1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỐNG KÊ ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT SINH VIÊN TRẢI NGHIỆM ĐỒ ĂN NGOÀI

74 25 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu, Khảo sát Sinh viên Trải nghiệm Đồ Ăn Ngoài
Tác giả Roản Thị Quế Anh, La Nguyễn Bảo Huỳnh, Trương Thị Mộng Linh, Võ Ngọc Như, Đào Phước Vinh
Người hướng dẫn Trần Hà Quyên
Trường học Đại Học Kinh Tế Tp.HCM
Chuyên ngành Thống Kê Ứng Dụng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,32 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (10)
    • 1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu (10)
    • 1.2 Phát biểu vấn đề nghiên cứu (10)
    • 1.3 Mục tiêu của đề tài (10)
    • 1.4 Phạm vi và đối tượng khảo sát (10)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (11)
    • 2.1 Cơ Sở Lý Thuyết (11)
      • 2.1.1 Trải nghiệm khách hàng (11)
      • 2.1.2 Lý Thuyết Về Hành Vi Tiêu Dùng (11)
      • 2.1.3 Lý Thuyết Về Sự Hài Lòng Của Khách Hàng (11)
      • 2.1.4 Lý Thuyết Về Lợi Ích Và Chi Phí (12)
      • 2.1.5 Lý Thuyết Về Tính Tiện Lợi (12)
    • 2.2 Các Kết Quả Nghiên Cứu Trước Đây (12)
      • 2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới (12)
      • 2.2.2 Các nghiên cứu trong nước (13)
    • 2.3 Mô hình nghiên cứu (15)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (16)
    • 3.1 Mục tiêu dữ liệu (16)
    • 3.2 Cách tiếp cận dữ liệu (16)
    • 3.3 Kế hoạch phân tích (18)
    • 3.4 Độ tin cậy và độ giá trị (19)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (19)
    • 4.1 Đặc điểm đối tượng (19)
      • 4.1.1 Giới tính (19)
      • 4.1.2 Quê quán (20)
      • 4.1.3 Năm sinh viên đang học (21)
      • 4.1.4 Nơi đang sinh hoạt, sinh sống (22)
    • 4.2 Thống kê, phân tích, xử lý dữ liệu (23)
      • 4.2.1 Lý do chọn ăn ngoài (23)
      • 4.2.2 Số tiền chi cho việc ăn ngoài (26)
      • 4.2.3 Số buổi ăn ngoài trong tuần (28)
      • 4.2.4 Nơi thường chọn khi ăn ngoài (31)
      • 4.2.5 Ưu điểm khi ăn ngoài (34)
        • 4.2.5.1 Chất lượng món ăn khi ăn uống bên ngoài đa dạng (34)
        • 4.2.5.2 Hài lòng với dịch vụ ăn uống bên ngoài hiện nay (36)
        • 4.2.5.3 Việc ăn uống bên ngoài giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn (38)
        • 4.2.5.4 Việc ăn uống bên ngoài giúp bạn đỡ nấu nướng (40)
        • 4.2.5.5 Việc ăn uống bên ngoài giúp bạn dễ giao lưu với mọi người (bạn bè, họ hàng xa, đồng nghiệp….) (42)
      • 4.2.6 Nhược điểm khi ăn ngoài (44)
        • 4.2.6.1 Giá cả cho các món ăn khi ăn uống bên ngoài đắt (44)
        • 4.2.6.2 Dễ gặp tình trạng xấu về sức khoẻ khi ăn ngoài (đau bụng, trúng thực…). 41 (46)
        • 4.2.6.3 Việc ăn uống bên ngoài làm tăng lượng rác thải ra môi trường (ly nhựa, hộp nhựa, bao bì nilon, (48)
        • 4.2.6.4 Các không gian quán ăn không được sạch sẽ (50)
        • 4.2.6.5 Khi đặt đồ ăn thì thức ăn dễ giảm chất lượng vì thời gian giao hàng lâu (52)
      • 4.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng quyết định đi ăn ngoài (54)
        • 4.2.7.1 Giá cả (54)
        • 4.2.7.2 Sở thích cá nhân (56)
        • 4.2.7.3 Thời gian (58)
        • 4.2.7.4 Món ăn mới lạ (60)
        • 4.2.7.5 Vị trí (62)
        • 4.2.7.6 Môi trường (64)
        • 4.2.7.7 Phục vụ (66)
      • 4.2.8 Các vấn đề khác (68)
  • CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT QUẢ (70)
    • 5.1 Đề xuất, khuyến nghị giải pháp (70)
    • 5.2 Kết luận (71)
    • 5.3 Hạn chế (73)

Nội dung

1.3 Mục tiêu của đề tài Tìm hiểu mối quan tâm của sinh viên Đại học UEH khi chọn đồ ăn ngoài Tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm khi lựa chọn ăn đồ ăn ngoài Làm rõ ràng về việc đồ ăn ng

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Bối cảnh của đề tài nghiên cứu

Như chúng em đã đề cập, cuộc sống dần trở nên hiện đại, việc ăn đồ ăn ở bên ngoài càng trở nên phổ biến Đặc biệt là đối với sinh viên thì việc ăn ngoài không còn xa lạ Là một sinh viên,bản thân chúng em luôn muốn khi đi ăn ngoài thì đồ ăn ngoài sẽ luôn đem lại cho chúng em những trải nghiệm tốt nhất về thức ăn, vệ sinh, phục vụ, Thấy và hiểu được vấn đề nên nhóm chúng em đã quyết định nghiên cứu đề tài "NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT SINH VIÊN TRẢINGHIỆM VỀ ĐỒ ĂN NGOÀI” Chúng em tin rằng, đề tài sẽ mang lại những đánh giá khách quan và chân thật nhất để sinh viên sẽ có những trải nghiệm tốt nhất về đồ ăn ngoài.

Phát biểu vấn đề nghiên cứu

Với mong muốn đem đến những trải nghiệm ẩm thực ngoài trời an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người dùng, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu, khảo sát sinh viên trải nghiệm về đồ ăn ngoài".

Mục tiêu của đề tài

Tìm hiểu mối quan tâm của sinh viên Đại học UEH khi chọn đồ ăn ngoài

Tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm khi lựa chọn ăn đồ ăn ngoài

Làm rõ ràng về việc đồ ăn ngoài có ảnh hưởng như thế nào đối với sinh viên.

Từ nghiên cứu đưa ra nhận xét, giải pháp theo góc nhìn khách quan.

