1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh

90 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Bùi Lê Tuyết Như
Người hướng dẫn TS. Triệu Kim Lanh
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,87 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (15)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1.6 Đóng góp của đề tài (17)
    • 1.7 Bố cục của đề tài nghiên cứu (17)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (19)
    • 2.1. Khái quát về thẻ tín dụng (19)
      • 2.1.1. Khái niệm về thẻ tín dụng (19)
      • 2.1.2. Phân loại thẻ tín dụng (20)
      • 2.1.3. Vai trò của thẻ tín dụng (21)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết về hành vi lựa chọn của người tiêu dùng (23)
      • 2.2.1. Quá trình đưa ra quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng (23)
      • 2.2.2. Các mô hình lý thuyết về hành vi sử dụng (25)
        • 2.2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action –TRA) (25)
        • 2.2.2.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour –TPB) (27)
        • 2.2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model –TAM) (29)
        • 2.2.3.1 Sự hữu ích (30)
        • 2.2.3.2 Thái độ sử dụng (31)
        • 2.2.3.3 Chuẩn chủ quan (31)
        • 2.2.3.4 Chi phí sử dụng (32)
        • 2.2.3.5 Rủi ro (32)
    • 2.3. Tổng quan nghiên cứu liên quan (33)
      • 2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài (33)
      • 2.3.2 Nghiên cứu trong nước (34)
    • 2.4. Thảo luận và xác định vấn đề nghiên cứu (36)
  • CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (39)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (39)
    • 3.2. Mô hình nghiên cứu (39)
      • 3.2.1. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu (39)
      • 3.2.2 Mô hình nghiên cứu (40)
    • 3.3. Giả thuyết nghiên cứu (41)
    • 3.4. Mã hóa thang đo (44)
    • 3.5 Dữ liệu nghiên cứu (47)
    • 3.6 Phương pháp nghiên cứu (47)
      • 3.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (47)
      • 3.6.2. Phương pháp xử lý số liệu (48)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (52)
    • 4.1 Phân tích thống kê mô tả (52)
    • 4.2 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (53)
    • 4.4. Phân tích yếu tố khám phá EFA (55)
      • 4.4.1. Phân tích yếu tố biến độc lập (55)
      • 4.4.2. Phân tích nhân tố biến phụ thuộc (58)
    • 4.5 Kiểm định hệ số tương quan (60)
    • 4.6 Phân tích hồi quy tuyến tính bội (0)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (64)
    • 5.1 Kết luận (64)
    • 5.2 Hàm ý quản trị (65)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài (69)
    • 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo (69)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 61 (72)

Nội dung

TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách khảo sát 300 sinh viên của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định s

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây tiền mặt đang dần được thay thế bằng hình thức thanh toán qua thẻ tín dụng vì những tiện ích của nó Việc khai thác khách hàng có nhu cầu sử dụng là vấn đề đang được quan tâm hiện nay, đặc biệt là khai thác thế hệ giới trẻ, chủ yếu là sinh viên Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, khi việc mua sắm trực tuyến trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của nhiều người, bao gồm cả sinh viên Việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên không chỉ giúp các ngân hàng và tổ chức tài chính điều chỉnh các dịch vụ và sản phẩm của họ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trẻ tuổi mà còn giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến của sinh viên Sinh viên là nhóm khách hàng tiềm năng có thói quen tiêu dùng và thái độ đối với công nghệ số rất khác biệt so với các nhóm khách hàng khác Việc nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của họ sẽ giúp các ngân hàng có thể xây dựng các chiến lược marketing và phát triển sản phẩm phù hợp Các yếu tố này có thể bao gồm sự tiện lợi, an toàn, chi phí, cũng như ảnh hưởng từ bạn bè và gia đình Hiểu rõ những yếu tố này giúp các nhà cung cấp dịch vụ tài chính tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn, từ đó thu hút và giữ chân khách hàng sinh viên Hơn nữa, nghiên cứu này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của sinh viên về lợi ích và rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng Điều này giúp họ có những quyết định tài chính thông minh hơn, tránh được các rủi ro về nợ nần và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn Trong bối cảnh số lượng sinh viên sử dụng thẻ tín dụng ngày càng tăng, việc nghiên cứu và hiểu rõ hành vi tiêu dùng của họ là điều vô cùng cần thiết

Sự tiện lợi và tốc độ luôn được ưu tiên trong xã hội kinh tế hiện nay, là lý do mà thẻ tín dụng quốc tế đang dần trở nên phổ biến và tiếp cận đến nhiều đối tượng hơn Một điểm mạnh của loại thẻ này so với các loại thẻ thanh toán thông thường là cho phép chủ thẻ thanh toán mà không cần có số dư đủ trong tài khoản, kể cả việc rút tiền mặt tại các điểm ATM Đồng thời, với quá trình hội nhập hiện nay, việc thanh toán "chi tiêu trước trả tiền sau" không chỉ giới hạn trong phạm vi Việt Nam Khách hàng cũng có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán tại các quốc gia có liên kết khác Thẻ tín dụng quốc tế cũng là một sản phẩm dịch vụ tương đối ít rủi ro cho ngân hàng, phù hợp với xu hướng phát triển các sản phẩm tài chính hiện đại trên thế giới Trong bối cảnh không ngừng chuyển động của thời đại công nghệ số hiện đại, việc từ bỏ tiền mặt để nâng cao nhận thức về thanh toán điện tử đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến Các phương thức thanh toán qua điện tử như sử dụng thẻ thanh toán của ngân hàng tại các điểm máy POS, ứng dụng mobile banking, ví điện tử, và xu hướng "chi tiêu trước trả tiền sau" của thẻ tín dụng cũng không nằm ngoài quy luật này

Thị trường thẻ tín dụng Việt Nam đã chứng kiến nhiều thay đổi và phát triển đáng chú ý trong thời gian gần đây Công nghệ thanh toán không tiếp xúc đã được các ngân hàng và tổ chức tài chính áp dụng rộng rãi, giúp người dùng chỉ cần chạm thẻ vào máy POS để hoàn tất giao dịch, tiết kiệm thời gian và tăng cường sự tiện lợi Sự phổ biến của các ứng dụng thanh toán di động như MoMo, ZaloPay, ViettelPay và ví điện tử cũng thúc đẩy việc tích hợp thẻ tín dụng vào các ứng dụng này, giúp thanh toán trực tuyến hoặc tại cửa hàng trở nên dễ dàng hơn Các ngân hàng cạnh tranh mạnh mẽ thông qua việc cung cấp các chương trình hoàn tiền (cashback) và ưu đãi đặc biệt như giảm giá, tích điểm thưởng và khuyến mãi riêng dành cho các giao dịch du lịch, ăn uống, mua sắm Để mở rộng đối tượng khách hàng, các ngân hàng đã cung cấp nhiều loại thẻ tín dụng dành cho sinh viên, người thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) Bảo mật trong giao dịch thẻ tín dụng cũng được cải thiện với công nghệ chip EMV, xác thực hai yếu tố (2FA) và các biện pháp phòng chống gian lận khác Ngoài ra, các ngân hàng đã bắt đầu tích hợp thẻ tín dụng với các dịch vụ tài chính khác như cho vay tiêu dùng, tiết kiệm và bảo hiểm, giúp khách hàng quản lý tài chính cá nhân toàn diện hơn Cùng với đó, các ngân hàng và tổ chức tài chính nỗ lực tăng cường giáo dục tài chính cho người tiêu dùng bằng cách cung cấp thông tin và hướng dẫn về cách sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh, tránh nợ xấu Sự tham gia của các công ty fintech cũng mang đến những giải pháp sáng tạo và tiện ích mới, từ quy trình đăng ký thẻ trực tuyến nhanh chóng đến các công cụ quản lý chi tiêu và tín dụng hiệu quả Những thay đổi này cho thấy thị trường thẻ tín dụng Việt Nam đang ngày càng trở nên đa dạng và phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng hiện đại

Theo kế hoạch chuyển đổi số của ngành Ngân hàng đến năm 2025, mục tiêu đặt ra là ít nhất 50% người trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán trên các trang điện tử, và ít nhất 70% số lượng giao dịch được thực hiện qua phương thức điện tử Đã có nhiều bài nghiên cứu chứng minh rằng các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi, quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng như Suhana Mohamed và cộng sự

(2016), Kalisa Alfred và cộng sự (2016), Arpita Khare (2011), Md Nur Alam Siddik; Sajal Kabiraj (2018), Ngô Thị Tuyết Mai (2016), Nguyễn Cao Quang Nhật, Bùi Văn Thụy (2021), Bùi Văn Thụy, Nguyễn Quốc Trọng, Phan Thị Diễm Nhật (2021),…

Một số nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa thói quen mua sắm giữa các đối tượng khách hàng, đặc biệt là nhân tố nhân khẩu học Nhân khẩu học bao gồm: Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập, quốc gia/dân tộc, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, trình độ học vấn, thâm niên làm việc, sở thích,… Nhân khẩu học là cơ sở để các ngân hàng có thể tìm hiểu về nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng nói riêng, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung Qua việc nghiên cứu các nhân tố của nhân khẩu học, ngân hàng có thể dễ dàng hiểu được những gì mà khách hàng đang tìm kiếm ở ngân hàng mình; từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ theo từng nhân tố nhân khẩu học của từng khách hàng

Dựa trên xu hướng công nghệ hóa và hiện đại hóa, có thể thấy rằng tỷ lệ người dân sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán tại Việt Nam và trên toàn thế giới đang ngày càng phát triển vượt bậc Thế hệ trẻ (dưới 35 tuổi) chiếm 60% dân số, giới trẻ có sự hiểu biết về kỹ thuật số và công nghệ, quan tâm đến việc khám phá các sản phẩm mới và cũng như là có nhu cầu vốn phục vụ cho bản thân, làm cho việc kinh doanh thẻ tín dụng trở thành một thị trường phát triển nhanh hơn bao giờ hết Sinh viên chấp nhận là nhóm đối tượng có tiềm năng cao trong việc nhận, sử dụng thẻ tín dụng Tuy nhiên, những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của nhóm đối tượng này cần nhận diện thông qua các nghiên cứu thực nghiệm để làm cơ sở cho các nhà kinh doanh xây dựng các chính sách phù hợp, để tìm hiểu tại sao thẻ tín dụng lại trở nên phổ biến, đặc biệt đối với giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Đề tài này nhằm mục đích phân tích và hiểu rõ hơn về các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch TMĐT của sinh viên trường ĐHNH Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, tìm ra các giải pháp và đề xuất nhằm củng cố và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của các NHTM tại địa bàn này Với sự phát triển của thương mại điện tử và sự gia tăng trong việc sử dụng thẻ tín dụng, việc nghiên cứu về các nhân tố này sẽ mang lại thông tin quý giá cho cả các NHTM và người tiêu dùng, từ đó cung cấp cơ sở để phát triển hệ thống thanh toán và dịch vụ tài chính ở Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu

Khóa luận này nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên trường ĐHNH TP.HCM trong các giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) Qua đó, khóa luận sẽ đề xuất một số kiến nghị cho các NHTM nhằm cải thiện chất lượng lĩnh vực kinh doanh thẻ tín dụng

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để hoàn thành được các mục tiêu tổng quát thì khóa luận sẽ tiến hành các mục tiêu cụ thể như sau:

- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của sinh viên trường ĐHNH TP.HCM

- Đánh giá và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của sinh viên trường ĐHNH TP.HCM

- Đề xuất một số kiến nghị để nâng cao chất lượng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tín dụng của các NHTM

Câu hỏi nghiên cứu

- Yếu tố nào tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của sinh viên trường ĐHNH TP.HCM ?

- Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch TMĐT?

- Những kiến nghị cho các NHTM để nâng cao chất lượng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tín dụng?

Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố có tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của sinh viên

Phạm vi không gian: Sinh viên trường ĐHNH TP.HCM

Phạm vi thời gian: Đề tài hướng đến thu thập dữ liệu khảo sát những đối tượng là sinh viên trường ĐHNH TP.HCM trong giai đoạn từ tháng 04/2024 – 06/2024

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên tác giả sẽ đề ra một số bước nghiên cứu:

Khóa luận sẽ sử dụng phương pháp khảo sát thông dữ liệu người tiêu dùng để thu thập thông tin Tác giả sẽ thu thập dữ liệu từ các sinh viên đã, đang và sẽ có ý định trải nghiệm thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử Dữ liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 thông qua các phương pháp sau: Kiểm định thang đo: Đánh giá độ tin cậy và tính hợp lệ của thang đo; Phân tích EFA (Exploratory Factor

Analysis): Xác định các yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng; Phân tích hồi quy: Xác định mức độ và hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng Kiểm định hệ số tương quan: Đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố và quyết định sử dụng thẻ tín dụng Các yếu tố được sẽ được đo lường chính xác bằng thang đo Likert 5 mức độ, từ 1 đến 5, thể hiện mức độ đồng ý tăng dần Phương pháp hồi quy sẽ được dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố lên quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên tại trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh trong giao dịch thương mại điện tử.

Đóng góp của đề tài

Ý nghĩa thực tiễn, Nghiên cứu này cung cấp các thông tin quan trọng giúp các ngân hàng và tổ chức tài chính hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng trẻ, từ đó điều chỉnh chiến lược marketing và dịch vụ để thu hút và giữ chân khách hàng Kết quả nghiên cứu chỉ ra những điểm mạnh và yếu trong dịch vụ thẻ tín dụng hiện tại, hỗ trợ các ngân hàng điều chỉnh và nâng cao chất lượng dịch vụ Đồng thời, nghiên cứu cung cấp dữ liệu thực tiễn về hành vi tiêu dùng của sinh viên, giúp các ngân hàng phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp, nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường Ngoài ra, kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho sinh viên và nhà nghiên cứu khác, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam, đặc biệt là trong nhóm đối tượng trẻ và có tiềm năng lớn như sinh viên.

Bố cục của đề tài nghiên cứu

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC Chương 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nội dung Chương 1 đã trình bày cụ thể về các vấn đề liên quan đến nghiên cứu, bao gồm: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Chương 1 giúp khái quát được vấn đề nghiên cứu và đưa ra định hướng cho những công việc cần thực hiện để hoàn thành bài nghiên cứu thông qua kết cấu 5 chương đã được trình bày trước đó Chương này không chỉ cung cấp cái nhìn tổng quan về nghiên cứu mà còn xác định rõ ràng các bước tiếp theo, đảm bảo rằng quá trình nghiên cứu sẽ được thực hiện một cách có hệ thống và khoa học.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Khái quát về thẻ tín dụng

2.1.1 Khái niệm về thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng phát hành, cho phép người sử dụng vay tiền để mua sắm hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt, với cam kết sẽ hoàn trả số tiền đó vào một thời điểm sau Ý tưởng về thẻ tín dụng bắt nguồn từ hệ thống tín dụng cá nhân vào những năm 1800, khi các chủ cửa hàng và nhà bán lẻ cho phép khách hàng mua hàng hóa bằng cách ký vào một cuốn sổ nợ và thanh toán sau Năm 1914, Western Union phát hành thẻ tín dụng thương mại đầu tiên, cho phép khách hàng tin cậy sử dụng dịch vụ của họ mà không cần trả tiền ngay lập tức Tuy nhiên, thẻ tín dụng hiện đại thực sự ra đời vào năm 1950 khi Frank McNamara, người sáng lập Diners Club, giới thiệu thẻ tín dụng hiện đại đầu tiên cho phép thanh toán hóa đơn ăn uống tại 27 nhà hàng ở New York Sau đó, vào năm 1958, American Express và Bank of America (sau này là Visa) đã phát hành thẻ tín dụng của riêng mình, đánh dấu sự bùng nổ của thẻ tín dụng ngân hàng Trong những năm 1960-1970, các ngân hàng bắt đầu phát hành thẻ tín dụng riêng, với sự xuất hiện của Master Charge (sau này là MasterCard) Đến những năm 1980-1990, sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là máy đọc thẻ từ và mạng lưới thanh toán điện tử, đã làm tăng tốc sự phổ biến của thẻ tín dụng trên toàn thế giới Từ những năm

2000 đến nay, công nghệ số và thẻ tín dụng thông minh đã thay đổi cách chúng ta sử dụng thẻ tín dụng, với các phương thức thanh toán trực tuyến, thẻ không tiếp xúc và ứng dụng di động như Apple Pay, Google Wallet Sự ra đời của blockchain và tiền điện tử cũng bắt đầu tác động đến ngành công nghiệp thẻ tín dụng, mở ra những cơ hội và thách thức mới Thẻ tín dụng đã trải qua một chặng đường dài từ những cuốn sổ nợ cá nhân đến các công cụ thanh toán toàn cầu với công nghệ tiên tiến, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại và quản lý tài chính cá nhân Cụ thể thẻ tín dụng là loại thẻ được sử dụng phổ biến để thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, và các trang thương mại điện tử, thay thế cho việc thanh toán bằng tiền mặt Để được cấp thẻ tín dụng, cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu phát hành thẻ phải có chỉ số uy tín cao Khi sử dụng thẻ tín dụng để giao dịch, ngân hàng sẽ ứng trước tiền trả cho người bán, và chủ thẻ sẽ thanh toán lại khoản tiền này cho ngân hàng sau Điều này khác biệt so với thẻ ghi nợ, nơi số tiền sẽ bị trừ thẳng vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt Với thẻ tín dụng, hàng tháng, chủ thẻ sẽ nhận được một bảng kê chi tiết các giao dịch đã thực hiện bằng thẻ, các khoản phí và tổng số tiền nợ Sau khi nhận bảng kê, chủ thẻ có quyền khiếu nại nếu có giao dịch nào không đúng Trước ngày đến hạn, khách hàng phải trả ít nhất khoản thanh toán tối thiểu trước, hoặc có thể trả nhiều hơn hoặc toàn bộ dư nợ Nhờ những tính năng này, thẻ tín dụng đã trở thành một công cụ thanh toán tiện lợi và linh hoạt, giúp người tiêu dùng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn Tóm lại, thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán thay thế tiền mặt, cho phép chủ thẻ chi tiêu trước và thanh toán sau trong hạn mức tín dụng được ngân hàng cấp

2.1.2 Phân loại thẻ tín dụng

• Thẻ tín dụng cá nhân: Thẻ tín dụng được phát hành cho cá nhân và việc chi tiêu, thanh toán sẽ do cá nhân sở hữu thẻ thực hiện Có hai loại chính là thẻ chính và thẻ phụ Thẻ chính là thẻ được người đứng tên phát hành và có trách nhiệm chính về các khoản chi tiêu Thẻ phụ là loại thẻ có hạn mức thấp hơn và được phát hành dưới sự ủy quyền của người sở hữu thẻ chính Thẻ tín dụng cá nhân có thể được sử dụng cho các mục đích như mua sắm tại cửa hàng, thanh toán trực tuyến, rút tiền mặt tại ATM hoặc thanh toán qua các thiết bị POS Điều này mang đến sự tiện lợi trong việc quản lý chi tiêu và sử dụng tiền bạc của cá nhân

• Thẻ tín dụng doanh nghiệp: Thẻ tín dụng là loại thẻ được cấp cho các tổ chức, công ty để sử dụng và chi tiêu từ nguồn tiền của tổ chức để thanh toán các khoản tín dụng Doanh nghiệp thường ủy quyền cho một cá nhân để sử dụng thẻ này, và việc ủy quyền này phải được đính kèm giấy ủy quyền theo quy định của ngân hàng Thẻ tín dụng của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các mục đích như tạm ứng, thanh toán tiền hàng, chi trả tiền lương, và các mục đích khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.3 Vai trò của thẻ tín dụng

Thứ nhất, tiện lợi và linh hoạt trong thanh toán: Thẻ tín dụng cho phép người dùng tiến hành thanh toán một cách dễ dàng và nhanh chóng tại các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng, và trên các nền tảng mua sắm trực tuyến Không cần mang theo nhiều tiền mặt giúp người dùng cảm thấy an toàn và thuận tiện hơn trong các giao dịch hàng ngày

Thứ hai, hạn mức tín dụng: Mỗi người dùng được cấp một hạn mức tín dụng từ ngân hàng, cho phép họ chi tiêu vượt quá số dư hiện có trên tài khoản mà không cần trả ngay Điều này rất tiện ích khi cần đáp ứng các chi phí khẩn cấp hoặc khi có nhu cầu chi tiêu lớn mà không có đủ tiền mặt Hạn mức tín dụng cũng là công cụ quản lý tài chính hiệu quả giúp người dùng kiểm soát chi tiêu

Thứ ba, cơ hội tích lũy điểm thưởng và ưu đãi: Nhiều loại thẻ tín dụng cung cấp chương trình thưởng điểm khi người dùng sử dụng thẻ để chi tiêu Các điểm thưởng này có thể được đổi thành các ưu đãi như giảm giá, quà tặng, hoặc các dịch vụ đặc biệt khác, tạo thêm giá trị và khuyến khích sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên hơn

Thứ tư, bảo mật và an toàn: Thẻ tín dụng được bảo vệ bởi các công nghệ bảo mật tiên tiến như mã PIN, xác thực hai bước, và các chính sách bảo hiểm phòng chống gian lận Điều này giúp người dùng cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng thẻ, đặc biệt là trong các giao dịch trực tuyến nơi mà bảo mật thông tin là rất quan trọng

Ngoài ra, thẻ tín dụng còn cung cấp cho người dùng bản sao kê chi tiết các giao dịch hàng tháng, giúp họ dễ dàng theo dõi và quản lý các khoản chi tiêu Điều này hỗ trợ người dùng xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân rõ ràng hơn và giúp họ duy trì một ngân sách hợp lý

Thứ nhất, gia tăng nguồn thu từ phí dịch vụ và lãi suất: Ngân hàng thu lợi từ các phí dịch vụ như phí thường niên, phí giao dịch, và lãi suất khi người dùng trả chậm Điều này mang lại nguồn thu ổn định và giúp tăng trưởng doanh thu của ngân hàng

Thứ hai, mở rộng mối quan hệ khách hàng: Thẻ tín dụng là một công cụ quan trọng giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ với khách hàng Cho ra mắt các sản phẩm và loại thẻ tín dụng đa dạng, ngân hàng có thể xây dựng và duy trì sự tin cậy, trung thành từ phía khách hàng

Thứ ba, thẻ tín dụng còn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược sản phẩm và cạnh tranh: Phát triển các sản phẩm thẻ tín dụng giúp ngân hàng mở rộng danh mục sản phẩm và dịch vụ, từ đó nâng cao cạnh tranh và khả năng hấp dẫn khách hàng Việc cung cấp các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt cũng giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng mới

• Đối với nền kinh tế

Thứ nhất, thẻ tín dụng giúp thúc đẩy tiêu dùng và tăng GDP: Thẻ tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu dùng bởi vì nó khuyến khích người dùng tiêu dùng nhiều hơn và thường xuyên hơn Việc tăng tiêu dùng lại góp phần tăng GDP của quốc gia, đóng vai trò tích cực trong phát triển kinh tế chung

Thứ hai, hỗ trợ phát triển thương mại điện tử: Thẻ tín dụng là công cụ thanh toán trực tuyến an toàn và tiện lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường thương mại điện tử Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp thương mại điện tử mà còn mang lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng trong việc mua sắm online

Ngoài ra, thẻ tín dụng còn có tác dụng quản lý rủi ro tài chính: Các ngân hàng sử dụng dữ liệu từ các giao dịch thẻ tín dụng để đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng Điều này giúp họ điều chỉnh chiến lược cho vay và quản lý tín dụng hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu rủi ro và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia

Cơ sở lý thuyết về hành vi lựa chọn của người tiêu dùng

2.2.1 Quá trình đưa ra quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng

Theo nghiên cứu của Philip Kotler và Gary Armstrong (2005) quá trình đưa ra quyết định tiêu dùng của khách hàng có thể được phân thành các bước cụ thể sau đây:

Nhận diện nhu cầu: Bước đầu tiên trong quá trình này là khách hàng nhận thức và nhận diện nhu cầu của mình Nhu cầu có thể bao gồm cả nhu cầu cơ bản như ăn uống, mặc quần áo, sinh hoạt hàng ngày, đến những nhu cầu tinh thần như sự thỏa mãn, an toàn, sự thừa nhận hay tự trọng

Tìm kiếm thông tin: Sau khi nhận diện nhu cầu, khách hàng tiến hành tìm kiếm thông tin về các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể giải quyết nhu cầu của mình Thông tin có thể được tìm từ nhiều nguồn như quảng cáo, đánh giá sản phẩm, bình luận từ người dùng khác, hoặc từ các nguồn thông tin trực tuyến Đánh giá các lựa chọn: Sau khi thu thập đủ thông tin, khách hàng tiến hành đánh giá các lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ Đây là giai đoạn so sánh các thuộc tính của sản phẩm như chất lượng, giá cả, tính năng, thương hiệu, độ tin cậy của nhà cung cấp, và các yếu tố khác để chọn ra lựa chọn phù hợp nhất

Quyết định mua hàng: Sau khi đánh giá, khách hàng đưa ra quyết định cuối cùng về việc mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ Quyết định này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như giới hạn tài chính, ý kiến của người thân, những trải nghiệm trước đó, và các yếu tố tâm lý khác

Hành vi mua hàng: Bước cuối cùng là hành động thực tế của việc mua sản phẩm hoặc dịch vụ Khách hàng thực hiện thanh toán và nhận được sản phẩm, dịch vụ, từ đó đáp ứng nhu cầu ban đầu của mình

Quá trình này không nhất thiết diễn ra theo thứ tự tuyến tính và có thể có sự lặp lại hoặc thay đổi tuỳ theo từng trường hợp cụ thể Tuy nhiên, nghiên cứu này giúp hiểu rõ hơn về cơ chế và quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng, từ đó giúp các doanh nghiệp hiểu và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

Hình 2.1 Quá trình đưa ra các quyết định

Nguồn: Philip Kotler và Gary Armstrong (2005)

Mỗi loại hình sản phẩm lại có quy trình ảnh hưởng và tiếp cận khác nhau, và sau một thời gian tiếp cận sản phẩm, khách hàng thường trải qua nhiều trải nghiệm khác nhau có thể ảnh hưởng đến tâm lý và quyết định mua hàng của họ Điều này yêu cầu khóa luận phân tích và nghiên cứu sâu hơn các yếu tố tác động đến sự sẵn sàng của khách hàng để sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng trong tương lai Các yếu tố này không chỉ đơn thuần ảnh hưởng mà còn có sự tương quan lẫn nhau, đồng thời chung tác động đến quyết định cuối cùng của khách hàng về việc sử dụng thẻ tín dụng Các yếu tố này có thể bao gồm những yếu tố như tiện lợi, tính năng của sản phẩm, chi phí sử dụng, uy tín của ngân hàng phát hành, kinh nghiệm trước đó với dịch vụ tài chính, và các yếu tố tâm lý như sự tin tưởng và sự an toàn trong giao dịch tài chính Để hiểu rõ hơn và đưa ra những khuyến nghị tiện ích, khóa luận cần phân tích kỹ lưỡng các mối quan hệ giữa các yếu tố này và khảo sát ý kiến của người tiêu dùng để có cái nhìn toàn diện về hành vi và quyết định của họ trong việc sử dụng thẻ tín dụng

Tìm kiếm thông tin Đánh giá thay thế

2.2.2 Các mô hình lý thuyết về hành vi sử dụng

2.2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action –TRA)

Hình 2.2 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action –TRA)

Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action –TRA), phát triển vào năm

1975 bởi Fishbein và Ajzen, là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực tâm lý xã hội, đặc biệt được sử dụng rộng rãi trong các bài nghiên cứu về hành vi và ý định hành vi của con người TRA giải thích hành vi của con người dựa trên hai yếu tố chính là thái độ và chuẩn chủ quan

Thái độ: Theo TRA, hành vi của một người được dự đoán bởi thái độ của họ đối với hành vi đó và quan điểm của họ về ý kiến của những người xung quanh (những người quan trọng đối với họ) Thái độ là cảm nhận tích cực hay tiêu cực về hành vi, trong khi quan điểm là đánh giá của người khác về hành vi đó.Ví dụ, nếu một người có thái độ tích cực đối với việc sử dụng thẻ tín dụng vì nó tiện lợi và an toàn hơn mang tiền mặt, họ có khả năng cao sẽ sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên hơn.Thái độ có thể được hình thành dựa trên hai tác nhân cơ bản:

Niềm tin vào kết quả hành động: đây là mức độ tin tưởng của cá nhân rằng việc thực hiện một hành động nhất định sẽ dẫn đến kết quả mong đợi Đánh giá kết quả hành động: là việc cá nhân đánh giá xem kết quả của hành động đó có tích cực hay tiêu cực đối với họ

TRA giả định rằng khi một người có thái độ tích cực đối với một hành vi cụ thể, và họ cảm thấy rằng việc thực hiện hành động đó sẽ dẫn đến kết quả như mong đợi (tức là có niềm tin vào kết quả và đánh giá tích cực về kết quả đó), họ sẽ có ý định thực hiện hành động đó Ngược lại, nếu cá nhân có thái độ tiêu cực và đánh giá xấu về kết quả của hành động, họ có thể không có ý định thực hiện hành động đó Để áp dụng TRA vào nghiên cứu về sự sẵn sàng sử dụng sản phẩm thẻ tín dụng (TTD), nghiên cứu cần xác định các thái độ của khách hàng đối với việc sử dụng thẻ tín dụng và đánh giá của họ về các kết quả có thể xảy ra khi sử dụng thẻ tín dụng Các yếu tố này cùng với tiêu chuẩn chủ quan sẽ quyết định đến ý định và hành vi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng trong tương lai

Chuẩn chủ quan: Theo nghiên cứu của Fishbein và Ajzen (1975), “Là sự nhận thức của một cá nhân khi chịu sự tác động bởi nhiều cá nhân xung quanh cho rằng hành vi nên hay không nên được thực hiện” Đây là đánh giá của một người về việc liệu người khác có mong đợi họ thực hiện hành vi đó hay không Chuẩn chủ quan phản ánh áp lực xã hội hoặc sự kỳ vọng từ các nhóm quan trọng đối với hành vi của người đó Ví dụ, nếu bạn cảm thấy rằng bạn bè và gia đình mong đợi bạn sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm trực tuyến, bạn có thể sẽ cảm thấy áp lực hơn để sử dụng thẻ tín dụng

Niềm tin vào quy chuẩn của người xung quanh: Đây là mức độ mà cá nhân tin tưởng và chấp nhận những quy chuẩn, giá trị, và hành vi được xác định bởi những người xung quanh như gia đình, bạn bè, hoặc cộng đồng mình tham gia Niềm tin này thường xuyên được hình thành và củng cố thông qua mối quan hệ và sự tương tác xã hội Động lực để tuân thủ những người xung quanh: Đây là sự khao khát hoặc áp lực từ phía các người xung quanh đối với cá nhân, khuyến khích hoặc thúc đẩy họ tuân theo những quy chuẩn và hành vi được coi là đúng đắn và phù hợp với môi trường xã hội hoặc văn hóa

Những yếu tố này cùng nhau định hình thái độ và ý định hành vi của cá nhân, làm nền tảng để dự đoán và hiểu hành vi tiêu dùng Tuy nhiên, thuyết TRA có hạn chế là giả định rằng con người luôn có sự kiểm soát ý chí đầy đủ để thực hiện mọi hành vi Trong thực tế, các quyết định của con người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình huống cụ thể, tài chính, và các yếu tố tâm lý phức tạp hơn

Do đó, việc áp dụng thuyết TRA trong nghiên cứu về hành vi tiêu dùng cần phải kết hợp với những nghiên cứu và phân tích chi tiết hơn về các yếu tố bên ngoài và tâm lý ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng, để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về cơ chế và động lực của hành vi mua hàng và sử dụng dịch vụ

2.2.2.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour –TPB)

Hình 2.3 Thuyết hành vi dự định

Tổng quan nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu của Hanudin Amin (2012) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc khách hàng ngân hàng Malaysia lựa chọn thẻ tín dụng Hồi giáo: Bằng chứng thực nghiệm từ mô hình TRA” Dựa trên lý thuyết hành động hợp lý (TRA), nghiên cứu này đề xuất một mô hình sửa đổi để kiểm tra các yếu tố chấp nhận về thái độ, chuẩn chủ quan và chi phí Mô hình này được thử nghiệm bằng cách sử dụng dữ liệu khảo sát từ 257 người trả lời Kết quả cho thấy thái độ, chuẩn chủ quan và chi phí ảnh hưởng đáng kể đến ý định lựa chọn thẻ tín dụng Hồi giáo Trong số này, thái độ được xếp hạng đầu tiên là yếu tố có ảnh hưởng trong việc giải thích ý định lựa chọn thẻ tín dụng Hồi giáo của một người

Muhammad Ali, Syed Ali Raza và Chin-Hong Puah (2017) có bài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thẻ tín dụng Hồi giáo ở Pakistan: mô hình TRA” Nghiên cứu sử dụng 466 mẫu nghiên cứu Dữ liệu được phân tích thông qua phân tích nhân tố và phân tích hồi quy Các phát hiện từ phân tích hồi quy cho thấy chuẩn chủ quan và thái độ tác động tích cực đến ý định lựa chọn thẻ tín dụng Hồi giáo.Hơn nữa, chuẩn chủ quan được cho là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc dự đoán việc lựa chọn thẻ tín dụng Hồi giáo

Ahmed, Ismail, Sohail, Tabsh và Alias (2010) đã nghiên cứu về “Hành vi sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng Malaysia” nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập trực tuyến được thu thập từ 384 khách hàng sử dụng thẻ tín dụng Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đối tượng như tiện lợi, chi phí, độ tin cậy và lợi ích có tác động trực tiếp đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng Do đó, nghiên cứu phát hiện rằng yếu tố tiện lợi tác động mạnh nhất đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng

Njo Anastasia và Samiaji Santoso (2020) đã nghiên cứu về “Ảnh hưởng của các chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, nhận thức rủi ro và nhận thức tính hữu ích đối với ý định sử dụng thẻ tín dụng ở Surabaya, Indonesia” Tác giả lấy mẫu có mục đích được sử dụng để thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi được phát ra dưới dạng bản cứng và trực tuyến tới 100 chủ thẻ tín dụng ở Surabaya Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra tác động của các chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, nhận thức rủi ro và nhận thức tính hữu ích đối với ý định sử dụng thẻ tín dụng Dữ liệu sau đó được xử lý bằng cách sử dụng Bình phương nhỏ nhất một phần (PLS)

Vương Đức Hoàng Quân và Trịnh Hoàng Nam (2017) đã nghiên cứu “Mô hình các nhân tố tác động đến ý định sử dụng: Trường hợp thẻ tín dụng tại Việt Nam” Mô hình nghiên cứu đã phát triển dựa trên sự kết hợp lựa chọn các lý thuyết hành vi tiêu dùng, sử dụng dữ liệu từ 402 khách hàng nhận lương qua tài khoản ngân hàng thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện Kết quả phân tích chỉ ra rằng lợi ích cảm nhận, kiểm soát hành vi cảm nhận và ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng tại Việt Nam Tuy nhiên, rủi ro cảm nhận lại có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng TTD của họ Điều này làm rõ rằng mô hình nghiên cứu của bạn đã xác định và phân tích những yếu tố quan trọng trong quyết định sử dụng thẻ tín dụng ở Việt Nam

Bùi Văn Thụy, Nguyễn Quốc Trọng và Phan Thị Diễm Nhật (2021) có đề tài nghiên cứu về “ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của khách hàng cá nhân tại Vietcombank - Chi nhánh Đông Đồng Nai” dữ liệu khảo sát được thu thập từ 335 khách hàng đang sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng tại Vietcombank - Chi nhánh Đông Đồng Nai, sau đó tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA, phân tích hồi quy dựa vào số liệu Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố: Chính sách ngân hàng (CS), Thái độ tiêu dùng (TD), Hữu ích (HI), Tiện lợi (TL), Chi phí sử dụng (CP), Xu hướng tiêu dùng không dùng tiền mặt (XH) có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng

Bảng 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước

Năm Nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng

Các nghiên cứu nước ngoài

Ahmed, Ismail, Sohail, Tabsh và Alias (2010) “Hành vi sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng Malaysia”

Tiện lợi Chi phí Độ tin cậy Lợi ích

Hanudin Amin (2012) “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc khách hàng ngân hàng Malaysia lựa chọn thẻ tín dụng Hồi giáo: Bằng chứng thực nghiệm từ mô hình TRA”

Thái độ Chuẩn chủ quan Chi phí

Muhammad Ali, Syed Ali Raza và Chin-Hong Puah (2017) “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thẻ tín dụng Hồi giáo ở Pakistan: mô hình TRA”

Thái độ Chuẩn chủ quan Chi phí

Njo Anastasia và Samiaji Santoso

(2020) “Ảnh hưởng của các chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, nhận thức rủi ro và nhận thức tính hữu ích đối với ý định sử dụng thẻ tín dụng ở Surabaya, Indonesia”

Chuẩn chủ qua Nhận thức kiểm soát hành vi

Nhận thức rủi ro Nhận thức tính hữu ích

Các nghiên cứu trong nước

Vương Đức Hoàng Quân và Trịnh Hoàng Nam (2017) “Mô hình các nhân tố tác động đến ý định sử dụng:

Trường hợp thẻ tín dụng tại Việt Nam”

Lợi ích cảm nhận Kiểm soát hành vi cảm nhận Ảnh hưởng xã hội Rủi ro

Bùi Văn Thụy, Nguyễn Quốc Trọng và Phan Thị Diễm Nhật (2021) “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của khách hàng cá nhân tại Vietcombank - Chi nhánh Đông Đồng Nai”

Chính sách ngân hàng Thái độ tiêu dùng Hữu ích

Tiện lợi Chi phí sử dụng

Xu hướng tiêu dùng không dùng tiền mặt

Thảo luận và xác định vấn đề nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đây đã khảo sát về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại các ngân hàng trong nhiều khu vực khác nhau Các đề tài này thường áp dụng các mô hình lý thuyết như mô hình Hành vi Dự đoán (TRA), Mô hình Chấp nhận Công nghệ (TAM) và Mô hình Hành vi Dự định (TPB) Những nghiên cứu này cung cấp những cơ sở lý thuyết quan trọng để hiểu và dự đoán hành vi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng, đóng góp vào việc phân tích và tối ưu hóa chiến lược quản lý ngân hàng và tiếp thị sản phẩm tài chính Tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu này thường thay đổi dựa trên các đặc điểm cụ thể của mẫu khảo sát như địa lý, giới tính, nghề nghiệp, và các yếu tố cá nhân khác Trong bối cảnh học đường, đặc biệt là ở Việt Nam, vẫn còn ít nghiên cứu tập trung vào quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên, nhất là trong những năm gần đây Điều này trở nên cấp thiết hơn khi xu hướng chuyển đổi số đang ngày càng phát triển Kế hoạch chuyển đổi số của ngành ngân hàng nhắm đến đích đến đạt ít nhất 50% người trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán TMĐT và tối thiểu 70% giao dịch được thực hiện qua các kênh số vào năm 2050 Đây là một mục tiêu quyết định nhằm nâng cao sự tiện lợi, hiệu quả và tính tiếp cận trong các giao dịch tài chính, phù hợp với xu hướng toàn cầu về số hóa trong các dịch vụ ngân hàng Để đạt được các mục tiêu này, cần có các phát triển hạ tầng toàn diện, các chương trình nâng cao chất lượng số và các khung pháp lý hỗ trợ cho các dịch vụ tài chính số Vì vậy, việc thực hiện khóa luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của sinh viên trường ĐHNH TP.HCM không chỉ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu mà còn cập nhật xu hướng hiện tại Điều này sẽ giúp cung cấp cái nhìn sâu sắc và cụ thể hơn về hành vi tiêu dùng của sinh viên, từ đó hỗ trợ các ngân hàng và tổ chức tài chính xây dựng các chiến lược phù hợp để khuyến khích việc sử dụng thẻ tín dụng trong các giao dịch điện tử

Chương 2 của nghiên cứu nếu được cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây liên quan đến thẻ tín dụng Phần lớn các nghiên cứu trước đây đều dựa trên các mô hình lý thuyết như mô hình TPB (Thuyết hành vi dự định) và mô hình TAM (Thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ) Tuy nhiên, do phạm vi và phương pháp nghiên cứu của mỗi đề tài khác nhau, kết quả cũng có sự khác biệt Để có cái nhìn chi tiết và phù hợp hơn với tình hình thực tế, cần phải thực hiện những nghiên cứu cụ thể cho từng đối tượng và khu vực Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu về ý định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên tại TP.HCM là rất cần thiết Sinh viên là nhóm đối tượng có khả năng tiếp cận công nghệ và xu hướng mới nhanh chóng, do đó việc hiểu rõ hành vi tiêu dùng của họ sẽ giúp các NHTM đưa ra các chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng.

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu khóa luận được thực hiện theo trình tự như sau:

Hình 3.1 Quy trình bài nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu

3.2.1 Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong cùng một bối cảnh nghiên cứu, mô hình Thuyết hành vi dự định (TPB) được xem là hiệu quả hơn so với mô hình Thuyết hành động hợp lý (TRA) trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng (Vo Duc

Hoang Quan và Trinh Hoang Nam, 2017; Nguyễn Ngọc Hiền và cộng sự, 2022) Điều này phản ánh rằng TPB cung cấp một khung lý thuyết phong phú hơn, bao gồm cả yếu tố kiểm soát hành vi, giúp hiểu sâu hơn về động lực và khả năng thực hiện của người tiêu dùng trong quá trình hình thành ý định và hành vi Ngoài ra, Thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) cũng đã được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về ý định sử dụng dịch vụ thương mại điện tử của khách hàng (Park và cộng sự, 2014) Mô hình TAM tập trung vào các yếu tố như độ dễ sử dụng và độ hữu ích của công nghệ để dự đoán hành vi chấp nhận và sử dụng

Do đó, khi nghiên cứu về ý định sử dụng thẻ tín dụng, việc áp dụng mô hình TAM được coi là phù hợp (Hoàng Quân và Hoàng Nam, 2017) Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng người tiêu dùng thường quan tâm đến các yếu tố như Phí sử dụng và Rủi ro khi đưa ra quyết định sử dụng thẻ tín dụng.Do đó, bài nghiên cứu này sẽ ứng dụng kết hợp hai mô hình TPB và TAM, song song đó nghiên cứu thêm hai biến: Chi phí và Rủi ro, để đưa ra một mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh hơn, giúp phân tích và hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của sinh viên tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

Cụ thể 5 yếu tố trong mô hình nghiên cứu gồm:

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất

Thái độ sử dụng TTD (TD)

Nhận thức về sự hữu ích của TTD (HI)

Chi phí sử dụng TTD (CP)

Rủi ro cảm nhận(RR)

Quyết định sử dụng TTD (QD)

Giả thuyết nghiên cứu

Nhận thức về sự hữu ích: Theo Davis (1989), sự hữu ích là mức độ một người tin rằng sử dụng hệ thống cụ thể sẽ tăng cường hiệu suất công việc của mình Sự hữu ích của thẻ tín dụng là một khía cạnh quan trọng trong việc quyết định của người tiêu dùng khi sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử Theo nghiên cứu của Karim và cộng sự (2020), tính hữu ích được cảm nhận cũng được quy định như một mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ Nghiên cứu của Meidan và Davo (1994) tại Hy Lạp và Bùi Văn Thụy (2021) cũng đã chỉ ra rằng sự hữu ích là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định sử dụng thẻ tín dụng Theo Hsu và Chiu (2004), thẻ tín dụng không chỉ đơn thuần là công cụ thay thế tiền mặt mà còn mang đến cho người dùng lợi ích linh hoạt và tiện lợi trong quản lý tài chính Điều này cho thấy thẻ tín dụng không chỉ đơn thuần là phương tiện thanh toán mà còn giúp người tiêu dùng nâng cấp giá trị cuộc sống Bài nghiên cứu này định nghĩa rằng hữu ích sử dụng bao gồm tính tiện lợi, linh hoạt trong thanh toán và quản lý tài chính Tóm lại, sự hữu ích của thẻ tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi người tiêu dùng đánh giá và quyết định sử dụng sản phẩm này, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và chấp nhận của các dịch vụ thanh toán điện tử trong xã hội hiện đại Do đó giả thuyết sau được tác giả đề xuất:

Giả thuyết 1 (H1): Sự hữu ích có sức ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Thái độ sử dụng thẻ tín dụng: là một yếu tố thuộc về tâm lý mang tính quan trọng trong việc quyết định của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử Thái độ được định nghĩa là cách nhìn nhận hoặc đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về việc sử dụng thẻ tín dụng Việc các quyết định của khách hàng về việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ phụ thuộc nhiều vào cảm nhận và đánh giá của họ về các lợi ích và rủi ro liên quan Theo nghiên cứu của Suhana Mohamed và cộng sự (2016), thái độ của khách hàng không chỉ phản ánh sự lựa chọn cân đối giữa “chi phí” và “lợi ích” mà còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến “quyết định sử dụng” thẻ tín dụng Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc hiểu và quản lý thái độ của khách hàng trong việc phát triển và thúc đẩy sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán điện tử Do đó nghiên cứu này, đề xuất giả thuyết như sau:

Giả thuyết 2 (H2): Thái độ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Chuẩn chủ quan Yếu tố chuẩn chủ quan trong nghiên cứu hành vi sử dụng công nghệ, như thẻ tín dụng hay các dịch vụ thanh toán điện tử, được đặc biệt quan tâm bởi vai trò quan trọng của nó trong việc chi phối quyết định của người dùng Theo nghiên cứu của Ajzen (1991), chuẩn chủ quan đề cập đến sự ảnh hưởng của ý kiến và nhận định từ những người thân quen và những người xung quanh đối với hành vi của cá nhân Điều này cho thấy rằng ý kiến và khuyến khích từ các nguồn này có thể có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc ngăn cản người dùng sử dụng các công nghệ mới Mô hình TAM (Technology Acceptance Model) đã được phát triển bởi Venkatesh và Davis (2000) nhằm giải thích quyết định sử dụng công nghệ Trong mô hình này, chuẩn chủ quan được coi là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi sử dụng cuối cùng của người dùng Ngoài ra, tính hữu ích mong đợi và tính dễ sử dụng mong đợi cũng được xem là những yếu tố quan trọng khác trong quyết định sử dụng công nghệ Sự tác động mạnh mẽ từ các yếu tố xã hội, như ý kiến và nhận thức từ những người xung quanh, đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán Do đó, chuẩn chủ quan không chỉ đơn thuần là sự tác động cá nhân mà còn phản ánh sự chi phối từ các yếu tố xã hội và nhân văn trong quá trình người dùng quyết định sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thanh toán Điều này thể hiện sự phức tạp và đa chiều của quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong môi trường ngân hàng và giáo dục Trên cơ sở này giả thuyết sau được đề xuất:

Giả thuyết 3 (H3): Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Chi phí sử dụng Kalisa Alfred và cộng sự (2016) đã có đề tài về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong các tổ chức tài chính của Rwanda –

Ngân hàng I&M”, Cụ thể, chi phí này bao gồm các khoản phí như lãi suất, phí thường niên, phí giao dịch điện tử, phí rút tiền mặt Việc lựa chọn dịch vụ thẻ tín dụng dựa trên chi phí hợp lý là một phản ánh chính xác của sự ưu tiên của người tiêu dùng trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán Điều này cho thấy rằng các chi phí liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng không chỉ là yếu tố quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến cách họ tương tác và lựa chọn sản phẩm từ các tổ chức tài chính Ngoài ra trong khoảng thời gian tham gia sử dụng thẻ tín dụng thì khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn dịch vụ có chi phí hợp lý nhất Do đó, đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 4 (H4): Phí sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Rủi ro cảm nhận là một khái niệm quan trọng trong nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng, đặc biệt là trong việc sử dụng các công nghệ mới như giao dịch thanh toán điện tử (TMĐT) và các sản phẩm dịch vụ tài chính liên quan Theo Pavlou (2003) và các nghiên cứu khác như Kuisma và đồng nghiệp (2007), Dasgupta và đồng nghiệp

(2011), rủi ro cảm nhận là sự lo lắng của người tiêu dùng về các hệ quả tiêu cực sẽ diễn ra khi họ trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ Mức độ rủi ro cảm nhận có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự phát triển và độ tin cậy của công nghệ, khả năng bảo mật của dịch vụ, và sự quản lý rủi ro từ các nhà cung cấp Các nghiên cứu cho thấy rằng khi người tiêu dùng cảm nhận mức độ rủi ro cao hơn, họ sẽ có xu hướng giảm sử dụng các sản phẩm và dịch vụ liên quan Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức tài chính và doanh nghiệp, nhằm cải thiện các chiến lược quản lý rủi ro và nâng cao lòng tin của khách hàng Các chính sách bảo mật thông tin, các giải pháp công nghệ tiên tiến, và việc cung cấp thông tin rõ ràng về các rủi ro sẽ giúp tăng cường sự chấp nhận và sử dụng sản phẩm dịch vụ từ phía người tiêu dùng Đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 5 (H5): Rủi ro cảm nhận có ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Các giả thuyết nghiên cứu được tác giả tổng hợp trong Bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Nội dung Kỳ vọng dấu

H1 Sự hữu ích có sức ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

H2 Thái độ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

H3 Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

H4 Phí sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

H5 Rủi ro cảm nhận có ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Mã hóa thang đo

Dựa trên lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, đề tài đã xây dựng thang đo cho các yếu tố của mô hình Qua đó, thang đo được điều chỉnh dựa trên kết quả thảo luận trong giai đoạn nghiên cứu định tính Cụ thể, các thang đo của 5 nhóm yếu tố được tái cấu trúc theo đề xuất từ chuyên gia Để đo lường các biến quan sát, đề tài sử dụng thang đo Likert 5 điểm từ "hoàn toàn không đồng ý" đến "hoàn toàn đồng ý", với mỗi mức được biểu thị bằng số từ 1 đến 5

Bảng 3.3 Bảng mã hóa thang đo

Các biến Mã hóa Các biến quan sát Nguồn tham khảo Nhận thức hữu ích HI1 Sử dụng thẻ tín dụng hỗ trợ người dùng tiết kiệm được nhiều thời gian

HI2 Sử dụng thẻ tín dụng làm nâng cao chất lượng cuộc sống

HI3 Thanh toán bằng thẻ tín dụng thuận lợi hơn so với tiền mặt

Arpita Khare và Shveta Singh

(2012) HI4 Sử dụng thẻ tín dụng giúp tận dụng được tối đa ưu đãi

(2016) HI5 Thẻ tín dụng giúp mua hầng dễ dàng nhanh chóng

Thái độ sử dụng TD1 Quá trình kiểm soát chi tiêu sẽ dễ dàng hơn khi sử dụng tiền mặt

TD2 Khi sử dụng thẻ tín dụng sẽ kích thích tôi chi tiêu vượt quá ngân sách

TD3 Sử dụng thẻ tín dụng nâng tầm giá trị bản thân

TD4 Giao dịch bằng thẻ tín dụng rất nhanh chóng và đơn giản

Chuẩn chủ quan CQ1 Tôi sử dụng thẻ tín dụng vì những người xung quanh tôi sử dụng nó

Nguyễn Thị Như Quỳnh và Phạm

(2021) CQ2 Gia đình tôi cho rằng tôi nên sử dụng thẻ tín dụng

CQ3 Bạn bè ủng hộ tôi sử dụng thẻ tín dụng

CQ4 Nhừng người đã có kinh nghiệm sử dụng thẻ tín dụng đều khuyên tôi nên sử dụng

Chi phí sử dụng CP1 Chi phí sử dụng thẻ tín dụng phù hợp với tình hình tài chính

CP2 Có nhiều hình thức thanh toán( thanh toán tối thiểu, thanh toán từng phần,…) CP3 Có thể tăng hoặc giảm hạn mức tùy thuộc vào tình hình kinh tế

CP4 Các loại phí dịch vụ (phí thanh toán, phí rút tiền, phí trả chậm, ) phù hợp với lợi ích mang lại

Rủi ro cảm nhận RR1 Sử dụng thẻ tín dụng có thể bị lộ thông tin cá nhân RR2 Có thể gây ra gian lận và mất tiền khi sử dụng thẻ tín dụng

RR3 Có thể bị lỗi trong quá trình giao dịch khi sử dụng thanh toán thẻ tín dụng

QD1 Tôi sẽ tìm hiểu/ tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng trong thời gian tới

QD2 Tôi sẽ sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên hơn

QD3 Tôi sẽ giới thiệu gia đình, bạn bè sử dụng thẻ tín dụng

Dữ liệu nghiên cứu

Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998), theo nhận định của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) từ nghiên cứu của Bollen (1989) thì cỡ mẫu ít nhất phải bằng 5 lần số biến trong phân tích nhân tố.Vì vậy, số mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu là 115 mẫu Sau khi sàng lọc dữ liệu kích thước mẫu sử dụng trong bài nghiên cứu là 300 mẫu quan sát.

Phương pháp nghiên cứu

3.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính được ưu tiên thu thập dữ liệu bằng phương pháp khảo sát trực tuyến bằng cách gửi đường dẫn bảng khảo sát Google Form đến người tiêu dùng Nghiên cứu đã gửi đi 347 phiếu và nhận lại được 328 phiếu trả lời, sau khi sàng lọc lại được 300 phiếu Các yếu tố dùng để khảo sát khách hàng bao gồm 5 yếu tố (biến độc lập): Hữu ích, Thái độ, Chuẩn chủ quan, Phí sử dụng, Rủi ro và Quyết định sử dụng (biến phụ thuộc) Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế gồm 2 phần:

Phần 1: Những câu hỏi thu thập dữ liệu thông tin cá nhân của khách hàng bao gồm các đặc điểm như giới tính, sinh viên năm mấy, và thu nhập cá nhân

Phần 2: Dựa trên cơ sở lý thuyết tác giả đã xây dựng các câu hỏi Các biến này được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý)

3.6.2 Phương pháp xử lý số liệu

Thống kê mô tả: Thống kê mô tả là công cụ cơ bản nhất trong nghiên cứu thống kê, được sử dụng để mô tả và tổng quát hóa dữ liệu Bằng cách cung cấp các thống kê như trung bình (mean), trung vị (median), phương sai (variance), phân vị (percentiles), và các đặc tính phân phối khác, thống kê mô tả giúp bạn hiểu được hình dạng và đặc tính cơ bản của mẫu dữ liệu Khi áp dụng vào nghiên cứu, bạn có thể dùng thống kê mô tả để biểu diễn sự biến thiên của dữ liệu và phân phối của nó Ví dụ, trong nghiên cứu về thu nhập của các hộ gia đình, thống kê mô tả giúp bạn biết được giá trị trung bình của thu nhập, phân phối thu nhập như thế nào, và độ biến động của các khoảng thu nhập khác nhau

Phân tích thống kê trung bình : Trong bài nghiên cứu của bạn, phương pháp phân tích thống kê trung bình sẽ giúp bạn nhìn nhận phạm vi giá trị của các biến quan sát được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ

Bằng cách này, bạn có thể xác định được mức độ đồng ý của nhóm nghiên cứu với từng câu hỏi trong thang đo Likert và đưa ra nhận định rõ ràng về các yếu tố tác đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha : Cronbach’s Alpha là một phương pháp quan trọng trong các bài nghiên cứu để đánh giá độ tin cậy của thang đo Đây là một chỉ số thường được sử dụng để đo lường mức độ tương quan nội bộ (internal consistency reliability) của các câu hỏi trong một thang đo Đối với việc loại bỏ những biến không phù hợp và giảm thiểu các biến lỗi trong mô hình, Cronbach’s Alpha rất hữu ích Bạn có thể sử dụng các quy tắc đánh giá khác để đánh giá độ tin cậy của thang đo dựa trên giá trị của Cronbach’s Alpha: từ 0.8 đến gần bằng 1: Thang đo rất tốt; từ 0.7 đến gần bằng 0.8: Thang đo được sử dụng tốt; từ 0.6 trở lên: Thang đo đủ điều kiện để sử dụng

Tuy nhiên, nếu Cronbach’s Alpha quá cao (từ 0.95 trở lên), có thể xuất hiện hiện tượng trùng lắp (redundancy) trong các biến của thang đo, và bạn cần xem xét lại độ tin cậy của từng biến để đảm bảo không có sự lặp lại không cần thiết trong việc đo lường các yếu tố

Phân tích yếu tố khám phá EFA: Phân tích yếu tố khám phá (Exploratory Factor

Analysis - EFA) là phương pháp giúp tìm ra các mối quan hệ giữa các biến quan sát và nhóm chúng vào các yếu tố dựa trên dữ liệu Trong nghiên cứu của bạn, có những yếu tố chính sau được sử dụng để đánh giá và tối ưu hóa phân tích yếu tố khám phá:

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): Chỉ số này đánh giá sự phù hợp của dữ liệu cho phân tích yếu tố Giá trị của KMO cần phải từ 0.5 trở lên để cho phép phân tích yếu tố được thực hiện Nếu KMO nhỏ hơn 0.5, dữ liệu có thể không phù hợp để áp dụng phân tích yếu tố

- Kiểm định Bartlett: Kiểm định này kiểm tra xem ma trận tương quan giữa các biến có đủ lớn để thực hiện phân tích yếu tố hay không Giá trị Sig Bartlett’s cần nhỏ hơn 0.05 để cho thấy các biến quan sát có sự tương quan đủ để áp dụng phân tích yếu tố

- Giá trị Eigenvalues: Đây là giá trị riêng của các yếu tố, thể hiện mức độ biến thiên được giải thích bởi từng yếu tố Các yếu tố được chọn để giải thích phải có Eigenvalues lớn hơn 1 để được coi là ý nghĩa và có khả năng tóm tắt thông tin tốt nhất từ dữ liệu

- Tổng phương sai trích (Total Variance Explained): Đây là tổng phần trăm phương sai của các biến quan sát mà các yếu tố đã giải thích được Để mô hình EFA được xem là phù hợp, tổng phương sai trích cần đạt ít nhất 50%

Bằng việc áp dụng các phương pháp này, bạn có thể phân tích và hiểu rõ hơn về cấu trúc và mối quan hệ giữa các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu của mình

Kiểm định hệ số tương quan Pearson : Hệ số tương quan Pearson là một phương pháp quan trọng để đo lường mối quan hệ tuyến tính giữa các biến trong một nghiên cứu Giá trị của hệ số tương quan (r) dao động từ -1 đến 1, và cho biết mức độ mạnh yếu của mối quan hệ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Phân tích thống kê mô tả

Bảng 4.1 Thống kê dữ liệu Đặc điểm đối tượng khảo sát Tần số Tỷ lệ (%)

Năm học Năm thứ nhất 80 26.7

Thu nhập Dưới 2 triệu đồng 70 23.3

Kinh nghiệm sử dụng thẻ tín dụng Chưa từng sử dụng 74 24.7 Đang sử dụng 148 49.3 Đã từng sử dụng 28 9.3

Không có nhu cầu sử dụng

Theo kết quả bảng 4.1 cho thấy nam giới có 109 người nắm tỷ lệ 36,3% và giới tính nữ là 191 người chiếm tỷ lệ 63,7% Sinh viên tham gia khảo sát nhiều nhất là năm 4 có số người tham gia là 102 với tỷ lệ 34%, tiếp đến lần lượt là sinh viên năm 1 có 80 người tham gia với tỷ lệ 26,7%, sinh viên năm 2 có 76 người tham gia chiếm tỷ lệ 25,3%, và cuối cùng là sinh viên năm 3 có 42 người chiếm tỷ lệ là 14%

Về thu nhập, trong 300 khách hàng tham gia khảo sát, tỷ lệ nhóm khảo sát từ 2 - 4 triệu đồng là nhiều nhất với 104 người tham gia chiếm tỷ lệ lên đến 34,7%, vì khách hàng là sinh viên nên thu nhập này bao gồm tiền thu nhập hằng tháng và tiền chu cấp Nhóm từ 4 – 6 triệu đồng có 81 người chiếm tỷ lệ 27% trong mẫu mục tiêu, nhóm người có thu nhập dưới 2 triệu đồng có 70 người tham gia khảo sát chiếm tỷ lệ 23,3%, và cuối cùng là nhóm trên 6 triệu đồng chiếm tỷ lệ 15%

Nhóm đang sử dụng sản phẩm thẻ tín dụng bao gồm 148 người, chiếm tỷ lệ 49.3% Nhóm sinh viên chưa từng trải nghiệm sản phẩm thẻ tín dụng có 74 người, với tỷ lệ 24.7% Nhóm không có nhu cầu trải nghiệm sản phẩm có 50 người, với tỷ lệ là 16.7%

Và sau cùng, nhóm đã từng sử dụng sản phẩm thẻ tín dụng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 9.3%.

Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Bảng 4.2 Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach's Alpha

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Theo kết quả phân tích dữ liệu từ bảng 4.2, thang đo "Nhận thức hữu ích" được đo lường dựa trên 5 biến quan sát Kết quả cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của biến tổng đạt mức 0.882 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng giữa các biến quan sát đều vượt qua ngưỡng 0,3 Vì vậy, thang đo "Nhận thức hữu ích" được chấp nhận và đạt độ tin cậy cao

Thang đo "Thái độ sử dụng" được đo lường dựa trên 4 biến quan sát Kết quả cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của biến tổng đạt 0.876 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng giữa các biến quan sát đều vượt qua ngưỡng 0,3 Vì vậy, thang đo "Thái độ sử dụng" được chấp nhận và đạt độ tin cậy cao

Dựa vào bảng 4.2, thang đo "Chuẩn chủ quan" được đo lường dựa trên 4 biến quan sát Kết quả cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của biến tổng đạt 0.892 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng giữa các biến quan sát đều vượt qua ngưỡng 0,3 Vì vậy, thang đo "Chuẩn chủ quan" được chấp nhận và đạt độ tin cậy cao

Thang đo "Phí sử dụng" được đo lường dựa trên 4 biến quan sát Kết quả cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của biến tổng đạt 0.887 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng giữa các biến quan sát đều vượt qua ngưỡng 0,3 Vì vậy, thang đo "Phí sử dụng" được chấp nhận và đạt độ tin cậy cao

Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Rủi ro cảm nhận” bằng 0.821 > 0,6 và các biến quan sát đều hệ số tương quan biến tổng phù hợp (0,3) nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Do vậy, nên 3 biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo

Qua bảng 4.2, thang đo “Quyết định sử dụng” được đo lường dựa trên 3 biến quan sát Kết quả cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của biến tổng đạt 0,854 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng giữa các biến quan sát đều vượt qua ngưỡng 0,3 Vì vậy, thang đo “Quyết định sử dụng” được chấp nhận và đạt độ tin cậy cao.

Phân tích yếu tố khám phá EFA

Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, mô hình nghiên cứu vẫn giữ nguyên so với ban đầu là 6 yếu tố với Thang đo của các yếu tố này đảm bảo điều kiện phân tích yếu tố khám phá EFA Tiếp theo tác giả trình bày kết quả phân tích EFA đối với các biến độc lập và biến phụ thuộc của mô hình

4.4.1 Phân tích yếu tố biến độc lập

Kết quả phân tích yếu tố khám phá biến độc lập được thể hiện dưới đây:

Bảng 4.3: KMO and Bartlett’s Test

Giá trị KMO 0.835 Kiểm định Bartlett's

Hệ số KMO trong phân tích bằng 0.835 > 0.5, cho thấy rằng kết quả phân tích yếu tố là đảm bảo độ tin cậy và kiểm định Bartlett‘s Test có hệ số Sig là 000 < 0.05, thể hiện rằng kết quả phân tích yếu tố đảm bảo được mức ý nghĩa thông kê

Bảng 4.4: Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc

Giá trị Eigenvalues Tổng hệ số tải bình phương rút trích nhân tố

Tổng hệ số tải bình phương xoay nhân tố Tổn g cộn g

Phần trăm của phương sai

Phần trăm của phương sai

Phần trăm của phương sai

Với kết quả có được ta có phương sai trích bằng 73.311 thể hiện rằng sự biến thiên của các yếu tố được phân tích để giải thích rằng 73.311% > 50% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu và với kết quả trên ta có thể kết luận rằng đây là mức ý nghĩa ở mức khá Với hệ số Eigenvalues của biến số 5 là 7.910 > 1 điều này cho thấy sự hội tụ của phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 5 hay kết quả phân tích cho thấy có 5 yếu tố được trích ra từ dữ liệu khảo sát

Bảng 4.5 Bảng xoay nhân tố

Ma trận xoay nhân tố

Theo như Bảng 4.5 với những chỉ số trên, bài nghiên cứu có thể kết luận rằng phân tích khám phá nhân tố EFA hoàn toàn có ý nghĩa thực tiễn Tất cả các nhân tố độc lập đều có hệ số tải nhân tố ≥ 0.4 đạt yêu cầu

4.4.2 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc

Bảng 4.6 KMO and Bartlett’s Test

Kiểm định Bartlett's Approx Chi-Square 406.403 df 3

Nhìn vào bảng 4.6 có thể thấy, hệ số KMO = 0.722 thỏa mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO

≤ 1, nên phù hợp thực hiện EFA cho nhân tố này Và Sig = 0.000 < 0.05, nên dữ liệu dùng để phân tích các nhân tố là hoàn toàn phù hợp

Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố với biến phụ thuộc

Từ Bảng 4.7, Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA biến phụ thuộc cho thấy, phân tích rút trích được một yếu tố Quyết định sử dụng với: chỉ số KMO là 0.722 (lớn hơn 0,5); chỉ số Eigenvalue là 1,860 (lớn hơn 1); tổng phươngsai trích được là 62,014% (lớn hơn 50%); kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa là 0,000 (nhỏ hơn 5%).Vậy, một yếu tố này là biến phụ thuộc đưa vào phân tích các bước tiếp theo để kiểm định mô hình nghiên cứu

Bảng 4.8 Kết quả phân tích nhân tố với biến phụ thuộc

Nhân tố Eigenvalues khởi tạo Chiết xuất tổng của tải trọng bình phương Tổng % của phương sai

% tích lũy Tổng % của phương sai

Kết quả trong Bảng 4.8 cho thấy giá trị Eigenvalue là 2.326, vượt quá ngưỡng 1, cho thấy rằng nhân tố phụ thuộc này giải thích một phần biến thiên dữ liệu đáng kể và

QD3 0.853 tóm tắt thông tin một cách hiệu quả Tổng phương sai trích đạt 77.546%, vượt mức yêu cầu tối thiểu 50%, điều này nghĩa là 77.546% biến thiên của dữ liệu từ 3 biến quan sát được giải thích bởi nhân tố này trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kết quả này chứng tỏ mô hình phân tích nhân tố có khả năng giải thích một phần lớn biến thiên trong dữ liệu, đồng thời cho thấy các biến quan sát có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với nhân tố mà chúng đại diện Điều này khẳng định độ tin cậy và giá trị của thang đo sử dụng trong nghiên cứu.

Kiểm định hệ số tương quan

Bảng 4.9 Ma trận tương quan giữa các nhân tố

QD HI TD CCQ CP RR

Hệ số Pearson 359 ** 230 ** 180 ** 1 290 ** -.141 * Sig (2-tailed) 000 000 002 000 014

Nhìn vào Bảng 4.9 ta thấy, Các giá trị p (Sig 2-tailed) thể hiện mức độ ý nghĩa thống kê của mỗi hệ số Pearson Các giá trị ** (p < 0.05) chỉ ra rằng mối tương quan được quan sát là có ý nghĩa thống kê Bảng hệ số Pearson này cung cấp cái nhìn rõ ràng về các mối quan hệ giữa các biến trong nghiên cứu của bạn, giúp bạn hiểu sâu hơn về cách mà quyết định sử dụng thẻ tín dụng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như hài lòng, tín dụng, chất lượng dịch vụ và sản phẩm, cũng như mối đe dọa từ rủi ro

4.6 Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Bảng 4.10 Tổng kết mô hình hồi quy

Mô hình R 𝑅 2 𝑅 2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng

Bảng 4.10 cho thấy, hệ số xác định 𝑅 2 (R bình phương): Đây là hệ số xác định mức độ phương sai của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình

Trong trường hợp này, R^2 = 0.512, tức là mô hình của bạn giải thích được khoảng

51.2% sự biến thiên của biến phụ thuộc Mô hình có hiệu suất khá tốt trong việc giải thích và dự báo dữ liệu Các chỉ số đánh giá mô hình cho thấy rằng mô hình có thể được sử dụng để hiểu và dự đoán mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu một cách hiệu quả

Bảng 4.11: Kết quả hệ số phương trình hồi quy

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig Thống kê đa cộng tuyến

Nhìn vào Bảng 4.11 có thể thấy tất Trong phân tích Anova P_value = 0,000 < 0,05 mô hình hồi quy là phù hợp Các biến độc lập đều có P_value = 0,000 < 0,05 Nên kết luận các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê điều này chứng tỏ cả 5 giả thuyết đưa ra đều đúng

Từ các kết quả đó, tác giả đưa ra mô hình hồi quy sau khi chuẩn hóa:

QD = 0.383*HI + 0.218*CP + 0.212*TD + 0.145*CCQ - 0.176*RR

Yếu tố "Hữu ích" (HI) có hệ số 0.400 (chưa chuẩn hóa) và 0.383 (chuẩn hóa), với t- statistic cao (8.217, p < 0.001), cho thấy mức độ hữu ích của khách hàng có mối liên hệ cùng chiều mạnh mẽ đến việc sử dụng thẻ tín dụng Độ lệch chuẩn của HI là 0.049 và VIF là 1.311, cho thấy không có vấn đề đáng kể về đa cộng tuyến

Yếu tố "Chi phí" (CP) có hệ số 0.193 (chưa chuẩn hóa) và 0.218 (chuẩn hóa), với t- statistic là 4.702 (p < 0.001), cho thấy chi phí liên quan đến sử dụng thẻ tín dụng cũng ảnh hưởng dương đáng kể đến sự quyết định này Giá trị VIF cho CP là 1.298, chỉ ra rằng không có vấn đề đáng kể về đa cộng tuyến giữa các biến

Yếu tố "Thái độ" (TD) có hệ số 0.245 (chưa chuẩn hóa) và 0.212 (chuẩn hóa), với t- statistic là 5.042 (p < 0.001), cho thấy thái độ của khách hàng đối với thẻ tín dụng cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định sử dụng Giá trị VIF cho TD là 1.060, thấp hơn ngưỡng 4, cho thấy không có vấn đề về đa cộng tuyến

Yếu tố "Chuẩn chủ quan" (CCQ) có hệ số 0.163 (chưa chuẩn hóa) và 0.145 (chuẩn hóa), với t-statistic là 3.341 (p = 0.001), cho thấy chuẩn chủ quan về chất lượng sản phẩm cũng ảnh hưởng cùng chiều đáng kể đến sự quyết định sử dụng thẻ tín dụng

Giá trị VIF cho CCQ là 1.136, không cao và không đáng báo động về đa cộng tuyến

Cuối cùng, yếu tố "Rủi ro" (RR) có hệ số -0.184 (chưa chuẩn hóa) và -0.176 (chuẩn hóa), với t-statistic là -4.140 (p < 0.001), cho thấy mức độ rủi ro của khách hàng cũng có ảnh hưởng ngược chiều đáng kể đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng Giá trị VIF cho RR là 1.082, không cao và không đáng báo động về đa cộng tuyến

Tồng quan chương 4 đã trình bày được kết quả nghiên cứu của khóa luận Theo kết quả, có 5 nhân tố đều đạt đủ điều kiện thỏa mãn về độ tin cậy Nghiên cứu dưa ra 5 yếu tố Hữu ích, Thái độ, Chi phí, Chuẩn chủ quan và Rủi ro đều có tác động đến Quyết định sử dụng Trong đó yếu tố Hữu ích tác động mạnh mẽ nhất và yếu tố Rủi ro là yếu tố duy nhất tác động ngược chiều đến Quyết định sử dụng Dựa vào các cơ sở chương 4, tác giả sẽ đề xuất một số kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.

Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Tác giả đã sử dụng công cụ SPSS để phân tích và đưa ra kết quả cho mô hình từ bảng khảo sát với 300 mẫu với mong muốn xác đinh các nhân tố cũng như nhằm cải thiện thẻ tín dụng phù hợp với giới trẻ

Trong phạm vi bài nghiên cứu tác giả đã đề xuất 5 nhân tố có tác đụng mạnh mẽ đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên: Hữu ích, Thái độ , Chuẩn chủ quan, Phí sử dụng và Rủi ro Sau khi thực hiện quá trình khảo sát dữ liệu mẫu được đưa vào tiến hành nghiên cứu là 300 mẫu

Kết quả cho thấy cả 5 nhân tố tác giả đề xuất đều có tác dụng đến quyết định sử dụng Trong đó, các yếu tố như Hữu ích, Thái độ ,Chuẩn chủ quan và Phí sử dụng tác động cùng chiều đến quyết định Còn lại nhân tố Rủi ro có tác động ngược chiều với quyết định sử dụng Trong đó, nhân tố Hữu ích có tác động mạnh nhất với β = 0.383 lần lượt tiếp theo là Phí sử dụng (β = 0.218); Thái độ (β = 0.212); Chuẩn chủ quan (β 0.145); Rủi ro (β = - 0.176)

Bảng 5.1 Bảng các tổng hợp giả thuyết

Giả thuyết Nội dung Kết luận

H1 Nhận thức về sự hữu ích có sức ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

H2 Thái độ sử dụng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

H3 Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

H4 Phí sử dụng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 03/10/2024, 14:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action –TRA) - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.2 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action –TRA) (Trang 25)
Hình 2.3 Thuyết hành vi dự định - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.3 Thuyết hành vi dự định (Trang 27)
Hình 2.4 Thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.4 Thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (Trang 29)
Bảng 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước (Trang 35)
Hình 3.1 Quy trình bài nghiên cứu - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 3.1 Quy trình bài nghiên cứu (Trang 39)
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất (Trang 40)
Bảng 3.2 Các giả thuyết nghiên cứu - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 3.2 Các giả thuyết nghiên cứu (Trang 44)
Bảng 4.1 Thống kê dữ liệu - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.1 Thống kê dữ liệu (Trang 52)
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach's Alpha - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach's Alpha (Trang 53)
Bảng 4.4: Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.4 Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc (Trang 56)
Bảng 4.5 Bảng xoay nhân tố - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.5 Bảng xoay nhân tố (Trang 57)
Bảng 4.6 KMO and Bartlett’s Test - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.6 KMO and Bartlett’s Test (Trang 58)
Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố với biến phụ thuộc - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố với biến phụ thuộc (Trang 59)
Bảng 4.9 Ma trận tương quan giữa các nhân tố - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.9 Ma trận tương quan giữa các nhân tố (Trang 60)
Bảng 4.10 cho thấy, hệ số xác định ? 2 (R bình phương): Đây là hệ số xác định mức - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.10 cho thấy, hệ số xác định ? 2 (R bình phương): Đây là hệ số xác định mức (Trang 61)
Bảng 4.10 Tổng kết mô hình hồi quy - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.10 Tổng kết mô hình hồi quy (Trang 61)
Bảng 5.1 Bảng các tổng hợp giả thuyết - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại Điện tử của sinh viên trường Đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 5.1 Bảng các tổng hợp giả thuyết (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN