1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH VĂN HỌC

533 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề cương học phần
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Đề cương học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 533
Dung lượng 3,3 MB

Nội dung

Mục tiêu của học phần: Học phần này trang bị cho sinh viên các khái niệm và phương pháp viết học thuật - một kĩ năng quan trọng ở bậc đại học; giúp cho sinh viên nắm được cụ thể các bư

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN

Trang 2

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-XHNV, ngày tháng năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn )

Ngành đào tạo: VĂN HỌC

Mã số: 7229030

PHÊ DUYỆT CỦA TRƯỜNG

HIỆU TRƯỞNG

Hà Nội, 2022

Trang 3

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

Ngành đào tạo: VĂN HỌC

Mã số: 7229030

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA

Hà Nội, 2022

Trang 4

MỤC LỤC

VIẾT HỌC THUẬT 1

TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ THIẾT KẾ Ý TƯỞNG 9

NGUYÊN LÍ LÍ LUẬN VĂN HỌC 18

NGHỆ THUẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG 26

NGHỆ THUẬT DÂN GIAN VIỆT NAM 38

HÁN NÔM CƠ SỞ 48

VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG 62

TÁC PHẨM VÀ LOẠI THỂ VĂN HỌC 70

VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 78

XÃ HỘI HỌC NGHỆ THUẬT 87

VĂN HỌC BẮC MỸ - MỸ LATIN 97

VĂN HỌC NAM Á 110

NHẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC 120

TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM – LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG 127

FOLKLORE VÀ VĂN HÓA DÂN TỘC 136

VĂN HỌC ĐÔNG BẮC Á 145

TỔNG QUAN VĂN HỌC THẾ GIỚI 155

HÁN VĂN VIỆT NAM 165

GIÁO DỤC VÀ KHOA CỬ VIỆT NAM 173

VIẾT SÁNG TẠO 182

LÝ LUẬN PHÊ BÌNH NGHỆ THUẬT 189

Trang 5

NHẬP MÔN NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH 203

VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỈ 10 - 17 214

VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỈ 18 - 19 223

VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1900 ĐẾN 1945 235

VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY 246

VĂN HỌC TRUNG QUỐC 255

VĂN HỌC CHÂU ÂU 267

VĂN HỌC NGA 275

HUYỀN THOẠI HỌC VÀ HUYỀN THOẠI VIỆT NAM 285

NHO GIÁO VÀ VĂN HỌC DÂN TỘC 291

NGUYỄN TRÃI VÀ NGUYỄN DU TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM 301

TIẾN TRÌNH THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 310

TRUYỆN NGẮN – LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN THỂ LOẠI 319

TRUYỆN THƠ ĐÔNG NAM Á 327

TIẾP NHẬN THƠ ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM 336

TIỂU THUYẾT PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XX – MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG VÀ ĐẶC ĐIỂM 344

THƠ PHÁP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN 355

NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI 364

TOÀN CẦU HOÁ VÀ VĂN HỌC DI DÂN TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NAY 374

FOLKLORE VÀ VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG 385

DI TÍCH VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM 396

SỰ KIỆN VĂN HÓA DÂN GIAN 403

Trang 6

VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH CĂN TÍNH DÂN

TỘC 415

ĐIỂN PHẠM TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 424

GIỚI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 432

DỊCH VĂN HỌC- LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG 439

NHẬP MÔN VĂN HỌC SO SÁNH 448

LÍ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI TRONG PHÂN TÍCH TÁC PHẨM 459

CHUYỂN THỂ KỊCH BẢN TRONG NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH 471

VĂN HỌC VÀ CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT KHÁC 483

NHỮNG KHUYNH HƯỚNG CƠ BẢN TRONG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT THẾ KỶ XX 491

THỰC TẬP 502

ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM 511

TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG LÝ LUẬN VĂN HỌC 521

Trang 7

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN VIẾT HỌC THUẬT

1 Mã học phần: LIT1053

2 Số tín chỉ: 02

3 Học phần tiên quyết (nếu có): Không

4 Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5 Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: Nguyễn Thị Như Trang

Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên chính, TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

Giảng viên 2: Hoàng Cẩm Giang

Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên, TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

Giảng viên 3: Phạm Văn Hưng

Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên, TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

Giảng viên 4: Lê Nguyên Long

Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên, Thạc sĩ

Đơn vị công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

6 Mục tiêu của học phần:

Học phần này trang bị cho sinh viên các khái niệm và phương pháp viết học thuật - một kĩ năng quan trọng ở bậc đại học; giúp cho sinh viên nắm được cụ thể các bước cơ bản cũng như các quy tắc cần thiết của quá trình viết học thuật; tạo lập cho sinh viên thói quen tư duy một cách rõ ràng, mạch lạc, chuẩn xác về các chủ đề học thuật; hình thành nên sự tự tin và hứng thú trong việc biểu đạt bản thân qua sự viết

Trang 8

7 Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ)1:

Sau khi học xong học phần, người học có thể

CLO 1, 2, 3, 4: Xác định được tầm quan trọng của viết học thuật trong môi trường đại

học; phân biệt và phân tích được các khái niệm cơ bản và những đặc trưng của quá trình viết học thuật; nhận định được các yêu cầu cần thiết của một văn bản học thuật; đánh giá

và lựa chọn được các chủ đề học thuật một cách chính xác và sâu sắc; lên kế hoạch, triển khai, và phát triển các ý tưởng thành những yếu tố cụ thể và hoàn chỉnh của một văn bản học thuật

CLO 5, 6, 7: Áp dụng thành thạo những kiến thức về viết học thuật trong quá trình học

đại học; có khả năng phân tích và phê phán các chủ đề học thuật; lựa chọn và đánh giá được các yếu tố cần thiết của một văn bản học thuật; tự thiết kế và soạn thảo một cách sáng tạo các văn bản học thuật hoàn thiện

CLO 8, 9, 10: Có thái độ nghiêm túc và cẩn trọng với công việc viết và các văn bản viết

trong môi trường học thuật; tự tin và thành thạo trong việc tư duy về các chủ đề học thuật; chủ động và tích cực khi đối diện với các yêu cầu viết trong quá trình học đại học và nghề nghiệp tương lai

8 Ma trận liên kết CĐR

Ký hiệu CĐR của học phần (hoàn thành học phần này, sinh

viên có khả năng

CĐR của chương trình đào tạo Kiến thức

CLO12 Xác định được tầm quan trọng của viết học thuật trong

môi trường đại học

PLO23

CLO2 Phân tích được các khái niệm cơ bản và những đặc

trưng của quá trình viết học thuật; nhận định được các

yêu cầu cần thiết của một văn bản học thuật

PLO2

1 Cần nhấn mạnh đến khả năng tự nghiên cứu/ tự học nhằm hướng đến việc nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học

2 Course Learning Outcomes

3 Programme Learning Outcomes

Trang 9

CLO3 Nhận định được các yêu cầu cần thiết của một văn bản

học thuật

PLO2

CLO4 Đánh giá và lựa chọn được các chủ đề học thuật một

cách chính xác và sâu sắc; lên kế hoạch, triển khai, và

phát triển các ý tưởng thành những yếu tố cụ thể và

hoàn chỉnh của một văn bản học thuật

PLO2

Kỹ năng

CLO5 Áp dụng những kiến thức về viết học thuật trong quá

trình học đại học; có khả năng phân tích và phê phán

các chủ đề học thuật

PLO1 (kỹ năng chuyên môn)

CLO6 Lựa chọn và đánh giá được các yếu tố cần thiết của

một văn bản học thuật;

PLO3 (kỹ năng bổ trợ)

CLO7 Tự thiết kế và soạn thảo một cách sáng tạo các văn

bản học thuật hoàn thiện

PLO6 (kỹ năng bổ trợ)

Thái độ

CLO8 Có thái độ nghiêm túc và cẩn trọng với công việc viết

và các văn bản viết trong môi trường học thuật

PLO4 (Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp)

CLO9 Tự tin và thành thạo trong việc tư duy về các chủ đề

học thuật

PLO5 (Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp) CLO10 Chủ động và tích cực khi đối diện với các yêu cầu viết

trong quá trình học đại học và nghề nghiệp tương lai

PLO7 (Phẩm chất đạo đức xã hội)

9 Kế hoạch và nội dung giảng dạy của học phần

Tuần Nội dung chính Tài liệu chính cần đọc Ghi chú

Tuần 1 Chương 1 Tổng quan về viết

Trang 10

Tuần 8 Chương 5 Cách thức xây

dựng và triển khai luận điểm

Học liệu bắt buộc 1

Tuần 9 Chương 5 Cách thức xây

dựng và triển khai luận điểm

10 Các yêu cầu đối với học phần

Sinh viên cần đọc, nghiên cứu tài liệu bắt buộc, hoàn thành tất cả các bài tập cá nhân

và bài tập nhóm

Trang 11

11 Phương pháp dạy - học4

Tích cực hóa hoạt động của người học, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, hỗ trợ người học rèn luyện các kỹ năng và nâng cao khả năng học tập suốt đời

Tăng cường rèn luyện kỹ năng tự học thông qua khả năng tự nghiên cứu giáo trình và tài liệu tham khảo

Đối với giảng dạy lý thuyết: Giảng viên giải thích các khái niệm, lấy ví dụ và hướng dẫn, nêu vấn đề, trả lời các câu hỏi của sinh viên và tóm tắt bài học Sinh viên cần lắng nghe, ghi chép và được khuyến khích nêu các câu hỏi, giải quyết các câu hỏi

Đối với giờ bài tập: Giảng viên cho bài tập, khích lệ sinh viên giải bài tập, yêu cầu cả lớp đưa ra nhận xét, sửa chữa để có phương án lời giải hoàn chỉnh nhất

Đối với giờ thảo luận: Giảng viên hoặc sinh viên nêu câu hỏi/vấn đề Sinh viên thảo luận hoặc chia nhóm thảo luận Sinh viên trình bày quan điểm cá nhân, hoặc nhóm sinh viên trình bày ý kiến của mình, cả lớp phân tích, góp ý Giảng viên chốt lại các vấn đề Học phần này đặc biệt nhấn mạnh vào việc khơi gợi, khuyến khích và thực hành khả năng

và kỹ năng phản biện các vấn đề học thuật của sinh viên

12 Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần:

+ Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

- Kiểm tra đánh giá thường xuyên để kiểm tra việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên nhằm đánh giá mức độ chuyên cần và quá trình tự học của sinh viên

4 GV sử dụng các hoạt động dạy học/phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm hỗ trợ NH rèn luyện các kỹ năng và nâng cao khả năng học tập suốt đời

Trang 12

+ Kiểm tra-đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ (hình thức đánh giá)

Nhằm đánh giá tổng hợp kiến thức và kĩ năng thu được sau một nửa học kỳ; hình

thức: viết bài luận về một chủ đề học thuật

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ (nêu rõ hình thức thi)

Nhằm đánh giá tổng hợp kiến thức và kĩ năng của sinh viên sau khi hoàn thành học phần; hình thức: thi viết hoặc làm tiểu luận

2 Umberto Eco (Vân Anh dịch), Luận văn, NXB Lao động, Hà Nội, 2010

3 Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà

Nội, 2011

14 Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):

Học phần trang bị cho người học các kỹ năng viết cần thiết trong môi trường đại học, giúp người học hình thành khả năng tư duy và biểu đạt bằng ngôn từ một cách rõ ràng, chuẩn xác, đúng quy cách về các chủ đề học thuật Học phần hướng dẫn người học từng bước cụ thể trong quá trình viết một văn bản học thuật từ khâu phân tích và lựa chọn chủ

đề, lên ý tưởng và lập kế hoạch viết, tạo lập và củng cố luận điểm, cách thức tổ chức toàn bài luận, cho đến việc viết từng đoạn văn và câu văn chuẩn mực, quy cách trích dẫn và tham khảo tài liệu và sau cùng là việc sửa chữa và hoàn thiện văn bản

Trang 13

15 Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1 Tổng quan về viết học thuật

1 Viết học thuật là gì?

2 Viết học thuật và nghiên cứu

3 Tầm quan trọng của kỹ năng viết học thuật

Chương 2 Quá trình viết một văn bản học thuật

1 Giai đoạn chuẩn bị viết

2 Giai đoạn lên kế hoạch viết

3 Giai đoạn viết

4 Giai đoạn sửa chữa và hoàn thiện

Chương 3 Các quy tắc viết học thuật

1 Phong cách viết học thuật

2 Trích dẫn chuẩn mực

3 Danh mục tài liệu tham khảo

4 Tránh các lỗi soạn thảo và đạo văn

Chương 4 Cách thức viết một bài luận

1 Đoạn văn mở đầu

2 Đoạn văn kết thúc

3 Phần nội dung chính

4 Các dạng thức liên kết và chuyển tiếp giữa các đoạn văn

5 Cách thức tổ chức bài luận

Chương 5 Cách thức xây dựng và triển khai luận điểm

1 Thế nào là một luận điểm?

2 Cách tạo lập một luận điểm

3 Cách củng cố một luận điểm

4 Cách tổ chức bài luận xung quanh luận điểm

Chương 6 Cách thức viết một đoạn văn

1 Cấu trúc của một đoạn văn

2 Câu chủ đề của đoạn văn

Trang 14

3 Câu kết luận của đoạn văn

4 Các yêu cầu của một đoạn văn: tính thống nhất, tính cố kết, tính logic, các dẫn chứng

Chương 8 Sửa chữa và hoàn thiện văn bản

1 Các nguyên lý trong việc sửa chữa và hoàn thiện văn bản

2 Chỉnh sửa nội dung và tổ chức văn bản

3 Sửa chữa và hoàn thiện các bản thảo

Chương 9 Thực hành văn bản

1 Đọc và phân tích các văn bản học thuật mẫu mực

2 Đọc, phân tích, sửa chữa các văn bản học thuật có lỗi sai và thiếu sót

3 Thực hành viết các văn bản theo các chủ đề học thuật

Tổng kết học phần

Trang 15

3 Học phần tiên quyết: Không

4 Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5 Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: Phạm Xuân Thạch

