CHUYÊN NGÀNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC TIỂU LUẬN HỌC PHẦN GIÁO DỤC HOÀ NHẬP ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BÀI HỌC THÔNG QUA MÔN HỌC TOÁN CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ BÀI HỌC THÔNG QUA MÔN HỌC TOÁN CHO TRẺ
CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
NGHỆ AN - 2021
Trang 2MỞ ĐẦU
Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước Chính vì vậy, trẻ cần được chăm sóc và giáo dục ngay từ lứa tuổi đầu đời để tiếp bước cha anh làm chủ xã hội Tuy nhiên, không phải mọi trẻ em sinh ra đều có cuộc sống bình thường, bên cạnh những “Bé khoẻ, bé ngoan” vẫn còn những em bé khuyết tật, sinh ra với những khiếm khuyết về thể chất, tinh thần khiến các em gặp nhiều khó khăn bất hạnh trong cuộc sống Theo số liệu của Tiến sĩ Lê Văn Tạc - Viện chiến lược và chương trình giáo dục - trong tổng số 32 triệu trẻ em Việt Nam, TKT có khoảng 1,1 triệu
em, chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi TKT là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt thòi, các em cần được sự quan tâm đặc biệt của gia đình, cộng đồng và toàn thể xã hội Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, TKT cũng có nhu cầu và năng lực học tập như mọi trẻ
bình thường khác Vì vậy, việc phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục cho TKT, giúp các em vượt qua những nghiệt ngã của số phận, có cuộc sống bình thường là điều hết sức quan trọng Đặc biệt đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, đây là giai đoạn hình thành những phẩm chất nhân cách và năng lực nhận thức ban đầu làm nền tảng cho
sự phát triển sau này của trẻ Việc chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung và TKT nói riêng ngay từ lứa tuổi đầu đời là trách nhiệm của cộng đồng và toàn thể xã hội
“Chiến lược Giáo dục mầm non từ nay đến năm 2020”, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Hà Nội, 10/1997, đã chỉ rõ: “Cần làm cho chính quyền các cấp thấy được việc giáo dục TKT là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội và cộng đồng, đây không phải là một việc làm mang tính nhân đạo đơn thuần mà là thực hiện các luật, chính sách quốc gia, chính sách của giáo dục và đào tạo, TKT có quyền về cơ hội bình đẳng trong học tập và hoà đồng với trẻ em phát triển bình
thường” Trước đây, TKT thường được giáo dục ở các trường chuyên biệt, trẻ ít có
cơ
Trang 3hội tiếp xúc với xã hội, với bạn đồng trang lứa nên gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp bình thường Xu thế phát triển chung của thời đại cùng với những tiến bộ về khoa học kĩ thuật đã thúc đẩy sự ra đời của mô hình GDHN cho TKT
GDHN tạo cơ hội cho mọi trẻ em, đặc biệt là TKT cơ hội tiếp cận bình đẳng,
có chất lượng, giúp TKT được học tại nơi trẻ sinh sống cùng gia đình, không có sự tách biệt môi trường sống GDHN tạo điều kiện tốt nhất để mọi trẻ em cùng chung sống, học tập và xây dựng một xã hội bình đẳng cho tất cả mọi người Điều này đã được nêu rõ trong tuyên bố Salamanca, năm 1990: “Các trường học chính quy theo hướng hoà nhập là phương thức tốt nhất để xoá bỏ phân biệt, tạo ra những cộng đồng thân ái, xây dựng một xã hội bình đẳng cho tất cả mọi người”
Vấn đề GDHN mang ý nghĩa to lớn đối với trẻ em khuyết tật lứa tuổi tiểu học, là điều kiện hết sức quan trọng giúp TKT sớm được can thiệp và có cơ hội trở lại với cuộc sống bình thường, hoà nhập vào cộng đồng Tuy nhiên, hiện nay ở Nghệ An nói chung và Thành phố Vinh nói riêng, công tác GDHN cho TKT vẫn chưa được quan tâm đúng mức Vẫn còn nhiều TKT chưa được đến trường, có một số trẻ đã theo học ở các trường tiểu học nhưng vẫn chưa nhận được sự chăm sóc và giáo dục phù hợp, có hiệu quả Việc nghiên cứu thực trạng nhằm tìm nguyên nhân từ đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng GDHN cho TKT tại các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Vinh, giúp TKT sớm được can thiệp, vượt lên số phận và hoà nhập vào cộng đồng là điều rất cần thiết
Với cương vị là giáo viên, để giúp cho xã hội phát triển, giúp trẻ khuyết tật hòa nhập được với các trẻ khác Tôi luôn nghiên cứu tìm tòi thay đổi trong các phương pháp và hình thức dạy học để trẻ học nhập dễ dàng tiếp thu Tôi chọn đề tài
“Thiết kế bài học thông qua môn học Toán cho trẻ chậm phát triển trí tuệ”
Trang 4NỘI DUNG
1 Khái niệm trẻ khuyết tật và giáo dục hòa nhập
1.1 Khái niệm trẻ khuyết tật
Tuyên ngôn về quyền con người của liên hiệp quốc được bổ sung bởi một tuyên ngôn về quyền của người tàn tật, trong đó nêu rõ "những người tàn tật đều có quyền bình đẳng như mọi người khác" Với trẻ khuyết tật, việc cụ thể hoá quyền bình đẳng đó là đáp ứng những nhu cầu của xã hội, là đảm bảo cho mỗi đứa trẻ có cơ hội phát triển như mọi đứa trẻ bình thường khác Muốn vậy, phải đặc biệt quan tâm việc đáp ứng về nhu cầu giáo dục
Trước đây, người ta có những định kiến rất nặng nề về trẻ khuyết tật, cho rằng những trẻ này có cái gì đó tồn tại không thể khắc phục được, không thể học tập như những trẻ bình thường Vì vậy người ta tách chúng và phân loại khác với trẻ bình thường Theo đó, nhóm trẻ này có nhu cầu giáo dục đặc biệt và chứng tàn tật có nhiều tồn tại khó khắc phục, cần dạy chúng trong các trường lớp đặc biệt, tách với những trẻ em khác, với môi trường xung quanh
Ngày nay, người ta nhìn nhận về trẻ khuyết tật mang tính tích cực, khách quan hơn Trước hết, trẻ khuyết tật cũng là trẻ em như mọi trẻ em khác; mỗi đứa trẻ đều
có những khả năng và những hạn chế nhất định trong hoạt động Trong quá trình phát triển, mỗi đứa trẻ đều gặp phải những khó khăn hoặc nằm bên trong đứa trẻ, hoặc nằm bên ngoài bản thân chúng (môi trường, cơ hội, hình thức, nội dung và phương pháp giáo dục chưa phù hợp)
1.1.1 Thế nào là trẻ khuyết tật
Trẻ khuyết tật là những trẻ em do những tổn thương về cơ thể hoặc rối loạn chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong các hoạt động vui chơi, học tập, lao động
Căn cứ vào những khó khăn đặc thù của trẻ khuyết tật, người ta chia ra thành các nhóm trẻ khuyết tật chính:
- Trẻ khó khăn về nhìn (khiếm thị)
Trang 5- Trẻ khó khăn về nghe (khiếm thính)
- Trẻ khó khăn về học và/ hoặc vận động
- Trẻ khó khăn về nói (tật ngôn ngữ)
- Trẻ có những khó khăn khác gồm cả trẻ đa tật)
Để tồn tại và phát triển, trẻ khuyết tật cũng có nhu cầu như mọi trẻ khác như nhu cầu về thể chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được quan tâm và tôn trọng, nhu cầu phát triển nhân cách Nhưng do những khó khăn đặc thù, trẻ khuyết tật có những nhu cầu đặc thù để có thể tham gia vào các loại hình hoạt động khác nhau Trẻ khuyết tật có thể tham gia các loại hình hoạt động như mọi thành viên khác trong cộng đồng Tuy nhiên, trẻ có thể được tham gia các hoạt động đó để thể hiện và phát triển các tiềm năng của bản thân hay không thùy thuộc phần lớn vào sự tạo điều kiện của cộng đồng và toàn xã hội
Nguyên nhân gây nên những khuyết tật ở trẻ rất đa dạng (do môi trường sống, do
xã hội, do bẩm sinh di truyền,….), có tính khách quan Trên thực tế, khi khắc phục được một hay một số nguyên nhân này thì vẫn còn lại hoặc nảy sinh những nguyên nhân khác Vì thế, sự tồn tại của trẻ khuyết tật là một thực tế khách quan
1.1.2 Các hình thức giáo dục trẻ khuyết tật
Lịch sử giáo dục có từ buổi bình minh của nền văn hóa nhân loại Trong khi đó,
lĩnh vực giáo dục TKT chỉ mới ra đời từ thế kỷ XI Trước đó, do nhận thức và quan điểm sai lầm, mê tín nên TKT bị bỏ rơi trong giáo dục Từ thế kỷ XI, một số người khuyết tật được chăm sóc, nuôi dạy trong các tu viên và được học chữ Từ
đó, người ta bắt đầu tin vào khả năng có thể giáo dục được của người khuyết tật
Từ quan điểm và nguồn gốc nảy sinh, đã hình thành nhiều loại trường lớp khác nhau cho TKT Đến nay đã có 3 hình thức giáo dục TKT, gồm giáo dục chuyên biệt, giáo dục hội nhhập và giáo dục hòa nhập
* Giáo dục chuyên biệt
Đây là hình thức giáo dục sớm nhất trong lịch sử giáo dục TKT, từ thế kỷ XI ở các nước Pháp Đức, Tây Ban Nha và một số nước châu Âu khác
Trang 6Mục tiêu của giáo dục chuyên biệt:
+ Chăm sóc, chữa trị và phục hồi chức năng
+ Dạy văn hóa và dạy nghề
+ Giám sát, quản lý
- Bản chất: Mô hình y tế, coi TKT là con bệnh, chia theo dạng tật, mức độ để
"chữa trị" và dạy theo phươngpháp đặc thù
- Hạn chế: Trẻ bị gán mác, tách biệt, không hòa nhập được cuộc sống bình thường
* Giáo dục hội nhập
TKT được học trong lớp học chuyên biệt, đặt trong trường phổ thông bình
thường Trong quá trình giáo dục, TKT nào có "khả năng" sẽ được học chung ở một ố môn học hoặc tham gia một số hoạt động cùng trẻ bình thường
- Hạn chế:
+ TKT chưa thực sự được hòa nhập với trẻ bình thường
+ Việc học tập của TKT trong các lớp chuyên biệt theo một chương trình riêng, không trùng lặp với các lớp khác nên trẻ không thích ứng được
Sau 14 năm duy trì, mô hình trên đã bộc lộ một số tồn tại:
+ Phần lớn học sinh không qua được cấp tiểu học
+ Trẻ lĩnh hội được rất ít các khả năng xã hội, khi ra trường, không hòa nhập được vào xã hội
+ Đầu ra cho trẻ lớn tuổi rất bế tắc, trẻ không biết làm gì
+ Nhiều trẻ bị ức chế tâm lý, không muốn học trong lớp chuyên biệt
* Giáo dục hòa nhập
Là phương thức giáo dục, trong đó, TKT cùng học với trẻ em bình thường trong trường phô thông ngay tại nơi trẻ sinh sống Giáo dục hòa nhập xuất phát từ quan điểm xã hội về giáo dục, coi nhà trường như một xã hội thu nhỏ và phản ánh tính
đa dạng cảu xã hội, vì vậy, môi trường giáo dục phổ thôngđược chú ý cải thiện sao cho đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi học sinh, kể cả những học sinh
Trang 7có khó khăn đặc thù Đây là mô hình giáo dục tiến bộ nhất được biết đến trong lĩnh vực giáo dục TKT
1.2 Đặc trưng và tính tất yếu của giáo dục hoà nhập
1.2.1 Đặc trưng của giáo dục hoà nhập
- Mọi trẻ em đều được học trong môi trường giáo dục, mà trong đó trẻ có điều kiện
và có cơ hội để lĩnh hội những tri thức mới theo nhu cầu và khả năng của mình
- Trẻ được học theo một chương trình phổ thông
- Sự điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và thay đổi quan điểm, cách đánh giá là vấn đề cốt lõi giúp giáo dục hòa nhập đạt hiệu quả cao nhất
- Giáo dục hòa nhập không đánh đồng mọi trẻ em như nhau Mỗi đứa trẻ là một cá nhân, một nhân cách có năng lực khác nhau, cách học khác nhau, tốc độ học cũng không như nhau
- Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học một cách sáng tạo tích cực và hợp tác
Đó là mục tiêu của giáo dục hòa nhập
- Dạy học hòa nhập tạo ra được cho trẻ thi thức chung, tổng thể, cân đối Muốn thế, phương pháp dạy học phải có hiệu quả và đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của học sinh
- Muốn dạy học có hiệu quả, kế hoạch bài giảng phải cụ thể, theo phương pháp học tập hợp tập hợp tác Phải biết lựa chọn phương pháp và sử dụng đúng lúc Phương pháp đồng loạt, phương pháp đa trình độ, phương pháp trùng lặp giáo án, phương pháp thay thế, phương pháp cá biệt
1.2.2 Tính tất yếu của giáo dục hòa nhập
- Đáp ứng mục tiêu giáo dục
- Thay đổi quan điểm giáo dục
- Tính hiệu quả
- Cơ sở pháp lý
- Tính kinh tế
Trang 82 Trẻ chậm phát triển trí tuệ
2.1 Nguyên nhân gây nên chậm phát triển trí tuệ
CPTTT do nhiều nguyên nhân khác nhau Khoa học ngày nay cũng chỉ mới xác định được nguyên nhân 60% trường hợp, số còn lại khoảng 40% chưa xác định được Nhiều công trình nghiên cứu của các ngành sinh lí học, tâm lí học, giáo dục học, xã hội học, cho thấy có rất nhiều nguyên nhân gây nên CPTTT của trẻ như: tổn thương thực thể não (trung ương thần kinh), các nhân tố môi trường, xã hội, đời sống tinh thần trẻ, Có thể phân làm 3 nhóm nguyên nhân sau:
- Trước khi sinh:
+ Di truyền: bố mẹ hoặc một trong hai người CPTTT thì có thể di truyền cho các thế hệ sau
+ Do sự đột biến nhiễm sắc thể làm cho cấu trúc gen bị sai lệch dẫn đến một số hiện tượng
+ Người mẹ bị mắc một số bệnh trong thời gian mang thai như cúm, sởi
Rubela
+ Thai nhi suy dinh dưỡng, thiếu iốt
+ Yếu tố môi trường độc hại: thai nhi nhiễm độc, ngộ độc, bố/mẹ bị nhiễm phóng xạ, các chất gây nghiện (do hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma tuý), + Sự mệt mỏi, căng thẳng của người mẹ (strees),
- Trong khi sinh:
Rủi ro trong quá trình sinh: đẻ non, đẻ khó, trẻ bị ngạt, có can thiệp y tế nhưng không đảm bảo dẫn đến tổn thương não bộ
- Sau khi sinh:
+ Trẻ mắc các bệnh về não như: viêm não,viêm màng não để lại các di chứng, chấn thương sọ não do tai nạn
+ Biến chứng từ các bệnh: sởi, đậu mùa,
+ Do rối lọan nội tiết dẫn đến thừa hoặc thiếu hoóc môn
Trang 9+ Dùng thuốc tuỳ tiện không theo chỉ định
+ Suy dinh dưỡng, thiếu iốt
+ Trẻ sống cách li cuộc sống xã hội trong thời gian dài
Để giảm thiểu số lượng trẻ CPTTT cần lưu ý:
- Trước hết phải thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ như tiêm phòng dịch, chống suy dinh dưỡng, còi xương, chương trình sinh đẻ có kế hoạch và chăm sóc y tế
- Cần trang bị cho các bà mẹ những kiến thức cơ bản về chăm sóc thai nhi, khi sinh phải đến cơ sở y tế để tránh tai biến sản khoa, đồng thời tránh sống ở môi trường độc hại, không khí bị ô nhiễm
- Tránh để trẻ ngã hoặc va chạm mạnh như đập đầu vào vật rắn, sắc nhọn gây chấn thương sọ não Cần cho trẻ ăn đủ lượng muối có iốt để tránh bướu cổ dẫn đến đần độn Khi trẻ ốm đau, không nên dùng thuốc tuỳ tiện, phải tuân theo chỉ dẫn và
điều trị của bác sĩ
2.2 Kỹ thuật dạy học hòa nhập cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
- Điều chỉnh bài học phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ CPTTT
- Điều chỉnh cách thức tổ chức và quản lí hoạt động dạy và học
- Điều chỉnh nội dung dạy học
2.3 Phương pháp điều chỉnh
- PP đồng loạt
- PP đa trình độ
- PP trùng lặp giáo án
- PP thay thế
2.4 Hướng dẫn trẻ thực hiện nhiệm vụ và nắm bắt khái niệm
2.4.1 Khó khăn của trẻ CPTTTkhi thực hiện nhiệm vụ
2.4.2 Nguyên tắc hướng dẫn trẻ hoàn thành nhiệm vụ
Quy luật nhân thức
Trang 10Trong quá trình hướng dẫn trẻ thực hiện nhiệm vụ giáo viên cần phải lưu
ý tới quy luật của quá trình nhận thức
Vật thật → mô hình → Hình ảnh → Ngôn ngữ → Khái niệm (Môi trường) (Mô phỏng) (Tranh ảnh) (Ngôn ngữ) (Từ, câu)
Hình ảnh từ ít đến nhiều, từ mức độ đơn giản đến mức độ phức tạp
Nhiệm vụ càng được chia nhỏ càng tôt
Thực hiện nhiệm vụ theo từng bước nhỏ
Sau khi đã hình thành các bước hướng dẫn, trẻ thực hiện từng phần Khi nào trẻ đã thực hiện tương đối thành thạo công đoạn đó thì mới chuyển sang các bước, công đoạn tiếp theo
Hướng dẫn giảm dần về: Hướng dẫn quá trình gắn liền với thể hiện
2.5 Quản lý hành vi trẻ chậm phát triển trí tuệ trong lớp học hòa nhập
- Quan niệm về hành vi bất thường
Hành vi bất thường của trẻ CPTTT được xác định dựa trên những tiêu chí sau:
Biểu hiện qua vận động các bộ phận cơ thể:
- Trẻ đi lại, ra vào tự do trong lớp học
- Khi không vừa ý, trẻ có thể đấm đá, xô đẩy hoặc ăn vạ
- Không ngồi yên, gật gù, lắc người, vận động tay chân liên tục,
- Trẻ có thể đạp phá đồ đạc khi chơi
- Trẻ có thể đi vệ sinh không đúng nơi
- Trẻ từ chối sự chăm sóc, vỗ về của người khác bằng cách lẩn tránh
Biểu hiện bằng sự im lặng
- Trẻ ngồi uể oải, buồn chán, im lặng
- Không nói chuyện với bạn bè, người xung quanh
- Không thực hiện nhiệm vụ
- Không phản ứng lại thậm chí cả khi bị trêu chọc
Biểu hiện bằng âm thanh, lời nói
- Trẻ nói tự do trong giờ học