Phạm vi và đối tượng khảo sát

Thời gian khảo sát: 20/05/2024 – 29/05/2024 Đối tượng khảo sát: Toàn thể sinh viên UEH từ năm 1 đến năm 4

Hình thức khảo sát: qua Google form

Số lượng mẫu khảo sát được: 200

CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ Sở Lý Thuyết

Trải nghiệm khách hàng là một khái niệm rộng và quan trọng trong lĩnh vực marketing và dịch vụ Trải nghiệm khách hàng được hiểu là tổng hợp các cảm xúc, cảm nhận và phản ứng của khách hàng trong suốt quá trình tương tác với một doanh nghiệp hoặc khi sử dụng một dịch vụ. Trải nghiệm khách hàng không chỉ là cảm giác khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, mà còn bao gồm toàn bộ quá trình từ giai đoạn tìm hiểu, tiếp xúc, sử dụng và hậu mãi.

Trong bối cảnh nghiên cứu trải nghiệm ăn uống ngoài của sinh viên, việc hiểu rõ trải nghiệm khách hàng giúp xác định các yếu tố tác động đến cảm nhận của sinh viên Sinh viên là nhóm khách hàng đặc biệt với đặc điểm tiêu dùng riêng biệt như nhạy cảm với giá cả, yêu cầu về chất lượng và môi trường ăn uống Việc nghiên cứu trải nghiệm khách hàng giúp chúng ta hiểu rõ hơn nhu cầu và mong đợi của sinh viên, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ ăn uống ngoài, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ.

2.1.2 Lý Thuyết Về Hành Vi Tiêu Dùng

Lý thuyết về hành vi tiêu dùng sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu về các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến quyết định ăn ngoài của sinh viên Hành vi tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cá nhân (như tuổi, giới tính, nghề nghiệp), các yếu tố xã hội (như văn hóa, gia đình) và các yếu tố tâm lý (như thói quen, nhận thức, sở thích) Lý thuyết này cung cấp một khuôn khổ toàn diện để phân tích hành vi tiêu dùng của sinh viên Việc áp dụng lý thuyết này giúp làm rõ các yếu tố cụ thể nào có thể thúc đẩy hoặc cản trở việc ăn uống ngoài của sinh viên, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.

2.1.3 Lý Thuyết Về Sự Hài Lòng Của Khách Hàng

Theo lý thuyết của Oliver (1980), sự hài lòng của khách hàng xuất phát từ sự so sánh giữa kỳ vọng của họ và hiệu suất thực tế của sản phẩm hoặc dịch vụ Đối với nghiên cứu này, sự hài lòng của sinh viên với trải nghiệm ăn uống là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục lựa chọn dịch vụ ăn uống ngoài của họ Bằng cách áp dụng lý thuyết này, chúng ta có thể xác định các yếu tố thúc đẩy sự hài lòng của sinh viên, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống ngoài phục vụ đối tượng này.

2.1.4 Lý Thuyết Về Lợi Ích Và Chi Phí

Lý thuyết về lợi ích - chi phí từ Becker (1965) giải thích quyết định ăn uống ngoài của sinh viên dựa trên sự so sánh giữa lợi ích và chi phí Lợi ích của việc ăn ngoài bao gồm sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian, trong khi chi phí bao gồm chi phí tài chính và rủi ro sức khỏe Lý thuyết này cung cấp một nền tảng vững chắc để phân tích và đánh giá quyết định ăn uống của sinh viên, đóng góp vào sự hiểu biết sâu sắc hơn về động lực và hành vi của họ khi lựa chọn ăn uống ngoài.

2.1.5 Lý Thuyết Về Tính Tiện Lợi

Lý thuyết về tính tiện lợi nhấn mạnh vai trò quan trọng của sự tiện lợi trong việc ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng Tính tiện lợi có thể được xem là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với các dịch vụ ăn uống ngoài, đặc biệt là đối với sinh viên có lịch học và hoạt động ngoại khóa dày đặc Việc áp dụng lý thuyết này giúp nhóm hiểu rõ vì sao sinh viên có xu hướng chọn ăn uống ngoài thay vì tự nấu ăn, từ đó có thể cải thiện các dịch vụ ăn uống để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sinh viên.

Các Kết Quả Nghiên Cứu Trước Đây

2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

* Nghiên cứu của Kim và cộng sự (2019) Về Hành Vi Ăn Uống Ngoài Của Sinh Viên

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tần suất, địa điểm và lý do mà sinh viên đại học chọn ăn uống bên ngoài Nghiên cứu sử dụng khảo sát để thu thập dữ liệu từ 394 sinh viên đại học tại Hàn Quốc.

Tần suất: Sinh viên đại học ăn uống bên ngoài trung bình 3,6 lần một tuần. Địa điểm: Các địa điểm ăn ngoài phổ biến nhất là nhà hàng bình dân (52,3%), cửa hàng thức ăn nhanh (37,3%) và quán cà phê (10,4%).

Lý do: Những lý do chính để ăn uống bên ngoài gồm sự tiện lợi (42,2%), thiếu thời gian nấu ăn (38,8%) và muốn xã hội hóa (20,0%).

Đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi và chuyên ngành ảnh hưởng đến hành vi ăn uống bên ngoài Nhìn chung, nam sinh thường ăn ngoài nhiều hơn nữ sinh, còn sinh viên khoa học xã hội cũng có xu hướng ăn ngoài nhiều hơn sinh viên khoa học tự nhiên.

Các yếu tố tâm lý, như nhận thức về giá trị, thái độ và chuẩn mực xã hội, đóng vai trò quan trọng trong hành vi ăn uống bên ngoài Ví dụ, những sinh viên coi trọng sự tiện lợi sẽ có xu hướng ăn ngoài thường xuyên hơn Ngoài ra, những sinh viên có thái độ tích cực đối với việc ăn uống bên ngoài cũng có khả năng ăn ngoài thường xuyên hơn.

Yếu tố kinh tế: Thu nhập và chi phí ăn uống ảnh hưởng đến hành vi ăn uống bên ngoài Ví dụ, sinh viên có thu nhập cao hơn có xu hướng ăn uống bên ngoài thường xuyên hơn, và sinh viên có chi phí ăn uống thấp hơn có xu hướng ăn uống bên ngoài thường xuyên hơn.

Nghiên cứu của Zeithaml (1988) về ảnh hưởng của yếu tố giá cả đến sự hài lòng của khách hàng đã chỉ ra rằng giá cả đóng vai trò quan trọng trong sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ăn uống Kết quả của nghiên cứu này nhấn mạnh rằng giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống Điều này cho thấy rằng việc đảm bảo giá cả hợp lý có thể giúp nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với các dịch vụ ăn uống ngoài.

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Một nghiên cứu đáng chú ý là của Lê Đình Ân và các cộng sự (năm 2020) , nghiên cứu về đánh giá tần suất, mức độ chi tiêu và động lực ăn ngoài của sinh viên Họ đã tiến hành đánh giá tần suất, mức độ chi tiêu và động lực ăn ngoài của giới trẻ trong trạng thái bình thường mới Nghiên cứu này được thực hiện với nhóm sinh viên tại Đại học Duy Tân, tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ăn ngoài của sinh viên, bao gồm các lý do chính như không biết nấu ăn, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, và hợp khẩu vị Các biến số được đo lường trong nghiên cứu bao gồm tần suất ăn ngoài, mức độ chi tiêu, và sự hài lòng với chất lượng dịch vụ ăn uống bên ngoài.

Nghiên cứu của Lê Đình Ân và cộng sự cho thấy tần suất ăn ngoài của sinh viên chủ yếu từ 2-4 lần/tuần, với mức chi tiêu trung bình từ 500.000 đến 1.000.000 VNĐ/tuần Tiện lợi và tiết kiệm thời gian là những lý do chính khiến sinh viên chọn ăn ngoài Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ và sự đa dạng món ăn trong việc nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên khi ăn ngoài.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê khác nhau bao gồm phân tích tần suất để tóm tắt dữ liệu, phân tích hồi quy để tìm hiểu mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc và kiểm định ANOVA để xác định sự khác biệt giữa các nhóm sinh vật Những phương pháp này cung cấp một khuôn khổ toàn diện để phân tích dữ liệu và kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu.

Các kết quả nghiên cứu này được áp dụng vào nghiên cứu của chúng ta để giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ăn ngoài của sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM, từ đó xây dựng một mô hình nghiên cứu phù hợp và hiệu quả.

Nguyễn Thị Minh Hải và Trần Quang Huy (2017) đã thực hiện một nghiên cứu về thói quen sử dụng thức ăn nhanh của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên Trong nghiên cứu của họ, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng đã được xác định, bao gồm giá cả, tiện lợi và thói quen ăn uống.

Dựa trên lý thuyết về thói quen và hành vi tiêu dùng, mô hình nghiên cứu về thói quen sử dụng thức ăn nhanh của người tiêu dùng Long Xuyên bao gồm các khía cạnh sau:

Thực phẩm nhanh thường được tiêu thụ trong những dịp thuận tiện hoặc sự kiện xã hội, chẳng hạn như tiệc tùng, tụ tập gia đình hay những lần vội vã Tần suất và mức độ thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh của người tiêu dùng phụ thuộc vào các yếu tố như sở thích cá nhân, khả năng tiếp cận và nhu cầu tiện lợi.

+ Thời gian sử dụng: Thời điểm trong ngày mà người tiêu dùng thường sử dụng thức ăn nhanh.

+ Người dùng đồng hành: Người nào đó mà người tiêu dùng thường cùng với họ sử dụng thức ăn nhanh.

+ Hình thức sử dụng: Dịch vụ của cửa hàng mà người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng thức ăn nhanh thông qua đó.

+ Loại sản phẩm: Loại thức ăn nhanh và đồ uống/tráng miệng mà người tiêu dùng thường chọn.

+ Số tiền chi trả: Số tiền mà người tiêu dùng thường chi trả cho phần ăn của một người. + Thương hiệu sử dụng: Thương hiệu thức ăn nhanh mà người tiêu dùng thường chọn sử dụng.

Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đặt Đồ Ăn Trực Tuyến của NgườiTiêu Dùng Việt Nam trên Địa Bàn TP Hà Nội là nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt đồ ăn trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ hơn về hành vi tiêu dùng và phục vụ cho việc phát triển các chiến lược kinh doanh hiệu quả trong ngành dịch vụ ẩm thực trực tuyến.

Mô hình nghiên cứu

Dựa trên nền tảng lý thuyết về trải nghiệm khách hàng, hành vi tiêu dùng, sự hài lòng của khách hàng, lợi ích và chi phí, tính tiện lợi cùng kết quả nghiên cứu trước đó (Kim và cộng sự, 2019; Zeithaml, 1988; Lê Đình Ân và cộng sự, 2020; Nguyễn Thị Minh Hải và Trần Quang Huy; nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt đồ ăn trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam tại TP Hà Nội), chúng tôi tiến hành nghiên cứu và đề xuất mô hình: "Khảo sát sinh viên trải nghiệm đồ ăn ngoài".

Mô hình này có thể sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến trải nghiệm đồ ăn ngoài của sinh viên

(Hình 2.1 Mô hình khảo sát sinh viên trải nghiệm đồ ăn ngoài)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu dữ liệu

Nhóm chúng em tổng hợp, thu thập, thống kê, phân tích dữ liệu để có nhiều nguồn thông tin liên quan tới trải nghiệm về việc ăn uống bên ngoài của các bạn sinh viên Đại học UEH, các bạn ấy không chỉ đến từ TPHCM mà còn đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau Thông qua từ những con số ấy mà chúng em có thể đưa ra những ưu điểm, nhược điểm một cách khách quan nhất và cũng như là đưa ra những lời khuyên, biện pháp giúp đỡ cho các bạn ấy có một cái hướng đi tối ưu tốt nhất dành cho bản thân của mình.

Cách tiếp cận dữ liệu

Để có thể tiếp cận được nguồn dữ liệu một cách hiệu quả nên chúng em đã quyết định dựa vào nguồn cơ sở dữ liệu sơ cấp Nguồn cơ sở được hình thành qua các cuộc khảo sát, thăm dò mà chúng em phỏng vấn các bạn trong lớp của chúng em cũng như các bạn sinh viên đang học tại UEH đang gặp đúng vấn đề về việc ăn ngoài Từ những kết quả từ cuộc khảo sát ấy kết hợp với sự hiểu biết của bản thân chúng em nên chúng em đã tạo ra được một bảng câu hỏi ở phía dưới đây:

1 Giới tính của bạn? Danh nghĩa

2 Bạn đến từ đâu? Danh nghĩa

3 Bạn là sinh viên năm mấy? Thứ bậc

4 Hiện tại bạn đang sinh hoạt, sinh sống ở đâu? Danh nghĩa

5 Lý do nào khiến bạn hay ăn ngoài? Danh nghĩa

6 Bạn thường chi bao nhiêu tiền cho việc ăn ngoài trong 1 tuần? Khoảng

7 Tần suất bạn ăn ngoài trong tuần qua là bao nhiêu

(Tính theo buổi)? Tỷ lệ

8 Nơi mà bạn thường chọn khi ăn bên ngoài là ở đâu? Danh nghĩa

9 Ưu điểm của việc ăn ngoài

Bạn đánh giá chất lượng món ăn khi ăn uống bên ngoài đa dạng

1: Hoàn toàn không đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý

Bạn hài lòng với dịch vụ ăn uống bên ngoài hiện nay

Bạn thấy việc ăn uống bên ngoài giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn

Bạn thấy việc ăn uống bên ngoài giúp bạn đỡ nấu nướng

Bạn thấy việc ăn uống bên ngoài giúp bạn dễ giao lưu với mọi người (bạn bè, họ hàng xa, đồng nghiệp, )

10 Nhược điểm của việc ăn ngoài

Bạn đánh giá giá cả cho các món ăn khi ăn uống bên ngoài đắt

1: Hoàn toàn không đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý

Bạn dễ gặp tình trạng xấu về sức khoẻ khi ăn ngoài (đau bụng, trúng thực…)

Bạn thấy việc ăn uống bên ngoài làm tăng lượng rác thải ra môi trường (ly nhựa, hộp nhựa, bao bì nilon, )

Bạn thấy các không gian quán ăn không được sạch sẽ

Bạn thấy khi đặt đồ ăn thì thức ăn dễ giảm chất lượng vì thời gian giao hàng lâu.

Khảo sát về sự quan tâm của bạn đối với việc ăn ngoài

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ăn ngoài của sinh viên

1: Không quan tâm 5: Quan tâm nhất

Sở thích cá nhân Thời gian Món ăn mới lạ

Vị trí Môi trường Phục vụ

12 Bạn có vấn đề gì chưa hài lòng trong việc ăn ngoài không? Thứ bậc

13 Đối với câu trả lời “Có”

Nếu có bạn muốn cải thiện vấn đề đó như thế nào?

Kế hoạch phân tích

Muốn cho kế hoạch phân tích diễn ra được thuận tiện, nhanh chóng thì chúng em có sử dụng một vài phương pháp, công cụ, phần mềm hỗ trợ trong việc thu thập dữ liệu.

* Xây dựng bảng câu hỏi

Tạo ra những câu hỏi có dạng như danh nghĩa, thứ bậc, khoảng, tỉ lệ liên quan tới nội dung, đặc điểm về đối tượng sinh viên UEH Theo đó là những ưu điểm, nhược điểm, yếu tố ảnh hưởng mà đối tượng quan tâm khi ăn ngoài Sau khi lập xong bảng câu hỏi (Bảng 3.1) chúng em đã tạo ra một link Google Forms và đem đi chia sẻ.

Với phương pháp này chúng em đã có cho mình 200 mẫu là sinh viên UEH thông qua câu hỏi Google Forms được chia sẻ qua bạn bè cùng lớp cũng như là các group học tập, sinh hoạt cộng đồng sinh viên UEH

Khi đối tượng hoàn thành việc điền form thì những câu trả lời sẽ được diễn giải, lưu giữ trên phần mềm Excel Khi đủ số lượng 200 người chúng em sẽ xuất ra và gửi vào phần mềm SPSS để thuận tiện trong việc tính toán ở chương 4.

* Phương pháp thống kê mô tả

Khi có được số liệu thì chúng em bắt đầu tính toán các số liệu thống kê mô tả như trung bình mẫu, độ lệch chuẩn,… Kèm theo đó là những biểu đồ mà chúng em tạo ra được dựa vào số liệu mà chúng em thống kê được, một số biểu đồ mà chúng em sử dụng như tròn, cột, kết hợp,…

* Phương pháp thống kê suy diễn

Sau những thao tác trên chúng em sẽ dựa trên dữ liệu mẫu ấy để đưa ra kết luận về tổng thể.

Có thể kiểm định giả thuyết trên là đúng hay sai và ước tính được giá trị của các tham số trong tổng thể.

Độ tin cậy và độ giá trị

Khi gửi form chúng em đã chuẩn bị sẵn tinh thần khi có thể gặp vài trường hợp đối tượng làm khảo sát qua loa, sơ sài, không suy nghĩ trước khi đọc, làm cho có lệ,… đó là những yếu tố khách quan còn chủ quan có thể form câu hỏi của chúng em vẫn còn chưa nhiều dạng, chưa nhiều trường hợp cụ thể,… Để khắc phục những tình trạng trên nên chúng em đã làm thêm một câu hỏi mang tính tự luận đó là “Bạn có vấn đề gì chưa hài lòng trong việc ăn ngoài không?” và nếu đối tượng chọn

“Có” sẽ hiện ra “Nếu có bạn muốn cải thiện vấn đề đó như thế nào?” Nhờ vậy mà chúng em sẽ có nhiều thông tin và cơ sở hơn để có thể giúp đỡ những người thật sự đang gặp vấn đề.

PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm đối tượng

(Bảng 4.1 Bảng số liệu về giới tính đối tượng)

Giới tính Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

(Hình 4.1 Biểu đồ tròn tỉ lệ về giới tính của đối tượng)

*Nhận xét: Đối tượng tham gia khảo sát đa số là nữ chiếm 76% (152 người), trong khi đó tỉ lệ nam chỉ chiếm 24% (48 người) Có thể thấy đối tượng nữ cao gấp hơn 3 lần so với đối tượng nam.

(Bảng 4.2 Bảng số liệu về quê quán của đối tượng)

Quê quán Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)

(Hình 4.2 Biểu đồ tròn tỉ lệ về quê quán của đối tượng)

*Nhận xét: Đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu đến từ TP.HCM chiếm tỉ lệ 71% (142 người), trong khi đó tỉ lệ từ các tỉnh khác chỉ chiếm 29% (58 người) Có thể nhận ra đối tượng đến từ TPHCM cao gấp 2.4 lần so với đối tượng đến từ các tỉnh khác.

4.1.3 Năm sinh viên đang học

(Bảng 4.3 Bảng số liệu về năm đối tượng đang học)

Sinh viên năm Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)

(Hình 4.3 Biểu đồ tròn tỉ lệ về năm đối tượng đang học)

*Nhận xét: Đối tượng sinh viên UEH tham gia khảo sát chủ yếu là sinh viên năm 1 chiếm tỉ lệ 75%

(150 người), trong khi đó lần lượt là tỉ lệ sinh viên năm 2, năm 3, năm 4, đã ra trường chỉ chiếm 13.5% (27 người), 9% (18 người), 1.5% (3 người), 1% ( 2 người) Có thể thấy đối tượng năm nhất chiếm đa số tới 3/4 so với 200 người tham gia khảo sát.

4.1.4 Nơi đang sinh hoạt, sinh sống

(Bảng 4.4 Bảng số liệu về nơi sinh hoạt, sinh sống của đối tượng)

Nơi ở Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)

(Hình 4.4 Biểu đồ tròn tỉ lệ về nơi sinh hoạt, sinh sống của đối tượng)

*Nhận xét: Đối tượng sinh viên UEH đang sinh sống ở nhà là chủ yếu chiếm 49.5% (99 người), sống ở trọ chiếm 40% (80 người), sống ở ký túc xá 10% (20 người) và cuối cùng nơi sinh sống khác ba khu vực trên chiếm 0.5% (1 người) Tỉ lệ sinh viên sống ở nhà gần bằng một nửa so với 200 người tham gia khảo sát.

Thống kê, phân tích, xử lý dữ liệu

4.2.1 Lý do chọn ăn ngoài

(Bảng 4.5 Bảng số liệu về lý do chọn ăn ngoài của đối tượng)

Lý do ăn ngoài Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)

(Hình 4.5 Biểu đồ tròn tỉ lệ về lý do chọn ăn ngoài của đối tượng)

Trong 200 người tham gia, số lượng sinh viên không biết nấu ăn chiếm tỉ lệ 27% (54 người), số người chọn tốn thời gian chiếm 31.5% (63 người), số người chọn vì muốn tiết kiệm chi phí5.5% (11 người), ăn hợp khẩu vị chiếm 22% (44 người) và những lý do khác chiếm 14% (28 người) Chúng ta kết luận rằng ba lý do chính sinh viên chọn ăn ngoài là không biết nấu ăn, tốn thời gian và hợp khẩu vị Trong đó số người chọn tốn thời gian là cao nhất 63/200 người.

(Bảng 4.6 Bảng số liệu về lý do chọn ăn ngoài phụ thuộc vào nơi sinh hoạt, sinh sống của đối tượng)

Nhà Trọ Ký túc xá Khác Tổng số

(Hình 4.6 Biểu đồ cột ngang chồng về tỉ lệ lý do chọn ăn ngoài phụ thuộc vào nơi sinh hoạt, sinh sống của đối tượng)

*Nhận xét: Đối với trường hợp không biết nấu ăn thì sinh viên sống ở nhà chiếm 51.9%, sinh viên sống ở trọ chiếm 37%, sống ở ký túc xá là 11.1% và ở khu vực khác 0% Việc tỉ lệ sinh viên sống ở nhà chiếm cao nhất không có gì xa lạ bởi vì khi sống ở được chung sống với người thân và được họ chăm sóc nên rất ít sinh viên có khả năng tự nấu ăn Còn với khi sống ở trọ và ký túc xá khá thấp so với nhà có thể hiểu vì sống xa nhà nên sinh viên xa nhà cũng phần nào hình thành được kỹ năng nấu ăn khi ở nơi đất khách quê người hoặc may mắn thì sống ở khu tập thể giúp đỡ qua lại

Với trường hợp tốn thời gian thì sinh viên sống ở nhà chiếm 30.2%, sinh viên sống ở trọ chiếm 58.7%, sống ở ký túc xá là 11.1% và ở khu vực khác 0% Ở đây tỉ lệ sinh viên sống ở trọ cao nhất, nếu mà coi lịch học của trường là sẽ có ca sáng chiều chưa tính tới việc đi làm thêm, tham gia các hoạt động, thêm vị trí sinh sống xa trường nữa là tốn rất nhiều thời gian và chưa tính tới sau một ngày hoạt động như vậy vẫn không còn sức để nấu ăn Nên kết luận phương án này khá là phổ biến nhất là những bạn đang sống xa nhà.

Trường hợp tiết kiệm chi phí thì sinh viên sống ở nhà chiếm 54.5%, sinh viên sống ở trọ chiếm 27.3%, sống ở ký túc xá là 18.2% và ở khu vực khác 0% Nếu chúng ta hay lướt qua các app đặt đồ ăn sẽ có nhiều khuyến mãi ưu đãi giá rẻ hoặc là những siêu thị, cửa hàng lun có chương trình mua hai tặng một, tích điểm thành viên,… Với những ưu đãi ấy sẽ có nhiều sinh viên chọn ăn ngoài vì giá khá là rẻ. Đối với trường hợp ăn hợp khẩu vị thì sinh viên sống ở nhà chiếm 70.5%, sinh viên sống ở trọ chiếm 22.7%, sống ở ký túc xá là 4.5% và ở khu vực khác 2.3% Trên thị trường buôn bán sẽ có nhiều loại thức ăn đa dạng và đương nhiên ít nhất trong số đó sẽ có đồ ăn phù hợp với khẩu vị của bản thân Và dĩ nhiên ăn đồ hợp khẩu vị thì sẽ ngon miệng nên cũng nhiều sinh viên chọn ăn ngoài vì thèm ăn món đó hoặc món đó hợp khẩu vị.

Theo số liệu thống kê, trong số sinh viên, có 53,6% sống tại nhà, 35,7% sống trọ, 10,7% sống trong ký túc xá và 0% sống ở nơi khác Lý do lựa chọn ăn ngoài rất đa dạng, khó có thể liệt kê đầy đủ do mỗi cá nhân có nhu cầu và sở thích khác nhau Ví dụ, một số ký túc xá không cho phép sinh viên nấu ăn vì nguy cơ cháy nổ.

4.2.2 Số tiền chi cho việc ăn ngoài

(Bảng 4.7 Bảng số liệu về số tiền chi tiêu cho việc ăn ngoài trong tuần của đối tượng)

Số tiền chi cho việc ăn ngoài trong tuần Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)

(Hình 4.7 Biểu đồ tròn tỉ lệ về số tiền chi tiêu cho việc ăn ngoài trong tuần của đối tượng)

Số lượng sinh viên tiêu dưới 500k chiếm tỉ lệ 69.5% (139 người), số người tiêu từ 500k - 1tr chiếm 24.5% (49 người), số người tiêu trên 1tr chiếm tỉ lệ 6% (12 người) Trong đó tỉ lệ tiêu tiền dưới 500k là cao nhất với tỉ lệ 69.5%.

(Bảng 4.8 Bảng số liệu về số tiền chi tiêu cho việc ăn ngoài trong tuần phụ thuộc vào nơi sinh hoạt, sinh sống của đối tượng)

Nhà Trọ Ký túc xá Khác Tổng số

(Hình 4.8 Biểu đồ cột ngang chồng về tỉ lệ số tiền chi tiêu cho việc ăn ngoài trong tuần phụ thuộc vào nơi sinh hoạt, sinh sống của đối tượng)

Trường hợp sinh viên tiêu tiền dưới 500k hiện đang sống ở nhà chiếm tỉ lệ cao với 58.3%. Trong khi đó lần lượt sinh viên sống ở trọ, ký túc xá, khu vực khác chiếm lần lượt là 33.8%, 7.2% và 0.7% Để giải thích lý do tại sao số lượng sinh viên ở nhà tiêu tốn dưới 500k có thể hiểu rằng khi chung sống với người thân nên hầu như chúng ta chủ yếu sẽ ăn ở nhà để tiết kiệm chi phí cho bản thân Hoặc chúng ta có khả năng nấu ăn nên cũng phần nào giảm bớt kinh tế

Với sinh viên tiêu tiền từ 500k - 1tr tỉ lệ sinh viên sống ở trọ là cao nhất với 59.2% theo sau đó là sống ở nhà chiếm 30.6%, ở ký túc xá 10.2% và khu vực khác 0% Kết hợp thêm với bảng 3.7 và hình 3.6 chúng ta có thể đưa ra nhận xét vì những lý do trên đã ảnh hưởng khá nhiều về ăn ngoài của sinh viên Ví dụ tuần có 7 ngày mỗi ngày có 3 buổi ăn chính suy ra rằng sẽ có 21 buổi ăn, số buổi này có thể giảm hoặc tăng tùy vào đối tượng Với sinh viên sống ở nhà tỉ lệ này sẽ thấp vì có người thân chăm sóc, nhưng những bạn sống ở trọ, ký túc xá thì sống một thân một mình cùng với lại những lý do như không biết nấu ăn, tiết kiệm thời gian,… nên sẽ chọn phương án ăn ngoài nhiều nên phạm vi tiêu tiền từ 500k - 1tr khá là hợp lý trong 1 tuần.

Cuối cùng là trên 1tr tỉ lệ chiếm cao nhất là ở ký túc 41.7% theo sau là ở trọ 33.3%, ở nhà 25% và ở khu vực khác là 0% Số liệu ở đây cũng không khác nhiều so với tiêu tiền từ 500k -1tr khi số lượng sinh viên sống ở trọ và ký túc xá luôn chiếm tỉ lệ cao hơn so với ở nhà.

4.2.3 Số buổi ăn ngoài trong tuần

(Bảng 4.9 Bảng số liệu về số buổi ăn ngoài trong tuần của đối tượng)

Số buổi ăn ngoài trong tuần Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%) Ít hơn 2 buổi 41 0.205 20.5

(Hình 4.9 Biểu đồ tròn tỉ lệ về số buổi ăn ngoài trong tuần của đối tượng)

Số lượng sinh viên ăn ít hơn 2 buổi chiếm tỉ lệ 20.5% (41 người), ăn từ 2-4 buổi chiếm 54.5% (109 người), ăn từ 5-6 buổi chiếm tỉ lệ 15% (30 người) và trên 7 buổi chiếm tỉ lệ 10% (20 người) Trong đó số lượng người ăn từ 2-4 buổi là cao nhất với 109/200 người hơn nửa số người tham gia khảo sát.

(Bảng 4.10 Bảng số liệu về số buổi ăn ngoài trong tuần phụ thuộc vào nơi sinh hoạt, sinh sống của đối tượng)

Nơi ở Nhà Trọ Ký túc xá Khác Tổng số

Tần suất Ít hơn 2 lần 61% 29.3% 9.7% 0% 100%

(Hình 4.10 Biểu đồ cột ngang chồng về tỉ lệ số buổi ăn ngoài trong tuần phụ thuộc vào nơi sinh hoạt, sinh sống của đối tượng)

Số sinh viên ăn ít hơn 2 lần hiện đang sống ở nhà chiếm tỉ lệ cao với 61% Trong khi đó lần lượt sinh viên sống ở trọ, ký túc xá, khu vực khác chiếm lần lượt là 29.3%, 9.7% và 0% Khi có người thân chăm sóc nên tần suất ăn ngoài khá là ít và hầu như không.

Số sinh viên ăn từ 2-4 lần tỉ lệ sinh viên sống ở nhà là cao nhất với 56.9% theo sau đó là sống ở trọ chiếm 39.4%, ở ký túc xá 3.7% và khu vực khác 0%

Tỉ lệ sinh viên ăn từ 5-6 lần mỗi ngày cao nhất ở những bạn sinh viên sống ở trọ với 53,4% Tiếp theo là những bạn sống ở nhà (33,3%), sống ở ký túc xá (10%) và những khu vực khác (3,3%).

Nhận xét chung về tuần suất ăn từ 2-4 lần và 5-6 lần thì sinh viên có xu hướng trong một tuần sẽ ăn ngoài ít nhất 2 buổi trong tuần Có thể nhiều lý do khác nhau như đi chơi với bạn, gia đình muốn thay đổi bầu không khí, ăn trưa tại trường vì nhà khá xa (ví dụ như tại cơ sỏ BìnhChánh của trường UEH nhiều sinh viên chọn ăn tại đó thay vì về nhà vì nhà khá xa),…

ĐỀ XUẤT VÀ KẾT QUẢ

Đề xuất, khuyến nghị giải pháp

Để trải nghiệm ăn ngoài của sinh viên Đại học UEH được nâng cao, chúng em đã quyết định chọn sinh viên UEH để nghiên cứu nhằm đề xuất những ý kiến của sinh viên, giúp cho sinh viên UEH có thêm cơ sở để đưa ra những quyết định tốt hơn, nâng cao lợi ích của bản thân.

Thông qua thống kê và phân tích các yếu tố như lý do lựa chọn ăn ngoài, mức chi tiêu cho việc ăn ngoài, tần suất ăn ngoài, ưu điểm và nhược điểm của việc ăn ngoài, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với việc ăn ngoài, nhóm nhận thấy những nhà hàng/ quán ăn còn nhiều thiếu sót Vì vậy, để khắc phục những khuyết điểm đó, nhóm chúng em đề xuất một số khuyến nghị sau đây:

+ Chọn nhà hàng/ quán ăn uy tín nhận được đánh giá tốt trên các app đặt đồ ăn: Trước khi mua hàng, người mua cần lựa chọn những quán ăn có đánh giá cao từ 4 sao, đọc những đánh giá của những khách hàng trước, đặc biệt là các đánh giá 1 sao Có thể tham khảo các food reviewer uy tín, đồng thời đọc comment để nhận được các thông tin chính xác về nhà hàng/ quán ăn.

+ So sánh giá cả: Hãy so sánh giá cả của các món ăn của nhiều nhà hàng/ quán ăn trên app đặt đồ ăn, nên áp dụng các mã giảm giá/ voucher để tìm ra mức giá tốt nhất.

Các nhà hàng/quán ăn cần xây dựng hệ thống tiếp nhận phản hồi của khách hàng để sử dụng thông tin này nâng cao chất lượng dịch vụ và các món ăn.

+ Hợp tác với những đối tác đáng tin cậy trong việc thực hiện an toàn thực phẩm: các nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín, dụng cụ ăn uống đảm bảo chất lượng, lựa chọn các nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng, tươi, sạch.

Với những khuyến nghị khách quan trên chúng em còn có thêm ý tưởng về việc tạo ra thêm một app đặt đồ ăn tên UEH Food:

+ App sẽ được đăng nhập bằng mã số sinh viên của học sinh tương tự như mấy cái app UEH như UEH Student, UEH Shuttle Bus,… bởi vì mục địch dành cho đối tượng sinh viên UEH.

+ App được liên kết với các nhà hàng/ quán ăn gần với các cơ sở của trường để giúp sinh viên dễ dàng trong việc lựa chọn hàng quán hơn, cùng với đó là bộ lọc của app chỉ lựa chọn và đề xuất những nhà hàng/ quán ăn được đánh giá từ 4 sao trở lên giúp sinh viên chọn được những hàng quán uy tín

+ Đương nhiên app sẽ có nhiều ưu đãi để cho sinh viên chúng ta tiết kiệm được chi phí. + Bên cạnh đó thì các sinh viên có ý định vừa học vừa làm cũng có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách làm shipper giao đồ ăn của app cùng với đó có thể kiếm thêm điểm rèn luyện khi làm shipper

Để khuyến khích sinh viên sử dụng ứng dụng giao đồ ăn này, nhà trường có thể quy định tích điểm rèn luyện dựa trên số lần đặt hàng Song song đó, để đảm bảo chất lượng dịch vụ, nhà trường cũng sẽ xử phạt điểm rèn luyện nếu sinh viên có hành vi "bom hàng", gây phiền hà cho khách hàng hoặc shipper.

Kết luận

Tóm lại, dựa vào những cơ sở lý thuyết như trải nghiệm khách hàng, lý thuyết về hành vi tiêu dùng,… đã đề cập ở chương 2 đã giúp cho chúng em hiểu và quan tâm nhiều hơn về đề tài

“"NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT SINH VIÊN TRẢI NGHIỆM VỀ ĐỒ ĂN NGOÀI” Từ đó mà chúng em có thể tìm ra những lý do ảnh hưởng tới việc ăn ngoài và đề xuất một số giải pháp để giúp đỡ những bạn sinh viên UEH đang thật sự gặp khó khăn.

Trong cuộc khảo sát 200 người, chúng em nhận được số lượng sinh viên nữ gấp 3 lần số lượng sinh viên nam Các bạn đa phần đến từ TPHCM, chủ yếu là sinh viên năm nhất hiện tại đang sinh hoạt, sinh sống ở nhà và trọ

Về đề tài ăn ngoài thì đa phần là các bạn không biết nấu ăn, sợ tốn thời gian và hợp khẩu vị bản thân Trong một tuần các bạn sinh viên thường chi tiêu dưới 500k và tần suất ăn ngoài là 2-4 buổi Địa điểm mà các bạn hay ăn là những quán ăn vỉa hè, lề đường hay là những cửa hàng tiện lợi hoặc thuận tiện hơn là các bạn đặt đồ ăn qua hình thức trực tuyến có thể giao tới tận tay các bạn.

Khi lựa chọn ăn ngoài có một vài ưu điểm như sau:

+ Chất lượng món ăn khi ăn uống bên ngoài đa dạng: Không thể phù nhận rằng nền ẩm thực rất là phong phú và đa dạng Không chỉ có những món ăn Việt Nam đặc sắc như bún đậu mắm tôm, cơm tấm, bún bò,… các bạn có thể lựa chọn nhiều món ăn từ các quốc gia khác như Thái, Hàn, Nhật,… để thay đổi khẩu vị.

+ Dịch vụ ăn uống bên ngoài hiện nay tốt: Hiện nay các bạn nhân viên đều được đào tạo khá tốt cũng như là các nhà quản lý cũng đã tiếp thu những đóng góp các ý kiến của khách hàng nên dịch vụ hiện nay khá là tốt.

+ Tiết kiệm thời gian: Đối với một xã hội đang diễn ra một cách bận rộn nên sẽ không nhiều thời gian để phân bổ hết mọi thứ Nên việc ăn ngoài tiết kiệm rất nhiều thời gian đối với các bạn sinh viên đang chạy deadline.

Ăn ngoài là lựa chọn lý tưởng cho những người bận rộn, muốn tiết kiệm thời gian và công sức nấu nướng Ngoài ra, đây còn là cơ hội để gặp gỡ, giao lưu với mọi người như bạn bè, người thân, đồng nghiệp Trong những dịp đi chơi cùng gia đình hay bạn bè, việc vừa ăn uống vừa trò chuyện sẽ giúp gắn kết mối quan hệ và tạo nên không khí thoải mái, mới lạ.

Mặc dù có những ưu điểm nhất định, việc ăn ngoài không thể tránh khỏi một số nhược điểm đáng kể Một trong những hạn chế lớn nhất là chi phí cao Khi ăn tại các nhà hàng hoặc quán ăn, ngoài chi phí thực phẩm, khách hàng còn phải chịu thêm nhiều loại phí khác, chẳng hạn như phí thuê mặt bằng và phí dịch vụ Do đó, giá cả khi ăn ngoài thường cao hơn so với khi tự nấu ăn tại nhà.

+ Dễ gặp tình trạng xấu về sức khoẻ: Khi ăn ngoài chúng ta sẽ không thể biết được cách người ta chế biến cũng như là nấu ăn như thế nào nên lỡ xui xẻo chúng ta có thể bị ngộ độc thực phẩm Hoặc có một số người bụng dạ khá kém nên khi ăn ngoài không quan cũng dễ bị vấn đề về dạ dày, bao tử.

+ Ô nhiễm môi trường: Chúng ta hay thấy mỗi lần đặt đò ăn về hay là mua đồ ăn sẽ lun có hộp nhựa, muỗng nhựa, bao ni lông,… và mỗi lần ăn xong chúng ta sẽ vút vào thùng rác Nếu tiêu thụ càng nhiều mà nhưng vật đó không phân hủy nhanh được phải mất ít nhất trăm năm mới có thể phân hủy được và điều này làm ô nhiễm môi trường khá nhiều.

+ Không gian quán ăn không được sạch sẽ: Việc ngộ độc thực phẩm cũng có ảnh hưởng từ môi trường quán ăn Nếu quán ăn không được dọn dẹp sạch không chỉ tác động lên đồ ăn mà còn tác động đến đường hô hấp của mọi người trong quán.

+ Khi đặt đồ ăn thì thức ăn dễ giảm chất lượng vì thời gian giao hàng lâu: Sự việc này khá phổ biến khi mà các quán ăn nhận được nhiều đơn thì việc hoàn thành món ăn rất là lâu. Chưa tính khoảng cách giao hàng từ quán ăn tới người nhận Nên sẽ tốn nhiều thời gian và nhờ vậy món ăn cũng không được ngon miệng.

Qua khảo sát chúng em nhận thấy hai yếu tố chính ảnh hưởng nhiều nhất khi quyết định đi ăn ngoài đó là:

+ Giá cả: Đây là không chỉ yếu tố quan trọng khi đi ăn ngoài mà ngay cả đi mua sắm cũng vậy Chúng ta luôn để ý và suy xét giá cả thật kĩ trước mua về vì có quá nhiều khoảng chi tiêu không riêng gì ăn ngoài như học phí, tiền điện, tiền nước,…

+ Sở thích cá nhân: Mua sắm thì chúng ta sẽ mua những gì cần thiết hoặc là đồ mình thích. Ăn ngoài cũng vậy ăn những món mà mình thích ăn hợp khẩu vị bản thân giúp cho mình ăn ngon miệng hơn mà còn có thể giảm stress.

