Xuất phát từ tầm quan trọng và sự cần thiết phải tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, nh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
HỌC PHẦN KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
TẠI HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh Nhóm sinh viên : Nhóm 1
Lớp tín chỉ : Kinh tế lượng-1-2-23(N02)
HÀ NỘI – 2024
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG, HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
sinh viên
Công việc được giao
% công việc hoàn thành
Người hỗ trợ
1 Nguyễn
Ngọc Phương
(Nhóm trưởng)
22010 813
Xây dựng nội dung phân tích, tổng hợp nội dung, thuyết trình
2 Nguyễn
Thị Ngân
22011 424
Phần 3: Xác định mô hình, mô tả
số liệu
3 Bùi Thị
Kim Ngân
22011 433
Phần 4: Thống
kê, phân tích, giải thích kết quả nghiên cứu
4 Nguyễn
Viết Phúc
22011 267
Phần 5: Kết luận vấn đề nghiên cứu
5 Đỗ
Quang Huy
22011 435
Làm PowerPoint
6 Nguyễn
Ngọc Nhật
22011 259
Phần 2 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Trang 37 Phạm
Hoàng Hiệp
22011 451
Phần mục lục, chỉnh sửa định dạng
8 Lý
Mạnh Quân
22011 548
Phần 1 Giới thiệu về về vấn đề nghiên cứu
9 Nguyễn
Thị Huyền
22011 28
Phần 4: Thống
kê, phân tích, giải thích kết qủa nghiên cứu
MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Offline Ngoại tuyến/Không trực tuyến
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ BẢNG
S
TT
B
1 Mô tả mẫu nghiên cứu (N = 50)
1 Phân tích mô hình
2 Phân tích kết quả mô hình
3 Bảng 4.3 Kiểm định bỏ sót biến
5 4 Kiểm định đa cộng tuyến
Trang 55 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
6 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư
Hình
S
TT
Hìn
h
1 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
1 GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu
Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, không chỉ là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa
mà còn là trung tâm kinh tế sôi động của cả nước, cùng với sự đa dạng về doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc hiểu rõ về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại tại Hà Nội là quan trọng để tạo ra các chiến lược phát triển bền vững
Trang 6Hiệu quả kinh doanh là mức độ thành công và hiệu suất mà một doanh nghiệp hoạt động và đạt được Nó đo lường khả năng của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh doanh cạnh tranh
1.2 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh là một phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
và cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Hà Nội Việc nghiên cứu này mang lại nhiều lợi ích đáng kể và góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương và quốc gia, định hướng chiến lược, tăng cường tinh thần cạnh tranh và tạo động lực cho phát triển là những lợi ích lớn mà các doanh nghiệp thương mại có thể đạt được thông qua nghiên cứu hiệu quả kinh doanh
Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp luôn cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhất là tại Hà Nội, một trong các đầu tàu kinh tế của cả nước Xuất phát từ tầm quan trọng và sự cần thiết phải tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, nhóm chúng em đã lựa chọn chủ đề: “Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại tại Hà Nội”
1.3 Mục tiêu, câu hỏi, nhiệm vụ nghiên cứu.
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Hà Nội
- Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tại
Hà Nội
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tại Hà Nội?
- Giải pháp, chiến lược hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp thương mại tại Hà Nội
để nâng cao hiệu quả kinh doanh?
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Trang 72.1 Cơ sở lý thuyết
Nguồn vốn
Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hoạt động của doanh nghiệp Nguồn vốn dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện mua sắm hàng hóa, mở rộng hệ thống phân phối, tăng cường quảng cáo và marketing, từ đó thu hút được nhiều khách hàng và tăng doanh thu
Nghiên cứu của Trần Ái Kết (2017) về các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy, nguồn vốn có tác động tích cực đến doanh thu của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi 1% tăng lên của vốn chủ sở hữu sẽ làm tăng doanh thu thuần của doanh nghiệp lên 0,03%
Lao động
Số lao động là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp Số lao động dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh, từ đó tăng doanh thu
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương (2018) về các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa ở Việt Nam cho thấy, số lao động có tác động tích cực đến doanh thu của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi 1% tăng lên của số lao động sẽ làm tăng doanh thu thuần của doanh nghiệp lên 0,05%
Bán hàng online
Bán hàng online là một kênh phân phối mới, mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp thương mại Bán hàng online giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, từ đó tăng doanh thu
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Mai (2021) về các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam cho thấy, doanh nghiệp có bán hàng online có doanh thu cao hơn doanh nghiệp không bán hàng online Kết quả nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp bán hàng online có doanh thu trung bình là 100 tỷ đồng/năm, trong khi doanh nghiệp không bán hàng online có doanh thu trung bình là 50 tỷ đồng/năm
Các nghiên cứu có liên quan cho thấy:
Trang 8Có ba yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại tại
Hà Nội: nguồn vốn kinh doanh, số lượng lao động và bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa nguồn vốn kinh doanh và hiệu quả kinh doanh, mối quan hệ giữa số lao động và hiệu quả kinh doanh, mối quan hệ giữa bán hàng trực tuyến và hiệu quả kinh doanh là tuyến tính
Nguồn vốn kinh doanh, số lượng lao động và bán hàng trực tuyến được cho là có tác động thuận chiều với hiệu quả kinh doanh
2.2 Mô hình đề xuất và giả thuyết nghiên cứu
2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
H1: Vốn tăng lên sẽ tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
H2: Nâng cao số lượng lao động sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
H3: Doanh nghiệp bán hàng online sẽ tác động tới hiêu quả kinh doanh
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Xác định mô hình phân tích
Ta có mô hình như sau:
Doanhthu i = a + b1*Nguonvon i + b2Nhanluc i + b3Onl i + e
Bán hàng trực tuyến
Biến độc lập
Biến phụ thuộc
Doanh thu
Vốn (+)
(+) Lao động
(+)
Trang 9Doanhthu i: Doanh thu doanh nghiệp thứ i (ĐVT: triệu VNĐ)
Nguonvon i: Chi phí vốn cho ngành sản xuất của doanh nghiệp thứ i (ĐVT: triệu VNĐ)- Nhanluc i: Tổng số lao động của doanh nghiệp thứ i (ĐVT: người)
Onl i: Doanh nghiệp thứ i có bán hàng online hay không
Onl i = 1 nếu doanh nghiệp thứ i có bán online (Onl i = 0 nếu doanh nghiệp thứ i là không bán
hàng online)
Nhóm Không bán hàng online là nhóm tham chiếu
3.2 Mô tả bộ số liệu sử dụng cho nghiên cứu
Bảng 3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu (N = 50)
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ
Vốn
Từ 1-1.5 tỉ 12 24%
Từ 1.5-2 tỉ 25 50%
>2.5 tỉ 11 22%
100
%
Lao động
< 30 nhân viên 22 44%
Từ 30-50 nhân viên 22 44%
>50 nhân viên 6 12%
100
%
Bán hàng online
100
%
(Nguồn: Dữ liệu thu thập của nhóm)
- Những câu hỏi và thông tin chủ chốt:
+ Anh/chị hãy cho biết doanh thu của doanh nghiệp?
Trang 10+ Anh/chị hãy cho biết số vốn của doanh nghiệp?
+ Anh/chị hãy cho biết tổng số lao động của doanh nghiệp?
+ Anh/chị hãy cho biết doanh nghiệp có bán hàng online hay không?
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích mô hình
Bảng 4.1 Phân tích mô hình
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)
- Mẫu khảo sát gồm 50 doanh nghiệp
+ Trong số 50 doanh nghiệp được khảo sát thì doanh nghiệp có mức doanh thu cao nhất là 3900 triệu VND/năm, doanh nghiệp có mức doanh thu thấp nhất là 1698 triệu VND/ năm Mức doanh thu bình quân của mẫu khảo sát là 2600.18 triệu VND/năm với độ lệch chuẩn là 508,5046
+ Trong số 50 doanh nghiệp được khảo sát thì doanh nghiệp có nguồn vốn nhiều nhất
là 2890 triệu VND, doanh nghiệp có nguồn vốn thấp nhất là 901 triệu VND Nguồn vốn bình quân trong mẫu khảo sát là 1767,74 triệu VND với độ lệch chuẩn là 537,8421
+ Doanh nghiệp có số lao động cao nhất là 60 người, doanh nghiệp có số lao động thấp nhất là 9 người Mức bình quân số lao động của mẫu khảo sát là 31,9 người với độ lệch chuẩn là 12,77314
4.2 Phân tích kết quả mô hình
Trang 11Bảng 4.2 Phân tích kết quả mô hình
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)
H0: β 1 = β 2 = β 3 =0
H1: có ít nhất một trong các hệ số β khác 0
+ Giá trị p < 0.05 do đó, H0 bị bác bỏ và có thể kết luận rằng ít nhất một trong các hệ
số khác 0
87,38% sự thay đổi của biến phụ thuộc (doanh thu) có thể được giải thích bởi mô hình (nguồn vốn, lao động và mua hàng online)
+ Giá trị p(Nguonvoni) < 0.01 Do đó, biến “Nguonvoni” có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01
Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng nguồn vốn có ảnh hưởng thuận chiều đến doanh thu của doanh nghiệp
+ Giá trị p(Nhanluci) < 0.01 Do đó, biến “Nhanluci ” có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01 Từ
đó, chúng ta có thể kết luận rằng só lượng lao động có ảnh hưởng thuận chiều đến doanh thu của doanh nghiệp
+ Giá trị p(Onlinei) < 0.01 Do đó, biến “ Onlinei ” có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01 Từ
đó, chúng ta có thể kết luận rằng việc mua hàng online có ảnh hưởng thuận chiều đến doanh thu của doanh nghiệp
4.3 Kiểm định mô hình
Trang 12- Kiểm định: Mô hình bỏ sót biến
H0: Mô hình bỏ sót biến
H1: Mô hình không bỏ sót biến
Bảng 4.3 Kiểm định bỏ sót biến
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)
Giá trị p (p-value) lớn hơn 0.05, bác bỏ H0 Do vậy, không có vấn đề về bỏ sót biến
- Kiểm định: Mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
H0: VIF > 10 nên xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
H1: VIF < 10 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4.4 Kiểm định đa cộng tuyến
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)
VIF nhỏ hơn 10, bác bỏ H0 Do đó, không có hiện tượng đa cộng tuyến
- Kiểm định mô hình: Phương sai sai số thay đổi
H0: Phương sai sai số thay đổi
H1: Phương sai sai số không đổi
Bảng 4.5 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Trang 13(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)
Giá trị p (p-value) lớn hơn 0.05, bác bỏ H0 Do đó, không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
- Kiểm định: Phân phối chuẩn của phần dư
Bảng 4.6 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm)
Giá trị p (p-value) = 0.46375 lớn hơn 0.05 Do đó phần sai số tuân theo lệnh của phân phối chuẩn
4.4 Giải thích kết quả nghiên cứu
Doanhthu i = 0.48*Nguonvon i + 15.75*Nhanluc i + 272.98*Online i + 115.45
+ Giữ nguyên “Nhanluci” và “Onlinei ”, khi nguồn vốn tăng lên 1 đơn vị (triệu VND)
thì mức doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng 0.48 đơn vị (0.48 triệu VND/năm) Điều này ủng hộ giả thuyết số 1
+ Giữ nguyên “Nguonvoni ” và “Online i ”, khi tăng nhân sự trong doanh nghiệp lên 1
đơn vị (người) thì doanh thu của doanh nghiệp tăng lên 15.57 đơn vị (15.57 triệu
VND/năm) Điều này ủng hộ giả thuyết số 2
+ Giữ nguyên “Nguonvoni ” và “Nhanluc i ”, việc mua hàng online có mức doanh thu
cao hơn việc mua hàng offline là 272.98 triệu VND/ năm Điều này ủng hộ giả thuyết số 3
- Phương trình dành cho việc mua hàng online:
^
- Phương trình dành cho việc mua hàng offline:
^
Trang 14- Bình quân, doanh thu từ việc mua hàng online cao hơn doanh thu của việc mua hàng offline là 272.98
5 KẾT LUẬN
5.1 Tổng kết kết quả nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được các giả thuyết của mô hình đề xuất các yếu
tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại tại Hà Nội Từ mô hình hồi quy tuyến tính và các kiểm định trong mô hình tác động ngẫu nhiên, nghiên cứu phát hiện:
+ Doanh thu của các doanh nghiệp thương mại có mối quan hệ với các biến độc lập khác như nguồn vốn, lao động và bán hàng online
+ Để tăng doanh thu của doanh nghiệp thì phải tăng nguồn vốn, số lao động và bán hàng online
+ Kết quả mô hình hồi quy cho thấy tác động của nguồn vốn, số lao động và bán hàng online tỷ lệ thuận với doanh thu của doanh nghiệp, với mức ý nghĩa thống kê 1%
5.2 Hạn chế của nghiên cứu
Mặc dù có rất nhiều cố gắng tuy nhiên nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế:
+ Dữ liệu nghiên cứu thường được thu thập từ các doanh nghiệp Tuy nhiên, có thể doanh nghiệp không cung cấp chính xác hoặc đầy đủ về các dữ liệu, dẫn tới sai lệch về kết quả nghiên cứu
+ Nghiên cứu thường chỉ tập trung vào một thời kỳ nhất định Do đó, kết quả nghiên cứu có thể không phản ánh đúng thực trạng tác động của các yếu tố đến doanh thu trong dài hạn + Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động tới doanh thu có thể thay đổi theo thời gian
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 15Trần Ái Kết (2017) Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 2(2), 11-17
Nguyễn Thị Thu Hương (2018) Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa ở Việt Nam Tạp chí Khoa học Kinh tế, 2(1), 47-55
Nguyễn Thị Thanh Mai (2021) Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của các doanh nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 4(1), 87-95