1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu chuyển giao mô hình phát triển bền vững dựa vào cộng đồng và tài nguyên ven biển Lý Sơn-Sa Huỳnh

144 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu chuyển giao mô hình phát triển bền vững dựa vào cộng đồng và tài nguyên ven biển Lý Sơn-Sa Huỳnh
Tác giả Trần Nhật Lam Duyên
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học và Công nghệ
Thể loại Báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 8,17 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG (7)
  • PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (8)
    • 1. Đặt vấn đề (8)
    • 2. Mục tiêu (9)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu: mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (10)
      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (10)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (10)
      • 4.1. Phương pháp tiếp cận (10)
        • 4.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống (10)
        • 4.1.2. Phương pháp tiếp cận tích hợp, liên ngành (10)
        • 4.1.3. Phương pháp tiếp cận HST (11)
        • 4.1.4. Phương pháp tiếp cận du lịch học tập cộng đồng (11)
      • 4.2. Các phương pháp thu thập dữ liệu (11)
        • 4.2.1. Dữ liệu thứ cấp (11)
        • 4.2.2. Dữ liệu sơ cấp (11)
        • 4.2.3. Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn hộ và phỏng vấn những người quan trọng (KIs) (12)
      • 4.3. Khung phân tích SWOT - DPSIR (13)
      • 4.4. Các phương pháp xử lý số liệu (16)
        • 4.4.1. Phương pháp phân tích thống kê- mô tả (16)
        • 4.4.2. Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) (16)
    • 5. Tổng kết kết quả nghiên cứu (22)
      • 5.1. Tổng quan nghiên cứu (22)
        • 5.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước (22)
        • 5.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước (27)
      • 5.2. Thực trạng KT-XH, văn hóa, tài nguyên, môi trường của huyện Bình Sơn và các điểm (31)
        • 5.2.1. HST rừng ngập nước Bàu Cá Cái, Xã Bình Thuận (32)
        • 5.2.2. HST rừng dừa nước Cà Ninh, xã Bình Phước (38)
        • 5.2.3. HST rạn san hô Gành Yến, xã Bình Hải (39)
        • 5.2.4. Làng gốm truyền thống Mỹ Thiện, Thị trấn Châu Ổ (45)
      • 5.3. Đề xuất mô hình du lịch kết nối cho sự phát triển bền vững (46)
        • 5.3.1. Cơ sở của việc đề xuất mô hình CBE (46)
        • 5.3.2. Mục đích và mục tiêu hướng đến của mô hình CBE đề xuất (48)
        • 5.3.4. Các hoạt động của mô hình CBE (56)
      • 5.4. Đề xuất các phương án ĐQL tại các điểm du lịch trong mô hình CBE tại địa phương. 56 1. Phương án thực hiện ĐQL bảo vệ nguồn lợi thủy sản và HST rừng ngập mặn Bàu Cá Cái (62)
        • 5.4.2. Phương án thực hiện ĐQL bảo vệ nguồn lợi thủy sản và HST rạn san hô Gành Yến . 67 5.4.3. Phương án thành lập tổ hợp tác bảo vệ HST rừng dừa nước Cà Ninh (73)
      • 5.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào mô hình CBE (86)
        • 5.5.1. Đánh giá độ tin cậy của mô hình (86)
        • 5.5.2. Đánh giá mô hình cấu trúc SEM (90)
      • 5.6. Đề xuất chính sách và cơ chế quản lý bền vững mô hình CBE tại huyện Bình Sơn (93)
        • 5.6.1. Xác định các bên liên quan quan trọng (94)
        • 5.6.2. Đề xuất các chính sách và cơ chế quản lý bền vững mô hình CBE, huyện Bình Sơn (97)
      • 5.7. Đề xuất chỉ số phát triển bền vững cho việc quản lý mô hình CBE (102)
        • 5.7.1. Khái niệm và vai trò của chỉ tiêu phát triển bền vững (102)
        • 5.7.2. Chỉ số phát triển bền vững cho việc quản lý tổng hợp ven biển (103)
      • 5.8. Đề xuất khung đánh giá DPSIR cho khu vực nghiên cứu (114)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 110 (116)
    • 6. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận (125)
    • 7. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh) (125)
    • PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI (127)
      • 3.1. Kết quả nghiên cứu (127)
      • 3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả (127)
      • 3.3. Kết quả đào tạo (128)
    • PHẦN IV. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI (129)
    • PHẦN V. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ (0)
    • PHẦN VI. KIẾN NGHỊ (0)
    • PHẦN VII. PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Để có được phương án cho các hoạt động này, dự án tập trung nghiên cứu sâu vào cộng đồng, môi trường, hiện trạng công nghiệp và đô thị, đồng thời hợp tác với trường học lấy học tập trải

THÔNG TIN CHUNG

1.1 Tên đề tài: Nghiên cứu chuyển giao mô hình phát triển bền vững dựa vào cộng đồng và tài nguyên ven biển Lý Sơn - Sa Huỳnh

1.3 Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT Chức danh, học vị, họ và tên Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài

1 TS Trần Nhật Lam Duyên

Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội

7 Nguyễn Đình Tiến Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia

8 Nguyễn Anh Tuấn Ban Xây dựng - Đại học Quốc gia

1.4 Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Điện thoại: 04.37547506 Fax:

E-mail: news_ueb@vnu.edu.vn

Website: http://ueb.edu.vn/ Địa chỉ: 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

1.5.1 Theo hợp đồng: 12 tháng kể từ tháng 05/2022

1.5.2 Gia hạn (nếu có): đến hết tháng 04 năm 2024

1.5.3 Thực hiện thực tế: từ tháng 05 năm 2022 đến tháng 04 năm 2024

1.6 Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):

(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)

1.7 Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 450 triệu đồng.

TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặt vấn đề

Theo Kế hoạch Số 72/KH-UBND về “Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại 04 huyện: Bình Sơn, Lý Sơn, Nghĩa Hành, Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018 - 2020” của

UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành ngày 16 tháng 05 năm 2018 đã xác định huyện Bình Sơn tập trung phát triển du lịch cộng đồng gắn kết giữa làng tranh bích họa Gành Yến và các điểm trải nghiệm trưng bày đồ cổ và gốm Mỹ Thiện trên tuyến du lịch đến Lý Sơn nhằm kết nối những giá trị tương đồng về cảnh quan và địa chất địa mạo giữa hai huyện Bình Sơn - Lý Sơn (UBND tỉnh Quảng Ngãi, 2018) Ngoài ra, trong “Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm đầu của Quy hoạch sử dụng đất huyện Bình Sơn” cũng đã đánh giá khu vực biển và ven biển của huyện Bình Sơn còn có nhiều tiềm năng về khai thác và dịch vụ nghề biển với các bến cá và cảng cá (Sa Kỳ, Sa Cần); bãi tắm Khe Hai; Lệ Thủy (biển bậc thang); khu du lịch Thiên Đàng; khu du lịch sinh thái Vạn Tường có di tích và bảo tàng Chiến thắng Vạn Tường; Gành Yến Bình Hải (UBND huyện Bình Sơn, 2021)

Khu vực ven biển Lý Sơn – Sa Huỳnh được đánh giá có các giá trị phong phú và đặc sắc về văn hóa, hệ sinh thái (HST) và tài nguyên thiên nhiên (TNTN) Nếu khu vực này có một chiến lược phát triển bền vững sẽ góp phần quan trọng khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) vùng ven biển, cải thiện sinh kế người dân, bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên và môi trường (Đỗ Anh Duy và cộng sự, 2019) Vì thế, quần thể đảo Lý Sơn – Sa Huỳnh được định hướng phát triển trong giai đoạn 2020-2025 trở thành đảo du lịch xanh, sạch đẹp, bền vững về môi trường, giữ vững quốc phòng an ninh biển đảo (UBND tỉnh Quảng Ngãi, 2018) Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu ban đầu cũng đã cho thấy tại khu vực ven biển Lý Sơn - Sa Huỳnh có sự hiện diện của nhiều nỗ lực cộng đồng cho phát triển như các hoạt động du lịch thưởng thức cảnh quan tại Bàu Cá Cái (xã Bình Thuận), rừng dừa nước Cà Ninh (xã Bình Phước) và tổ chức hoạt động xem tranh bích họa ở Gành Yến (xã Bình Hải) Ngoài ra, đại phương còn có các hoạt động bảo tàng khảo cổ học của những người say mê ở Châu Ổ, làng Gốm Mỹ Thiện - một kiểu lò gốm truyền thống với phương thức thủ công còn lại của Miền Trung Việt Nam với kiểu dáng và trang trí đặc trưng của địa phương Tuy nhiên các nỗ lực cộng đồng cần được gắn kết để tạo nên những giá trị phong phú và đa dạng hơn, hấp dẫn nhu cầu du khách mạnh mẽ hơn

Bên cạnh các lợi thế sẵn có thì khu vực ven biển Lý Sơn - Sa Huỳnh cũng có những nguy cơ đặc hữu về biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng, ảnh hưởng của phát triển đô thị đến môi trường sinh thái do là khu phức hợp ven biển Phát triển bền vững khu vực ven biển Lý Sơn

- Sa Huỳnh cần đảm bảo tính hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học, địa chất, TNTN, phát huy văn hóa truyền thống, cải thiện sinh kế địa phương (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2019) Nghiên cứu của Nguyen và Phan (2020) cũng cho thấy việc xây dựng một mô hình phát triển KT-XH bền vững trong giai đoạn tới là một bài toán mà các nhà quản lý địa phương cần phải giải quyết

Do đó, xây dựng mô hình đồng quản lý (ĐQL) hướng đến mục đích cải thiện sinh kế, phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương, gắn với khai thác bền vững các nguồn lợi tự nhiên cho khu vực ven biển Lý Sơn - Sa Huỳnh là một nhu cầu cấp thiết.

Hiện nay, chính quyền và cộng đồng địa phương đã chọn lựa mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community-based ecotourism - CBE) như một phương tiện để thúc đẩy sự phát triển bền vững Mô hình này hướng đến mục tiêu quan trọng là giải quyết các ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường sinh thái đồng thời thúc đẩy nền kinh tế địa phương bằng cách tăng cường vai trò của phụ nữ và thanh niên, cải thiện giáo dục, và nâng cao phúc lợi (Anup et al., 2015; Kibria & Matin, 2021; Lee & Jan 2019) Tuy nhiên, để thu hút du khách một cách hiệu quả, nỗ lực của cộng đồng là không thể thiếu Việc đạt được sự cân bằng bền vững và hiệu quả đòi hỏi sự hòa hợp giữa bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý TNTN, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống, phát triển sinh kế địa phương và kinh tế trong xã hội (Assaf,

