1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

biện pháp tăng cường hoạt động tích cực độc lập sáng tạo trong dạy học tập làm văn cho học sinh lớp 3 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hiện nay, phân môn tập làm văn trong tiếng Việt lớp 3 thường được giảng dạy theo phương pháp truyền thống, thầy cô nói học sinh nghe chưa gợi mở được cho học sinh nhiều kỹ năng tư duy nh

Trang 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

Trang 2

2

A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Tiếng Việt là một trong những môn học chính của bậc tiểu học nói chung, và đặc biệt là lớp 3 nói riêng Học sinh khi tiếp xúc, trải nghiệm và học tập với môn tiếng Việt sẽ hình thành và phát triển được kỹ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) trong học tập và giao tiếp Ngoài ra còn góp phần gợi mở các thao tác tư duy, những kiến thức sơ giản về tiếng Việt; tự nhiên; xã hội; con người

Hiện nay, phân môn tập làm văn trong tiếng Việt lớp 3 thường được giảng dạy theo phương pháp truyền thống, thầy cô nói học sinh nghe chưa gợi mở được cho học sinh nhiều kỹ năng tư duy như sáng tạo, phản biện, làm việc nhóm, Cùng với đó, do học sinh có xu hướng lắng nghe từ một chiều thầy cô nên các em còn khá chậm chạp, rụt rè trong việc tự tin phát biểu, nêu lên ý kiến của mình Bên cạnh đó, tình trạng không khí tiết học trầm lắng, chưa được sôi nổi kéo theo học sinh ngủ gật trong lớp, Cũng đến từ nguyên nhân học sinh chỉ lắng nghe thầy cô và không được nêu lên ý kiến của mình và thiếu hình ảnh trực quản, sinh động không khơi gợi được những ý tưởng sáng tạo, niềm yêu thích đối với phân môn tập làm văn

Đặc biệt với chương trình giáo dục mới, phân môn tập làm văn lớp 3 được biên soạn trong Bộ sách Kết nối trí thức với cuộc sống đã gắn liền lý thuyết với thực tiễn, phù hợp cho sự phát triển thời đại mới hiện nay Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nổi bật, thì việc dạy học phân môn tập làm văn lớp 3 trong Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng gặp nhiều khó khăn nhất định như: Làm cách nào để học sinh chủ động trong việc gợi mở ý tưởng, sáng tạo; học sinh chủ động hơn trong việc tư duy; học sinh phải học được cách làm việc nhóm, Vì vậy mà nhiều cơ sở giảng dạy đã thay đổi cách dạy truyền thống, đổi mới phương pháp dạy học Thay vào đó vận dụng và biến đổi phương pháp dạy học tích cực trong việc truyền tải kiến thức phân môn tập làm văn, tạo được sự hứng thú, gợi mở được sự sáng tạo, tư duy trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh

Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu và lựa chọn đề tài “Tăng cường các hoạt động tích cực vào dạy tập làm văn lớp 3 nhằm kích thích tính sáng tạo, chủ động

Trang 3

3

cho học sinh (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)” thông qua đó đưa ra các

giải pháp phù hợp tạo điều kiện thuận lợi để giúp các em học sinh lớp 3 có thể tiếp thu kiến thức phân môn tập làm văn hiệu quả hơn

2 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của việc áp dụng, tăng cường hoạt động tích cực vào giảng dạy cho học sinh trong chương trình tiếng Việt lớp 3, đặc biệt là phân môn tập làm văn

- Đưa ra một số biện pháp áp dụng và tăng cường hoạt động tích cực vào giảng dạy phân môn tập làm văn trong chương trình tiếng Việt lớp 3, giúp tăng hứng thú học tập, phát triển các kỹ năng tư duy của học sinh Từ đó, rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm khi áp dụng sáng kiến

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động tích cực trong giảng dạy tập làm văn

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Trang 4

6 giáo viên đã gặp phải những khó khăn nhất định như tìm kiếm nguồn tư liệu mới nhằm lôi cuốn học sinh, tăng tính tương tác giữa học sinh với học sinh và học sinh với thầy cô Việc đổi mới sách giáo khoa cũng là một trong những trở ngại với thầy cô khi phải tìm hiểu, thay thế những kiến thức đã được đổi mới trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với thực tế tại đơn vị

Về phía học sinh: Đa số học sinh vẫn còn khá rụt rè trong quá trình trao đổi,

tương tác với thầy cô và bạn bè Song song đó, khả năng diễn đạt chưa tốt đến từ việc ngại giao tiếp, nghèo vốn từ vì học sinh chỉ việc lắng nghe thầy cô và ghi chép

Về phía phụ huynh: Hiện nay, nhiều phụ huynh vẫn chưa thực sự quan tâm

cần thiết đến con, học sinh khi về nhà dành nhiều thời gian xem điện thoại, tivi, Từ đó tạo nên tính cách lười tương tác, lười nói hoặc ngại nói Đặc biệt, nói lại là một trong những cách làm vốn từ vựng của học sinh tăng lên đáng kể Học sinh có vốn từ nhiều thì khi làm tập làm văn sẽ sinh động và hay hơn Chính vì vậy việc quan tâm của phụ huynh đến học sinh vô cùng quan trọng góp phần cho học sinh có thể thay đổi, thích nghi đối với phương pháp giảng dạy mới

* Nội dung và cách thực hiện:

Kỹ thuật hợp tác là những tương tác qua lại lẫn nhau giữa học sinh với học sinh hoặc học sinh với giáo viên nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là giải quyết

Trang 5

7 được những câu hỏi, kiến thức trong bài học Đặc biệt đối với phân môn tập làm văn khi ứng dụng kỹ thuật hợp tác, học sinh đã bắt đầu có những biến đổi tích cực từ việc tự tin nêu lên ý kiến của mình, sáng tạo và hứng thú hơn trong lúc học Ngoài ra còn học thêm được các kỹ năng làm việc nhóm, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các bạn trong nhóm, phản biện,

*Ví dụ:

Sử dụng kỹ thuật hợp tác khi dạy học tập làm văn “Viết đoạn văn nêu các

bước làm 1 món ăn” (Bài 6 chủ đề 1 Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Để áp dụng kỹ thuật hợp tác vào dạy tập làm văn bài “Viết đoạn văn nêu các bước làm 1 món ăn” tôi tiến hành qua các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm

Đầu tiên, tôi tiến hành chia lớp làm 6 nhóm, tương ứng mỗi nhóm gồm 5 học sinh Nhiệm vụ của các nhóm là hợp tác, thảo luận với nhau để hoàn thành bài tập làm văn với chủ đề “Viết đoạn văn nêu các bước làm 1 món ăn” trong thời gian 15 phút

Song song tôi sẽ đề ra các quy định cộng, thưởng rõ ràng cho mỗi nhóm như sau:

- Trong lúc các bạn tham gia thảo luận phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các bạn trong nhóm, không được làm ồn lớp Nếu làm tốt sẽ được cộng 1 điểm, ngược lại nếu không làm tốt sẽ bị trừ 1 điểm

- Các bạn trong nhóm bắt buộc phải tham gia thảo luận, không được làm việc riêng Nếu trong lúc nhóm thảo luận có bạn làm việc riêng nhóm sẽ bị trừ 1 điểm và nếu làm tốt sẽ được cộng 1 điểm

- Nhóm có câu hỏi hay cho các nhóm khác sẽ được cộng 1 điểm Đến cuối tiết học, nhóm nào hoàn thành tốt và được cả 3 điểm cộng sẽ được cộng 1 điểm vào bài tập làm văn Sau khi học sinh nắm được các quy định và chia nhóm, tôi sẽ giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận để chọn ra 1 món ăn và viết đoạn văn nêu các bước làm món ăn đó

Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm tốt bài tập làm văn

Trang 6

8 Sau khi đã chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, tôi giúp học sinh nhớ lại để nắm vững các yêu cầu của đoạn văn Tôi hướng dẫn các em học sinh nắm được cấu trúc cơ bản của một đoạn văn, bao gồm:

- Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về món ăn mà em sẽ nêu ra sắp tới đây - Phần thân đoạn: Kể về các nguyên vật liệu cần chuẩn bị trước khi nấu ăn, miêu tả các bước làm món ăn, hình dáng và màu sắc của món ăn, cách trang trí món ăn,

- Phần kết bài: Nêu cảm nhận, suy nghĩ về món ăn

Khi các nhóm đã nắm được cấu trúc cách viết của một đoạn văn, tôi sẽ dẫn dắt và khơi gợi được những đề tài về các món ăn quen thuộc, dễ làm với học sinh Để các em hình dung được các bước làm, tôi cho học sinh xem video về cách làm món một vài món ăn như: bánh tráng trộn và trứng chiên

Hình minh họa video sử dụng trong bài học 1

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=ulehOcavEIk

Trang 7

11

* Mục đích:

Biện pháp được thực hiện nhằm mục đích giúp cho học sinh nâng cao hứng thú đối với môn học đồng thời tăng được tính tương tác, suy nghĩ logic trong môn học từ đó làm tăng hiệu quả học tập phân môn tập làm văn Khi học sinh tham gia trò chơi đã phải vận dụng các kỹ năng sử dụng tiếng Việt, đồng thời việc trao đổi, giao tiếp với nhau đã góp phần mở rộng vốn từ thông qua trò chơi giữa các bạn trong lớp

* Nội dung và cách thực hiện:

Đầu buổi học để tạo hứng thú, kích thích sự tò mò cho học sinh tôi sẽ áp dụng biện pháp dạy học tổ chức trò chơi Học sinh thông qua các hoạt động từ trò chơi tăng tính sáng tạo, chủ động tư duy, suy nghĩ, tìm hiểu bài học hơn hết là các em được mở rộng vốn từ tạo tiền đề giúp các em học tốt hơn trong phân môn tập làm văn

* Ví dụ:

Tổ chức trò chơi “Vui cùng đồ vật” khi dạy bài Tập làm văn “Viết đoạn văn

tả đồ vật” (Bài 18 chủ đề 3 Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Để tiến hành tổ chức trò chơi “Vui cùng đồ vật” khi dạy bài Tập làm văn “Viết đoạn văn tả đồ vật” tôi sẽ tiến hành qua từng bước như sau:

Bước 1: Giới thiệu trò chơi và phổ biến cách chơi học sinh

Trước khi bắt đầu vào trò chơi, tôi sẽ đưa ra các quy định khi chơi, giữ im lặng và chú ý lắng nghe quan sát các bạn tham gia chơi, … Đồng thời chọn lựa ra 3 đội chơi, mỗi đội 3 học sinh, chia bảng làm 3 phần

Sau khi đã chọn lựa ra được các đội chơi, tôi sẽ chiếu hình ảnh đồ vật lên máy chiếu (hoặc in ra giấy) và phân chia đồng đều nhiệm vụ cho 3 đội tương ứng với 3 hình ảnh Khi có hiệu lệnh bắt đầu, các đội quan sát hình ảnh, sau đó lần lượt 3 học sinh của mỗi đội nhanh chóng lên bảng nêu lên từ ngữ miêu tả đồ vật đó

Tôi hướng dẫn học sinh cách tìm từ theo các tiêu chí: - Màu sắc đồ vật

Ví dụ: Hộp bút màu xanh dương trang trí thêm họa tiết,

Trang 8

12 - Hình dáng, kích thước của đồ vật

Ví dụ: Hộp bút có hình chữ chữ nhật bự bằng một hộp bánh, - Hoạt động, công dụng của đồ vật

Ví dụ: Hộp bút giúp cho các đồ dùng học tập như bút chì, bút mực được cất gọn gàng, không bị mất,

Bước 2: Tiến hành chơi

Sau khi giúp học sinh hiểu rõ được luật chơi và cách chơi, tôi sẽ quan sát lựa chọn vị trí chơi hợp lý để đảm bảo thuận tiện cho học sinh trong lúc tham gia các hoạt động Khi có hiệu lệnh bắt đầu từ, trên màn hình hiển thị sẽ xuất hiện sẽ xuất hiện đồng thời 3 đồ vật Các nhóm sẽ quan sát và lần lượt từng thành viên trong nhóm nhanh chóng lên bảng ghi miêu tả cho đồ vật của nhóm mình

Trong lượt chơi đầu tiên: Tôi sẽ hiển thị 3 hình ảnh đồ vật đồng hồ, vở ghi, hộp bút

Các đội thực hành tìm từ miêu tả đồ vật trong vòng 5 phút Hết thời gian 5 phút, tôi sẽ hô hiệu lệnh hết thời gian các thành viên trong nhóm quay trở lại vị trí ngồi của mình

Bước 3: Nhận xét, khen thưởng và chữa bài cho học sinh

Sau trò chơi tôi và các bạn trong lớp sẽ đưa ra lời nhận xét, đồng thời các bạn trong lớp có thể bổ sung thêm các từ không có trên bảng Cuối cùng đội nào có nhiều từ miêu tả đồ vật hay và tốt nhất sẽ được giáo viên và cả lớp tuyên dương

Trang 9

13 Qua trò chơi liệt kê của các đội, tôi sẽ uốn nắn cách dùng từ đồng thời mở rộng thêm vốn từ cho học sinh

Tôi tiến hành trò chơi theo các bước tương tự như trên cho các lượt chơi tiếp theo với một số đồ vật khác Khi đã nhận thấy được sự sáng tạo, gợi mở được hứng thú đối với học sinh, tôi sẽ yêu cầu học sinh cả lớp chọn một vật trong các đồ vật của trò chơi vừa rồi và viết 1 đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh vào vở Việc tổ chức trò chơi tạo được sự hứng thú, gợi được sự tò mò của học sinh tạo tiền đề cho sự phát triển, tăng tính sáng tạo chủ động học tập tốt trong phân môn tập làm văn

* Điểm mới của biện pháp

Biện pháp đã vận dụng hình ảnh trực quan lồng ghép tổ chức trò chơi học tập trong giờ học Học sinh khi được học tập, trải nghiệm tham gia các hoạt động tổ chức trò chơi đã không còn cảm thấy chán nản đối với phân môn tập làm văn thay vào đó học sinh đã chủ động hơn trong việc nêu ra ý kiến cá nhân, tham khảo học hỏi từ bạn bè, thầy cô những kiến thức mới đồng thời tăng tính sáng tạo trong việc suy nghĩ, tư duy về một sự vật, sự việc, hiện tượng trong tiết học phân môn tập làm văn

Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động sân khấu hóa giúp học sinh làm tốt các chủ đề trong học tập làm văn

* Mục đích:

Trong phân môn tập làm văn, việc tổ chức các hoạt động sân khấu hóa giúp học sinh giải trí, giảm bớt căng thẳng sau những giờ học trên lớp Thông qua những hoạt động trên, học sinh được tiếp cận gần hơn với bối cảnh, hoàn cảnh thực tế thấu hiểu, cảm thông, nắm bắt được tâm lý của nhân vật Tạo tiền đề cho học sinh hình thành và phát triển nhân cách, học được các kỹ năng thuyết trình, phân tích nhân vật, Quan trọng nhất là giúp cho học sinh miêu tả, kể lại được chi tiết hoàn cảnh, cảm nhận của mình qua phân môn tập làm văn

* Nội dung và cách thực hiện

Tổ chức hoạt động sân khấu hóa là hoạt động giúp học sinh được hóa thân vào nhân vật, hoàn cảnh câu chuyện Qua đó học sinh sẽ có cái nhìn mới hơn, thấu

Trang 10

24

Ngày đăng: 03/08/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w