Ứng dụng bộ mô hình mike mô phỏng ngập lụt khu vực tỉnh bà rịa – vũng tàu Ứng dụng bộ mô hình mike mô phỏng ngập lụt khu vực tỉnh bà rịa – vũng tàu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
LÊ THỊ AN HẢI
ỨNG DỤNG BỘ MÔ HÌNH MIKE
MÔ PHỎNG NGẬP LỤT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – Năm 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
LÊ THỊ AN HẢI
ỨNG DỤNG BỘ MÔ HÌNH MIKE
MÔ PHỎNG NGẬP LỤT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số: 8440224.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Nguyễn Ý Như
TS Nguyễn Hữu Duy
Hà Nội – Năm 2022
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 5
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá, mô phỏng ngập lụt 5
1.1.1 Nguyên cứu trên thế giới 5
1.1.2 Nghiên cứu tại Việt Nam 8
1.1.3 Nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 11
1.1.4 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu 12
1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu 14
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên 14
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 20
1.2.3 Đặc điểm khí tượng thủy văn và hải văn 25
1.3 Tình hình ngập lụt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 31
1.3.1 Hiện trạng thoát nước trên địa bàn tỉnh 31
1.3.2 Đặc điểm lũ, ngập lụt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 32
1.3.3 Tình hình ngập lụt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 33
Tiểu kết chương 1 35
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH MIKE 36
2.1 Giới thiệu chung 36
2.2 Cơ sở lý thuyết mô hình NAM 38
2.3 Cơ sở lý thuyết mô hình MIKE 11 44
2.4 Cơ sở lý thuyết mô hình MIKE 21 47
2.5 Cơ sở lý thuyết mô hình MIKE FLOOD 49
Tiểu kết chương 2 53
CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG BỘ MÔ HÌNH MIKE MÔ PHỎNG NGẬP LỤT KHU VỰC TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 54
3.1 Cơ sở dữ liệu 54
3.1.1 Tài liệu địa hình 54
3.1.2 Tài liệu mặt cắt ngang sông 55
3.1.3 Dữ liệu khí tượng thủy văn 56
3.1.4 Dữ liệu công trình 57
Trang 42
3.1.5 Dữ liệu vết lũ 61
3.2 Xây dựng mô hình mô phỏng ngập lụt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 63
3.2.1 Xây dựng mô hình thủy văn MIKE NAM 63
3.2.2 Xây dựng mô hình thủy lực 67
3.2.3 Mô hình kết nối 1-2 chiều MIKE FLOOD 75
3.2.4 Kiểm định mô hình MIKE FLOOD 76
3.3 Xây dựng kịch bản tính toán ngập lụt 82
3.3.1 Kịch bản tính toán ngập lụt 82
3.3.2 Kết quả mô phỏng 87
Tiểu kết chương 3 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
Trang 53
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 15
Hình 1.2 Bản đồ đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 17
Hình 1.3 Hình minh họa tài nguyên nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 18
Hình 1.4 Hình minh họa tài nguyên khoáng sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 19
Hình 1.5 Bản đồ mạng lưới sông của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 30
Hình 2.1 Cấu trúc của mô hình NAM 40
Hình 2.2 Các ứng dụng trong kết nối tiêu chuẩn 50
Hình 2.3 Một ứng dụng trong kết nối bên 51
Hình 2.4 Một ví dụ trong kết nối công trình 51
Hình 2.5 Các thành phần theo phương x và y 52
Hình 3.1 Minh họa địa hình Bà Rịa – Vũng Tàu 54
Hình 3.2 Sơ đồ quá trình tạo DEM 55
Hình 3.3 Sơ đồ mặt cắt thủy lực trên hệ thống sông của tỉnh BRVT 56
Hình 3.5 Các bước tiến hành xây dựng mô hình mô phỏng ngập lụt 63
Hình 3.6 Sơ đồ khối xây dựng mô hình NAM 63
Hình 3.7 Sơ đồ tiểu lưu vực trong mô hình MIKE NAM 64
Hình 3.8 Thiết lập vị trí và số liệu cho các trạm mưa 65
Hình 3.9 Thiết lập vị trí và số liệu cho các trạm mưa 65
Hình 3.10 Bộ thông số được sử dụng trong mô hình 66
Hình 3.11 Sơ đồ các bước thực hiện mô hình MIKE 11 67
Hình 3.12 Sơ đồ mạng lưới sông đưa vào tính toán mô hình MIKE 11 68
Hình 3.14 Thiết lập các điều kiện biên 69
Hình 3.15 Thiết lập hệ số nhám 69
Hình 3.16 Lưới tính thủy lực hai chiều 70
Hình 3.17 Phân chia lưới tính toán trong MIKE 21 71
Hình 3.18 Thiết lập địa hình miền tính 72
Trang 64
Hình 3.19 Vùng làm việc được thiết lập trong MIKE 21 73
Hình 3.20 Thiết lập thời gian mô phỏng 73
Hình 3.21 Các biên được xác định trong quá trình mô phỏng 74
Hình 3.22 Số liệu mực nước sử dụng làm điều kiện biên 74
Hình 3.23 Các thông số trong file kết quả 75
Hình 3.24 Kết quả 2D mô hình MIKE 21 75
Hình 3.25 Sơ đồ kết nối giữa mô hình 1D và 2D 76
Hình 3.26 Kết quả mô phỏng ngập lụt tháng 6 năm 2017 76
Hình 3.27 Kết quả mô phỏng ngập lụt tháng 10 năm 2017 77
Bảng 3.6 Kết quả kiểm định vết lũ 77
Hình 3.28 Ranh giới hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiển thị trên GEE 78
Hình 3.29 Trước (phải) và sau (trái) khi làm mịn 79
Hình 3.30 Raster và pixel có sự thay đổi lớn 80
Hình 3.31 So sánh ảnh vệ tinh và bản đồ ngập lụt tháng 06 năm 2017 80
Hình 3.32 So sánh ảnh vệ tinh và bản đồ ngập lụt tháng 10 năm 2017 81
Hình 3.33 Các bước xây dựng kịch bản tính toán ngập lụt do mưa 82
Hình 3.34 Đường tần suất lượng mưa 1 ngày lớn nhất trạm Vũng Tàu 85
Hình 3.35 Bản đồ minh họa ngập lụt tỉnh BRVT với tần suất mưa 1% 87
Hình 3.36 Bản đồ minh họa ngập lụt tỉnh BRVT với tần suất mưa 5% 88
Hình 3.37 Bản đồ minh họa ngập lụt tỉnh BRVT với tần suất mưa 10% 88
Hình 3.38 Bản đồ minh họa ngập lụt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với kịch bản tần suất mưa cực trị 1% theo kịch bản BĐKH RCP 4.5 năm 2050 91
Hình 3.39 Bản đồ minh họa ngập lụt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với kịch bản tần suất mưa cực trị 10% theo kịch bản BĐKH RCP 4.5 năm 2050 92
Hình 3.40 Bản đồ minh họa ngập lụt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với kịch bản tần suất mưa cực trị 1% theo kịch bản BĐKH RCP 4.5 năm 2100 92
Hình 3.41 Bản đồ minh họa ngập lụt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với kịch bản tần suất mưa cực trị 10% theo kịch bản BĐKH RCP 4.5 năm 2100 93
Trang 75
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân bố dân cư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021 20
Bảng 1.2 Hiện trạng các cụm KCN chủ yếu trên địa bàn tỉnh BR-VT 21
Bảng 1.3 Tổng hợp số vùng và diện tích theo cấp triển vọng khai thác khoáng sản tại Bà Rịa – Vũng Tàu 22
Bảng 1.4 Nhiệt độ một số trạm thuộc tỉnh BRVT tính đến năm 2020 26
Bảng 1.5 Số giờ nắng tại trạm Vũng Tàu giai đoạn 1985 – 2020 26
Bảng 1.6 Độ ẩm một số trạm tại Bà Rịa – Vũng Tàu tính đến năm 2020 26
Bảng 1.7 Lượng bốc hơi tại trạm Vũng Tàu giai đoạn 2010 – 2020 27
Bảng 1.8 Lượng mưa bình quân các tháng giai đoạn 1998 – 2020 27
Bảng 1.9 Tốc độ gió trung bình hàng tháng tại trạm Vũng Tàu giai đoạn 1985 – 2020 28
