1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính toán lựa chọn quy trình công nghệ nhà máy sản xuất Đồ hộp quả

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính toán, Lựa chọn Quy trình Công nghệ Nhà máy Sản xuất Đồ hộp Quả: Dứa Nước Đường Năng Suất 18 Tấn Sản Phẩm/Ca
Tác giả Nguyễn Thị Vân
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
Trường học Trường Đại học Công nghệ Đông Á
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 2,43 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI (11)
    • 1.1. Tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm (11)
      • 1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới hiện nay (11)
      • 1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam hiện nay (11)
    • 1.2. Lựa chọn địa điểm xây dựng (12)
    • 1.3. Lựa chọn sản phẩm, năng suất, công nghệ (16)
  • CHƯƠNG II: CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ (17)
    • 2.1. Tổng quan về nguyên liệu (17)
      • 2.1.1. Nguyên liệu chính ( dứa ) (17)
      • 1.3.2. Nguyên liệu phụ (0)
    • 2.2. Chọn và thuyết trình quy trình công nghệ (30)
      • 2.2.1. Quy trình công nghệ (30)
      • 2.2.2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ (32)
  • CHƯƠNG III: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TÍNH CÂN BẰNG SẢN PHẨM (50)
    • 3.1. Tình hình sản xuất của nhà máy (50)
      • 3.1.1. Bảng thu hoạch nguyên liệu của nhà máy (50)
      • 3.1.2. Bảng nhập nguyên liệu (50)
      • 3.1.3. Kế hoạch sản xuất của nhà máy (50)
    • 3.2. Tính cân bằng vật chất cho dứa nước đường (52)
      • 3.2.1. Số liệu ban đầu (52)
      • 3.2.2. Tính cân bằng vật chất cho dây chuyền sản xuất dứa nước đường (52)
  • CHƯƠNG IV: TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ (60)
    • 4.1. Tính và chọn thiết bị (60)
      • 4.1.1. Thiết bị phân loại, lựa chọn (60)
      • 4.1.2. Máy rửa thổi khí ( ngâm rửa xối ) (61)
      • 4.1.3. Thiết bị cắt gọt, tạo hình (62)
      • 4.1.4. Thiết bị chần băng tải (63)
      • 4.1.5. Thiết bị nấu syrup đường (63)
      • 4.1.6. Thiết bị rót nước đường (64)
      • 4.1.7. Thiết bị ghép nắp (65)
      • 4.1.8. Thiết bị thanh trùng (66)
    • 4.2. Tổng kết (67)

Nội dung

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: TÍNH TOÁN, LỰA CHỌN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ HỘP QUẢ: DỨA NƯỚC ĐƯỜNG NĂNG SUẤT 18 TẤN SẢN PHẨM/CA Giảng viên hướng dẫn: ThS... Chọn và thuyế

CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm

1.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới hiện nay

Theo FAO – 2016, dứa (Ananas comosus L.) bao gồm nhóm dứa Queen và nhóm dứa Cayenne là một trong những cây ăn quả quan trọng trên thế giới, đứng thứ ba sau chuối và cây có múi, với tổng sản lƣợng trên thế giới đạt khoảng 25.809.038 ,trái dứa tiêu thụ chủ yếu qua chế biến và ăn tươi

Theo thống kê của Ngân hàng dữ liệu trực tuyến của tổ chức nông lương thế giới ( FAOSTAT ), Bồ Đào Nha là quốc gia châu Âu duy nhất sản xuất dứa Và hầu hết, thị trường dứa ở châu Âu dứa gần như được cung ứng độc quyền từ các nước đang phát triển nhƣ: Thái Lan, Sri Lanka, Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Theo FAOSTAT, Thái Lan, Philippines và Indonesia là những nước sản xuất chính mặt hàng dứa chế biến ( như nước ép dứa và dứa đóng hộp ) cho thị trường xuất khẩu Ấn Độ và Trung Quốc là những nhà xuất khẩu lớn nhưng những nước này có thị trường nội địa lớn và không cung cấp nhiều hàng cho xuất khẩu Nước xuất khẩu lớn nhất mặt hàng dứa tươi là Costa Rica với 47% thị phần xuất khẩu của cả thế giới Đối với thị trường Vương quốc Anh, các hình thức tiêu thụ dứa ở thị trường này rất phong phú, bao gồm dứa tươi, dứa ép, các sản phẩm dứa sấy khô, mứt dứa, sanck dứa, dứa nguyên liệu làm bánh kẹo, Năm 2021, Anh là nước nhập khẩu dứa lớn thứ 10 trên thế giới và thứ 6 châu Âu sau Hà Lan, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Italia với 119.6 triệu tấn, trị giá 78.2 triệu USD Dự báo tốc độ tăng trưởng thị trường dứa tại Anh là 3.2% trong giai đoạn 2022 – 2027 ( Theo Bộ Công Thương Việt Nam ) Thị trường Thụy Sĩ, giống như nhiều thị trường ở châu Âu không trồng dứa, Thụy Sĩ nhập khẩu với nhu cầu khoảng 20 nghìn tấn/năm các sản phẩm dứa tươi, dứa đã chế biến và bảo quản ( dứa hộp ), nước dứa ép, Thời gian qua thị trường này đang gia tăng xu hướng tiêu thụ sản phẩm hữu cơ và có chứng nhận Fairtrade ( Theo Bộ Công Thương Việt Nam )

1.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam hiện nay a) Diện tích và sản lƣợng

Việt Nam là nước có sản lượng dứa đứng hàng thứ 10 trên thế giới với tổng diện tích trồng dứa của cả nước khoảng 34.642 ha và sản lượng đạt 555.047 tấn (FAO,

Theo Báo Công an nhân dân, nước ta - dứa được trồng khắp từ Bắc đến Nam, tập trung nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Trung Bộ và Bắc Trung Bộ

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Diện tích trồng dứa hiện nay đạt 39.9 nghìn ha, sản lƣợng dứa quả đạt 477.4 nghìn tấn, xếp thứ 10 trong số các nước sản xuất dứa nhiều nhất của thế giới, tuy nhiên xuất khẩu dứa của Việt Nam mới chiếm 2% sản lượng của thế giới, chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất

Ngoài ra, các tỉnh có diện tích canh tác dứa lớn đáng kể nhƣ Tiền Giang ( 14.000 ha), Kiên Giang (10.000 ha), Long An ( 1.000 ha), chiếm 70 - 80% sản lượng dứa của cả nước b) Tình hình chế biến và tiêu thụ

Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến dứa ở nước ta phát triển khá nhanh, nhiều nhà máy chế biến dứa với công suất lớn với công nghệ hiện đại của thế giới đƣợc xây dựng ( chỉ tính riêng một số nhà máy lớn ở Đồng Giao, Tiền Giang và Kiên Giang khả năng chế biến đạt 36.500 tấn/năm và nhu cầu nguyên liệu dứa tươi từ 23.000 – 27.000 tấn/năm ) – theo Báo Kinh tế - Quản lí

Ngoài các nhà máy có công suất lớn, còn có nhiều nhà máy chế biến dứa có công suất vừa và nhỏ khác ở các tỉnh thành trong nước như : Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Long An,

Mặc dù Việt Nam có diện tích, sản lượng, tiêu thụ tương đối đồng đều, ngành sản xuất dứa vẫn chưa bền vững do nhiều nguyên nhân: Giá trị cây dứa không cao, chủ yếu tiêu thụ nội địa, xuất khẩu còn hạn chế Đầu ra cho cây dứa không ổn định, giá trị sản phẩm bán ra bấp bênh Kỹ thuật giống và kỹ thuật canh tác chưa phù hợp.

Hầu hết, dứa được tiêu thụ ở thị trường nước ta dưới hai dạng: bán cho người tiêu dùng (dạng ăn tươi, làm thực phẩm) là 54%, làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến chiếm 46%

Ngày nay, nhu cầu làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đang có xu hướng gia tăng do các nhà máy đƣợc xây dựng, củng cố, đƣa vào hoạt động Đồng thời, nhu cầu tiêu dùng của người dân về đồ hộp cũng ngày càng cao Đối với dứa chế biến, xuất khẩu là chính, thị trường nội địa chiếm tỷ trong không đáng kể ( khoảng 2-5% trong tổng sản lƣợng dứa chế biến).

Lựa chọn địa điểm xây dựng

Việc chọn địa điểm xây dựng để thiết kế phân xưởng đóng vai trò rất quan trọng

Vị trí nhà máy đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và công nghệ Các nguyên tắc lựa chọn địa điểm bao gồm: đáp ứng yêu cầu công nghệ thiết bị, vật liệu; thuận tiện cho hoạt động sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ; đảm bảo nguồn điện, nước, nhiên liệu, lao động, giao thông; không ảnh hưởng xấu đến môi trường và cộng đồng; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; an toàn và thuận tiện cho công nhân.

- Gần nguồn cung cấp năng lƣợng ( than, điện, xăng, dầu)

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

- Gần nguồn cung cấp nhân lực

- Gần nơi tiêu thụ sản phẩm

- Phù hợp với quy hoạch phát triển chung của quốc gia

Dựa trên 7 nguyên tắc nêu trên, vị trí nhà máy được chọn tại huyện Tân Phước , tỉnh Tiền Giang

1.2.1 Giới thiệu khu công nghiệp a) Vị trí địa lí:

Huyện Tân Phước nằm ở phía Bắc tỉnh Tiền Giang, có vị trí địa lí: phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây giáp tỉnh Long An, phía Tây Nam là huyện Cai Lậy, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Châu Thành

Tỉnh Tiền Giang nằm ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Nằm dọc bờ Bắc sông Tiền dài 120 km, tọa độ địa lí từ 105°49'07" đến 106°48'06" kinh độ Đông và 10°12'20" đến 10°35'26" vĩ độ Bắc Thành phố Mỹ Tho - tỉnh lị Tiền Giang cách TP HCM 70 km về phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố cần Thơ 90 km về hướng Đông Bắc.

Tiền Giang giáp với các tỉnh nhƣ sau:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP HCM

- Phía Tây và Tây Nam giáp các tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long

- Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre

- Phía Đông: giáp biển Đông

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Hình 1 1 Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang b) Đặc điểm địa hình:

Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0 mét đến 1,6 mét so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8 mét đến 1,1 mét Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung Đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa trung tính, ít chua c) Khí hậu:

Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 o C – 27.9 o C Với 2 mùa rõ rệch là mùa mƣa và mùa khô Mùa khô từ tháng

12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424 mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 d) Thổ nhƣỡng: Đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp Phần dọc sông Tiền chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh ( đặc biệt là trồng dứa ); còn lại 19.4% là nhóm đất phèn và 14.6% là nhóm đất phù sa nhiễm mặn,

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Tỉnh Tiền Giang cách thành phố Hồ Chí Minh 70km – một thị trường tiêu thụ lớn, là trung tâm hỗ trợ đầu tƣ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản trị, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin cho Tiền Giang sẽ cuốn hút Tiền Giang bằng trường lực lớn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa

Nằm trên trục giao thông - kinh tế quan trọng nhƣ QL1A, QL 50, QL 60, QL 30, sông Tiền, sông Vàm Cỏ… nhất là tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương Tiền Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt, bờ biển dài Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh bao gồm hai con sông chính: sông Tiền và sông Vàm Cỏm, ngoài ra còn có nhiều kênh rạch khác

Tỉnh gần đường hàng hải quốc tế, cách Vũng Tàu 40 km, có lợi thế để trở thành đầu mối khu vực Bắc ĐBSCL về giao thương vận tải biển với cả nước và khu vực Đông Nam Á

Vùng nguyên liệu chính – Dứa Cayen

Huyện Tân Phước, Tiền Giang là địa phương có diện tích trồng dứa lớn nhất cả nước, lên tới hơn 15.000 ha Năng suất dứa của huyện rất cao, đạt khoảng 250.000 tấn/năm Sự cần cù lao động và ứng dụng tiến bộ khoa học của bà con nông dân đã giúp dứa Tân Phước đạt chất lượng cao, năng suất tốt.

1.2.4 Nguồn cung cấp năng lƣợng Điện: Nhà máy sử dụng nguồn điện trên mạng lưới quốc gia đường dây 500KV đã đƣợc hạ thế xuống 220/380V Để đảm bảo hoạt động đƣợc liên tục, nhà máy đã chuẩn bị một máy phát điện dự phòng

Tỉnh Tiền Giang được bồi đắp bởi hệ thống sông rạch chằng chịt, trong đó nổi bật là hai con sông Tiền và Vàm Cỏ, đảm bảo nguồn nước dồi dào cho toàn tỉnh Để đảm bảo chất lượng nguồn nước, hệ thống xử lý nước thải được thiết kế khoa học, có chức năng kiểm tra chặt chẽ hàm lượng chất thải trước khi thải ra môi trường công cộng.

Nhiên liệu: xăng, dầu bôi trơn thiết bị đều có đầy đủ trên các con đường quốc lộ

Hệ thống thông tin liên lạc: Đảm bảo mọi nhu cầu về thông tin liên lạc và dịch vụ bưu điện ( bưu điện, fax, internet, điện thoại đường dài, quốc tế, )

Có hệ thống phòng cháy chữa cháy trong khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn cấp nhà nước về an toàn

Có diện tích đất trồng cây xanh là 6 -7 ha xung quanh và trong khu công nghiệp nhà máy tạo cảnh quang đẹp và giữ cân bằng môi trường sinh thái trong khu công nghiệp

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Dân số 1.728.679 đáp ứng đƣợc nguồn lao động cho nhà máy

Ngoài ra, còn có nhiều người dân từ khu vực khác, các sinh viên Đại học, Cao đẳng vào làm việc

1.2.6 Tiềm năng và thế mạnh

Nằm trên trục giao thông kinh tế trọng điểm phía Nam, Tân Phước được thừa hưởng nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế năng động của khu vực Vị trí này giúp Tân Phước dễ dàng tiếp cận thông tin kinh tế thị trường, cũng như góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ và thiết bị, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của địa phương.

Lựa chọn sản phẩm, năng suất, công nghệ

Sản phẩm sẽ đƣợc đóng gói trong lon thiếc với chất liệu lon thiếc không gỉ

Cỡ dứa: Dứa khoanh cắt miếng ( 9 miếng / hộp ) Độ đường: 15 Brix

Quy cách đóng thùng: 24 lon/carton

Nhà máy quyết định lựa chọn năng suất sản phẩm đồ hộp dứa nước đường của nhà máy là 18 tấn sản phẩm/ca

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ

Tổng quan về nguyên liệu

Tên khoa học: Ananas comosus

Dứa, hay còn gọi là thơm, là loài cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Nam Mỹ (Brazil, Argentina, Paraguay) Ngày nay, chúng được trồng phổ biến tại các nước nhiệt đới và một số vùng á nhiệt đới gió mùa có độ ẩm cao như đảo Hawaii, Đài Loan Dứa sinh trưởng tốt ở vĩ tuyến 38 độ Bắc, chiếm hơn 60% sản lượng toàn cầu Các quốc gia dẫn đầu về sản xuất dứa bao gồm Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hawaii, Brazil, Mexico, Cuba, Úc và Nam Phi.

Hình 2 1: Hình ảnh quả dứa

 Trái dứa là loài trái kép gồm nhiều trái con ( 100 – 200 trái con hay hoa ) Sau khi thụ phấn, các hoa, nhị đực và vòi nhụy cái tàn héo đi Gốc lá bắc mập ra, cong úp lên che các lá đài Các lá đài trở nên có thịt và hợp lại tạo thành núm, khi trái gần chín chúng dẹp xuống trở thành “ mắt ” của trái Các trái con dính vào một trục phát hoa gọi là cùi của trái, cùi dứa kéo dài ra bên ngoài gọi là cuốn trái

 Theo tỉ lệ phần trăm quả, thì toàn bộ quả dứa đƣợc chia ra các phần nhƣ sau:

Bảng 2 1: Tỉ lệ % quả dứa

Bộ phận Cuốn, đầu Mắt ( ở vỏ trái )

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Dứa đƣợc phân thành ba nhóm chính: Nhóm hoàng hậu ( Queen ), nhóm Cayen ( Cayenne ), nhóm dứa Tây Ban Nha ( Spanish ) a) Nhóm dứa hoàng hậu ( Queen )

Dứa thuộc nhóm này có khối lƣợng và độ lớn trung bình từ 500 – 900 gram, bản lá hẹp, cứng, nhiều gai ở mép lá, mặt trong của phiến lá có vân trắng chạy song song theo nhiều lá Hoa có màu xanh hồng, mắt quả lồi, thịt quả màu vàng đậm, thơm đặc trƣng, vị ngọt Đây là nhóm dứa có phẩm chất cao nhất đang được trồng phổ biến ở nước ta và đại diện là các giống: dứa hoa, dứa tây, dứa Victoria

Hình 2 2: Dứa Queen b) Nhóm dứa Cayen ( hay Smooth Cayenne ):

Dứa Cayenne là nhóm dứa có khối lượng trung bình từ 1,5 - 2,0 kg/quả Lá xanh đậm, dài, dày, không có gai hoặc ít gai ở gốc hay đầu lá Hoa màu hồng hơi đỏ, quả hình trụ (hình quả trứng), mắt quả to, hố mắt nông Khi chín, màu vàng chuyển dần từ cuống đến đầu quả Tuy chất lượng không cao nhưng loại dứa này được trồng nhiều để chế biến do quả to, dễ cơ giới hóa, cho hiệu quả kinh tế cao.

Giống Cayen nhạy cảm với nhiều loài côn trùng gây hại ( sâu đục quả, nhện đỏ, ) và bệnh ( tuyến trùng, thối trái, thối lõi, thối gốc, ) Tuy nhiên, nó đƣợc coi là có khả năng chịu đƣợc nấm Phytophthora sp và đề kháng với sự phá hoại trái do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi Burkbolder

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Hình 2 3: Dứa Cayen c) Nhóm dứa Tây Ban Nha ( Spanish hay Red Spanish )

Nhóm dứa này có kích thước trung bình, lá mềm với mép lá cong về phía sau và mật độ gai phân bố không đều Hoa tự mang sắc đỏ nhạt Khi chín, vỏ quả chuyển sang màu đỏ sẫm, hố mắt sâu, thịt quả có màu vàng phớt nắng, vị chua và nhiều xơ Các giống tiêu biểu là dứa ta, dứa mật và thơm với chất lượng thấp nhất.

Hình 2 4: Dứa ta Ananas comosus var spanish

Hình 2 5: Dứa Ananas Red Spanish

 Dựa vào đặc điểm của từng nhóm dứa ta thấy nhóm dứa Cayen thích hợp nhất cho việc sản xuất công nghiệp mặt hàng dứa như đồ hộp, nước dứa, siro dứa

2.1.1.3 Giá trị kinh tế của dứa

Trái dứa đƣợc coi là một trong nhƣng cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu, loại quả

“ vua ”, rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Dứa sở hữu hương thơm nồng, hàm lượng đường cao, lượng calo đáng kể và giàu kali Trái cây này cũng cung cấp đa dạng vitamin, đặc biệt là Bromelin, một loại enzyme thủy phân protein Bromelin hỗ trợ chữa trị rối loạn tiêu hóa, giảm phù nề, tụ huyết, thúc đẩy lành sẹo nhanh chóng Trong công nghiệp thực phẩm, Bromelin được tận dụng làm mềm thịt phục vụ chế biến thực phẩm và nước chấm.

Ngoài ăn tươi, trái dứa chế biên thành dứa hộp và nước dứa – là những mặt hàng xuất khẩu lớn Xác bã trái dứa sau khi chế biến dùng làm thức ăn gia súc và phân bón Thân lá dứa làm bột giấy, để lấy sợi

2.1.1.4 Thành phần hóa học của dứa

Trong phân tích đƣợc công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì ( USDA ) trong 100g dứa tươi chứa 50kcal; 0.54g protein; 13.1g carbohydrate, 13mg canxi, 12mg magie, 109mg kali và nhiều khoáng chất thiết yếu khác Đặc biệt, quả dứa có nhiều Vitamin C, vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9 và các axit amin khác

Bảng 2 2: Thành phần dinh dƣỡng của quả dứa

Giá trị dinh dưỡng trên 100g dứa chín tươi

Tỷ lệ % so với khuyến nghị cho nhu cầu hàng ngày của người lớn tại Hoa Kỳ

Nguồn: USDA Cơ sở dữ liệu dinh dƣỡng

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Bảng 2 3: Bảng thành phần một số chất chính trong dứa

Nước (%) Đường (%) Acid (%) Protein (%) Muối khoáng (%)

Quả dứa có hàm lƣợng axit hữu cơ cao ( axit malic và axit citric )

Dứa là nguồn cung cấp mangan dồi dào cũng nhƣ có hàm lƣợng Vitamin C và Vitamin B1 khá cao

Trong quả dứa có chứa enzyme bromelain, có thể phân hủy protein Do vậy, quả dứa đƣợc sử dụng trong chế biến một số món ăn nhƣ thịt bò xào, thịt vịt để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng Enzyme bromelain – là một enzyme có tác dụng thủy phân – giúp cho vết thương ở niêm mạc dạ dày chóng thành sẹo Ngoài ra, còn có tác dụng chống viêm và chống giun đũa

2.1.1.5.Thời điểm và kĩ thuật thu hoạch dứa

 Đối với dứa sử dụng ăn tươi, thu hoạch khi quả có 1/3 – 1/2 vỏ quả đã chuyển màu vàng

Dứa thường được thu hoạch khi quả đã già, vỏ chuyển từ xanh xẫm sang xanh nhạt, phần gốc xuất hiện kẽ mắt màu vàng và thịt quả có màu vàng nhạt Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là vào các tháng vụ đông - xuân.

1/3 vỏ quả tính từ gốc đã chuyển màu vàng

 Dứa làm nguyên liệu cho chế biến nước dứa cô đặc, thu hoạch khi 1/3 vỏ quả tính từ gốc đã chuyển màu vàng; trong các tháng ở vụ đông – xuân, có thể thu hoạch quả chín hơn so với các tháng trong vụ hè

 Dùng dao sắc để cắt cuống quả, cắt quả kèm theo đoạn cuống dài 2 – 3 cm, vết cắt phẳng, không để dập xước

 Khi thu hoạch phải nhẹ tay, tránh gây bầm dập quả, gãy cuống, gãy ngọn Không thu hoạch vào ngày có mƣa hoặc nắng gắt

 Vận chuyển quả về nơi bảo quản ngày sau khi thu hoạch hoặc vận chuyển quả đến nhà máy chế biến hay các chợ tiêu thụ, bến cảng, trong vòng 24 – 48h Thời điểm thu hoạch dứa: dứa đƣợc thu hoạch quanh năm

2.1.1.6.Chỉ tiêu chất lƣợng quả dứa

Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1871: 2014 về dứa quả tươi Yêu cầu tối thiểu dứa quả tươi phải:

 Nguyên vẹn, có hoặc không có chồi ngọn

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

 Lành lặn, không bị dập nát hoặc hƣ hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng

 Sạch, hầu như không có bất kì tạp chất lạ nào nhìn thấy bằng mắt thường

 Hầu nhƣ không bị hƣ hỏng bởi dịch hại

 Hầu như không chứa côn trùng ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm

 Không bị ẩm bất thường ngoài vỏ, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh

 Không có bất kì mùi và/ hoặc vị lạ nào

 Tươi kể cả chồi ngọn cũng không được có lá héo hoặc khô

 Không bị hƣ hỏng do nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ cao

 Không bị thâm nâu phía trong ruột

 Không có các vết dập rõ rệt

 Nếu còn cuống quả thì cuống không đƣợc dài quá 2.0cm và vết cắt phải theo chiều ngang, phẳng, sạch Quả phải ở độ chín sinh lí, nghĩa là không có dấu hiệu chƣa chín ( mờ đục, không mùi, thịt quả quá xốp ) hoặc quá chín ( thịt quả lên men hoặc bị nẫu )

2.1.1.7.Định nghĩa sản phẩm dứa nước đường theo TCVN

Theo TCVN 187:2007 sản phẩm dứa nước đường được định nghĩa như sau:

Chọn và thuyết trình quy trình công nghệ

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Chọn lựa, phân loại Ngâm, rửa

Dán nhãn, đóng thùng, bảo ôn

Nước rửa Đầu cuống, vỏ, mắt, lõi

Hình 2 7: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất đồ hộp quả: dứa nước đường

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

2.2.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ

2.2.2.1.Nguyên liệu Để đảm bảo chất lƣợng nguyên liệu tốt cho công nghiệp chế biến và bảo quản, dứa quả cần đƣợc thu hoạch đúng thời điểm có độ chín thích hợp Thu hái cần tiến hành vào buổi sáng sớm khi chƣa có nắng gắt, tốt nhất là vào những ngày đẹp trời, khí hậu mát mẻ Tránh thu hái vào những ngày mưa, ẩm hay nhiều sương Tốc độ thu hái cần nhanh chóng, kịp thời, gọn gàng

Kĩ thuật thu hái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm khi bảo quản và chế biến Bởi vậy, khi thu hái không đƣợc xây xát, giập nát, không làm mấy lớp phấn bảo vệ tự nhiên của quả Giữ đƣợc trạng thái tự nhiên của rau quả sau khi thu hái nhƣ khi chúng còn trên cây thì càng tốt

Phương tiện thu hái: thu hái bằng phương pháp thủ công – dùng dao ( dao phải sắc tránh ảnh hưởng đến quả )

Sau khi thu hái, dứa quả cần đƣợc xếp vào các loại bao bì vận chuyển nhƣ sọt nhựa, thùng, Bao bì cần sạch sẽ, đủ che chở, bảo vệ nguyên liệu, tránh đè lên nhau, không để nguyên liệu tiếp xúc với mặt đất

Tiếp theo, dứa quả sẽ đƣợc vận chuyển đến địa điểm bảo quản tạm thời hoặc chuyển ngay về cơ sở chế biến trong vòng 48h Đây là khâu quan trọng nhất vì nguyên liệu càng đƣợc vận chuyển kịp thời, đúng kĩ thuật thì càng giảm đƣợc tỉ lệ hao hụt, bảo quản đƣợc kịp thời, bảo đảm chất lƣợng sản phẩm

2.2.2.2.Chọn lựa, phân loại a) Mục đích: Nhằm loại bỏ đi những trái hư dập, ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của sản phẩm; chọn nguyên liệu có độ chín phù hợp; đối với trái nhỏ: chọn trái có kích thước đồng đều, dễ xếp hộp b) Các biến đổi của nguyên liệu:

- Nguyên liệu trở nên đồng đều về kích thước và độ chín

- Loại bỏ đƣợc quả hƣ hỏng, dập nát c) Yêu cầu: Đối với nguyên liệu dứa đƣợc nhà máy tuyển chọn sẽ phải đáp ứng các chỉ tiêu sau:

- Lƣợng acid: ≥ 0.3% d) Cách tiến hành:

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Công đoạn lựa chọn và phân loại không chỉ thực hiện trong nhà máy, việc này còn thực hiện ở nơi thu mua dứa nhằm tuyển chọn đƣợc những quả dứa đạt chất lƣợng tốt nhất phục vụ cho việc sản xuất

Khi nguyên liệu đến nhà máy, sẽ có công nhân đảm nhận vai trò loại bỏ các trái không đạt yêu cầu, bị ảnh hưởng bởi quá trình vận chuyển hoặc vẫn còn sót lại sau khi lựa chọn tại nơi thu mua e) Thiết bị:

Có thể tiến hành bằng phương pháp thủ công Nguyên liệu được dàn mỏng trên các băng tải có bề rộng từ 60-80 cm Tốc độ chuyển động của băng tải khá chậm, trong khoảng 0.1 – 0.15 m/s Điều này, công nhân dễ dàng phân loại những quả không đạt yêu cầu

Hình 2 8: Thiết bị bảng tải phân loại – lựa chọn dứa quả

Nguyên tắc hoạt động: Thiết bị gồm hệ thống con lăn hình tròn gắn liền với hệ thống dây xích chuyển động mang theo dứa, công nhân đứng dọc hai bên theo băng tải và lựa chọn theo yêu cầu công nghệ đã đặt ra

Ngoài ra, người ta có thể sử dụng các thiết bị phân loại dựa trên khối lượng, kích thước (Hình 2.9) hoặc thiết bị phân loại theo độ chín sử dụng tế bào quang điện (Hình 2.10).

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Hình 2 9: Sơ đồ nguyên lí thiết bị phân loại theo kích thước

Hình 2 10: Sơ đồ nguyên lí thiết bị phân loại theo độ chín

Tại nhà máy, công ty quyết định lựa chọn công đoạn này theo phương pháp thủ công trên thiết bị băng tải, tuyển chọn những cán bộ công nhân có kĩ năng và kinh nghiệm để lựa chọn đánh giá theo từng đợt sản phẩm để tuyển chọn đƣợc những quả dứa đạt chất lƣợng tốt nhất phục vụ cho việc sản xuất

Ngâm, rửa nhằm loại bỏ những chất bẩn do nhiều nguyên nhân và ở những mức độ khác nhau, có thể do thuốc trừ sâu hoặc hoá chất khác dùng trong kỹ thuật nông nghiệp Đáng quan tâm nhất là những loại vi sinh vật theo bùn đất bám vào quả Nếu không đƣợc tẩy rửa số vi sinh vật trên sẽ còn lại trong sản phẩm, gây khó khăn trong quá trình thanh trùng b) Các biến đổi nguyên liệu:

- Loại bỏ đƣợc phần lớn các tạp chất cơ học có trên bề mặt quả

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

- Loại bỏ đƣợc một phần các hóa chất nhƣ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật c) Tiêu chuẩn về nước rửa

Nước rửa cũng như nước dùng trong khi chế biến (như chần, pha chế) phải là nước sử dụng cho thực phẩm, đảm bảo các chỉ tiêu theo qui định Nước phải trong, không màu, không mùi vị d) Thiết bị:

Thường sử dụng thiết bị máy rửa thổi khí

Hình 2 11: Thiết bị rửa thổi khí 1.Thùng ngâm 3 Quạt gió 2.Băng tải 4 ng thổi khí

Nguyên tắc hoạt động: Nguyên liệu vào máy đƣợc kéo đi trên băng tải qua thùng ngâm để ngâm cho bở sau đó đƣợc xối lại nhờ hệ thống vòi phun gắn ngay phía trên băng tải, trước khi ra khỏi máy Không khí được quạt gió thổi vào thùng ngâm làm đảo trộn nguyên liệu trong nước, nhờ đó giúp chất bẩn hòa tan vào nước rửa dễ dàng

Công đoạn này sẽ đƣợc thực hiện ngay sau khi nguyên liệu đƣợc đƣa vào nhà máy chuẩn bị sản xuất và đã đƣợc phân loại Dứa sau khi phân loại sẽ đƣợc ngâm chìm trong bồn rửa, để các trái dứa được tiếp xúc trực tiếp với nước rửa cũng như giúp lấy nguyên liệu khỏi vật chứa một cách nhẹ nhàng nhất tránh ảnh hưởng vật lí

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Nguyễn Thị Vân 26 MSV: 187340101149 đến nguyên liệu Chính vì vậy, nhà máy sẽ lựa chọn sử dụng thiết bị máy rửa thổi khí

LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TÍNH CÂN BẰNG SẢN PHẨM

Tình hình sản xuất của nhà máy

3.1.1 Bảng thu hoạch nguyên liệu của nhà máy

Bảng 3 1: Bảng thu mua nguyên liệu của nhà máy

( Ghi chú: x là tháng thu hoạch ; - là tháng không thu hoạch)

Vì dứa trồng và thu hoạch đƣợc quanh năm nên tháng nào nhà máy cũng thu mua nguyên liệu

Dựa vào sơ đồ thu hoạch nguyên liệu, năng suất và sản lƣợng dứa quả địa phương, ta có sơ đồ nhập nguyên liệu như sau:

Bảng 3 2: Bảng nhập nguyên liệu của nhà máy

( Ghi chú: x là tháng nhập nguyên liệu; - là tháng không nhập nguyên liệu)

3.1.3 Kế hoạch sản xuất của nhà máy

Bảng 3 3: Bảng kế hoạch sản xuất của nhà máy

( Ghi chú: x là tháng sản xuất; - là tháng không sản xuất)

Phân xưởng sản xuất 2 ca/ngày Mỗi ca làm việc 8 tiếng và mỗi ca công nhân đƣợc ăn uống và nghỉ ngơi trong 1 tiếng

Thời gian sản xuất trong năm của phân xưởng là 307 ngày, những ngày còn lại là thời gian nghỉ lễ, bảo trì, vệ sinh thiết bị, nhà xưởng

Quá trình tu sửa, bão dƣỡng, bảo trì máy móc thiết bị sẽ diễn ra sau khi kết thúc mọi hoạt động làm việc của ca 2 Bảo dƣỡng liên tục trong vòng 1 tuần của mỗi tháng

Mỗi ngày sản xuất 4 mẻ, 2 mẻ/ca

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Dựa vào nhu cầu nguyên liệu thể hiện trên bảng thu mua nguyên liệu và kế hoạch sản xuất đã đề ra của nhà máy, tiến hành lập bảng kế hoạch số ngày và số ca làm việc cụ thể cho công nhân nhà máy nhằm đảm bảo sản xuất theo đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu sản lượng và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu.

Bảng 3 4: Bảng kế hoạch số ca và số ngày làm việc của công nhân nhà máy năm

Tháng Số ngày sản xuất Dứa ngâm đường

Vậy tổng số ngày sản xuất trong một năm là 307 ngày

Tổng số ca sản xuất trong một năm là 564 ca

Năng suất: 18 tấn sản phẩm/ca

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Tính cân bằng vật chất cho dứa nước đường

Bảng 3 5: Thông số nguyên liệu đầu vào

Thành phẩn Hàm lượng Độ Bx sẵn trong nguyên liệu 14%

Lƣợng acid citric có sẵn trong nguyên liệu 0.3%

3.2.2 Tính cân bằng vật chất cho dây chuyền sản xuất dứa nước đường

Năng suất của dây chuyền tính theo tấn sản phẩm/ca: 18

Bảng 3 6: Bảng hao hụt nguyên liệu trong quá trình sản xuất đồ hộp dứa nước đường

STT Tên công đoạn Hao hụt (%)

Theo giả thiết về tiêu hao, ta tính được lượng dứa ngâm đường qua các công đoạn bằng công thức:

S: Lƣợng nguyên liệu còn lại sau một công đoạn

X: Tổng hao phí về khối lƣợng qua một công đoạn cụ thể ( % khối lƣợng )

Tỉ lệ cái/nước của sản phẩm là 60/40 Tuy nhiên, trong quá trình thanh trùng, nước từ nguyên liệu dứa sẽ khuếch tán vào dịch đường là 7% Do đó, tỉ lệ dứa – dịch đường khi xếp hộp, rót dịch là 67% dứa – 33 % dịch Khi đó:

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Lƣợng dịch rót cần cho 18 tấn sản phẩm/ca:

 Khối lƣợng nguyên liệu dứa là 18 – 5.94 = 12.06 (tấn/ca)

Lượng dứa trước khi bảo ôn

Lượng dứa trước khi thanh trùng

Lượng dứa trước khi xếp hộp

Lượng dứa trước khi chần, để ráo

Lượng dứa trước khi ngâm, rửa

26.180 (tấn /ca) = 3.74 ( tấn/giờ ) 3.2.2.6 Ngâm, rửa

Lượng dứa trước khi vặt cuống, bẻ hoa

Lượng dứa trước khi lựa chọn, phân loại

Bảng 3 7: Tỉ lệ thành phần khối lƣợng của sản phẩm

STT Thành phần Tỉ lệ %

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Dứa đƣợc lựa chọn để sản xuất có độ Bx là 15, lƣợng acid là 0.3% Yêu cầu sản phẩm là có độ Bx 18 và acid 0.4% Đường:

Trong 100g sản phẩm có 18% đường Trong đó gồm:

Vậy độ Bric của dịch đường là 24 0

Trong 100g sản phẩm có 0,4% acid citric Trong đó gồm:

+ 33g dịch đường có a% acid citric

Vậy trong dịch đường có 0.09% acid citric

Tỉ lệ nước của dịch đường = 100 – 24 – 0.09 = 75.91%

Bảng 3 8: Tỉ lệ thành phần khối lượng của dịch đường

STT Thành phần Tỉ lệ (%)

Tính khối lượng nguyên liệu dịch đường:

Khối lượng dịch đường trước khi làm nguội, bảo ôn:

5.945 (tấn / ca) = 0.849 ( tấn/giờ ) Khối lượng dịch đường trước khi thanh trùng:

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

5.959 (tấn / ca) = 0.851( tấn/giờ ) Khối lượng dịch đường trước khi ghép nắp:

5.964 (tấn / ca) = 0.852 ( tấn/giờ ) Khối lượng dịch đường trước khi rót dịch :

Quá trình nấu dịch tổn thất 0.5% Vậy tổng khối lƣợng nguyên liệu của dịch đường trước khi nấu dịch là:

6.023 (tấn / ca) = 0.860 ( tấn/giờ ) Bảng 3 9: Bảng tổng hợp nguyên liệu nấu dịch đường sử dụng trong 1 ca sản xuất

STT Thành phần Tỉ lệ ( % ) Khối lƣợng

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Bảng 3 10: Bán thành phẩm qua từng công đoạn của dây chuyền sản xuất đồ hộp dứa nước đường năng suất 18 tấn/ca ST

Nước (tấn/ca) Đường (tấn/ca)

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Bảng 3 11: Bán thành phẩm qua từng công đoạn của dây chuyền sản xuất đồ hộp dứa nước đường trong 1 giờ

3.2.2.9 Tính lƣợng Chlorine và lƣợng số nắp, hộp a) Khối lƣợng chlorine

Chọn tỉ lệ nước rửa : nguyên liệu là 2:1

Khối lượng nước rửa Chlorine cần dùng trong 1 giờ là 100ppm

3.758 x 2 = 7.516( tấn/giờ ) = 7516( kg/giờ ) Khối lƣợng chlorine cần dùng trong 1 giờ:

7516 x 100ppm = 7516 x 100/10 6 = 0.7516( kg/giờ )= 5.261 kg/ca R61 tấn/ca

Số quả dứa mà nhà máy cần xử lí trong một giờ với khối lƣợng dứa cần mỗi giờ là 3,835tấn/h, lấy khối lƣợng trung bình mỗi quả là 1 5 kg Vậy số quả dứa cần xử lí trong một giờ là: n dứa =

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Trong quá trình vận hành máy chế biến dứa, khối lượng nguyên liệu cần xử lý trong một giờ (m nl ) được tính bằng khối lượng trung bình của một quả dứa (m tb ) nhân với số quả dứa cần xử lý trong một giờ (n dứa ) Ngoài ra, số lon và nắp sử dụng cũng phụ thuộc vào số quả dứa cần xử lý.

Mỗi lon sản phẩm có khối lƣợng tịnh là 560gr

Khối lƣợng dứa cần xếp vào mỗi lon:

 Số lon cần sử dụng trong một ca là

= 32097 lon Trong quá trình chiết rót có nhiều nguyên nhân làm do lon bị hƣ hỏng Do đó thực tế phải tính thêm phần hao hụt, chọn hao hụt của lon ( nắp ) là 5%

Vậy số lƣợng lon, nắp là 32097 +32097 x 0.05 = 32257 ( lon , nắp )

3.2.2.10 Tính kho lưu trữ và kiểm tra sản phẩm

Một ngày sản xuất được số lon sản phẩm đồ hộp dứa nước đường là:

36000000 : 560= 64285 (lon) Một ngày sản xuất được số thùng sản phẩm đồ hộp dứa nước đường là:

Do đồ hộp dứa nước đường sau khi thanh trùng sẽ phải trải qua quá trình lưu trữ và kiểm tra ít nhất 15 ngày rồi mới hoàn thiện và bảo quản Để phòng ngừa các trường hợp như cần kiểm tra lại, chưa xuất được hàng, nhà máy quyết định để sức chứa cần thiết cho kho là 20 ngày lưu trữ

Trong 20 ngày sản xuất được số thùng sản phẩm đồ hộp vải nước đường là:

Kích thước lon: dài x rộng x chiều cao: 10 x15 x10 ( cm )

Thể tích một thùng 24 lon đồ hộp dứa nước đường là:

40 x 45 x 20 = 36000 cm 3 = 0.036 m 3 Thể tích của số sản phẩm nhà máy sản xuất đƣợc trong 20 ngày là:

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Trong kho lưu trữ và kiểm tra chất lượng sản phẩm thể tích sản phẩm chiếm 80%, thể tích khoảng trống chiếm 20% ( khoảng trống giữa hàng hóa, đường đi, khoảng cách từ sản phẩm đến tường, đến trần kho, )

Thể tích của kho là:

 Chọn số đo kho lưu trữ và kiểm tra sản phẩm

Chọn chiều cao của kho là 6m

Chọn chiều dài của kho là: 20m

Chiều rộng của kho là :

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ

Tính và chọn thiết bị

4.1.1 Thiết bị phân loại, lựa chọn

 Thông số kĩ thuật của thiết bị phân loại – lựa chọn

Băng tải con lăn đƣợc thiết kế lắp đặt bởi Công ty Cổ phần kĩ thuật và công nghiệp Việt Nam

Băng tải con lăn có khả năng lật mọi phía của quả, nhờ đó có thể dễ dàng phát hiện những vết hƣ

- Khoảng cách giữa các con lăn là 30mm

- Chiều dày con lăn: 1.2mm

- Vận tốc băng tải: 0.12 -0.15 m/s để công nhân kịp quan sát và phân loại quả

- Động cơ 1 pha hoặc 3 pha

- Năng suất thiết bị 1100 kg/h

 Ƣu điểm khi sử dụng băng tải con lăn

Tốc độ có thể đƣợc kiểm soát trong quá trình hoạt động

Thiết bị có kết cấu đơn giản, chi phí không cao so với các băng tải khác nên sẽ giúp công ty tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Hệ số ma sát thấp, chịu lực tốt giúp có tuổi thọ cao, chạy ổn định

Con lăn đƣợc chế tạo chính xác cao đảm bảo các con lăn hoạt động với độ rung và tiếng ồn thấp

 Tính và chọn thiết bị

Năng suất của thiết bị: 1100 kg/h

Số thiết bị = 3835/ 1100 =3.48 Vậy ta chọn 4 thiết bị băng tải con lăn

 Đối với loại thiết bị này ta cần 6 công nhân đứng 2 bên để quan sát nguyên liệu đi vào

4.1.2 Máy rửa thổi khí ( ngâm rửa xối )

Năng suất của thiết bị: 2000 kg/h

Thiết bị: Sử dụng thiết bị rửa CXJ-5 của công ty Saiwei,Trung Quốc

Hình 4 1: Thiết bị rửa thổi khí

 Tính và chọn thiết bị

Năng suất của thiết bị là: 2000 kg/h

 Vậy nhà máy chọn 2 thiết bị rửa

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

4.1.3 Thiết bị cắt gọt, tạo hình

Thiết bị sử dụng là thiết bị VAPM – 80 của tập đoàn Varin

Tốc độ xử lí tối đa 80 trái/phút = 4800 trái/h

Lượng nước vệ sịnh theo yêu cầu kĩ thuật: 300 L/ngày/máy

Mỗi giờ cần xử lí 2556 quả dứa

Hình 4 2: Thiết bị cắt gọt tạo hình tự động Các khoang chứa gắn trên một khung tròn, các khoang này đƣợc chuyển động quay gián đoạn Cứ mỗi lần khung ngừng lại sẽ có một bộ phần thực hiện cùng lúc cắt hai đầu và đột lõi

Vậy số thiết bị cần cho công đoạn này là:

 Cần 1 thiết bị cho công đoạn này

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

4.1.4 Thiết bị chần băng tải

Năng suất của thiết bị: 2500 kg/h

Kích thước: L(4560) R(1280) H(1400)mm Áp suất hơi: 3-4 at

Năng suất thiết bị: 2500 kg/h

 Vậy nhà máy chọn 1 thiết bị chần băng tải

4.1.5 Thiết bị nấu syrup đường

Chọn hệ số chứa đầy:0.8

Tốc độ cánh khuấy:700 vòng/phút

Công suất tiêu thụ: 14KW

Kích thước phần nồi nấu ( đường kính * chiều cao ):D 00mm, HH00mm Kích thước: L(2440) R(2300) H(5050)mm Áp suất làm việc: 0.25 Mpa

Lượng nước dủng để vệ sinh nồi nấu: 15% tổng thế tích nồi

Hãng sản suất: Zhejiang DaYu Light Industrial Machinery Co ,Trung Quốc

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Hình 4 3 : Thiết bị nấu syrup đường

 Tính và chọn thiết bị

Mỗi ca cần nấu 6023 lít dịch đường, mỗi ngày cần nấu 12046

Vậy số thiết bị cần nấu dung dịch đường là

 Vậy chọn 2 thiết bị nấu syrup dịch đường

4.1.6 Thiết bị rót nước đường

Mỗi ca nhà máy rót dịch đường vào 32097 lon bán thành phẩm = 4585 lon bán thành phẩm/ca

Thiết bị rót hộp tự động

Công suất tiêu thụ: 19.25 kW

Năng suất 80 lon/phút = 4800 lon/h

Công suất động cơ:2-3 Kw

Lƣợng dịch syrup rót từ 85-90ml

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Hình 4 4: Thiết bị rót syrup đường

Số thiết bị rót nhà máy cần là : 4585/4800 = 0.95

Vậy chọn1 thiết bị rót dịch

 Thông số kĩ thuật Áp suất chân không:250-450mmHg

Công suất động cơ:2.5 Kw

Công suất: 80 lon/ phút = 4800 lon/h

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

Hình 4 5: Thiết bị ghép nắp tự động chân không

Tính chọn thiết bị ghép nắp : 4585 /4800 = 0.95

Nhà máy chọn 1 thiết bị ghép nắp

Năng suất của thiết bị:4000 kg/h

Hình 4 6: Thiết bị thanh trùng

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

 Vậy chọn 1 thiết bị thanh trùng

Tổng kết

Bảng 4 2: Bảng tổng kết lựa chọn và tính thiết bị

STT Tên thiết bị Kích thước (mm ) Số lượng

1 Thiết bị phân loại, lựa chọn 4000×800×1200 4

2 Máy rửa thổi khí ( ngâm rửa xối ) CXJ-5 3400x1160x1300 2

3 Thiết bị cắt gọt, tạo hình tự động VAPM -80 3350x1220x3130 1

4 Thiết bị chần băng tải 4560x1280x1400 1

5 Thiết bị nấu syrup đường 2440x2300x5050 2

6 Thiết bị xếp hộp ( bàn xếp hộp ) 100x110 1

7 Thiết bị rót nước đường 3000x1500x3000 1

Trường Đại học Công nghệ Đông Á DCCNTP9.10

KẾT LUẬN Trong bài luận văn tốt nghiệp này, em đã tìm hiểu về nguyên liệu cũng nhƣ dây chuyền công nghệ để sản xuất ra sản phẩm là dứa ngâm đường

Qua tìm hiểu những thông tin thu thập đƣợc và kết quả tính toán cân bằng vật chất, lựa chọn thiết bị em đã thiết kế được 1 phân xưởng sản xuất đồ hộp dứa ngâm đường với năng suất 18 tấn sản phẩm/ ca

Do khả năng và kiến thức của em còn hạn chế,chƣa thực sự hiểu biết nhiều cũng nhƣ đi sâu vào lĩnh vực này nên bài luận văn vẫn còn rất nhiều sự thiếu xót Tuy đã cố gắng tìm hiểu và tham khảo đƣợc nhiều giáo trình cũng nhƣ các bài báo mạng về đề tài này nhƣng bài viết vẫn chƣa đƣợc hoàn chỉnh tốt nhất Em rất mong đƣợc quý thầy cô bổ sung,chỉnh sửa các thông tin để bài viết này của em đƣợc hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 06/10/2024, 21:35