Mặc dù vẫn còn đối mặt với nhiều thử thách, nhưng sự sáng tạo và cải tiến không ngừng đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ trong LogisticsQuản lý Logistics không
Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, giới thiệu về DB Schenker Quốc tế và Việt Nam cùng với các hoạt động Logistics của DB Schenker.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp cho đề tài.
Cấu trúc bài tiểu luận
Chương 1: Cơ sở lý thuyết mô hình nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng các hoạt động
Chương 3: Nhận xét và bài học kinh nghiệm
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Khái niệm và đặc điểm của Logistics
Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.
Dịch vụ Logistics theo như quy định của Luật Thương Mại 2005 của Việt Nam có đặc điểm:
+ Do thương nhân thực hiện
Các dịch vụ Logistics khi được thực hiện bởi thương nhân và họ cần tuân thủ các quy định như đăng ký kinh doanh, đảm bảo điều kiện thiết bị, phương tiện và tiêu chuẩn an toàn cho hàng hóa.
Và cần phải có đủ nhân viên phục vụ theo quy mô của dịch vụ Logistics đó. + Có tính hoàn thiện cao
Dịch vụ Logistics không chỉ bao gồm vận tải, giao nhận, lưu kho mà còn bao trùm cả một dây chuyền cung ứng vận tải phức tạp Quy trình theo chuỗi được áp dụng để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
+ Vai trò quan trọng và hợp đồng
Logistics đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của tổ chức, hỗ trợ chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất và phân phối sản phẩm.
Dịch vụ Logistics được thực hiện dựa trên hợp đồng thỏa thuận giữa các bên liên quan, với các điều khoản đền bù để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm cả hai bên.
1.1.3 Phân loại hoạt động Logistics:
- Theo phạm vi và mức độ quan trọng:
- Theo vị trí của các bên tham gia:
+ 2PL – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai.
+ 3PL – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba hay gọi là Logistics theo hợp đồng.
+ 4PL - Cung cấp dịch vụ Logistics thứ tư hay còn gọi là Logistics chuỗi phân phối/ nhà cung cấp Logistics chủ đạo.
Và gần đây còn có cả 5PL = 4PL + E-Commerce còn là Dịch vụ Logistics bên thứ năm.
Theo quá trình nghiệp vụ:
+ Logistics hỗ trợ sản xuất.
+ Logistics phân phối sản phẩm ra thị trường.
- Theo hướng vận động vật chất:
Tầm quan trọng của Logistics
Tầm quan trọng của Logistics trong thời đại hiện nay
Hiện nay, ngành Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế quốc nội và mở rộng tiếp cận vào các thị trường quốc tế Đây cũng là một chuỗi hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền ảnh hưởng trực tiếp đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ngoài tầm quan trọng ra thì trong ngành Logistics có nhiều lợi ích khác có thể kể đến như:
1 Nâng cao hiệu quả quản lý và giảm chi phí sản xuất
Phát triển Logistics giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành, tối ưu hoá quá trình sản xuất và tăng hiệu quả kinh doanh.
2 Tối ưu chi phí trong hoạt động
Logistics giúp tiết kiệm chi phí vận tải và phát sinh khác, giúp giảm tỷ trọng chi phí vận tải trong lưu thông hàng hoá.
3 Hoàn thiện các tiêu chuẩn hóa chứng từ trong buôn bán quốc tế
Sử dụng dịch vụ Logistics giúp doanh nghiệp giảm chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong giao dịch quốc tế.
4 Tạo ra cuộc cách mạng trong vận tải
Ngành Logistics điện tử giúp giảm chi phí giấy tờ và chứng từ, thu hẹp rào cản về không gian và thời gian trong lưu thông hàng hoá.
5 Gia tăng giá trị kinh doanh của các đơn vị vận tải giao nhận
Chất lượng Logistics đáp ứng yêu cầu của khách hàng và giúp đơn vị vận tải tăng tỷ suất lợi nhuận.
Với những lợi ích này, ngành Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và tăng cường cạnh tranh cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày nay.
Vai trò và ý nghĩa của Logistics trong kinh doanh
Nâng cao hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí kinh doanh để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đảm bảo việc di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng.
Hỗ trợ quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Liên kết các hoạt động kinh tế trong quốc gia và toàn cầu thông qua cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường.
Tối ưu hóa chu trình sản xuất và kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Tiết kiệm và đồng thời giảm chi phí trong kênh phân phối.
Mở rộng thị trường quốc tế, hoàn thiện, tiêu chuẩn hóa trong hoạt động kinh doanh và vận tải quốc tế.
Ngành logistics không chỉ đóng vai trò đảm bảo vận chuyển hàng hóa hiệu quả mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra giá trị kinh tế cao, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Có thể nói, logistics là hoạt động không thể tách rời và vô cùng thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiện nay.
Một hệ thống Logistics hiệu quả là cần thiết để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển, tránh bị đội giá sản phẩm và tăng mức lợi nhuận Nếu bộ máy Logistics vận hành kém hiệu quả, nó sẽ ảnh hưởng không chỉ đến dây chuyền hoạt động của doanh nghiệp mà còn gây lãng phí thời gian và làm giảm chất lượng sản phẩm.
Ngược lại, nỗ lực nghiên cứu và thực thi dự án Logistics hiệu quả sẽ giúp cải thiện các bất cập và tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp vượt trội so với các đối thủ khác.
Ngoài ra, Logistics còn mang lại giá trị kinh tế cao và đóng góp vào việc giải quyết vấn đề việc làm cho người dân, đồng thời góp phần vào an sinh xã hội Do đó, đầu tư vào một hệ thống Logistics hiệu quả là cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Các mô hình và nguyên tắc Logistics
1.4.1 Về mô hình của Logistics bao gồm:
+ 1PL - Hay Logistics tự cấp ( First Party Logistics):
Trong mô hình 1PL, doanh nghiệp tự mình tổ chức và thực hiện tất cả hoạt động Logistics từ sở hữu hàng hóa, lưu trữ và quản lý kho, xử lý đơn hàng, đóng gói rồi sau đó vận chuyển và giao hàng Lấy ví dụ như: một nông trại ở Tây Nguyên tự trồng rau củ, sơ chế, đóng gói, xử lý đơn hàng và tự vận chuyển đến các chợ nông sản hoặc cửa hàng tạp hóa là một ví dụ đơn giản về 1PL.
Thường, dịch vụ 1PL phù hợp cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hàng hóa dễ vận chuyển và khoảng cách vận chuyển ngắn, thường là trong nước Tuy nhiên, có những trường hợp doanh nghiệp lớn cũng có thể tự điều phối hoạt động Logistics của mình và sử dụng dịch vụ 1PL để tối ưu chi phí.
+ 2PL - Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ hai: ( Second Party Logistics)
2PL là một hình thức thuê dịch vụ đơn lẻ từ một nhà cung cấp dịch vụ (bên thứ hai) Trong trường hợp này, bên thứ hai chỉ đảm nhận một trong các loại dịch vụ như kho bãi hoặc là vận chuyển, làm thủ tục hải quan và không chịu trách nhiệm về các hoạt động khác.
Vẫn với ví dụ trước một nông trại trồng rau củ tại Đà Lạt có thể thuê một công ty dịch vụ (2PL) để vận chuyển hàng hóa đến các chợ và siêu thị trên toàn quốc Việc này giúp đảm bảo thời gian giao hàng đến đối tác và tối ưu hóa chi phí giao hàng.