Bảng 2.1 Các thông số cơ bản của mô hình NAM 40
Bảng 3.1 Danh sách trạm Khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh 56
Bảng 3.2 Danh sách hồ chứa/đập dâng trên địa bàn tỉnh 57
Bảng 3.3 Danh sách các công trình phòng chống lũ, ngập 59
Bảng 3.4 Danh sách tuyến đường có nguy cơ ngập trên địa bàn Tỉnh 60
Bảng 3.5 Dữ liệu vết lũ thông qua khảo sát, điều tra thực tế 62
Bảng 3.6 Kết quả kiểm định vết lũ 77
Bảng 3.7 Thống kê trận mưa lớn nhất năm thời đoạn 1-3-5-7 ngày lớn nhất trạm Vũng Tàu 83
Bảng 3.8 Nhóm kịch bản mưa cực trị 85
Bảng 3.9 Mực nước biển dâng theo kịch bản RCP4.5 86
Bảng 3.10 Các nhóm kịch bản biến đổi khí hậu 86
Bảng 3.11 Kết quả tính toán diện ngập lụt do mưa lớn kết hợp triều cường 89
Bảng 3.12 Kết quả tính toán diện ngập lụt do mưa lớn kết hợp với biến đổi khí hậu và nước biển dâng theo kịch bản RCP4.5 đến năm 2050 94
Bảng 3.13 Kết quả tính toán diện ngập lụt do mưa lớn kết hợp với biến đổi khí hậu và nước biển dâng theo kịch bản RCP4.5 đến năm 2100 95
Trang 86
DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT
BĐKH & NBD Biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Trang 97
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, với tấm lòng chân thành nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
TS Nguyễn Ý Như, TS Nguyễn Hữu Duy là thầy và cô huớng dẫn khoa học cho luận văn của tôi Trong thời gian vừa qua, thầy cô đã tận tình hướng dẫn, luôn quan tâm theo dõi và đưa ra những ý kiến góp ý, tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
Tôi cũng vô cùng biết ơn các quý thầy cô trong truờng Ðại học Khoa học
Tự nhiên, Ðại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là quý thầy cô trong Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, quý thầy cô trong Phòng Ðào tạo sau Ðại học đã nhiệt tình huớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình Cao học và luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn Giám đốc, cán bộ viên chức Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Lãnh đạo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam
Bộ đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn
Ngoài ra, luận văn này có sự hỗ trợ về mặt dữ liệu và kết quả phân tính
từ dự án: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vấn đề ngập lụt, lập bản
đồ phân vùng nguy cơ ngập lụt và xây dựng kế hoặc hành động ứng phó với biến đổi khí hậy trong vấn đề chống ngập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm chủ đầu tư
Trong quá trình làm luận văn, do giới hạn về thời gian cũng như hạn chế
về kiến thức nên không tránh được những thiếu sót Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự cảm thông và những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy cô và những người quan tâm
Tác giả
Lê Thị An Hải
Trang 101
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bà Rịa – Vũng Tàu được biết tới là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Hoạt động kinh tế đáng chú ý nhất của tỉnh
là tiềm năng dầu khí với các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông, đóng góp một phần quan trọng trong GDP của tỉnh Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước
Trong những năm gần đây, diễn biến thời tiết trong khu vực tỉnh ngày càng phức tạp, biểu hiện của biến đổi khí hậu được nhận thấy rõ qua xu thế tăng của nhiệt độ, biến động mạnh trong chế độ mưa, những hiện tượng cực đoan xảy ra bất thường, có xu hướng gia tăng cả về tần suất và cường độ: thời gian nắng nóng kéo dài vào mùa kiệt gây có khả năng gây ra tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, sản xuất; Mưa lũ cục bộ, đột xuất có chiều hướng gia tăng gây ra nhiều trận lũ lụt điển hình; Với chiều dài bờ biển lên tới hơn 300km, Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi nước biển dâng Theo báo Bà Rịa Vũng Tàu – Cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, vào tháng 10 năm 2017, do mưa lớn kết hợp
xả lũ hồ chứa nước sông Ray, sông Hỏa đã gây ra trận ngập lớn nhất trong những năm gần đây, làm thiệt hại nặng nề, khiến nhiều hộ dân phải sơ tán; Tại huyện Xuyên Mộc, ngập lụt làm cho 75ha diện tích nuôi tôm, cùng 430ha diện tích lúa mới gieo sạ và đang cho thu hoạch bị cuốn trôi; Do lượng nước tràn mạnh đã khiến cho gần 20m kênh dẫn tại xã Quảng Thành bị vỡ; Tại TX Phú Mỹ, 80% diện tích rau của xã Tân Hòa (khoảng 175ha) bị hư hỏng, ngập úng nặng, xã Tóc Tiên bị thiệt hại hơn 7 tỷ đồng do 2ha ao nuôi cá lóc của 4 hộ dân bị vỡ bờ bao, ngập nước Năm 2020, do ảnh hưởng hoàn lưu của các cơn bão nên đã xuất hiện nhiều đợt mưa lớn, tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh có mưa nhiều hơn
Trang 112
so với trung bình nhiều năm, như: TX Phú Mỹ 439 mm, TP Bà Rịa 446 mm, huyện Long Điền 315 mm, huyện Đất Đỏ 244 mm, đặc biệt tại TP Vũng Tàu
đã xuất hiện tình trạng ngập úng cục bộ sau mỗi trận mưa
Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, ngập lụt và xâm nhập mặn
là hai loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh và đã thể hiện những tác động rõ ràng nhất của biến đổi khí hậu đối với địa phương này
Để tăng cường ứng phó với ngập lụt, ngoài các biện pháp công trình (đê
kè, hồ chứa thượng lưu, ) thì các biện pháp phi công trình cũng đóng vai trò rất quan trọng Trong đó, quan trọng nhất là ứng phó nhanh với ngập lụt bằng các biện pháp tức thời như cảnh báo, dự báo vùng ngập nhằm di dời và sơ tán dân cư đến khu vực an toàn, hạn chế thiệt hại về tính mạng và tài sản nhân dân
Để phát huy hiệu quả tối đa của các biện pháp trên cần phải xây dựng mô hình
mô phỏng ngập lụt với các kịch bản khác nhau nhằm phục vụ cho việc tính toán, cảnh báo, dự báo diện ngập lụt Đồng thời các công cụ này có thể được sử dụng
để ước tính các thiệt hại khi xảy ra ngập lụt
Từ yêu cầu thực tiễn đó, việc sử dụng mô hình cho phép cung cấp thông tin chi tiết (theo không gian và thời gian) về tình hình ngập lụt dưới ảnh hưởng của BĐKH là yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng nhằm phục vụ xây dựng phương án ứng phó hiệu quả với tình trạng ngập lụt trên địa bàn tỉnh dưới tác động của BĐKH, đảm bảo phát triển bền vững
Qua tham khảo các kết quả nghiên cứu đánh giá, mô phỏng ngập lụt trong
và ngoài nước về thông tin, độ tin cậy, tính ứng dụng thực tiễn của các loại mô hình và khả năng thực hiện Kết hợp với đặc điểm tự nhiên, cơ sở dữ liệu để xây dựng, kiểm định mô hình, bản thân lựa chọn bộ mô hình MIKE để thực hiện mô phỏng ngập lụt cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Đề tài luận văn “Ứng dụng bộ mô hình MIKE mô phỏng ngập lụt khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là một đề tài có tính khoa học và thực tiễn với
mong muốn góp phần giải quyết những khó khăn và hỗ trợ các nhà quản lý,
Trang 12Mục tiêu cụ thể:
- Khảo sát, thu thập cơ sở dữ liệu và tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh
tế - xã hội khu vực nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và cách sử dụng mô hình MIKE FLOOD để mô
phỏng ngập lụt cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Thiết lập, kiểm định mô hình
- Mô phỏng ngập lụt theo các kịch bản BĐKH qua đó đánh giá tác động
của BĐKH đến tình hình ngập lụt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
➢ Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Bao gồm toàn bộ phần đất liền thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu với tổng diện tích khoảng 1900 km2 (trừ huyện Côn Đảo)
Phạm vi thời gian:
- Mô phỏng ngập lụt với 2 mốc thời gian là tháng 6 và tháng 10 năm 2017
- Đánh giá đối với các mốc thời gian: năm 2050 và 2100 theo các kịch bản BĐKH&NBD [5]
➢ Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này dựa trên nguồn dữ liệu thu
thập được từ khảo sát thực tế, từ các đề tài, dự án do các cơ quan nghiên cứu trong nước như Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, DHI Vietnam, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Riêng dữ liệu khí tượng thủy văn được thu thập
từ số liệu quan trắc tại các trạm đo trên địa bàn tỉnh và được tổng hợp tại Đài
Trang 134
khí tượng thủy văn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Phương pháp phân tích phân tích hệ thống: Để có bộ dữ liệu tổng quát về tổng
thể nghiên cứu, các dữ liệu thu thập phải được phân tích, tổng hợp và phân loại
để làm đầu vào cho quá trình xây dựng mô hình thủy văn, thủy lực
Phương pháp viễn thám: là phương pháp cho phép giải đoán ảnh chụp từ vệ tinh
nhằm đưa ra kết quả là các thông tin về diện ngập trên khu vực nghiên cứu
Phương pháp mô hình toán: sử dụng công cụ bộ mô hình MIKE bao gồm mô
hình thủy văn (MIKE NAM), mô hình thủy lực (MIKE 11, MIKE 21), kết nối
1D và 2D (MIKE FLOOD) để tính toán, mô phỏng ngập lụt
Phương pháp chuyên gia: kế thừa các thành quả nghiên cứu đã có, tham khảo ý
kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia có trình độ cao tạo cơ sở cho việc xây dựng và đánh giá các kịch bản BĐKH
➢ Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung luận văn được
bố cục thành 3 chương:
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT BỘ MÔ HÌNH MIKE
CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG BỘ MÔ HÌNH MIKE MÔ PHỎNG NGẬP LỤT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Trang 145
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá, mô phỏng ngập lụt
1.1.1 Nguyên cứu trên thế giới
Thế giới thường xuyên phải đối diện với các thảm họa về lũ lụt, việc nghiên cứu các giải pháp phòng lũ lụt được đặc biệt quan tâm Các giải pháp bao gồm giải pháp công trình (hồ chứa, đê điều, cải tạo lòng sông ) và phi công trình (xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt, tính toán, mô phỏng ngập lụt và vận hành các phương án phòng tránh lũ lụt và di dân khi cần thiết )
Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của công nghệ thông tin, hiện nay, rất nhiều mô hình thủy văn, thủy lực đã được xây dựng và áp dụng cho dự báo hồ chứa, dự báo lũ cho hệ thống sông, phục vụ cho công tác quy hoạch phòng lũ, một số mô hình được áp dụng trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cho nhu cầu của từng địa phương: Mô hình SOGREAH đã được áp dụng thành công trong công tác khai thác, tính toán dòng chảy tràn trong hệ thống kênh rạch và các ô trũng, mô hình MEKSAL được xây dựng vào năm 1974 để tính toán sự phân bố dòng chảy mùa cạn và xâm nhập mặn trong vùng hạ lưu các sông; Mô hình VRSAP đã được áp dụng cho việc tính toán dòng chảy lũ và dòng chảy mùa cạn cho vùng đồng bằng Các
mô hình tính toán mưa dòng chảy như mô hình HEC, mô hình SWAT, mô hình WFLOW, mô hình MIKE NAM ; Các mô hình tính toán thủy lực 1 chiều như
mô hình MIKE 11, mô hình HEC-RAS, mô hình SOBECK,… mô hình 2 chiều như mô hình MIKE 21,… các mô hình đều được phát triển và nâng cấp để tăng khả năng tính toán cũng như chính xác từ mô hình
- Đối với mô hình thủy văn:
Mô hình toán SSARR (Streamflow synthetic and Reseroir Regulation) của Cục Công binh Mỹ được khai thác sử dụng từ năm 1958 cho việc lập kế hoạch,
Trang 156
thiết kế và thực hiện các dự án kiểm soát nước tại lưu vực sông Colombia Mô hình được Trung tâm thời tiết quốc gia (Schermerhor và cộng sự, 1968) phát triển để phù hợp cho việc dự đoán hoạt động của sông [4]
Mô hình TANK: là mô hình tổng hợp dòng chảy từ mưa trên lưu vực, ra đời năm 1956 tại trung tâm quốc gia phòng chống lũ lụt Nhật, tác giả là M.Sugawar Từ đó dến nay mô hình được hoàn thiện dần và ứng dụng rộng rãi nhiều nơi trên thế giới Mô hình TANK được tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đánh giá là khá đa dạng, nhưng thành tựu cơ bản nhất đạt được là khôi phục và
bổ sung số liệu Mô hình đơn giản, có ý nghĩa vật lý trực quan, thích hợp với các sông suối vừa và nhỏ.[12]
Mô hình HEC-HMS: là bộ mô hình toán thủy văn được dùng để tính dòng chảy từ số liệu đo mưa trên lưu vực, HEC là sản phẩm của tổ chức các Kỹ sư Thủy văn Quân đội Hoa Kỳ Hầu hết các phương pháp tính diễn toán dòng chảy
lũ trong HEC – HMS dựa trên phương trình liên tục và các quan hệ lưu lượng – lượng trữ [14]
Mô hình NAM: là mô hình giáng thuỷ - dòng chảy mặt, do Khoa Tài nguyên nước và Thuỷ lợi của Trường Đại học Đan Mạch xây dựng (Nielsen và Hansen, 1973) Mô hình NAM là một công cụ kỹ thuật đã được kiểm chứng có khả năng ứng dụng tốt tại nhiều nơi trên thế giới Đặc biệt là khả năng liên kết với mô hình thủy lực họ MIKE, đây chính là thế mạnh để kết hợp mô hình thủy văn – thủy lực trong việc giải quyết bài toán xây dựng bản đồ ngập lụt mưa Năm 2014, JICA (WUP–JICA) đã sử dụng mô hình Mike NAM và Mike 11 để tính toán dòng chảy cho vùng đồng bằng ngập lũ Campuchia từ hạ lưu Kratie đến biên giới ViệtNam Kết quả đã chỉ ra được các tỷ lệ phân bố dòng chảy trong sông cũng như trên các khu vực ngập lũ của đồng bằng châu thổ Mê Công
ở địa phận Campuchia [21]
Trong dự án nghiên cứu về quả lý tài nguyên thích ứng với BĐKH vùng cao nguyên Đông Nam Trung Quốc, mô hình MIKE SHE được trường ĐH Lâm
Trang 167
nghiệp Bắc Kinh sử dụng để mô phỏng dòng chảy trên vùng cao nguyên, làm
cơ sở để đề xuất chiến lược sử dụng đất và tài nguyên nước thích ứng với BĐKH
- Đối với mô hình thủy lực
Mô hình DUFLOW: là mô hình thuỷ lực một chiều dùng để tính toán dòng chảy không ổn định trong hệ thống sông, được xây dựng bởi tổ chức Rijkwaterstat, IHE-Delft, Deft University of Technology, Stowa và Agricultural University of Wageningen (Hà Lan) Mô hình Duflow đã được sử dụng để mô phỏng quá trình truyền chất trong nghiên cứu quản lý môi trường rừng từ đầu nguồn đến vùng đồng bằng ven biển phía Đông Bắc bang Caroline – Mỹ [27]
Mô hình SOGREAH: Mô hình SOGREAH do các chuyên gia thủy lực hãng SOGREAH – Pháp lập năm 1967 theo đơn đặt hàng của UNESCO để nghiên cứu truyền lũ trên châu thổ sông MêKông
Mô hình ISIS: Mô hình ISIS do công ty Halcrow và Viện Nghiên Cứu Thủy Lực Wallingford xây dựng, sử dụng chương trình thủy động lực học dòng chảy một chiều mô phỏng dòng chảy không ổn định trong hệ thống sông kênh
Trang 178
trường Đại học công nghệ Slovak – Slovakia đã sử dụng mô hình MIKE 11 để
mô phỏng dòng chảy trên Euphrates ở Irag [22]
Hiện nay, MIKE là bộ phần mềm được sử dụng rộng rãi với khả năng bao trùm tất cả các vấn đề về quản lý khai thác tài nguyên nước Đặc biệt khả năng kết nối giữa các mô hình họ MIKE từ mô hình mưa dòng chảy – mô phỏng thủy lực 1 chiều trong sông – kết nối với mô phỏng 2 chiều trong vùng bãi ngập
lũ tạo ra các kịch bản trực quan và chính xác quá trình lũ trong sông và ngập lụt nội đồng
1.1.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng các mô hình thủy văn, thủy lực mang tính kế thừa các nghiên cứu quốc tế Mô hình được xây dựng dựa trên các nguyên lý về vật lý và công thức toán học Một số mô hình đã được đưa về Việt Nam để phát triển và kế thừa như mô hình VSARP, TANK, WFLOW, MIKE,…
Có rất nhiều mô hình đã và đang được sử dụng để mô phỏng chế độ thủy lực hệ thống sông ngòi Mỗi mô hình đều có thế mạnh, hoặc là về lý thuyết thủy lực và toán học, hoặc là về áp dụng trong thực tiễn, hoặc là có những tiện ích về phân tích kết quả
- Đối với mô hình thủy văn
Mô hình toán SSARR của Cục Công binh Mỹ được khai thác sử dụng sớm nhất ở nước ta, từ năm 1968, đầu tiên trong lĩnh vực thuỷ văn công trình và sau
đó là trong việc cảnh báo, dự báo lũ ở đồng bằng châu thổ sông Cửu Long Mô hình SSARR cũng được triển khai áp dụng để dự báo lũ cho hệ thống sông Hồng
và sông Thái Bình ở đồng bằng Bắc Bộ cho kết quả khả quan.[4]
Mô hình TANK: là mô hình mưa dòng chảy thông số tập trung, khá đa dạng, được sử dụng rộng rãi trên thế giới và trong nghiệp vụ dự báo tại hầu hết các cơ quan dự báo ở Việt Nam Mô hình Tank được ứng dụng ở Việt Nam từ cuối những năm 1980 Mô hình tương đối đơn giản, có ý nghĩa vật lý trực quan,
Trang 189
thích hợp cho lưu vực sông suối vừa và nhỏ Thử nghiệm mô hình Tank và Sóng động học một chiều để dự báo thủy văn hạn vừa trên lưu vực sông Ba được đánh giá là cơ sở để cải thiện chất lượng dự báo thời hạn vừa, các mô hình sau khi cải tiến, tích hợp đã ứng dụng thử nghiệm cho lưu vực sông Ba đến trạm thủy văn Củng Sơn [12]
Mô hình NAM: là một công cụ kỹ thuật đã được kiểm chứng có khả năng ứng dụng tốt tại nhiều nơi trên thế giới, góp phần giải quyết bài toán xây dựng bản đồ ngập lụt mưa Mô hình được áp dụng tương đối nhiều trong nghiên cứu tính toán, dự báo ở các đơn vị phía Nam như Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ…
- Đối với mô hình thủy lực
Năm 2004, trong dự án “Thủy lợi đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2 – phần B“ sử dụng phần mềm Duflow để nghiên cứu hiệu quả của hai trạm bơm tiêu Phấn Động và Triều Dương, phục vụ lộ trình nâng cấp hiệu quả tiêu cho lưu vực hai trạm bơm trên [26] Duflow cũng được sử dụng trong nghiên cứu thủy động lực học và ổn định các cửa sông thuộc hệ đầm phá Tam Giang- Hai Cầu
do tác giả Nghiêm Tiến Lam, H.J.Verhaghen và M.Van der Wegen thực hiện [27]
Mô hình HYDROGIS: Mô hình HYDROGIS được TS Nguyễn Hữu Nhân phát triển từ năm 1995 cho mô phỏng dòng chảy trong sông kênh và truyền tải chất Mô hình có hệ thông tin địa lý (GIS) hỗ trợ [15] Mô hình HYDROGIS đã được áp dụng để nghiên cứ chế độ thủy lực sông Cái trên mô hình toán [16]
Mô hình HEC-RAS: Trong những năm 2000-2003, trong sự án “Hỗ trợ thủy lợi Việt Nam – VWRAP“ do WB tài trợ, các nhà tư vấn quốc tế đã sử dụng HEC-RAS để mô phỏng dòng chảy trên hệ thống kênh tưới của các hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, Đá Bàn, Phú Ninh, Kẻ Gỗ, Yên Lập, Cầu Sơn – Cấm Sơn
để nâng cấp hệ thôgns tưới trong khuôn khổ dự án [14]
Trang 1910
Từ năm 2000, với sự giúp đỡ của tổ chức ACIAR – Australia, phần mềm IMSOP được Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam phát triển và ứng dụng để quản
lý tưới ở các hệ thống thủy nông Nam sông Mã, Phú Yên
Mô hình KOD: Mô hình KOD của GS- TSKH Nguyễn Ân Niên ra đời đầu năm 1974 sử dụng hệ phương trình Sant-Venant trong tính toán dòng chảy và giải bằng sơ đồ hiện với phương pháp sai phân 4 điểm Preismann Đến năm
1980 tác giả đã phát triển sơ đồ 2D Năm 2005, sơ đồ này đã được hoàn thiện thêm
Mô hình SAL: Mô hình SAL là chương trình tính dòng chảy kiệt và lũ được PGSTS Nguyễn Tất Đắc xây dựng từ những năm 80 Mô hình SAL sử dụng hệ phương trình Saint-Venant cho dòng chảy không ổn định một chiều trong kênh hở và giải bằng phương pháp sai phân hữu hạn dùng sơ đồ sai phân
4 điểm Preissman
Mô hình VRSAP: Mô hình VRSAP do cố PGS Nguyễn Như Khuê khởi thảo năm 1969 với đối tượng là mạng lưới sông kênh trên đồng bằng thấp, có trao đổi nước với vùng đồng ruộng ngập nước, vận động dưới ảnh hưởng của thủy triều, lũ nguồn và mưa rào trên đồng bằng Đến nay, VSRAP được tiếp tục cải tiến nâng cao tính năng, hoàn thiện phần tính diễn biến mặn, thay đổi cấu trúc chương trình và chuyển sang ngôn ngữ lập trình Visual Basic trong môi trường Windows để tăng tốc độ tính toán và quy mô bài toán
Năm 2004, tổ chứ DANIDA – Đan Mạch đã trợ giúp Việt Nam dự án
“Tăng cường năng lực các Viện ngành nước“, nội dung chủ yếu là chuyển giao
bộ mô hình MIKE Trong khuôn khổ dự án này, MIKE được sử dụng để mô phỏng lũ lụt lưu vực sông Hương, mô phỏng quá trình lụt ở Tứ giác Long Xuyên thuộc đồng bằng sông Cửu Long; mô phỏng quá trình dòng chảy trên hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải
Trang 2011
Bộ mô hình MIKE đã và đang được ứng dụng thành công trên một số lưu vực ở Việt Nam như: sông Hồng, sông Mã, sông Bến Hải, sông Vu Gia- Thu Bồn với các nội dung như mô phỏng thủy lực, tính toán ngập lụt, xây dựng dòng chảy từ mưa hay tính toán cân bằng nước cho lưu vực Với việc nghiên cứu diễn biến xói lở bờ sông, mô đun MIKE 21C được coi là một công cụ mô phỏng mạnh và có độ chính xác cao MIKE 21C có khả năng tính mô phỏng chế
độ thủy lực của dòng chảy, tính toán bồi, xói lòng dẫn, sạt lở bờ và dự báo dài hạn các diễn biến này (sau 10 năm, 20 năm hay 30 năm)
Việc sử dụng mô hình MIKE để tính toán, mô phỏng ngập lụt tuy có một
số khó khăn và hạn chế nhất định nhưng đã được ứng dụng khá rộng rãi, linh hoạt, có độ chính xác chấp nhận được khi kết hợp với dự liệu đầu vào có chất lượng tốt, vì thế có thể được sử dụng ở các hệ thống sông có mạng lưới phức tạp
1.1.3 Nghiên cứu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có mạng lưới sông ngòi chằng chịt nối liền nhau, bao gồm 4 hệ thống sông chính là sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray và sông Đu Đủ, các sông này đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của tỉnh: Nước ngọt được cung cấp chủ yếu từ sông Dinh và sông Ray; có rất nhiều hoạt động kinh tế - xã hội ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường nước với quy mô và điều kiện phân bố khác nhau như công nghiệp, nông – lâm nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy – hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch…
Lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tương đối nhỏ, tuy nhiên có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như Việt Nam, tình hình ngập úng vào mùa mưa xảy ra mạnh mẽ và phức tạp ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sản xuất của nhân dân, gây thiệt hại về kinh tế - xã hội, đe dọa đến các khu dân cư bờ biển, khu du lịch
Trang 21cơ sở các trạm đo nên các số liệu chưa đầy đủ để phục vụ tính toán
Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng kế hoạch ứng phó với tình hình ngập lụt trên địa bàn tỉnh, trong đó, tập trung triển khai thực hiện Dự
án “Đánh giá tác động của BĐKH đến vấn đề ngập lụt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu, kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH trong vấn đề chống ngập
và lập bản đồ phân vùng nguy cơ ngập lụt do mưa“ nhằm nhằm chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong dự
án này có sử dụng bộ mô hình MIKE để lập bản đồ phân vùng nguy cơ ngập do mưa
1.1.4 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Vấn đề đặt ra là cần xây dựng một công cụ cho phép cung cấp thông tin chi tiết về tình hình ngập lụt dưới ảnh hưởng của BĐKH nhằm phục vụ xây dựng phương án ứng phó hiệu quả với tình trạng ngập lụt trên khu vực nghiên cứu, hỗ trợ các nhà quản lý của địa phương có chiến lược phòng tránh và giảm nhẹ các thiệt hại do ngập lụt gây ra một cách kịp thời và hiệu quả
Hiện nay trên thế giới đang sử dụng bốn phương pháp chính để để nắm bắt chế độ thủy động lực và các yếu tố môi trường tại một khu vực một cách vừa tổng quát vừa chi tiết, vừa định tính vừa định lượng: phương pháp đo đạc hiện trường; phương pháp mô hình vật lý; phương pháp mô hình toán; phương pháp viễn thám và GIS Cả bốn phương pháp này là không thể thiếu và phải bổ trợ cho nhau nhằm đưa ra kết quả chính xác và tối ưu nhất Phương pháp hiện trường đòi hỏi nhiều năm quan trắc một cách có hệ thống Phương pháp mô hình
Trang 22Trong thời gian gần đây, các mô hình một hoặc/và hai chiều thường được
sử dụng để khoang vùng nguy cơ ngập lụt có những ưu điểm vượt trội trong việc mô phỏng dòng chảy một chiều trong mạng lưới sông và có thể mô phỏng bức tranh hai chiều của dòng chảy tràn trên bề mặt, tuy nhiên nếu xét riêng rẽ chúng vẫn còn một số hạn chế trong việc mô phỏng ngập lụt Đối với mô hình một chiều sẽ rất khó khăn để mô phỏng dòng chảy tràn nếu không biết trước một số khu chứa và hướng chảy, không mô tả được trường vận tốc trên mặt ruộng hoặc khu chứa Đối với mô hình hai chiều nếu muốn vừa tính toán dòng chảy tràn trên bề mặt, vừa nghiên cứu dòng chảy chỉ lưu trong các kênh dẫn thì cần phải thu nhỏ bước lưới đến mức có thể thể hiện được sự thay đổi của địa hình trong lòng dẫn mà hệ quả của nó là thời gian tính toán tăng lên theo cấp số nhân
Hiện nay mô hình MIKE FLOOD cho phép kết nối mô hình một chiều (MIKE 11) và mô hình hai chiều (MIKE 21) để mô phỏng, xác định khu vực ngập lụt Đây là bộ mô hình có thể mô tả toàn bộ quá trình thủy văn, thủy lực toàn bộ hệ thống một cách chi tiết Vì vậy mô hình MIKE FLOOD được chọn
để khoanh vùng nguy cơ ngập lụt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Đối với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, lưu vực thuộc địa bàn tỉnh là lưu vực nhỏ, tình hình tài liệu khí tượng, thủy văn thu thập được đến hiện tại phục vụ nghiên cứu dự báo chưa thật dài và đầy đủ nên việc chọn bộ mô hình MIKE để mô phỏng ngập lụt sẽ thuận lợi hơn so với các mô hình khác vì: Mô hình sử dụng
Trang 2314
các hệ thức toán học đơn giản để chuyển đổi mưa thành dòng chảy, ít thông số
và dể sử dụng, không yêu cầu nhiều và chi tiết về số liệu đầu vào (NAM); Khả năng ứng dụng của mô hình lớn, kết nối dể dàng với nhiều mô đun khác trong
bộ phần mềm MIKE 11, MIKE 21 nên có khả năng cung cấp số liệu đầu vào để giải quyết các bài toán cho các mục tiêu tiếp theo một cách liên tục; Mô hình dã được áp dụng để mô phỏng ngập lụt cho nhiều lưu vực sông và cho kết quả độ tin cậy khá cao
1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên:
❖ Vị trí địa lý
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ Tỉnh
nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc vùng Đô thị Thành Phố
Hồ Chí Minh
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích tự nhiên 1.989,46 km2, phía Đông Bắc giáp với tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam và Tây Nam giáp Biển Đông, chiều dài bờ biển gần 156km (kể cả huyện đảo là 305,4km) [6]
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay, và mạng lưới đường sông thuận lợi Các đường quốc lộ 51, 55, 56 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện của Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế
Bờ biển dài, với nhiều bãi tắm đẹp, nhiều vị trí thuận lợi cho xây dựng cảng biển Thềm lục địa và vùng biển rộng với nguồn tài nguyên quý là dầu khí, hải sản đã tạo cho Bà Rịa – Vũng Tàu có ví trí quan trọng đặc biệt về kinh tế, quốc phòng
Trang 2415
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tính đến thời điểm năm 2021, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố (Bà Rịa, Vũng Tàu), 1 thị xã Phú Mỹ và 5 huyện (Châu Đức, Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc) với
82 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 29 phường, 6 thị trấn và 47 xã [2]
❖ Đặc điểm địa hình [2]
Địa hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thể chia làm 4 vùng bao gồm: bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển Trong đó:
- Bán đảo Vũng Tàu là một bán đảo dài và hẹp với diện tích 82,86 km2, có
độ cao trung bình tầm 3 – 4m so với mặt nước biển
- Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn
- Vùng đồi núi bán trung du thuộc phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh, phần lớn nằm tại thị xã Phú Mỹ và các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức
- Vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất tại thị xã Phú
Mỹ và các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Bà Rịa, có những đồng lúa nước và xen lẫn những vạt đồi thấp và rừng thưa với những bãi cát ven biển Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có địa hình tương đối bằng phẳng bao gồm 3 dạng địa
Trang 2516
hình chính như sau:
- Địa hình núi cao gồm các núi Thị Vải, núi Bao Quan, núi Dinh (Tx Phú Mỹ), núi Minh Đạm (huyện Long Điền), núi Lớn, núi Nhỏ, núi Long Sơn (TP Vũng Tàu), núi Mây Tào (huyện Xuyên Mộc) Núi có độ cao biến đổi
từ 120m đến 658m, độ dốc thường rất cao
- Địa hình núi thấp có dạng lượn sóng, cao độ biến đổi từ (5m đến 120m) thích hợp cho việc trồng cây lâu năm, hoa màu và cây công nghiệp Dạng địa hình này phân bố nhiều ở huyện Châu Đức và huyện Xuyên Mộc
- Địa hình đồng bằng có thể chia thành 2 dạng sau:
+ Đồng bằng được hình thành do bồi đắp phù sa của các sông có địa hình cao hơn mực nước biển (đồng bằng sông Dinh, sông Ray), bậc thềm sông có độ cao từ 5-10m, có nơi cao 2-5m dọc theo các con sông và tạo thành từng dải hẹp có độ rộng thay đổi từ 4-5m đến 10-15m
+ Đồng bằng ngập mặn: là địa hình thấp nhất toàn tỉnh, với cao trình
từ 0,3m-2m Thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn che phủ
❖ Tài nguyên thiên nhiên
❖ Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra lập bản đồ đất cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của Phân viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, ở tỷ lệ 1:50.000, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuy có diện tích không lớn, nhưng có quỹ đất đa dạng vào loại bậc nhất vùng Đông Nam Bộ và cả nước, tạo cho tỉnh các loại hình sử dụng đất phong phú
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 09 nhóm đất Về chất lượng đất, nhìn chung đất
có độ phì tương đối cao như đất nâu đỏ, nâu vàng, nâu thẫm trên bazan, đất đen, các đất phù sa và đất xám glây [6]
Trang 2617
Hình 1.2 Bản đồ đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu [17]
• Tài nguyên nước
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương này có nguồn nước mặt và nước ngầm khá phong phú với 04 hệ thống sông chính là sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray và sông Đu Đủ
Tỉnh có nhiều hệ thống thủy lợi, hồ chứa nước lớn nhỏ, đê điều, kè biển,
kè sông với tổng cộng 27 hồ lớn nhỏ, 14 đập dâng, 3 kênh tiêu, 3 đê ngăn mặn,
2 đê ngăn lũ, 1 kè biển, 1 kè sông và 1 đê kè mỏ hàn biển, với tổng trữ lượng nước các hồ lên đến 314,7 triệu m³
Đối với sông Thị Vải, nguồn nước sông bị nhiễm mặn nên không được sử dụng cho sản xuất Sông Dinh và sông Ray là nguồn cung cấp nước chính, phục
vụ cho sinh hoạt và phát triển nông nghiệp, công nghiệp của tỉnh
Nguồn nước ngầm của tỉnh cũng khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác vào khoảng 70.000m3/ngày đêm, tập trung vào ba khu vực chính là:
Bà Rịa – Long Điền; Phú Mỹ – Mỹ Xuân; Long Đất – Long Điền Nước ngầm trong tỉnh tọa lạc ngay độ sâu từ 60 – 90m, có dung lượng dòng chảy trung bình
từ 10 – 20m3/s nên khai thác tương đối dễ dàng Các nguồn nước ngầm có thể
Trang 2718
bảo đảm đáp ứng đủ nước cho nông nghiệp, công nghiệp và cho sinh hoạt [17]
Hình 1.3 Hình minh họa tài nguyên nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu [6]
- Kiểu rừng rụng lá khô cây họ dầu, thường phân bố trên phù sa cổ địa
Trang 2819
hình bằng, thường ngập nước xen kẽ vào mùa mưa
- Kiểu rừng phụ thổ nhưỡng – rừng ngập mặn với ưu thế loài là cây đước Thành phần thực vật ở rừng ngập mặn cũng tương đối phong phú [11]
• Tài nguyên khoáng sản
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều loại khoáng sản, nhưng đáng kể nhất là dầu mỏ, khí thiên nhiên và khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí thiên nhiên của Việt Nam Tổng trữ lượng tiềm năng dầu khí theo xác minh năm
2000 vào khoảng 2.500 – 3.500 triệu m3 [11]
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng rất đa dạng, bao gồm: đá xây dựng, đá
ốp lát, phụ gia xi măng, cát thuỷ tinh, bentonit, sét gạch ngói, cao lanh, cát xây dựng, than bùn, immenit… Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng 19
mỏ với tổng trữ lượng 32 tỷ tấn, phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, nhưng chủ yếu ở các huyện Tân Thành, Long Đất, thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu [11]
Hình 1.4 Hình minh họa tài nguyên khoáng sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu [6]
Trang 2920
• Tài nguyên biển [11]
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng chiều dài bờ biển lên đến 305,4km, trong
đó khoảng 70km có bãi cát thoai thoải, nước xanh, thích hợp dùng làm bãi tắm quanh năm Vịnh Giành Rái rộng khoảng 50km2 có thể xây dựng hệ thống cảng hàng hải Với diện tích thềm lục địa trên 100.000km2 đã tạo cho tỉnh không những có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, mà còn tạo ra một tiềm năng
to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển
Thềm lục địa của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 661 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực, hàng ngàn loài tảo, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao Trữ lượng hải sản có thể khai thác tối đa hàng năm từ 150.000 – 170.000 tấn Tài nguyên biển của tỉnh rất thuận lợi cho phát triển vận tải biển, hệ thống cảng, du lịch và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội:
❖ Đặc điểm dân cư
Tính đến năm 2021, dân số trung bình trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
là 1.152.218 người; trong đó dân số thành thị chiếm 58,63%; dân số nông thôn chiếm 41,37%; dân số nam chiếm 50,19%; dân số nữ chiếm 49,81%
Hiện nay có khoảng 28 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong đó dân tộc Kinh chiếm 84,7% sống phân bố đều khắp huyện, thị, thành phố, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là các vùng đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn Dân tộc người Hoa chiếm 8,8% sống phân tán, xen kẽ với người Kinh tại các huyện đồng bằng Các nhóm chính khác gồm Chơ Ro chiếm 0,66%, Khơ Me chiếm 0,25% Ngoài ra, còn có các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái và số ít các dân tộc như người Xơ Đăng, người Hà Nhì, người Chu Ru, người Cờ Lao [13]
Bảng 1.1 Phân bố dân cư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2021
Thành phố/Huyện Diện tích (km2) Dân số trung bình
Trang 30Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những trung tâm kinh tế của nước
ta với tốc độ tăng trưởng liên tục Hoạt động xúc tiến đầu tư liên tục được đẩy
mạnh với kết quả khả quan Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được quan
tâm, đời sống dân cư ổn định; quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an
toàn xã hội cơ bản ổn định
Các nghành kinh tế chủ đạo bao gồm:
- Sản xuất công nghiệp:
Toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có 37 cụm/ khu công nghiệp
Bảng 1.2 Hiện trạng các cụm KCN chủ yếu trên địa bàn tỉnh BR-VT năm
2021[1]
(ha)
Trang 3122
- Khai thác khoáng sản:
Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành 1 trong những ngành kinh tế công
nghiệp mũi nhọn của tỉnh
Bảng 1.3 Tổng hợp số vùng và diện tích theo cấp triển vọng khai thác khoáng
sản tại Bà Rịa – Vũng Tàu[19]
Trang 32Số vùng
Diện tích (Km2)
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh đã có 65 doanh nghiệp với 66 dự án đăng
ký xin chủ trương đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao, với diện tích
đất các nhà đầu tư đề nghị là hơn 3.169ha [6]
Được biết, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang kêu gọi các doanh nghiệp trong
và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra những sản phẩm
bảo đảm an toàn và chất lượng, trước là để đáp ứng nhu cầu của tỉnh, sau là
hướng đến xuất khẩu
- Các nghành dịch vụ:
Bán lẻ hàng hóa: Ngoài kênh phân phối bán lẻ truyền thống với 88 chợ; các
kênh phân phối bán lẻ hiện đại, cửa hàng tiện lợi đã phủ sóng rộng khắp các khu
dân cư với nguồn cung hàng hóa khá đa dạng, chất lượng tốt, bảo đảm an toàn
Trang 3324
vệ sinh thực phẩm, giá cả hợp lý thu hút khá lớn lượng khách đến tham quan, mua sắm
Lưu trú ăn uống: Lượng du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu có sự tăng trưởng
khá nhờ các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch có hiệu quả
Vận tải kho bãi: Tổng doanh thu vận tải kho bãi năm 2020 là 18.665 tỷ đồng,
tăng 4,28% so cùng kỳ; trong đó vận tải đường bộ tăng 10,55%; vận tải hàng hóa giảm 17,98%; hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 7,98% Doanh thu dịch
vụ cảng ước 4.086,6 tỷ đồng, tăng 6,22% Số lượt hành khách vận chuyển đạt 33.570 nghìn người, tăng 3,34%; số lượt hành khách luân chuyển đạt 2.814,4 triệu người.km, tăng 3,85% Khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 28.227,1 nghìn tấn, tăng 4,07%; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 3.478 triệu tấn [7]
❖ Đặc điểm xã hội
- Giáo dục đào tạo
Trong những năm qua, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã tập trung đầu tư mạnh
mẽ cho ngành giáo dục Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 454 trường học, trong đó có 181 trường mầm non; 265 trường phổ thông, bao gồm: 139 trường tiểu học; 89 trường trung học cơ sở; 32 trường trung học phổ thông cơ sở; 4 trường trung học.[7]
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng tăng về số lượng, từng bước được nâng cao về chất lượng
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có kế hoạch kết nối, liên kết trong đào tạo với các
cơ sở đào tạo tiên tiến trong và ngoài nước Đồng thời, gắn kết giữa Nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Các sở, ngành của tỉnh dựa trên những định hướng phát triển kinh tế
- xã hội trên địa bàn tỉnh, làm việc với các doanh nghiệp để xác định nhu cầu sử dụng lao động cụ thể, tham mưu cho tỉnh xây dựng kế hoạch sử dụng lao động hàng năm và 5 năm.[6]
Trang 3425
- Y Tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
Sau 20 năm kể từ ngày thành lập, ngành Y tế từng bước đi vào hoạt động
ổn định, hiệu quả Mạng lưới Y tế phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều
sâu: kiện toàn mạng lưới Y tế từ tỉnh xuống cơ sở; có 75/82 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về Y tế xã (91,5%) Hoạt động Y tế dự phòng đã đạt nhiều thành tích to lớn: đẩy lùi sự hoành hành của dịch Sốt rét; thanh toán bệnh Bại liệt (2000); loại trừ uốn ván sơ sinh (2005); thanh toán bệnh Phong (2008); … dịch bệnh luôn được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để lan rộng Công
tác điều trị cũng có nhiều tiến bộ: từ chỗ chỉ điều trị các bệnh thông thường đến
nay tuyến tỉnh đã điều trị được các bệnh chuyên khoa sâu và áp dụng nhiều kỹ thuật cao
Trong thời kỳ mới, ngành y tế tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, hướng đến mục tiêu: chất lượng – hiệu quả - phát triển bền vững.[7]
- Trật tự và an toàn xã hội
Lực lượng Công an tỉnh và Công an các địa phương thường xuyên thực hiện các đợt ra quân cao điểm nhằm bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) và an toàn giao thông (ATGT) Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững, không để xảy ra tình huống đột xuất, bất ngờ
1.2.3 Đặc điểm khí tượng thủy văn và hải văn
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tương ứng với mùa gió mùa Tây Nam và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tương ứng với mùa gió mùa Đông Bắc
❖ Đặc điểm khí tượng
- Nhiệt độ: Theo số liệu quan trắc tại trạm khí tượng Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu có biên độ nhiệt độ ngày nhỏ, biên độ nhiệt độ năm cũng nhỏ, nhiệt
độ bình quân giữa các mùa không chênh lệch lớn Nhiệt độ bình quân các tháng tại Vũng Tàu dao động từ 25,7 0C đến 29,2 0C Nhiệt độ trung bình nhiều năm
Trang 3526
là 27,5 0C Nhiệt độ cao nhất các tháng ít khi vượt quá 34,7 0C
Bảng 1.4 Nhiệt độ một số trạm thuộc tỉnh BRVT tính đến năm 2020
Đơn vị: oC
Côn Đảo TB 25,5 25,7 26,9 28,3 28,6 28,2 27,9 27,9 27,5 27,2 27,1 26,1 27,2
Max 31,0 31,3 32,2 33,5 34,6 34,5 33,7 33,7 33,6 32,5 31,8 31,5 34,6 Min 22,0 20,6 21,0 23,1 24,0 22,0 23,2 22,5 23,0 23,0 22,8 20,2 20,2 Vũng Tàu TB 25,7 26,1 27,5 28,9 29,2 28,4 27,8 27,8 27,6 27,4 27,2 26,2 27,5
Max 31.4 31.4 32.5 33.6 34.4 34.0 33.2 33.4 33.1 32.6 32.4 31.8 34.7 Min 20.6 21.5 23.5 24.8 23.7 23.4 23.2 23.1 23.3 23.2 22.8 21.2 20,6
- Số giờ nắng: Thống kê số liệu từ năm 1985 đến năm 2020 cho thấy khu vực
tỉnh có số giờ nắng cao, tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 2318 giờ đến
2798 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng; tháng 3 là tháng có số giờ
nắng cao nhất (TB 287 giờ), tháng 9 là tháng có số giờ nắng thấp nhất (TB 185
- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình của khu vực trong mùa mưa khoảng từ
75% - 85%, trong giai đoạn mùa khô độ ẩm tương đối từ 70 - 80%
Bảng 1.6 Độ ẩm một số trạm tại Bà Rịa – Vũng Tàu tính đến năm 2020
Đơn vị: mm
Trang 36- Chế độ bốc hơi: Bốc hơi bình quân năm đạt 1.324 mm, cao nhất vào tháng 3,
4 và thấp nhất vào tháng 10 Lượng bốc hơi có xu hướng tăng dần từ biển vào
- Chế độ mưa: Phân bố mưa trong khu vực theo hướng tăng dần từ biển vào đất
liền, từ Bắc xuống Nam Mưa trong năm được phân bố thành 2 mùa rõ rệt: Mùa
mưa trùng với thời kỳ gió mùa Tây Nam và thông thường bắt đầu từ tháng 5,
kết thúc vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, chiếm hơn 90% lượng mưa năm
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau, chiếm trên dưới 10% lượng mưa
năm Từ tháng 01 – 03 có lượng mưa ít nhất trong năm
Bảng 1.8 Lượng mưa bình quân các tháng tại một số trạm tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu giai đoạn 1998 – 2020
Đơn vị: mm
Vũng Tàu 5.3 1.4 4.9 41.3 177.2 235.5 237.1 210.3 210.8 248.7 79.3 19.6 1488 Côn Đảo 12.4 5.9 19.0 44.6 200.2 295.6 282.7 310.6 316.0 342.2 147.3 53.1 2003
Bà Rịa 5.9 2.0 6.6 38.8 172.9 214.1 253.5 250.6 277.4 263.6 75.5 25.7 1587 Xuyên Mộc 4.4 0.4 7.3 44.9 181.8 225.4 254.7 236.8 258.1 222.0 50.2 16.2 1502 Châu Đức 6.6 1.7 6.4 46.5 178.3 243.1 295.3 283.4 269.1 267.9 93.2 27.3 1719 Đất Đỏ 7.4 2.6 6.2 47.5 123.8 201.0 243.5 195.2 187.8 251.7 78.0 16.8 1303
Trang 3728
Long Điền 9.3 1.4 8.5 58.6 154.2 232.7 279.6 233.1 235.7 300.2 74.8 19.7 1608 Phú Mỹ 6.3 6.9 6.2 42.1 183.6 227.9 252.4 262.0 272.0 267.1 94.9 26.2 1648
- Chế độ gió: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính
là gió mùa Đông-Bắc và gió mùa Tây-Nam Tốc độ gió trung bình năm biến đổi
trong khoảng từ 2,1 – 3,6 m/s, có xu hướng tăng dần khi ra biển và giảm dần
khi vào sâu trong đất liền Nhìn chung, gió mạnh thường xuất hiện vào các tháng
mùa khô và yếu hơn ở các tháng mùa mưa Tốc độ gió lớn nhất có thể từ
20-25m/s, xuất hiện trong trường hợp có bão và xoáy lốc
Bảng 1.9 Tốc độ gió trung bình hàng tháng tại trạm Vũng Tàu giai đoạn 1985
– 2020
Đơn vị: m/s
Vũng Tàu 2,7 3,1 3,3 3,6 2,5 2,7 2,8 2,9 2,5 2,1 2,3 2,2 2,7
❖ Đặc điểm thủy văn
Tỉnh có nhiều sông suối, hệ thống thủy lợi, hồ chứa nước lớn nhỏ, đê
điều, kè biển, sông với tổng cộng 27 hồ lớn nhỏ, 14 đập dâng, 3 kênh tiêu, 3 đê
ngăn mặn 2 đê ngăn lũ, 01 kè biển, 01 kè sông và 01 đê kè mỏ hàn biển, với
tổng trữ lượng nước các hồ 314,7 triệu m³
Các sông, suối chính trên địa bàn tỉnh gồm hệ thống sông Thị Vải, sông
Dinh, sông Ray và sông Đu Đủ:
- Sông Thị Vải: Bắt nguồn từ tỉnh Đồng Nai, sông chảy qua vùng giáp
ranh của 3 tỉnh Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu Sông
Chảy theo hướng Bắc – Nam rồi đổ ra biển ở vịnh Gành Rái Dòng chính sông
Thị Vải dài khoảng 42km, rộng 300 – 800m, su từ 5 – 20m
- Sông Dinh: bắt nguồn từ vùng núi - nơi giáp ranh giữa Đồng Nai và Bà
Rịa – Vũng Tàu Đoạn thượng nguồn chảy qua huyện Châu Đức, sau đó chảy
qua TX Phú Mỹ và Thành phố Bà Rịa theo hướng Bắc – Nam, rồi đổ ra biển ở
Trang 38- Sông Đu Đủ: bắt nguồn tỉnh Bình Thuận đi qua các xã Hòa Hiệp, Bình Châu, với chiều dài suối khoảng 25km và diện tích toàn lưu vực là 260,66km2 Phần nằm trong tỉnh Bà Rịa có diện tích lưu vực khoảng 179,12km2 , đi qua huyện Xuyên Mộc Ở hạ lưu phía bờ hữu có suối Bình Châu đổ vào với lưu vực khoảng 95km2 Đoạn hạ lưu suối Đu Đủ gọi là suối Chùa và đổ ra biển tại Bến Lội xã Bình Châu huyện Xuyên Mộc
Do tiếp giáp với biển Đông nên các các con sông và hệ thống sông của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn bán nhật triều không đều với biên độ triều từ 2 – 3,5m Hệ thống sông Thị Vải chịu ảnh hưởng mạnh nhất kế đến là hệ thống sông Dinh rồi đến hệ thống sông Ray Ở hạ du các sông Dinh và sông Thị Vải có địa hình trũng thấp nên hệ thống sông rạch vùng này hình thành một mạng lưới kênh rạch chằng chịt Các sông vùng này khá rộng và sâu thuận lợi cho giao thông thủy Các sông rạch điển hình là sông Cửa Lấp, sông Cỏ May, sông Mũi Giụi, rạch Cá Đôi, rạch Bến Đá, sông Mỏ Nhát [17]
Ngoài ra, do ảnh hưởng của chế độ mưa mùa nên chế độ dòng chảy trong các sông suối thuộc địa bàn tỉnh cũng có tính phân mùa rõ rệt, đó là mùa khô và mùa mưa (lũ) Trong mùa lũ lượng nước trong các lưu vực sông tăng dần theo chế độ mưa mùa (từ tháng 5 đến tháng 10) Đỉnh lũ thường rơi vào tháng 10, lưu lượng dòng chảy vẫn còn lớn cho đến tháng 11 Mùa khô bắt đầu từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau, mực nước trên các sông suối xuống thấp, gần như khô kiệt Nguyên do là vì sông ngắn, có độ dốc lớn, địa chất thường là dễ thấm mất nước, thảm thực vật đầu nguồn các hồ chứa do tác động của con người đang ngày càng thu hẹp, khả năng giữ nước hạn chế
Trang 39Hình 1.5 Bản đồ mạng lưới sông của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
❖ Đặc điểm hải văn
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đường ranh giới giáp biển Đông dài hơn 100km nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều Trong năm, đỉnh triều có xu thế cao hơn trong thời gian từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, chân triều có xu thế thấp hơn trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 8
Trang 40Vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc dòng chảy ven bờ có xu thế theo hướng Đông Tây với tốc độ trung bình là 10 - 15cm/s Đường bờ biển nằm phía bên phải hướng gió nên dòng chảy gió có sự dịch chuyển từ ngoài khơi vào bờ tạo nên hiện tượng dâng nước dọc theo bờ [17]
Sóng mạnh trên biển Đông chủ yếu xuất hiện trong mùa gió Đông – Bắc (hay vào thời kỳ gió Chướng) và do hoạt động của bão hay áp thấp nhiệt đới Vào mùa gió Tây – Nam, sóng yếu hơn mùa gió Đông Bắc Tại vùng biển ven
bờ sóng có hướng Tây – Nam vẫn là hướng chính
1.3 Tình hình ngập lụt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
1.3.1 Hiện trạng thoát nước trên địa bàn tỉnh
❖ Thoát nước đô thị và khu dân cư tập trung
Hiện tại, trong địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới chỉ có các hệ thống thoát nước ở các khu đô thị còn ở các khu dân cư tập trung vùng nông thôn đều chưa có hệ thống thoát nước, nước thải và nước mưa chủ yếu là tự thấm, một phần chảy tràn xuống các khu vực trũng và sông suối
Tại TP Vũng Tàu chỉ có hệ thống thoát nước dùng chung cho cả nước mưa và nước thải trước khi xả, việc thoát nước chủ yếu theo hai hướng là thoát nước trực tiếp ra biển hoặc nước mưa chảy về các kênh, hồ trước khi đổ ra biển
Hệ thống thoát nước gồm 411,6km đường cống các loại với 7 hồ điều hòa, 2 cống điều tiết triều, 8 trạm bơm, 9 cống ngăn triều tại đê bao, 39 giếng tách dòng, 32 cửa xả chính Mật độ cống thoát không đều chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm Hướng thoát nước ra các hồ Á Châu, Bàu Sen, Rạch Bà và ra sông Dinh