Chức danh, học hàm học vị: PGS, TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

Giảng viên 2: Nguyễn Thị Năm Hoàng

Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên, TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

Giảng viên 3: Nguyễn Hương Ngọc

Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên, TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

Giảng viên 4: Trần Thị Thục

Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên, TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

Giảng viên 5: Nguyễn Thuỳ Linh

Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên, TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

Giảng viên 6: Nguyễn Thị Bích

Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên, TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

Giảng viên 7: Lê Thị Tuân

Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên, TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

Trang 16

Giảng viên 8: Trần Thanh Việt

Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên, TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

6 Mục tiêu của học phần:

Học phần cung cấp cho sinh viên những tri thức có tính hệ thống về khái niệm cũng như tầm quan trọng, lợi ích của tư duy sáng tạo (creative thinking) và quy trình Tư duy thiết kế (Design thinking) để sinh viên ứng dụng vào quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và đời sống

Thông qua chuỗi các hoạt động thực hành linh hoạt, học phần rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng quan trọng như: kỹ năng tự đánh giá và đánh thức năng lực của bản thân, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thấu cảm (nghiên cứu thực tiễn, phỏng vấn đối tượng, dấn thân), kỹ năng xác định vấn đề, kỹ năng xây dựng và phát triển ý tưởng, kỹ năng thuyết trình và phản biện

Học phần cũng giúp sinh viên có thái độ trân trọng các giá trị cốt lõi của bản thân và người khác, tôn trọng sự khác biệt và xây dựng cộng đồng học tập vừa đa dạng vừa thống nhất, bên cạnh đó luôn phát huy năng lực, đề xuất ý tưởng nhằm giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo, biến những thách thức thành cơ hội, sử dụng hiệu quả tiềm năng trí tuệ của bản thân trong công việc và cuộc sống, hướng đến tư duy khởi nghiệp, khả năng tự chủ, thích ứng tốt với những yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường lao động

7 Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ)1:

Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

7.1 Chuẩn đầu ra về kiến thức:

- CLO1: Vận dụng Tư duy sáng tạo và Tư duy thiết kế để phát hiện, giải quyết các vấn đề trong ngành học, trong đời sống thông qua các bước: thấu cảm, xác định vấn đề, kiến tạo

ý tưởng, tạo mẫu, kiểm nghiệm thực tiễn, phát triển

- CLO2: Phân tích được những vấn đề trong học tập, nghiên cứu và hoạt động thực tiễn: điều kiện học tập, những khó khăn và thuận lợi trong việc lĩnh hội và áp dụng tri thức

1 Cần nhấn mạnh đến khả năng tự nghiên cứu/ tự học nhằm hướng đến việc nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học

Trang 17

- CLO4: Sáng tạo được những ý tưởng về mô hình sản phẩm giúp giải quyết các vấn đề

về việc làm, đời sống, khoa học, thiết kế được các phương án của bản thân trong 5 năm tiếp theo của đời sống để hình thành được tư duy tích cực, chủ động ứng phó với những yêu cầu của nghề nghiệp và sự thay đổi của đời sống xã hội

7.2 Chuẩn đầu ra về kỹ năng:

- CLO5: Vận dụng được tri thức về tư duy sáng tạo để thực hành sáng tạo trong học tập

- CLO8: Phối hợp, làm việc nhóm để cùng giải quyết các yêu cầu đặt ra trong học tập

7.3 Chuẩn đầu ra về thái độ (phẩm chất đạo đức cá nhân):

- CLO9: Có thái độ học tập tích cực, năng động,

- CLO10: Sẵn sàng bước ra khỏi giới hạn an toàn để khám phá những tiềm năng của bản thân, chấp nhận sự khác biệt và đa dạng của cộng đồng học tập

- CLO11: Trân trọng những giá trị mới, những ý tưởng mới của bản thân và bạn bè trong lớp học, sẵn sàng phản biện, góp ý cũng như hỗ trợ để giúp cho các ý tưởng trở nên khả thi và thành công

8 Ma trận liên kết chuẩn đầu ra

Trang 18

Ký hiệu CĐR của học phần (hoàn thành học phần này, sinh

viên có khả năng):

CĐR của chương trình đào tạo Kiến thức

CLO12 Vận dụng Tư duy sáng tạo và Tư duy thiết kế để phát

hiện, giải quyết các vấn đề trong ngành học, trong đời

sống thông qua các bước: thấu cảm, xác định vấn đề,

kiến tạo ý tưởng, tạo mẫu, kiểm nghiệm thực tiễn, phát

triển

PLO2

CLO2 Phân tích được những vấn đề trong học tập, nghiên

cứu và hoạt động thực tiễn: điều kiện học tập, những

khó khăn và thuận lợi trong việc lĩnh hội và áp dụng

tri thức khoa học, cơ hội và thách thức trong tìm kiếm

việc làm, những vấn đề trong đời sống sinh viên

PLO2

CLO3 Đánh giá tình hình và giải quyết các vấn đề đặt ra

trong học tập, nghiên cứu và hoạt động thực tiễn về

khoa học xã hội

PLO2

CLO4 Sáng tạo được những ý tưởng về mô hình sản phẩm

giúp giải quyết các vấn đề về việc làm, đời sống, khoa

học, thiết kế được các phương án của bản thân trong 5

năm tiếp theo của đời sống để hình thành được tư duy

tích cực, chủ động ứng phó với những yêu cầu của

nghề nghiệp và sự thay đổi của đời sống xã hội

PLO2

Kỹ năng

CLO5 Vận dụng được tri thức về tư duy sáng tạo để thực

hành sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống

PLO1 (kỹ năng chuyên môn) CLO6 Có thể phân tích và đánh giá vấn đề thông qua nghiên

cứu tư liệu, phỏng vấn, trải nghiệm

PLO4, PLO6, PLO7 (kỹ năng

2 Course Learning Outcomes

Trang 19

chuyên môn), PLO

3 (kỹ năng bổ trợ) CLO7 Có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phản biện và đóng

góp ý kiến, đặc biệt là kỹ năng đề xuất, bảo vệ và phát

triển ý tưởng

PLO3, PL4 (kỹ năng chuyên môn), PLO 1, PLO2 (kỹ năng bổ trợ)

CLO8 Phối hợp, làm việc nhóm để cùng giải quyết các yêu

cầu đặt ra trong học tập

PLO3, PL4 (kỹ năng chuyên môn), PLO 1, PLO2 (kỹ năng bổ trợ)

Thái độ

CLO9 Có thái độ học tập tích cực, năng động PLO1, PLO3

(phẩm chất đạo đức)

CLO10 Sẵn sàng bước ra khỏi giới hạn an toàn để khám phá

những tiềm năng của bản thân, chấp nhận sự khác biệt

và đa dạng của cộng đồng học tập

PLO4, PLO5 (phẩm chất đạo đức)

CLO11 Trân trọng những giá trị mới, những ý tưởng mới của

bản thân và bạn bè trong lớp học, sẵn sàng phản biện,

góp ý cũng như hỗ trợ để giúp cho các ý tưởng trở nên

khả thi và thành công

PLO7 (phẩm chất đạo đức)

9 Kế hoạch và nội dung giảng dạy của học phần

Tuần 1 - Giới thiệu học phần

Chương 1 Thế giới quan và

Trang 20

Tuần 3 Chương 2.Phát triển năng lực

tư duy sáng tạo

Tuần 13 Chương 5 Thiết kế tương lai - Học liệu bắt buộc 2

- Học liệu tham khảo 2 Tuần 14 Chương 5 Thiết kế tương lai

- Học liệu tham khảo 2

10 Các yêu cầu đối với học phần

Sinh viên cần đọc, nghiên cứu tài liệu bắt buộc, hoàn thành tất cả các bài tập cá nhân

và bài tập nhóm

Trang 21

+ Sinh viên tự đọc tài liệu

+ Sinh viên tham gia nghe giảng, tham gia các hoạt động trên lớp theo sự tổ chức và hướng dẫn của giảng viên

+ Sinh viên xem các video bài giảng trên website học phần (đối với những lớp có sử dụng website học phần)

+ Sinh viên thực hiện các hoạt động thực hành

+ Tham gia các hoạt động nhóm/ cá nhân

+ Tìm kiếm và tự nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung môn học

Các phương pháp giảng dạy và học tập nhằm hỗ trợ người học rèn luyện các kỹ năng

và nâng cao khả năng học tập suốt đời

12 Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần:

+ Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

Trang 22

- Học liệu tham khảo:

1 Shozo Hibino, Gerald Nadler, Tư duy đột phá, Vương Long, Phương Trà dịch, Phạm

Xuân Mai hiệu đính, NXB Trẻ, Hà Nội, 2013

2 Những bài viết được giảng viên cập nhật theo từng năm học

14 Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần giúp người học phát triển tư duy sáng tạo, đồng thời hiểu và ứng dụng quy trình Tư duy thiết (Design thinking) vào thực tiễn Qua đó, người học phát huy được trí tuệ, tính năng động để đưa ra được những ý tưởng, mô hình giải pháp hoặc sản phẩm phù hợp để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, có sự chuẩn bị năng động nhất cho tương lai cuộc đời mình, có khả năng tự chủ, thích ứng tốt với những yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường lao động

15 Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1 Thế giới quan và sự tương tác

1 Hiểu bản thân và đối tác

2 Sự đa dạng của thế giới quan

3 Bước qua những ranh giới

4 Tương tác và xây dựng cộng đồng

Trang 23

Chương 2.Phát triển năng lực tư duy sáng tạo

1 Tổng quan về tư duy sáng tạo

2 Kết hợp và tái tạo

3 Làm mới những khái niệm cũ

4 Kiến giải sáng tạo về tình huống

5 Xây dựng đội nhóm sáng tạo

Chương3 Quy trình Tư duy thiết kế

1 Thiết kế sản phẩm và dịch vụ để giải quyết vấn đề trong đời sống sinh viên

2 Thiết kế sản phẩm và dịch vụ để giải quyết vấn đề của ngành học

Chương 5 Thiết kế tương lai

1 Thiết kế ngôi sao giá trị

2 Cân bằng cuộc sống

3 Xác lập quan điểm sống, quan điểm làm việc

4 Thiết kế các kế hoạch Odyssey

5 Những bước chuẩn bị cho tương lai, nghề nghiệp

Tổng kết học phần

Trang 24

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN NGUYÊN LÍ LÍ LUẬN VĂN HỌC

1 Mã học phần: LIT1102

2 Số tín chỉ: 03

3 Học phần tiên quyết: Không

4 Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5 Giảng viên:

Giảng viên 1: Trần Khánh Thành

Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên cao cấp, PGS, TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

Giảng viên 2: Diêu Thị Lan Phương

Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên chính, TS

Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên KHXH&NV

6 Mục tiêu của học phần: Trang bị cho sinh viên những tri thức chung về bản chất, chức

năng, giá trị và quá trình sáng tạo, tiếp nhận văn học, làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu, phê bình văn học

7 Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ)1:

Sau khi học xong học phần, người học có thể

CLO 1, 2, 3: Nhận biết các khái niệm cơ bản như văn chương, văn học, nghệ thuật, chủ

thể sáng tạo, chủ thể tiếp nhận; Khái quát hoá nguyên lí chung của văn học như bản chất, chức năng, giá trị, quá trình sáng tạo và tiếp nhận văn học; Vận dụng được một số tri thức

cơ bản về phương pháp luận nghiên cứu, phê bình văn học

CLO 4, 5, 6: Vận dụng sáng tạo và có hiệu quả kiến thức và phương pháp đọc hiểu văn

bản, viết được các tiểu luận phê bình về tác giả và tác phẩm văn học

CLO 7, 8: Có thái độ khách quan và khoa học khi đánh giá các hiện tượng văn học, có

tình yêu với nền văn học dân tộc và biết trân trọng tinh hoa văn hóa nhân loại

1 Cần nhấn mạnh đến khả năng tự nghiên cứu/ tự học nhằm hướng đến việc nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học

Trang 25

CLO12 Nhận biết các khái niệm cơ bản như văn chương, văn

học, nghệ thuật, chủ thể sáng tạo, chủ thể tiếp nhận

PLO33

CLO2 Khái quát hoá nguyên lí chung của văn học như bản

chất, chức năng, giá trị, quá trình sáng tạo và tiếp nhận

văn học

PLO3

CLO3 Vận dụng được một số tri thức cơ bản về phương pháp

luận nghiên cứu, phê bình văn học

PLO3

Kỹ năng

CLO4 Vận dụng tốt kỹ năng đọc hiểu văn bản tốt, phân tích

được ý đồ nghệ thuật của nhà văn và thông điệp nhân

sinh của tác phẩm

PLO3 (Kỹ năng chuyên môn)

CLO5 Sử dụng tốt các kỹ năng tạo lập văn bản chính luận, cụ

thể là viết được tiểu luận văn học về tác giả và tác

phẩm

PLO3 (Kỹ năng chuyên môn)

CL06 Đề xuất vấn đề nghiên cứu và có thể viết được niên

luận trong giới hạn một vấn đề văn học

PLO4 (Kỹ năng chuyên môn) Thái độ

CLO7 Có thái độ khách quan, tôn trọng quy luật của văn học PLO4 (Phẩm chất

đạo đức nghề nghiệp)

CLO8 Có tình yêu văn chương, nghệ thuật, có niềm đam mê

nghiên cứu văn học

PLO3 (Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp)

2Course Learning Outcomes

3 Programme Learning Outcomes

Trang 26

9 Kế hoạch và nội dung giảng dạy của học phần

đọc

Ghi chú

Tuần 1 Khoa nghiên cứu văn học và các bộ phận

chính của nó

Học liệu bắt buộc 1

Tuần 2 Bản chất xã hội của văn học Học liệu bắt buộc 1

Tuần 3 Bản chất xã hội của văn học (tiếp theo) Học liệu bắt buộc 1

Tuần 4 Bản chất văn hóa của văn học Học liệu tham khảo 6

Tuần 5 Bản chất văn hóa của văn học

(tiếp theo)

Học liệu tham khảo 6

Tuần 6 Bản chất thẩm mĩ của văn học Học liệu bắt buộc 1

Tuần 7 Bản chất thẩm mĩ của văn học

(tiếp theo)

Học liệu bắt buộc 1

Tuần 8 Thảo luận về bản chất của văn học Học liệu bắt buộc 1

Tuần 9 Kiểm tra giữa kì Học liệu bắt buộc 1

Tuần 10 Bản chất kí hiệu của văn học Học liệu tham khảo 5

Tuần 11 Giá trị và chức năng của văn học Học liệu bắt buộc 2

Tuần 12 Nhà văn và quá trình sáng tạo văn học Học liệu bắt buộc 2

Tuần 13 Bạn đọc và quá trình tiếp nhận Học liệu tham khảo 4

Tuần 14 Các lí thuyết phê bình Học liệu tham khảo 1

Tuần 15 Ôn tập và giải đáp thắc mắc, công bố

điểm thành phần

10 Các yêu cầu đối với học phần

- Sinh viên cần đọc, nghiên cứu tài liệu bắt buộc, hoàn thành tất cả các bài tập cá nhân và bài tập nhóm

- Sinh viên tham gia tối thiểu 80% số giờ học trên lớp dưới sự hướng dẫn của giảng viên Các yêu cầu về tự học: Đọc giáo trình và các sách tham khảo theo quy định của học phần

Trang 27

+ Sinh viên tự đọc tài liệu

+ Sinh viên tham gia nghe giảng, tham gia các hoạt động trên lớp theo sự tổ chức và hướng dẫn của giảng viên

+ Tham gia các hoạt động nhóm/ cá nhân

+ Tìm kiếm và tự nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung môn học

Các phương pháp giảng dạy và học tập nhằm hỗ trợ người học rèn luyện các kỹ năng và nâng cao khả năng học tập suốt đời

12 Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần:

+ Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

- Chuyên cần: điểm danh và tinh thần xây dựng bài

- Các bài tập nhóm: Chuẩn bị bài luận trong buổi thảo luận

- Trọng số điểm thường xuyên: 10%

+Kiểm tra-đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: viết bài thi trên lớp/tiểu luận viết ở nhà

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Viết bài thi trên lớp/tiểu luận viết ở nhà

- Trọng số điểm thành phần:

Điểm kiểm tra giữa kì 30%

Điểm kiểm tra cuối kì 60%

Trang 28

1 Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2012 (tái bản lần

thứ 12)

2 Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008

13.2 Học liệu tham khảo

1 Lã Nguyên, Số phận lịch sử của các lí thuyết văn học, Nxb phụ nữ, HN, 2018

2 Lê Ngọc Trà, Lý luận và văn học, NXB Trẻ, 2005 (Tái bản lần thứ nhất)

3 Trần Đình Sử, Lí luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục Việt Nam, 2001

4 Trần Đình Sử, Trên đường biên của lí luận văn học, NXB Văn học, 2014

5 Lã Nguyên (tuyển dịch), Lí luận văn học những vấn đề hiện đại, NXB Đại học Sư

Phạm, HN, 2017

6 M Lotman, Kí hiệu học văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia, HN, 2015

14 Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ): Môn Lý luận văn

học vừa là môn cơ sở vừa là môn chuyên ngành trong tất cả các khoa Văn học ở trường Đại học Trong đó phần Nguyên lý lý luận văn học sẽ cung cấp những kiến thức chung

nhất, cơ bản nhất để sinh viên có được công cụ tìm hiểu tất cả những vấn đề thuộc về nghiên cứu văn học nghệ thuật, về bản chất, chức năng, giá trị của văn học cũng như quá trình sáng tạo và tiếp nhận văn học Xét về phương diện cấu trúc, bản thân Văn học không tồn tại cô lập mà là một yếu tố hữu cơ trong cấu trúc chung của toàn bộ đời sống xã hội

Nguyên lý văn học trước hết tìm hiểu mối quan hệ và sự ảnh hưởng giữa các thành tố như: Cuộc sống – Nhà văn – Tác phẩm - Độc giả Thứ đến, nó tìm hiểu mối quan hệ giữa văn

học và chính trị, văn hóa, mối quan hệ với các loại hình nghệ thuật, từ đó có thể định vị được chính xác Văn học trong các hệ thống, trong các mối quan hệ như thế nào Theo logic đó, chúng tôi sẽ cố gắng lí giải rõ các thành tố làm nên văn học và mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố đó với văn học

15 Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1: Văn học và nghiên cứu văn học

1.1 Khái niệm văn học, văn chương và văn nghệ

1.2 Văn học là đối tượng của khoa nghiên cứu văn học

1.3 Mục đích, nhiệm vụ của nghiên cứu văn học

Trang 29

1.4.4 Phương pháp luận nghiên cứu văn học

Chương 2: Bản chất xã hội của văn học

2.1 Văn học là một hoạt động nhận thức

2.2 Văn học là một hoạt động biểu hiện

2.3 Văn học là một loại hình diễn ngôn

2.4 Văn học và các hình thái ý thức xã hội

Chương 3: Bản chất văn hóa của văn học

3.1 Văn học – một bộ phận hợp thành của văn hóa

3.2 Văn học và các bộ phận khác của văn hóa

3.3 Mã văn hóa trong văn học

3.4 Tính dân tộc và tính nhân loại trong tác phẩm văn học

Chương 4: Bản chất thẩm mĩ của văn học

4.2.1 Khám phá và biểu hiện cái đẹp

4.2.2 Khám phá và khẳng định cái cao cả

4.2.3 Khám phá và biểu hiện cái bi

4.2.4 Khám phá và đả phá cái hài

Chương 5: Bản chất kí hiệu của văn học

5.1 Kí hiệu là phương tiện nhận thức và giao tiếp

5.2 Ngôn ngữ và lời nói, lời nói và giao tiếp văn học

Trang 30

5.2 Cái biểu đạt và cái được biểu đạt, nghĩa của ngôn từ

5.3 Văn bản văn học là một hệ thống kí hiệu

5.4 Hình ảnh, cổ mẫu, biểu tượng và kí hiệu

5.5 Tính kí hiệu của hình tượng nghệ thuật

5.6 Liên văn bản trong văn bản văn chương

Chương 6: Giá trị và chức năng của văn học

6.1 Quan niệm và giá trị và chức năng của văn học

6.2 Các giá trị và chức năng cơ bản của văn học

6.2.1 Giá trị nhận thức và chức năng khám phá con người và đời sống xã hội 6.2.2 Giá trị văn hóa và việc phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc

6.2.3 Giá trị thẩm mĩ và chức năng thẩm mĩ

Chương 7: Nhà văn và quá trình sáng tạo văn học

7.1 Phẩm chất và năng lực của nhà văn

7.1.1 Bản chất nghệ sĩ của nhà văn

7.1.2 Tư duy nghệ thuật của nhà văn

7.1.3 Năng lực sáng tạo của nhà văn

7.2 Quá trình sáng tạo

7.2.1 Hình thành ý đồ sáng tạo

7.2.2 Giai đoạn chuẩn bị

7.2.4 Giai đoạn viết

7.2.5 Giai đoạn sửa chữa

Chương 8: Độc giả và quá trình tiếp nhận

8.1 Khái lược về mĩ học tiếp nhận

8.2 Khái niệm độc giả và cái chết của tác giả

8.3 Năng lực của độc giả

8.3.1 Năng lực thẩm mỹ

8.1.2 Năng lực thể nghiệm

8.1.3 Năng lực tiếp nhận thông tin

8.1.4 “Bể nghĩa” của mỗi độc giả

Trang 31

8.2 Quá trình tiếp nhận

8.2.1 Tiếp nhận là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác

8.2.2 Lịch sử vấn đề tiếp nhận (tri âm, kí thác, đối thoại, phản biện) 8.2.3 Các giai đoạn của quá trình tiếp nhận

8.2.4 Vai trò sáng tạo của độc giả trong quá trình tiếp nhận

Chương 9 Các lý thuyết phê bình văn học

9.1 Phê bình một phương thức đọc hiểu mang tính chuyên nghiệp 9.2 Phê bình Marxist truyền thống và phê bình Marxist phương Tây 9.3 Phê bình mới ở Pháp và phương Tây

9.4 Phê bình xã hội học

9.5 Phê bình kí hiệu học

9.6 Phê bình phân tâm học

9.7 Phê bình hậu hiện đại

9.8 Phê bình nữ quyền luận

9.9 Phê bình sinh thái

Trang 32

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN NGHỆ THUẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG

1 Mã học phần: LIT 1100

2 Số tín chỉ: 03

3 Học phần tiên quyết (nếu có): Không

4 Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5 Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: Hoàng Cẩm Giang

Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên, TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

Giảng viên 2: Lê Thị Tuân

Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên, TS

Đơn vị công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

Giảng viên 3: Nguyễn Thị Bích

Chức danh, học hàm học vị: Giảng viên, Th.S

Đơn vị công tác: Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH&NV

6 Mục tiêu của học phần:

Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để nắm được nguồn gốc và đặc trưng của nghệ thuật, nhận biết được các giai đoạn trong lịch sử nghệ thuật phương Tây và phương Đông Đồng thời, học phần giúp sinh viên nắm được đặc trưng của các loại hình nghệ thuật cụ thể và sự tương tác giữa chúng, từ đó có khả năng phân tích, thưởng thức và phê bình một tác phẩm nghệ thuật

7 Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ)

Sau khi học xong học phần, người học có thể:

- CLO 1,2,3: Vận dụng được những kiến thức lý luận về đặc trưng và bản chất của nghệ

thuật, lý thuyết về nguồn gốc và quá trình phát triển nghệ thuật để nghiên cứu các giai đoạn, các trường phái, trào lưu, phong cách nghệ thuật cụ thể (ở cả phương Tây và phương Đông) cũng như đánh giá được xu hướng phát triển của nghệ thuật đương đại;

Trang 33

Vận dụng được những kiến thức lý luận về loại hình nghệ thuật (như như nghệ thuật ngôn

từ, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật điện ảnh) để nghiên cứu các thể loại, các hiện tượng nghệ thuật cụ thể; Phân tích được các đặc trưng quan trọng nhất của quá trình sáng tác, thưởng thức và phê bình tác phẩm nghệ thuật; từ đó đánh giá, tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản tác phẩm, các tác giả trên các phương diện cụ thể: nội dung, hình thức, phong cách thẩm mỹ

- CLO 4,5,6,7: Có kỹ năng nghiên cứu độc lập về một tác phẩm, tác giả, vấn đề, hiện

tượng, loại hình, giai đoạn… nghệ thuật thế giới; Có kỹ năng viết kịch bản sân khấu, điện ảnh dựa trên những hiểu biết lý luận về thể loại và năng lực, sở trường của cá nhân; Có kỹ năng viết và thuyết trình để trình bày quan điểm khoa học của bản thân về một vấn đề, hiện tượng của loại hình nghệ thuật hoặc giai đoạn nghệ thuật; Có khả năng tương tác, kết nối, phối hợp với đối tác thông qua các hoạt động nhóm

- CLO 8,9: Có thái độ học tập tích cực, năng động; tự bồi dưỡng cho bản thân năng lực

thẩm mỹ để tiếp nhận, thưởng thức, đánh giá các hiện tượng nghệ thuật để từ đó có khả năng tạo lập được cái đẹp trong cuộc sống; Có thái độ khách quan, khoa học khi vận dụng các tri thức lý luận để tìm hiểu, nghiên cứu khi xem xét giá trị một hiện tượng nghệ thuật

cụ thể (tác phẩm/tác giả/khuynh hướng/trào lưu) thuộc về một nền nghệ thuật dân tộc; tránh sự chủ quan, suy diễn một cách cảm tính trong cảm nhận các tác giả, tác phẩm, giai đoạn và loại hình nghệ thuật

8 Ma trận liên kết chuẩn đầu ra

Ký hiệu CĐR của học phần (hoàn thành học phần này, sinh viên có

khả năng)

CĐR của chương trình đào tạo Kiến thức

CLO11 Vận dụng được những kiến thức lý luận về đặc trưng và bản

chất của nghệ thuật, lý thuyết về nguồn gốc và quá trình

phát triển nghệ thuật để nghiên cứu các giai đoạn, các

PLO3

1 Course Learning Outcomes

Trang 34

trường phái, trào lưu, phong cách nghệ thuật cụ thể (ở cả

phương Tây và phương Đông) cũng như đánh giá được xu

hướng phát triển của nghệ thuật đương đại

CLO2 Vận dụng được những kiến thức lý luận về loại hình nghệ

thuật (như như nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật tạo hình,

nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật điện ảnh) để nghiên cứu các

thể loại, các hiện tượng nghệ thuật cụ thể

PLO3

CLO3 Phân tích được các đặc trưng quan trọng nhất của quá trình

sáng tác, thưởng thức và phê bình tác phẩm nghệ thuật; từ

đó đánh giá, tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản tác phẩm, các

tác giả trên các phương diện cụ thể: nội dung, hình thức,

phong cách thẩm mỹ

PLO3

Kỹ năng

CLO4 Có kỹ năng nghiên cứu độc lập về một tác phẩm, tác giả,

vấn đề, hiện tượng, loại hình, giai đoạn… nghệ thuật thế

giới

PLO2, PLO3 (kỹ năng chuyên môn) CLO5 Có kỹ năng viết kịch bản sân khấu, điện ảnh dựa trên những

hiểu biết lý luận về thể loại và năng lực, sở trường của cá

nhân

PLO3, PLO6, PLO7 (kỹ năng chuyên môn)

CLO6 Có kỹ năng viết và thuyết trình để trình bày quan điểm khoa

học của bản thân về một vấn đề, hiện tượng của loại hình

nghệ thuật hoặc giai đoạn nghệ thuật

PLO6, PLO7 (kỹ năng chuyên môn), PLO3 (kỹ năng bổ trợ) CLO7 Có khả năng tương tác, kết nối, phối hợp với đối tác thông

qua các hoạt động nhóm

PLO3, PLO4 (kỹ năng chuyên môn), PLO1, PLO2 (kỹ năng bổ trợ)

Thái độ

CLO8 Có thái độ học tập tích cực, năng động; tự bồi dưỡng cho

bản thân năng lực thẩm mỹ để tiếp nhận, thưởng thức, đánh

PLO3 (phẩm

Trang 35

giá các hiện tượng nghệ thuật để từ đó có khả năng tạo lập

được cái đẹp trong cuộc sống

chất đạo đức)

CLO9 Có thái độ khách quan, khoa học khi vận dụng các tri thức

lý luận để tìm hiểu, nghiên cứu khi xem xét giá trị một hiện

tượng nghệ thuật cụ thể (tác phẩm/tác giả/khuynh

hướng/trào lưu) thuộc về một nền nghệ thuật dân tộc; tránh

sự chủ quan, suy diễn một cách cảm tính trong cảm nhận

các tác giả, tác phẩm, giai đoạn và loại hình nghệ thuật

PLO4, PLO5 (phẩm chất đạo đức)

9 Kế hoạch và nội dung giảng dạy của học phần

- Học liệu tham khảo 1,3

Tuần 3 Nội dung 2:Nguồn gốc và lịch sử phát

triển nghệ thuật

(Phần 2 – Lịch sử nghệ thuật)

- Học liệu bắt buộc 1,2

- Học liệu tham khảo 1,3

Tuần 4 Nội dung 2:Nguồn gốc và lịch sử phát

triển nghệ thuật

(Phần 3 - Lịch sử nghệ thuật, tiếp)

- Học liệu bắt buộc 1,2

- Học liệu tham khảo 1

Tuần 5 Nội dung 2:Nguồn gốc và lịch sử phát

triển nghệ thuật

(Phần 4 - Lịch sử nghệ thuật, tiếp)

- Học liệu bắt buộc 1,2

- Học liệu tham khảo 1

Tuần 6 Nội dung 2:Nguồn gốc và lịch sử phát

triển nghệ thuật

(Phần 5 - Lịch sử nghệ thuật, tiếp)

- Học liệu bắt buộc 1,2

- Học liệu tham khảo 1

Tuần 7 Nội dung 2:Nguồn gốc và lịch sử phát - Học liệu bắt buộc 1,2

Trang 36

triển nghệ thuật

(Phần 6 - Lịch sử nghệ thuật, tiếp)

- Học liệu tham khảo 1

Tuần 8 Nội dung 2:Nguồn gốc và lịch sử phát

triển nghệ thuật

(Phần 7 - Lịch sử nghệ thuật, tiếp)

- Học liệu bắt buộc 1,2

- Học liệu tham khảo 1

Tuần 9 Nội dung 3: Sáng tác, thưởng thức và

phê bình tác phẩm nghệ thuật

(Phần 1 – Sáng tác nghệ thuật)

- Học liệu bắt buộc 1

- Học liệu tham khảo 5

Tuần 10 Nội dung 3: Sáng tác, thưởng thức và

phê bình tác phẩm nghệ thuật

(Phần 2 – Thưởng thức và phê bình tác

phẩm nghệ thuật)

- Học liệu bắt buộc 1

- Học liệu tham khảo 5

Tuần 11 Nội dung 4: Loại hình tác phẩm nghệ

thuật

(Phần 1 - Nghệ thuật ngôn từ và Nghệ

thuật sân khấu)

- Học liệu bắt buộc 1

- Học liệu tham khảo 4,7

Tuần 12 Nội dung 4: Loại hình tác phẩm nghệ

thuật

(Phần 2 – Nghệ thuật tạo hình)

- Học liệu bắt buộc 1

- Học liệu tham khảo 4,8

Tuần 13 Nội dung 4: Loại hình tác phẩm nghệ

thuật

(Phần 3 – Nghệ thuật điện ảnh)

- Học liệu bắt buộc 1

- Học liệu tham khảo 4,6

Tuần 14 Nội dung 4: Loại hình tác phẩm nghệ

thuật

(Phần 4 – Nghệ thuật điện ảnh, tiếp)

- Học liệu bắt buộc 1

- Học liệu tham khảo 4,6

Tuần 15 Nội dung 4: Loại hình tác phẩm nghệ

thuật

(Phần 5 – Nghệ thuật đương đại và các

loại hình nghệ thuật phi truyền thống)

Tổng ôn

- Học liệu bắt buộc 2

- Học liệu tham khảo 2

Trang 37

10 Các yêu cầu đối với học phần

Sinh viên cần đọc, nghiên cứu tài liệu bắt buộc, hoàn thành tất cả các bài tập cá nhân

+ Sinh viên tự đọc tài liệu

+ Sinh viên tham gia nghe giảng, tham gia các hoạt động trên lớp theo sự tổ chức và hướng dẫn của giảng viên

+ Sinh viên xem các video bài giảng trên website của khoá học

+ Tham gia các hoạt động nhóm/ cá nhân

+ Tìm kiếm và tự nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung môn học

Các phương pháp giảng dạy và học tập nhằm hỗ trợ người học rèn luyện các kỹ năng

và nâng cao khả năng học tập suốt đời

12 Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần:

+ Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: hình thức đánh giá là chấm điểm các bài tập nhỏ từ

tuần 2 đến tuần 14 mà sinh viên/nhóm sinh viên thực hiện để chuẩn bị cho các nội dung bài học của tuần kế tiếp, bài tập bao gồm đọc/xem tác phẩm và phát biểu ý kiến về một vấn đề liên quan đến tác phẩm, tác giả, giai đoạn hay hiện tượng nghệ thuật

Trang 38

- Trọng số điểm thường xuyên: 10%

+Kiểm tra-đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ (hình thức đánh giá):

Hình thức đánh giá giữa kỳ có thể là bài kiểm tra cá nhân/tiểu luận cá nhân hoặc bài thu hoạch nhóm Nếu là bài kiểm tra cá nhân, sinh viên thực hiện tại lớp; nếu là bài tiểu luận, sinh viên tự tổng kết từ những buổi thảo luận trên lớp, thể hiện và trình bày như một báo cáo khoa học với dung lượng khoảng 2000 từ (tối đa 5 trang A4, font Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, dãn dòng 1,5 Lines) Nếu là bài thu hoạch nhóm, nhóm sinh viên tự chọn đề tài từ những kiến thức đã học, trình bày thành bài viết (để nộp) kèm thuyết trình trước lớp

Trọng số điểm giữa kỳ: 30%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ:

Hình thức đánh giá cuối kỳ là bài tiểu luận, vấn đáp hoặc thi viết

- Trọng số điểm cuối kỳ: 60%

13 Học liệu:

- Học liệu bắt buộc:

1 Trần Hinh & Hoàng Cẩm Giang, Giáo trình Nghệ thuật học đại cương, Tài liệu lưu

hành nội bộ, Trường ĐHKHXH & NV, 2022, Thư viện Bộ môn Nghệ thuật học – Khoa Văn học (phòng 403 nhà I)

2 Ernst Gombrich, Câu chuyện nghệ thuật (The Story of Art, 1950, Phaidon), Lưu Bích

Ngọc dịch, Công ty sách Omega Plus và Nhà xuất bản Dân Trí ấn hành, Hà Nội, 2021, Thư viện Bộ môn Nghệ thuật học – Khoa Văn học (phòng 403 nhà I)

- Học liệu tham khảo:

1 Michel Théron, Nhập môn nghệ thuật, Lê Hồng Sâm và Đặng Anh Đào dịch, 2013, Tài

liệu lưu hành nội bộ, Trường ĐHKHXH & NV, Thư viện Bộ môn Nghệ thuật học – Khoa Văn học (phòng 403 nhà I)

2 Cinthia Freeland, Thế mà là nghệ thuật ư?, NXB Tri Thức, 2009, Thư viện Bộ môn

Nghệ thuật học – Khoa Văn học (phòng 403 nhà I)

Trang 39

3 Nguyễn Quân, Ghi chú về nghệ thuật, NXB Trẻ, 2008, Thư viện Bộ môn Nghệ thuật

học – Khoa Văn học (phòng 403 nhà I)

4 M.Cagan, Hình thái học nghệ thuật, NXB Hội Nhà Văn, 2004, Trung tâm Thông tin

Thư viện ĐHQGHN, Thư viện Bộ môn Nghệ thuật học – Khoa Văn học (phòng 403 nhà I)

5 Vưgôxki, Tâm lý học nghệ thuật, NXB KHXH, 1995, Trung tâm Thông tin Thư viện

ĐHQGHN

6 Davide Bordwell & Kristin Thompson, Nghệ thuật điện ảnh, NXB GD, 2008, Thư viện

Bộ môn Nghệ thuật học – Khoa Văn học (phòng 403 nhà I)

7 Nhiều tác giả, Lịch sử sân khấu thế giới, 3 tập, NXB Văn hóa, Trung tâm Thông tin

15 Nội dung chi tiết học phần

Bài 1: Bản chất và đặc trưng của nghệ thuật

1.1 Nghệ thuật là gì?

1.1.1 Một số quan niệm khác nhau về cách xác định các nhóm ngành nghệ thuật

1.1.2 Phạm vi của nghệ thuật

Trang 40

1.1.3 Bản chất của nghệ thuật

1.1.4 Tính năng động chủ quan trong phản ánh đời sống của nghệ thuật

1.2 Đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật

1.2.1 Đối tượng phản ánh của nghệ thuật

1.2.2 Phương thức phản ánh của nghệ thuật

1.2.3 Đặc điểm của hình tượng nghệ thuật

1.2.4 Cấu trúc tác phẩm nghệ thuật

1.2.4.1 Nội dung của tác phẩm nghệ thuật

1.2.4.2 Hình thức của tác phẩm nghệ thuật

1.3 Tác dụng xã hội của nghệ thuật

1.3.1 Tác dụng thanh lọc của nghệ thuật

1.3.2 Tác dụng thẩm mỹ của nghệ thuật

1.3.3 Tác dụng nhận thức của nghệ thuật

1.3.4 Tác dụng giáo dục của nghệ thuật

1.3.5 Tác dụng giải trí của nghệ thuật

Bài 2: Nguồn gốc và lịch sử phát triển nghệ thuật

2.1 Các học thuyết về nguồn gốc nghệ thuật

2.1.1 Aristốt và thuyết bắt chước

2.1.2 Kant và thuyết "du hí"

2.1.3 Thuyết “ma thuật” duy tâm về nguồn gốc nghệ thuật

2.1.4 Thuyết “ý niệm tuyệt đối” của Hégels

2.1.5 Phân tâm học Freud và nguồn gốc nghệ thuật

2.1.6 Thuyết biểu hiện về nguồn gốc nghệ thuật

2.1.7 Học thuyết Marx – Lénin về nguồn gốc nghệ thuật

2.2 Lịch sử các nền nghệ thuật

2.2.1 Các vấn đề về lịch sử nghệ thuật

2.2.1.1 Sự phát triển của nghệ thuật và sự phát triển của đời sống xã hội

2.2.1.2 Sự phát triển của nghệ thuật và sự phát triển của quan niệm thẩm mĩ của con người

Ngày đăng: 05/10/2024, 10:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN