1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÁNG KIẾN CẤP TỈNH Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học và trung học cơ sở tỉnh Hòa Bình

22 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sau 2 năm thực hiện nhiệm vụ, trường CĐSP Hòa Bình đã triển khai thực hiện và phối hợp với các trường Đại học tổ chức bồi dưỡng, tập huấn các nội dung trong chương trình BDTX cho gần 30.

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

SÁNG KIẾN CẤP TỈNH Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý,

giáo viên cấp tiểu học và trung học cơ sở tỉnh Hòa Bình

Tác giả: Nguyễn Thị Lệ Hường

Hòa Bình, tháng 4 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

1.2 Phương pháp tiếp cận để tạo ra sáng kiến 5

2.1 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên

cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học và trung học cơ sở

tỉnh Hòa Bình năm học 2020-2021 và năm học 2021- 2022

6

2.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường

xuyên cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học và trung học

Trang 4

CHƯƠNG I TỔNG QUAN

1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-

xã hội” Nghị quyết đã nêu 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong đó chỉ rõ nhiệm

vụ phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo đó là: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế”

Để hiện thực hóa mục tiêu giáo dục nói chung, nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên (GV) nói riêng theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 thì việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và GV trở thành một yêu cầu tất yếu của ngành Giáo dục và Đào tạo, đòi hỏi cơ quan quản lý giáo dục các cấp phải hết sức quan tâm

và coi nhiệm vụ bồi dưỡng CBQL và GV là nhiệm vụ hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Để tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng CBQL và GV giáo viên các cơ

sở giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông

tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 về Quy chế bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi tắt là Thông tư 19); Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông Các Thông tư trên là cơ sở pháp lý cho ngành GD&ĐT các địa phương, các cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện hoạt động BDTX cho CBQL và GV các cơ sở giáo dục phổ thông

Tại tỉnh Hòa Bình, công tác BDTX cho đội ngũ CBQL và GV luôn được ngành Giáo dục và Đào tạo quan tâm, chú trọng Từ năm học 2020-2021, Sở

Trang 5

GD&ĐT tỉnh Hòa Bình giao cho trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Hòa Bình thực hiện nhiệm vụ tổ chức BDTX cho CBQL và GV các cấp học

Sau 2 năm thực hiện nhiệm vụ, trường CĐSP Hòa Bình đã triển khai thực hiện và phối hợp với các trường Đại học tổ chức bồi dưỡng, tập huấn các nội dung trong chương trình BDTX cho gần 30.000 lượt CBQL và GV các cấp học Trong quá trình thực hiện, nhà trường đã từng bước khẳng định được năng lực quản lý trong việc xây dựng kế hoạch; tổ chức chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, giám sát hoạt động BDTX và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động BDTX cho CBQL, GV nói chung và đối với cấp tiểu học và THCS nói riêng còn bộc lộ một số hạn chế như: việc phối hợp giữa trường CĐSP Hòa Bình với phòng GD&ĐT các huyện, thành phố trong triển khai BDTX đôi lúc, đôi chỗ chưa hiệu quả; việc trao đổi thông tin hai chiều, tương tác giữa các bộ phận quản lý, điều hành chuyên môn của Trường CĐSP với các báo cáo viên còn hạn chế; công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng đôi khi còn hình thức… Các tồn tại trên xuất phát từ các yếu tố khách quan như đại dịch Covid -19 cũng như các yếu tố chủ quan nội tại của

công tác quản lý Từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn sáng kiến: “Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học và trung học cơ sở tỉnh Hòa Bình” với mong muốn góp phần thực hiện

tốt và từng bước nâng cao chất lượng quản lý hoạt động BDTX cho CBQL và

GV cấp tiểu học và THCS tỉnh Hòa Bình

1.2 Phương pháp tiếp cận để tạo ra sáng kiến

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin: Nghiên cứu các

Thông tư, Quy chế, chương trình BDTX, các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hòa Bình, các văn bản phối hợp giữa trường CĐSP Hòa Bình với các đơn vị liên quan

- Phương pháp phân tích: Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động BDTX cho CBQL và GV cấp tiểu học và THCS của trường CĐSP Hòa Bình và các đơn

vị phối hợp thực hiện

- Phương pháp thống kê, tổng hợp: Thống kê, tổng hợp các báo cáo, kết quả BDTX của CBQL, GV GV cấp tiểu học và THCS

1.3 Mục tiêu của sáng kiến: Đưa ra một số biện pháp nhằm quản lý có hiệu

quả hoạt động BDTX cho CBQL, GV cấp tiểu học và THCS tỉnh Hòa Bình

Trang 6

CHƯƠNG 2

MÔ TẢ SÁNG KIẾN 2.1 Thực trạng quản lý hoạt động BDTX cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học và THCS tỉnh Hòa Bình trong 2 năm học (năm học 2020-

2021 và năm học 2021-2022)

2.1.1 Một số kết quả đạt được

Cùng với sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện của Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ban ngành trong tỉnh; đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Lãnh đạo Sở GD&ĐT, các phòng chức năng, chuyên môn nghiệp vụ của Sở GD&ĐT;

sự phối hợp, hỗ trợ của trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội; sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; các trường THPT; các trường PT DTNT THCS; DTNT THCS&THPT; các Trung tâm GDNN-GDTX huyện, thành phố; Trung tâm GDTX tỉnh; Trung tâm Kỹ thuật TH, HN - Ngoại ngữ, tin học tỉnh Hòa Bình,

sự tích cực, chủ động, trách nhiệm và nỗ lực của trường CĐSP Hòa Bình; sự tham gia của đội ngũ CBQL, GV các cấp học trong toàn tỉnh, công tác BDTX trong 2 năm học 2020-2021 và 2021-2022 đã hoàn thành và đạt kết quả tốt, vừa đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch, vừa đảm bảo yêu cầu về phòng chống dịch bệnh Covid-19, cụ thể:

Cung cấp tài liệu bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu chương trình BDTX quy định tại các Thông tư 11, 12, 17, 18, vừa phù hợp với yêu cầu thực tiễn chuyên môn của các nhà trường tại địa phương

Đã xây dựng được đội ngũ cốt cán tham gia xây dựng chương trình; biên soạn tài liệu; làm báo cáo viên; lập danh sách học viên, chia lớp; lựa chọn địa điểm đặt lớp; chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện cần thiết để triển khai lịch BDTX cho từng đợt học; quản lý, điều hành các lớp bồi dưỡng, tập huấn theo kế hoạch

Để công tác BDTX đạt hiệu quả, trường CĐSP Hòa Bình đã chỉ đạo xây dựng và ban hành hệ thống văn bản điều hành, văn bản phối hợp thực hiện với các đơn vị đảm bảo kịp thời; lựa chọn được hình thức tập huấn phù hợp với nội dung triển khai bồi dưỡng và thực tế công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; phân bố thời gian cho từng nội dung và hình thức bồi dưỡng hợp lý; hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng; thường

Trang 7

xuyên nắm bắt và giải quyết kịp thời những vấn đề mà học viên đề đạt hoặc những tình huống phát sinh…

Đội ngũ CBQL, GV các cấp học thực hiện nghiêm túc lịch học, nội dung

và các quy định của các đợt bồi dưỡng; có ý thức tự học, tự nghiên cứu, chuẩn bị các nội dung cho bồi dưỡng trực tiếp/trực tiếp; tích cực phản hồi và đóng góp các ý kiến

Cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu BDTX và các hoạt động hỗ trợ người học

cơ bản đáp ứng được kế hoạch và yêu cầu bồi dưỡng

2.1.2 Hạn chế trong quản lý hoạt động BDTX cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học và THCS

a) Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

(1) Thông tư 19 bắt đầu được triển khai thực hiện từ năm học 2020-2021, trường CĐSP Hòa Bình cũng là đơn vị đầu tiên trong khối các trường CĐSP trên cả nước được Sở GD&ĐT giao nhiệm vụ thực hiện tổ chức BDTX Vì vậy, kinh nghiệm trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện BDTX của nhà trường còn hạn chế; quá trình triển khai xây dựng, thực hiện kế hoạch BDTX và cơ chế cộng tác, phối hợp với các đơn vị liên quan đôi khi chưa thật sự khoa học, kịp thời, phù hợp và hiệu quả

