh Cái Côn và Quản Lộ - Phụng Hiệp

Theo hướng sông Mỹ Thanh, mặn 1g/l theo kênh Phụng Hiệp - Sóc Trăng vượt qua xã Thuận Hòa (độ mặn lớn nhất đo được tại Trà Quýt năm 1998 là 5g/l, năm 1999

là 2,9g/l) Như vậy mặn 1g/l có khả năng vượt qua xã Hồ Đắc Kiện (Mỹ Tú) Thời

Trang 24

15

gian mặn năm 1998, 1999 cũng kéo dài hơn Nếu như năm 1995, 1996 mặn trên 1g/l chỉ kéo dài 4 - 6 giờ trong các ngày nước lớn, tháng 4, thì năm 1999 thời gian duy trì mức 1g/l kéo dài tới 17 ngày (13/3 – 30/3)

Hiện nay nhờ các dự án thuỷ lợi Tiếp Nhật, Ba Rinh -Tà Liêm, Quản Lộ - Phụng Hiệp, nước mặn chỉ còn ở trên các sông rạch và chủ yếu chỉ còn ở phần lớn huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, một phần huyện Thạnh Trị và cù lao trên sông

Cũng phải cần chú ý là sông Hậu đoạn chảy qua Sóc Trăng là đoạn rất nhạy cảm với việc xâm nhập mặn Mỗi khi việc khai thác nước sông ở các nước thượng lưu và các tỉnh phía trên gia tăng, thời tiết thất thường, khả năng đẩy ranh mặn lên cao tại Sóc Trăng là rất có thể xảy ra

Theo thông tin của Viện Nghiên cứu thủy lợi miền Nam), tại trạm Sóc Trăng vào ngày 10/5/2010 trên sông Máspero (TP Sóc Trăng), thuộc chi lưu của sông Mỹ Thanh độ mặn đạt 2,7 g/l thấp hơn 2,5 g/l so với kỳ tháng 4/2010 (ngày 16/4/2010 đạt 5,2 g/l); độ mặn kỳ cuối tháng 5/2010 thấp hơn 0,5 g/l so với kỳ đầu tháng 5/2010 (ngày 29/5/2010 đạt 2,2 g/l)

Độ mặn tại trạm Thạnh Phú trên sông Nhu Gia (thuộc chi lưu của sông Mỹ Thanh) ngày 1/5/2010 đạt 16,0 g/l; độ mặn kỳ cuối tháng 5/2010 thấp hơn 2,3 g/l so với kỳ đầu tháng 5/2010 (ngày 29/5/2010 đạt 13,7 g/l)

Bảng 1-1 - Độ mặn lớn nhất trong năm (tháng 5) từ 2002 - 2010

Năm Trạm: Trà Vinh

(tỉnh Trà Vinh)

Trạm: Đại Ngãi (tỉnh Sóc Trăng)

Trang 25

16

Nhiễm bẩn: Nước mặt của các hệ thống kênh rạch của Sóc Trăng nói chung

đều bị ảnh hưởng của các loại chất thải sinh hoạt Do điều kiện sống thấp, cũng như

do các tập quán sinh hoạt, hầu hết cư dân sống ven các tuyến kênh rạch đều thải mọi

loại chất thải xuống kênh mương

Các phân tích tại các điểm gần khu vực dân cư sinh sống trên kênh đều cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ tương đối cao Giá trị nhu cầu sinh hoá Oxy (BOD5), COD tại các điểm lấy mẫu nước thải ở tất cả các huyện trong tỉnh đều rất cao trong khoảng từ 5,5 - 470 mg/l và trên 100 mg O2/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Các thành phần vi sinh đều có giá trị cao cho thấy mức độ ảnh hưởng từ nước thải sinh hoạt của các kênh này đều khá lớn Riêng vấn đề nhiễm bẩn vi sinh Fecal.Coli và E Coli trong nước mặt được thể hiện trong Bảng 1-2

Bảng 1-2 - Thành phần vi sinh nước mặt tại một số điểm phân tích

MPN/100 mL

Coliform MPN/100

mL Sông T.T Long Phú

Cầu Trường Khánh

Sông Đại Ngãi

8.400 8.200 8.700

29.000 31.000 34.000

(Nguồn: Viện Khảo Sát Quy hoạch Thuỷ lợi Nam bộ)

Ngoại trừ nước thải khu vực sản xuất, nguồn nước mặt trên sông Hậu tuy có một số thành phần như vi sinh, BOD5… khá cao, song vẫn nằm trong giới hạn được phép sử dụng cho cấp nước sinh hoạt nhưng phải được xử lý trước khi dùng theo khuyến cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ

Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt chủ yếu:

Nước thải công nghiệp: Theo thống kê 2009, trên toàn địa bàn tỉnh hiện có

6.412 cơ sở sản xuất công nghiệp Các cơ sở nhỏ lẻ đa phần đều nằm phân tán, xen

Trang 26

17

kẽ trong khu dân cư Hầu hết đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc xử lý sơ bộ qua các bể lắng, mương lắng rồi qua hệ thống thoát nước đô thị thải trực tiếp vào các kênh rạch Do đó công tác kiểm soát nguồn thải và lượng nước thải thường gặp rất nhiều khó khăn Chính những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất đã và đang làm ô nhiễm nặng một số nhánh kênh rạch dẫn nước trong tỉnh, tiêu biểu như sông Saintard, kênh Maspero, kênh Xáng, kênh Sóc Trăng - Phụng Hiệp, kênh 30/4…

Nước thải sinh hoạt: Hiện nay, trên toàn tỉnh có khoảng 252.054 người dân sống tại các đô thị và khu dân cư tập trung Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi hạ tầng

kỹ thuật phát triển không tương xứng đã dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt Nhưng lượng nước thải trên hiện không được thu gom triệt để, hệ thống thoát nước thải tại các đô thị hiện nay vẫn chưa được lắp đặt hoàn chỉnh

Hoạt động nông nghiệp

- Trồng trọt: Hoạt động sản xuất, canh tác nông nghiệp gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các kênh nội đồng do sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật không đúng quy cách Hàng năm, theo ước tính nông dân đã sử dụng một lượng rất lớn phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đưa vào môi trường, dưới tác động của nước mưa chảy tràn, lượng hóa chất dư thừa này sẽ xâm nhập vào môi trường nước mặt gây ô nhiễm nguồn nước

- Chăn nuôi: Sóc Trăng là tỉnh có hoạt động chăn nuôi phát triển khá mạnh Tổng lượng chất thải do gia súc và gia cầm thải ra môi trường hàng ngày ước tính là khá lớn, một phần được xử lý bằng hình thức túi Biogas hoặc thải vào ao cá, còn lại đều được thải trực tiếp ra môi trường các ao, kênh mương thoát nước Bên cạnh đó, hoạt động giết mổ gia súc tại các điểm tập trung hiện nay cũng là nguồn gây ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực

Hoạt động nuôi trồng thủy sản: Hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản phát triển

rộng trên toàn tỉnh Sóc Trăng, nước thải từ hoạt động này thường không được kiểm soát, không được xử lý (hoặc chỉ thông qua quá trình lắng sơ bộ), thải trực tiếp vào

Trang 27

18

môi trường, gây tác động đáng kể đến chất lượng nước mặt trong tỉnh Thêm vào đó

sự cố tôm, cá chết do bệnh cũng thường xảy ra, nếu không kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước Khu vực chịu ảnh hưởng trải rộng khắp tỉnh, tuy nhiên chủ yếu là các huyện như Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Long Phú và Trần

Đề

Chất thải rắn: Vấn đề gia tăng dân số kéo theo sự gia tăng lượng chất thải rắn

phát sinh Sự không tương đồng giữa phát triển dân số, kinh tế xã hội và hạ tầng kỹ thuật đã dẫn đến tình trạng rác thải không được thu gom, xử lý đúng cách, không triệt

để đã gây ảnh hưởng đáng kể đối với môi trường các kênh rạch tại các khu đô thị và khu tập trung dân cư trong tỉnh

Hiện tại, toàn tỉnh có tổng cộng 24 bãi rác thuộc cấp xã ngoài ra còn các bãi rác cấp tỉnh và bãi rác do dân tự phát, trong đó có các bãi rác xử lý bằng hình thức ủ luống Tuy nhiên, về cơ bản hầu hết các bãi rác đều không đạt yêu cầu về bãi rác hợp

vệ sinh, các bãi rác còn lại đều là các bãi rác không đúng quy cách Nước rỉ rác không được kiểm soát đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm

Hoạt động giao thông vận tải thủy: Qua cuộc tổng điều tra phương tiện giao

thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cho thấy toàn tỉnh hiện có gần 57.000 phương tiện giao thông thủy, đa phần là phương tiện chạy bằng máy Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt do việc xả thải dầu cặn và các chất có nguồn gốc dầu mỡ khoáng Các sự cố tai nạn giao thông thủy diễn

ra ngày càng nhiều đã và đang làm gia tăng hàm lượng dầu cặn có trong môi trường nước mặt của tỉnh

Suy giảm hệ thực vật ven sông rạch: Hệ thực vật ven các lưu vực đóng vai trò

rất quan trọng trong quá trình cải thiện chất lượng nước tại đây Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, diện tích hệ thực vật này ngày càng giảm, thay vào

đó là hệ thống đê kè bêtông hoặc dân cư sinh sống Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm khả năng tự làm sạch nước tại các nhánh kênh rạch, nhất là các nhánh kênh thuộc khu vực đô thị

Trang 28

19

Tỉnh Sóc Trăng là tỉnh nằm cuối nguồn nước của sông Hậu sau khi chảy qua vùng An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long Trong mùa khô khi hệ thống cống của các hệ thống Quản Lộ - Phụng Hiệp, Ba Rinh - Tà Liêm, Tiếp Nhật phải đóng để ngăn mặn, khả năng lưu thông nước sẽ kém do vậy khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt Sóc Trăng

do phân bón và thuốc trừ sâu, các loại chất thải sẽ cao

Tóm lại, Các nguồn nước mặt tập trung trong toàn vùng có trữ lượng không

lớn nhưng phát triển nhiều nơi, có giá trị rất lớn cấp nước cho nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và dân sinh Nhưng phân bố không đều theo thời gian và ảnh hưởng xâm nhập mặn về mùa khô

1.1.3.3 - Tài nguyên nước dưới đất

1- Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Holocen (qh)

Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Holocen (sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước qh) được thành tạo từ các đất đá hạt thô của trầm tích nhiều nguồn gốc tuổi Holocen, gồm 2 dạng:

- Tầng chứa nước này cũng bao gồm các rầm tích biển, biển gió lộ trên mặt dưới dạng các giồng cát tuổi m, mvQ22-3 hoặc mQ2 , phân bố ở độ cao từ 0,5 ÷ 2,0m,

ở các khu vực ven biển Long Phú, Vĩnh Châu, Sóc Trăng, Mỹ Tú Các giồng cát này thường có dạng hình vòng cung kéo dài song song với bờ biển theo hướng đông bắc

- tây nam hoặc tây bắc - đông nam dài từ 3 ÷ 4km, ngang từ 200 ÷ 300m Bề dày từ

1 ÷ 12m Thành phần là cát hạt mịn đến trung lẫn bột màu xám vàng

Nguồn cung cấp cho nước của tầng chứa nước qh chủ yếu là nước mưa Mực nước dao động theo mùa, mùa khô thường cạn nước Với biên độ dao động trung bình

là 0,23m

2- Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Pleistocen trên (qp 3 )

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích tuổi Pleistocen trên (sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước qp3) Bao gồm các trầm tích hạt thô của đất đá hệ tầng Long Mỹ (mQ1 lm), thành phần chủ yếu cát mịn, mịn trung lẫn ít sạn sỏi và vỏ sò ốc màu xám

Trang 29

20

xanh, xám trắng Phân bố trong toàn tỉnh Sóc Trăng, bề dày thay đổi trong khoảng 3,00 ÷ 50,9m (trung bình 20,50m) Chiều sâu mái phân bố từ độ sâu 24,0m đến 95,0m (trung bình 50,39m) và chiều sâu đáy phân bồ trong khoảng 30,0 đến 125,0m (trung bình 70,74)

Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước qp3 chủ yếu từ chung quanh chảy đến và một phần thấm xuyên giữa các tầng chứa nước nằm kề Trong điều kiện tự nhiên mực nước có xu hướng dao động theo mùa với biên độ dao động trung bình khoảng 1,17m Ngoài ra, trong từng ngày mực nước còn dao động theo chế độ của thủy triều của Biển Đông

Tầng chứa nước trầm tích Pleistocen giữa - trên (sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước qp2-3) được thành tạo từ các thành phần hạt thô nền dưới của hệ tầng Long Toàn Trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng tầng chứa nước qp2-3 có diện phân bố rộng khắp toàn vùng, chúng không lộ ra trên mặt mà bị các thành tạo rất nghèo nước mQ12-3lt phủ

trực tiếp lên và phủ trực tiếp lên thành tạo rất nghèo nước m,amQ1 nc Chiều sâu mái

thường gặp ở độ sâu 54,0m đến 137,0m (trung bình là 82,63) và đáy của tầng chứa nước này kết thúc ở độ sâu 92,0m đến 175,0m (trung bình là 131,47) Bề dày của tầng thay đổi từ khoảng 7,00m đến 81,00m (trung bình là 49,75) Thành phần đất đá chủ yếu là cát nhiều cỡ hạt lẫn sạn sỏi chứa nước xen kẹp các thấu kính mỏng bột sét

Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước qp2-3 chủ yếu từ chung quanh chảy đến

và một phần thấm xuyên giữa qua các tầng chứa nước nằm kề Trong điều kiện tự nhiên mực nước có xu hướng dao động theo mùa với biên độ dao động trung bình khoảng xấp xỉ 0,45m Ngoài ra, trong từng ngày mực nước còn dao động theo chế độ của thủy triều của biển Đông Đây là tầng chứa nước chứa nước có diện phân bố rộng,

bề dày lớn và chất lượng khá tốt nên khả năng khai thác sử dụng cao Tầng chứa nước này đang được khai thác nhiều và phổ biến nhất ở Sóc Trăng

4- Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Pleistocen dưới (qp 1 )

Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pleistocen dưới (sẽ được gọi tắt

là tầng chứa nước qp1), được thành tạo từ các đất đá hạt thô phần dưới cùng của hệ

Trang 30

21

tầng Bình Minh (m,amQ1 bm) Thành phần chủ yết cát từ mịn đến thô phân nhịp khá

rõ, lẫn ít sạn sỏi Trên mặt cắt thường hiện diện một vài thấu kính cách nước khá dày Trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng có diện phân bố rộng khắp toàn vùng, không lộ ra trên mặt mái thường gặp ở độ sâu từ 110,50m đến 192,0m (ltrung bình 145,29m) và đáy thường gặp ở độ sâu 146,00m đến 250,0m (trung bình 187,40m) Bề dày của tầng từ 6,00m đến 79,50m (trung bình 40,29m) Thành phần chủ yếu cát mịn đến trung, thô chứa sạn sỏi màu xám vàng chứa nước tốt, xen kẹp trong đó là các thấu kính mỏng sét, sét bột, cát bột

Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước qp1 chủ yếu từ chung quanh chảy đến và một phần thấm xuyên giữa qua các tầng chứa nước nằm kề Trong điều kiện tự nhiên mực nước có xu hướng dao độ theo mùa với biên độ dạo động trung bình khoảng xấp

xỉ 0,37m Ngoài ra, trong từng ngày mực nước còn dao động theo chế độ của thủy triều của biển Đông Đây là tầng chứa nước chứa nước có diện phân bố rộng, bề dày lớn và chất lượng khá tốt nên khả năng khai thác sử dụng cao Tầng chứa nước này đang được khai thác nhiều và phổ biến nhất ở Sóc Trăng

5- Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Pliocen giữa (n 2 )

Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen trên (sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước n2 ), được thành tạo từ các đất đá hạt thô phần dưới cùng của hệ tầng Năm Căn (a,amN2 nc) Phía trên bị phủ bởi thành tạo rất nghèo nước Pliocen trên

(N2 nc) và phủ trực tiếp trên thành tạo rất nghèo nước Pliocen dưới (N2 ct) Diện phân

bố rộng khắp vùng, không lộ ra trên mặt, mái của tầng chứa nước phân bố ở độ sâu

từ 156,0m đến 273,0m (trung bình 201,4m) và đáy của tầng chứa nước kết thúc ở độ sâu 236,0m đến 355,0 (trung bình 297,62m) Thành phần chủ yết cát từ mịn đến thô phân nhịp khá rõ, lẫn ít sạn sỏi Trên mặt cắt thường hiện diện một vài thấu kính cách nước khá dày Bề dày tầng chứa nước thay đổi trong khoảng từ 20,0m đến 147,0m (trung bình là 96,22m)

Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước n2 chủ yếu từ chung quanh chảy đến và một phần thấm xuyên giữa qua các tầng chứa nước nằm kề Trong điều kiện tự nhiên

Trang 31

22

mực nước có xu hướng dao độ theo mùa với biên độ dạo động trung bình khoảng xấp

xỉ 0,53m Ngoài ra, trong từng ngày mực nước còn dao động theo chế độ của thủy triều của biển Đông Đây là tầng chứa nước chứa nước có diện phân bố rộng, bề dày lớn và nước nhạt phân bố hạn chế nên khả năng khai thác sử dụng không cao Mặc khác do phân bố sâu và trong khu vực nước nhạt thường có những tầng chứa nước nông hơn có chất lượng tốt nên tầng chứa nước này ít được khai thác ở Sóc Trăng

6- Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Pliocen dưới (n 2 )

Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Pliocen dưới (sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước n2 ), được thành tạo từ các đất đá hạt thô phần dưới cùng của hệ tầng Cần Thơ (a,amN2 ct) Tầng chứa nước Pliocen dưới có diện phân bố rộng khắp tỉnh

Sóc Trăng, thường bị phủ bởi thành tạo rất nghèo nước N2 ct và phủ trực tiếp lên

thành tạo rất nghèo nước N1 ph Độ sâu mái phân bố từ 262,00m đến khoảng 390,00m

(trung bình là 320,15m) và độ sâu đáy phân bố trong khoảng từ 298,0m đến 450,90m (trung bình là 388,44m)

Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước n2 chủ yếu từ chung quanh chảy đến và một phần thấm xuyên giữa qua các tầng chứa nước nằm kề Trong điều kiện tự nhiên mực nước có xu hướng dao động theo mùa với biên độ dao động trung bình khoảng xấp xỉ 0,42m Ngoài ra, trong từng ngày mực nước còn dao động theo chế độ của thủy triều của biển Đông Đây là tầng chứa nước chứa nước có diện phân bố rộng, bề dày lớn và nước nhạt phân bố hạn chế nên khả năng khai thác sử dụng không cao Mặc khác do phân bố sâu và trong khu vực nước nhạt thường có những tầng chứa nước nông hơn có chất lượng tốt nên tầng chứa nước này ít được khai thác ở Sóc Trăng

7- Tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Miocen trên (n 1 )

Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Miocen trên (sẽ được gọi tắt là tầng chứa nước n1 ), được thành tạo từ các đất đá hạt thô phần dưới cùng của hệ tầng Phụng Hiệp (a,amN2 ct) Chiều sâu mái của tầng phân bố ở độ sâu khoảng 307,00m

đến 485,00m (trung bình là 403,72m), đáy tầng thường ở độ sâu trên 500m Thành

Trang 32

1.1.4 - Thổ nhưỡng

Tỉnh Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29 ha Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng

Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính: Nhóm đất cát có 8.491 ha, bao gồm các giồng cát tương đối cao từ 1,2 - 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu; nhóm đất phù sa có 6.372 ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản, nhóm đất giây có 1.076 ha, ở vùng thấp, trũng, thường trồng lúa một vụ; nhóm đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn

ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016 ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày ; các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất

Trang 33

và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình

du lịch sinh thái

1.1.5 - Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu thống kê đã được các ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố công nhận Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 331.176ha, trong đó sử dụng cho các ngành

- Đất nông nghiệp 263.321ha

- Đất lâm nghiệp có rừng 11.356ha

- Đất phi nông nghiệp 53.963ha

- Đất chưa sử dụng 2.536ha

Đất đai ở Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng… Hiện nay, đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp chiếm 62,13%, đất lâm nghiệp 3,43%, đất chuyên dùng và các loại đất khác 34,44% Trong tổng số 205.748 ha sử dụng cho canh tác lúa, còn lại 144.156

ha dùng trồng các loại cây trồng hàng năm khác

1.2 - Hiện trạng dân số, kinh tế - xã hội

1.2.1 - Dân số

Sóc Trăng là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 22 về số dân, xếp thứ 38

về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 51 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 47 về tốc độ tăng trưởng GRDP Với 1.315.900 người dân, GRDP đạt

Trang 34

25

49.346 tỉ Đồng (tương ứng với 2,1432 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 37,5 triệu đồng (tương ứng với 1.628 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,20%

Theo số liệu của niên giám thống kê năm 2018, tổng dân số của tỉnh năm 2018

là 1.315.900 người, tăng 2.068 người so với năm 2017 Đến ngày 01 tháng 4 năm

2019 (tài liệu điều tra dân số) thì tổng dân số tỉnh Sóc Trăng là 1.199.653 người (trong

đó dân số thành thị là 388.550 người (32.4%), dân số nông thôn là 811.103 người (67,6%)) mật độ dân số là 362,226 người/km2 So với công bố của niên giám thống

kê năm 2018 là giảm 116.247 người Trong tương lai, số đô thị lớn (Tp Hồ Chí Minh, Đồng nai, Bình Dương và Bình Phước) trong cả nước sẽ không ngừng phát triển sẽ kéo theo vấn đề chuyển dịch dân số nông thôn ra thành thị hoặc đi các tỉnh thành khác sinh sống, làm cho dân số năm 2019 giảm (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng,

2018 và cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng)

Bảng 1-3: Biến đổi dân số tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2019

Trang 35

26

Bảng 1-4: Dân số và mật độ dân số các địa phương của Sóc Trăng

Sóc Trăng là địa bàn cư trú của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng với người

Chăm bản địa, với một nền văn hóa đặc sắc và khá riêng biệt mà có thể gọi là: "văn

hoá xứ giồng", thể hiện qua các mặt trong đời sống hằng ngày của người Sóc Trăng,

từ ngôn ngữ, mối quan hệ xã hội, tên đất, tên làng đến tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực

và lễ hội Nói đến Sóc Trăng, nhiều người thường nghĩ ngay đến chùa Chén Kiểu, chùa Dơi, Vườn cò Tân Long, Lễ hội Ok om bok, bún nước lèo, bánh pía

1.2.2 - Kinh tế - xã hội

Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 đạt được những kết quả tích cực, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 tiếp tục phát triển: tăng trưởng kinh tế đạt 7,2%; GRDP bình quân đầu người là 37,5 triệu đồng; có 16/20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết và 3/20 chỉ tiêu đạt 99% chỉ tiêu nghị quyết năm Sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định, trong đó diện tích lúa đặc sản chiếm 50% tổng diện tích, tổng sản lượng lúa cả năm là 2,13 triệu tấn; chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao, quy mô đàn giảm nhưng tập trung phát triển và chất lượng; sản lượng thủy, hải sản đều tăng so với cùng kỳ Tuy

Trang 36

27

nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế nhất định như: tốc

độ tăng trưởng khu vực III chưa cao, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới còn chậm, môi trường đầu tư tuy được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu Các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có công, người nghèo, người dân tộc thiểu số được quan tâm thực hiện; giải quyết việc làm, giảm nghèo vượt chỉ tiêu kế hoạch; trong năm 2018 toàn tỉnh có 11.281 hộ thoát nghèo, hiện nay còn 27.267 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 8,43% An ninh - quốc phòng, trật

tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững; công tác thanh tra, tư pháp, cải cách hành

chính được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện (Nguồn: Sở KH &ĐT tỉnh Sóc

1.3 - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

1.3.1 - Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

Tỉnh Sóc Trăng nằm trong vành đai kinh tế ven biển với hơn 72km tiếp giáp với biển Đông, thuận lợi về giao thông hàng hải và các nguồn lợi từ biển Sóc Trăng nằm ở điểm cuối của đường cao tốc nối từ Châu Đốc, tỉnh An Giang đến cảng biển Trần Đề Đây sẽ là một ưu thế lớn cho sự phát triển, mở rộng giao thương và miền ảnh hưởng của Tỉnh tới các tỉnh ven đường cao tốc, vùng ĐBSCL, các tỉnh khác trong nước và các nền kinh tế khác trên thế giới Mặt khác việc tiếp giáp trực tiếp hơn 70km với sông Mekông, các cửa biển Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh là một lợi thế lớn có thể nhờ đó khai thác các tiềm năng về giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa, thương mại-dịch vụ, du lịch và các giao lưu văn hóa - xã hội của tất cả các vùng miền, các nền văn minh liên quan đến tuyến sông này trong mối quan hệ chi phối bởi kinh tế biển và lục địa

Trang 37

28

Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, nằm cuối hạ lưu sông Hậu Do đặc điểm vị trí thuộc vùng đồng bằng châu thổ với đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hòa, nên thế mạnh của tỉnh hiện nay là nông nghiệp và thủy sản Qua các năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển khá nhanh theo hướng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất sản phẩm Sản lượng lúa năm 2006 đạt 1,6 triệu tấn.Sóc Trăng có bờ biển tự nhiên dài 72km, sản phẩm khai thác từ biển và ven biển là tiềm năng và nguồn lợi to lớn tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư Phát triển thủy hải sản là mũi nhọn kinh tế chủ lực của tỉnh, hiện nay diện tích nuôi tôm đạt trên 50.000ha, trong đó có gần 20.000ha nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tuy chưa được đầu tư thỏa đáng nhưng vẫn tăng trưởng bình quân trên 18%/năm, chủ yếu là công nghiệp chế biến hàng nông - thủy sản và thực phẩm với các mặt hàng chính như gạo, thủy hải sản đông lạnh, nấm rơm muối, đường kết tinh, bia Trong đó, các mặt hàng gạo xay xát và thủy hải sản chế biến đạt chất lượng cao được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng

Một trong những thành tựu kinh tế nổi bật của tỉnh là sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu thủy sản, trong đó tôm đông là mặt hàng xuất khẩu chủ lực Ngoài ra, Sóc Trăng còn thích hợp cho việc phát triển du lịch xanh, du lịch sông nước với 5.000ha cây ăn trái đặc sản, cụm cù lao có khí hậu mát mẻ, trong lành dọc sông Hậu cùng những kiến trúc văn hóa cổ xưa như chùa Dơi, chùa Khleang, chùa Đất Sét.v.v

Vùng ĐBSCL với thế mạnh về lúa gạo, nông sản, trái cây, thuỷ hải sản và du lịch sinh thái - được đánh giá là vùng năng động, có mức tăng trưởng GDP khoảng 11,5%/năm, nguồn lao động trẻ chiếm 60% dân số và là thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng hoá lớn Sóc Trăng có đầy đủ các đặc điểm thế mạnh đại diện cho vùng ĐBSCL về lúa gạo trái cây, du lịch sinh thái và đặc biệt là thủy sản Nhận thức được vai trò của Sóc Trăng trong sự nghiệp phát triển chung cả vùng, tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chương trình và đề ra các giải pháp cụ thể phát triển các lĩnh vực thế mạnh

Trang 38

29

nêu trên phù hợp với quy hoạch phát triển chung của vùng ĐBSCL, đặc biệt là trong giai đoạn nước ta hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới

1.3.2 - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Theo Dự thảo Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2020-2030, tầm nhìn đến năm

2050, phát triển kinh tế tỉnh thời gian tới dựa trên các trụ cột chính gồm: nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp năng lượng (nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) và công nghiệp chế biến nông lâm sản và chế tạo - hàng tiêu dùng; du lịch và dịch vụ hậu cần (logistics) và giao thông kết nối đồng bộ gắn với cảng cửa ngõ nước sâu Ba trụ cột này đóng góp khoảng 80% GRDP và 85% việc làm vào năm 2030 Từ

đó, tỉnh xác định 1 trong 3 đột phá trong giai đoạn tới là tập trung đầu tư phát triển

hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, thuỷ lợi trọng điểm, đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư năng lượng, cảng biển, khu logistics, khu, cụm công nghiệp, các đô thị, hạ tầng du lịch, hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển kinh tế số Trong giai đoạn tới, Sóc Trăng sẽ quy hoạch 20 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 617,3 km, trong đó 17 tuyến hiện hữu và 3 tuyến mở mới Với hệ thống đường huyện, tỉnh Sóc Trăng sẽ hoàn thành nâng cấp 291,5 km, làm mới 21,7 km trước năm 2030 và nâng cấp 734,5 km, làm mới 76,9 km thời kỳ 2031-2050 Tỉnh cũng sẽ chú trọng phát triển mạng lưới giao thông đô thị hiện đại, nhựa hóa 100%, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, liên hệ thuận lợi trong và ngoài đô thị.Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH, tỉnh triển khai thực hiện 4 giải pháp chính sau:

- Tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh phát triển công nghiệp và dịch vụ nhằm đưa hai lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế; tiếp tục đầu tư chiều sâu hai thế mạnh kinh tế vườn và kinh tế thủy sản

- Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn Tăng cường đầu tư và từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa,

Trang 39

Nhu cầu dùng nước của các ngành dùng nước theo các quy mô không gian địa

lý khác nhau như vùng/lưu vực/địa phương là đầu vào quan trọng cho các tính toán

về cân bằng nước, điều hòa, phân bổ nguồn nước Việc tính toán chính xác nhu cầu

sử dụng nước là một yêu cầu quan trọng góp phần quan trọng trong việc đề ra các chiến lược phân bổ, điều hòa và sử dụng nước hợp lý, hiệu quả Tuy nhiên, các tính toán về cân bằng nước thường là các kết quả trung gian trong các nghiên cứu, đề tài,

dự án Về phương pháp tính nhu cầu sử dụng nước, các nghiên cứu trong nước thường

sử dụng số liệu từ niên giám thống kê để xác định nhu cầu sử dụng nước theo các công thức cho từng loại cây trồng đã được xác định trước hoặc sử dụng mô hình CROPWAT Một số nghiên cứu trong nước liên quan đến vấn đề này được trình bày dưới đây:

JICA (2003) đã tiến hành tính toán nhu cầu sử dụng nước cho toàn bộ 14 lưu vực sông chính ở Việt Nam trong đó các phương pháp xác định nhu cầu dùng nước cho trồng trọt, chăn nuôi, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản đã được xây dựng và áp dụng để tính toán nhu cầu sử dụng nước cho từng lưu vực Tuy nhiên do đây là nghiên cứu trên qui mô lớn, nghiên cứu này chỉ tính nhu cầu sử dụng của cả lưu vực chứ không tính chi tiết nhu cầu sử dụng nước của các tiểu lưu vực bên trong mỗi lưu vực

Trang 40

31

Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2019) sử dụng mô hình CROPWAT 8.0 dự báo được nhu cầu sử dụng nước của các loại sử dụng đất (LUT) chính trên lưu vực sông Srepok và đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp nhằm hỗ trợ các nhà ra quyết định trong quản lý tổng hợp lưu vực sông Kết quả tính toán cho thấy Mức tưới toàn

vụ cho các LUT đã được tính toán cho năm hiện trạng (2015) với mức cao nhất là LUT lúa đông xuân 7.746 m3 /ha/vụ, dự báo cho tương lai (2045) thể hiện nhu cầu nước tưới có xu hướng giảm ở các mức độ khác nhau (11,7% đối với kịch bản thấp, 18,59% với kịch bản trung bình và 4,25% ở kịch bản cao) so với năm hiện trạng

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và cộng sự (2012) đã đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi của yếu tố khí tượng thuỷ văn (nhiệt độ và lượng mưa) lên năng suất lúa vùng đê bao lửng tỉnh An Giang bằng mô hình CropWat Số liệu khí tượng thủy văn mô phỏng bởi SEA START được so sánh với số liệu thực đo trong 27 năm (1981-2007) để kiểm tra độ tin cậy của số liệu từ SEA START Số liệu khí tượng thủy văn trong tương lai (năm 2030s) được xử lý bằng phương pháp hệ số sai khác delta theo tháng (theo 2 kịch bản A2 và B2) Số liệu này dùng làm dữ liệu đầu vào mô hình CropWat để đánh giá ảnh hưởng của chúng lên nhu cầu dùng nước và năng suất lúa thông qua ba kịch bản

Nguyễn Văn Linh, Hoàng Văn Thuận (2017) nghiên cứu nhu cầu nước của các loại cây trồng nông nghiệp chính (cây lúa và cà phê) trên địa bàn các vùng sản xuất nông nghiệp của thành phố Kon Tum Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận của

tổ chức nông lương thế giới (FAO) và hiệp hội bảo tồn đất của Mỹ (USAD) dựa trên

mô hình Cropwat Kết quả nghiên cứu đã cho thấy biến đổi khí hậu đã làm thay đổi cân bằng nước cho các loại cây trồng Với diện tích tưới như hiện tại thì nhu cầu tưới

là 12.52x106 (m3), nhưng đến giữa thế kỷ (2045-2065) là 12.10x106 (m3) và cuối thế

kỷ (2080-2099) là 13.29x106 (m3) Mặt khác, nguyên nhân chính làm thay đổi nhu cầu sử dụng nước là nhiệt độ và lượng mưa

Phạm Thanh Tuấn và cộng sự (2017) đã thông qua tính toán cân bằng nước đưa ra những phân tích và đánh giá nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải phát

Ngày đăng: 08/10/2024, 21:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kịch, T. V., Cường, T. M., Nhung, T. T., Phương, T. A., & Sơn, D. H. (2022). Xây Dựng Bản Đồ Bốc Thoát Hơi Nước Độ Phân Giải Cao Cho Tỉnh Sóc Trăng Từ Ảnh Viễn Thám Sentinel. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 740, 1-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 740
Tác giả: Kịch, T. V., Cường, T. M., Nhung, T. T., Phương, T. A., & Sơn, D. H
Năm: 2022
1. Abdelhaleem, F. S., Basiouny, M., Ashour, E., & Mahmoud, A. (2021). Application of remote sensing and geographic information systems in irrigation water management under water scarcity conditions in Fayoum, Egypt. Journal of Environmental Management, 299, 113683 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Environmental Management, 299
Tác giả: Abdelhaleem, F. S., Basiouny, M., Ashour, E., & Mahmoud, A
Năm: 2021
3. Belal, A. A., El-Ramady, H. R., Mohamed, E. S., & Saleh, A. M. (2014). Drought risk assessment using remote sensing and GIS techniques. Arabian Journal of Geosciences, 7(1), 35-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arabian Journal of Geosciences, 7
Tác giả: Belal, A. A., El-Ramady, H. R., Mohamed, E. S., & Saleh, A. M
Năm: 2014
4. Casa, R., Rossi, M., Sappa, G., & Trotta, A. (2009). Assessing crop water demand by remote sensing and GIS for the Pontina Plain, Central Italy. Water resources management, 23(9), 1685-1712 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Water resources management, 23
Tác giả: Casa, R., Rossi, M., Sappa, G., & Trotta, A
Năm: 2009
5. Choudhury, B. U., Sood, A., Ray, S. S., Sharma, P. K., & Panigrahy, S. (2013). Agricultural area diversification and crop water demand analysis: a remote sensing and GIS approach. Journal of the Indian Society of Remote Sensing, 41(1), 71-82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of the Indian Society of Remote Sensing, 41
Tác giả: Choudhury, B. U., Sood, A., Ray, S. S., Sharma, P. K., & Panigrahy, S
Năm: 2013
6. El‐ Magd, I. A., & Tanton, T. (2005). Remote sensing and GIS for estimation of irrigation crop water demand. International Journal of Remote Sensing, 26(11), 2359-2370 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Remote Sensing, 26
Tác giả: El‐ Magd, I. A., & Tanton, T
Năm: 2005
9. Gholizadeh, M. H., Melesse, A. M., & Reddi, L. (2016). A comprehensive review on water quality parameters estimation using remote sensing techniques. Sensors, 16(8), 1298 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sensors, 16
Tác giả: Gholizadeh, M. H., Melesse, A. M., & Reddi, L
Năm: 2016
10. Inglada, J.; Arias, M.; Tardy, B.; Hagolle, O.; Valero, S.; Morin, D.; ... Koetz, B. Assessment of an operational system for crop type map production using high temporal and spatial resolution satellite optical imagery. Remote Sens.2015, 7(9), 12356–12379 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Remote Sens." 2015, "7(9)
11. JICA (2013), Nghiên Cứu Phát Triển Và Quản Lý Tài Nguyên Nước Trên Toàn Quốc Tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Báo cáo cuối cùng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên Cứu Phát Triển Và Quản Lý Tài Nguyên Nước Trên Toàn Quốc Tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: JICA
Năm: 2013
13. Kandissounon, G. A., Karla, A., & Ahmad, S. (2018). Integrating system dynamics and remote sensing to estimate future water usage and average surface runoff in Lagos, Nigeria. Civil Engineering Journal, 4(2), 378 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Civil Engineering Journal, 4
Tác giả: Kandissounon, G. A., Karla, A., & Ahmad, S
Năm: 2018
15. Mahmoud, S. H., & Gan, T. Y. (2019). Irrigation water management in arid regions of Middle East: Assessing spatio-temporal variation of actual evapotranspiration through remote sensing techniques and meteorological data. Agricultural Water Management, 212, 35-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agricultural Water Management, 212
Tác giả: Mahmoud, S. H., & Gan, T. Y
Năm: 2019
16. Neale, C. M., Jayanthi, H., & Wright, J. L. (2005). Irrigation water management using high resolution airborne remote sensing. Irrigation and Drainage Systems, 19(3), 321-336 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Irrigation and Drainage Systems, 19
Tác giả: Neale, C. M., Jayanthi, H., & Wright, J. L
Năm: 2005
17. Omran, M. G. H., A. P. Engelbrecht, and A. Salman. 2005. “Differential Evolution Methods for Unsupervised Image Classification.” In 2005 IEEE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Differential Evolution Methods for Unsupervised Image Classification
19. “Unsupervised Classification.” 2019. 2019. http://gsp.humboldt.edu/OLM/Courses/GSP_216_Online/lesson6-1/unsupervised.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Unsupervised Classification
20. Ustin, S. L., Darling, D., Kefauver, S., Greenberg, J., Cheng, Y. B., & Whiting, M. L. (2004, November). Remotely sensed estimates of crop water demand.In Remote Sensing and Modeling of Ecosystems for Sustainability (Vol. 5544, pp. 230-240). SPIE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Remote Sensing and Modeling of Ecosystems for Sustainability
Tác giả: Ustin, S. L., Darling, D., Kefauver, S., Greenberg, J., Cheng, Y. B., & Whiting, M. L
Năm: 2004
22. Ye, Z., Chen, S., Zhang, Q., Liu, Y., & Zhou, H. (2022). Ecological Water Demand of Taitema Lake in the Lower Reaches of the Tarim River and the Cherchen River. Remote Sensing, 14(4), 832 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Remote Sensing, 14
Tác giả: Ye, Z., Chen, S., Zhang, Q., Liu, Y., & Zhou, H
Năm: 2022
23. Zhang, C., Liu, J., Dong, T., Pattey, E., Shang, J., Tang, M., ... & Saddique, Q. (2019). Coupling hyperspectral remote sensing data with a crop model to study winter wheat water demand. Remote Sensing, 11(14), 1684 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Remote Sensing, 11
Tác giả: Zhang, C., Liu, J., Dong, T., Pattey, E., Shang, J., Tang, M., ... & Saddique, Q
Năm: 2019
8. FAO, The FAO Penman-Monteith method – Chapter 4: Determination of Eto, https://www.fao.org/3/x0490e/x0490e08.htm Link
2. Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2019. DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC CHO CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN LƯU VỰC SÔNG SREPOK TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. Vietnam J. Agri. Sci. 2019, Vol.17, No. 2: 126-136 Khác
3. Nguyễn Văn Linh, Hoàng Văn Thuận NGHIÊN CỨU NHU CẦU NƯỚC CHO CÁC LOẠI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TẠI THÀNH PHỐ KON TUM NHẰM ĐỐI PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số đặc biệt (11/2017), tr. 175-179 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 - Sơ đồ vị trí tỉnh Sóc Trăng - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí tỉnh Sóc Trăng (Trang 14)
Hình 1.2 - Bản đồ hành chánh tỉnh Sóc Trăng - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 1.2 Bản đồ hành chánh tỉnh Sóc Trăng (Trang 15)
Hình 1.3 - Bản đồ địa hình tỉnh Sóc Trăng - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 1.3 Bản đồ địa hình tỉnh Sóc Trăng (Trang 17)
Hình 1.4 – Diễn biến các yếu tố khí tượng - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 1.4 – Diễn biến các yếu tố khí tượng (Trang 18)
Hình 1.5). Tuy nhiên, mưa thường phân bố không đều, 95% lượng  mưa tập  trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và chỉ có khoảng 5% lượng mưa trong  mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 1.5 . Tuy nhiên, mưa thường phân bố không đều, 95% lượng mưa tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và chỉ có khoảng 5% lượng mưa trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (Trang 20)
Hình 1.6 - Mạng lưới sông rạch và các công trình thủy lợi ở tỉnh Sóc Trăng - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 1.6 Mạng lưới sông rạch và các công trình thủy lợi ở tỉnh Sóc Trăng (Trang 21)
Bảng 1-1 - Độ mặn lớn nhất trong năm (tháng 5) từ 2002 - 2010 - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Bảng 1 1 - Độ mặn lớn nhất trong năm (tháng 5) từ 2002 - 2010 (Trang 24)
Bảng 1-2 - Thành phần vi sinh nước mặt tại một số điểm phân tích - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Bảng 1 2 - Thành phần vi sinh nước mặt tại một số điểm phân tích (Trang 25)
Sơ đồ tính toán nhu cầu sử dụng nước và lập bản đồ nhu cầu sử dụng nước  được trình bày ở hình vẽ dưới đây - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Sơ đồ t ính toán nhu cầu sử dụng nước và lập bản đồ nhu cầu sử dụng nước được trình bày ở hình vẽ dưới đây (Trang 50)
Hình 2.2: Sơ đồ các bước lập bản đồ sử dụng đất - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 2.2 Sơ đồ các bước lập bản đồ sử dụng đất (Trang 53)
Hình 2.3: Kết hợp các cảnh ảnh vệ tinh Sentinel 2 bao phủ tỉnh Sóc Trăng - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 2.3 Kết hợp các cảnh ảnh vệ tinh Sentinel 2 bao phủ tỉnh Sóc Trăng (Trang 54)
Hình 2.4: Kết hợp các cảnh ảnh vệ tinh Sentinel 2 bao phủ tỉnh Sóc Trăng - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 2.4 Kết hợp các cảnh ảnh vệ tinh Sentinel 2 bao phủ tỉnh Sóc Trăng (Trang 54)
Hình 2.5: Kết hợp các cảnh ảnh vệ tinh Sentinel 2 bao phủ tỉnh Sóc Trăng - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 2.5 Kết hợp các cảnh ảnh vệ tinh Sentinel 2 bao phủ tỉnh Sóc Trăng (Trang 55)
Hình 2.6: Các điểm ảnh làm mẫu tương ứng với các loại sử dụng đất khác - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 2.6 Các điểm ảnh làm mẫu tương ứng với các loại sử dụng đất khác (Trang 57)
Hình 2.7: Giao diện làm việc của GEE (Nguồn: code.earthengine.google.com) - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 2.7 Giao diện làm việc của GEE (Nguồn: code.earthengine.google.com) (Trang 58)
Hình 2.8: Mô hình thuật toán rừng ngẫu nhiên - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 2.8 Mô hình thuật toán rừng ngẫu nhiên (Trang 60)
Hình 2.9: Đối tượng sử dụng nước trong nghiên cứu - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 2.9 Đối tượng sử dụng nước trong nghiên cứu (Trang 60)
Hình 3.1: Bản đồ sử dụng đất trong giai đoạn vụ Đông Xuân - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 3.1 Bản đồ sử dụng đất trong giai đoạn vụ Đông Xuân (Trang 66)
Hình 3.3: Bản đồ sử dụng đất trong giai đoạn vụ Thu Đông - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 3.3 Bản đồ sử dụng đất trong giai đoạn vụ Thu Đông (Trang 67)
Hình 3.5: Số liệu độ ẩm và nhiệt độ trung bình phục vụ tính lượng bốc hơi - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 3.5 Số liệu độ ẩm và nhiệt độ trung bình phục vụ tính lượng bốc hơi (Trang 69)
Hình 3.4: So sánh diện tích trồng lúa giải đoán từ ảnh viễn thám và niên giám - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 3.4 So sánh diện tích trồng lúa giải đoán từ ảnh viễn thám và niên giám (Trang 69)
Hình 7 thể hiện kết quả tính toán lượng bốc thoát hơi nước cho các khu vực  khác nhau, gồm: vùng mặt nước (nuôi trồng thủy sản, mặt nước), lúa Đông Xuân, lúa - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 7 thể hiện kết quả tính toán lượng bốc thoát hơi nước cho các khu vực khác nhau, gồm: vùng mặt nước (nuôi trồng thủy sản, mặt nước), lúa Đông Xuân, lúa (Trang 70)
Hình 3.7: Bản đồ bốc hơi theo từng tháng năm 2018 - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 3.7 Bản đồ bốc hơi theo từng tháng năm 2018 (Trang 71)
Hình 3.9: Bản đồ mật độ dân số và nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 3.9 Bản đồ mật độ dân số và nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt (Trang 73)
Hình 3.10: Bản đồ nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 3.10 Bản đồ nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp (Trang 74)
Hình 3.11: Tổng nhu cầu dùng nước theo tháng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 3.11 Tổng nhu cầu dùng nước theo tháng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 75)
Hình 3.12: Tỉ lệ nhu cầu sử dụng nước của các huyện trên địa bàn tỉnh Sóc - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 3.12 Tỉ lệ nhu cầu sử dụng nước của các huyện trên địa bàn tỉnh Sóc (Trang 76)
Hình 3.13: Nhu cầu dùng nước theo tháng của các huyện trên địa bàn tỉnh Sóc - Nghiên Cứu Tính Toán, Đánh Giá Biến Động Nhu Cầu Sử Dụng Nước Từ Số Liệu Viễn Thám - Áp Dụng Cho Tỉnh Sóc Trăng.pdf
Hình 3.13 Nhu cầu dùng nước theo tháng của các huyện trên địa bàn tỉnh Sóc (Trang 77)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN