1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN: BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU NGHI HƯƠNG

107 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tác động môi trường của dự án: Bổ sung sức chứa kho xăng dầu Nghi Hương (Nâng công suất thêm 5.000 m3)
Thể loại Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Năm xuất bản 2024
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 3,7 MB

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và lập báo cáo ĐTM, Báo cáo đã sử dụng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: Bảng 1: Danh mục các phươ

Trang 1

CÔNG TY XĂNG DẦU NGHỆ AN

-o0o -BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Trang 2

CÔNG TY XĂNG DẦU NGHỆ AN

-o0o -

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

NGHỆ AN, THÁNG 01 NĂM 2024

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 8

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 8

1.1 Thông tin chung về dự án 8

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 9

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 9

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 10

2.1 Văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường 10

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án 14

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 14

3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 15

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 18

1.1.Thông tin về Dự án 18

1.1.1 Tên Dự án: 18

1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án 18

1.1.3 Vị trí địa lý của Dự án 18

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 20

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 20

1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 20

1.2.Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 21

1.2.1 Các hạng mục công trình chính của dự án 21

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 23

1.2.3 Các hoạt động của dự án 24

1.2.4 Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu, bảo tồn đa dạng sinh học; công trình giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn (nếu có)

24

1.2.5 Các hạng mục công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường 24

1.2.6 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường 26

Trang 4

1.3.Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 26

1.3.1 Tiến độ dự án 26

1.3.2 Vốn đầu tư 26

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 27

2.1.Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 27

2.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 27

2.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 56

2.2.Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 76

2.2.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 76

2.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 81

2.3.Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 86

2.3.1 Danh mục và dự toán kinh phí cho các công trình, biện pháp BVMT 86

2.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục 88

2.3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 88

2.4.Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 90

2.4.1 Nguồn dữ liệu để làm cơ sở cho đánh giá tác động môi trường 90

2.4.2 Nhận xét mức độ chi tiết và độ tin cậy của các phương pháp 90

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 93

CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 94

4.1.Chương trình quản lý môi trường của Chủ dự án 94

4.1.1 Tổ chức quản lý môi trường 94

4.1.2 Nâng cao năng lực quản lý môi trường 94

4.1.3 Tổ chức và nhân sự quản lý môi trường 94

4.1.4 Chương trình quản lý môi trường 94

4.2.Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án 100

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 101

1 KẾT LUẬN 101 2 KIẾN NGHỊ 101

3 CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

QĐ-BTNMT : Quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường

QĐ-BYT : Quyết định của Bộ Y tế

QĐ-TTg : Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ

QĐ-BNN&PTNT : Quyết định của bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

DDT : Dichloro Diphenyl Trichlorothane

ĐTM; EIA : Đánh giá tác động môi trường

HIV : Vi rút suy giảm miễn dịch ở người

KHQLMT; EMP : Kế hoạch quản lý môi trường

QCXDVN : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

Trang 6

TN&MT : Tài nguyên và Môi trường

TVGSTC : Tư vấn giám sát thi công

UXO : Vật liệu nổ còn sót lại

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Danh mục các phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 15

Bảng 2: Toạ độ các điểm góc ranh giới mặt bằng Dự án 18

Bảng 3: Kích thước hình học bể 21

Bảng 4: Tóm lược các tác động trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng 28

Bảng 5: Sinh khối của 1ha loại thảm thực vật 29

Bảng 6: Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải giai đoạn thi công 32

Bảng 7: Ước tính tổng tải lượng bụi phát sinh các hạng mục chính của Dự án 33

Bảng 8: Nồng độ bụi phát sinh do hoạt động đào đắp các hạng mục chính của Dự án 34

Bảng 9: Hệ số phát thải các khí thải 34

Bảng 10: Lượng dầu sử dụng và tải lượng các loại khí thải trong quá trình đào đắp 35

Bảng 11: Tải lượng khí thải trong quá trình đào đắp tính theo giờ 35

Bảng 12: Mô hình phát tán không khí nguồn mặt 35

Bảng 13: Hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường 37

Bảng 14: Thành phần bụi khói của một số loại que hàn 39

Bảng 15: Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn kim loại 39

Bảng 16: Nồng độ bụi phát sinh tại trạm trộn bê tông 40

Bảng 17: Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn thi công 41

Bảng 18: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa xử lý) 41

Bảng 19: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) 41

Bảng 20: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải xây dựng từ trạm trộn bê tông 43

Bảng 21: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công 44

Bảng 22: Hệ số chảy tràn 45

Bảng 23: Lượng nước mưa chảy tràn trên công trường 45

Bảng 24: Tỷ lệ các thành phần trong chất thải sinh hoạt 46

Bảng 25: Ước tính lượng dầu thải từ các thiết bị thi công chính 47

Bảng 26: Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải giai đoạn thi công 49

Bảng 27: Mức độ tiếng ồn điển hình của các thiết bị, phương tiện thi công ở khoảng cách 2m 49

Bảng 28: Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công theo khoảng cách 51

Bảng 29: Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với người theo mức độ và thời gian tác động 52

Bảng 30: Mức độ gây rung của một số loại máy móc xây dựng 53

Bảng 31: Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải giai đoạn vận hành 76

Bảng 32: Hệ số ô nhiễm từ các loại xe 77

Bảng 33: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn vận hành 78

Trang 8

Bảng 34: Một số loại CTNH phát sinh giai đoạn vận hành 79

Bảng 35: Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải giai đoạn vận hành 80

Bảng 36: Mức ồn tối đa của các phương tiện giao thông giai đoạn vận hành 80

Bảng 37: Danh mục và dự toán kinh phí cho các công trình, biện pháp BVMT 87

Bảng 38: Nhận xét mức độ tin cậy của các đánh giá 90

Bảng 39: Chương trình quản lý môi trường khi thực hiện Dự án 95

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Mặt bằng tổng thể của Dự án 19

Hình 2: Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 20

Hình 5: Cường độ của các loại âm thanh và ảnh hưởng đối với sức khỏe 52

Hình 6: Mô hình cơ chế làm việc của trạm trộn bê tông 60m3 59

Hình 7: Cấu tạo hệ thống phun sương của trạm trộn bê tông 60

Hình 8: Cấu tạo bể tự hoại bastaf 05 ngăn 61

Hình 10: Hạng mục bể lắng xử lý nước thải xây dựng 63

Hình 11: Sơ đồ xử lý nước thải từ trạm trộn bê tông 64

Hình 12: Sơ đồ quản lý chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng 67

Hình 14: Các bước ứng phó sự cố cháy nổ 85

Hình 15: Sơ đồ tổ chức, quản lý môi trường trong các giai đoạn của dự án 89

Hình 16: Các bên liên quan trong chương trình quản lý môi trường của dự án 89

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung về dự án

Vai trò, vị trí của cụm Kho cảng Xăng dầu Nghi Hương - Bến Thủy: Với chức năng nhập dầu đường biển như hiện nay, cụm Kho cảng Nghỉ Hương- Bến Thuỷ cung ứng cho các địa phương sau:

- Toàn bộ tỉnh Nghệ An Điểm xa kho Nghi Hương nhất về phía Bắc là ranh giới Nghệ An-Thanh Hoá, cự ly khoảng 80km

- Toàn bộ tỉnh Hà Tĩnh Điểm xa kho Bến Thuỷ nhất ở Đèo Ngang (ranh giới Hà Tĩnh - Quảng Bình) cự ly khoảng 130km

- Một phần cho Công ty Xăng dầu Quảng Bình

- Tái xuất cho Lào theo các tuyến Quốc lộ 7 và Quốc lộ 8

- Ngoài ra, Theo cung đường vận tải xăng dầu hợp lý, để giảm chỉ phí vận chuyển, cụm Kho cảng Xăng dầu Nghỉ Hương- Bến Thuỷ còn có thể cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng xăng dầu hoặc đại lý ở Nam Thanh Hoá trong trường hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn không cấp hàng (mua hàng tại Nghi Hương gần hơn 40km so với mua hàng tại kho K135 Phủ Lý)

Kho xăng dầu Nghi Hương thuộc vùng biển thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, hiện tại nhà làm việc 01 tầng văn phòng kho xăng dầu Nghi Hương được xây dựng từ năm

1990 đến nay đã qua thời gian sử dụng hơn 30 năm, một số hạng mục công trình đã xuống cấp, tường nhà ẩm mốc, trần nhà nứt gây thấm dột mỗi khi trời mưa, nền nhà có hiện tượng lún, nên gạch cũ đã sờn một số vị trí bị bong rộp Hiện tại nhà làm việc có

01 tầng bao gồm 01 phòng làm việc trưởng kho, 02 phòng làm việc phó kho và 01 phòng họp nhỏ, nhà có tổng diện tích là 180m2, không đáp ứng với nhu cầu sử dụng hiện nay với quy mô hiện tại theo tính toán là 461m2 cũng như yêu cầu phát triển trong tương lai của kho cảng Nên việc đầu tư xây dựng Nhà làm việc kho xăng đầu Nghi Hương là hết sức cần thiết

Mặt khác, dự án Xây mới nhà làm việc kho xăng dầu Nghi Hương được bổ sung tại quyết định số 142/PLX-QĐ ngày 04/12/2022 và dự án Bổ sung sức chứa tại kho xăng dầu Nghi Hương tại tờ trình số 2876/PLXNA-KT&CN, ngày 03/11/2022 gửi Tập đoàn xăng dầu Việt Nam cùng thuộc kho xăng dầu Nghi Hương, nên để tính gọn trong thủ tục đầu tư, việc điều chỉnh bổ sung chủ trương đầu tư dự án Nhà làm việc kho xăng dầu Nghi Hương vào dự án đầu tư: Bổ sung sức chứa tại Kho Xăng dầu Nghỉ Hương là hợp lý

Tính đến 2027, cần phải có thêm 32.674m sức chứa hàng kinh doanh cho cụm Kho cảng Xăng dầu Nghi Hương - Bến Thủy Số liệu này phù hợp với quy hoạch hệ thống kho xăng dầu đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của Bộ Công thương, trong đó nâng sức chứa kho Nghi Hương thêm 10.000 m3; Kho Bến Thủy thêm 20.000m3

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiện đang kinh doanh rất nhiều loại hàng như: Do 0.005s; Do 0.0001s; M92E5; M95; M92 (tái xuất Lào); Zet a1 v.v Trong tương lai còn

có thể thêm nhiều mặt hàng về xăng dầu sáng khác như xăng cao cấp M97 Hiện kho

có 6 bề gồm 02 bể 5000 m3 và 04 bề 7000m3 Trên thực tế, để đảm bảo nhập xuất đồng thời qua kho, mỗi loại hàng cần ít nhất 2 bể Kho đang chứa 03 mặt hàng là DO 0.005,

Trang 11

M95 và M92 (dùng để tái xuất và pha M92E5) Trong đó, riêng Do 0.005 đã chiếm 60% sản lượng nhập xuất nên cần 3 bể chứa (1 bể 5000m3 và 02 bề 7000m3) M95 chứa trong

02 bể Như vậy chỉ còn 03 bể để chứa 02 loại xăng Kho đang cơ cấu 01 bể 7000m3 và

01 bể 5000m3 chứa M95 Còn lại 1 bể 7000m3 chứa M92 Vì vậy khi đang nhập M92 vào kho thì không xuất bộ hoặc xuất đường ống về kho Bến Thủy Thực tế hiện nay, kho luôn luôn thông báo tạm ngừng xuất M92E5 và ngừng đẩy đường ống M92 về kho Bến Thủy

Từ những phân tích trên ta thấy cần có dự án đầu tư bổ sung sức chứa (thêm bể) cho Kho xăng dầu Nghi Hương, trong đó cần bổ sung ngay 01 bể 5000m3 là cần thiết

Vị trí xây dựng: Thửa đất số 2, tờ bản đồ số 29, xã Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Dự án Bổ sung sức chứa Kho xăng dầu Nghi Hương - Nâng công suất sức chứa thêm 5.000 m3 đã được Tập đoàn xăng dầu Việt Nam cấp Quyết định số 231/PLX-QĐ-TGĐ ngày 26/04/2023 về việc phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty Xăng dầu Nghệ An

Dự án Bổ sung sức chứa Kho xăng dầu Nghi Hương - Nâng công suất sức chứa thêm 5.000 m3, vốn đầu tư 29 tỷ đồng Cơ sở thuộc nhóm dự án có mức đầu tư dưới 45

tỷ đồng được phân loại theo tiêu chí quy định pháp luật về đầu tư công thì cơ sở thuộc mục IV, nhóm C, Phụ lục 1 - phân loại dự án đầu tư công kèm theo Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công

Dự án được phân loại theo tiêu chí về môi trường thuộc mục II.2 Phụ lục V - Danh mục các dự án đầu tư nhóm III ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường, kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường), như vậy dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và

dự án thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của Sở Tài nguyên và Môi trường

Cấu trúc và nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được trình bày theo mẫu số 04, phụ lục II, ban hành kèm theo thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật bảo vệ môi trường

Loại hình dự án: Dự án đầu tư nâng công suất

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

Cơ quan phê duyệt Chủ trương đầu tư: Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

Dự án đầu tư Bổ sung sức chứa Kho xăng dầu Nghi Hương do Công ty Xăng dầu Nghệ An phê duyệt

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,

quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Mối quan hệ của dự án: “Bổ sung sức chứa Kho xăng dầu Nghi Hương” được liên kết chặt chẽ với quy hoạch bảo vệ môi trường và quy hoạch phát triển cụ thể sau:

Trang 12

- Phù hợp với quyết định số 861/QĐ-Ttg ngày 18/07/2023 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo đó tại số thứ tự 33, mục II thuộc Phụ lục II thì Kho xăng dầu Nghi Hương có quy mô 38.000 m3 và quy mô cảng là 18.000 (DWT), thuộc danh mục hạ tầng dự trữ xăng dầu tiếp tục hoạt động, khai thác Theo thứ tự số 17, mục II Phụ lục IV thì Kho xăng dầu Nghi Hương có quy mô 38.000 m3 và thuộc diện nâng công suất, quy mô lên 48.200 m3, thuộc danh mục kho hạ tầng dự trữ xăng dầu mở rộng, nâng công suất Như vậy

dự án phù hợp với quy hoạch này

- Phù hợp với thông báo số 8205/UBND-KT ngày 28/09/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Triển khai Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Phù hợp với Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 13/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Theo đó, kho Nghi Hương nằm trong danh mục các kho được tồn tại trong quy hoạch

- Phù hợp Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số: 1059/QĐ-TTg ngày

14 tháng 9 năm 2023, do trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động chủ đầu

tư sẽ nghiêm túc áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường Đây là cơ sở điều hòa quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với việc sử dụng hợp lý tài nguyên và giảm thiểu các chất thải ra môi trường

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

2.1 Văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về

môi trường

a) Các văn bản pháp luật

❖ Luật

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ban hành ngày 29/11/2013

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được ban hành ngày 18/06/2014; và Luật số 62/2020 được ban hành ngày 17/06/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ban hành ngày 21/06/2012

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ban hành ngày 25/06/2015;

- Luật Lao động số 45/2019/QH14 được quốc hội thông qua ngày 20/11/2019;

- Luật phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 được quốc hội thông qua ngày 19/06/2013

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 của Quốc hội thông qua ngày 17/06/2020;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013

Trang 13

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 31/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 06/5/2020 của Chính phủ về quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/02/2023 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định số 09/2019/VBHN-BTNMT ngày 25/10/2019 của Chính phủ về quản

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ Quy định về quản

lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định 29/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư

- Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của thủ tướng chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 09 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu;

Trang 14

doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

- Thông tư số 34/2017/TT-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định trình

tự, thủ tục bổ sung, điều chỉnh quy hoạch và quản lý đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình kho xăng dầu, kho khí dầu mỏ hóa lỏng, kho khí thiên nhiên hóa lỏng

- VBHN số 08/VBHN – BTC ngày 08/02/2018 của Bộ tài chính quy định trình tự, thủ tục bổ sung, điều chỉnh quy hoạch và quản lý đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình kho xăng dầu, kho khí dầu mỏ hóa lỏng, kho khí thiên nhiên hóa lỏng

- Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai

- Thông tư số 149/2020/TT-BCA, ngày 31 tháng 12 năm 2020 có hiệu lực chính thức ngày 20/2/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy chữa cháy

- Thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu nhằm thay thế cho Thông tư 24/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường đã ban hành ngày 01/09/2017

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng

- Thông tư số 08/VBHN-BCT ngày 8/02/2018 của Bộ Công Thương quy định trình

tự, thủ tục bổ sung, điều chỉnh quy hoạch và quản lý đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình kho xăng dầu, kho khí dầu mỏ hóa lỏng, kho khí thiên nhiên hóa lỏng: Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BCT ngày 23/11/2021 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Thông tư quy định chỉ tiết một số điều của Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh đoanh xăng dầu

- Văn bản hợp nhất của Bộ Tài chính số 10/VBHN-BTC ngày 7/5/2018 Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng; Văn bản hợp nhất của

Bộ Tài chính số 09/VBHN-BTC ngày 07/05/2018 Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Văn bản hợp nhất số 66/VBHN-BTC ngày 19/12/2019 của Bộ Tài chính: Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của hính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thông tư số 50/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện; Thông

tư số 40/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 của Bộ Công Thương quy định về xây dựng và nội dung các tài liệu về quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí

Trang 15

- Quyết định số 450/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Quyết định số 861/QĐ-Ttg ngày 18/07/2023 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 -

2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 13/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

- Quyết định số: 1059/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm

2050

- Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày ban hành 11/11/2014 của Thủ tướnChính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

b) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn

- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN19:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về độ rung;

- QCVN 08-MT:2023/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09-MT: 2023/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm;

- QCVN 14:2015/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 03-MT:2023/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng đất;

- QCVN 22:2016/BYT về Chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc;

Trang 16

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc;

- QCXDVN 01:2019/BXD của Bộ Xây dựng về Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- QCVN 07-9:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng;

- QCVN 02:2019/BYT Quy chuẩn quốc gia về bụi - giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tổ bụi tại nơi làm việc;

- QCVN 03:2019/BYT Quy chuẩn quốc gia giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu

tố hóa học tại nơi làm việc

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án

- Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 13/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”

- Quy chế thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số: 486/PLX-QĐ-HĐQT, ngày 23/08/2022

- Nghị quyết số: 202/PLX-NQ-HĐQT ngày 23 tháng 09 năm 2022 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Về việc bổ sung sức chứa tại Kho Xăng đầu Nghỉ Hương thuộc Công ty Xăng dầu Nghệ An

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AI -156646 của UBND Tỉnh Nghệ An cấp cho Công ty Xăng dầu Nghệ Tĩnh (nay là Công ty Xăng dầu Nghệ An) về quyền sử dụng đất kho Nghi Hương

- Quyết định số 231/PLX -QĐ-TGĐ ngày 26/04/2023 của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam về Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bổ sung sức chứa Kho xăng dầu Nghi Hương

- Văn bản số 2569/PLXNA-KT&CN ngày 05/10/2023 của Công ty xăng dầu Nghệ

An về việc hướng dẫn các thủ tục môi trường đối với Kho xăng dầu Nghi Hương

- Quyết định số 405/QĐ-TNMT ngày 31/12/2009 của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Nghệ An phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường Kho xăng dầu Nghi Hương

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình

đánh giá tác động môi trường

Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường của Dự án Bổ sung sức chứa Kho xăng dầu Nghi Hương bao gồm:

- Thuyết minh Báo cáo dự án đầu tư;

- Các bản vẽ kỹ thuật của Dự án;

Trang 17

- Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) (1993), Hướng dẫn phương pháp đánh giá nhanh

về ô nhiễm môi trường;

- Hướng dẫn đánh giá môi trường, Ngân hàng phát triển châu Á, 2003;

- United State Environmental Protection Agency 2006 Emission Factor Documentation for AP-42, Section 7.1 - Organic Liquid Storage Tanks;

- Tài liệu đánh giá môi trường, Ngân hàng Thế giới,2018;

- Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2022, 2023 của thị xã Cửa Lò;

- Báo cáo Tổng kết tình hình kinh tế xã hội năm 2022,2023 của xã Nghi Hương;

- Các số liệu đo đạc, khảo sát ngoài thực địa, và phân tích trong phòng thí nghiệm

do chủ dự án phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện trong quá trình lập báo cáo;

- Các loại bản đồ: Bản đồ khu vực dự án; Bản đồ hiện trạng và qui hoạch sử dụng đất vùng dự án; Bản đồ địa chính của xã Nghi Hương;

- Báo cáo đề xuất điều chỉnh Chủ trương đầu tư;

- Báo cáo đề án bảo vệ môi trường năm 2009 của dự án

3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và lập báo cáo ĐTM, Báo cáo đã sử dụng

tổ hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Bảng 1: Danh mục các phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

- Liệt kê kèm theo mô tả nội dung, khối lượng và quy mô các hạng mục chưa thực hiện của dự án được triển khai trong từng giai đoạn: Chuẩn bị, thi công và vận hành của dự án

- Liệt kê các đối tượng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường liên quan trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án

- Liệt kê các tác động môi trường, liệt

kê các đối tượng bị tác động và các vấn đề môi trường liên quan đến từng hoạt động của dự án

- Lập bảng dạng cột thể hiện môi quan

hệ giữa các thông số môi trường và các hoạt động của dự án Hoạt động

- Chương 1: Liệt kê, mô

tả các hạng mục đã thực hiện và chưa thực hiện của dự án và các vấn đề liên quan

- Chương 2: Liệt kê, thống kê số liệu về điều kiện tự nhiên môi trường, tài nguyên sinh học, kinh tế xã hội và các vấn đề môi trường liên quan khác

- Chương 3: Nhận dạng các tác động và đối tượng bị tác động môi trường

Trang 18

Stt Tên phương

nào gây tác động tiêu cực đến thông

số môi trường thì được đánh dấu

án cũng như đánh giá mức độ của tác động đó Các phần mềm xử lý thống

kê như là : SPSS (Sử dụng ở AIT), Minitab (Sử dụng ở Châu Âu), Statgraphics 7.0 (Sử dụng rộng rãi)

- Phân tích dữ liệu điều tra các yếu tố môi trường (đất, nước, không khí …) phục vụ cho việc đánh giá tác động môi trường, phân tích hiện trạng môi trường So sánh kết quả thu thập được với các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định

- Phân tích kết quả của các thí nghiệm môi trường, từ đó tìm ra các biện pháp

xử lý tối ưu

- Theo dõi diễn biến môi trường theo thời gian (quan trắc môi trường)

- Chương 3: Nhận dạng các tác động và đối tượng bị tác động môi trường

2 Phương pháp

ma trận

- Báo cáo sử dụng ma trận theo hệ thống định lượng của cơ sở hệ thống định lượng tác động (impact quantitative system – IQS) theo hướng dẫn ĐTM của Tổ chức E&P Forum, UNEP và WB (VESDI, 2008)

- Chương 3: Khái quát về các tác động môi trường do hoạt động của dự án đến các đối tượng bị tác động

- Đánh giá dự báo về mức độ, phạm vi, quy mô bị tác động dựa trên cơ sở định lượng theo hệ số ô nhiễm từ các tài liệu

- Chương 2: Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường, sức chịu tải môi trường khu vực dự án

- Chương 3: Đánh giá, so sánh các kết quả tính toán dự báo ô nhiễm môi trường so với các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành

Trang 19

Stt Tên phương

trong từng hoạt động của dự án

- Các mô hình được áp dụng bao gồm:

Mô hình tính toán dự báo các tác động

do bụi, khí thải: Mô hình “hộp cố định”; Mô hình cải biên Sutton; Mô hình tính toán lan truyền tiếng ồn; Mô hình tính toán tiếng ồn tổng cộng; Mô hình tính toán ô nhiễm nước mưa chảy tràn bề mặt; Mô hình sa lắng dự báo lan tỏa các chất bẩn trong nước;…

đối với khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng

ồn và rung động từ các hoạt động của dự án

5 Phương pháp

kế thừa

- Kế thừa các tài liệu hiện có của dự án

để xem xét đău vào báo cáo các số liệu còn hiệu lực và đảm bảo tính chính xác như: Đề án bảo vệ môi trường của dự án năm 2007; Hồ sơ thiết kế; bản vẽ công trình…và các tài liệu liên quan khác

- Chương 1, Chương 2 của báo cáo ĐTM

- Điều tra về các đối tượng môi trường

tự nhiên, kinh tế xã hội chịu tác động

từ các hoạt động của dự án

- Khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn người dân về đa dạng sinh học tại khu vực

- Chương 2: Mô tả về điều kiện tự nhiên, kinh

3 Phương pháp

tham vấn

- Tham vấn cộng đồng: tham vấn cộng đồng dân cư khu vực dự án và tham vấn đại diện chính quyền địa phương về các nội dung báo cáo ĐTM của dự án

- Tham vấn ý kiến chuyên gia: Sử dụng kinh nghiệm chuyên gia đề hiệu chỉnh

và hoàn thiện các kết quả ĐTM và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động phù hợp

- tham vấn các tổ chức chỉnh trị xã hội

và tham vấn online trên cổng thông tin điện tử của Bộ TN&MT

- Chương 1,2,3,4 và 5 Dựa trên các kết quả tham vấn để hiệu chỉnh

và hoàn thiện các nội dung của báo cáo phù hợp với điều kiện của

dự án

- Chương 6: Nội dung, biện pháp và các kết quả tham vấn

Trang 20

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin về Dự án

1.1.1 Tên Dự án:

“BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU NGHI HƯƠNG”

1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án

- Tên chủ dự án: CÔNG TY XĂNG DẦU NGHỆ AN

- Địa chỉ trụ sở: Số 4 Nguyễn Sỹ Sách, Phường Hưng Bình, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

Phạm vi nghiên cứu quy hoạch được xác định thuộc xã Nghi Hương, thị xã Cửa

Lò, tỉnh Nghệ An với ranh giới các hướng khu đất cụ thể như sau:

- Phía Bắc: Giáp khu đất quy hoạch

- Phía Nam: Giáp khu đất quy hoạch

- Phía Đông: Giáp đường quy hoạch

- Phía Tây: Giáp đường N3

Khu đất thực hiện dự án có các điểm góc giới hạn bởi các mốc là tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục trung tâm 105000, múi chiếu 30 như sau (vị trí cụ thể được đính kèm phần phụ lục):

Bảng 2: Toạ độ các điểm góc ranh giới mặt bằng Dự án

Trang 21

Hình 1: Mặt bằng tổng thể của Dự án

Trang 22

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Tổng diện tích khu vực Kho xăng dầu Nghi Hương là 22.784,8m2 Đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Toàn bộ Dự án Bổ sung sức chứa kho xăng dầu Nghi Hương nằm trong khu vực này

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

- Phía Bắc dự án có trường mầm non Sunkids, cách dự án 150m

- Phía Tây dự án cách khu dân cư gần nhất 170m

- Phía Đông dự án cách bãi biển Cửa Lò 350m

- Phía Nam dự án cách sân Golf Cửa Lò 180m

Hình 2: Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về

và tái xuất sang Lào

- Đảm bảo số lượng bể theo cơ cấu mặt hàng, khắc phục hạn chế về nhập tàu

- Xây dựng hạng mục nhà làm việc đảm bảo điều kiện làm việc của cán bộ, công

Trang 23

nhân viên tại kho và phù hợp với chương trình tự động hóa, chuyển đổi số của Tập đoàn

Xây dựng nhà làm việc 2 tầng

- Xây dựng khu nhà làm việc văn phòng đảm bảo nhu cầu, nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ và nhân viên kho xăng dầu Nghỉ Hương, cải thiện không gian cảnh quan kiến trúc khuôn viên kho xăng dầu và khu vực lân cận

b Loại hình, Quy mô của Dự án

Loại hình dự án: Dự án thuộc loại hình dự án đầu tư Nâng công suất

Quy mô dự án: Dự án xây dựng thêm bể chứa 5.000 m3 và xây dựng nhà làm việc 2 tầng được xây dựng trên tổng diện tích Kho xăng dầu Nghi Hương là 22.784,8m2 1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.2.1 Các hạng mục công trình chính của dự án

Căn cứ kết quả tính toán nhu cầu mở rộng sức chứa đã nêu ở phần trên, căn cứ điều kiện diện tích mặt bằng Kho Nghi Hương và Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5307:2009, phương án bồ trí tổng mặt bằng như sau:

a Khu bể chứa:

Xây mới 01 bể 5000m3 tại khu đất trống hiện có Khoảng cách tối thiêu từ bể chứa đến hạng mục khác phải đảm bảo theo TCVN: 20m đến tường rào kho, 40m đến trạm phát điện và trạm bơm chữa cháy, 1/6 tổng đường kính 2 bể liền kề

Bảng 3: Kích thước hình học bể

Loại bể Đường kính (m) Chiều cao (m) Dung tích phần

hình trụ (m 3 )

(Nguồn: Thuyết minh TKCS của Dự án)

Đối với bể thép trụ đứng có đường kính và chiều cao nêu trên, trên cơ sở các kết cấu

bể tiên tiến nhất hiện tại, nên sử dụng dạng bể mái vòm không có cột trung tâm Đây là kết cấu bể được xây dựng mới nhất trong Ngành Khi lắp mái phao không ảnh hưởng đến sức chứa của bể

- Trọng lượng thiết bị trên mái: 25 kg/m2;

- Hoạt tải trên mái: 30kg/m2;

Thành bể: được tính toán có bề dày thay đổi theo chiều cao, có tính đến độ dự trữ ăn mòn

cho phép dự tính như sau:

- Bể V=5000m3 : Có thể dùng cỡ tôn 2mx9m có bề dày sơ bộ từ đưới lên của các

Trang 24

tầng tôn là 16-14-12-12-10-10-8-8-8

Đáy bể: dày 8 mm, vành biên đày 10 mm

Mái bể: dày 5 mm

Mái phao chống bay hơi cho bể chứa:

Phù hợp với xu thế hiện đại hoá nhằm tiết kiệm xăng đầu do giảm tổn thất bay hơi

và hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường không khí Qua thực tế lợi ích mang lại khi sử dụng mái phao từ trước đến nay tại Công ty Các bể mới sẽ được lắp mái phao trước khi đưa vào sử dụng

Bề mái phao được chọn là loại mái phao lắp thêm bề đã có mái cố định

Loại mái này có độ bên cao qua thực tê sử dụng tại Công ty với điều kiện khí hậu nắng nóng khắc nghiệt ở khu vực miền Trung

Ngoài ra, bể được lắp đầy đủ các thiết bị khác như: Đo nhiệt độ, Đo mức, báo dầu tràn

b Khu nhà làm việc

Xây dựng 01 nhà làm việc 02 tầng ngay tại khu vực nhà làm việc 01 tầng cũ hiện tại Khoảng cách Khoảng cách tối thiểu từ nhà làm việc đến hạng mục khác phải đảm bảo theo TCVN: 20m đến các bể chứa xăng dầu

Xây dựng nhà làm việc 2 tầng, tổng điện tích xây dựng 305,91m2, tổng diện tích sàn xây dựng 517 m2

Kiến trúc: Nhà 2 tầng, mặt bằng hình chữ nhật; kích thước: (8,1x22,1)m; diện tích xây dựng 305,91m2, tổng diện tích sàn xây dựng 517m2, cao trình điểm Cao nhất của công trình là 8,75m (tính từ cốt nền sân đến điểm cao nhất của công trình); chiều cao nền từ cốt nền sân đến cốt nền tầng 1 là: 0,45m; chiều cao các tầng 1,2 là: 3,6m; chiều cao phần mái:1,1m; Bước gian: (3,0+3,61+4,5)m; kiểu độ: (6,3+1,8)m , (5,4+2,7)m; Giao thông theo phương đứng bằng 01 cầu thang bộ; giao thông theo phương ngang bằng hành lang trước rộng 1,58m; hành lang trước khu vệ sinh rộng 2,48m Mặt bằng tầng 1 bố trí 07 phòng : 02 phòng phó Trưởng kho + phòng nghỉ (Diện tích 30,5m2), 01 phòng Nhân viên (Diện tích 20,5m2), 01 phòng Hóa nghiệm (Diện tích 20,5m2), 01 phòng Kho lưu mẫu (Diện tích 26,6m2), 01 phòng vệ sinh nam (Diện tích 10m2), 01 phòng vệ sinh nữ (Diện tích 12m2) Mặt bằng tầng 2 bố trí 05 phòng: 01 phòng Hội trường (Diện tích 64.3m2), 01 phòng Nhân viên (Diện tích 20,5m2), 01 phòng Trưởng kho (Diện tích 38,0m2), 01 phòng vệ sinh nam (Diện tích 10m2), 01 phòng vệ sinh nữ (Diện tích 12m2) Diện tích sàn tầng 2 là 246,8m2, tầng mái là 305,91 m2

Kết cấu: Móng băng dưới tường cột bằng BTCT, dầm móng, giằng móng, giằng tường, cột trụ, đầm, sàn, lanh tô, ô văng, lam ngang, cầu thang đỗ BTCT tại chỗ đá 1x2 mác M250# Móng tường xây bằng gạch đât nung vữa XM mác M50#; Lót móng, nền nhà đỗ

BT đá 4x6 mác M150# Tôn nền bằng đất tận dụng kết hợp cát đen tưới nước đầm chặt (phần đất thiếu đắp cát đen) Tường nhà tầng l1, tầng 2, tường thu hồi, bậc cấp, chắn cấp, bao giằng móng, sê-nô xây gạch chỉ vữa XM mác M75# Xà gồ thép C100x50x15 dày 2,5

ly, mái lợp tôn Olympic l1 sóng vuông khổ 1070mm màu xanh dương dày 0,45 mm

Hoàn thiện: Trát tường trong, ngoài nhà vữa XM mác M75# dày 1,5cm Trát cấu kiện bê tông, má cửa, cầu thang, lan can, chỉ tiết trụ ốp cột, gờ chỉ phào vữa XM mác M75#;

Trang 25

bả ma tít sau đó lăn bằng sơn Petrolimex l nước lót 2 nước phủ Tường sảnh chính ô

ốp đá granit tự nhiên, tường ngoài nhà l số vị trí (BVTK) ốp trang trí gạch Linax Nền tầng l và sàn tầng 2 lát gạch granite Trung Đô kích thước 600x600mm Nền sàn nhà vệ sinh tầng 1, 2 lát gạch granite Trung Đô kích thước 400x400mm Bậc cấp, bậc cầu thang, chiếu nghỉ lát đá tự nhiên Cửa đi, cửa số, bằng cửa khung nhôm hệ Việt Pháp, kính trăng an toàn 2 lớp dày 6,38mm, cửa số có xuyên hoa inox 304 vuông hộp 20x20mm dày 1.2mm bảo vệ Hệ thống lan can mặt trước nhà inox 304 vuông hộp (25x25+30x60)mm Khung bao và nan cầu thang bằng Inox 304 vuông hộp 30x30mm dày 1.4mm, tay vịn bằng ông Inox 304 D60x1.8mm Nan cầu thang cách đều a100mm song đứng, Trụ thang bằng ống inox 304 D76x2.5mm Diềm mái mặt trước và 2 bên nhà làm việc liên kết khung thép hộp mạ kẽm 20x20x1.2mmvào tường

bo seno, mặt ngoài ốp tâm Alumex theo nhận diện thương hiệu Petrolimex

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ

a Khu bể chứa:

- Bổ sung để ngăn cháy

- Đường cứu hỏa khu bể mới (rộng 3,5-4m), kết cấu bê tông

- Bãi khu bể mới: để cải thiện môi trường, giảm nắng nóng, khu bể mới sẽ không đổ bê tông khu vực bể mà được trồng thảm cỏ lá tre

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy

- Điện chiếu sáng: Mạng điện đi ngầm trong tường, chiếu sáng bằng đèn LED đơn 19W

và đôi 2x19W L=1,2m, đèn chiếu sáng hành lang là đèn ốp nổi tròn 18W, quạt trần cánh sắt (cả hộp số), công tắc, cắm, dây điện các loại từ 2x1,5 mm2 - 2x2,5mm2 - 2x6mm2

- 4x10mm2, ống nhựa bảo vệ

- Thoát nước mặt: Nước mưa chảy theo mái xuống seno và thoát xuống bằng các ống PVC D90 thoát vào mương và hồ ga trong khu vực

- Phòng cháy chữa cháy: Bồ trí mỗi tầng 02 hộp đựng, 04 bình chữa cháy ABC 4kg/bình,

02 bảng tiêu lệnh nội quy PCCC

- Sân đường nội bộ: Khu vực trước và 2 bên nhà làm việc (Diện tích lát đá 367,3m2): Sân lát đá 1: Đục bỏ lớp gạch cũ, lát lại bằng đá xanh đen mài mặt dày 3cm bằng VXM mác 75#; Sân lát đá 2: Đào nên hiện trạng, đỗ bê tông lót đá 4x6 mác 150# dày 10cm, lát lại bằng đá xanh đen mài mặt dày 3cm bằng VXM mác 75#;

- Khu vực phía sau nhà làm việc (Diện tích lát đá 3844m2): Nền sân đầm chặt, rải nilong chống mất nước, đỗ bê tông đá 1x2 mác 200#, đánh mặt lăn tạo nhám nền sân

- Bàn cây, tường bó hè: Đào nền hiện trạng, đỗ bệ tông lót đá 4x6 mác 150# dày 10cm, xây mới bồn cây kích thước 6,0x10,27m + 6,0x11,lm cao 40cm; tường bó hè chiều đài 41,6 cm cao 40cm bằng gạch đất sét nung VXM mác 75#, trát tường VXM mác 75#, ốp hoàn thiện bằng đá xanh đen không mài mặt

Trang 26

1.2.3 Các hoạt động của dự án

Hoạt động của dự án bao gồm:

- Sinh hoạt của công nhân viên;

- Hoạt động thi công các hạng mục công trình chính và công trình phụ trợ;

- Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc;

- Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải nhiễm dầu, nước mưa chảy tràn;

- Hoạt động lưu giữ, xử lý chất thải rắn;

- Hoạt động lưu giữ chất thải nguy hại;

- Hoạt động phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp

1.2.4 Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu, bảo tồn đa dạng sinh học; công trình giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn (nếu có)

Tại dự án không có các công trình đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học; công trình giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn

1.2.5 Các hạng mục công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường

Giai đoạn thi công xây dựng

❖ Nước thải sinh hoạt

❖ Nước thải xây dựng

Dự án sẽ bố trí 01 công trình xử lý nước thải xây dựng tại khu vực dự án, gần với trạm trộn bê tông Hệ thống Bể lắng 3 ngăn có kích thước D x R x H = 4.725 x 3.300 x 1.000 mm, gồm 1 ngăn chứa và 2 ngăn lọc Trước cửa thu vào bể lắng sẽ đặt song chắn bằng lưới sắt để thu gom rác Sau đó, nước được lưu trữ trong bể chứa kết cấu bê tông

xi măng, có dung tích khoảng 15 m3 để tái sử dụng làm nước rửa xe cho các đợt chuyển trộn kế tiếp hoặc làm ẩm các khu vực thi công

❖ Hệ thống thu gom nước mưa

Nước mưa chảy tràn tại các khu vực lán trại, khu vực chế biến nguyên vật liệu, khu vực thi dự án… sẽ được thu gom vào hệ thống rãnh đất kích thước 0,4 x 0,4 x 0,4 m

và được xử lý bằng phương pháp lắng trọng lực bằng các hố lắng có kích thước 0,8 x 0,8 x 0,8m; rãnh được thiết kế với độ dốc 0,3%, đáy của rãnh được lèn chặt

❖ Hệ thống xử lý bụi từ trạm trộn bê bông

01 hệ thống lọc bụi túi vải và hệ thống cột giàn phun sương, chiều cao cột giàn là 10m, máy bơm cấp nước để phun có công suất 10m3/h để xử lý bụi từ khu vực trạm trộn

bê tông xi măng 60m3 trong giai đoạn xây dựng

❖ Khu chứa chất rắn thải sinh hoạt

Rác sinh hoạt được thu gom vào 4 thùng chứa 240 lít và tạm chứa tại kho chứa chất thải sinh hoạt có diện tích 15 m2 Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý hàng ngày theo quy định

❖ Khu tạm chứa chất thải nguy hại

Trang 27

Bố trí kho chứa CTNH tạm phía sau kho chứa vật tư tại công trường, diện tích kho khoảng 10 m2 Trong kho bố trí 2 thùng chứa CTNH, dung tích 240 lít (chứa giẻ lau, găng tay dính dầu, bóng đèn huỳnh quang, các loại chất thải có thành phần nguy hại hữu cơ); 2 thùng phuy dung tích 240 lít (chứa chất thải có chứa dầu, dầu nhiên liệu thải) Mỗi thùng có dán nhãn mác để phân loại CTNH theo TCVN 6707:2009/BTNMT Trang

bị 3 bình chữa cháy bằng CO2 loại 5kg, mùn cưa và các vật dụng chữa cháy khác tại khu vực lưu chứa chất thải nguy hại

❖ Bãi thải thải của Dự án

❖ Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ, tràn dầu

Giai đoạn vận hành

❖ Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt: Thiết kế, xây dựng các nhà vệ sinh bên trong khu nhà quản

lý, nhà ở cán bộ: 01 bể tự hoại bastaf 5 ngăn (với công suất 7,2 m3/ngày.đêm) được xây

để xử lý đảm bảo toàn bộ nước thải sinh hoạt của công nhân viên được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường

❖ Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn tại khu vực nhà máy, nhà quản lý vận hành sẽ được thu gom vào hệ thống mương thoát nước kích thước 0,4 x 0,4 x 0,4 m với

độ dốc 0,3%

❖ Chất thải rắn sinh hoạt

Bố trí khu tập kết CTR sinh hoạt phía sau Nhà máy, tận dụng kho chứa chất thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng Khu tập kết có diện tích 15m2, nền đổ bê tông, có mái che, xây tường bao xung quanh cao 1,5m và gờ chắn ngăn không cho rác đổ tràn ra bên ngoài

Trang bị các thùng đựng rác, dung tích và số lượng cụ thể như sau:

- 02 thùng rác dung tích 240 lít khu vực bếp nấu ăn

- 02 thùng rác 240 khu vực làm việc trong khu nhà quản lý

- 02 thùng 240 lít tại dọc đường nội bộ và sân thuận tiện cho việc vứt rác của CBCNV làm việc và khách đến

❖ Chất thải nguy hại

Trang 28

Bố trí 6 thùng chuyên dụng 240 lit, các dụng cụ lưu chứa có nắp đậy kín và được dán nhãn nhận biết bên ngoài Chất thải nguy hại được lưu giữ tạo kho chứa 10 m2 được xây dựng tại khu vực dự án Kho được xây dựng tại nơi khô thoáng, có mái che, nền bê tông xi măng và tường bao quanh Phía trong kho có chứa tiêu lệnh chữa cháy và bình chữa cháy, phía ngoài kho lắp biển cảnh báo về chất thải nguy hại Kho chứa được thiết

kế theo đúng tiêu chuẩn đảm bảo không bị rò rỉ CTNH ra bên ngoài

1.2.6 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự

án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường

Các hạng mục chính của công trình được nghiên cứu, so chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên và trên cơ sở đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và kinh tế, thuận lợi cho công tác thi công xây dựng và vận hành công trình

Qua đánh giá ban đầu không gây ảnh hưởng lớn đối với các công trình đã có và

sẽ có trong tương lai ở khu vực dự án cũng như đối với khu vực lân cận Tuy vậy trong quá trình xây dựng công trình máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác thi công sẽ gây ra tiếng ồn, bụi bặm ở mức độ nhất định đối với khu vực, điều này các đơn vị thi công phải

cố gắng để giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi đối với khu vực

1.3 Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Trang 29

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,

ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Quá trình triển khai thực hiện Dự án được chia thành 2 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn triển khai xây dựng Dự án;

- Giai đoạn Dự án đi vào vận hành

Dựa trên cơ sở các hạng mục và tiến độ thực hiện các hạng mục của Dự án, việc đánh giá tác động môi trường cho Dự án được đánh giá trong cả 2 giai đoạn, tạo cơ sở

để đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ trường, ứng phó sự cố môi trường tương ứng trong các giai đoạn của Dự án

Đánh giá các tác động môi trường của Dự án dựa trên việc xử lý một cách đầy

đủ, nghiêm túc và cẩn trọng các số liệu thu thập được từ dự án và từ số liệu môi trường nền Danh mục các tác động tiềm tàng từ mỗi hoạt động của dự án được dự báo dựa trên việc thống kê các số liệu khảo sát về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Ngoài

ra, còn có đánh giá cả các tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực, theo quy mô, phạm vi

và thời gian tác động

2.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng

2.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động

2.1.1.1 Kiểu và quy mô tác động

Các tác động tiêu cực tiềm ẩn được xác định và sàng lọc tại công trình của dự án từ giai đoạn chuẩn bị, xây dựng đến giai đoạn vận hành và được phân loại theo tính chất của công trình xây dựng Hầu hết các tác động tiêu cực là tạm thời, cục bộ và có thể đảo ngược bằng các biện pháp giảm thiểu Các tác động có thể được giảm thiểu bằng cách áp dụng các công nghệ phù hợp và các biện pháp giám sát chặt chẽ của chủ đầu tư và cộng đồng địa phương Các tác động môi trường và xã hội tiêu cực tiềm tàng cũng được phân chia theo các kiểu tác động, chẳng hạn như tác động trực tiếp, gián tiếp, ngắn hạn, lâu dài và tích lũy

- Tác động trực tiếp: tác động trực tiếp xuất hiện thông qua sự tương tác trực tiếp của

một hoạt động tiểu dự án với các hợp phần môi trường và xã hội hoặc là kinh kế

- Tác động gián tiếp: các tác động gián tiếp lên môi trường và xã hội là những tác động

không phải là một kết quả trực tiếp của tiểu dự án, thường được tạo ra về sau này, hoặc là một kết quả của một cách thức tác động phức tạp Tác động gián tiếp cũng được biết đến như tác động cấp hai, hoặc thậm chí cấp ba

- Tác động tích lũy: là một tác động được tạo ra như là kết quả của một sự kết hợp của

tiểu dự án cùng với các dự án khác gây ra các tác động liên quan Các tác động này xuất hiện khi tác động gia tăng của tiểu dự án được kết hợp với các ảnh hưởng tích lũy của các dự án trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai có khả năng dự báo thích hợp

- Tác động tạm thời: là những tác động xuất hiện trong quá trình xây dựng hoặc trong

khoảng thời gian ngắn sau khi xây dựng

- Tác động lâu dài: là những tác động nảy sinh trong quá trình xây dựng nhưng

phần lớn các kết quả của nó xuất hiện trong giai đoạn vận hành, và có thể kéo dài

Trang 30

hàng thập kỷ

Các hoạt động của tiểu dự án có liên quan đến thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, đào đắp… do đó các tác động tiêu cực của từ việc thực hiện các công trình của DA cần được xem xét đánh giá và có biện pháp giảm thiểu phù hợp Các tác động tiêu cực của tiểu dự án được xác định, phân tích, đánh giá dựa trên phạm vị của tiểu dự án, các đối tượng tiếp nhận

và khung thời gian tác động Các tác động được phân tích theo 2 giai đoạn thực hiện dự án khác nhau: i) Giai đoạn triển khai xây dựng Dự án; ii) Giai đoạn Dự án đi vào vận hành Các tác động cũng sẽ được xem xét theo loại hình tác động: tác động trực tiếp, tác động gián tiếp, tác động tạm thời, tác động lâu dài Mức độ tác động của tiểu dự án phụ thuộc vào hai yếu tố chính: các tác động có thể phát sinh từ hoạt động của tiểu dự án và đối tượng tiếp nhận của các tác động này

2.1.1.2 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án

Do các công trình thuộc tiểu dự án được phân bố rải rác trên các địa bàn khác nhau, với quy mô, phạm vi của từng công trình khá lớn và thời gian thực hiện các công trình từ

24 đến 36 tháng Do đó, các vấn đề môi trường trong giai đoạn này từ các nguồn tác động không liên quan đến chất thải và có liên quan đến chất thải Các tác động được phân tích cụ thể như sau:

Bảng 4: Tóm lược các tác động trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng

Phạm vi, đối tượng tác động Liên quan đến chất

- Tác động đối với quy hoạch sử dụng đất của khu vực dự

- Bụi, khí thải: Bụi khuếch tán; Khí thải động cơ của các phương tiện, máy móc thi công; …

- Nước thải: Nước thải sinh hoạt; Nước mưa chảy tràn bề mặt; nước ngầm qua các lỗ khoan

- Xói lở; Sụt lún tràn lấp;…

- Trung bình

thực hiện DA;

- Công nhân lao động trên công trường;

- Người dân tại khu vực thi công DA;

không khí, đất, nước tại khu vực thi công DA

a Tác động đối với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất của khu vực dự án

Trang 31

Dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại mục 1.3 thuộc phần mở đầu của báo cáo này

Đánh giá chung về tác động: Tác động Thấp, phù hợp với các quy hoạch phát triển

nêu trên

b Đánh giá tác động của việc thu hồi, chiếm dụng đất

Dự án không thu hồi đất

c Tác động của việc phát quang, thu dọn thảm thực vật

Dự án không chiếm dụng đất ở, không ảnh hưởng tới các công trình vật kiến trúc của người dân Do vậy, lượng sinh khối thực vật phát sinh chủ yếu là từ quá trình phát quang, thu dọn thảm thực vật để phục vụ thi công bể chứa, nhà làm việc Tuy nhiên, hiện tại phần diện tích làm bể chủ yếu là trảng cây bụi, trảng cỏ

Theo đó, lượng sinh khối phát sinh được tính toán dựa vào hệ số của số liệu điều tra (số liệu thực nghiệm) về sinh khối của 1 ha loại thảm thực vật theo cách tính của Ogawa và Kato như dưới đây

Bảng 5: Sinh khối của 1ha loại thảm thực vật

Loại sinh khối

Hệ số sinh khối (tấn/ha) Thân Cành Lá Rễ Cỏ dưới

tán rừng Tổng Rừng phục hồi 9,685 2,716 0,474 0,134 2,000 15,009

Rừng trung bình 60,00 8,040 1,150 5,360 2,000 76,550 Rừng nghèo 31,444 9,971 1,647 5,227 1,000 49,289

Đất trồng cây nông nghiệp 1,15 2,00 2,65 1,29 1,50 8,59 Trảng cây bụi, trảng cỏ (*) - 5,42 0,95 3,63 - 10,0

Nguồn: Kato, R., Tadaki, Y., & Ogawa, F (1978) Plant Biomass and Growth Increment

Studies in Pasoh Forest Malayan Nature Journal, 30, 211-224

Việc phát quang phục vụ xây dựng các hạng mục công trình phát sinh phân tán, kéo dài trong suốt quá trình triển khai xây dựng nên tác động tới các điều kiện môi trường xung quanh được đánh giá ở mức độ Nhỏ

Tác động do phát sinh tiếng ồn từ các máy móc, thiết bị phục vụ phát quang, giải phóng mặt bằng: Do số lượng máy móc, thiết bị không lớn và phạm vi giải phóng mặt bằng rộng rãi, khu vực dự án dân cư sinh sống thưa thớt nên tác động do tiếng ồn được đánh giá là không đáng kể

Đánh giá chung về mức độ tác động: Tác động tiêu cực được đánh giá là NHỎ và

có thể giảm thiểu được Tuy nhiên, Chủ dự án tuân thủ nghiêm ngặt các bước thực hiện nhằm đảm bảo công trường an toàn trước khi thi công nếu không có biện pháp thu gom, bảo quản, vận chuyển và xử lý đúng quy định tại thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại của Bộ TNMT

d Tác động do bom mìn, vật liệu nổ

Khu vực dự án trước đây đã được rà phá bom mìn khi thực hiện dự án lần đầu

Trang 32

Do đó sẽ không phải thực hiện rà phá bom mìn đối với việc nâng công suất của dự án.

e Tác động đến hệ sinh thái

Theo kết quả khảo sát hiện trạng khu vực công trình, trong thành phần loài sinh vật ghi nhận được thông qua điều tra khảo sát thì không ghi nhận được loài quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2018) hay Red List của IUCN (2019) và cũng không loài Động vật có xương sống nào trong danh sách này có tên trong nghị định 160/2013/NĐ-

CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

f Bụi và khí thải

Bụi, khí thải, ồn, rung phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu từ các nguồn sau:

- Từ hoạt động phát quang cây cối

- Từ hoạt san lấp tạo mặt bằng; thi công lán trại và các công trình phụ trợ phục vụ thi công;

- Từ hoạt động của máy móc thi công và phương tiện vận chuyển;

Đánh giá chung về tác động: Tác động do bụi và khí thải được đánh giá là trung bình do: Các hoạt động trên diễn ra trong thời gian ngắn (khoảng 1 tuần), khối lượng thi

công không nhiều nên máy móc, phương tiện thi công sử dụng ít Mặt khác, khu vực thực hiện tiểu dự án có không gian rộng và thoáng đãng, nên tác động của bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động này sẽ nhanh chóng được khuyếch tán và làm giảm nồng độ

g Nước thải

Trong giai đoạn này, nước thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của công nhân và nước mưa chảy tràn Lượng nước thải phát sinh có tính chất ô nhiễm tương tự như nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng, nhưng do thời gian thi công của giai đoạn này ngắn và số lượng CBCNV thi công của giai đoạn này ít nên mức độ ô nhiễm sẽ thấp hơn nhiều

Nước thải sinh hoạt từ lán trại công nhân bao gồm nước thải từ nước sử dụng cho việc chuẩn bị bữa ăn (Vna) và từ nước sử dụng cho tắm giặt, vệ sinh (Vtg) Căn cứ tiêu chuẩn dùng nước tổng hợp tính theo đầu người gồm nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt tại điểm dân cư nông thôn theo “TCDXVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và Công trình tiêu chuẩn thiết kế” thì định mức nước sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống là 60l/

1 người/ 1 ngày và với 100% lượng nước sử dụng sẽ được thải ra môi trường (Theo mục a, khoản 1 điều 39 nghị định số 80/2014/NĐCP ngày 6/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải) Theo dự kiến số lượng công nhân giai đoạn này khoảng 5 người như vậy tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại mỗi công trường hàng ngày là 0,3 m3/ngày, Để đảm bảo

vệ sinh môi trường, điều kiện sinh hoạt và phù hợp với thực tế tại công trường, yêu cầu đơn

vị thi công lên kế hoạch thuê nhà ở của người dân địa phương cho công nhân; trong trường hợp xây dựng nhà vệ sinh phải đáp ứng yêu cầu theo QCVN 01:2011/BYT về tiêu chuẩn nhà tiêu hợp vệ sinh; nên lượng nước thải sinh hoạt đều có thể kiểm soát được bằng các biện pháp giảm thiểu Tác động được đánh giá ở mức trung bình

Nước thải sinh hoạt có chứa các chất ô nhiễm như: Chất rắn lơ lửng, chất hoạt động bề mặt, các chất hữu cơ, N, P và vi sinh vật có hàm lượng cao sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm Do đó, nguồn thải này phải được thu gom và xử

lý triệt để trước khí thải ra môi trường tiếp nhận (Các tuyến mương tưới tiêu nội đồng

Trang 33

gần khu vực tiểu dự án)

Nước thải từ hoạt động bảo dưỡng thiết bị, phương tiện vận tải: Trong giai đoạn này

sử dụng rất ít thiết bị nên lượng nước thải phát sinh từ hoạt động này rất nhỏ, không gây tác động lớn tới chất lượng môi trường nước của khu vực thực hiện tiểu dự án Tuy nhiên lượng nước thải sinh hoạt và nước thải từ các hoạt động vệ sinh các thiết bị và máy móc thi công nếu không được quản lý và xử lý chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt tự nhiên, và

hệ qủa sẽ ảnh hưởng đến động, thực vật dưới nước

Đánh giá chung về tác động: Tác động do nước thải được đánh giá là thấp do: khối lượng nước thải trong giai đoạn này là ít và trong thời gian ngắn

Đánh giá tác động: Tác động tiêu cực thấp

i Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt:

Phát sinh chủ yếu từ hoạt động hàng ngày của cán bộ công nhân viên trong giai đoạn chuẩn bị Trong giai đoạn này số lượng công nhân tối đa tập trung tại khu vực tiểu

dự án là 5 người/1 công trình Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, hệ số phát thải rác thải sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày Vì vậy, có thể ước tính khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn này là 2,5 kg/ngày/1 công trình

Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh không nhiều, thành phần chủ yếu là chất thải hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, nguyên liệu để chế biến thức ăn phục vụ cho công nhân (thức ăn thừa, vỏ trái cây,…) và một phần nhỏ là các loại bao bì, đồ hộp

Đánh giá chung về tác động: Tác động do chất thải rắn sinh hoạt được đánh giá là

thấp do: khối lượng chất thải sinh hoạt trong giai đoạn này là ít và trong thời gian ngắn

2.1.1.3 Đánh giá tác động của quá trình thi công các hạng mục chính dự án

Giai đoạn này sẽ thực hiện việc dẫn dòng thi công và thi công các hạng mục công trình chính của dự án Các đánh giá, dự báo các tác động tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và xã hội sẽ được thực hiện chi tiết cho giai đoạn này như sau:

- Nguồn gây tác động: trong giai đoạn thi công là các hoạt động san ủi, đào, đắp, xây dựng; Hoạt động nổ mìn phá đá; Hoạt động của trạm trộn bê tông; Hoạt động kho bãi; Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng; Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân tại công trường…

- Phạm vi không gian: không gian thi công chủ yếu tập trung xung quanh khu vực

dự án

Trang 34

- Đối tượng chịu tác động bao gồm:

+ Môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí);

+ Hệ sinh thái của khu vực dự án;

+ Cán bộ, công nhân trên công trường, dân cư gần khu vực Dự án và trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng

Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng

Bảng 6: Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải giai đoạn thi công

sinh

Đối tượng chịu tác động

Phạm vi, Mức độ, Thời gian tác động

1

Hoạt động của máy móc, thiết

bị đào đắp tại khu vực thi

công các công trình chính của

dự án

- Bụi;

- Khí thải chứa các thành phần: SOx, COx, NOx, VOC…

- Đất đá thải

- Khí thải do đốt cháy que hàn

Môi trường không khí;

- Thời gian tác động: ngắn, chỉ diễn ra trong giai đoạn thi công

Hoạt động của xe vận chuyển

nguyên vật liệu xây dựng đến

công trường

Hoạt động hàn kim loại

Hoạt động trạm trộn bê tông

2 Hoạt động của cán bộ, công

nhân tại khu nhà ở, lán trại

- Nước thải sinh hoạt: Nước thải chứa chất hữu cơ dễ phân hủy, chất rắn

lơ lửng, vi sinh vật gây bệnh…

- Chất thải sinh hoạt:

- Thực phẩm dư thừa, giấy loại, túi bóng,…

- Có khả năng gây

sự cố cháy nổ do hút thuốc, nấu ăn

Môi trường nước;

CBCNV

- Phạm vi: ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt

- Mức độ tác động: trung bình, tạm thời và có thể kiểm soát được

- Thời gian tác động: ngắn, chỉ diễn ra trong giai đoạn thi công

Hoạt động của trạm trộn bê

tông (nước thải )

- Nước thải chứa hàm lượng chất rắn

lơ lửng cao, pH cao Hoạt động rửa máy móc, thiết

bị, xe vận chuyển (nước thải

Môi trường đất;

CBCNV

- Phạm vi: tại khu phụ trợ, nhà xưởng

- Mức độ tác động: trung bình, mang tính chất cục

bộ, tạm thời và có thể kiểm soát được

- Thời gian tác động: ngắn, chỉ diễn ra trong giai đoạn thi công

Hoạt động bảo dưỡng máy

móc, thiết bị (Chất thải nguy

hại)

- Chủ yếu là dầu thải, giẻ lau dính dầu

mỡ, bóng đèn

Trang 35

Đánh giá các tác động

(i) Tác động do bụi và khí thải

Trong quá trình thi công, bụi và khí thải phát sinh từ các hoạt động như sau:

- Hoạt động đào, đắp, san gạt mặt bằng các khu vực thi công

- Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng

- Hoạt động hàn

- Hoạt động của trạm trộn bê tông

a) Tác động do bụi và khí thải của hoạt động đào, đắp tại các khu vực Dự án

Quá trình đào, đắp đất đá tại các khu vực thi công sẽ phát sinh ô nhiễm bụi Bên cạnh đó các máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình đào, đắp, thi công như: máy đào, máy xúc, máy ủi, cần trục, máy khoan, ô tô vận chuyển… sẽ phát sinh các khí thải độc hại như: SO2, NO2, CO…

Thời gian đào đắp: theo tiến độ của Dự án

❖ Tính toán nồng độ bụi phát sinh do hoạt động đào, đắp

Mức độ phát tán bụi trong quá trình thi công phụ thuộc vào khối lượng đào, đắp đất đá Lượng bụi khuếch tán được tính toán dựa vào hệ số ô nhiễm và khối lượng đất

đá đào, đắp Theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của Ngân hàng thế giới (Environmental

Assessment Sourcebook, Volume II, Sectoral Guidelines, Environment, World Bank, Washington D.C 8/1991), hệ số ô nhiễm E được tính bằng công thức sau:

1,4

1,3

2, 20,0016

+ E - Hệ số ô nhiễm (kg/tấn)

+ k - Cấu trúc hạt, có giá trị trung bình (không thứ nguyên): 0,35

+ u - Tốc độ gió trung bình tại khu vực dự án: 1,45 m/s

+ M - Độ ẩm trung bình của vật liệu khoảng: 20%

Từ điều kiện cấu trúc hạt trung bình, tốc độ gió trung bình, độ ẩm của vật liệu đào đắp ta xác định được hệ số ô nhiễm E = 0,00623 (kg/tấn đất đá)

Theo dự toán thì khối lượng đào đắp của dự án là: 2.580 tấn Áp dụng công thức trên ta có kết quả như bảng sau:

Bảng 7: Ước tính tổng tải lượng bụi phát sinh các hạng mục chính của Dự án

Trang 36

4 Lượng phát thải Kg/ngày 0,83

(Ghi chú: 1 tháng 30 ngày; 1 ngày làm việc 8h)

Phương pháp tính nồng độ chất ô nhiễm: Để đơn giản hóa ta xét nồng độ chất ô nhiễm trên một diện tích bằng cách sử dụng hình hộp khí điển hình của GS.TS Phạm Ngọc Đăng Khi đó, nồng độ chất ô nhiễm được tính bằng tải lượng chất ô nhiễm/Thể tích bề mặt tác động

Kết quả tính toán như bảng sau:

Bảng 8: Nồng độ bụi phát sinh do hoạt động đào đắp các hạng mục chính của Dự

- Khu vực cụm đầu mối không có hộ dân sinh sống nên đối tượng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm bụi chủ yếu là cán bộ, công nhân làm việc tại công trường

- Gần khu vực đường vận chuyển có một số hộ dân sinh và trường học do đó quá trình đào đắp, thi công dự án các hộ dân này có thể bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm bụi

- Đánh giá tác động: Cao; thời gian tác động ngắn hạn theo tiến độ dự án, và có

thể giảm thiểu được thông qua các biện pháp giảm thiểu

❖ Tính toán nồng độ khí thải phát sinh do các máy móc, thiết bị

Để tính toán lượng khí thải (CO, NO2, SO2) do sự vận hành của máy móc, thiết

bị thi công (sử dụng một tấn dầu đối với động cơ đốt trong) ta tham khảo hệ số phát thải

của các khí độc hại theo tài liệu của Natz Transport và Shun Dar Lin, 2005 như sau:

Bảng 9: Hệ số phát thải các khí thải

Hệ số dầu sử dụng (kg/tấn đất đá) Hệ số khí thải (kg/tấn dầu)

(Nguồn: Natz Transport và Shun Dar Lin, 2005)

Từ khối lượng đất đá đào đắp, ta tính được lượng dầu mà máy móc thiết bị cần

sử dụng Theo WHO, tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của các thiết bị thi công

được tính theo công thức: Tải lượng ô nhiễm = Hệ số ô nhiễm x lượng dầu tiêu thụ

Với khối lượng đất đá đào như trên, lượng dầu mà máy móc, thiết bị sử dụng cho từng hạng mục như sau:

Trang 37

Bảng 10: Lượng dầu sử dụng và tải lượng các loại khí thải trong quá trình đào đắp

Bảng 11: Tải lượng khí thải trong quá trình đào đắp tính theo giờ

vị Khí thải phát sinh do các máy móc, thiết bị

(Ghi chú: 1 tháng = 30 ngày; 1 ngày làm việc 8h)

Để tính toán nồng độ chất ô nhiễm trên một diện tích ta sử dụng mô hình hình hộp khí điển hình, thừa nhận khối không khí ở trên vùng ô nhiễm bất kỳ được hình dung

là hình hộp có một cạnh đáy song song với hướng gió ta có sơ đồ sau:

Bảng 12: Mô hình phát tán không khí nguồn mặt

[Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản khoa học Kỹ thuật, Hà Nội - 2003]

Để tính toán với một quần thể ô nhiễm trong hộp, số lượng chất ô nhiễm trong hộp là tích số của lưu lượng không khí và nồng độ chất ô nhiễm Mức độ tăng trưởng

Trang 38

chất ô nhiễm trong hộp là hiệu số của lượng ô nhiễm đi ra khỏi hộp và lượng ô nhiễm đi vào hộp theo định luật cân bằng vật chất:

Mức độ thay đổi ô nhiễm trong hộp = Tổng mức độ ô nhiễm trong hộp - Mức độ

ô nhiễm ra khỏi hộp

Với giả thiết luồng gió thổi vào hộp là không ô nhiễm và nồng độ ô nhiễm không khí trong hộp (khu vực xác định) ở thời điểm ban đầu là C(0)= 0, thì ta có thể xác định nồng độ chất ô nhiễm nguồn mặt dạng đơn giản như sau:

C= (Es.L)/U.H + Cvào (1)

Es=Ttổng/S (2) Trong đó:

+ C∞ : Nồng độ chất ô nhiễm phát thải vào không khí (mg/m3)

+ Cvào: Nồng độ chất ô nhiễm trung bình tại khu vực dự án (mg/m3)

+ Es : Lượng phát thải trên 1 đơn vị diện tích (mg/s.m2)

+ Ttổng: Tải lượng phát thải (g/s);

+ S : diện tích hộp (m2) - diện tích thi công của các cụm công trình;

+ L: Chiều dài hộp (m) - được xác định bằng phần mềm Autocad

+ U: tốc độ gió của khu vực dự án

+ H: Chiều cao xáo trộn (m), phụ thuộc vào điều kiện ổn định của khí quyển Nhận xét và đánh giá:

- Đối chiếu với QCVN 05:2013/BTNMT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh) cho thấy hầu hết nồng độ các khí thải (SO2; NO2, CO) phát sinh bởi máy móc, thiết bị thi công trên công trường đều nhỏ hơn giới hạn cho phép, do đó không gây ra tình trạng ô nhiễm về khí thải

- Đối tượng bị ảnh hưởng: bụi và khí thải của các phương tiện thi công chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ, công nhân lao động trên công trường gây ra bệnh về đường hô hấp, tổn thương chức năng phổi, mắt, mũi, họng đối với hệ sinh thái xung quanh các khí thải này không ảnh hưởng

❖ Tác động do bụi và khí thải của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng khi chạy trên đường

Khối lượng đất, đá phục vụ thi công sẽ tận dụng của quá trình đào đắp, cát phục

vụ thi công sẽ xay từ đá đào này Phần còn thiếu chủ đầu tư sẽ mua tại địa phương với khối lượng dự kiến như sau: Đá xây dựng (khoảng xxx tấn); Cát xây dựng (khoảng xxx tấn); Xi măng (Khoảng xxxx tấn), sắt thép (Khoảng xxxx tấn), que hàn các loại (khoảng xxxx tấn) mua tại xxxxxx, cách Dự án khoảng xxxxkm

Tuyến đường vận chuyển chính là đường liên xã Qua khảo sát các tuyến đường

có kết cấu vững chắc, tuyến đường hoàn toàn chịu tải được các loại xe có trọng tải lớn như xe 10T, 15T, 20T Tuy nhiên tuyến đường liên xã có bề rộng mặt đường nhỏ, khó

đi Do đó, để phù hợp với điều kiện địa hình miền núi và đảm bảo an toàn, Dự án sử dụng xe tải 10T và 15T để vận chuyển vật liệu Như vậy, tuyến đường xxxxxxx, tuyến đường liên xã và dân cư 2 bên tuyến đường là đối tượng chịu tác động chính trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu của dự án

Trang 39

Đối với vật liệu đá, cát: tổng khối lượng cần vận chuyển là xxxxx tấn với quãng đường xxxxkm, sử dụng xe tải 15T, dùng nhiên liệu Diezel thì sẽ cần khoảng xxxxx lượt

xe chạy cho quá trình kéo dài trong 2 tháng Lưu lượng xe tính toán được xấp xỉ xxx lượt xe/ngày Quy ước cứ 2 xe không tải bằng 1 xe có tải (do chiều từ Dự án về mỏ vật liệu xe không tải), vậy tổng số lượt xe cần sử dụng để vận chuyển vật liệu đá, cát là xxxxx lượt xe/ngày (gồm cả chiều đi và về) Như vậy tổng quãng đường các xe di chuyển trong 1 ngày là: xxxx lượt xxxxx km = xxxxx km

Đối với các vật liệu khác (xi măng, sắt thép, gạch): Tương tự cách tính như vật liệu đá, cát ta có: với loại xe tải chuyên chở 15T/chuyến trong 2 tháng thì số lượt xe vận chuyển trong 1 ngày xấp xỉ xxx lượt xe/ngày; Quy ước cứ 2 xe không tải bằng 1 xe có tải thì tổng số lượt xe cần sử dụng để vận chuyển là xxxx lượt xe/ngày Tổng quãng đường các xe di chuyển trong 1 ngày là: xxxx lượt x xxxxkm= xxxxkm (tính cả chiều

đi và về)

Để tính toán được tải lượng bụi và các khí thải phát sinh ta sử dụng phương pháp

Hệ số ô nhiễm do cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA) và Tổ chức Y tế Thế giới - WHO như bảng dưới đây:

Bảng 13: Hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường

(Đơn vị: kg/1.000 km)

Phương tiện vận tải nhẹ dùng dầu diezen < 3,5 tấn

Phương tiện vận tải nặng dùng dầu diezen 3,5 tấn - 16 tấn

Chạy trên đường cao tốc 0,9 4,15S 1,44 2,9 0,8

(Nguồn: Rapid inventory technique in environmental control, WHO, 1993) Ghi chú: S: Hàm lượng phần trăm (%) lưu huỳnh có trong nhiên liệu

Theo bảng trên và căn cứ vào phương pháp vận chuyển khi thi công, ta chọn hệ

số ô nhiễm giao thông áp dụng cho phương tiện vận tải nặng dùng dầu diesel có tải trọng 3,5 tấn - 16 tấn chạy ngoài đô thị như sau:

Trang 40

C = (mg/m3) Trong đó:

+ C: nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3);

+ E: tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s);

+ z: độ cao của điểm tính toán (m) (z=1,0m-3,0m);

+ h: độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m) (h=0,5m);

+ u: tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s);

+ z: hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương thẳng đứng z(m)

Trị số hệ số khuếch tán chất ô nhiễm z theo phương thẳng đứng (z) với độ ổn định của khí quyển tại khu vực Dự án là B, được xác định theo công thức:

z = 0,53x0,73 (m) Với x là khoảng cách của điểm tính toán so với nguồn thải, theo chiều gió thổi Phương pháp tính toán là chia tọa độ điểm tính theo trục ngang (x) và trục đứng (z) Tốc

độ gió trung bình của khu vực dự án là 1,5 m/s, với bức xạ mặt trời ban ngày thì độ ổn định của khí quyển là loại B (phân loại độ bền vững khí quyển theo Pasquill)

Hệ số khuếch tán phụ thuộc vào mức độ khuếch tán của khí quyển, Giá trị của theo phương thẳng đứng được tính theo Slade với độ ổn định khí quyển thuộc loại B và theo khoảng cách x (m) từ tim đường tính toán sang hai bên

Từ kết quả tính toán tải lượng các chất ô nhiễm trong không khí do phương tiện vận chuyển gây ra ở trên, kết hợp với việc sử dụng mô hình SUTTON ta tính toán được nồng độ các chất ô nhiễm không khí trên tuyến đường vận chuyển như sau:

Đối chiếu với QCVN 05:2013/BTNMT cho thấy nồng độ bụi giảm dần khi khoảng cách (x) và độ cao (z) của điểm tính toán tăng dần: trong vòng bán kính 100m tính từ tim đường sang 2 bên nồng độ bụi đều thấp hơn giới hạn cho phép

Đây là loại hình phát thải khó kiểm soát, có thể ảnh hưởng đến các hộ dân sống dọc 2 bên tuyến đường vận chuyển, ảnh hưởng đến UBND xã, trường học, và và các đối tượng dân cư, công trình nhạy cảm xung quanh Do đó Chủ đầu tư đặc biệt quan tâm giảm thiểu ô nhiễm bụi tại các khu vực tập trung đông dân cư và khu vực nhạy cảm nêu trên

Đối chiếu với QCVN 05:2013/BTNMT cho thấy nồng độ SO2 phát sinh từ hoạt động vận chuyển đá, cát ở khoảng cách 5-10m có chỉ số thấp hơn giới hạn cho phép; Ở khoảng cách từ 10m trở lên các thông số đều nhỏ hơn giới hạn cho phép nên không tạo

ra tình trạng ô nhiễm SO2 Nồng độ SO2 giảm dần theo khoảng cách tăng dần từ nguồn thải

Đối chiếu với QCVN 05:2013/BTNMT cho thấy nồng độ NO2 giảm dần theo khoảng cách tăng dần từ nguồn thải Trong vòng bán kính nhỏ hơn 100m tính từ tâm nguồn thải nồng độ NO2 thấp hơn giới hạn cho phép Từ khoảng cách 100m trở lên nồng

độ NO2 nhỏ dần theo giới hạn cho phép

u

h z h

z E

z

z z

2

2

)(exp2

)(exp8,0

z

z

Ngày đăng: 05/10/2024, 08:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2018. Báo cáo Môi trường Quốc gia 2018 - Chất thải rắn Khác
2. Cục thống kê Tỉnh Nghệ An. 2018. Niên giám thống kê Tỉnh Nghệ An 2018 Khác
3. Lê Thạc Cán và cs. 1992. Đánh giá tác động môi trường, Phương pháp luận và kinh tế thực tiễn. NXB Khoa học&amp;Kỹ thuật Hà Nội Khác
4. Hoàng Kim Cơ, Trần Đức Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hồng. 2005. Kỹ thuật môi trường. NXB Khoa học&amp;Kỹ thuật Khác
5. Phạm Ngọc Đăng. 1999. Môi trường không khí. NXB Khoa học&amp;Kỹ thuật Khác
6. Phạm Ngọc Đăng. 2004. Ô nhiễm môi trường không khí. NXB Khoa học&amp;Kỹ thuật Khác
7. Nguyễn Thúc Hà, Giáo trình công nghệ hàn, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2007 Khác
8. Phạm Duy Hữu, Công nghệ bê tông và bê tông đặc biệt, NXB Xây dựng 2009 Khác
9. Lê Anh Dũng, Môi trường trong xây dựng, NXB Xây dựng, 2006 Khác
10. Hồ Sỹ Giao, Bảo vệ môi trường ở ngành công nghiệp Khai khoáng và Năng lượng, NXB từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 2010 Khác
11. Ngân hàng Thế giới. 2004. Quan trắc môi trường Việt Nam Khác
12. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). 1993. Hướng dẫn về phương pháp đánh giá nhanh ô nhiễm môi trường Khác
13. Lê Trình. 2010. Đánh giá tác động môi trường- Phương pháp và ứng dụng. NXB Khoa học Kỹ thuật Khác
14. Viện khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng. Hướng dẫn kỹ thuật Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Khác
15. Các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Bộ Tài nguyên và Môi trường.Tiếng Anh Khác
1. United State Environmental Protection Agency. 2006. Emission Factor Documentation for AP-42, Section 7.1 - Organic Liquid Storage Tanks Khác
2. World Health Organization. Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution Khác
3. Asian Development Bank. 2003. Environmental Assessment Guidelines Khác
4. World Bank, Washington D.C. 1991. Environmental Assessment Sourcebook, Volume II, Sectoral Guidelines, Environment Khác
5. WHO. 1993. Air emission inventories and controls Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Toạ độ các điểm góc ranh giới mặt bằng Dự án - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 2 Toạ độ các điểm góc ranh giới mặt bằng Dự án (Trang 20)
Hình 1: Mặt bằng tổng thể của Dự án - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Hình 1 Mặt bằng tổng thể của Dự án (Trang 21)
Hình 2: Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Hình 2 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về (Trang 22)
Bảng 4: Tóm lược các tác động trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 4 Tóm lược các tác động trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng (Trang 30)
Bảng 7: Ước tính tổng tải lượng bụi phát sinh các hạng mục chính của Dự án - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 7 Ước tính tổng tải lượng bụi phát sinh các hạng mục chính của Dự án (Trang 35)
Bảng 10: Lượng dầu sử dụng và tải lượng các loại khí thải trong quá trình đào đắp - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 10 Lượng dầu sử dụng và tải lượng các loại khí thải trong quá trình đào đắp (Trang 37)
Bảng 12: Mô hình phát tán không khí nguồn mặt  [Nguồn: Phạm Ngọc Đăng,  Môi trường không khí, Nhà xuất bản khoa học Kỹ thuật, Hà Nội - 2003] - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 12 Mô hình phát tán không khí nguồn mặt [Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản khoa học Kỹ thuật, Hà Nội - 2003] (Trang 37)
Bảng 13: Hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 13 Hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường (Trang 39)
Bảng 14: Thành phần bụi khói của một số loại que hàn - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 14 Thành phần bụi khói của một số loại que hàn (Trang 41)
Bảng 17: Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn thi công - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 17 Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn thi công (Trang 43)
Bảng 20: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải xây dựng từ trạm trộn bê - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 20 Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải xây dựng từ trạm trộn bê (Trang 45)
Bảng 21: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 21 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công (Trang 46)
Bảng 22: Hệ số chảy tràn - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 22 Hệ số chảy tràn (Trang 47)
Bảng 25: Ước tính lượng dầu thải từ các thiết bị thi công chính - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 25 Ước tính lượng dầu thải từ các thiết bị thi công chính (Trang 49)
Bảng 27: Mức độ tiếng ồn điển hình của các thiết bị, phương tiện thi công ở khoảng - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 27 Mức độ tiếng ồn điển hình của các thiết bị, phương tiện thi công ở khoảng (Trang 51)
Bảng 28: Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công theo khoảng cách - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 28 Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công theo khoảng cách (Trang 53)
Hình 3: Cường độ của các loại âm thanh và ảnh hưởng đối với sức khỏe   Bảng 29: Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với người theo mức độ và thời gian tác động - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Hình 3 Cường độ của các loại âm thanh và ảnh hưởng đối với sức khỏe Bảng 29: Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với người theo mức độ và thời gian tác động (Trang 54)
Hình 4: Mô hình cơ chế làm việc của trạm trộn bê tông 60m 3 - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Hình 4 Mô hình cơ chế làm việc của trạm trộn bê tông 60m 3 (Trang 61)
Hình 5: Cấu tạo hệ thống phun sương của trạm trộn bê tông - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Hình 5 Cấu tạo hệ thống phun sương của trạm trộn bê tông (Trang 62)
Hình 6: Cấu tạo bể tự hoại bastaf 05 ngăn - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Hình 6 Cấu tạo bể tự hoại bastaf 05 ngăn (Trang 63)
Hình 7: Hạng mục bể lắng xử lý nước thải xây dựng - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Hình 7 Hạng mục bể lắng xử lý nước thải xây dựng (Trang 65)
Hình 8: Sơ đồ xử lý nước thải từ trạm trộn bê tông - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Hình 8 Sơ đồ xử lý nước thải từ trạm trộn bê tông (Trang 66)
Hình 9: Sơ đồ quản lý chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Hình 9 Sơ đồ quản lý chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng (Trang 69)
Bảng 32: Hệ số ô nhiễm từ các loại xe - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 32 Hệ số ô nhiễm từ các loại xe (Trang 79)
Bảng 33: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn vận hành - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 33 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn vận hành (Trang 80)
Bảng 36: Mức ồn tối đa của các phương tiện giao thông giai đoạn vận hành - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 36 Mức ồn tối đa của các phương tiện giao thông giai đoạn vận hành (Trang 82)
Hình 10: Các bước ứng phó sự cố cháy nổ - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Hình 10 Các bước ứng phó sự cố cháy nổ (Trang 87)
Bảng 37: Danh mục và dự toán kinh phí cho các công trình, biện pháp BVMT - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 37 Danh mục và dự toán kinh phí cho các công trình, biện pháp BVMT (Trang 89)
Hình 11: Sơ đồ tổ chức, quản lý môi trường trong các giai đoạn của dự án - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Hình 11 Sơ đồ tổ chức, quản lý môi trường trong các giai đoạn của dự án (Trang 91)
Bảng 38: Nhận xét mức độ tin cậy của các đánh giá - BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN:
BỔ SUNG SỨC CHỨA KHO XĂNG DẦU
NGHI HƯƠNG
Bảng 38 Nhận xét mức độ tin cậy của các đánh giá (Trang 92)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w