(2) Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện BDTX trong năm học 2020-2021 và năm học 2021-

2022 Kế hoạch BDTX liên tục bị điều chỉnh kế hoạch liên tục phải thay đổi, điều chỉnh do yêu cầu giãn cách xã hội của các cấp có thẩm quyền hoặc các tình huống dịch bệnh phát sinh nhằm đảm bảo các biện pháp an toàn trong thực hiện phòng chống dịch Covid-19 Nhiều nội dung của chương trình BDTX cấp tiểu học và THCS chuyển từ bồi dưỡng trực tiếp (tập trung) sang bồi dưỡng trực tuyến thông qua ứng dụng phần mềm Zoom và Microsoft Team Việc liên tục thay đổi kế hoạch có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của hoạt động bồi dưỡng

b) Công tác tổ chức, điều hành, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng

(1) Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài nên việc triển khai bồi dưỡng chuyển từ hình thức bồi dưỡng trực tiếp sang hình thức trực tuyến Việc bồi dưỡng trực tuyến thông qua mạng Intenert với một khối lượng

Trang 8

lớn các nội dung về chuyên môn; số lượng học viên tham gia BDTX đông, trong một thời gian ngắn dẫn đến không ít hạn chế, khó khăn như:

- Thời gian đầu khi mới tiếp cận với thiết bị công nghệ, phần mềm mới, đa

số báo cáo viên và học viên có tâm lý lo ngại, lúng túng trong tiếp cận và sử dụng; trình độ tin học và khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin của

đại bộ phận giáo viên các cấp học, nhất là ở cấp học mầm non chưa thường

xuyên, liên tục; nhiều giáo viên chưa tự trang bị đươc điện thoại thông minh, Ipad, máy tính để thực hiện học trực tuyến

- Việc lựa chọn phần mềm học trực tuyến; lập tài khoản trên phần mềm cho hàng chục ngàn lượt học viên tham gia tập huấn trực tuyến; mở các lớp học trực tuyến; xây dựng mới hệ thống văn bản điều hành, phù hợp với hình thức bồi dưỡng trực tuyến….; xây dựng huớng dẫn học trực tuyến; nội quy lớp học trực tuyến; chuẩn bị hệ thống phòng giảng dạy cho báo cáo viên với hệ thống đường truyền mạng Intenert tốt, ổn định để đảm bảo cho việc tập huấn được thông suốt;

tổ chức tập huấn cài đặt và sử dụng phần mềm tới đội ngũ báo cáo viên; kết nối với phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; các đơn vị nhà trường để thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ học viên sử dụng tài khoản trên phần mềm học trực tuyến; cử giảng viên Tin học hỗ trợ báo cáo viên và học viên trong suốt quá trình tập huấn… được tiến hành khẩn trương, tích cực trong một khoảng thời gian ngắn; nguồn nhân lực và một số điều kiện hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ là một thách thức, khó khăn lớn, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện

- Việc tập huấn trực tuyến còn bị tác động và phụ thuộc nhiều vào các yếu

tố khách quan khác như: thời tiết, hệ thống điện lưới quốc gia, hệ thống đường

truyền, tốc độ và dung lượng mạng Intenert nên đôi khi phải thay đổi, điều chỉnh lịch tập huấn; đôi khi do mưa bão, chất lượng đường truyền Internet làm cho việc học dưỡng trực tuyến đôi khi bị ngắt quãng, đứt đoạn, làm cho học viên mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài giảng

- Việc thay đổi hình thức bồi dưỡng trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 cũng dẫn đến thời gian hoàn thành chương trình BDTX các cấp học không thể thực hiện theo dự kiến trong kế hoạch

- Việc phối hợp giữa giảng viên trường CĐSP Hòa Bình với các báo cáo viên trong triển khai BDTX đôi lúc, đôi chỗ chưa hiệu quả: Cung cấp tài liệu bồi

Trang 9

dưỡng muộn; chưa kịp thời nắm bắt những bất cập trong tổ chức lớp học để bổ sung, điều chỉnh

(2) Số lượng CBQL, GV cốt cán tham gia làm báo cáo viên còn ít, hoặc chưa phù hợp so với số lớp tập huấn dẫn đến một số khó khăn nhất định cho cả công tác quản lý, điều hành, sắp xếp lịch tập huấn cho các lớp cũng như khó khăn đối với các báo cáo viên khi cùng một lúc vừa phải đảm bảo các công việc chuyên môn tại các trường, vừa phải triển khai tập huấn BDTX cho CBQL và

GV trên toàn tỉnh, nhất là mỗi khi có báo cáo viên bị ốm, bị Covid-19 hoặc phải nghỉ vì các lý do bất khả kháng

(3) Việc tập huấn ở các cấp học thực hiện cùng lúc với số lượng lớp lớn, ở nhiều địa điểm khác nhau dẫn đến khó khăn trong việc sắp xếp, điều cử cán bộ giảng viên nhà trường đi phối hợp triển khai thực hiện

(4) Công tác phối hợp giữa trường CĐSP Hòa Bình với một số đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện các văn bản về kinh phí BDTX còn hạn chế, chưa hiệu quả và phù hợp; các văn bản quy định, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền về kinh phí chi cho công tác BDTX ban hành muộn, ảnh hưởng đến việc lập dự toán ngân sách năm 2021, 2022 của các đơn vị; Khâu nộp kinh phí

từ các đơn vị có học viên tham gia BDTX về Trường CĐSP còn chậm chưa khoa học vì thu tiền trực tiếp từ học viên Điều này ảnh hưởng đến việc thanh toán cho các báo cáo viên cũng như kinh phí để triển khai các hoạt động chuyên môn trong bồi dưỡng thường xuyên của các năm học

c) Công tác kiểm tra giám sát, đánh giá hoạt động bồi dưỡng

(1) Số lượng giảng viên tham gia thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát quá trình BDTX tại các cụm bồi dưỡng tại các phòng GD&ĐT còn mỏng nên chưa sâu sát, bao quát được toàn bộ hoạt động bồi dưỡng trong cùng một thời điểm

(2) Việc trao đổi thông tin hai chiều giữa báo cáo viên và học viên; giữa báo cáo viên và đầu mối quản lý hoạt động của trường CĐSP Hòa Bình còn hạn chế; một số vấn đề học viên đề xuất, phản hồi đôi khi chưa được giải quyết kịp thời, thỏa đáng, hiệu quả

(3) Việc ra đề kiểm tra ở một số Modul có dung lượng kiến thức quá dài

so với thời gian làm bài; còn có sai sót trong diễn đạt, cá biệt có đề kiểm tra còn chưa cập nhật các văn bản mới; vẫn còn hiện tượng nộp đề muộn so với thời gian quy định; việc thu nộp bài kiểm tra BDTX từ các nhóm báo cáo viên về bộ

Trang 10

phận quản lý BDTX của Trường CĐSP Hòa Bình còn chưa kịp thời; việc kiểm tra, đánh giá kết thúc chương trình BDTX bằng hình thức viết bài tiểu luận/bài thu hoạch trong năm học 2020-2021 thay cho làm bài kiểm tra truyền thống cũng có một số hiệu ứng chưa tích cực

2.2 Biện pháp quản lý hoạt động BDTX cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học và THCS tỉnh Hòa Bình

2.2.1 Chủ động, linh hoạt trong xây dựng kế hoạch BDTX

a Mục đích, ý nghĩa của biện pháp:

Xây dựng kế hoạch BDTX cho CBQL, GV cấp tiểu học và THCS có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và GV trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay Việc nắm bắt và hiểu một cách toàn diện các yêu cầu thực tiễn của hoạt động bồi dưỡng sẽ giúp cho trường CĐSP Hòa Bình xác định đúng mục tiêu, xây dựng đúng trọng tâm bồi dưỡng; áp dụng các phương pháp, phương thức, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp; lựa chọn đội ngũ BCV có đủ kiến thức, năng lực và kinh nghiệm để tham gia hoạt động bồi dưỡng

b) Nội dung và cách thức thực hiện:

Bước 1: Tìm hiểu, nắm bắt các chủ trương, đường lối, quan điểm của

Đảng và nhà nước, các văn bản hiện hành quy định của ngành GD&ĐT về BDTX cho CBQL và GV phổ thông; Chương trình tổng thể Giáo dục phổ thông

và chương trình giáo dục phổ thông 2018, các văn bản hướng dẫn, kế hoạch bồi dưỡng chung của Sở GD&ĐT Hòa Bình Các văn bản làm căn cứ phải là những văn bản hiện hành và đang có hiệu lực của nhà nước, của ngành GD&ĐT từ trung ương đến địa phương

- Bước 2: Phân tích và đánh giá tình hình thực tiễn như tình hình dịch

bệnh, kế hoạch năm học của ngành giáo dục đổi với cấp tiểu học và THCS, tình hình đội ngũ BCV… làm cơ sở cho việc lập kế hoạch BDTX đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục tại các nhà trường phổ thông

- Bước 3: Phối hợp với các phòng chuyên môn - nghiệp vụ của Sở

GD&ĐT và phòng GD&ĐT các huyện, thành phố định hướng về hình thức, phương thức bồi dưỡng cho phù hợp Cần dựa vào định hướng mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng để định hướng hình thức và phương thức bồi dưỡng Hình thức bồi dưỡng cần đa dạng, phong phú kết hợp giữa bồi dưỡng trực tiếp

và trực tuyến, bồi dưỡng qua mạng để tạo điều kiện cho học viên được học tập ở

Trang 11

mọi nơi, mọi lúc; phương thức bồi dưỡng cần phù hợp với đối tượng là CBQL

và GV đi học, phân bổ thời lượng cho mỗi chuyên đề phù hợp với nội dung cần chuyển tải Dựa vào nội dung chương trình để cân đối giữa nội dung lý thuyết và thực hành Định hướng về phương pháp tổ chức bồi dưỡng: Phương pháp tổ chức bồi dưỡng cần đa dạng, phong phú và phù hợp với nội dung bồi dưỡng và đối tượng người học

- Bước 4: Xác định rõ nguồn lực tham gia bồi dưỡng bao gồm các nguồn

lực con người và vật chất bên trong nhà trường và các nguồn lực bên ngoài nhà trường; xác định nguồn kinh phí cần huy động để phục vụ các hoạt động bồi dưỡng; lựa chọn, xây dựng đội ngũ BCV có đủ kiến thức, năng lực và kinh nghiệm để tham gia hoạt động bồi dưỡng

Kế hoạch bồi dưỡng cần được xây dựng thành bản kế hoạch tổng thể và

kế hoạch hóa thành các kế hoạch bộ phận Bản kế hoạch tổng thể phải thể hiện được mục tiêu tổng thể của hoạt động bồi dưỡng, nội dung, phương thức và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng, các biện pháp thực hiện, các chuẩn đo kết quả và dự kiến các kết quả cần đạt sau khi thực hiện kế hoạch bồi dưỡng Các bản kế hoạch bộ phận (kế hoạch hành động) như: Thời khóa biểu, bảng phân công công việc cho các thành viên tham gia quản lý hoạt động bồi dưỡng, bảng phân công báo cáo viên thực hiện các chuyên đề, chương trình bồi dưỡng, hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng, danh sách học viên; dự toán kinh phí tổ chức hoạt động bồi dưỡng

c) Một số điều kiện để thực hiện biện pháp

Có thể nói, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên là khâu đầu tiên trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên CBQL và giáo viên cấp tiểu học và THCS Kế hoạch cần được xây dựng căn cứ trên các chủ trương, định hướng các văn bản quy định của Nhà nước, của ngành GD&ĐT về giáo dục; dựa trên những yêu cầu thực tiễn, mức độ đáp ứng về các nguồn lực của cơ

sở đào tạo, của các Phòng Giáo dục và Đào tạo Bản kế hoạch cần rõ ràng, có tính linh hoạt và phải thể hiện rõ mục tiêu tổng thể, những mục tiêu cụ thể của hoạt động bồi dưỡng, nội dung, phương pháp, các biện pháp để thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao

2.2.2 Phối hợp với trường đại học sư phạm có uy tín tổ chức bồi dưỡng

để tăng cường tính hiệu quả của các hình thức bồi dưỡng thường xuyên

a) Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Ngày đăng: 05/10/2024, 14:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN