Năng suất cây trồng là gì?-Năng suất cây trồng là số lượng sản phẩm chính thu được tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng hoặc diện tích thu hoạch của từng loại cây trồng trong một vụ
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
SEMINAR MÔN SINH LÝ THỰC VẬT
BIOLOGICAL AND ECONOMIC CROP
YIELDS
Người hướng dẫn: TS TRẦN THỊ DUNG
Người thực hiện: 1/ TRƯƠNG HUỲNH LAM-62200373
2/ NGUYỄN ĐẠT TRÍ-62200286
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
Trang 2I Năng suất cây trồng là gì?
-Năng suất cây trồng là số lượng sản phẩm chính thu được tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng hoặc diện tích thu hoạch của từng loại cây trồng trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của một đơn vị săn xuất nông nghiệp, một địa phương hay cả nước
Hình 1: Năng suất cây trồng
-Có hai loại năng suất cây trồng:
-Năng suất gieo trồng: Tính cho toàn bộ diện tích gieo trồng, bao gồm cả diện tích mất trắng
Ví dụ: 1 hecta gieo trồng lúa thu được 100 kg tổng sinh khối mỗi ngày, sinh khối này
bao gồm lá, thân, hạt lúa, là năng suất sinh học của cây lúa
-Năng suất thu hoạch: Chỉ tính trên diện tích thu hoạch, không bao gồm diện tích mất trắng
Ví dụ: Cũng 1 hecta gieo trồng lúa thu được 100 kg tổng sinh khối mỗi ngày, nhưng chỉ
có 10 kg là ở trong hạt lúa, như vậy chỉ có phần hạt lúa được coi là năng suất kinh tế Ngoài ra ta có một công thức tính năng suất cây trồng do ngài Nhitriporivich – Nhà sinh lí thực vật học người Nga, đã đưa ra biểu thức:
N kt: năng suất kinh tế (phần chất khô tích lũy trong cơ quan kinh tế): tấn/ha.
Trang 3F CO2: khả năng quang hợp (gồm cường độ quang hợp: (mgCO2/dm lá/giờ) và
hiệu suất quang hợp (gam chất khô/m lá/ngày).2
K kt: hệ số kinh tế (tỉ số giữa số chất khô tích lũy trong cơ quan kinh tế và tổng số
chất khô quang hợp được)
L: diện tích quang hợp (gồm chỉ số diện tích lá: m lá/m đấtà thể năng quang hợp:2 2
m lá/ngày).2
K t: hệ số hiệu quả quang hợp (tỉ số giữa phần chất khô còn lại với tổng số chất khô
quang hợp được)
n: thời gian hoạt động của bộ máy quang hợp.
-Năng suất cây trồng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người Nó cung cấp nguồn thực phẩm cho dân cư, đóng góp vào nền kinh tế và bảo vệ môi trường
Hình 2: Năng suất cây trồng cung cấp lương thực
+Trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất cây trồng là chỉ số đo lường sức mạnh sản xuất của một khu vực, đất nước hay toàn thế giới Năng suất cây trồng càng cao thì sản lượng, giá trị thương mại và hiệu quả sản xuất càng lớn
+Năng suất cây trồng còn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho dân cư Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe con người Với tốc độ tăng dân số ngày càng gia tăng, năng suất cây trồng là yếu tố quyết định đến việc đảm bảo đủ thực phẩm cho toàn thể xã hội
Trang 4+Ngoài ra, năng suất cây trồng còn đóng góp vào nền kinh tế Nó giúp tăng sản lượng, giá trị thương mại và tạo ra nhiều việc làm cho người dân Thông qua xuất khẩu nông sản, năng suất cây trồng còn đóng góp vào thu nhập của đất nước
Hình 3: Bón phân cho cây
+Cuối cùng, năng suất cây trồng còn ảnh hưởng đến môi trường Quá trình sản xuất nông nghiệp gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm nước, đất và không khí Tuy nhiên, năng suất cây trồng cao giúp giảm thiểu sử dụng đất và nguồn tài nguyên nước, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường
1 Năng suất sinh học là gì?
Năng suất sinh học là tổng sản lượng sinh chất (rễ, thân, lá, hoa, quả,…) của cây trồng trên một đợn vị diện tích và đơn vị thời gian, tỷ lệ chất khô có giá trị kinh tế trên năng suất sinh học có giới hạn khác nhau tùy loài, nhờ chọn lọc nhân tạo mà chọn lọc giống có tỷ lệ năng suất cao
Ví dụ: Lúa mì có năng suất sinh học là 15 tấn/ha/năm bao gồm hạt 10 tấn/ha/năm
và rơm 5 tấn/ha/năm
Trang 5Hình 4:Năng suất sinh học và năng suất kinh tế
2 Năng suất kinh tế là gì?
Năng suất kinh tế là 1 phần của năng suất sinh học được tích lũy trong cơ quan chứa sản phẩm(hạt, củ, quả, ) có giá trị kinh tế cao đối với đời sống con người
Ví dụ: Người ta tính được 1ha cà rốt, sau 60 ngày đã thu được 5000 kg sinh khối Trong đó thì có 3400 kg quả
*Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp:
Theo nghiên cứu, quang hợp quyết định 90-95% năng suất của cây trồng, khoảng 5-10% là các chất dinh dưỡng khoáng
1 Các biện pháp tăng năng suất cây trồng
- Tăng diện tích lá (tăng diện tích tiếp nhận ánh sáng): Lá là cơ quan quang hợp Trong lá có lục lạp với hệ sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã được hấp thụ đến pha tối cố định CO2 tạo vật chất hữu cơ cho cây
Trang 6Do vậy, tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn dến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây, tăng năng suất cây trồng
Bón phân tưới nước hợp lí, sử dụng kĩ thuật chăm sóc phù hợp cho từng loại cây trồng
\
Hình 5: Bón phân cho cây
-Tăng diện tích lá: Tăng hấp thụ ánh sáng → tăng cường độ quang hợp → tăng tích luỹ chất hữu cơ cho cây → tăng năng suất cây trồng
-Tăng cường độ quang hợp: cung cấp nước, bón phân, chăm sóc hợp lí tạo điều +Tăng cường độ quang hợp: Cường độ QH là chỉ số thể hiện hiệu suất QH của bộ máy QH
+Tăng cường độ quang hợp→ tăng khả năng tích luỹ chất hữu cơ→ tăng năng suất cây trồng
-Tăng hê † số kinh tế:
• Chọn giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh
tế (hạt, củ,…) với tỉ lệ cao
• Bón phân hợp lí
Tăng hệ số kinh tế: Hệ số kinh tế tăng khi năng suất kinh tế tăng (cây có sự phân bố sản phẩm QH vào các bộ phận có giá trị kinh tế như hạt, củ, quả…)
2 Tăng năng suất cây trồng về mặt sinh học
a) Nâng cao hiệu quả quang hợp:
- Cải thiện khả năng quang hợp và năng suất cây trồng:
+ Lựa chọn giống cây có tán lá rộng, hướng lá hợp lý để đón ánh sáng tốt nhất + Trồng cây với mật độ thích hợp, tránh che bóng lẫn nhau
+ Sử dụng các biện pháp kỹ thuật: bón phân lá, tưới nước hợp lý,
Trang 7Hình 6: Tăng khả năng quang hợp
- Tăng cường hoạt động của các enzyme quang hợp:
+ Bổ sung các vi lượng dinh dưỡng cần thiết cho quá trình quang hợp như: Mn, Fe,
Zn, Cu,
+ Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc sinh học
+ Áp dụng các kỹ thuật canh tác: chiếu sáng bổ sung, điều chỉnh nhiệt độ,
- Giảm thiểu quang hợp hô hấp:
+ Lựa chọn giống cây có tỷ lệ quang hợp/hô hấp cao
+ Tránh bón thừa đạm, đặc biệt là vào giai đoạn sau của vụ cây
+ Sử dụng các biện pháp kỹ thuật: tưới nước hợp lý, điều chỉnh độ ẩm không khí,
b) Tăng cường khả năng hấp thụ và sử dụng dinh dưỡng:
- Cải thiện hệ thống rễ cây:
+ Bón phân hữu cơ, vi sinh để tăng cường hệ vi sinh vật có lợi cho đất
+ Sử dụng các chế phẩm sinh học giúp kích thích phát triển rễ
+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật: tưới nước hợp lý, luân canh cây trồng,
Trang 8Hình 7: Tăng khả năng hấp thụ và sử dụng dinh dưỡng
- Tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây:
+ Bón phân cân đối, đúng thời điểm, đúng liều lượng theo nhu cầu của cây trồng + Sử dụng các loại phân bón dễ tan, dễ hấp thu
+ Áp dụng các kỹ thuật bón phân tiên tiến: bón phân theo nhu cầu, bón phânfertigation,
c) Tăng cường khả năng chống chịu của cây trồng:
- Lựa chọn giống cây có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi:
+ Chọn giống cây có khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn, úng,
+ Chọn giống cây phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương + Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp (IPM):
+ Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh sinh học, hạn chế sử dụng hóa chất + Áp dụng các biện pháp canh tác: luân canh cây trồng, vệ sinh đồng ruộng,
- Tăng cường sức đề kháng của cây trồng:
+ Bón phân cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây
+ Sử dụng các chế phẩm sinh học giúp tăng cường sức đề kháng của cây + Áp dụng các biện pháp kỹ thuật: tưới nước hợp lý, điều chỉnh độ ẩm không khí,
Trang 9Hình 8: Khả năng chống chịu của cây
d) Cải thiện cấu trúc và chất lượng đất:
- Bón phân hữu cơ, vi sinh:
+ Bổ sung chất hữu cơ cho đất, giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng cường khả năng giữ nước và dinh dưỡng
+ Kích thích hoạt động của vi sinh vật có lợi cho đất, giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn
- Luân canh cây trồng:
+ Giúp cải thiện cấu trúc đất, hạn chế sâu bệnh hại, tăng cường độ phì nhiêu của đất
+ Trồng các loại cây họ đậu để cung cấp đạm cho đất
+ Áp dụng các biện pháp canh tác bảo tồn
+ Hạn chế xới xáo đất, giúp bảo vệ cấu trúc đất, hạn chế xói mòn đất
Trang 10Hình 9: Luân canh cây trồng
3 Tăng năng suất cây trồng về mặt kinh tế
a) Lựa chọn cây trồng năng suất kinh tế:
Chọn cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương và nhu cầu thị trường
Ưu tiên các loại cây trồng có khả năng bảo quản lâu dài, dễ vận chuyển
Trồng xen canh, gối vụ để tận dụng tối đa diện tích đất và thời gian canh tác
Hình 10: Lựa chọn giống cây đạt chuẩn
b) Giảm chi phí sản xuất:
Sử dụng các giống cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn hán, để giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh
Áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến: tưới nước tiết kiệm, bón phân hợp lý,
Sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả cao và giá thành hợp lý
c) Nâng cao chất lượng sản phẩm:
Trang 11Áp dụng các biện pháp kỹ thuật: sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, tuân thủ các quy trình sản xuất an toàn,
Chứng nhận sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế như: VietGAP, GlobalGAP,
để nâng cao giá trị sản phẩm
Hình 11: Lễ trao giải giấy chứng nhận đạt chuẩn VIETGAP
d) Tăng cường liên kết sản xuất, tìm nhiều nguồn tiêu thụ sản phẩm:
Hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức trong khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để giảm chi phí, tăng lợi nhuận
Tham gia vào các chuỗi giá trị nông sản để nâng cao giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường
e) Tăng cường xúc tiến thương mại:
Tham gia các hội chợ, triển lãm nông nghiệp để quảng bá sản phẩm
Tận dụng các kênh thương mại điện tử để tiếp cận thị trường rộng lớn hơn Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường
Trang 12Hình 12: Hội chợ xúc tiến thương mại
Trang 13Mục lục hình ảnh:
Hình 1: Năng suất cây trồng 1
Hình 2: Năng suất cây trồng cung cấp lương thực 2
Hình 3: Bón phân cho cây 3
Hình 4:Năng suất sinh học và năng suất kinh tế 4
Hình 5: Bón phân cho cây 5
Hình 6: Tăng khả năng quang hợp 6
Hình 7: Tăng khả năng hấp thụ và sử dụng dinh dưỡng 7
Hình 8: Khả năng chống chịu của cây 8
Hình 9: Luân canh cây trồng 9
Hình 10: Lựa chọn giống cây đạt chuẩn 9
Hình 11: Lễ trao giải giấy chứng nhận đạt chuẩn VIETGAP 10
Hình 12: Hội chợ xúc tiến thương mại 11
I