+ 3PL - Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba hay gọi là Logistics theo hợp đồng ( Third Party Logistics)
3PL là một mô hình bao gồm một chuỗi các dịch vụ được kết nối với nhau, nhằm thay thế cho việc quản lý toàn bộ hoạt động vận hành của doanh nghiệp
Các dịch vụ này bao gồm luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin, thông quan xuất nhập khẩu, giao hàng và nhiều hơn nữa.
Ví dụ tiếp tục từ nông trại trồng trái cây ở Tây Nguyên, một nhà cung cấp 3PL sẽ đảm nhận nhiệm vụ đóng gói và bảo quản vải thiều trong các thùng giấy, sau đó vận chuyển từ nông trại đến các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị trên toàn quốc Bên cạnh đó, nhà cung cấp dịch vụ 3PL cũng sẽ đảm bảo chất lượng, số lượng và thời gian giao hàng của rau củ cho cả nông trại và khách hàng Do đó, nông trại chỉ phải tập trung vào việc sản xuất đúng số lượng hàng hoá.
+ 4PL - Cung cấp dịch vụ Logistics thứ tư hay còn gọi là Logistics chuỗi phân phối/ nhà cung cấp Logistics chủ đạo: ( Fourth Party Logistics)
Các công ty cung cấp dịch vụ 4PL được phát triển dựa trên mô hình 3PL, không chỉ quản lý hoạt động logistics và chuỗi cung ứng mà còn cung cấp thông tin chi tiết về quản lý chiến lược chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp.
Với ví dụ về nông trại trái cây ở Tây Nguyên, công ty dịch vụ 4PL sẽ tư vấn thiết kế chuỗi cung ứng từ vườn ra thị trường để đạt hiệu quả tối đa Họ sẽ lập kế hoạch đầu ra đầu vào và khi có đơn hàng, các đơn vị 3PL sẽ đảm nhận việc vận chuyển và bảo quản từ vườn tới khách hàng.
+ 5PL - Dịch vụ Logistics bên thứ năm: ( Fifth Party Logistics)
5PL là một mô hình dịch vụ Logistics hiện đại và đang phát triển Nó kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng bằng cách sử dụng công nghệ thông tin và kết hợp các phương pháp đã được chứng minh của 3PL và 4PL Nhà điều hành 5PL sẽ là nhà cung cấp dịch vụ Logistics có nhiệm vụ lên kế hoạch tổ chức và thực hiện các giải pháp Logistics thay mặt cho các tổ chức thương mại khác Họ cũng thương lượng giá với các đối tác cung cấp dịch vụ khác như xe tải, hãng hàng không, v.v 5PL đang trở thành một dịch vụ Logistics phổ biến và phát triển nhất trong lĩnh vực Thương mại điện tử Bên cạnh việc tích hợp và quản lý chuỗi cung ứng, các tổ chức 5PL cung cấp nhiều dịch vụ hữu ích khác, như tiện ích cuộc gọi hoặc thanh toán trực tuyến cho khách hàng
Ví dụ, trong trường hợp của một trang trại trái cây ở Tây Nguyên trên khi sử dụng hình thức 5PL thì trang trại đó có thể tham gia vào mạng cung ứng số, có thể sử dụng thương mại điện tử để bán hàng online và nhận được thông tin từ thị trường và kỹ thuật canh tác Điều này giúp họ có thể dự báo nhu cầu và bán hàng cho các cá nhân và tận dụng các công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo.
Về nguyên tắc, có 7 nguyên tắc trong Logistics và chuỗi cung ứng bao gồm:
1.Theo phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu: Để có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, cần phân tích và xác định được các đối tượng khách hàng khác nhau và đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng đó.
2 Cá nhân hóa mạng lưới Logistics: Tùy chỉnh và tối ưu hóa mạng lưới Logistics của bạn để phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng đối tượng khách hàng. Điều này giúp tăng tính linh hoạt và hiệu quả trong việc vận chuyển và phân phối hàng hóa.
3 Lắng nghe tín hiệu thị trường để lên kế hoạch phù hợp: Theo dõi và phân tích các tín hiệu và xu hướng thị trường để dự báo nhu cầu và điều chỉnh kế hoạch cung ứng Điều này giúp đảm bảo rằng bạn sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường một cách hiệu quả.
4 Tạo sự khác biệt cho sản phẩm gần hơn với khách hàng: Tìm hiểu và hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ độc đáo và phù hợp Điều này giúp tăng cường sự hài lòng của khách hàng và tạo sự khác biệt cạnh tranh.
5 Tìm kiếm nguồn cung một cách có chiến lược: Xác định và phát triển các nguồn cung cấp đáng tin cậy và phù hợp với chiến lược của bạn Điều này đảm bảo rằng bạn có nguồn cung ổn định và đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Các thành phần và hoạt động cơ bản của Logistics
Logistics gồm 5 yếu tố then chốt Các công ty hậu cần chịu trách nhiệm thực hiện từng khâu này một cách chuẩn xác và hiệu quả nhất Dưới đây là 5 khâu quan trọng của mọi hoạt động Logistics:
+ Lập kế hoạch nguồn cung: Để đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng, việc dự báo nhu cầu là rất quan trong Thông qua đặt hàng đúng số lượng, giá cả phù hợp và huy động phương tiện thích hợp, nhu cầu của khách hàng được đáp ứng và lợi nhuận được bảo vệ.
+ Lưu kho và quản lý nguyên vật liệu: Do nhu cầu khó dự đoán nên phải luôn có hàng dự trữ cho đến khi khách hàng yêu cầu Kho hàng chịu trách nhiệm bảo quản, quản lý, lấy hàng, đóng gói, phân loại hàng hóa Hệ thống quản lý kho WMS tối ưu khả năng lưu trữ, thiết bị và quy trình.
+ Quản lý tồn kho: Kiểm soát luồng hàng ra, vào kho Xác định lượng hàng cần giữ và vị trí thông qua dữ liệu dự báo nhu cầu của khách hàng.
+ Tổ chức vận tải: Sử dụng đa dạng phương tiện để vận chuyển hàng hóa từ nguồn đến đích theo chuỗi cung ứng.
+ Kiểm soát: Quản lý thông tin chính xác để đảm bảo hiệu quả hoạt động Kiểm soát chặt chẽ dự báo, thời gian vận chuyển, kho hàng.
1.5.2 Các hoạt động cơ bản của Logistics:
Các hoạt động chính của Logistics bao gồm:
+ Các thủ tục về giấy tờ khác
+ Tư vấn cho khách hàng
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY DB Schenker
Khái quát về lịch sử hình thành và hoạt động của DB Schenker
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của DB Schenker
DB Schenker được thành lập vào năm 1872 bởi Gottfried Schenker tại Vienna, Áo Văn phòng chi nhánh được thành lập tại Budapest, Cộng hòa Séc Từ năm
1922 đến năm 1924, Schenker đã tổ chức một triển lãm du lịch quốc tế về ngành sản xuất của Đức, đây là điểm khởi đầu cho vận tải hàng không thời kỳ đầu ở Đức.
Năm 1931, Schenker & Co GmbH được Deutsche Reichsbahn tiếp quản và từ đó nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước Sau khi Đảng Xã hội Quốc gia lên nắm quyền vào năm 1933, giám đốc điều hành người Do Thái Marcell Holzer bị cách chức và bắt giữ, trong khi các vị trí quyết định trong cơ quan quản lý và giám sát đều toàn là đảng viên NSDAP Ngay từ năm 1933, các cơ quan giám sát và quản lý đã sa thải nhân viên Do Thái ở Đức và sau đó là ở các công ty con ở nước ngoài, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Schenker tham gia rộng rãi với tư cách là nhà giao nhận vận tải trong lĩnh vực vũ khí và kinh tế chiến tranh, đồng thời tích cực hưởng lợi từ mối quan hệ chặt chẽ với Deutsche Reichsbahn Schenker mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và chinh phục ở Đông và Trung Âu Schenker vận chuyển hàng hóa, đạn dược và vật liệu chiến tranh quan trọng, đồng thời đảm nhận việc vận chuyển cho
Wehrmacht, nền kinh tế quân sự cũng như vật tư quân sự Schenker cũng tham gia vào việc "vận chuyển trục xuất" hàng hóa bị tịch thu và cướp bóc.
Năm 1944, Schenker được bổ nhiệm làm "Người giao nhận vận tải đáng tin cậy của Đế chế" Vai trò của Schenker trong Chủ nghĩa xã hội quốc gia hiện đang được điều tra như một phần của nghiên cứu khoa học toàn diện bởi Gesellschaft für Unternehmensgeschichte Nghiên cứu này nhằm giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu mở hiện nay Các câu hỏi nghiên cứu tập trung vào sự tham gia tích cực của Schenker vào quá trình "aryanization" và lao động cưỡng bức Sau khi công việc hoàn thành, kết quả của nó sẽ được công bố.
Năm 2000 khai trương Trung tâm Logistics Tích hợp Rotterdam Schenker, Inc được đặt tên theo Thế vận hội Olympic mùa đông Thành phố Salt Lake
2002 Schenker và Deutsche Bahn thành lập liên doanh Raillog về các dịch vụ hậu cần liên quan đến đường sắt.
Năm 2001 Sáp nhập Schenker-BTL (Deutschland) AG và Schenker
International Deutschland GmbH để thành lập Schenker Deutschland AG.
Năm 2007 Khai trương trung tâm Logistics đa phương thức đầu tiên ở Phần Lan Mua lại Tây Ban Nha-Tir
Năm 2019, DB Schenker vận hành xe tải chạy bằng điện ra toàn cầu và là công ty đầu tiên phân phối Nhà kho mới tại Singapore của DB Schenker đánh dấu khoản đầu tư kỷ lục trong lịch sử công ty là 101 triệu euro năm 2020 và chuyến bay chở hành trung tính cacbon đầu tiên.
Năm 2021, là công ty đầu tiên vận hành máy bay không người lái vận chuyển hàng hóa, đầu tư về robot di động và tiếp tục phát triển đổi mới trong tương lai ngày càng lớn mạnh, vững chắc.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1991, DB Schenker đã tạo dựng được danh tiếng là một trong những Nhà cung cấp dịch vụ Logistics phổ biến nhất tại Việt Nam Công ty cung cấp các giải pháp vận tải đường biển và đường hàng không cũng như các dịch vụ Logistics liên quan khác cho các thương hiệu toàn cầu hoạt động tại Việt Nam cũng như các công ty trong nước Công ty cũng phát triển các giải pháp riêng biệt cho các ngành điện tử, bán dẫn, thời trang, hàng tiêu dùng nhanh, dược phẩm và chăm sóc sức khỏe Với mạng lưới rộng khắp, công ty đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ Logistics an toàn và đáng tin cậy trên thế giới.
2.1.2 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý của DB Schenker
- Phòng hành chính nhân sự
- Phòng giao nhận hàng hóa
+ Chứng từ khai báo hải quan
2.1.3 Các dịch vụ và sản phẩm của DB Schenker
Công ty điều hành các dịch vụ vận tải đường bộ, đường hàng không và đường biển, và cung cấp các giải pháp toàn diện cho việc quản lý Logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu từ một nguồn duy nhất
+ Dịch vụ về vận tải đường bộ:
Dịch vụ thu gom hàng
Giải pháp đa phương thức (Multimodal solutions )
+ Dịch vụ về đường biển:
Dịch vụ vận tải đường biển hàng rời
Dịch vụ vận tải đường biển hàng siêu trường, siêu trọng
Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ
Dịch vụ vận chuyển hàng không nói chung
Vận chuyển hàng giá trị cao
Vận chuyển hàng tươi sống
- Dịch vụ DB Schenker tại Việt Nam
+ Vận tải hàng không (bao gồm dịch vụ thuê chuyến)
+ Vận tải đường biển (LCL & FCL)
+ Phân phối Nội địa & Vận tải Quốc tế [Quốc nội & Đông Nam Á xuyên biên giới]
+ Quản lý hậu cần hợp đồng/Quản lý chuỗi cung ứng
+ Triển lãm và Hội chợ Thương mại
2.1.4 Các đối tác và khách hàng của DB Schenker a) Đối tác
Porsche Motorsport và DB SCHENKER hợp tác trong chuyến tham quan thử nghiệm chiếc GT4 e-Performance do Porsche sản xuất, mở ra cái nhìn về tương lai xe đua điện Đồng thời, hai công ty cũng hướng đến mục tiêu trung hòa khí hậu trong lĩnh vực hậu cần bền vững.
- Reverse Logistics Association ( Hiệp hội hậu cần ngược ): DB Schenker tham gia Reverse Logistics Association với tư cách là thành viên kim cương Reverse Logistics mô tả quy trình Logistics trong nền kinh tế tuần hoàn Đó là quy trình trong chuỗi cung ứng liên quan đến việc trả lại bất kỳ hàng hóa nào được cung cấp Điều này bao gồm bất kỳ sản phẩm nào được người dùng cuối trả lại, thải bỏ vật liệu đóng gói vào bên trong hoặc tái chế sản phẩm đã bán Tầm quan trọng của Reverse Logistics đã thay đổi do sự phát triển của thương mại điện tử và khối lượng hàng trả lại cao Vì vậy, Reverse Logistics rất thú vị đối với các công ty như DB Schenker.
Việc trở thành thành viên kim cương cho phép DB Schenker định hình tương lai của ngành hậu cần một cách hiệu quả trong nền kinh tế tuần hoàn thông qua các sự kiện hội nghị và triển lãm, cuộc họp ủy ban, tin tức dành cho thành viên, hội thảo trực tuyến, nghiên cứu, v.v Công ty đã củng cố kinh nghiệm của mình về trả lại hàng và hậu cần ngược thông qua việc điều hành các hoạt động cho các khách hàng quan trọng trong ngành điện tử Hàng năm, DB Schenker sửa chữa hơn 2 triệu thiết bị điện tử.
- American Airlines: DB Schenker và American Airlines Cargo công bố kết nối API để nâng cao trải nghiệm đặt vé vận tải hàng không Tích hợp công nghệ được thiết lập để hợp lý hóa các hoạt động vận tải hàng không giữa hãng vận tải có trụ sở tại Hoa Kỳ và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần toàn cầu, có sẵn ngay lập tức.
- Volvo Cars: Vận tải bằng nhiên liệu sinh học: DB Schenker và Volvo Cars giảm lượng khí thải trong vận tải đường biển Tổng cộng 12.000 TEU với các phụ tùng thay thế được vận chuyển thân thiện với môi trường vào Hoa Kỳ Nhiên liệu sinh học hàng hải đang có đà phát triển trong ngành DB Schenker và Volvo Cars là mối quan hệ đối tác bền vững phù hợp.
- Một số đối tác khác như: Một số đối tác của DB Schenker có thể bao gồm các hãng tàu biển lớn như Maersk Line và MSC, các hãng hàng không như Lufthansa Cargo và Emirates SkyCargo, cũng như các đối tác đường sắt và vận chuyển hàng hóa khác trên toàn cầu Tuy nhiên, danh sách đối tác cụ thể có thể
19 thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào các mối quan hệ và hợp đồng cụ thể mà
DB Schenker thiết lập. b) Khách hàng
DB Schenker cung cấp dịch vụ cho các công ty toàn cầu và trong nước thuộc nhiều ngành nghề khác nhau Nổi bật nhất, DB Schenker đảm nhiệm việc quản lý chuỗi cung ứng quy mô lớn và phức tạp cho các tập đoàn đa quốc gia như Apple, Procter & Gamble, Dell, ASML, BMW và nhiều tên tuổi lớn khác.
2.1.5 Các thị trường và chiến lược kinh doanh của DB Schenker
- Thị trường của DB Schenker
Công ty DB Schenker nhắm tới các thị trường lớn như: Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương, vận tải hàng không và vận tải đường biến
Hoạt động quản trị mua hàng của DB Schenker
2.2.1 Khái niệm và vai trò của quản trị mua hàng DB Schenker
+ Quản trị mua hàng được hiểu là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát mọi hoạt động mua hàng của doanh nghiệp thương mại nhằm phục vụ thực hiện mục tiêu bán hàng.
+ Quá trình mua hàng là vô cùng cần thiết đặc biệt là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, dưới đây phân tích 2 vai trò rõ ràng nhất của nó:
21 Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, đúng thời điểm hàng hóa cần thiết để phục vụ quá trình bán ra Do vậy, vai trò tạo đầu vào của quá trình mua hàng là vô cùng quan trọng Quản trị mua hàng tốt, nghĩa là doanh nghiệp luôn đủ số hàng hóa với chất lượng tốt
+ Đảm bảo mua hàng hóa với chi phí thấp, tạo điều kiện cho lợi nhuận gia tăng Việc quản trị hàng hóa tốt kéo theo việc lựa chọn được nhà cung ứng chất lượng, thương lượng được những mức giá tốt để giá thành đầu vào cho sản phẩm là thấp nhất Mặt khác, quản trị mua hàng tốt giúp doanh nghiệp luôn mua số lượng hàng hóa vừa đủ để bán ra Nghĩa là số hàng hóa dự trữ không quá thấp tránh tình trạng thiếu hàng, và không quá cao tránh việc tồn kho lớn.
2.2.2 Các loại và nguồn cung ứng của DB Schenker Đường sắt: DB Schenker có mạng lưới đường sắt rộng lớn tại châu Âu và các khu vực khác trên thế giới, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa qua đường sắt. Đường biển: DB Schenker có dịch vụ vận tải đường biển toàn cầu, sử dụng một loạt các tàu container và các dịch vụ liên quan khác như quản lý hàng hóa và giải pháp Logistics. Đường hàng không: DB Schenker là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng không lớn nhất trên thế giới, có mạng lưới rộng khắp các sân bay quan trọng và liên kết với các hãng hàng không hàng đầu. Đường bộ: DB Schenker cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa qua đường bộ ở nhiều quốc gia trên thế giới, sử dụng một loạt các phương tiện vận chuyển từ xe tải đến xe container.
Dịch vụ hậu cần: DB Schenker cung cấp các dịch vụ hậu cần như bảo quản hàng hóa, đóng gói lại, xử lý đơn hàng, và các dịch vụ giám sát và báo cáo.
2.2.3 Các quy trình và công nghệ của quản trị mua hàng của DB Schenker
+ DB Schenker lập kế hoạch thu mua của mình qua từng tháng, năm năm dựa trên tình hình hiện tại nhưng hướng tới mục tiêu dài hạn mà công ty đã đặt ra.
- Lựa chọn nhà cung cấp:
+ Nhà cung cấp phải có đủ uy tín
+ Chất lượng của sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp phải đảm bảo chất lượng + Hiệu suất cung cấp sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp phải ổn định
+ Giá cả sản phẩm/dịch vụ và phương thức thanh toán đảm bảo
+ Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp
+ Khi đã chấp nhận đơn hàng nhà cung cấp phải tuân theo các điều khoản thỏa thuận được đồng ý từ cả hai bên bằng văn bản
- Lập đơn hàng ký hợp đồng: Sau khi chọn được nhà cung ứng, DB Schenker tiến hành thành lập đơn đặt hàng/hợp đồng cung ứng.
+ Tên và địa chỉ của công ty “DB Schenker”
+ Số, ký mã hiệu của đơn đặt hàng
+ Thời gian lập đơn đặt hàng
+ Tên và địa chỉ của nhà cung cấp
+ Tên, chất lượng, quy cách của loại vật tư cần mua
+ Số lượng hàng hóa cần mua
+ Thời gian, địa điểm giao hàng
- Nhập kho – bảo quản – cung cấp cho các bộ phận có nhu cầu
+Sau khi tiếp nhận vật tư, bộ phận cung ứng/bộ phận kho – quản lý vật tư của
DB Schenker cần làm tốt các công việc: nhập kho, bảo quản (tùy theo tính chất của từng loại vật tư), cấp vật tư cho các bộ phận có nhu cầu.
Hoạt động quản trị kho hàng và tồn kho của DB Schenker
2.3.1 Khái niệm và mục tiêu của quản trị kho hàng và tồn kho
Khái niệm về kho hàng
Kho hàng là nơi lưu trữ hàng hóa và cung cấp thông tin của hàng hóa cho nhà quản trị về tình trạng, điều kiện và vị trí của hàng lưu trữ ở trong kho.
Các hoạt động của kho hàng Đầu vào Quá trình hoạt động Đầu ra
- Hàng xử lí gia công bên ngoài
- Trả hàng cho nhà cung cấp
- Cung cấp NVL cho đối tác thứ 3
Khái niệm và mục tiêu của quản trị kho hàng và tồn kho
Quản trị kho hàng và tồn kho là quản lý các hoạt động liên quan đến hàng hóa trong kho, như nhập, xuất, bảo quản, lưu trữ hàng hóa trong kho Hàng tồn kho có thể là các nguyên liệu thô, linh kiện lắp ráp và hàng hoá bán thành phẩm hoặc thành phẩm chưa được lưu kho.
Hàng tồn kho thường có ba nhóm chính:
- Nguyên liệu thô: là những nguyên liệu cơ bản được nhà máy sử dụng để sản xuất hàng hóa
- Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn thành hoặc sản phẩm đã hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
- Thành phẩm: là sản phẩm cuối cùng đã được làm hoàn chỉnh sau quá trình sản xuất.
Ba loại hàng tồn kho nêu trên có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào tính chất của từng doanh nghiệp
Việc quản lý hàng tồn kho giúp nhà quản lý nắm rõ số lượng hàng hóa hiện có, từ đó tránh được tình trạng thiếu hụt sản phẩm Đồng thời, việc này cũng đảm bảo kho hàng luôn lưu giữ đủ số lượng những mặt hàng thiết yếu, tránh lãng phí do tồn kho quá mức.
Quản lý tồn kho hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nắm được sự thay đổi hàng hóa ở trong kho theo thời gian thực, giúp tiết kiệm thời gian thay vì phải kiểm tra và đếm từng mặt hàng Việc sử dụng hệ thống quản lý vừa tiết kiệm thời gian, vừa tránh được các sai sót không đáng.
- Tiết kiệm chi phí lưu kho:
Quản lý hàng tồn kho hợp lý giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí lưu kho Bằng cách theo dõi chặt chẽ số lượng hàng nhập và xuất, các nhà quản lý có thể xác định chính xác nhu cầu hàng hóa, từ đó điều chỉnh kế hoạch sản xuất và lưu trữ Điều này không chỉ giảm chi phí tồn kho mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa đầu tư vào các mặt hàng có lợi nhuận cao hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tổng thể.
- Trường hợp thị trường đang thiếu hụt một hoặc nhiều nguyên liệu nào đó, thì hàng tồn kho giúp ích cho doanh nghiệp bổ sung nguyên liệu và tránh bị làm giá nguyên liệu do doanh nghiệp khác đầu cơ.
2.3.2 Hoạt động kho bãi của DB Schenker
DB Schenker có hơn 725 kho hàng trên toàn thế giới gồm nhiều loại kho hàng khác nhau, phục vụ cho các ngành công nghiệp và thị trường khác nhau Công ty còn có một nhà kho “xanh” ở Dubai sử dụng năng lượng tái tạo 100% từ mặt trời, rộng 35.000 mét vuông với sức chứa khoảng 200.000 đơn vị ván pallet theo chuẩn Euro.
Schenker Việt Nam định hướng tới phát triển một mạng lưới chuỗi cung ứng thế hệ mới và ứng dụng kỹ thuật số hoàn toàn bằng cách sử dụng mạng thương mại Infor Nexus làm xương sống cho hoạt động của công ty.
Với việc sử dụng phần mềm WMS (hệ thống quản lý kho bãi) của Infor, công ty đã tạo nên một hệ thống quản lý kho thông minh, hiện đại và mạng lưới chuỗi cung ứng hoàn toàn là kỹ thuật số.Việc này đã giúp DB Schenker nâng cao năng suất kho hàng và khả năng cung cấp thông tin đơn hàng cho khách hàng trong suốt quá trình từ đầu đến cuối trong chuỗi cung ứng, giao hàng tới tay khách hàng nhanh hơn Việc ứng dụng phần mềm WMS của Infor còn giúp Schenker làm giảm thiểu các quy trình thủ công Hệ thống thông minh thế hệ tiếp theo còn cung cấp năng lượng cho kho Red Lion hiện đại mới của Schenker ở Singapore, đồng bộ hóa liền mạch và là cầu nối giữa quá trình tự động hóa và hoạt động của cơ sở Điều đó đã được thể hiện qua việc làm tăng năng suất kho của công ty lên đến 100% so với quy trình thủ công và thời gian giao hàng đến tay khách hàng đã giảm 40% một cách hiệu quả.
Công nghệ truy xuất kỹ thuật số của DB Schenker cho phép lấy hàng từ kho và vận chuyển đến tay khách hàng một cách thuận tiện và nhanh chóng chỉ bằng một chiếc máy tính bảng và hai lần nhấn nút.
Hoạt động quản trị vận tải của DB Schenker
2.4.1 Khái niệm và mục tiêu của quản trị vận tải
Quản trị vận tải đảm nhiệm việc quản lý toàn bộ hoạt động liên quan đến vận chuyển hàng hóa (hoặc con người) từ nơi này đến nơi khác, thông qua đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không hoặc kết hợp nhiều phương thức Nhìn chung, vận tải trong Logistics không chỉ dừng lại ở việc đưa hàng hóa từ nơi cung cấp đến nơi tiêu thụ xác định hoặc người dùng cuối, mà còn bao gồm cả các hoạt động lưu kho và theo dõi tình trạng hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
Mục tiêu của quản trị vận tải là đảm bảo vận chuyển hàng hóa đúng thời gian, đúng địa điểm, đúng chất lượng, đúng số lượng, đúng giá cả, đúng khách hàng, giảm thiểu chi phí vận tải, tăng hiệu quả sử dụng phương tiện, nâng cao chất lượng và an toàn của vận tải, cải thiện dịch vụ khách hàng và đối tác
2.4.2 Các phương tiện và hoạt động vận tải của DB Schenker
- Vận tải đường bộ: Đây là phương thức vận tải phổ biến nhất của DB Schenker và được sử dụng cho nhiều loại hàng hóa khác nhau, từ hàng hóa nhỏ lẻ đến hàng hóa quá khổ DB Schenker có đội xe tải lớn hoạt động trên toàn thế giới và có thể cung cấp nhiều dịch vụ vận tải đường bộ khác nhau, bao gồm vận tải hàng lẻ (LTL), vận tải hàng nguyên container (FTL) và dịch vụ giao hàng tận nơi Dịch vụ Asia Landbridge của DB Schenker là giải pháp vận tải đường bộ xuyên biên giới ở châu Á nổi bật, cho phép hàng hóa tiếp cận khắp các nước thuộc khối ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar, và Trung Quốc.
- Vận tải hàng không: Vận tải hàng không là một lựa chọn tốt cho các lô hàng cần vận chuyển nhanh chóng DB Schenker có mạng lưới vận tải hàng không rộng khắp thế giới và có thể cung cấp nhiều dịch vụ vận tải hàng không khác nhau, bao gồm vận chuyển hàng hóa khẩn cấp, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và vận chuyển hàng hóa có giá trị.
- Vận tải đường biển: Vận tải đường biển là một lựa chọn tiết kiệm chi phí cho các lô hàng không cần vận chuyển nhanh chóng DB Schenker có đội tàu container lớn hoạt động trên toàn thế giới và có thể cung cấp nhiều dịch vụ vận tải đường biển khác nhau, bao gồm vận tải hàng lẻ (LCL), vận tải hàng nguyên container (FCL) và dịch vụ giao hàng tận nơi.
- Vận tải đường sắt: DB Schenker vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt trên toàn châu Âu và châu Á, với hơn 5.000 tàu và 400.000 xe hàng mỗi năm
Giải pháp vận tải đa phương thức kết hợp nhiều phương tiện vận chuyển như đường biển và đường hàng không giúp tiết kiệm chi phí ở giai đoạn vận chuyển bằng đường biển và tăng tốc độ vận chuyển ở giai đoạn vận chuyển bằng đường hàng không.
Một vài hoạt động vận tải thực tiễn của DB Schenker có thể kể đến như:
Vào tháng 7 năm 2016, DB Schenker đã ký hợp đồng độc quyền kéo dài 5 năm với uShip, một sàn vận tải trực tuyến lớn nhất tại Châu Mỹ, để phát triển
"Drive4Schenker" là nền tảng vận tải giúp chủ xe kết nối với khách hàng có nhu cầu vận chuyển trên khắp Châu Âu Nền tảng này cung cấp các đánh giá chân thực từ người dùng, hệ thống đấu giá trực tuyến và ứng dụng theo dõi, quản lý trực tiếp từng chuyến hàng Nhờ đó, DB Schenker có thể tăng khả năng cạnh tranh, giảm chi phí và tối ưu hóa quy trình vận tải.
Một hoạt động khác là DB Schenker là nhà cung cấp dịch vụ Logistics theo hình thức 3PL cho công ty ô tô Volkswagen (cung ứng linh kiện cho chuỗi sản xuất) Để thực hiện điều này, DB Schenker đã có một nhà kho ngay kế bên nhà máy của Volkswagen ở Hannover, Đức Hằng ngày họ tiếp nhận và xử lí một số lượng lớn các linh kiện từ nhà cung cấp và chuẩn bị chúng cho dây chuyền sản xuất của DB Schenker Từng phút từng giờ, bên nhà máy sẽ yêu cầu một danh sách dài các bộ phận cần được chuẩn bị, và để đáp ứng được các yêu cầu đó thì
DB Schenker đã áp dụng công nghệ lưu kho và truy xuất tự động hiện đại để lưu trữ khoảng 2500 các linh kiện nhỏ khác nhau Theo đó, cứ mỗi 7 giây là sẽ có một bộ phận được lấy ra hoặc cất đi (hoàn toàn tự động) Ngoài ra, công ty còn áp dụng công nghệ truy xuất bằng giọng nói dành cho các bộ phận cần có sự kiểm tra của con người trước khi được đưa vào sản xuất trong nhà máy.
Hệ thống thông tin của DB Schenker
2.5.1 Khái niệm và lợi ích của hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin Logistics gọi tắc là (LIS) là một tập hợp các công cụ hay quy trình được thiết kế nhằm quản lý và điều hành các thông tin liên quan đến quá trình Logistics của công ty
- Các yếu tố cấu tạo nên hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin (LIS) là công cụ phân tích thông tin về nhu cầu, thị trường và nguồn cung để hỗ trợ nhà quản trị ra quyết định trong việc lập kế hoạch mua hàng, giao hàng, dự trữ và sử dụng dịch vụ vận chuyển hiệu quả, đáp ứng nhu cầu khách hàng với chi phí tối thiểu Ngoài ra, LIS còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chương trình logistics hiệu quả, xác định thời gian, không gian và phương pháp vận hành chu trình hoạt động logistics.
+ Hệ thống lập kế hoạch: bao gồm kỹ thuật thiết yếu để thiếu kế ra các kế hoạch chiến lược tổng thể, nó còn bao gồm việc thiết kế mạng lưới, dự đoán và lập kế hoạch nhu cầu, phối hợp nguồn lực, cùng việc lập kế hoạch cung ứng, sản xuất, phân phối và các hoạt động chiến thuật như quản trị dự trữ, vận tải, và các hoạt động hàng ngày trong quá trình đặt hàng và quản lý kho
+ Hệ thống thực thi Logistics: bao gồm các kỹ thuật quản lý hàng ngày vào việc triển khai Logistics một cách linh hoạt và hiệu quả trong việc quản lý kho hàng, vận chuyển, mua sắm dự trữ và đáp ứng đơn hàng của khách hàng, chúng còn
29 đảm bảo việc thực hiện các chức năng này trong khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng.
+ Hệ thống nghiên cứu và thu thập thông tin: Giúp thu thập và nghiên cứu các thông tin bên ngoài và thông tin có sẵn trong lĩnh vực Logistics trong nội bộ công ty, ngoài ra còn giúp cung cấp dữ liệu chính xác và kịp thời trong quá trình ra quyết định, đóng vai trò then chốt trong việc thích ứng với môi trường kinh doanh đầy biến động
+ Hệ thống báo cáo kết quả: đóng vai trò quan trọng nhất, đây là bước cuối cùng trong quy trình quản lý và nghiên cứu Nếu các thông tin báo cáo và kết quả không được truyền đạt một cách hiệu quả thì các nỗ lực quản lý và nghiên cứu có thể không đạt mục tiêu đề ra.
- Hệ thống báo cáo kết quả Logistics tập trung vào 3 loại chính:
+ Báo cáo lập kế hoạch: cung cấp thông tin về lịch sử và thông tin tương lai, xu hướng bán hàng, dự đoán khuynh hương, tình hình thị trường và các yếu tố chi phí liên quan đến dự án
Các hệ thống báo cáo hoạt động cung cấp thông tin liên quan đến các hoạt động thực tế như tồn kho, mua hàng, đơn hàng vận chuyển, kế hoạch sản xuất cũng như kiểm soát và vận chuyển hàng hóa.
+ Báo cáo kiểm soát chi phí: thông tin hoạt động ở các giai đoạn quan trọng, so sánh ngân sách và chi phí thực tế hiện tại, tạo ra cơ sở cho việc đánh giá chiến lược hoạt động và quuyết định về chiến lược tương lai
- Lợi ích của hệ thống thông tin Logistics
Lợi ích mà Hệ thống Thông tin Logistics (Logistics Information System - LIS) mang lại cho doanh nghiệp Logistics không hề nhỏ, từ việc tối ưu hóa hoạt động đến việc nâng cao hiệu suất Cụ thể:
+ Quản lý tồn kho hiệu quả: Giúp doanh nghiệp theo dõi tồn kho, tránh thiếu hoặc dư thừa hàng hóa, từ đó giảm thiểu chi phí và tăng cường khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
+ Xử lý đơn hàng một cách nhanh chóng và chính xác: Giúp xử lý đơn hàng một cách hiệu quả từ khâu đặt hàng cho đến khâu giao hàng, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ và tạo sự hài lòng đến khách hàng.
+ Tối ưu hóa vận chuyển: Tích hợp thông tin vận chuyển và lịch trình, giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian.
+ Tự động hóa quy trình Logistics: Giảm công việc thủ công, tối ưu hóa sử dụng nhân lực, từ đó tăng cường hiệu suất làm việc.
+ Cung cấp báo cáo và phân tích chi tiết: Cung cấp dữ liệu để quản lý đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế, cải thiện quá trình ra quyết định.
+ Giảm lãng phí: Tính tự động hóa giúp giảm lãng phí thời gian, nguồn lực và nguy cơ sai sót, từ đó tối ưu hóa hoạt động và giảm chi phí tổ chức.
Hợp đồng Logistics của DB Schenker
2.6.1 Khái niệm về hợp đồng Logistics
Hợp đồng Logistics là một loại dịch vụ hậu cần của bên thứ ba (3PL) Chuỗi dịch vụ này bao gồm kho bãi, nhận hàng, đóng gói,tư vấn khách hàng, vận tải và khai hải quan… ở đây công ty DB Schenker cho các công ty bên ngoài thuê dịch vụ hậu cần để quản lý một hay nhiều phần trong chuỗi cung ứng của các công ty đó
2.6.2 Các dịch vụ hợp đồng Logistics của DB Shenker:
Vận hành các nhà kho với hơn 100.000 phụ tùng thay thế và hơn 10.000 lượt lấy hàng mỗi ngày – sẵn sàng cung cấp những gì khách hàng cần Các giải pháp hậu cần đã được chứng minh của DB Schenker dành cho thị trường hậu mãi hoạt động trên toàn thế giới theo tiêu chuẩn VDA và tiêu chuẩn ISO Ngoài ra, còn cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng để cải thiện hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Thiết kế mạng và chuỗi cung ứng
Làm cho chuỗi cung ứng của khách hàng linh hoạt hơn và có thể phát triển hơn để đáp ứng các mục tiêu chiến lược dài hạn của doanh nghiệp DB Scheker phân tích, tư vấn và tối ưu hóa chuỗi cung ứng của bạn dọc theo toàn bộ dòng giá trị và phát triển các nghiên cứu thiết kế mạng lưới để tăng hiệu quả.
- Đa kênh/ thương mai điện tử
DB Schenker phát triển các giải pháp hậu cần tiên tiến, có thể mở rộng và tùy chỉnh theo các phân khúc thị trường của đối tác, bao gồm bán lẻ, điện tử và chăm sóc sức khỏe Các giải pháp bao gồm một loạt các dịch vụ hậu cần trọn gói như kho bãi, vận chuyển, thông quan và quản lý đơn hàng.
37 tuyến và kho bãi cho đến các giải pháp hậu cần toàn diện phức tạp để thực hiện đơn hàng đa kênh
- Sản xuất và chế tạo:
Xử lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc cung cấp sản phẩm cho bên khách hàng - từ lắp ráp phụ kiện cho đến giao hàng JIT và JIS DB Schenker tập trung vào việc duy trì chuỗi cung ứng của công ty khách hàng một cách tinh gọn và cung cấp lượng nguyên liệu phù hợp để sản xuất đúng thời hạn - sử dụng công nghệ mới nhất để quản lý tất cả các khía cạnh trong nguồn cung sản xuất của công ty khách hàng.
Lợi ích: Tiết kiệm chi phí hậu cần, giảm lượng hàng tồn kho, thời gian giao hàng nhanh chóng
Giai đoạn cuối cùng trong chuỗi cung ứng của công ty khách hàng là giai đoạn quan trọng nhất vì đây là một trong những bước cuối trước khi sản phẩm của công ty khách hàng đến tay người tiêu dùng Dịch vụ hậu cần xử lý đơn hàng của DB Schenker cung cấp cho công ty đối tác hàng tồn kho được đảm bảo, giao hàng đúng thời hạn và khiến khách hàng hài lòng, giúp việc thực hiện đơn hàng trở nên dễ dàng.
NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Tổng kết và đánh giá về hoạt động Logistics của DB Schenker
Nhờ việc mở rộng và phát triển bền vững đã giúp cho DB Schenker được biết đến như một trong những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới với kinh nghiệm phục vụ trên 170 quốc gia Trong những năm gần đây, DB Schenker vẫn đang hoạt động duy trì và đang trên đà tăng trưởng ổn định Đồng thời liên tục cải tiến các dịch vụ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Về cơ bản, DB Schenker đã tiến hành mở rộng quy mô các kho vận, trung tâm phân phối hàng hóa ở những vị trí chiến lược trên toàn cầu Bên cạnh việc nâng cao năng lực xử lý và dự trữ hàng hóa, DB Schenker còn đầu tư rất nhiều cho hệ thống vận chuyển đa phương thức hiện đại để đảm bảo giao nhận hàng hóa nhanh chóng, an toàn Các công nghệ tiên tiến như IoT, học máy cũng được DB Schenker ứng dụng để tối ưu hóa quy trình hoạt động.
Bên cạnh đó, DB Schenker cũng chú trọng theo khuynh hướng phát triển bền vững, coi trọng vấn đề môi trường và xã hội trong tất cả các khâu Logistics Các sáng kiến như sử dụng phương tiện vận chuyển xanh, thiết lập hệ sinh thái công nghệ số là minh chứng cho cam kết lâu dài của công ty về phát triển bền vững.
Nhờ sự chú trọng trong đầu tư và cải tiến không ngừng, DB Schenker đã giữ vững vị thế hàng đầu của mình trong ngành Logistics toàn cầu suốt 5 năm qua Thành công này chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho DB Schenker trong thời gian tới.
Những kinh nghiệm, bài học được rút ra
1 Liên tục cải tiến, đổi mới công nghệ là chìa khóa phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực Logistics DB Schenker đã áp dụng thành công các công nghệ tiên tiến như IoT, dữ liệu lớn, AI vào quy trình vận hành để tối ưu hóa hoạt động.
2 Xây dựng chiến lược, lên kế hoạch phát triển bền vững, hài hòa lợi ích kinh tế- xã hội- môi trường là xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp Logistics Việc DB Schenker chú trọng vận tải xanh, thiết lập hệ sinh thái công nghệ số là minh chứng thể hiện tầm nhìn chiến lược đúng đắn của doanh nghiệp.
3 Không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và cơ sở hạ tầng Logistics để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường DB Schenker liên tục tìm hiểu các vị trí chiến lược để đầu tư kho, bãi, trung tâm phân phối nhằm tăng khả năng xử lý và cung ứng hàng hóa.
Để gặt hái được thành công trong lĩnh vực Logistics, DB Schenker đã chứng tỏ năng lực thích ứng và đổi mới vượt trội để đáp ứng nhu cầu khách hàng và xu hướng thị trường Việc mở rộng quy mô, đầu tư vào công nghệ hiện đại và theo đuổi chiến lược phát triển bền vững đã trở thành chìa khóa giúp DB Schenker vươn lên đứng đầu ngành Logistics.
Ngành vận tải - kho vận tương lai sẽ đối mặt với nhiều thách thức do xu hướng số hóa, trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh, đòi hỏi cao về khả năng thích ứng và tính bền vững Tuy nhiên, với nền tảng vững chắc đã gây dựng và các chiến lược dự kiến trong tương lai, DB Schenker vẫn sẽ tiếp tục là thương hiệu đáng tin cậy đối với khách hàng và đối tác.
2 Hạn chế của đề tài
- Vì lượng thông tin về DB Schenker có hạn cũng như là hiểu biết của nhóm chúng em còn bị hạn chế nên đề tài còn thiếu nhiều thông tin và bị sai ở vài phần.
- Nội dụng đề tài chủ yếu là về các hoạt động cơ bản trong Logistics của DB Schenker chứ chưa phân tích chi tiết cụ thể của từng hoạt động, cũng như là các yếu tố khác như: Khả năng đổi mới, uy tín thương hiệu,…
- Bài đề tài cũng chỉ nói qua về bài học kinh nghiệm và nhận xét một cách chung chung chứ không phân tích cụ thể và không thể chỉ ra giải pháp và đề xuất thiết thực cho DB Schenker trong việc đổi mới, cải thiện hoạt động trong Logistics của mình.
Thành An (2022), Logistics là gì? Tầm quan trọng của Logistics với đời sống, 20/1/2024 từ < https://cellphones.com.vn/sforum/Logistics-la-gi#:~:text=T%E1%BA%A7m
%20quan%20tr%E1%BB%8Dng%20c%E1%BB%A7a%20ng%C3%A0nh
%20Logistics%20v%E1%BB%9Bi%20cu%E1%BB%99c%20s%E1%BB%91ng
%20hi%E1%BB%87n%20nay&text=%C4%90%E1%BA%B7c%20bi%E1%BB
%87t%20c%C3%B2n%20gi%C3%BAp%20ti%E1%BA%BFp,kh%C3%A1c
%20nhau%20tr%C3%AAn%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB
%9Bi.&text=Ngo%C3%A0i%20ra%2C%20Logistics%20c%C3%B2n%20l
%C3%A0,tranh%20c%E1%BB%A7a%20ng%C3%A0nh%20c%C3%B4ng
Phaata (2020), Logistics là gì – Ý nghĩa và tầm quan trọng của Logistics?, 20/1/2024 từ < https://phaata.com/thi-truong-Logistics/Logistics-la-gi-y-nghia-va-tam-quan-trong- cua-Logistics-598.html>
247Express,(2022), Khái niệm Dịch vụ Logistics là gì? Đặc điểm, Phân loại, Quy trình, 21/1/2024 từ < https://247express.vn/tin-tuc/Logistics-44/khai-niem-dich-vu- Logistics-la-gi-dac-diem-phan-loai-quy-trinh/404>
InterLOG Biên tập,(2022), Khái niệm, Ý nghĩa và vai trò của Logistics, 21/1/2024 từ
< https://interLogistics.com.vn/vi/tin-tuc/blog/khai-niem-y-nghia-va-vai-tro- cua-Logistics-n-364>
TUYENSINH IEC,(2020), Các hình thức và hoạt động của Logistics, 22/1/2024 từ
< https://iec.ut.edu.vn/vi/cac-hinh-thuc-va-hoat-dong-cua-Logistics/>
ISM, (2023),7 nguyên tắc trong quản lý chuỗi cung ứng, 22/1/2024 từ
EURO RACK,(2023), Phân biệt 5 mô hình Logistics phổ biến hiện nay, 22/1/2024 từ
Nguyễn Văn Tuấn,(2021), Logistics là gì? Logistics gồm những thành phần nào, 22/1/2024 từ < https://nv.edu.vn/Logistics-la-gi/ >
VILAS,(2021) Phân biệt 5 mô hình dịch vụ Logistics 1PL – 2PL – 3PL – 4PL – 5PL? 22/1/2024 từ < https://vilas.edu.vn/phan-biet-mo-hinh-dich-vu-
IEC, Các hình thức và hoạt động của Logistics, 22/1/2024
- Tài liệu chương 1: Tổng quan về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Giảng viên Trần Hoàng Giang, 2023 – 2024.
Schenker, D., 2022 New And Story Essen: DB Schenker " đối tác của db"
Schenker, D., 2022 DB Schenker Logistics and supply chain management Essen: DB Schenker " lịch sử hình thành db, dịch vụ của db, chiến lược kinh doanh db"
ThS Phạm Mai Anh (2023) Hàng tồn kho là gì? Mục đích quản trị hàng tồn kho 27/02/2024
Logistics Matters (2022) Green Warehouse opens doors 27/02/2024 < https://blog.dbschenker.com/green-warehouse-opens-doors/>
Transport Intelligence, DB Schenker invests in uShip 21/02/2024 < https://www.ti-insight.com/db-schenker-invests-uship/>
Công ty logistics DB Schenker (Đức) đã giành được Giải thưởng Dịch vụ tốt nhất năm 2020 của Infor Giải thưởng này ghi nhận sự đổi mới và dịch vụ khách hàng vượt trội của DB Schenker trong ngành công nghiệp hậu cần Công ty đã triển khai giải pháp Infor WMS để cải thiện hiệu quả, năng suất và khả năng hiển thị chuỗi cung ứng, giúp khách hàng được hưởng lợi từ dịch vụ giao hàng nhanh hơn và chính xác hơn.
DB Schenker (2019) DB Schenker introducing Digital Picking 27/02/2024 < https://www.youtube.com/watch?v=dqV2icA62_Y>
Nguyễn Viết Lộc (2023) Hệ thống thông tin Logistics là gì? Lợi ích, phân loại và ví dụ [Truy cập ngày 25/02/2024]- Truy cập tại: https://efex.vn/vi/blog/he- thong-thong-tin-Logistics
DB Schenker (2024) Transport [Truy cập ngày 25/02/2024] - Truy cập tại: https://www.dbschenker.com/usa/business/transport
Blog DB Schenker (2024), Warehouse automation and robotization [Truy cập ngày 25/02/2024] - Truy cập tại: https://blog.dbschenker.com/warehouse- automation-and-robotization/
Blog DB Schenker (2024) New era of warehousing [Truy cập ngày 25/02/2024]
Truy cập tại: https://blog.dbschenker.com/innovation-technology-trends- warehousing/
Ryan Finn, (2021) DB Schenker optimizes capacity utilization with BinPACKER [ Truy cập ngày 25/02/2024]
Truy cập tại: https://logistics-manager.com/db-schenker-optimizes- capacity-utilization-with-new-binpacker-algorithm/
DB Schenker, (2024) Managed TMS Services [Truy cập ngày 25/02/2024]
Truy cập tại: https://www.dbschenker.com/global/business/fourth-party- logistics/managed-transport-management
DB Schenker, (2024) Tracking a Shipment [Truy cập ngày 25/02/2024] Truy cập tại: https://help.eschenker.dbschenker.com/content/eschenker/en/Content/ Manage/Tracking/Tracking%20a%20Shipment.htm
DB Schenker, (2024) Order management [Truy cập ngày 25/02/2024] Truy cập tại: https://www.dbschenker.com/global/business/fourth-party- logistics/order-management
Bizclik Editor, (2020) DB Schenker: introducing Digital Picking [Truy cập ngày 25/02/2024]
Truy cập tại: https://supplychaindigital.com/videos/db-schenker- introducing-digital-picking
ESCF, (2024) Volume and demand forecasting- DB Schenker [Truy cập ngày 25/02/2024]
Truy cập tại: https://escf.nl/project/volume-and-demand-forecasting-db- schenkers/
DB Schenker, (2024) Contract Logistics and Supply Chain Management [ Truy cập ngày 26/02/2024]
Truy cập tại: https://www.dbschenker.com/global/business/contract- logistics
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp.HCM,ngày 6 tháng 1 năm 2024
Nguyên Lí Cơ Bản Về Logistics
Quản Lí Chuỗi Cưng Ứng
Buổi họp lần nhất thứ 1
I THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM DỰ
1.1 Thời gian: Từ 14 giờ đến 17 giờ 30 phút, ngày 6 tháng 1 năm 2024
1.2 Địa điểm: Thư viện Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM
- Chủ trì: Vũ Nguyễn Tùng Doanh
- Tham dự: Tất cả thành viên
II MỤC TIÊU CUỘC HỌP
2.1 Mục tiêu: Lựa chọn chủ đề làm bài tiểu luận và lập dàn ý cho bài luận.
III NỘI DUNG CUỘC HỌP
3.1 Trình bày ý tưởng sản phẩm, bàn luận và thống nhất ý kiến
- Ý tưởng: Audi, Porsche, DB Schenker
3.2 Công việc các thành viên như sau:
T MSSV HỌ TÊN ĐÓNG GÓP
NHIỆM VỤ ĐƯỢC PHÂN CÔNG
NHÓM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG
Phân công nhiệm vụ cho các thành viên, đề xuất các ý tưởng
Tìm kiếm thông tin, đóng góp thêm ý tưởng
Tìm kiếm thông tin, đóng góp thêm ý tưởng
Tìm kiếm thông tin, đóng góp thêm ý tưởng
Tìm kiếm thông tin, đóng góp thêm ý tưởng
3.3 Ý kiến của các thành viên: Đề nghị ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đồng ý hay không đồng ý với ý kiến của nhóm trưởng, hoặc phản biện với các ý kiến của các thành viên khác Và cuối cùng khi chốt lại, cả nhóm thống nhất sẽ chọn đề tài DB Schenker quốc tế và Việt Nam.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp.HCM,ngày 20 tháng 2 năm 2024
NguyênLí Cơ Bản Về Logistics
Quản Lí Chuỗi Cưng Ứng NHÓM 6
Buổi họp nhóm lần thứ 2
I THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM DỰ
1.1 Thời gian: Từ 12 giờ 30 phút đến , ngày 20 tháng 2 năm 2024
- Chủ trì: Vũ Nguyễn Tùng Doanh
- Tham dự: Tất cả thành viên
II MỤC TIÊU CUỘC HỌP
Tổng hợp và chỉnh sửa nội dung bài tiểu luận
III NỘI DUNG CUỘC HỌP
Tất cả thành viên tham gia cùng chỉnh sửa bài và hoàn thành các nội dung còn lại.