1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Sinh lý thực vật năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Thá

5 19 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Thi Kết Thúc Học Phần Học Kì 2 Môn Sinh Lý Thực Vật Năm 2021-2022 Có Đáp Án
Trường học Trường Đại Học Đồng Tháp
Chuyên ngành Sinh lý thực vật
Thể loại đề thi
Năm xuất bản 2021-2022
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 761,76 KB

Nội dung

Tham khảo Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Sinh lý thực vật năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp dành cho các bạn sinh viên tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Trang 1

TRUONG DAI HQC DONG THAP

DE THI KET THUC HQC PHAN

Hoc phan: Sinh lý thực vật, Mã HP: BI4132, Học kỳ: 2, năm học: 2021 — 2022 Khối ngành: SP Sinh học, Lớp: ĐHSSinh20A, hình thức thi: Tự luận

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: (2đ)

Trong các nhóm sắc tố quang hợp, nhóm sắc tố nào trực tiếp chuyển hoá năng

lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong ATP và NADPH? Hãy trình bày tính

chất của nhóm sắc tố đó

Câu 2: (2 đ)

Bằng những cơ sở khoa học, anh/chị hãy giải thích mối liên hệ giữa sự thiếu Ca và hiện tượng nứt trái ở một số cây trồng

Câu 3: (3đ)

Hãy chứng minh điểm khác nhau giữa con đường cố định CO; trong quang hợp ở

thực vật Cạ, Cy và CAM để cho tháy đây là quá trình sinh lý thể hiện sự thích nghỉ của

các nhóm thực vật này với môi trường sống

Câu 4: (3 đ)

Có phát biểu cho rằng “Khi đạt đến điểm bão hòa ánh sáng, nếu cường độ ánh

sáng tiếp tục tăng thì cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp” Hãy cho

biết phát biểu trên đúng hay sai? Nếu đúng, hãy làm rõ phát biểu trên Nếu sai, nên sửa lại như thế nào cho đúng và giải thích lý do tại sao phải sửa lại như thế

(Ghi chú: Sinh viên được sử dụng tài liệu khi làm bài)

Trang 2

DAP AN DE THI KET THUC MON HOC

Môn học: Sinh lý thực vật, ma MH: BI4132, hoc ky: 2, nam học: 2021 - 2022

Ngành/khối ngành: SP Sinh học

Sắc tố trực tiếp chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng

Trong các sắc tô quang hợp, nhóm sắc tố trực tiếp chuyên hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong ATP và

NADPH Ia nhom chlorophyll

Tính chất của nhóm sắc tố quang hợp chlorophyll:

- Có hoạt tính hóa học cao, vừa mang tính acid vừa mang tính kiềm

~ Màu xanh của chl phụ thuộc vào nhân Mg

- Khi tác dụng với acid tạo Feofitin (mất nhân Mg: màu nâu) không

có khả năng QH: Khi TB chết: màng NSC mắt khả năng thấm chọn

lọc, acid thấm vào chl tao Feofitin (lá màu nâu: không có khả năng

QH)

- Khả năng hấp thu ánh sáng chọn lọc (Quang phổ hấp thu cực đại

cua chil 6 vao vùng tia xanh (430-460) va tia đỏ (620-700)

- Có hoạt tính quang hóa mạnh

- Có khả năng phát huỳnh quang

Vai trò của nhóm sắc tố quang hợp chlorophyll:

Tham gia hấp thu, vận chuyển, chuyển hóa (Chl a) năng lượng ánh

sáng mặt trời thành năng lượng tích lũy trong các hợp chất cao năng

(NADPH, ATP) trong pha sáng của quang hợp

0,5 0,5

0,5

0,5

Môi liên hệ giữa sự thiếu Ca và hiện tượng nứt trái ở một số cây

Ca không tham gia trực tiếp cấu trúc các hợp chất hữu cơ quan

trọng của chất nguyên sinh nhưng có thể tạo mối liên kết hóa trị phụ

Là cầu nối liên kết giữa các thành phần hóa học của chất nguyên sinh

(ADN-Pr, ARD - Pr, Nu-Nu, Ca là cầu nối nhóm phosphate và

carboxyl của phospholipid) Vì vậy, nói Ca có vai trò ổn định cấu

trúc không gian của các bào quan trong tế bào, ảnh hưởng đến cấu

trúc cũng như tính thấm của màng tế bào

Đặc biệt, Ca có vai trò quan trọng trong việc hình thành gian bào

(pectat-Ca), ảnh hưởng đến sự phân chia và kéo dài tế bào

Ca ảnh hưởng đến hoạt tính auxin, điều hòa hoạt động của nhóm

phitohormone (cytokinin), ảnh hưởng đến sự lớn lên của tế bào hạt

phân

Ca? tham gia hoạt hóa nhiều hệ enzyme: amylase, phospholipase,

ATP-ase, lipase, protease Nói chung Ca”? kích thích các enzyme

liên kết ở màng, làm giảm hoạt tính, ức chế nhiều enzyme ở vùng tế

bào chất và ở lục lạp Ca có tác dụng ức chế các enzyme chịu tác

động kích thích cia Mg”

Trang 3

Từ những vai trò trên cho thay Ca đóng vai trò quan trọng trong

việc hình thành phức hợp pectat-Ca, phức hợp có vai trò quan trọng

trong việc hình thành gian bào, sự kết dính của các tế bào nằm cạnh

nhau Do đó, khi thiếu hụt Ca, sự hình thành phức hợp này bị ảnh

hưởng nên dẫn đến sự liên kết giữa những tế bào với nhau bị lỏng lẻo

dễ dẫn đến sự nứt trái

Điểm khác nhau giữa con đường cố định CO; trong quang hợp ở

thực vật C3, Cy va CAM

3,0

Trinh bay được khái quát 3 con đường cô định CO; trong quang hợp

ở 3 nhóm thực vật

-_ Nhóm thực vật €›: nhận CO; từ khí quyền và thực hiện quá

trình cố định CO; trong chu trình Calvin tại các tế bào thịt lá

- Nhóm thực vật Cạ: nhận CO; từ khí quyển, chuyển CO,

thành dạng acid hữu cơ (acid malic (4 carbon) ở tế bào thịt lá, sau đó acid malic mới được vận chuyển đến tế bào vòng bao

bó mạch, được khử ở đó trả lại CO; tự do cung cấp cho chu trình calvin

-_ Nhóm thực vật CAM: mở khổng vào ban đêm, thu CO; từ

khí quyển, chuyển CO; thành dạng acid hữu cơ (acid

oxaloacetic 4C) dự trữ trong không bào Khi có ánh sáng, acid oxaloacetic được giải phân giải, giải phóng CO; tự do cung cấp cho chu trình Calvin

Chỉ ra được điểm khác biệt trong con đường cố định CO; giữa

3 nhóm thực vật:

Như vậy với kiểu cố định CO; trong quang hợp khác nhau,

thực vật thuộc 3 nhóm này có khả năng thích nghỉ với các môi

trường sống khác nhau Nhóm thực vật C; chống chịu với điều kiện

môi trường nắng nóng kém hơn so với nhóm thực vật Cạ Nhóm thực

vật CAM với khả năng mở khổng vào ban đêm có thẻ hạn chế được

sự thoát hơi nước nên thích nghỉ được với điều kiện môi trường sống

khô hạn

1,0

1,0

1,0

Phát biểu “Khi đạt đến điểm bão hòa ánh sáng, nếu cường độ

ánh sáng tiếp tục tăng thì cường độ quang hợp cân bằng với

cường độ hô hấp” la2 d9un1g hay sai?

3,0

Phát biểu “Khi đạt đến điểm bão hòa ánh sáng, nêu cường độ

ánh sáng tiếp tục tăng thì cường độ quang hợp cân bằng với cường

độ hô hấp” sai

Phát biểu đúng, phải là “Khi đạt đến điểm bão hòa ánh sáng, nếu

cường độ ánh sáng tiếp tục tăng thì cường độ quang hợp quang

hợp vẫn đạt bão hòa một thời gian nữa Nếu cường độ ánh sáng

tiếp tục tăng quá mạnh thì quang hợp bị ức chế” hoặc “Khi đạt

đến điểm bù ánh sáng thì cường độ quang hợp cân bằng với cường 1,0

1,0

Trang 4

VI: Sau điểm bão hoà, nêu cường độ ánh sáng tiếp tục tăng thì cường độ quang hợp vẫn đạt điểm bão hoà một giới hạn nữa Khi

cường độ ánh sáng quá mạnh thì quang hợp bị ức chế và đường biểu

diễn cường độ quang hợp có xu hướng đi xuống Sự giảm quang khi

cường độ ánh sáng quá mạnh là do cầu trúc bộ máy quang hợp bị tổn

thương, hệ thống sắc tố bị phá huỷ khi cường độ chiếu sáng quá

mạnh nên phản ứng sáng và quá trình photphoryl hóa quang hoá bị

ức chế, đồng thời các phản ứng tối cũng cũng bị ức chế do protein bị

biến tính

Cường độ quang hợp chỉ cân bằng với cường độ hô hấp khi ánh

sáng đạt điểm bù Nếu dưới điểm bù thì cường độ quang hợp thấp

hơn cường độ quang hợp, Ngược lại, khi cường độ ánh sáng vượt

điểm bù thì cường độ quang hợp tăng mạnh và lớn hơn cường độ hô

hấp Nếu cường độ ánh sáng vượt qua điểm bảo hòa đến lúc nào đó

cường độ ánh sáng quá mạnh thì quang hợp giảm nhưng không hắn

là bằng cường độ hô hấp mà nó sẽ giảm dần dần

Trang 5

Duyét cia Truéng BO mén

(Ky tén, ho tén)

AL

Ì ( cứ, Tle NG [nfs

Ngày tổ chức thi:

Người giới thiệu

(Ký tên, họ tên)

Nguyễn Kim Búp

Ngày đăng: 17/07/2022, 15:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w