1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Đặc trưng văn hóa khu vực miền núi tây bắc

259 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển Đội ngũ Hiệu trưởng Trường Tiểu học Theo Đặc trưng Văn hóa Khu vực Miền núi Tây Bắc
Tác giả Nguyễn Đức Bình
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Xuân Thức, GS.TS Trần Trung
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 259
Dung lượng 3,12 MB

Nội dung

Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án của nghiên cứu sinh về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc ..... Mức

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN ĐỨC BÌNH

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG

TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA

KHU VỰC MIỀN NÚI TÂY BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN ĐỨC BÌNH

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG

TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA

KHU VỰC MIỀN NÚI TÂY BẮC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, nhất là các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý giáo dục đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân Thức và GS.TS Trần Trung đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tác

giả trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án

Tác giả xin trọng cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường tiểu học các tỉnh Tây Bắc và bạn bè, đồng nghiệp gần xa đã cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu, giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thực nghiệm phục vụ cho luận án; trân trọng cảm ơn Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, Huyện

ủy, UBND huyện Bảo Thắng đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành việc học tập

và nghiên cứu luận án của mình

Xin cảm ơn cha mẹ, anh em, bạn bè, và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án

Mặc dù đã rất cố gắng, xong luận án khó tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm để luận án được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 8 năm 2023

TÁC GIẢ

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC BẢNG SỐ ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ xii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4 Câu hỏi nghiên cứu 4

5 Giả thuyết khoa học 4

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Phạm vi nghiên cứu 5

8 Luận điểm bảo vệ của luận án 5

9 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6

10 Đóng góp mới của luận án 8

11 Cấu trúc luận án 8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG MIỀN 9

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 9

1.1.1 Các nghiên cứu về đội ngũ hiệu trưởng trường phổ thông 10

1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường phổ thông theo các tiếp cận khoa học 18

1.1.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ hiệu trưởng 24

1.1.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án của nghiên cứu sinh về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc 25

Trang 6

1.2 Văn hóa vùng miền và sự tác động đến hiệu trưởng trường tiểu học và

phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học 26

1.2.1 Khái niệm văn hóa và văn hóa vùng, vùng văn hóa 26

1.2.2 Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa vùng miền 31

1.3 Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học 33

1.3.1 Khái niệm: Hiệu trưởng trường tiểu học, đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học 33

1.3.2 Cơ sở xác định khung năng lực của hiệu trưởng 34

1.3.3 Phác thảo khung năng lực của hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp và đặc trưng văn hóa vùng miền 43

1.4 Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa vùng miền 46

1.4.1 Mô hình quản trị nguồn nhân lực và sự lựa chọn mô hình trong phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học 46

1.4.2 Khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa vùng miền 51 1.4.3 Phân cấp quản lý trong phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học 53

1.4.4 Các nội dung cơ bản phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa 55

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa 64

1.5.1 Các yếu tố thuộc về Nhà nước và địa phương 64

1.5.2 Các yếu tố thuộc về người hiệu trưởng trường tiểu học 68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 70

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA KHU VỰC MIỀN NÚI TÂY BẮC 71

2.1 Đặc trưng khu vực miền núi Tây Bắc 71

Trang 7

2.1.1 Vị trí địa lý, kinh tế, xã hội 71

2.1.2 Văn hóa, lối sống 73

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học và phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc 75

2.2.1 Mục đích khảo sát 75

2.2.2 Nội dung khảo sát 75

2.2.3 Phương pháp khảo sát 76

2.2.4 Tiêu chuẩn và thang đánh giá 77

2.2.5 Địa bàn và mẫu khách thể khảo sát 78

2.3 Thực trạng về giáo dục tiểu học của khu vực miền núi Tây Bắc 78

2.3.1 Quy mô phát triển, mạng lưới trường lớp 78

2.3.2 Chất lượng giáo dục cấp tiểu học 80

2.4 Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc 81

2.4.1 Số lượng, cơ cấu đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học chia theo các tiêu chí qua các năm 81

2.4.2 Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học 83

2.5 Thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc 95

2.5.1 Quy hoạch đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học 95

2.5.2 Tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn hiệu trưởng trường tiểu học 98

2.5.3 Tổ chức bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 103

2.5.4 Đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học 106

2.5.5 Tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trường tiểu học (thực hiện cơ chế chính sách, vấn đề khen thưởng, cơ sở vật chất ) 109

2.5.6 Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa vùng miền 113

Trang 8

2.6 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường

tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc 115

2.6.1 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về nhà nước và địa phương đến phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc theo đặc trưng văn hóa 115

2.6.2 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về hiệu trưởng đến phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc 117

2.6.3 Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc 120

2.7 Phân tích SWOT thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc 123

2.7.1 Mặt mạnh 123

2.7.2 Mặt yếu 123

2.7.3 Thời cơ 125

2.7.4 Thách thức 126

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 127

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA KHU VỰC MIỀN NÚI TÂY BẮC 128

3.1 Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo các tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc 128

3.1.1 Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo khu vực miền núi Tây Bắc 128

3.1.2 Định hướng phát triển văn hóa các tỉnh miền núi Tây Bắc 130

3.2 Nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc 132

3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 132

3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 132

Trang 9

3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp 133 3.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 133 3.3 Các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc 133 3.3.1 Tổ chức cụ thể hóa chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học phù hợp với đặc thù khu vực miền núi Tây Bắc 133 3.3.2 Quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học phù hợp với đặc thù khu vực miền núi Tây Bắc 138 3.3.3 Tổ chức sử dụng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo năng lực thực tiễn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu địa phương 144 3.3.4 Tổ chức bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và theo khung năng lực đã được cụ thể hóa cho khu vực miền núi Tây Bắc 149 3.3.5 Đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn chức danh và hoạt động quản lý thực tiễn đặc thù của văn hóa dân tộc khu vực miền núi Tây Bắc 155 3.3.6 Tạo động lực làm việc và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho hiệu trưởng trường tiểu học tính đến đặc thù của địa phương miền núi Tây Bắc 161 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc 166 3.5 Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc 170 3.5.1 Mục đích khảo nghiệm 170 3.5.2 Phương pháp khảo nghiệm, cách cho điểm và thang đánh giá 170 3.5.3 Mẫu khách thể khảo nghiệm 170 3.5.4 Kết quả khảo nghiệm 171 3.6 Thử nghiệm giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc 177

Trang 10

3.6.1 Cơ sở lựa chọn giải pháp thử nghiệm 177

3.6.2 Mục đích thử nghiệm 177

3.6.3 Giả thuyết thử nghiệm 178

3.6.4 Mẫu thử nghiệm và địa bàn thử nghiệm 178

3.6.5 Tiêu chuẩn và thang đánh giá thử nghiệm 179

3.6.6 Các giai đoạn thử nghiệm 181

3.6.7 Phương pháp đánh giá thực nghiệm 182

3.6.8 Kết quả thử nghiệm 182

3.6.9 Kết luận thử nghiệm 189

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 190

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 191

1 Kết luận 191

2 Khuyến nghị 192

2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 192

2.2 Đối với Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh 193

2.3 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh 193

2.4 Đối với Huyện ủy, HĐND, UBND cấp huyện 194

2.5 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo 194

2.6 Đối với hiệu trưởng trường tiểu học 195

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 196

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 197 PHỤ LỤC LUẬN ÁN

Trang 11

DANH MỤC BẢNG SỐ

Bảng 2.1 Cách cho điểm và chuẩn đánh giá thực trạng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học và phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc 77 Bảng 2.2 Cách cho điểm và thang đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc vùng miền 78 Bảng 2.3 Mẫu khách thể khảo sát thực trạng 78 Bảng 2.4 Số lượng trường, lớp tiểu học trong 5 năm trở lại đây 79 Bảng 2.5 Số lượng giáo viên, học sinh thuộc giáo dục tiểu học trong 5 năm trở lại đây 80 Bảng 2.6 Số lượng giáo viên đạt giáo viên giỏi các cấp qua 5 năm trở lại đây 80 Bảng 2.7 Kết quả xếp loại học tập học sinh các trường tiểu học trong tỉnh trong 3 năm học (theo thông tư số 22/TT-BGDĐT) 81 Bảng 2.8 Số lượng, cơ cấu đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học chia theo các tiêu chí 81 Bảng 2.9 Xếp loại chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học (theo thông tư 14/2018/TT-BGDĐT) 83 Bảng 2.10 Đánh giá mức độ đạt được về phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học 83 Bảng 2.11 Đánh giá mức độ đạt được về quản trị nhà trường của hiệu trưởng trường tiểu học 85 Bảng 2.12 Đánh giá mức độ đạt được về năng lực xây dựng môi trường giáo dục của hiệu trưởng trường tiểu học 86 Bảng 2.13 Đánh giá mức độ đạt được về năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội của hiệu trưởng trường tiểu học 87 Bảng 2.14 Đánh giá mức độ đạt được về sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin của hiệu trưởng trường tiểu học 88

Trang 12

Bảng 2.15 Tổng hợp đánh giá mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 89 Bảng 2.16 Đánh giá mức độ cần thiết về phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp đặc thù của hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc có nhiều dân tộc thiểu số 91 Bảng 2.17 Đánh giá mức độ thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa vùng miền 95 Bảng 2.18 Đánh giá mức độ thực hiện tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa vùng miền 98 Bảng 2.19 Đánh giá mức độ thực hiện bố trí sử dụng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa vùng miền 101 Bảng 2.20 Đánh giá mức độ thực hiện tổ chức bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa vùng miền 103 Bảng 2.21 Đánh giá mức độ thực hiện đánh giá đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa vùng miền 106 Bảng 2.22 Đánh giá mức độ thực hiện tạo môi trường phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa vùng miền 110 Bảng 2.23 Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa vùng miền 113 Bảng 2.24 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về nhà nước và địa phương đến phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học khu vực Tây Bắc theo đặc trưng văn hóa vùng miền 115 Bảng 2.25 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về hiệu trưởng đến phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc 118 Bảng 2.26 Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc 121

Trang 13

Bảng 3.1 Cách cho điểm và thang đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc 170 Bảng 3.2 Mẫu khách thể khảo nghiệm 170 Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa KVMN Tây Bắc 171 Bảng 3.4 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa KVMN Tây Bắc 173 Bảng 3.5 Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hoá khu vực miền núi Tây Bắc 175 Bảng 3.6 Cơ cấu khách thể khảo sát trong mẫu thử nghiệm 178 Bảng 3.7 Mức độ nắm vững kiến thức của hiệu trưởng trường tiểu học trước thử nghiệm 182 Bảng 3.8 Mức độ nắm vững kiến thức của hiệu trưởng trường tiểu học sau thử nghiệm 183 Bảng 3.9 So sánh kết quả mức độ nắm vững kiến thức của hiệu trưởng trường tiểu học trước và sau thử nghiệm 184 Bảng 3.10 Đánh giá thực trạng kỹ năng của hiệu trưởng trường tiểu học khu vực Tây Bắc trước thử nghiệm 185 Bảng 3.11 Đánh giá thực trạng kỹ năng của hiệu trưởng trường tiểu học khu vực Tây Bắc sau thử nghiệm 186 Bảng 3.12 So sánh kết quả mức độ kỹ năng của hiệu trưởng trường tiểu học trước và sau thử nghiệm 187 Bảng 3.13 Sự thay đổi kỹ năng của hiệu trưởng trường tiểu học qua quan sát, phỏng vấn trước và sau thử nghiệm 188 Bảng 3.14 Tổng hợp kết quả thử nghiệm giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học khu vực Tây Bắc 189

Trang 14

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Mô hình Quản trị nhân lực Michigan 46

Sơ đồ 1.2 Mô hình Quản trị nhân lực Harvard 47

Sơ đồ 1.3 Mô hình Quản trị nhân lực tổng thể viễn cảnh 48

Sơ đồ 1.4 Mô hình Quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadler 49

Biểu đồ 2.1: Tổng hợp đánh giá mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của hiệu trưởng trường tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 91

Biểu đồ 2.2: Thực trạng mức độ cần thiết về phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp đặc thù của hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc có nhiều dân tộc thiểu số 94

Biểu đồ 2.3: Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa vùng miền 114

Biểu đồ 2.4: Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc 122

Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc 168

Biểu đồ 3.1 Thực trạng tính cần thiết và khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc 176

Biểu đồ 3.2 Mức độ nắm vững kiến thức của hiệu trưởng trường tiểu học trước và sau thử nghiệm 184

Biểu đồ 3.3 Sự thay đổi kỹ năng của hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc trước và sau thử nghiệm 188

Biểu đổ 3.4 Sự thay đổi kiến thức và kỹ năng của hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc trước và sau thử nghiệm 189

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và xác định tầm quan trọng đặc

biệt về vai trò của cán bộ quản lý giáo dục và công tác phát triển đội ngũ cán

bộ quản lý giáo dục trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục Trung ương đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục như: Chỉ thị

40/2004/CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về "xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" đã nêu rõ: "mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và

có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước" [1]

Nghị quyết số 29 - NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã xác định "Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo", trong đó nêu rõ "Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-

xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế" và "Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác" [3]

Đặc biệt với đội ngũ hiệu trưởng - người đứng đầu nhà trường, góp phần quyết định cho chất lượng giáo dục của nhà trường phổ thông cần phải được xây dựng, hoàn thiện trong giai đoạn đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý giáo dục đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và yêu cầu đổi mới giáo dục của khu vực miền núi có nhiều dân tộc

Trang 16

Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường Hiệu trưởng các trường tiểu học có vai trò rất quan trọng trong đảm bảo chất lượng giáo dục

và sự phát triển của nhà trường Phát triển đội ngũ hiệu trưởng đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, tốt về chất lượng là đòi hỏi khách quan của giáo dục Đặc biệt, trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, phát triển đội ngũ hiệu trưởng là một vấn đề cần được quan tâm đối với giáo dục ở các địa phương Giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng luôn mang tính đặc thù văn hóa vùng, miền của từng địa phương Do vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và để giáo dục tiểu học phát triển phù hợp với từng địa phương, một trong những vấn đề quan trọng là phải phát triển đội ngũ hiệu trưởng theo đặc trưng văn hóa của vùng miền Khi giáo dục tiểu học có đội ngũ hiệu trưởng đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, tốt

về chất lượng, am hiểu đặc trưng văn hóa của địa phương là điều kiện hết sức thuận lợi cho giáo dục tiểu học phát triển

Mặt khác, người hiệu trưởng trường tiểu học làm việc và quản lý nhà trường trong một khu vực địa lý có văn hoá vùng riêng biệt, đặc trưng, cho nên phát triển đội ngũ hiệu trưởng tính đến đặc trưng của văn hoá vùng tác động đến phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của hiệu trưởng; tác động đến các nội dung phát triển hiệu trưởng của nhà quản lý sẽ tạo ra được sự phù hợp cao nhất của hiệu trưởng với khu vực, từ đó sẽ nâng cao được số lượng, cơ cấu và chất lượng của người hiệu trưởng trong công tác phát triển nhân lực và nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học

1.2 Khu vực miền núi Tây Bắc là một vùng đặc thù của Việt Nam, với

địa hình rừng, đồi, núi hiểm trở; có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, Đồng bào các dân tộc khu vực miền núi Tây Bắc có nhiều nét đặc thù, có ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục, đào tạo, đặc biệt là giáo dục tiểu học Do vậy, để phát triển giáo dục tiểu học ở khu vực miền núi Tây Bắc, một trong những vấn đề quan trọng là phải phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc

Trang 17

Thực tế hiện nay, các cấp quản lý của các địa phương khu vực miền núi Tây Bắc luôn quan tâm đến phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học và

đã thu được nhiều kết quả Tuy nhiên, phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học ở các địa phương khu vực miền núi Tây Bắc vẫn còn những hạn chế, trong đó chưa thật sự quan tâm đến đặc trưng văn hóa vùng miền Điều này đòi hỏi các địa phương khu vực miền núi Tây Bắc phải phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa vùng miền và cùng với đó là cần

có những nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học của vấn đề này

Thực tiễn trên đòi hỏi cần phải có các nghiên cứu thực tiễn nghiêm túc

để đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học

1.3 Xuất phát từ tổng quan các hướng nghiên cứu thực tiễn trong lĩnh

vực quản lý giáo dục trong đó vấn đề quản lý đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng cũng đã có một

số đề tài trong nước, ngoài địa phương nghiên cứu Tuy nhiên phát triển đội

ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa trên địa bàn khu vực

miền núi Tây Bắc thì chưa được nghiên cứu Thông qua nghiên cứu đề tài, tác giả mong muốn đề xuất với cấp ủy chính quyền địa phương các giải pháp để xây dựng và phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và phát triển sự nghiệp giáo dục khu vực miền núi Tây Bắc

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, tôi chọn đề tài: "Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc" để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học phù hợp với đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc nhằm nâng cao chất lượng nhân lực

Trang 18

quản lý trường tiểu học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Khung năng lực nghề nghiệp của hiệu trưởng trường tiểu học khu vực Tây Bắc có những đặc điểm, đặc trưng gì?

- Cơ sở khoa học của việc phát triển hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc là gì?

- Từ góc độ quản lý có các giải pháp nào nâng cao chất lượng hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc?

5 Giả thuyết khoa học

Công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc đã đạt được kết quả cung cấp nhân lực quản lý giáo dục trường tiểu học Tuy nhiên đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học, đặc thù văn hoá vùng miền núi còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế chất lượng hiệu trưởng trường tiểu học Đề xuất và thực hiện các giải pháp phát triển đội ngũ trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực, tiếp cận năng lực và tính đến sâu sắc hơn sự phù hợp về đặc trưng văn hoá khu vực miền núi Tây Bắc sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học, từ đó nâng cao chất lượng quản lý nhà trường tiểu học

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa vùng miền

Trang 19

6.2 Nghiên cứu thực trạng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học và thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hoá khu vực miền núi Tây Bắc

6.3 Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc

6.4 Khảo nghiệm và thực nghiệm khẳng định tính cần thiết, khả thi và hiệu quả của giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học đề xuất

7 Phạm vi nghiên cứu

7.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực, tiếp cận năng lực

và đặc trưng văn hóa vùng miền

- Chủ thể phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trong luận án bao gồm: Ủy ban nhân dân, các phòng ban chức năng và Phòng Giáo dục và

Đào tạo, nhưng chủ thể chính là Phòng Giáo dục và Đào tạo

7.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc: Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình

7.3 Giới hạn khách thể khảo sát

- Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo ủy ban và các phòng chức năng

- Nhóm 2: Lãnh đạo, cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Nhóm 3: Hiệu trưởng trường tiểu học

- Nhóm 4: Giáo viên trường tiểu học

8 Luận điểm bảo vệ của luận án

8.1 Khung năng lực nghề nghiệp của hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc có những đặc trưng, đặc thù riêng Việc xác định được khung năng lực sẽ định hướng cho việc phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học các tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc

Trang 20

8.2 Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc hiện nay còn có các hạn chế về quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá … và chưa tính đến đầy đủ yếu tố đặc thù của miền núi về địa hình, văn hóa, lối sống vì vậy giảm chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học từ đó hạn chế chất lượng giáo dục tiểu học

8.3 Tổ chức thực hiện phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực, tiếp cận năng lực và đặc trưng văn hóa sẽ nâng cao được chất lượng hiệu trưởng trường tiểu học từ đó nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học khu vực Tây Bắc

9 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

9.1 Cách tiếp cận

- Đặc trưng văn hóa

Đặc trưng văn hóa trong luận án đó là đặc trưng văn hóa vùng miền, chính là những đặc trưng trong phẩm chất, năng lực của đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học đối với văn hóa vùng miền Từ đó để quy hoạch, tuyển chọn,

sử dụng, bổ nhiệm, bồi dưỡng, đánh giá và tạo môi trường làm việc và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học tính đến đặc điểm văn hóa Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triên đội ngũ hiệu trưởng theo đặc trưng văn hóa Đề ra các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học tính đến đặc trưng văn hóa

- Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực

Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực trong phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trong luận án bao gồm các nội dung: Quy hoạch đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học; Tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học; Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học; Đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học; Tạo môi trường làm việc và cơ hội phát

triển nghề nghiệp cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học

- Tiếp cận năng lực

Dựa trên tiếp cận năng lực để xác định khung năng lực của đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học Khung năng lực là căn cứ để quy hoạch, tuyển chọn,

Trang 21

sử dụng, bổ nhiệm, bồi dưỡng, đánh giá đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học Khung năng lực cũng là cơ sở để hình thành các năng lực cần thiết cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học

- Tiếp cận chuẩn hóa

Tiếp cận chuẩn hóa của luận án là nghiên cứu, đề xuất các tiêu chuẩn

về phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng trường tiểu học cho phù hợp với vùng miền dựa trên Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học và các quy định về tiêu chuẩn của cán bộ quản lý giáo dục Đồng thời cũng là cơ sở để phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc theo Chuẩn hiệu trưởng đã được cụ thể hóa

- Tiếp cận dân tộc

Tiếp cận dân tộc trong luận án là nghiên cứu các đặc điểm riêng: nơi cư trú, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, ngôn ngữ, đời sống, phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng … của từng dân tộc và cộng đồng các dân tộc trong một vùng miền để xác định khung năng lực, phẩm chất đặc thù cho đội ngũ hiệu trưởng Đồng thời cũng xác định cơ cấu, điều kiện, tiêu chuẩn cho quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, bồi dưỡng, đánh giá đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học Đề ra các giải pháp để phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học cho phù hợp với đặc điểm dân tộc của khu vực miền núi Tây Bắc

9.2 Phương pháp nghiên cứu

9.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích và tổng hợp tài liệu; phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa … các tài liệu lý luận, các công trình nghiên cứu, các văn bản có liên quan, cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài này

9.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Các phương pháp cụ thể: Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp

xử lý thông tin

Trang 22

- Mục đích: Thu thập các thông tin, số liệu, phiếu điều điều tra, tài liệu

để xử lý, phân tích, nhận định, đánh giá, nhận xét các thông tin, số liệu, thực trạng các vấn đề nghiên cứu thu thập được, đồng thời khảo nghiệm các tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đề ra để rút ra các nhận xét khoa học trên

cơ sở đó có cách nhìn khái quát khoa học vấn đề quản lý được nghiên cứu

10 Đóng góp mới của luận án

- Làm rõ và bổ sung lý luận về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa Cụ thể được khung năng lực hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc

- Phát hiện được thực trạng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học các tỉnh miền núi Tây Bắc và thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa

- Đề xuất được và khẳng định sự cần thiết, khả thi, hiệu quả của các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc

- Kết quả nghiên cứu luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục các tỉnh Tây Bắc và các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục

11 Cấu trúc luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu

học theo đặc trưng văn hóa vùng miền

Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học

theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc

Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học

theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc

Trang 23

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG MIỀN 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Ngày 04/11/2013, Trung ương đã ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW về

"Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" [3] Nội dung Nghị quyết đã chỉ rõ các vấn đề

về đổi mới giáo dục và đào tạo, trong đó "Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục" là một giải pháp cơ bản

tạo nên sự đổi mới Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học nằm trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực giáo dục trong lĩnh vực quản lý giáo dục để tạo nên đổi mới giáo dục của nước nhà và đây là vấn đề cơ bản quyết định và tạo nên sự thành công của giáo dục tiểu học đất nước

Hiện nay trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực giáo dục đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực giáo dục (cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trong nhà trường phổ thông) nên tổng quan nghiên cứu vấn đề với mục đích một mặt tạo nên một bức tranh toàn cảnh nghiên cứu vấn đề phát

triển đội ngũ hiệu trưởng nhà trường, đồng thời xác định được điểm mới, điểm đặc thù trong vấn đề nghiên cứu của luận án (hiệu trưởng trường tiểu học; đặc trưng văn hóa khu vực miền núi có nhiều dân tộc) Với mục đích như vậy nên

báo cáo tổng quan nghiên cứu vấn đề của luận án sẽ tổng quan các công trình nghiên cứu theo 02 hướng cho sát với vấn đề nghiên cứu của luận án:

Hướng thứ nhất: Các nghiên cứu về đội ngũ hiệu trưởng trường phổ thông Hướng thứ hai: Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường phổ thông theo các tiếp cận

Từ tổng quan nghiên cứu vấn đề trên sẽ đánh giá để tìm ra những điểm

kế thừa mà luận án tiếp thu để nghiên cứu và mặt khác xác định các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu của luận án để có các đóng góp mới trong lĩnh vực giáo dục và quản lý giáo dục

Trang 24

1.1.1 Các nghiên cứu về đội ngũ hiệu trưởng trường phổ thông

Hiệu trưởng trường phổ thông là người đứng đầu nhà trường, cơ sở giáo dục phổ thông và giữ vai trò quyết định cho chất lượng giáo dục tại các

cơ sở giáo dục Vì vậy, làm thế nào để đội ngũ hiệu trưởng trường phổ thông

có đủ phẩm chất và năng lực đảm nhận công việc là vấn đề đặt ra cho các lĩnh vực khoa học khác nhau như tâm lí học, giáo dục học và quản lý giáo dục, v.v Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hiệu trưởng trường phổ thông Sản phẩm nghiên cứu được thể hiện trong các tài liệu sách, giáo trình, các đề tài khoa học nghiên cứu, các bài báo, báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu sau:

a) Các nghiên cứu ở nước ngoài:

Các tác giả Smith & Piele (1991), Murphy (1992), Razik & Swanson (1995), Laurie (2002), LaPointe & Davis (2006), Sergiovanni (2008) và một

số tác giả nghiên cứu khác đã nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý trường học, về chân dung hiệu trưởng trường học theo các nội dung, góc độ khác nhau Điểm chung ở các nghiên cứu này là đã chỉ ra vị trí, vai trò, trách nhiệm của người hiệu trưởng, của người quản lý của trường học Người quản lý, hiệu trưởng nhà trường phải là người lãnh đạo nhà trường có tầm nhìn chiến lược, xây dựng được mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn, xây dựng văn hóa trường học; huy động được các nguồn lực, các điều kiện đảm bảo chất lượng để phát triển nhà trường; là người phải có được một số phẩm chất, kỹ năng nhất định đáp ứng được yêu cầu của người lãnh đạo nhà trường [142], [136], [139], [132], [130], [141]

Fiore D.J (2004) trong cuốn "Giới thiệu những tiêu chuẩn quản lý giáo dục, lý thuyết và thực hành" [121] đã phân tích về nhà quản lý giáo dục đồng

thời là một nhà lãnh đạo giáo dục Người quản lý giáo dục phải phát huy được

sự thành công của tất cả các học sinh thông qua các việc như: Bảo tồn, gìn giữ

và phát huy văn hóa trường học, chú trọng tới chương trình dạy học cho học sinh và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, nhân viên;

Trang 25

Quản lý nhà trường, các hoạt động giáo dục, quản lý thông tin để xây dựng môi trường học tập tốt, hiệu quả và an toàn; Kết hợp giữa gia đình, nhà trường

và xã hội để thu hút sự quan tâm, trợ giúp và huy động được các nguồn lực từ

xã hội, gia đình, cho nhà trường; Hiểu biết, có năng lực và uy tín trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, pháp luật và xã hội

Trong cuốn "School Principals: Core Actors in Educational Improvement, An Analysis of Seven Asian Countries" do UNESCO xuất bản

năm 2004 các tác giả Maheswari Kandasamy và Lia Blaton đã nghiên cứu về hiệu trưởng của 7 nước Châu Á đã chỉ ra các tiêu chuẩn hiệu trưởng của các quốc gia như Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, Pakistan, Nepal, Bangladesh và đã rút ra chuẩn tối thiểu cần có của một hiệu trưởng trường phổ thông và đánh giá hiệu trưởng trường phổ thông [133]

Trong cuốn "Cẩm nang dành cho hiệu trưởng" của Pam Tobbins &

Alvy (2004) các tác giả đã phân tích về kiến thức, kỹ năng của người hiệu trưởng, hướng dẫn một số giải pháp quản lý nhân sự và chuyên môn; xây dựng và tổ chức môi trường học tập hiệu quả; dung hòa giải quyết xung đột, khó khăn trong công tác [85]

Trong bài "The role of a principal" đăng trên Exforsys Inc phân tích về

vai trò của người hiệu trưởng từ 03 nội dung: [145]

- Trách nhiệm chung: Là người đứng đầu cơ sở giáo dục, là lãnh đạo của nhà trường nên phải hướng dẫn, tổ chức hoạt động giáo dục và kiểm tra, giám sát, đôn đốc các hoạt động

- Nhiệm vụ cụ thể: Quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường; quản lý các hoạt động giáo dục và các hoạt động ngoại khóa; đảm bảo vận hành hoạt động của nhà trường theo đúng quy định của pháp luật; phát huy hiệu quả của nguồn lực tài chính đầu tư từ Chính phủ; huy động các nguồn lực từ cộng đồng để phát triển nhà trường;

- Đặc điểm tích cực cần phải có của người hiệu trưởng: Kỹ năng lãnh đạo xuất sắc; kỹ năng giải quyết tốt vấn đề; kỹ năng giao tiếp tốt

Trang 26

Các công trình nghiên cứu của Lynn Olson (2000), Tirozzi (2001) đã nêu ra những tư duy mới của người hiệu trưởng cũng như nghệ thuật lãnh đạo của người hiệu trưởng trường học Các tác giả đã chỉ ra những phẩm chất, kỹ năng cho người hiệu trưởng trong bối cảnh mới đó là: người hiệu trưởng mới phải là người có chuyên môn sư phạm, có phẩm chất, năng lực của nhà quản

lý và nhà lãnh đạo; cần phải linh hoạt, đổi mới, có tầm nhìn chiến lược, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm [132], [146]

Bên cạnh đó một số công trình nghiên cứu của các tác giả Fullan (2002), Chapman (2005), Whitaker (2003) đã nghiên cứu về sự thay đổi vai trò của người hiệu trưởng trong bối cảnh mới đó là: hiệu trưởng thay đổi từ vai trò quản lý sang lãnh đạo, xây dựng tầm nhìn chiến lược, xây dựng văn hóa trường học, phát huy được giáo viên và học sinh, huy động được các nguồn lực để phát triển nhà trường [122], [117], [148]

- Tác phẩm "Quản lý hành chính và sư phạm trong các nhà trường tiểu học" của tác giả Jean Valérien, (La Gestion administrative et Pédgogique des

écoles) [127] do UNESCO xuất bản năm 1991, đã chỉ rõ vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người hiệu trưởng trường tiểu học và đặt ra những yêu cầu về

phẩm chất và năng lực của người hiệu trưởng trường tiểu học và cách thức phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học

- Tác giả Philip Yeo (nguyên Viện trưởng Giáo dục Singapore) trong tác phẩm của mình đã chỉ rõ người hiệu trưởng trong thời đại mới, nền kinh tế mới, nhà trường mới, phải đạt được các yêu cầu và đây cũng chính là các năng lực cần được đào tạo, bồi dưỡng như: năng lực xử lí thông tin, biến thông tin thành kiến thức; năng lực giao tiếp trong quản lý; năng lực huy động các nguồn lực từ cộng đồng, xã hội phát triển nhà trường Có tư duy chiến lược tốt, tránh quản lý cứng nhắc, phải quản lý nhà trường một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với bối cảnh đổi mới Để có được những năng lực và phẩm chất cần thiết của người quản lý nhà trường, yêu cầu hiệu trưởng phải có kiến thức tổng hợp trên nhiều mặt của quá trình giáo dục [30]

Trang 27

Theo tác giả Fiore D.J trong cuốn "Giới thiệu những tiêu chuẩn quản lý giáo dục, lý thuyết và thực hành" [121], thì nhà quản lý giáo dục là một nhà

lãnh đạo giáo dục - người phát huy được sự thành công của tất cả các học sinh thông qua việc: bảo tồn, duy trì và phát huy văn hóa trường học; Kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để thu hút sự quan tâm, trợ giúp và huy động được các nguồn lực từ xã hội, gia đình, cho nhà trường

Các tác giả Lynn Olson [132] và Tirozzi G.N [146] đã chỉ ra những kỹ năng cho hiệu trưởng trong bối cảnh mới đó là: tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, sáng tạo, linh hoạt, có chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, có tầm nhìn,

có khả năng dẫn dắt, lãnh đạo

Các nghiên cứu về chuẩn hiệu trưởng của một số nước như Vương quốc Anh (Chuẩn quốc gia hiệu trưởng của Anh); New Zealand (Chuẩn hiệu trưởng); Hoa Kỳ (Các chuẩn nghề nghiệp cho cán bộ quản lý trường học của một số Bang: Illinois; Ohio ); Chuẩn trình độ quản lý trường trung học của Trung Quốc đều xác định theo công việc và nhiệm vụ cụ thể mà người hiệu trưởng phải thực hiện; xác định theo những yêu cầu về năng lực và phẩm chất người hiệu trưởng theo chuẩn; việc tổ chức kiểm tra, đánh giá dựa trên việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đã được đề ra Tiêu chuẩn của người hiệu trưởng tại một số nước như Canada, Anh, Bang Victoria (Úc) tập trung vào 5 lĩnh vực: Điều hành tác nghiệp, quản lý nhân lực, chuyên môn, phát triển giá trị và hình ảnh nhà trường, xây dựng văn hóa nhà trường [60], [66]

Tại Singapore, SEM - với Mô hình quản lý trường học ưu việt [67], đưa

ra các tiêu chí của một người hiệu trưởng giỏi đó là: "Hiệu trưởng phải nêu gương sáng, có khả năng lãnh đạo, hiểu rõ mục đích, tôn trọng, khuyến khích nhân viên Hiệu trưởng xác định được tầm nhìn, sứ mệnh của trường học với các mục tiêu cụ thể, có phẩm chất năng lực lãnh đạo, biết quan tâm, chia sẻ và tôn trọng đồng nghiệp sẽ là động lực cho những người khác noi theo Hiệu trưởng phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đối với sự phát triển của nhà trường cho học sinh và giáo viên, nhân viên Hiệu trưởng cần thường xuyên quan tâm bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực, đạo đức nghề nghiệp

Trang 28

cho giáo viên để thích ứng với bối cảnh đổi mới liên tục đáp ứng yêu cầu của

sự phát triển để xây dựng nền giáo dục toàn diện cho học sinh và giáo viên" Trong mô hình này, việc lãnh đạo nhà trường của hiệu trưởng được xếp vào tiêu chí thứ nhất

Tác giả của công trình "Preparing leaders of school for the 21st Century: an international comparison of development programs in 15 countries" [124] đề xuất các năng lực để đánh giá hiệu trưởng nói chung, hiệu trưởng trường THPT nói riêng: 1) Năm năng lực tập trung vào "khía cạnh con người": hỗ trợ người khác, nhận thức được sự cố gắng của từng cá nhân, giúp mọi người phát triển, giảm thiểu lo lắng cho người khác; 2) Ba năng lực liên quan đến bản thân người lãnh đạo, bao gồm: cố gắng hiểu vấn đề trước khi đưa ra nhận định, lắng nghe ý tưởng của từng cá nhân, khuyến khích mọi người cho ý kiến phản hồi; 3) Một năng lực về ủy quyền ra quyết định cho người trực tiếp tham gia vào công việc; 4) Ba năng lực về nêu gương và hành

vi cá nhân: sự liêm trực, nói đi đôi với làm, hỗ trợ công việc đồng nghiệp; 5) Bốn năng lực thuộc phạm trù chỉ đạo: vạch đường hướng, đưa ra quyết định, thống nhất về mục tiêu, giúp mọi người nắm rõ vấn đề chủ đạo; 6) Ba năng lực về sự thay đổi, gồm: hướng tới những thách thức có khả năng xảy ra trong tương lai, khuyến khích cách làm mới, biết nhìn nhận thất bại như những bài học; 7) Một năng lực về khuyến khích làm việc tập thể

b) Các nghiên cứu ở Việt Nam

Tác giả Trần Thị Bạch Mai (2007) trong bài "Đào tạo bồi dưỡng hiệu trưởng - kinh nghiệm quốc tế và khả năng vận dụng vào điều kiện Việt Nam"

năm 2007 cho thấy chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng của Trung Quốc tập trung vào kỹ năng quản lý sự thay đổi, quản lý xung đột, quản lý nhân sự, quản lý hiệu quả, huấn luyện và kèm cặp, quản lý chiến lược, công

cụ tư duy chiến lược, lãnh đạo phát triển chương trình [78]

Bài viết: "Năng lực và phát triển năng lực đối với cán bộ quản lý giáo dục" của tác giả Trần Ngọc Giao (2007) đã chỉ ra những nhóm yêu cầu năng

lực cơ bản của người cán bộ quản lý giáo dục bao gồm những vấn đề cơ bản

Trang 29

sau: Nền tảng cá nhân và quản lý bản thân; năng lực lãnh đạo; năng lực tổ chức; năng lực quản lý tác nghiệp về giáo dục và đào tạo; năng lực hoạt động giáo dục; năng lực hoạt động xã hội; năng lực quản lý thông tin Các năng lực này được đặt trên nền tảng phẩm chất và năng lực cá nhân [36]

Trong bài viết: "Giao tiếp của cán bộ quản lý giáo dục", tác giả Hà Thế

Truyền (2015) đã xác định các kỹ năng giao tiếp cơ bản của người cán bộ quản

lý giáo dục gồm: Kỹ năng định hướng; kỹ năng định vị và kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp Trên cơ sở đó, đề xuất vận dụng các kỹ năng giao tiếp cụ thể của cán bộ quản lý giáo dục, như: Kỹ năng giao tiếp qua ngôn ngữ; kỹ năng giao tiếp qua văn bản; kỹ năng giao tiếp qua cử chỉ Tác giả cũng đề xuất quy tắc 10 điểm trong vận dụng kỹ năng giao tiếp cụ thể, đó là: Ân cần; ngay ngắn; chuyên chú; đĩnh đạc; đồng cảm; ôn hòa; rõ ràng; nhiệt tình; nhất quán; khiêm nhường Đặc biệt, tác giả đã đề cao vấn đề thuyết phục trong giao tiếp của cán

bộ quản lý giáo dục Theo tác giả, cán bộ quản lý giáo dục cần vận dụng các kỹ năng: Kỹ năng thuyết phục bằng lời: xây dựng mối quan hệ tốt đẹp; làm tăng lòng tự trọng của đối tượng, tạo dựng bầu không khí tích cực; kỹ năng thuyết phục không bằng lời: dùng ánh mắt, vẻ mặt để thuyết phục [107]

Theo tác giả Nguyễn Liên Châu (2000), với đề tài "Một số đặc điểm giao tiếp của hiệu trưởng trường tiểu học" thì đặc điểm giao tiếp của người

hiệu trưởng thể hiện trên các mặt: nhu cầu, mục đích và nhận thức trong giao tiếp; đồng thời chỉ ra giải pháp phát huy thế mạnh của người hiệu trưởng trong giao tiếp [19]

Luận án "Nghiên cứu phẩm chất, nhân cách người hiệu trưởng trường tiểu học" [71] của Khăm Keo Vông Phila (1996) đã nghiên cứu 3 nhóm phẩm

chất của hiệu trưởng trường tiểu học đó là: phẩm chất đạo đức, phẩm chất tư tưởng, phẩm chất công việc; trên cơ sở nghiên cứu tác giả cũng đã chỉ ra cách thức để hình thành và phát triển các phẩm chất của người hiệu trưởng

Tác giả Nguyễn Duy Hưng (2014) với đề tài: "Quản lý chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay"

đã đề cập đến những yêu cầu về người cán bộ quản lý giáo dục thời kỳ đổi

Trang 30

mới Về phẩm chất: Người cán bộ quản lý giáo dục phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước Phải rèn luyện các đức tính cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, phát huy truyền thống thông minh, hiếu học, tôn sư, trọng đạo của dân tộc; Về năng lực: Người cán bộ quản lý giáo dục cần có tư duy đổi mới; năng lực thích ứng hòa nhập và hội nhập; năng lực hợp tác; năng lực kiểm tra đánh giá; am hiểu về kinh tế chính trị, pháp luật và các lĩnh vực liên quan đến giáo dục; có kỹ năng phân tích tổng hợp; có đạo đức nhà giáo, trung thực, khiêm tốn; có tác phong nhanh nhẹn; có tính quyết đoán; biết sử dụng ngoại ngữ, tin học trong quản lý, điều hành nhà trường [58]

Tác giả Trần Mai Ước (2013) trong bài: "Năng lực cán bộ quản lý giáo dục - chìa khóa quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo" đã khẳng

định cán bộ quản lý giáo dục đóng vai trò quyết định trong đảm bảo thực hiện thành công chính sách giáo dục và nâng cao hiệu quả giáo dục Cán bộ quản

lý giáo dục là người chỉ đạo, điều hành một hệ thống lớn và phức tạp thực thi các chính sách giáo dục đa dạng và mềm dẻo để giải quyết một cách chủ động

và sáng tạo các vấn đề nảy sinh Cán bộ quản lý giáo dục vừa đóng vai trò nhà chính chị, vừa là "doanh nhân" và hoạch định chiến lược [111]

Tác giả Lưu Xuân Mới (2013) trong bài báo: "Đào tạo - bồi dưỡng cán

bộ quản lý giáo dục trong xu thế đổi mới và hội nhập", cho rằng, sự thay đổi

một cách căn bản về vai trò cán bộ quản lý giáo dục hiện nay, đòi hỏi cán bộ quản lý giáo dục phải được chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chủ yếu thông qua đào tạo bồi dưỡng trang bị kiến thức lý luận về quản lý hiện đại, nghiệp vụ quản lý thiết thực mang tính chuyên nghiệp, đặc biệt cần có kỹ năng quản lý của thế kỷ XXI như: Kỹ năng giao tiếp và liên nhân cách; định hướng đạo đức và trí tuệ; kỹ năng quản lý sự thay đổi; khả năng khơi dạy và nuôi dưỡng động lực; có tầm nhìn chiến lược; kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề; kỹ năng xây dựng và tư duy toàn cầu; có năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực đối ngoại trở thành nhà quản lý giỏi [81]

Trang 31

Dự án SREM, "Bộ tài liệu tăng cường năng lực quản lý trường học",

đã xác định, người quản lý cần có năng lực: Năng lực xác định tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh của nhà trường; năng lực xây dựng chiến lược phát triển nhà trường; năng lực giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu; năng lực xây dựng môi trường giáo dục theo định hướng kết quả; năng lực chỉ đạo chuyên môn; năng lực định hướng các hoạt động của nhà trường; năng lực xây dựng môi trường cộng tác trong nhà trường; năng lực tập trung các hoạt động hằng ngày và các hoạt động của học sinh; năng lực duy trì bầu không khí làm việc tích cực trong nhà trường; năng lực đảm bảo môi trường học tập an ninh, an toàn; năng lực tuyển chọn giáo viên, duy trì tập thể cán bộ giáo viên có chất lượng; năng lực giám sát đánh giá cán bộ giáo viên; năng lực khuyến khích giáo viên và những người khác làm lãnh đạo; năng lực quản lý tài chính, cơ

sở vật chất; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; hiểu biết xã hội [23]

Các tác giả Phạm Văn Sơn, Nguyễn Thị Tuyết (2016) trong bài viết:

"Đổi mới đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục", đã chỉ ra: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản

lý giáo dục, trong bối cảnh đổi mới cần phải trang bị kiến thức và kỹ năng xây dựng chiến lược, lập kế hoạch cho cán bộ quản lý giáo dục; trang bị kiến thức,

kỹ năng và kinh nghiệm quản lý phát triển nguồn nhân lực; kỹ năng thu nhận

và xử lý thông tin; kỹ năng đánh giá trong giáo dục; kỹ năng quản lý tài chính [93]

Nguyễn Thị Hoàng Trâm (2010), với bài viết: "Các giải pháp tăng cường năng lực quản lý của hiệu trưởng trường THPT một số tỉnh phía nam",

đã đề xuất 3 nhóm giải pháp: nhóm giải pháp về thể chế; nhóm giải pháp xây

dựng và tăng cường năng lực quản lý của bản thân Trên cơ sở xây dựng các nhóm giải pháp đó, tác giả đã chỉ rõ việc Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện phân cấp quản lý giáo dục; nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, mỗi địa phương cần xây dựng tốt kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng hiệu trưởng [106]

Trang 32

Bài báo khoa học của một số tác giả đã nghiên cứu về đội ngũ hiệu trưởng phổ thông đã được đăng trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu hội thảo như: "Bài toán hiệu trưởng trong bối cảnh quản lý trường phổ thông", của tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến (2008) [105]; Nguyễn Thị Phương Hạnh (2009), Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS theo quan điểm chuẩn hóa [42]; "Xây dựng Chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông tỉnh Hưng Yên thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá" của tác giả Nguyễn Khắc Hào (2009) [45]; Đặng Thị Thanh Huyền với "Xây dựng chuẩn hiệu trưởng và vấn đề đổi mới chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa" [66]; "Sử dụng mô hình mô hình năng lực trong bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT" của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2010) [43]; "Giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT Việt Nam" của Nguyễn Hồng Hải (2010) [40]; Bùi Minh Hiền, Nguyễn Xuân Hải (2010), Chức năng người hiệu trưởng trong lãnh đạo, quản lý trường phổ thông nước ta hiện nay [46]; "Năng lực quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trong đổi mới nhà trường" của tác giả Trần Văn Dũng (2010) [32]; Nguyễn Huy Hoàng (2011), Vận dụng chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông vào phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THCS các tỉnh miền núi Tây Bắc [51]

Như vậy, các nghiên cứu về đội ngũ hiệu trưởng trường phổ thông rất

đa dạng và tập trung vào yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người hiệu trưởng trường phổ thông

1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường phổ thông theo các tiếp cận khoa học

a) Các nghiên cứu ở nước ngoài

- Vào cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, các nghiên cứu về hiệu trưởng đã tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó tập trung nhiều vào

vấn đề phát triển đội ngũ hiệu trưởng như: Phương pháp và cách thức tuyển chọn, bổ nhiệm hiệu trưởng có chất lượng cho các trường học thông qua việc

xây dựng và sử dụng chuẩn hiệu trưởng cho từng vùng, miền phù hợp với

điều kiện của từng địa phương [143], [133] Xây dựng và phát triển các tiêu

Trang 33

chuẩn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phục vụ cho công tác đào tạo hiệu trưởng đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo và quản lý, đảm bảo sự phát triển

và hiệu quả của nhà trường; xây dựng và phát triển các tiêu chuẩn mà người hiệu trưởng phải đạt được để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý trường học trong điều kiện hiện nay Xây dựng các tiêu chuẩn về các phẩm chất năng lực, kỹ năng, phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng để đảm bảo thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu nhà trường [113] Nghiên cứu, xây dựng, phát triển và bổ sung nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng đáp ứng kịp thời với xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển của cách mạng

khoa học công nghệ và sự hội nhập quốc tế [124]

Nghiên cứu các chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng của các Quốc gia

và vùng lãnh thổ khác nhau chúng ta có thể thấy được: Chuẩn chương trình đào tạo cho hiệu trưởng và cho nhà quản lý trường học của trường Đại học

Nam Florida đã xác định bốn phẩm chất lãnh đạo đó là: lãnh đạo chiến lược; lãnh đạo tổ chức; lãnh đạo giáo dục; lãnh đạo chính trị và cộng đồng bao

gồm các kiến thức và kỹ năng để hình thành các năng lực trong các chương trình đào tạo như: Chương trình đào tạo nhà lãnh đạo trường học theo các

nhóm năng lực: năng lực sư phạm và thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục; năng lực kiểm tra giám sát; năng lực lãnh đạo; năng lực tổ chức; năng lực tư vấn Chương trình đào tạo nhà lãnh đạo, quản lý trường học theo các năng lực: năng lực lãnh đạo, năng lực xã hội, năng lực cá nhân, năng lực giáo dục, năng lực phát triển trường học, năng lực tổ chức quản lý [123];

Chương trình đào tạo cán bộ quản lý trường học cung cấp đội ngũ kế cận (những người trong quy hoạch) cho hiệu trưởng các trường học về các năng lực lãnh đạo và quản lý cần thiết [147]

Việc tuyển chọn hiệu trưởng ở các nước trên thế giới như Úc, Canada, Mỹ, có điểm chung là: trải qua kiểm tra, phỏng vấn, trình bày kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trước hội đồng thi, tuyển chọn hiệu trưởng Tác giả Raymond J.S: việc tạo nguồn hiệu trưởng trường học bên cạnh việc đi theo con đường truyền thống như theo thâm niên, bằng cấp, hoặc từ cấp phó

Trang 34

lên mà còn theo con đường mới thi tuyển Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng phổ thông được đặt ra với nhiều nước trên thế giới như Davis.Sand Lapointe.M (1980) đã chỉ ra xây dựng chương trình bồi dưỡng phải gắn với chuẩn hiệu trưởng và sử dụng chuẩn nghề nghiệp để đánh giá hiệu trưởng [130]

Chapman J.D đã nghiên cứu về công tác tuyển dụng, sử dụng và phát triển đội ngũ lãnh đạo trường học ở các nước và vùng lãnh thổ khác nhau Tác giả đã tổng hợp, khái quát từ nhiều bài báo khoa học và chỉ ra: Mối quan hệ giữa trình độ năng lực lãnh đạo với chất lượng nhà trường; Những thay đổi trong hoạt động của hiệu trưởng trường học ngày nay, vấn đề lựa chọn mô hình

bổ nhiệm hiệu trưởng trường học Tác giả cũng đã nêu ra việc ứng cử vào vị trí hiệu trưởng trường học hầu hết đều xuất phát từ nguyện vọng của cá nhân ứng viên, chứ không phải do cơ quan quản lý phân công hay bổ nhiệm Trước khi tham gia ứng tuyển làm hiệu trưởng, các ứng viên tự đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng để quyết định việc có dự tuyển hay không Các hiệu trưởng trường học chủ yếu làm việc theo chế độ hợp đồng, tăng lương theo định kỳ, hằng năm hiệu trưởng tự đánh giá và gửi báo cáo để cơ quan cấp trên xem xét; các cơ quan quản lý giáo dục của địa phương nếu thấy không đáp ứng yêu cầu thì hiệu trưởng sẽ thôi giữ chức vụ hiệu trưởng tại trường đó để tuyển chọn hiệu trưởng mới [117] Bang Victoria (Úc) đã xây dựng Quy chế tuyển dụng hiệu trưởng gồm các bước: Thành lập Hội đồng sơ tuyển; Ứng viên tham gia phải trình bày

dự thảo chiến lược phát triển nhà trường, thành viên hội đồng sẽ phỏng vấn và đánh giá; Nếu Hội đồng đánh giá thông qua thì mới được tuyển dụng

Nghiên cứu của MC Crimmon (2011) người Anh, việc bồi dưỡng cho hiệu trưởng phải kết hợp giữa nhu cầu của cá nhân và yêu cầu của công việc quản lý [135] Nghiên cứu của Huber S.G (2004) đã chỉ ra chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng của Mỹ cần phải có sự chuyển đổi từ bồi dưỡng các kỹ năng quản lý chung chung sang bồi dưỡng các kỹ năng quản lý cụ thể, giúp cho hiệu trưởng tạo dựng được cơ sở làm tốt công việc lãnh đạo, quản lý nhà trường Malaysia đưa ra mô hình "trường học thông minh" đòi hỏi cán bộ

Trang 35

quản lý nhà trường phải giỏi, thành thạo công nghệ thông tin, vận dụng vào quản lý trường học và thành thạo tiếng Anh [124]

Bổ nhiệm hiệu trưởng: Các tác giả Philip K.Piele và Stuart C.Smith

[134] thì cho rằng khi bổ nhiệm hiệu trưởng cần phỏng vấn; cần xác định và xây dựng các tiêu chuẩn của người lãnh đạo trước khi tiến hành công tác bổ nhiệm, như vậy sẽ giúp cơ quan quản lý phát hiện ra những lãnh đạo tiềm năng thông qua việc phát hiện người lãnh đạo có các phẩm chất đã được xây dựng không Chuyên gia các nước XHCN trước đây (Bungari, Liên Xô, Tiệp Khắc…) đã xác định rõ khi tuyển chọn, bổ nhiệm hiệu trưởng cần nghiên cứu

kĩ lưỡng các phẩm chất, năng lực, khả năng phát triển lâu dài của người được

bổ nhiệm [143]

Về đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng: Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở

Anh, Đức, New Zealand, Thụy Sĩ, Áo, Australia chú trọng vào các nhóm năng lực như: xác định mục tiêu và hành động; quản lý nguồn nhân lực; năng lực lãnh đạo; chỉ đạo hoạt động Chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng ở Trung Quốc thì quan tâm đến các kỹ năng quản lý sự thay đổi, quản lý xung đột, quản lý nhân sự, quản lý chiến lược, quản lý hiệu quả, huấn luyện và kèm cặp, công cụ tư duy chiến lược, lãnh đạo phát triển chương trình Chuẩn chương trình đào tạo hiệu trưởng của Đại học Nam Florida là chương trình tích hợp bao gồm các kiến thức kỹ năng theo bốn lĩnh vực lớn: Lãnh đạo chiến lược, lãnh đạo tổ chức, lãnh đạo giáo dục, lãnh đạo chính trị và cộng đồng [130], [141]

Như vậy có thể thấy rằng công tác đạo tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng trường học của các nước chung một điểm là: ngoài việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức lãnh đạo, quản lý còn chú trọng đến rèn luyện các

kỹ năng, nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý cho hiệu trưởng; Các nước cũng chú ý đến việc xây dựng và phát triển các chuẩn đào tạo hiệu trưởng dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn các công việc hiệu trưởng phải làm, xác định các phẩm chất, năng lực của người hiệu trưởng trường học cần phải có

Trang 36

Đánh giá hiệu trưởng: Nhiều quốc gia OECD thông qua đánh giá hiệu

trưởng đã đặt ra việc phát triển các kỹ năng của người hiệu trưởng thế kỷ 21 Các nhóm năng lực người hiệu trưởng được đúc rút ra đó là: Thứ nhất là nhóm năng lực tập trung vào khía cạnh con người bao gồm các năng lực hỗ trợ người khác; năng lực khuyến khích, khích lệ; năng lực chia sẻ, cảm thông Thứ hai gồm các năng lực liên quan đến bản thân người lãnh đạo: Năng lực lắng nghe; năng lực thấu hiểu; tạo môi trường phấn đấu; Thứ 3 là nhóm năng lực thuộc về phẩm chất người quản lý bao gồm: cần kiệm, liêm chính; dám nghĩ, dám làm; tâm huyết, trách nhiệm Thứ tư gồm các năng lực thuộc về lãnh đạo, quản lý gồm: Xác định tầm nhìn, sứ mạng; năng lực xây dựng chiến lược, xác định rõ mục tiêu; kỹ năng ra quyết định Thứ năm là các năng lực quản lý sự thay đổi gồm: khả năng dự báo và nhận định tình hình; khả năng sáng tạo và khuyến khích cách làm mới; năng lực tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm Thứ sáu là năng lực làm việc nhóm, khuyến khích làm việc tập thể [114], [127]

b) Các nghiên cứu ở Việt Nam

Nguyễn Hồng Hải (2013) với đề tài "Quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục", từ góc độ khoa học quản lý

với các chức năng, giải pháp đặc thù, quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường THPT được xác định từ khâu mục đích quản lý, tới các chiến lược quản lý, các chính sách, các quy định hành chính, tới các hoạt động chỉ đạo, tổ chức đội ngũ hiệu trưởng, trên cơ sở lí thuyết này, tác giả phân tích nội dung quản

lý đội ngũ hiệu trưởng trường THPT được xác lập bao gồm 5 lĩnh vực: Tuyển dụng, phát triển, lãnh đạo, đánh giá, và đãi ngộ Tác giả đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường THPT, từ đó tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp về xây dựng và triển khai chiến lược phát triển đội ngũ hiệu trưởng; hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển đội ngũ hiệu trưởng; cải tiến hoạt động chỉ đạo phát triển đội ngũ hiệu trưởng [40]

Luận án "Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT các tỉnh vùng Tây Bắc theo hướng chuẩn hóa" của tác giả Nguyễn Huy Hoàng (2011) đã

Trang 37

nghiên cứu về việc phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT theo hướng chuẩn hoá Đề tài đã nghiên cứu thực trạng và cũng đã đưa ra các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng theo hướng chuẩn hóa thực hiện ở các trường THPT của các tỉnh Tây Bắc [52]

Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2012), Nghiên cứu chức năng của hiệu trưởng trường THPT Việt Nam thời kì đổi mới phục vụ công tác bồi dưỡng hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu xã hội, tác giả đã đưa ra các chức năng cơ bản

của người hiệu trưởng trường THPT đáp ứng thời kỳ đổi mới giáo dục, để từ

đó định hướng cho công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT giai đoạn mới [44]

Đề tài "Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá của hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở" của tác giả Đỗ Ngọc Bích (1989) tập trung nghiên cứu về cơ sở

lý luận, thực tiễn và đưa ra các giải pháp kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học

và giáo dục của hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở [7]

- Cao Thị Thanh Xuân (2015) với đề tài "Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT các tỉnh Bắc Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục" trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ hiệu trưởng

trường THPT và trên cơ sở thực tiễn về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT của các tỉnh Bắc Tây Nguyên, luận án đã đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT của các tỉnh này trong bối cảnh đổi mới giáo dục [111]

- Nguyễn Ngọc Hoa (2017), Phát triển đội ngũ hiệu trưởng Mầm non, khu vực miền núi phía Bắc theo hướng chuẩn hóa Luận án của tác giả trên cơ

sở đánh giá thực trạng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non các tỉnh miền núi phía Bắc về số lượng, cơ cấu, chất lượng, đã đưa ra các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non theo hướng chuẩn hóa phù hợp với vùng miền núi phía Bắc: Cụ thể hóa Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non hiện hành cho phù hợp với đặc điểm phát triển giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non theo hướng chuẩn hóa Tổ chức đổi mới công tác tuyển chọn, bổ

Trang 38

nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non nhằm nâng cao năng lực theo hướng chuẩn hóa Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non theo hướng chuẩn hóa phù hợp với đặc thù các tỉnh miền núi phía Bắc Kiểm tra, đánh giá đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non theo hướng chuẩn hóa Xây dựng và thực hiện chính sách ưu đãi riêng của các tỉnh miền núi phía Bắc, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non [48]

- Thái Văn Tài (2018), Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Đắc Lắc trong bối cảnh đổi mới giáo dục Luận án trên cơ sở xác lập

khung lý luận về phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực, tiếp cận chuẩn; đánh giá thực trạng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học cũng như thực trạng các nội dung phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Đắc Lắc

đã đưa ra các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Đắc Lắc trong giai đoạn mới: Tổ chức cụ thể hoá Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học để đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay Tổ chức xây dựng, định kỳ bổ sung điều chỉnh quy hoạch đội ngũ hiệu trưởng và quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo từng giai đoạn Tổ chức thực hiện phân cấp triệt để quản lý nhà nước

về giáo dục đối với cấp Tiểu học theo hướng tạo chủ động cho Phòng Giáo dục và Đào tạo Đổi mới quy trình, phương thức bổ nhiệm, luân chuyển hiệu trưởng trường tiểu học theo phân cấp quản lý Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học và cán bộ quản lý dự nguồn Tổ chức đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học theo Chuẩn chức danh và năng lực quản lý phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục Tổ chức xây dựng và thực hiện chính sách ưu đãi

có tính đặc thù của địa phương nhằm tạo động lực cho sự phát triển của đội ngũ

hiệu trưởng trường tiểu học.[94]

1.1.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ hiệu trưởng

- Các nghiên cứu khoa học ở các góc độ giáo dục học, tâm lý học, quản

lý giáo dục đã tập trung nhiều vào nghiên cứu hiệu trưởng các trường phổ

Trang 39

thông về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cần thiết Các nghiên cứu về hiệu trưởng trường phổ thông tập trung nhiều vào hiệu trưởng cấp THCS và cấp THPT, nghiên cứu về hiệu trưởng trường tiểu học còn ít

- Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo các cách tiếp cận khác nhau: tiếp cận năng lực, tiếp cận chuẩn hóa đã có một số công trình, nhưng nghiên cứu về phát triển đội ngũ hiệu trưởng theo đặc trưng văn hóa hầu như chưa được nghiên cứu

- Đặc biệt nghiên cứu phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc với đặc điểm văn hóa vùng miền riêng theo đặc trưng văn hóa chưa được nghiên cứu Đề tài luận án của tác giả đi theo hướng phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi có nhiều dân tộc theo đặc trưng văn hóa đã đi vào một điểm trống chưa được nghiên cứu và

đã tạo ra được điểm mới của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học cho khu vực miền núi Tây Bắc

1.1.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án của nghiên cứu sinh về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc

Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên, đã đặt ra các vấn đề cho luận án giải quyết Đó là:

- Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và áp dụng trong toàn quốc nhưng ở khu vực miền núi Tây Bắc với những đặc điểm vùng miền, văn hóa riêng cho nên theo đặc trưng văn hóa cần thiết phải cụ thể hóa chuẩn hiệu trưởng vào khu vực miền núi Tây Bắc để làm công cụ đánh giá, tuyển dụng, phát triển và tạo môi trường làm việc cho đội ngũ hiệu trưởng khu vực miền núi Tây Bắc

- Xác lập khung lý luận về phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo các tiếp cận chủ đạo: Quản lý nguồn nhân lực, tiếp cận chuẩn, tiếp cận năng lực, đặc trưng văn hóa

Trang 40

- Làm rõ việc phân cấp quản lý vĩ mô và vi mô trong công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học để giúp các cấp quản lý xác định được nhiệm vụ và làm tốt công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trong phạm vi phân cấp quản lý của mình Đồng thời thiết lập được các mối quan hệ cần thiết giữa các cấp quản lý trong công việc phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc theo đặc trưng văn hóa

- Phát hiện thực trạng đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc (số lượng, cơ cấu, chất lượng) và công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học với các nét đặc thù của đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc

- Phát hiện thực trạng mức độ ảnh hưởng của các các yếu tố về phía chủ quan và khách quan đến phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc theo đặc trưng văn hóa

- Đề xuất và khẳng định tính cần thiết, khả thi, hiệu quả của các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trường tiểu học theo đặc trưng văn hóa khu vực miền núi Tây Bắc

Với các vấn đề đặt ra cho luận án cần phải giải quyết ở trên, toàn bộ

luận án sẽ làm rõ được màu sắc đặc thù, màu sắc riêng, yêu cầu cao của giáo

dục miền núi đối với hiệu trưởng trường tiểu học khu vực miền núi Tây Bắc theo đặc trưng văn hóa

1.2 Văn hóa vùng miền và sự tác động đến hiệu trưởng trường tiểu học và phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học

1.2.1 Khái niệm văn hóa và văn hóa vùng, vùng văn hóa

a) Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bắt đầu của

xã hội, được xuất hiện sớm từ những năm 77-76 TCN với ý nghĩa như một phương thức giáo hóa con người (văn trị giáo hóa) Tiếng Anh và tiếng Pháp dùng từ "Culture", tiếng Đức dùng từ "Kultur", tiếng Nga dùng từ "Cultura" được hiểu bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là thành viên của xã hội (F.B Taylo) A.LKroibơ và C.L.Klúchôn: Văn

Ngày đăng: 07/10/2024, 16:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng Sản Việt Nam (2004) số 40-CT/TW 15/06/04, Chỉ thị của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
2. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020
Tác giả: Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2011
3. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XI, Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013, Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cấu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cấu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế
4. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa XI, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014, Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
5. Đặng Quốc Bảo (1995), Một số tiếp cận mới về khoa học quản lý và việc vận dụng vào quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số tiếp cận mới về khoa học quản lý và việc vận dụng vào quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1995
6. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hƣng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
7. Đỗ Ngọc Bích (1989), Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở, Luận án Phó tiến sỹ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở
Tác giả: Đỗ Ngọc Bích
Năm: 1989
8. Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa các dân tộc Tây Bắc thực trạng và những vấn đề đặt ra
Tác giả: Trần Văn Bính
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
9. Chính phủ (2010), Nghị định số 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, Ban hành kèm theo Thông tƣ 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Công văn 5277/TCCB 28/6/2004 về việc thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2004
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, Ban hành kèm theo Thông tƣ 14/2018/TT- BGDĐT, ngày 20/07/2018, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hội thảo khoa học về công tác phát triển giáo viên dân tộc thiểu số của Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo khoa học về công tác phát triển giáo viên dân tộc thiểu số của Việt Nam
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2010
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Các chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, Ban hành kèm theo Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2012
15. Bộ Nội vụ (2013), Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ- CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, Ban hành kèm theo Thông tƣ số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức
Tác giả: Bộ Nội vụ
Năm: 2013
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường tiểu học, Ban hành kèm theo Thông tƣ số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2015
18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Điều lệ trường tiểu học, Ban hành kèm theo Thông tƣ số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2020
19. Nguyễn Liên Châu (2000), với đề tài "Một số đặc điểm giao tiếp của Hiệu trưởng trường tiểu học", Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Đại học Sƣ phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm giao tiếp của Hiệu trưởng trường tiểu học
Tác giả: Nguyễn Liên Châu
Năm: 2000
135. McCrimmon Mitch (2011), What's a Manager? Hyperlink http://www.leadersdirect.com/whats-a-manager Link
147. Williamson R. (2010), Leadership Development for 21st Century School Leaders, Hyperlink http://www.leadingedgelearning.ca/ Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Mô hình Quản trị nhân lực Michigan - Phát triển Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Đặc trưng văn hóa khu vực miền núi tây bắc
Sơ đồ 1.1. Mô hình Quản trị nhân lực Michigan (Trang 60)
Sơ đồ 1.2. Mô hình Quản trị nhân lực Harvard - Phát triển Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Đặc trưng văn hóa khu vực miền núi tây bắc
Sơ đồ 1.2. Mô hình Quản trị nhân lực Harvard (Trang 61)
Sơ đồ 1.3. Mô hình Quản trị nhân lực tổng thể viễn cảnh - Phát triển Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Đặc trưng văn hóa khu vực miền núi tây bắc
Sơ đồ 1.3. Mô hình Quản trị nhân lực tổng thể viễn cảnh (Trang 62)
Sơ đồ 1.4. Mô hình Quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadler - Phát triển Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Đặc trưng văn hóa khu vực miền núi tây bắc
Sơ đồ 1.4. Mô hình Quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadler (Trang 63)
Bảng 2.10: Đánh giá mức độ đạt được về phẩm chất nghề nghiệp - Phát triển Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Đặc trưng văn hóa khu vực miền núi tây bắc
Bảng 2.10 Đánh giá mức độ đạt được về phẩm chất nghề nghiệp (Trang 97)
Bảng 2.11: Đánh giá mức độ đạt được về quản trị nhà trường của hiệu - Phát triển Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Đặc trưng văn hóa khu vực miền núi tây bắc
Bảng 2.11 Đánh giá mức độ đạt được về quản trị nhà trường của hiệu (Trang 99)
Bảng 2.13: Đánh giá mức độ đạt được về năng lực phát triển mối quan hệ - Phát triển Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Đặc trưng văn hóa khu vực miền núi tây bắc
Bảng 2.13 Đánh giá mức độ đạt được về năng lực phát triển mối quan hệ (Trang 101)
Bảng 2.16: Đánh giá mức độ cần thiết về phẩm chất đạo đức và năng lực - Phát triển Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Đặc trưng văn hóa khu vực miền núi tây bắc
Bảng 2.16 Đánh giá mức độ cần thiết về phẩm chất đạo đức và năng lực (Trang 105)
Bảng 2.17: Đánh giá mức độ thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu - Phát triển Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Đặc trưng văn hóa khu vực miền núi tây bắc
Bảng 2.17 Đánh giá mức độ thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu (Trang 109)
Bảng 2.19: Đánh giá mức độ thực hiện bố trí sử dụng đội ngũ hiệu trưởng - Phát triển Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Đặc trưng văn hóa khu vực miền núi tây bắc
Bảng 2.19 Đánh giá mức độ thực hiện bố trí sử dụng đội ngũ hiệu trưởng (Trang 115)
Bảng 2.20: Đánh giá mức độ thực hiện tổ chức bồi dưỡng đội ngũ hiệu - Phát triển Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Đặc trưng văn hóa khu vực miền núi tây bắc
Bảng 2.20 Đánh giá mức độ thực hiện tổ chức bồi dưỡng đội ngũ hiệu (Trang 117)
Bảng 2.22: Đánh giá mức độ thực hiện tạo môi trường phát triển đội ngũ hiệu - Phát triển Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Đặc trưng văn hóa khu vực miền núi tây bắc
Bảng 2.22 Đánh giá mức độ thực hiện tạo môi trường phát triển đội ngũ hiệu (Trang 124)
Bảng 2.24. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về Nhà nước và địa - Phát triển Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Đặc trưng văn hóa khu vực miền núi tây bắc
Bảng 2.24. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về Nhà nước và địa (Trang 129)
Bảng 3.9. So sánh kết quả mức độ nắm vững kiến thức của hiệu trưởng - Phát triển Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Đặc trưng văn hóa khu vực miền núi tây bắc
Bảng 3.9. So sánh kết quả mức độ nắm vững kiến thức của hiệu trưởng (Trang 198)
Bảng 3.12. So sánh kết quả mức độ kỹ năng của hiệu trưởng trường tiểu học - Phát triển Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học theo Đặc trưng văn hóa khu vực miền núi tây bắc
Bảng 3.12. So sánh kết quả mức độ kỹ năng của hiệu trưởng trường tiểu học (Trang 201)
w