2012) Hơn nữa, sự tham gia tích cực của cộng đồng trong ngành du lịch sẽ đóng góp vào việc đảm bảo sự phát triển bền vững cho địa phương (Iqbal et al., 2022; Rasoolimanesh et al., 2017; Tosun, 2006; Wondirad & Ewnetu, 2019) Đó cũng là cơ sở của việc đề xuất thực hiện đề tài “Nghiên cứu chuyển giao mô hình phát triển bền vững dựa vào cộng đồng và tài nguyên ven biển Lý Sơn - Sa Huỳnh” Dựa trên các kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương và đánh giá thực trạng về các thuận lợi, khó khăn của địa phương trong việc xây dựng mô hình CBE góp phần làm rõ hơn vai trò của các bên liên quan đặc biệt là cộng đồng địa phương trong việc phân vùng quản lý và việc tham gia vào công tác xây dựng quy chế quản lý bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn lợi kinh tế Từ đó, đề tài có thể đề xuất một mô hình CBE phù hợp với điều kiện và chiến lược phát triển của địa phương bao hàm việc đánh giá đầy đủ các yếu tố về KT-XH, sinh thái, TNTN, môi trường, văn hóa và thể chế.

Mục tiêu

- Đánh giá được thực trạng khai thác tài nguyên và các hoạt động KT-XH gắn với sử dụng tài nguyên, tri thức bản địa của cộng đồng

- Xây dựng được mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và tài nguyên ven biển Lý Sơn - Sa Huỳnh đảm bảo tính khoa học và thực tiễn phục vụ chuyển giao.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

- Phạm vi không gian: huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

- Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm (2022-2023).

Phương pháp nghiên cứu

4.1.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống

Phát triển bền vững hiện đang phải đối mặt với rào cản từ những quan điểm xã hội cố hữu như: nông thôn cần đô thị hóa mới nâng cao đời sống, doanh nghiệp và quản lý cần công nghiệp hóa mới giàu mạnh Vì vậy, trong giáo dục cộng đồng, chúng ta cần nhận thức rằng xã hội cần hướng đến sự giàu có, thịnh vượng và bền vững thông qua việc lồng ghép nhu cầu phát triển cả đô thị và nông thôn Bởi vì nếu không có nông thôn thì chúng ta không thể bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa, nhưng nếu thiếu đô thị thì khó tiếp cận được với sự phát triển và hiện đại Đây cũng chính là cơ sở khẳng định nhiệm vụ của việc xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn (CBE).

Tiếp cận hành trình sinh thái xã hội đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên liên quan, thúc đẩy nhận thức lãnh đạo dựa vào cộng đồng và quản trị hợp tác Điều này tạo nền tảng cho Chính phủ kiến tạo, hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước Bằng cách kết hợp mô hình DPSIR (vấn đề) và ABCD (cộng đồng), Bình Sơn có thể tận dụng lợi thế địa phương và huy động nhiều nguồn lực hơn để hướng tới phát triển bền vững.

Và đó cũng là lý do sự tham gia của các bên liên quan cần được xác định rõ ngay từ đầu khi nghiên cứu mô hình này gồm: UBND Quảng Ngãi, UBND Bình Sơn, UBND các xã liên quan Bình Hải, Bình Thuận, Bình Phước, thị trấn Châu Ổ; các trường đại học; Các Hội Đoàn thể quần chúng Phụ Nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên; Khu Công nghiệp Dung Quất; Các doanh nghiệp du lịch, Các tổ chức cộng đồng, Các công ty khởi nghiệp,

4.1.2 Phương pháp tiếp cận tích hợp, liên ngành

Cách tiếp cận này khuyến khích các nhà khoa học từ nhiều chuyên ngành khác nhau có thể cùng nghiên cứu các vấn đề liên ngành, góp phần giải đáp các bài toán khó mà kiến thức đơn

5 ngành không thể giải quyết Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu khoa học từ nhiều chuyên ngành như kinh tế, xã hội, môi trường-tài nguyên kết hợp thực hiện

4.1.3 Phương pháp tiếp cận HST

Tiếp cận HST đặt con người và việc sử dụng TNTN của họ hướng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định Bởi vậy, tiếp cận HST có thể được sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều người sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên

4.1.4 Phương pháp tiếp cận du lịch học tập cộng đồng

Phương pháp tiếp cận du lịch học tập cộng đồng được đề xuất hướng đến việc tổ chức các hoạt động dự án tại địa phương Để có được phương án cho các hoạt động này, dự án tập trung nghiên cứu sâu vào cộng đồng, môi trường, hiện trạng công nghiệp và đô thị, đồng thời hợp tác với trường học lấy học tập trải nghiệm để nâng cao năng lực cộng đồng và hướng đến đồng thuận với các bên liên quan về phát triển Trên cơ sở đó gắn kết du lịch tạo sinh kế hỗ trợ để quay lại bảo tồn, và phát huy giá trị văn hóa

4.2 Các phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng cả 2 nguồn dữ liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp:

4.2.1 Dữ liệu thứ cấp Được thu thập từ các các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp thông qua: Internet, website, Email, UBND, Cục thống kê, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc Tiến Đầu Tư và

Hỗ Trợ Doanh Nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên - Môi trường,…để thu thập các số liệu có liên quan đến hiện trạng quy hoạch không gian biển, phân vùng, kế hoạch phát triển KT-XH, các nguồn sinh kế của người dân địa phương, các đặc điểm chính về thành phần, cấu trúc và chức năng của các HST, các nguồn TNTN mà người dân có thể hưởng lợi và bảo tồn, các tác động tiềm năng của việc phát triển đô thị và phát triển kinh tế do hoạt động của con người lên môi trường biển và vùng bờ biển, các giá trị văn hóa của địa phương, các điểm có thể kết nối du lịch cộng đồng

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát thực địa, phỏng vấn dân cư và phỏng vấn những người có liên quan (KIs) như cán bộ quản lý và chuyên gia trong lĩnh vực du lịch Các cuộc phỏng vấn được thực hiện theo phương pháp trục cấu trúc và bán cấu trúc để thu thập thông tin về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường, văn hóa và các thể chế liên quan.