Hạn chế

Từ những kết quả nghiên cứu, khảo sát mà chúng em có được thì đã phần nào đã đi đúng theo mục tiêu mà nhóm đề ra Tuy nhiên, cũng có vài mặt hạn chế nhất định mà nhóm cũng khó mà có thể tránh khỏi

Hạn chế đầu tiên là về mặt kinh nghiệm của nhóm, đây là lần đầu nhóm trải nghiệm khảo sát về một nhóm đối tượng đang gặp khó khăn như khó khăn trong việc ăn ngoài, tuy chúng em đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu có liên quan về chủ đề nhưng cũng không thể không tránh khỏi một vài sai sót nào đó trong quá trình tính toán, nghiên cứu chủ đề.

Thứ hai là tính chủ quan của nhóm, vì đây là bài khảo sát nên chúng em nhận xét dựa trên những số liệu mà nhóm chúng em nhận được Có thể còn thiếu kinh nghiệm nên trong quá trình nhận xét, đánh giá, đề xuất giải pháp có thể bị ảnh hưởng nhiều về ý kiến cá nhân của bản thân cũng như là thiếu chiều sâu và thực tế về chủ đề.

Tiếp theo là về form câu hỏi, có thể câu hỏi chưa được đa dạng hoặc là chưa hỏi đúng trọng tâm liên quan nhiều về chủ đề nên không thể nào phản ánh hết đúng 100% về toàn bộ qui mô chủ đề.

Cuối cùng là sinh viên tham gia khảo sát, số lượng sinh viên không đa dạng có sự chênh lệch khá lớn nên không thể mô tả đúng toàn bộ sinh viên UEH Tiếp theo là số lượng khảo sát còn khá ít nên có thể số liệu vẫn còn nhiều hạn chế không phản ánh hết toàn bộ thực tế Ngoài ra, cũng có vài đối tượng làm qua loa, sơ sài nên dễ dẫn đến số liệu không hợp lý.

Qua những vài hạn chế trên mà nhóm mắc phải rất có thể là khuyết điểm cho bài khảo sát này Nhưng chúng em tin rằng bằng sự nghiên cứu, tiềm tòi nỗ lực không ngừng nghỉ của cả nhóm thì chúng em mong rằng bài nghiên cứu, khảo sát này có thể giúp đỡ cho những bạn sinh viên UEH đang thật sự gặp khó khăn và cũng như giúp cho các bạn giải quyết được vấn đề đi ăn ngoài một cách tốt nhất.

Ngày đăng: 08/10/2024, 20:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Becker, G. S. (1965). A theory of the allocation of time. The Economic Journal, 75(299), 493- 517 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Economic Journal, 75
Tác giả: Becker, G. S
Năm: 1965
2. Berry, L. L., & Bendapudi, N. (2007). Health care: A fertile field for service research.Journal of Service Research, 10(2), 111-122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Service Research, 10
Tác giả: Berry, L. L., & Bendapudi, N
Năm: 2007
3. Kim, H., Lee, K., & Park, E. (2019). Factors influencing dining-out behavior of college students. Journal of Foodservice Business Research, 22(3), 272-288 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Foodservice Business Research, 22
Tác giả: Kim, H., Lee, K., & Park, E
Năm: 2019
4. Kotler, P., & Keller, K. L. (2016). Marketing management (15th ed.). Pearson Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing management
Tác giả: Kotler, P., & Keller, K. L
Năm: 2016
5. Oliver, R. L. (1980). A cognitive model of the antecedents and consequences of satisfaction decisions. Journal of Marketing Research, 17(4), 460-469 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Marketing Research, 17
Tác giả: Oliver, R. L
Năm: 1980
6. Lemon, K. N., & Verhoef, P. C. (2016). Understanding customer experience throughout the customer journey. Journal of Marketing, 80(6), 69-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Marketing
Tác giả: Lemon, K. N., & Verhoef, P. C
Năm: 2016
7. Zeithaml, V. A. (1988). Consumer perceptions of price, quality, and value: A means-end model and synthesis of evidence. Journal of Marketing, 52(3), 2-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Marketing
Tác giả: Zeithaml, V. A
Năm: 1988
8. L.Đ.An, H.T.C.Vân, N.T.M.Thư, N.N.V.Hòa (2021). Đánh giá tần suất, mức độ chi tiêu và động lực ăn ngoài của giới trẻ trong trạng thái bình thường mới: Nghiên cứu từ nhóm sinh viên Đại học Duy Tân. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân, 3(46), 97-107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tần suất, mức độ chi tiêu vàđộng lực ăn ngoài của giới trẻ trong trạng thái bình thường mới: Nghiên cứu từ nhóm sinh viênĐại học Duy Tân
Tác giả: L.Đ.An, H.T.C.Vân, N.T.M.Thư, N.N.V.Hòa
Năm: 2021
9. Nguyễn, T. M. H., & Trần, Q. H. (2017). Thói quen sử dụng thức ăn nhanh của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên. Tạp chí Khoa học, 24, 104-109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thói quen sử dụng thức ăn nhanh của người tiêudùng thành phố Long Xuyên
Tác giả: Nguyễn, T. M. H., & Trần, Q. H
Năm: 2017
10. Ngô, T. T. M., Nguyễn, M. T., Nguyễn, T. H., & Lê, T. H. (2021). Nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng đến ý định đặt đồ ăn trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam trên địa bàn TP. Hà Nội. Tạp chí kinh tế và dự báo, 18, 133-137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các yếu tôảnh hưởng đến ý định đặt đồ ăn trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam trên địa bàn TP. HàNội
Tác giả: Ngô, T. T. M., Nguyễn, M. T., Nguyễn, T. H., & Lê, T. H
Năm: 2021

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng trên cho thấy yếu tố thời gian cũng quan trọng không kém khi thông qua khảo sát ta thấy có 25 người quan tâm nhất (12.5%), 96 người quan tâm (48%), 66 người bình thường (33%) và 13 người ít quan tâm (6.5%) - TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỐNG KÊ ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT SINH VIÊN TRẢI NGHIỆM ĐỒ ĂN NGOÀI
Bảng tr ên cho thấy yếu tố thời gian cũng quan trọng không kém khi thông qua khảo sát ta thấy có 25 người quan tâm nhất (12.5%), 96 người quan tâm (48%), 66 người bình thường (33%) và 13 người ít quan tâm (6.5%) (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w