Vai trò của hoạt động Quản trị nhân lực trong tổ chức không chỉ dừng lại ở việc tuyển dụng và quản lí nhân viên, mà còn mở rộng đến việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực, tạo độ
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN CHUYÊN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
Giảng viên hướng dẫn:Đinh Kim Nghĩa Lớp:23070701
Họ tên sinh viên:Phan Chí Quốc Huy
Mã số sinh viên:72300314 Nhóm: 01 ca1 thứ sáu Khóa học:2023-2027
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 12 năm 2023
Trang 2Mục lục
I.Lời nói đầu………
II.Quản trị nguồn nhân lực là gì ?
III Vai trò của Quản trị nguồn nhân lực hiện nay………
III.1 Vai trò của nhân lực hiện nay………
III.2 6 lĩnh vực quan trong của quản trị nhân lực………
III.3 Vai trò của quản trị nhân lực trong đại dịch Covid 19………
III.4 Vai trò của quản trị nhân lực trong bộ máy nhà nước………
IV Xu hướng của ngành Quản trị nhân lực trong tương lai………
IV.1 Xu hướng phát triển của ngành nhân lực trong tương lai………
IV.2 6 lĩnh vực chuyên ngành của quản trị nhân lực trong tương lai………
Trang 3I Lời nói đầu
Trong thời đại công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực được coi là 1 tài sản quan trọng và quyết định đến sự thành công của một tổ chức Hoạt đông Quản trị nhân lực (HRM) đóng vai trò của HRM trong tổ chức và những xu hướng phát triển của ngành trong tương lai
II Quản trị nguồn nhân lực là gì ?
Quản lí nguồn nhân lực là ngành liên quan đến việc quản lí lực lượng lao động của một tổ chức để đạt được mục tiêu Điều này bao gồm việc đáp ứng nhu cầu nhân
sự của tổ chức và duy trì điều kiện làm việc lí tưởng
Bộ phận nhân sự thực hiện điều này bằng cách sử dụng các chiến lược và quy trình nhân sự tập trung vào nhân sự của tổ chức Để đạt được mục tiêu của mình, quản lý nguồn nhân sự sử dụng một số nguyên tắc bao gồm tâm lý học, quản lí kinh doanh, phân tích và xã hội học
III.Vai trò của Quản trị nguồn nhân lực hiện nay
Chuyên gia quản trị nguồn nhân lực David Ulrich đã nhận định rẳng:”Quản trị nhân lực là yếu tố quyết định thành công của một tổ chức Nó không chỉ đảm bảo rằng tổ chức có đủ nhân lực có kĩ năng và năng lực phù hợp, mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực và phát triển nhân lực” Đánh gia về sự phát triển của HRM trong tương lai, chuyên gia về công nghệ và HRM Josh Bersin nhận xét rằng: “ Công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo đã thay đổi cách thức làm việc và tương tác trong tổ chức, HRM cần áp dụng, đào tạo tạo và quản lí nhân sự để tăng cường hiệu quả về thời gian”
Vai trò của hoạt động Quản trị nhân lực trong tổ chức không chỉ dừng lại ở việc tuyển dụng và quản lí nhân viên, mà còn mở rộng đến việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực, tạo động lực và phát triển nhân viên HRM đảm bảo rằng
tổ chức có đủ nhân lực có kỹ năng và năng lực phù hợp để đạt được mục tiêu chiến lược Thông qua việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, HRM giúp tăng cường hiệu suất làm việc và sự hài lòng của nhân viên, từ đí tạo nên sự cạnh tranh
và bền cững cho tổ chức
Trang 4Trong giai đoạn hiện nay vai trò của nhân đang ngày càng được củng cố hơn khi quản trị nguồn nhân sự đang ảnh hưởng lớn tới khả năng vận hành và phát triển của các tổ chức như:
Tuyển dụng: Đây có lẽ là vai trò phổ biến gắn liên với các nhà quản trị nguồn nhân lực Nó liên quan đến việc tìm kiếm, xem xét thông tin, xác thực và sàng lọc, lựa chọn ứng viên cho một công ty Một quy trình tuyển hiệu quả sẽ tuyển được những nhân viên phù hợp với vị trí
đó chứ không chỉ những ứng viên có bằng cấp tốt nhất
Đào tạo nhân viên: Ngay cả với những ứng viên giàu kinh nghiệm nhất, việc gia nhập một công ty mới cũng cần được đào tạo Mục đích của việc đào tạo nhân viên là trang bị cho họ những kĩ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện vai trò của mình một cách hiệu quả Người
sử dụng lao động phải sẵn sàng cam kết đầu tư một khoản đáng kể vào việc đào tạo nhân viên của họ Điều này không chỉ có lợi cho công ty
mà còn giúp nhân viên phát triển bản than Chất lượng đào tạo được cung cấp sẽ góp phần rất lớn vào việc giữ chân nhân viên Khi nhân viên cảm thấy rằng họ có thể phát triển, họ có nhiều khả năng tiếp tục làm việc hơn Cơ hội cho nhân viên nâng cao kĩ năng của họ sẽ cải thiện sự hài long và tinh thần chung
Phát triển tổ chức: Là quá trình trong đó một tổ chức thực hiện kế hoạch cả thiện lực lượng lao động hiện tại của mình để đáp ứng các yêu cầu hiện tại và tương lai Điều đó liên quan đến việc tăng cường hiệu quả của tổ chức bằng cách cải tiến các quy trình và hệ thống Phát triển tổ chức đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố lực lượng lao động hiện có, nâng cao hiệu quả của lực lượng lao động và thúc đẩy các điều kiện làm việc tích cực
Giao tiếp trong môi trường làm việc: Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc quản lí môi trường làm việc Những người quản trị nguồn nhân lực là những người ứng phó đầu tiên đối với mọi vấn
đề liên quan đến nơi làm việc của nhân viên Giao tiếp hiệu quả giúp nhân viên dễ dàng làm việc vì một mục tiêu duy nhất Vai trò của bộ phân quản lý nhân sự là thúc đẩy sự giao tiếp tốt hơn giữa các cá nhân trong tổ chức
Quản lí thông tin và lợi ích của nhân viên: Các nhà quản lí nhân sự có liên quan đến việc phổ biến thông tin về lợi ích của nhân viên, các chương trình hỗ trợ và nghỉ phép Thông tin này thường được bao gồm trong các tệp quản lí nhân sự Các nhà quản lí nhân sự có nhiệm
Trang 5vụ định hướng cho nhân viên mới về một số lợi ích mà tổ chức cung cấp Họ cũng đóng góp một vai trò trong các tranh chấp về lợi ích của nhân viên
Trách nhiệm quản lí và điều hành: Không chỉ tuyển dụng nhân viên mới, các nhà quản lí nhân sự còn có trách nghiệm quản lý và điều hành Để trờ thành nhà quản lí nhân sự hiệu quả, họ cũng phải thực hiện vai trò lãnh đạo trong việc đào tạo nhân viên liên tục và duy trì
sự hiểu biết vững chắc về thương hiệu và mục tiêu của tổ chức Một chiến lược nhân sự tốt cũng sử dụng việc lập kế hoạch nhân lực, tuyển dụng và thăng chức như một phần trách nghiệm quản lí và trách nghiệm quản lí và điều hành của họ
Nhưng bây giờ với sự phát triểu của ngày càng nhiều tổ chức hơn với những lực lượng nhân viên đông đảo và chất lượng hơn, vai trò của quản trị nguồn nhân lực lại càng đòi hỏi cao hơn về cả trình độ chuyên môn và sự đa dạng khi có đủ khả năng quản lí nguồn nhân lực của nhiều tổ chức như hiện nay Điều đó cho thấy người quản lý nhân sự ngày nay phải có khả năng đảm nhận nhiều vai trò chứ không chỉ dụng lại ở chỗ quản lí phúc lợi và quản lí môi trường làm việc Bây giờ giờ vai trò của người quản lí nguồn nhân lực ngày càng phức tạp và đòi hỏi trình
độ cao khi khả năng hoạt động như người ủng hộ nhân viên, người lập kế hoạch chiến lược và người quản lí thay đổi Giám đốc nhân sự làm việc với các nhà quản
lí khác nhau trong việc nghiên cứu, lập kế hoạch, đào tạo và phát triển văn hóa lực lượng lao động để đảo bảo thực hiện thành công chiến lược kinh doanh Dưới đây
là những vai trò tốt nhất của quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức
Trang 6Càng sự phát triển của các tổ chức lại càng cho thấy trách nghiệm của ngành quản
lí nhân sự là rất lớn Điều hành hầu hết mọi khía cạnh hoạt động hàng ngày của tổ chức Các vai trò bao gồm các nhiệm vụ giám sát và lãnh đạo giám sát tất cả các yếu tố liên quan đến việc duy trì lực lượng lao động hiệu quả Những sự thay đổi
đó trong vai trò quản lí nguồn nhân lực ngày nay đã hình thành nên những lĩnh vực quan trọng trong quản trị nguồn nhân lực
Dưới đây là 6 lĩnh vực quan trọng trong giai đoạn phát triển của quản trị nguồn nhân lực hiện nay:
1.Tuyển dụng và tuyển chọn: Quản lí quá trình tìm kiếm, thu hút và lựa chọn nhân viên phù hợp với yêu cầu công việc và văn hóa tổ chức Việc tuyển chọn này ngày càng được chú trọng và tập trung ở các tổ chức hiên nay do sự đòi hỏi đặc thù trong công việc và một phần cũng chính do sự phát triển của đất nước Sự phát triển của đất nước dẫn đến sự phát triển mô hình quản lí và sự chuyên nghiệp trong các bộ máy tổ chức đi đôi với đó là nguồn nhân lực dồi dào và có bằng cấp tốt, điều này đòi hỏi người làm quản lí nhân sự phải giám sát chặt chẽ vào quá trình tuyển dụng và tuyển chọn của doanh nghiệp để tìm được những người phù hợp với tính chất công việc cũng như những đòi hỏi và những gì tổ chức đó cần
2.Đào tạo và phát triển: Xác định nhu cầu đào tạo, phát triển kỹ năng và năng lực cho nhân viên hiện tai và tương lai của tổ chức để đảm bảo cho sự phát triển cá nhân và thành công của tổ chức đó
3.Đánh giá hiệu suất: Đây là luôn là một trong những lĩnh vực cần thiết nhất của nhà quản lí nhân lực khi họ phải thiết lập hệ thống đánh giá hiệu quả để đo lường và đánh giá công việc của nhân viên, từ đó đưa ra phản hồi và giúp cải thiện hiệu suất làm việc Tìm ra những biện pháp xử lí khi không nhận lại được những đánh giá tốt về hiệu suất Từ đó đòi hỏi người làm nhân sự phải điều chỉnh cách thức hoạt động của tổ chức cũng như cải thiện môi trường làm việc của tổ chức có thể thông qua những biện pháp như: tâm lí học, thay đổi nhân sự hoặc cắt bớt nhân
sự Sự thay đổi đó của họ cần phải đem lại hiệu quả tốt nhất cho môi trường làm việc của tổ chức từ đó đem lại hiệu suất tốt nhất cho sự hoạt động của tổ chức 4.Khuyến khích và động viên: Tạo ra và hình thành được cho tổ chức một môi trường làm việc tích cực và chú trọng hơn đến nhân viên với những vấn đề như sức khỏe phúc lợi hoặc vướng mắc trong công việc từ đó đem lại tâm lí thoải mái cho nhân viên trong môi trường làm việc giúp tăng cường theme sự cam kết và đóng góp của họ cho tổ chức
Trang 75.Quản lý tiền lương và phúc lợi: Giam sát và quản lí hệ thống tài chính của
tổ chức từ đó quản lí hệ thông tiền lương và phúc lợi của nhân viên trong tổ chức Như sự giới hạn mức lương, tăng lương hoặc theme đãi ngộ về tiền hoặc phúc lợi cho nhân viên cũng như các chính sách đãi ngộ từ đó làm tăng sự tín nhiệm và đóng góp và đi đôi với đó là sự hài long của nhân viên làm cho năng suất và hiệu quả công việc của nhân viên được đảm bảo
6.Quản lí hệ lao động: Đảm bảo cho nhân viên tuân thủ các quy định pháp luật lao đông cũng như xử lí các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động hoặc tranh chấp lao động một cách hiệu quả và công bằng Tránh cho những thiệt hại về lao động cho cả tổ chức cũng như duy trì một môi trường làm việc trong tổ chức đảm bảo về mặt pháp lí và pháp luật từ đó nâng cao tinh thần cho nhân viên không tạo
áp lực tâm lí trong môi trường của tổ chức
Từ những lĩnh vực quan trọng của nhân lực hiên nay và vai trò của quản trị nhân lực trong tổ chức cho ta thấy quản lí nhân lực trở nên ngày càng quan trọng và đa dạng hơn bao giờ hết Quản trị nhan lực không còn đơn thuần là việc làm quản lí
và phân công nhân viên trong các tổ chức, mà còn là người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và duy trì một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả
Trong đại dịch Covid 19, vai trò của quản lí nhân lực lại càng quan trọng hơn bao giờ hết Họ đảm bảo an toàn sức khỏe của nhân viên, đông thời tìm cách duy trì hoạt động kinh doanh và sự ổn định của tổ chức Cụ thể, quản lí nguồn nhân lực thực hiện các nhiệm vụ sau:
1 Đảm bảo an toàn và sức khỏe của nhân viên: Quản lí nhân lực cần đảm bảo rằng các biện pháp an toàn và vệ sinh được thực hiện đúng cách trong nơi làm việc Họ cung cấp thông tin và hướng dẫn cho nhân viên về cách phòng ngừa và ứng phó với covid 19
2 Quản lí tữa và làm việc từ xa: Trong thời gian đại dịch, nhiều tổ chức đã phải thực hiện chính sách làm việc từ xa Quản lí nhân sự cần đảm bảo rằng nhân viên có đủ công cụ và tài nguyên để làm việc từ xa một cách hiệu quả Họ cũng cần tạo ra một môi trường làm việc ảo tốt để duy trì sự kết nối và tương tác giữa các thành viên trong tổ chức
3 Hỗ trợ tinh thần và truyền động lực: Trong thời gian khó khan, quản lí nhân lực cần thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ đối với nhân viên Họ có thể
tổ chức các hoạt động tăng cường tinh thần như họp trực tuyến, trò chuyện cá nhân, hoặc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tâm lí
Trang 84 Điều chỉnh và tái cơ cấu tổ chức: Trong một số trường hợp, tổ chức có thể phải điều chỉnh hoạt động hoặc tái cơ cấu để thích nghi với tình hình đại dịch Quản lí nhân lực có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định về việc cắt giảm nhân sự, chuyển đổi công việc, hoặc tìm kiếm các cách thức mới để thích nghi với thị trường
5 Phát triển nhân viên: Dù trong thời gian khó khan, việc phát triển nhân vẫn là một yếu tố quan trọng Quản lí nhân lực cần tìm cách cung cấp đào tạo và phát triển cho nhân viên để họ có thể thích nghi với các thay đổi và phát triển trong tổ chức
Như vậy, vai trò của quản lí nhân lực trong thời đại hiên nay và trong đại dịch covid 19 là đảm bảo an toàn và sức khỏe của nhân viên, duy trì hoạt động kinh doanh và sự ổn định của tổ chức , hỗ trợ tinh thần và truyền động lực, điều chỉnh
và tái cơ cấu tổ chức, và phát triển nhân viên
Không chỉ dừng lại ở đó vai trò của quản lí nguồn nhân lực lực còn ảnh hưởng đến rất nhiều trong hiện nay và đặc biệt là trong nhà nước Quản lí nhân sự trong bộ máy nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hiệu quả và hiệu suất suất của tổ chức Dưới đây là một số vai trò chính của quản lí nhân sự trong bộ
Trang 9máy nhà nước Quản lý nhân sự trong bộ máy nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hiệu quả và hiệu suất của tổ chức
Dưới đây là một số vai trò chính của quản lý nhân sự trong bộ máy nhà nước:
1 Quản lý Nhân sự:
Tuyển dụng và Tuyển chọn: Quản lý nhân sự tham gia vào quá trình
tuyển dụng và tuyển chọn cán bộ, đảm bảo rằng những người được chọn có năng lực và kỹ năng phù hợp với công việc
Phân loại công việc và Kế hoạch Nhân sự: Xác định nhu cầu về
nhân sự, phân loại công việc, và phát triển kế hoạch nhân sự để đảm bảo rằng có đủ cán bộ với đủ kỹ năng cho mỗi vị trí
2 Quản lý Hiệu suất:
Đánh giá và Phát triển: Tiến hành đánh giá hiệu suất và phát triển
các kế hoạch để nâng cao năng lực và kỹ năng của cán bộ
Quản lý Thưởng và Phạt: Quản lý các chính sách thưởng và phạt để
động viên nhân viên và duy trì môi trường làm việc tích cực
3 Quản lý Nhân sự và Chính sách Nhân quyền:
Thực hiện Chính sách Nhân quyền: Bảo đảm rằng mọi quy định và
chính sách nhân quyền được thực hiện đúng đắn trong tổ chức
Xử lý Các vấn đề Nhân quyền: Đối mặt với và giải quyết các vấn đề
liên quan đến nhân quyền trong tổ chức
4 Quản lý Mối quan hệ lao động:
Xử lý Xung đột: Xử lý và giải quyết các xung đột lao động trong tổ
chức
Thúc đẩy Mối quan hệ Lao động tích cực: Tạo điều kiện làm việc
tích cực và thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa nhân viên và tổ chức
5 Quản lý Đào tạo và Phát triển:
Lập kế hoạch Đào tạo: Phát triển và thực hiện các chương trình đào
tạo để nâng cao kỹ năng và năng lực của nhân viên
Phát triển Kế hoạch Sự nghiệp: Hỗ trợ nhân viên trong việc phát
triển kế hoạch sự nghiệp và định rõ các cơ hội thăng tiến
Trang 106 Quản lý Nhân sự và Công nghệ thông tin:
Sử dụng Công nghệ: Tận dụng công nghệ thông tin để quản lý thông
tin nhân sự, tổ chức dữ liệu và tối ưu hóa quy trình làm việc
Quản lý nhân sự trong bộ máy nhà nước đóng vai trò quan trọng để đảm bảo rằng nhân viên là nguồn lực chủ chốt được quản lý và phát triển một cách hiệu quả, nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức
Từ tất cả những dẫn chứng trên cho chúng ta thấy được rằng vai trò của quản lí nhân sự là vô cùng cần thiết trong giai đoàn hiện nay không chi trong mỗi trong các tổ chức thuần về kinh tế mà còn gần như là mọi tổ chức trong đời sống con người Đòi hỏi mỗi người làm nhân sự phải là những người có chuyên môn cao
và am hiểu về mọi mặt đời sống từ đó giúp họ có thể thiết lập, quản lí và nâng cao môi trường làm việc trong các tổ chức khác nhau
IV Xu hướng của ngành Quản trị nhân lực trong tương lai.
Đánh giá về sự phát triển của Quản trị nguồn nhân lực trong tương lương lai, chuyên gia về công nghệ và quản trị nguồn nhân lực Josh Bersin nhân xét rằng:
“Công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo đã thay đổi cách thức làm việc và tương tác trong tổ chức, quản trị nguồn nhân lực cần áp dụng đào tạo và quản lí nhân sự để tăng cường hiệu quả về thời gian”