4.2.3 Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn hộ và phỏng vấn những người quan trọng (KIs)

Các dữ liệu định tính và định lượng được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp (face-to-face) với những người quan trọng (KIs) và hộ gia đình tại địa phương Điều tra chính thức được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu vào tháng 3 và tháng 4 năm 2023 Để xác định kích thước mẫu cho phỏng vấn hộ gia đình, nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Theo các phương trình được đề xuất bởi Yamane (1967:886) và xem xét số hộ gia đình tại Bình Sơn (khoảng 49.047 hộ), cần có ít nhất 100 người tham gia để đạt được mức tin cậy 90% Công thức được sử dụng như sau: n = N

1 + N(e) 2 Trong đó, n là kích thước mẫu, N là tổng thể và e là mức độ tin cậy Để đảm bảo tính chính xác của kết quả nghiên cứu, số lượng mẫu hộ gia đình tham gia phỏng vấn dự kiến là 120 hộ (30 chủ hộ/xã) cho 4 xã và thị trấn (xã Bình Hải, thị trấn Châu Ổ, xã Bình Thuận và xã Bình Phước) thuộc huyện Bình Sơn Tiêu chí cho việc lựa chọn các hộ dân tham gia khảo sát là các hộ dân sống lận cận bốn địa điểm du lịch trong mô hình CBE dự kiến và các hộ gia đình có các nguồn sinh kế gắn liền với mô hình CBE Các tiêu chí cụ thể cho việc lựa chọn hộ phỏng vấn bao gồm: những hộ gia đình sống gần khu vực Gành Yến, có sở hữu rừng dừa nước Cà Ninh, có tham gia vào hoạt động du lịch tại Bàu Cà Cái và Rừng dừa Cà Ninh, các hộ gia đình sống xung quanh làng Gốm Mỹ Thiện Phỏng vấn KIs cũng được thực hiện nhằm mục đích làm sáng tỏ cách thức các bên liên quan tham gia vào mô hình CBE, mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về các chiến lược quản lý quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của mô hình CBE và cho địa phương Bảng khảo sát phỏng vấn KIs được thiết kế tương ứng cho các nhóm đối tượng khác nhau, nhằm khám phá các khía cạnh khác nhau với các nhóm thông tin chính như sau: (i) thông tin chung về người tham gia phỏng vấn, (ii) cơ hội, thách thức và các tác động tiềm ẩn trong việc xây dựng mô hình CBE tại địa phương, (iii) những vấn đề cần lưu ý trong việc bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên/ đa dạng sinh học/giá trị văn hóa bản địa trong quá trình phát triển mô hình CBE, (iv) vai trò của các bên liên quan và chiến lược phối hợp trong quá trình triển khai mô hình CBE, và (v) các đề xuất và giải pháp tương ứng cho việc xây dựng mô hình CBE tại địa phương một cách hiệu quả và bền vững

Bảng 1 Bảng tổng hợp mẫu phỏng vấn hộ và KIs Địa bàn và đối tượng thu thập dữ liệu sơ cấp

Số hộ tham gia phỏng vấn Phỏng vấn KIs

Xã Bình Thuận 32 ● Phó ban vận động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản xã Bình Thuận (1)

7 Địa bàn và đối tượng thu thập dữ liệu sơ cấp

Số hộ tham gia phỏng vấn Phỏng vấn KIs

● Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bình Thuận (1)

Xã Bình Phước 28 ● Phó Chủ tịch xã Bình Phước (1)

● Trưởng ban vận động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản xã Bình Hải (1)

● Trưởng thôn - thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải

(1) Thị trấn Châu Ổ 17 ● Phó Chủ tịch thị trấn Châu Ổ (1)

Cán bộ, học giả địa phương cấp huyện, cấp tỉnh

● Chánh Văn phòng - Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ngãi (1)

● Chủ tịch hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Ngãi (1)

● Trường phòng - Phòng kiểm soát ô nhiễm,

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi (1)

● Phó Ban Chuyên môn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi (1)

● Chánh Văn phòng, Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi (1)

● Phó Chủ tịch, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Tỉnh Quảng Ngãi (1)

● Phó phòng văn hóa thể thao và du lịch của, huyện Bình Sơn (1)

● Cán bộ Ban quản lý tài nguyên và quản lý môi trường, Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất (1)

Chuyên gia ● Đại học Quốc gia Hà Nội (1)

Trường Đại học/công ty du lịch

● Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

● Giám đốc Công ty CP du lịch quốc tế DaiVietTour (1)

Ghi chú: Số trong dấu ngoặc đơn thể hiện số lượng người tham gia phỏng vấn

4.3 Khung phân tích SWOT - DPSIR

Khung DPSIR (Driver/Động lực - Pressure/Sức ép - State/Hiện trạng - Impact/Tác động

- Response/Phản hồi) xuất phát từ mô hình Stress-Response, lần đầu tiên được giới thiệu bởi Cơ quan Thống kê Canada vào cuối những năm 1970 (EEA, 1995; Friend & Rapport, 1991; OECD,

1993) Sau đó, khung DPSIR được phát triển bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào năm 1993, bằng cách bổ sung các chỉ số "Driver" và "Impact" để đảm bảo việc đánh giá

Khung DPSIR cung cấp một cách tiếp cận toàn diện hơn để đánh giá tình trạng môi trường bằng cách kết hợp các khía cạnh động lực học hệ thống, áp lực, tình trạng, tác động và phản ứng chính sách Khung ban đầu này được phát triển tại Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA) và đã được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu đánh giá tác động môi trường.

Tổng kết kết quả nghiên cứu

5.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước

Với tiềm năng đánh giá hiệu quả hệ sinh thái toàn diện, các quần thể đảo được coi là mô hình tối ưu Nghiên cứu của Langle-Flores và Quijas (2020) đã chứng minh rõ ràng tiềm lực này thông qua phương pháp đánh giá có hệ thống Các phát hiện từ nghiên cứu này đóng vai trò nền tảng quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách phát triển bền vững liên quan đến hệ sinh thái.

58 nghiên cứu được xuất bản từ năm 1964 đến năm 2019 Từ việc phân tích, đánh giá các mô hình được áp dụng trong các nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đề xuất được sáu bước để kết hợp các dịch vụ HST của quần thể đảo vào quá trình ra quyết định: (i) Tổng hợp kiến thức về các dịch vụ HST, (ii) Đánh giá tính kinh tế của các dịch vụ HST, (iii) Lượng hóa và không gian hóa các dịch vụ HST, (iv) Truyền tải thông tin cho những người hưởng lợi khác nhau, (v) Phát thảo và thực hiện các quỹ đạo bền vững của ĐQL với các bên thụ hưởng, và (vi) Tiếp nhận các nguồn hỗ trợ quốc tế Nghiên cứu cũng cho thấy rằng dịch vụ sinh thái liên quan đến môi trường biển thường được tập trung đánh giá là môi trường sống của các loài, bảo vệ quĩ gen, môi trường giải trí và du lịch Mặc dù cộng đồng địa phương dựa nhiều vào các lợi ích kinh tế và xã hội từ các hoạt động du lịch, nhưng cần có thêm các nghiên cứu để hiểu rõ hơn về những đóng góp về văn hóa, xã hội và các thành phần kinh tế đối với phúc lợi của họ Theo nghĩa đó, nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của các phương pháp tiếp cận tổng thể và các đánh giá trong tương lai về các dịch vụ HST đảo để có thể truyền tải hiệu quả các kết quả nghiên cứu vào quá trình ra quyết định và quyết sách môi trường

Nghiên cứu tổng quan thứ 2 là về nhóm tác giải Littles, Jackson, DeWitt, và Harwell

(2018) cũng có góc nhìn tương tự như những kết luận của trong nghiên cứu của Langle-Flores

17 và Quijas (2020) Nghiên cứu nhấn mạnh yêu cầu cần hiểu rõ hơn môi trường sống đóng góp cụ thể như thế nào đến phúc lợi của con người, phải xác định được mức độ phụ thuộc của từng nhóm hưởng lợi vào môi trường để làm cơ sở cho việc đánh giá môi trường và hỗ trợ cộng đồng ra quyết định ưu tiên bảo tồn hay đánh giá các kịch bản phát triển trong bối cảnh dịch vụ sinh thái trong tương lai Các bên liên quan được xác định bao gồm cư dân ven biển, khách du lịch, các đơn vị phát triển công nghiệp Những nghiên cứu này cũng là cơ sở giúp cho nghiên cứu này có thể phát triển mô hình phát triển bền vững phù hợp với địa bàn nghiên cứu Sau đây là một nghiên cứu cho các trường hợp cụ thể ở các quốc gia hoặc khu vực tiêu biểu Được đúc kết từ 200 cuộc phỏng vấn tại nhóm đảo Solomons ở Thái Bình Dương, Lapointe và các cộng sự (2021) đưa ra kết luận rằng con người sống trong đô thị nhận được lợi ích ít hơn đáng kể về vật chất, mối quan hệ và cảm xúc cá nhân so với khi chưa được đô thị hóa mặc dù thu nhập của họ được cải thiện Nghiên cứu này cho thấy sự thay đổi trong mối quan hệ thiên nhiên và con người ở các khu vực đô thị có liên quan tới sự suy giảm phúc lợi nhiều chiều mà con người có được từ thiên nhiên Quyền tiếp cận được cải thiện với các dịch vụ môi trường sinh thái có đóng góp rõ ràng vào an sinh đa chiều của con người có thể là một điểm mà các nhà qui hoạch đô thị và quản lý môi trường cần tập trung để đảm bảo được cả hai mục tiêu về xóa nghèo và duy trì quan hệ thiên nhiên với con người một cách hài hòa

Cũng trong năm 2021, Coelho-Junior và các cộng sự đã công bố nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá quan niệm của các nhóm lợi ích về giá trị nhiều mặt của dịch vụ môi trường sinh thái của công việc ở công viên tiểu bang Cunhambebe (PEC), Brazail và tìm hiểu rõ hơn về quan niệm có thể ảnh hưởng đến quản trị của PEC như thế nào Nhóm tác giả cho rằng hiểu biết này sẽ tạo ra một công cụ tốt để hình thành nên được một đề xuất cải thiện mô hình quản trị và giải quyết các tranh chấp môi trường xã hội Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa văn hóa và môi trường trong đó các giá trị quan hệ (relational) và dịch vụ văn hóa môi trường sinh thái có liên quan mật thiết tới đánh giá của người dân địa phương đối với PEC Vì vậy, nghiên cứu ủng hộ các chiến lược quản trị dựa trên giá trị địa phương đối với đất đai và sử dụng rừng theo cách bền vững Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy rằng nhiều bên liên quan địa phương bị ngắt lời khi trao đổi tại các cuộc họp hội đồng địa phương và diễn đàn phần lớn dành cho các bên từ các đơn vị công và tư thể hiện quyền lực và kiểm soát từ trên xuống Đây là điểm cần lưu ý và có ý nghĩa khi tiến hành nghiên cứu Mặt khác nhiều người dân địa phương không nắm bắt được toàn diện vấn đề, ví dụ về thông tin diện tích, biên giới của khu bảo tồn v.v do thiếu hụt thông tin và hiểu biết Nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải tìm hiểu và lồng ghép kiến thức bản địa trong việc qui hoạch và quản trị môi trường để đảm bảo tính hiệu quả và sự bình đẳng Các góc nhìn giá trị khác nhau đặc biệt từ các giá trị nền tảng và mối quan

18 hệ (văn hóa) rất cần được xem xét giúp nhìn rõ mối liên hệ trực tiếp từ văn hóa tới môi trường, hợp pháp hóa nghiên cứu về đa dạng sinh học cho quản lý các khu bảo tồn Sự tham gia của người dân phụ thuộc không chỉ vào trải nghiệm cá nhân mà cả bối cảnh họ tham gia Vì vậy các mối quan hệ xã hội và chương trình giáo dục của các khu bảo tồn là quan trọng để tái lập lòng tin và sự hợp tác giữa các bên liên quan Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất 5 cách để cải thiện quản trị khu bảo tồn một cách bền vững và công bằng: (1) Lập kế hoạch chiến lược sử dụng và chiếm dụng đất đai để giảm xung đột; (2) Có sự tham gia của các đơn vị xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển địa phương quanh khu bảo tồn trong hoạt động qui hoạch hoạt động; (3) Hỗ trợ các dự án giáo dục môi trường trong các cơ sở giáo dục ở địa phương và các hoạt động xã hội dân sự; (4) Nuôi dưỡng và hỗ trợ các dự án du lịch cộng đồng, và (5) Thực hiện lập bản đồ có sự tham gia các dịch vụ môi trường sinh thái (quan điểm địa phương, đánh giá, quyền tiếp cận và sự phân phối) để cải thiện việc chia sẻ công bằng hơn đối với lợi ích tài chính từ khu bảo tồn đối với cộng đồng địa phương

Khi nói đến du lịch cộng đồng hay ĐQL các nguồn tài nguyên, các nghiên cứu ở Kenya có những đóng góp và kết quả đáng để tham khảo Nghiên cứu của Mayaka, Croy, và Cox (2018) tập trung vào việc xem xét làm cách nào có thể phát triển một mô hình du lịch dựa vào cộng đồng (CBT) từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng Việc “tham gia” có thể được hiểu và giải thích qua ba trường hợp điển hình ở Kenya Dữ liệu được thu thập qua phỏng vấn sâu, quan sát và các tư liệu thu thập được Nghiên cứu phát hiện CBT là một câu trả lời đối với những thách thức mang tính bối cảnh được dẫn dắt bởi những người có uy tín trong cộng đồng Sự tham gia của cộng đồng thường thông qua những người đại diện, được diễn giải liên quan đến cách thức địa phương thực hiện Sự tham gia có các hình thức khác nhau bị ảnh hưởng bởi các căng thẳng kinh tế - xã hội - văn hóa và đôi khi là chính trị trong việc hiện thực hóa và cải thiện các chiến lược phát triển du lịch do cộng đồng dẫn dắt, vượt ra ngoài các qui chuẩn của phương tây Cách hiểu sự tham gia như trên cho thấy quá trình CBT được đồng hóa vào địa phương thay vì bị ấn ủi áp đặt vượt ra ngoài các cách thực hành cộng đồng địa phương Ý thức cộng đồng của các thành viên là nhân tố chính quyết định sự tham gia vào doanh nghiệp CBT, trong quá trình kiến tạo và vận hành Ý thức cộng đồng có vẻ giúp tạo ra mức độ tin tưởng cao hơn và đóng góp vào tốt hơn vào doanh nghiệp CBT so với các động lực cá nhân Sự tham gia của cộng đồng là một cái motif mang tính biểu tượng liên quan tới lòng tin và cộng đồng Các qui tắc thực hiện không dễ dàng được nói rõ nhưng mà ít nhất có thể có điểm bắt đầu để giúp ta hiểu và trao đổi về cách thức thực hiện qua thời gian và bối cảnh Sự tham gia tồn tại vượt ra ngoài vấn đề ra quyết định và các thành viên cộng đồng rất trân trọng các cơ hội tham gia đóng góp cho cộng đồng và bản thân mình thông qua các hoạt động tự nguyện, làm công nhật và các hoạt động tham gia khác Điều

19 này có ý nghĩa khi phác thảo chiến lược phát triển CBT Điểm cần lưu ý ở đây đó là sự tham gia cần phải được hiểu như là 1 motif mà không phải là hiện tượng cố định, thực nghiệm và cần được hiểu trong bối cảnh môi trường kinh tế xã hội chính trị địa phương Sự tham gia có thể phức tạp hơn vượt ra ngoài khuôn khổ chính thức, và sự thay đổi có thể xảy ra qua thời gian – việc tạo ra các mối quan hệ tin tưởng có thể hỗ trợ sự tham gia địa phương và vượt qua các trở ngại Một nghiên cứu khác ở Kenya với đối tượng nghiên cứu là rừng đước và mục tiêu hướng đến là phát triển HST bền vững, Owuor, Icely và Newton (2019) cũng cho thấy rằng quản trị HST bền vững yêu cầu có sự tham gia của dân cư địa phương (ĐQL) Tuy nhiên, việc thực hiện ĐQL có thành công không dựa vào việc hiểu quan niệm của cộng đồng địa phương về nguồn lực sinh thái địa phương Nghiên cứu được thực hiện qua việc (1) tham vấn với người dân địa phương, (2) trên cơ sở đó làm điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu quan điểm của cộng đồng địa phương về mức suy giảm của rừng đước cũng như các nguy cơ đối với rừng đước, sau đó tiến hành phân tích ảnh hưởng của các đặc trưng xã hội của người trả lời đối với lựa chọn của họ về hai nội dung trên Kết quả cho thấy động lực của suy giảm rừng đước là các hoạt động của con người như thu hoạch củi đun, ô nhiễm từ nhựa, phân, tràn dầu, thu hoạch làm vật liệu xây dựng quá đà và chiếm không gian xây dựng Tuổi, quy mô hộ gia đình và địa điểm sinh sống là các yếu tố ảnh hưởng tới quan niệm của người trả lời Nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng của việc huy động sự tham dự của cộng đồng từ những bước đầu trong thiết kế chính sách

Cùng đối tượng nghiên cứu là rừng đước, Musa, Fozi, và Mohd (2020) đã đánh giá đóng góp của rừng đước vào phát triển kinh tế ở Malaysia đến từ việc đánh cá Rừng đước cũng là một sản phẩm du lịch quan trọng tạo ra thu nhập và các cơ hội việc làm Lợi ích của rừng đước đối với du lịch chưa được phát huy vì chưa có thị trường Nghiên cứu này xem xét sự sẵn sàng chi trả của cộng đồng duyên hải ở Vịnh Marudu Sabah để phát triển các khu rừng đước thành điểm du lịch Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM), kết quả nghiên cứu cho thấy sự sẵn sàng chi trả phụ thuộc vào các nhân tố KT-XH và nhân khẩu học của cộng đồng duyên hải cũng như khả năng chi trả của họ Đến nay có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tại Indonesia liên quan đến sự tham gia của của cộng đồng trong việc bảo tồn TNTN và phát triển du lịch sinh thái Đầu tiên, nghiên cứu của Claudia và Marina (2020) cho thấy du lịch ở Bali, Indonesia có lịch sử chịu ảnh hưởng ngoại lai nên cần được mở ra cho cư dân địa phương tham gia và du lịch dựa vào cộng đồng (CBT) là cách tiếp cận phù hợp Nghiên cứu này tìm hiểu việc trao quyền xã hội là kết quả của tương tác giữa các bên tham gia vào CBT và các nhân tố trợ giúp hay cản trở việc trao quyền cho cư dân thông qua CBT ở vùng nông thôn Bali Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 3 ngôi làng ở các giai đoạn phát triển du lịch khác nhau Thông qua quá trình khái niệm hóa quyền lực trong bối cảnh

20 văn hóa xã hội phân cấp đặc trưng, bài viết đưa ra hiểu biết mới về trao quyền trong khuôn khổ CBT, đặc biệt mức độ các mối quan hệ đối tác và hợp tác tạo không gian trao quyền lớn hơn cho sự phát triển CBT bền vững CBT trong thể chế chính trị phân quyền của Indonesia phần lớn bị giới tinh hoa địa phương chiếm đoạt trong khi tạo ra các mức độ khác nhau về các cơ hội trao quyền Ở làng số 1, hoạt động du lịch chỉ gói gọn trong phạm vi của làng - tại đó quan hệ đối tác chỉ nảy sinh giữa các thành viên trong ủy ban quản lý cấp làng (VTC) hoặc giữa các chóp bu VTC và các cá nhân bên ngoài Dân làng có ít cơ hội tham gia vào do địa vị, kiến thức thông tin và kỹ năng của họ Ở làng thứ 2 sự tham gia được mở rộng với nhiều homestay, giới tinh hoa địa phương vẫn chủ trì các hoạt động du lịch và cho các bên khác ít cơ hội, họ hợp tác chủ yếu với bên ngoài và lề hóa phần lớn thành viên cộng đồng Ở làng thứ ba, các hoạt động CBT được mở rộng hơn và dân làng được tập huấn tăng cường kỹ năng, là một không gian dựa trên mối quan hệ xã hội và mục tiêu chung khiến CBT thực sự thành một doanh nghiệp dựa vào cộng đồng Như vậy các mối quan hệ đối tác và hợp tác giúp huy động chuyên môn, kỹ thuật và nguồn lực tài chính cần thiết để phát triển du lịch và tăng cường an sinh xã hội ở các khu vực nông thôn, cách thức vận hành đem lại các mức độ thành công khác nhau Nghiên cứu cho thấy phát triển CBT bị thách thức bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài Cải thiện kỹ năng của dân làng, hiệu quả và bản chất của đào tạo cùng với quyền tiếp cận không công bằng ảnh hưởng đến kết quả CBT

Nghiên cứu của Barusman và cộng sự (2020) cho thấy du lịch văn hóa trao quyền cho cộng đồng tạo ra doanh nghiệp sáng tạo và mối quan hệ giữa các bên liên quan góp phần tạo nên sự thành công Mô hình của họ nhấn mạnh tầm quan hệ giữa các bên liên quan và vai trò của lãnh đạo mạnh mẽ trong quản trị du lịch hiệu quả Nghiên cứu xác định năm bên liên quan chính và tám yếu tố quan trọng cho sự thành công của mô hình: lãnh đạo, thể chế, ngân sách, chia sẻ giá trị cộng đồng, năng lực nhân sự, hợp tác, quảng bá và du lịch sinh thái.

Phelan, Ruhanen, và Mair (2020) chọn địa bàn nghiên cứu tại vùng duyên hải tỉnh South Sulawesi, Indonesia ở vùng Tam giác san hô để đánh giá mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (CBE) Nghiên cứu cho thấy CBE hỗ trợ việc sử dụng bền vững nguồn lực hải dương và cho một điểm bắt đầu tham gia cho cộng đồng nghèo duyên hải vào nền kinh tế biển xanh Các nguồn sinh kế bổ sung sẽ tăng cường nguồn thu nhập chính và hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường sinh thái Ba lĩnh vực chính cần sự hỗ trợ từ nhiều bên cho cộng đồng để phát triển du

21 lịch sinh thái là quản lý rác thải, kỹ năng tổ chức dịch vụ lữ hành và tiếp cận thị trường Mô hình du lịch sinh thái dựa cộng đồng biển xanh được gợi ý thể hiện sự tương tác quan trọng giữa cộng đồng, kinh tế địa phương, HST duyên hải và tầm quan trọng của du lịch sinh thái đối với bảo tồn di sản văn hóa và tự nhiên

Năm 2019, Berrone và các cộng sự cũng đã nghiên cứu mối quan hệ hợp tác công - tư (PPP) mà Liên hợp quốc xác định là một trong những mục tiêu chính đảm bảo phát triển bền vững toàn cầu Mô hình EASIER tổng hợp 6 chiều kích liên quan đến mối quan hệ này từ các góc xã hội môi trường và kinh tế Nghiên cứu đề xuất rằng để đạt được phát triển bền vững có sự tham gia của cộng đồng thì không chỉ cần sự tham gia của cộng đồng địa phương mà còn cần sự phối hợp của cộng đồng địa phương với các bên liên quan trong đó có khối công quyền và khối nhà đầu tư tư nhân Sự tham gia này phải được đánh giá và tạo điều kiện từ các góc độ tổng hợp về xã hội, môi trường và kinh tế (cách tiếp cận tổng hợp dịch vụ môi trường sinh thái và an sinh)

Một nghiên cứu khác của Hair và các cộng sự (2020) lại thảo luận về các vấn đề liên quan đến phát triển nuôi trồng thủy sản dựa cộng đồng ở tỉnh New Ireland, Papua New Guinea Mặc dù cộng đồng thống nhất sẽ tôn trọng lệnh cấm đánh bắt ở khu nuôi trồng thử nghiệm nhưng khi giá tăng cao thì không thể ngăn việc đánh bắt trộm do hệ thống quản trị cộng đồng yếu không đủ để răn đe những người vi phạm: các nhân tố thất bại được xác định bao gồm áp lực từ bên ngoài (mùa đánh bắt, năng lực dự án hạn chế) và các nhân tố bên trong (lãnh đạo yếu, sự thiếu nhất quán trong cộng đồng và các cấp địa phương) Có sự khác biệt về quan điểm của cộng đồng địa phương và các bên liên quan từ bên ngoài Nghiên cứu cho thấy thất bại của dự án này đến từ các góc độ hiểu biết về con người, sinh kế, quản trị việc đánh cá ở địa phương, năng lực quản lý, hình thức mua bán, mối quan hệ và thái độ của cộng đồng trong quá trình phát triển mô hình Đây là một bài học kinh nghiệm mà nghiên cứu này cần phải xem xét trong quá trình thực hiện

Rakotomahazo và cộng sự (2019) cũng gợi ý hai cách tiếp cận về việc “tham gia” bao gồm hệ thống thông tin địa lý (public participation geographic information systems) và các hội thảo mô hình hóa khái niệm (concept modelling workshops) Nghiên cứu cụ thể là lập bản đồ sử dụng đất và nguồn lực với các nhóm sinh kế khác nhau thông qua hình ảnh vệ tinh và các hội thảo mô hình hóa nhằm phát triển mô hình khái niệm cho HST rừng đước bao gồm xác định các nguy cơ và động cơ và đưa ra các đề xuất cho chiến lược quản trị Sự tham gia rất hiệu quả để có thông tin và dân chúng hiểu tin và đồng thuận

5.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Ngày đăng: 08/10/2024, 02:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w