Chương 7: Thiết Bị Định Lượng

30 4.1K 23
Chương 7:  Thiết Bị Định Lượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thiết bị định lượng trong bảo quản chế biến nông sản

Chương 7 THIẾT BỊ ĐỊNH LƯỢNG VÀ TRỘN 7.1. MÁY ĐỊNH LƯỢNG 7.1.1. Mục đích, yêu cầu kỹ thuật và phân loại a) Mục đích Máy định lượng có nhiệm vụ đo lường lượng nguyên liệu hay thành phẩm đúng theo mức qui định. Trong chế biến nông sản, hầu hết các nguyên liệu và thành phẩm đều phải qua khâu định lượng. Việc định lượng nhằm mục đích : - Xác định lượng nguyên liệu trước khi đưa vào làm sạch, bóc vỏ, nghiền xay, đặc biệt là trước khi đưa vào phối trộn. - Xác định lượng thành phẩm nạp vào bao trước khi đóng gói để chuyển giao cho người tiêu dùng. Trong quá trình chế biến, độ chính xác phụ thuộc vào yêu cầu công nghệ, khối lượng và loại nguyên liệu đưa vào định lượng. Ví dụ : Khi chế biến thức ăn chăn nuôi, để xác định lượng nguyên liệu trước khi trộn, cho phép những nguyên liệu có khối lượng lớn trong hỗn hợp như bột cám, bột ngô, độ chính xác không cần đòi hỏi cao lắm, độ lệch mức cho phép có thể tới 5 ÷ 8%; những nguyên liệu có khối lượng rất nhỏ như kháng sinh, nguyên tố vi lượng yêu cầu độ chính xác phải cao (nếu không đáp ứng được thì có thể gây tác hại cho cơ thể gia súc), vì vậy độ lệch mức cho phép phải nhỏ hơn 1%. Khi đóng gói, thành phẩm được định lượng vào bao cũng phải đảm bảo độ chính xác cần thiết. Nếu định lượng thiếu hoặc thừa đều có thể gây thiệt thòi cho người tiêu dùng hoặc cho cơ sở sản xuất và đặc biệt là làm giảm lòng tin của khách hàng đối với loại sản phẩm đó. Do nguyên liệu đưa vào định lượng rất đa dạng, có thể ở dạng tơi rời, dẻo, lỏng, chúng khác nhau về kích thước hạt, khối lượng thể tích, độ ẩm, sự dính kết, sự vón cục đối với sản phẩm tơi rời; khác nhau về khối lượng thể tích, độ đặc, độ dính, độ linh động, tính đàn hồi đối với sản phẩm dẻo; khác nhau về trọng lượng riêng, độ nhớt, độ lẫn của các hạt huyền phù đối với sản phẩm lỏng, vì vậy muốn định lượng chính xác cần phải lựa chọn phương pháp và thiết bị định lượng thích hợp. b) Yêu cầu kỹ thuật - Đảm bảo định lượng chính xác, độ lệch mức trong phạm vi cho phép. Đối với thiết bị định lượng liên tục độ lệch mức cho phép 2 ÷ 3%, đối với thiết bị định lượng gián đoạn (định lượng từng mẻ) độ lệch mức cho phép 0,1 ÷ 1%. - Có khả năng điều chỉnh để thay đổi mức theo yêu cầu của quá trình chế biến. - Có khả năng phối hợp với các khâu công nghệ khác như trộn, đóng gói sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự động hóa dây chuyền sản xuất. c) Phân loại máy định lượng - Theo dạng sản phẩm : máy định lượng sản phẩm tơi rời, máy định lượng sản phẩm dẻo, máy định lượng sản phẩm lỏng. - Theo nguyên lý làm việc : máy định lượng theo khối lượng, máy định lượng theo thể tích. - Theo nguyên lý cấu tạo : máy định lượng kiểu đĩa, kiểu băng tải, kiểu vít tải, kiểu cơ cấu rót, - Theo quá trình làm việc : máy định lượng liên tục, máy định lượng gián đoạn. 7.1.2. Nguyên lý làm việc và nguyên lý cấu tạo Các máy định lượng đều làm việc theo hai nguyên lý chung là đong - định lượng theo thể tích và cân - định lượng theo khối lượng. Vì vậy, về cấu tạo hiện nay đã có rất nhiều dạng máy định lượng khác nhau. Dưới đây nghiên cứu một số máy định lượng các dạng sản phẩm chính. 7.1.2.1. Máy định lượng sản phẩm rời Để định lượng sản phẩm tơi rời dạng hạt, bột, người ta dùng các máy định lượng thể tích hay khối lượng, làm việc liên tục hay gián đoạn. a) Định lượng theo thể tích Phần lớn các máy định lượng thể tích đều làm việc liên tục và chúng được dùng tương tự như cơ cấu cấp liệu, để cấp sản phẩm hay nguyên liệu vào máy chế biến khác. Để đảm bảo định lượng chính xác, cần phải tạo dòng chảy đồng đều trong đó thể tích sản phẩm đưa vào theo đơn vị thời gian được xác định bằng tốc độ cấp liệu hay bằng tiết diện ngang của dòng sản phẩm. Nếu tốc độ cấp liệu thay đổi thì tiết diện của dòng sản phẩm không đổi, khi ấy máy định lượng cần được trang bị cơ cấu dẫn động đặc biệt để điều chỉnh tốc độ cấp liệu trong phạm vi rộng. Trường hợp nếu tốc độ cấp liệu không đổi, thì cần phải có những cơ cấu thay đổi tiết diện dòng chảy. Những máy định lượng làm việc liên tục thường gặp là loại thùng, vít tải, băng tải, máng trượt, pít tông, máng lắc và dao động, Thùng định lượng (hình 7.1) gồm có hai loại : thùng định lượng hình trụ và thùng hình quạt. Thùng hình trụ có khả năng điều chỉnh dòng sản phẩm nhờ lực ma sát và lực bám dính với bề mặt thùng, chúng có thể là loại trơn (hình 7.1a) dùng cho sản phẩm bột và hạt nhỏ và loại có nhiều cạnh (hình 7.1b) dùng cho sản phẩm ở dạng cục nhỏ và cục trung bình. Thùng hình quạt dùng để định lượng các sản phẩm dạng bột, dạng hạt và cục nhỏ. Số lượng sản phẩm cấp vào được xác định bằng số lượng và dung tích hình quạt, chúng có thể là các hốc có hình dạng xác định (hình 7.1c) hoặc là các ngăn giữa các cánh của thùng (hình 7.1d). Hình 7.1. Thùng định lượng a) Thùng định lượng hình trụ; b) Thùng định lượng có cạnh; c) Thùng định lượng hốc; d) Thùng định lượng có cánh. 1- trục thùng; 2- thùng định lượng; 3- cửa xả; 4- tấm gạt để cào vật liệu dư trong các ngăn; 5- ngăn; 6- phễu cấp liệu; 7- trục nạo. Đĩa định lượng (hình 7.2) được cấu tạo bởi đĩa quay 2 đặt nằm ngang, phía trên đĩa là phễu cấp liệu 1, đáy có ống tiếp liệu 4, có thể dịch chuyển lên xuống để điều chỉnh bề dày của lớp nguyên liệu trên đĩa. Khi đĩa quay, sẽ tạo ra cho nguyên liệu nằm trên đĩa có dạng hình nón cụt, chiều rộng của nó phụ thuộc vào vị trí ống tiếp liệu. Sản phẩm được lấy ra nhờ tấm gạt 3. Năng suất máy phụ thuộc vào thể tích sản phẩm trên đĩa, chiều cao và vị trí đặt các tấm gạt, số vòng quay của đĩa và vị trí ống tiếp liệu. Đĩa định lượng dùng để cấp và định lượng sản phẩm dạng bột khô và dạng hạt nhỏ. Đĩa định lượng cho năng suất cao nhưng độ chính xác thấp. Vít định lượng (hình 7.3) dùng để cấp sản phẩm dạng bột, hạt, và cục nhỏ. Máy gồm vít xoắn 4 quay trong vỏ máy 3. Van 2 được dùng để đóng mở rộng hẹp khoảng tiếp xúc giữa nguyên liệu trong phễu cấp liệu 1 với vít xoắn. Khi vít xoắn quay nguyên liệu được lấy từ khoảng mở đó và được đẩy ra qua cửa thoát. Trục khuấy 6 dùng làm tơi nguyên liệu để chúng không kẹt, không đóng thành vòm. Hình 7.2. Đĩa định lượng 1- vít; 2- đĩa định lượng; 3- tấm gạt; 4- ống tiếp liệu. Hình 7.3. Vít định lượng 1- phễu cấp liệu; 2- van điều chỉnh; 3- vỏ máy; 4- vít xoắn; 5- cửa thoát; 6- trục khuấy. Băng định lượng (hình 7.4) dùng để định lượng vật liệu cục nhỏ hoặc vật liệu có độ ẩm cao. Với vật liệu dính, người ta dùng thanh gạt để làm sạch băng. Băng 2 có thể đặt nằm ngang hoặc nằm nghiêng được căng trên hai trống chủ động 5 và phụ động 4, nhánh băng trên được đỡ bằng các con lăn 6. Dọc theo băng có đặt thanh chặn tạo thành máng nhỏ dẫn sản phẩm. Phễu cấp liệu được cấu tạo sao cho áp lực của nguyên liệu từ phễu không trực tiếp truyền lên băng. Lớp nguyên liệu cấp trên băng phải đồng đều và có thể điều chỉnh được theo chiều cao của tấm chắn 7. Tốc độ chuyển động của băng từ 0,1 ÷ 0,2m/s. Hình 7.4. Băng định lượng theo thể tích làm việc liên tục 1- phễu cấp liệu; 2- băng; 3- cơ cấu căng băng; 4- trống phụ động; 5- trống phụ động; 6- các con lăn. 7- tấm chắn. Máy định lượng có bộ phận làm việc chuyển động tịnh tiến qua lại. Trên hình 7.5a và 7.5b là máy định lượng kiểu bàn trượt và máy định lượng kiểu pít tông. Trong các máy này thì bộ phận làm việc là bàn trượt hoặc pít tông chuyển động qua lại lấy sản phẩm từ phễu cấp liệu và đẩy qua cửa thoát. Trên hình 7.5c và 7.5d là máy lắc định lượng và máy dao động định lượng, thường được dùng khi cấp sản phẩm ít linh động, có khuynh hướng dính bết và tạo thành tảng, Trong các máy lắc định lượng, máng vận chuyển vật liệu tựa trên dãy lò xo phẳng đặt nghiêng, được truyền chuyển động từ cơ cấu tay quay thanh truyền với số vòng quay là 150 ÷ 250vg/ph và biên độ là 3 ÷ 5mm. Trong các máy dao động định lượng, thì máng thực hiện dao động với biên độ từ 1 ÷ 3mm và tần số dao động là 1500 ÷ 3000vg/ph. Hình 7.5. Máy định lượng bộ phận làm việc chuyển động tịnh tiến qua lại a) Bàn trượt định lượng; b) Pítông định lượng; c) Máy lắc định lượng; d) Máy dao động định lượng. b) Máy định lượng theo khối lượng Máy định lượng theo khối lượng thường được dùng phổ biến để nạp liệu rời vào bao bì. Máy có thể làm việc liên tục hoặc gián đoạn, điều chỉnh tự động hoặc bán tự động. Đối với những máy làm việc gián đoạn, thùng chứa phải có hình dạng hợp lý để nó tiếp nhận được hoàn toàn nguyên liệu vào và tháo ra hết các phần nguyên liệu đã xác định khối lượng. Máy định lượng theo khối lượng kiểu cân bán tự động (hình 7.6) là loại máy làm việc gián đoạn dùng để định lượng sản phẩm rời vào bao bì. Nguyên liệu từ phễu cấp liệu 1 được vít tải 2 đưa vào thùng định lượng 5. Vít tải này được truyền chuyển động từ động cơ điện 3 qua hộp giảm tốc 4. Phần trên của thùng định lượng có gắn khớp lăng trụ 6 tựa trên tay đòn 7 và tay đòn này có gắn khớp lăng trụ 8 liên kết với thanh đứng của giá treo. Đầu bên phải của tay đòn có liên hệ với công tắc tiếp điểm 10 thông qua rơ le 12 điều khiển việc đóng ngắt dòng điện vào động cơ điện 3. Khi nguyên liệu vào trong thùng 5 đủ trọng lượng qui định, do khớp 8 đặt lệch so với đường tâm của thùng nên làm quay đầu bên trái của tay đòn 7 xuống dưới, đầu bên phải lên trên làm mở tiếp điểm 10, không có dòng điện vào rơ le điện từ 12, công tắc mạch chính 13 mở, ngắt dòng điện vào động cơ 7, đình chỉ việc cấp liệu. Khi xả hết lượng nguyên liệu trong thùng 5, tiếp điểm 10 đóng lại. Tiến hành đóng điện lại cho động cơ làm việc để định lượng mẻ sau bằng cách ấn công tắc 11. Đối trọng 9 dùng để thay đổi lượng nguyên liệu trong thùng 5 khi cần thay đổi mức. Máy định lượng liên tục có bộ phận điều chỉnh tốc độ cấp liệu (hình7.7). Sự điều chỉnh đó được thực hiện bằng cách thay đổi tốc độ của cơ cấu cấp liệu 7. Khi khối lượng nguyên liệu trên băng tải 1 thay đổi, nhờ hệ thống cơ cấu trọng lượng 2, 3 và đối trọng 4 làm thay đổi vị trí của hệ thống đóng cắt điện 5. Thông qua hệ thống điện điều khiển làm thay đổi tỷ số truyền của bộ biến tốc 6, từ đó sẽ làm thay đổi tốc độ chuyển động bộ phận cấp liệu 7. Hình 7.6. Máy định lượng kiểu cân bán tự động Hình 7.7. Máy định lượng có bộ phận điều chỉnh tốc độ cấp liệu bằng điện 7.1.2.2. Máy định lượng sản phẩm dẻo Định lượng sản phẩm dạng dẻo (bột nhào) bằng cách phân chia liên tục từ khối chung ra thành cục riêng có thể tích xác định và khối lượng tương ứng bằng nhau. Máy định lượng sản phẩm dẻo thường là máy định lượng thể tích có kết hợp với dao cắt hoặc nén ép theo khuôn. Máy định lượng bột nhào cắt bằng dao lắc (hình 7.8). Bột nhào từ phễu cấp liệu 1 được vít 2 đẩy đi qua khuôn ép 3 có tiết diện và hình dạng lỗ xác định. Trong quá trình cấp liệu thì khối sản phẩm được lèn chặt và bắt buộc phải chuyển động làm các sợi có độ đồng đều về tỷ trọng. Dao 4 lắc với tần số đều cắt các sợi bột nhào thành các thỏi có chiều dài và thể tích bằng nhau. Máy định lượng bột nhào theo khuôn (hình 7.9). Nguyên liệu từ phễu 1 được các trục cán cấp liệu 2 đưa vào trong buồng nhận 3. trong khi đó tấm chắn cắt 4 và pít tông 5 ở vị trí tận cùng bên trái. Tấm chắn 4 và pít tông 5 di chuyển sang bên phải và bắt đầu cắt khối sản phẩm trong buồng 3, rồi đẩy nó vào khuôn 6 của cơ cấu chia 7. Bột nhào sẽ ép pít tông 8, nén lò xo 9 sát về vị trí bên phải. Khi quay cơ cấu chia 7 một góc 90 o thì pít tông 8 được giải phóng khỏi áp lực của pít tông 5 dưới tác dụng của lò xo 9 bột nhào được đẩy ra băng tải 10. Lượng bột nhào được lấy ra đúng bằng thể tích của khuôn ép. Hình 7.8. Máy định lượng bột nhào cắt bằng dao lắc Hình 7. 9. Máy định lượng bột nhào theo khuôn 7.1.2.3. Máy định lượng sản phẩm lỏng Định lượng sản phẩm lỏng bằng máy được phổ biến rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất thực phẩm với ưu điểm là năng suất cao, đảm bảo độ chính xác và điều kiện vệ sinh thực phẩm. Các máy định lượng sản phẩm lỏng hay còn gọi máy rót, thường làm việc theo nguyên lý "đong'', định lượng theo thể tích. Mỗi loại sản phẩm lỏng luôn khác nhau về tính chất cơ - lý, vì vậy cần phải có phương pháp rót và bộ phận rót thích hợp. Đối với những sản phẩm có độ nhớt nhỏ, khối lượng riêng từ 0,9 ÷ 1,0g/cm 3 , độ nhớt 0,8 ÷ 1,0Cp (Canti puaze) như sữa, rượu, bia, xirô, crem, nước quả ép, dầu thực vật, dầu cá, thì có thể dùng các bộ phận rót trong đó chất lỏng chảy dưới tác dụng của khối lượng. Những sản phẩm có độ nhớt cao hơn (hàng chục lần) như dịch cà chua, váng sữa, dịch rau, kem cốc, được định lượng bằng phương pháp ép cưỡng bức trên những dụng cụ đặc biệt. Bộ phận rót kiểu van xoay (hình 7.10) là bộ phận rót đơn giản nhất, nó gồm có bình định lượng 1, van ba chiều 2, ống thoát khí 3 hở cả hai đầu, ống nối 4 để nạp đầy bình 1 và ống nối 5 để rót chất lỏng đã định lượng vào bao chứa. Thể tích chất lỏng đi vào trong bình 1 phụ thuộc vào vị trí đầu bên dưới của ống 3. Khi nút của van ba chiều tại vị trí chỉ ở phần bên phải của hình vẽ, chất lỏng dưới áp suất thủy tĩnh đi vào trong bình định lượng, đẩy không khí trong bình ra qua ống 3. Khi chất lỏng dâng đến mép dưới của ống thi không khí không ra được nữa, còn chất lỏng ở trong bình 1 được dâng lên cao hơn mép dưới của ống một đoạn h, phụ thuộc vào mức chất lỏng ở trong thùng rót. áp suất không khí trên chất lỏng sẽ ngăn cản việc nạp tiếp tục vào bình 1, còn lối ra của chất lỏng bị đóng. Chất lỏng trong ống 3 sẽ dâng lên và theo qui tắc bình thông nhau nó được xác định bằng mức chất lỏng ở trong thùng chứa. Như thế là chấm dứt một chu trình định lượng. Thể tích chất lỏng được điều chỉnh bằng cách dịch ống 3 lên hoặc xuống. Để tháo chất lỏng vào bao bì, thì xoay van ba ngả ngược chiều kim đồng hồ một góc 90 o , như đã chỉ ở phần bên trái hình vẽ. Tùy theo cách xoay van mà những máy dùng cơ cấu rót này thuộc loại quay tay, bán tự động hoặc tự động. Bộ phận rót kiểu van trượt (hình 7.11) được dùng để rót sản phẩm lỏng không nhớt như rượu, sữa, Thùng chứa 1 có bình định lượng 2, đáy bình vặn chặt với van trượt 3, phần trên của van trượt rỗng, phần dưới đặc. Bên thành phần rỗng của van trượt có lỗ 4. Phía đáy thùng 1 có lắp ống lót rỗng 5, có lỗ 6, ống chảy tràn 7 và đầu cuối 8 cắm vào bao bì. Lò xo 9 và con lăn 10 dịch chuyển theo cơ cấu cam có biên dạng thích hợp đảm bảo sự dịch chuyển thẳng đứng của van trượt. Khi nâng van trượt lên một đại lượng H thì bình 2 đã chứa đầy chất lỏng được nâng lên, mép trên của nó nằm cao hơn mực chất lỏng trong thùng chứa 1, đồng thời xảy ra sự trùng khít các lỗ 4 và 6 của van trượt, nhờ đó mà chất lỏng trong bình 2 chảy vào bao bì. Sau khi chảy hết chất lỏng thì bình 2 được hạ xuống để nạp chất lỏng và chu trình làm việc được lặp lại. Hình 7.10. Bộ phận rót kiểu van xoay Hình 7.11. Bộ phận rót kiểu van trượt Bộ phận rót kiểu van chắn (hình 7.12) được dùng để rót sữa, xirô, nước cà chua, vào chai có miệng rộng hoặc vào hộp. Đối với van chắn dùng nạp chất lỏng cho chai (hình 7.12a), ở đáy thùng rót có lắp ống nối 1 bằng đai ốc 2. ống lót 3 tỳ lên vành cao su 4 có thể dịch chuyển dọc theo ống nối 8. Bề mặt tiếp xúc của ống lót và ống nối phải được mài nhẵn để đảm bảo độ kín. ống thoát khí 5 hở cả hai đầu, dùng để tháo không khí bị chất lỏng đẩy ra khỏi chai. Đầu phía dưới của ống này được ghép chặt với van chắn 6 làm bằng cao su. Lò xo 7 dùng để tăng lực đóng kín của cặp van và đế, nhờ đó mà mép dưới của ống lót 3 luôn được che kín. Khi chai được nâng lên phía trên, ấn chặt miệng vào van chắn 6, nén lò xo 7 và nâng ống lót 3 lên, lúc đó van chắn rời khỏi mép dưới của ống lót 3, tạo ra khe để cho chất lỏng từ trong thùng rót chảy ra nạp đầy vào chai. Khi nạp vào chai thì miệng chai được ép chặt vào vành cao su 4, còn không khí theo ống 5 đi vào không gian ở bên trên chất lỏng trong thùng rót. Khi chất lỏng dâng đến mép dưới của ống thì không khí ở trong chai không có chỗ ra, sẽ tạo nên áp suất nén ngăn cản không cho chất lỏng chảy vào. Đối với van chắn dùng để nạp chất lỏng cho hộp (hình 7.12b), đế di động 3 được lò xo 2 ép chặt vào van cố định 1. Sản phẩm lỏng ở trên van không thể từ thùng 4 chảy ra khi không có hộp. a) b) Hình 7.12. Bộ phận rót kiểu van chắn a) Dùng cho chai; b) Dùng cho hộp. Khi hộp 6 nằm trên bàn đỡ dưới 5 được dịch chuyển lên trên thì nó nâng đế cao su, nhờ đó chất lỏng chảy vào hộp, qua khe hở hình vành khuyên vừa tạo ra. Lượng chất lỏng chảy vào bằng hiệu giữa thể tích hộp và thể tích phần nhô phía dưới của van. Van ghép chặt vào đầu bên dưới của ống 7, ống này dùng để cho không khí thoát ra khỏi hộp lúc nạp chất lỏng. Khi hạ thùng thì lò xo 2 đẩy đế 3 trở lại vị trí ban đầu, nhờ đó đình chỉ việc cấp sản phẩm. Bộ phận rót được lắp với đáy thùng chứa nhờ ống nối 8 và đai ốc 9, ống lót cao su 10 dùng để đệm kín, đế cao su 3 được giữ chặt trên đĩa 11. 7.1.3. Cấu tạo một số máy định lượng a) Máy định lượng kiểu trục cuốn Máy định lượng kiểu trục cuốn (hình 7.13) là máy định lượng theo thể tích, được sử dụng như một cơ cấu cấp liệu cho các bộ phận chế biến khác. Bộ phận định lượng gồm trục cuốn 3 có đường kính 140mm, dài 220mm, chuyển động quay với hai chế độ tốc độ : 25vg/ph và 46vg/ph. Trục cuốn có 12 rãnh khía, với diện tích mặt cắt ngang của rãnh là 7,57cm 2 . ống bao 2 dịch chuyển dọc trục để điều chỉnh mức đóng mở rộng hẹp khoảng tiếp xúc của trục cuốn với nguyên liệu ở phễu cấp liệu 1, nhờ đó có thể thay đổi được các mức khác nhau ở cùng một chế độ tốc độ. Trục khuấy 10 được truyền chuyển động quay từ trục cuốn qua cặp bánh răng 6, 7 nhằm làm tơi nguyên liệu trong phễu cấp liệu, để chúng không bị kẹt, không đóng thành vòm. Thông thường các máy định lượng được lắp dưới cửa xả của mỗi thùng chứa từng thành phần nguyên liệu, các trục cuốn được lắp trên cùng một trục quay, nhận chuyển động từ một động cơ. Trước khi vận hành máy, cần phải dịch chỉnh vị trí ống bao theo kim chỉ mức định lượng ghi ở vỏ máy, sau đó mới cho các máy làm việc. b) Máy định lượng kiểu cân tự động Máy nh l ng ki u cân t ng (hình 7.14) l lo i máy dùng đị ượ ể ự độ à ạ để nh l ng s n ph m r i v o bao bì. ây l lo i máy nh l ng theo kh iđị ượ ả ẩ ờ à Đ à ạ đị ượ ố l ng i u khi n t ng nh t b o quang i n.ượ đ ề ể ự độ ờ ế à đ ệ Hình 7.13. Máy định lượng kiểu trục cuốn 1- phễu cấp liệu; 2- ống bao; 3- trục cuốn; 4- vỏ máy; 5- cửa thoát sản phẩm; 6,7- cặp bánh răng truyền động; 8- tay vặn; 9- vít hãm; 10- trục khuấy. Hình 7.14. Máy định lượng kiểu cân tự động 1- bộ phận cấp liệu; 2- bộ gây rung; 3- đèn chiếu sáng; 4- ống dẫn luồng ánh sáng; 5- tế bào quang điện; 6- tấm chắn; 7- mẫu khối lượng; 8- thang chia độ của cơ cấu khối lượng; 9- bao đã nạp đầy; 10- bao rỗng; 11- rơ le quang điện. Bao rỗng đặt lên bàn quay và đưa về phía bộ phận cấp liệu dao động 1 có gắn bộ gây rung động 2. Bao sẽ đi vào một trong các đĩa cân của đòn cân, trên đĩa cân khác có đặt sẵn mẫu khối lượng 7 và cuối đòn cân có lắp tấm chắn ánh sáng 6. Khi cấp nguyên liệu vào bao rỗng đạt đến khối lượng cân bằng với mẫu khối lượng 7 thì tấm chắn đó che nguồn sáng 3 tác dụng lên tế bào quang điện 5.Khi đó rơ le quang điện 11 lập tức sẽ tác động lên các bộ phận điều hành của thiệt bị tự động, làm đình chỉ việc cấp sản phẩm vào trong bao bì.Đồng thời cơ cấu bàn quay làm việc, đẩy bao đầy ra và đặt lên đó bao rỗng khác. Sau đó bộ phận cấp liệu lại tự động làm việc và nạp đầy bao mới. c) Máy định lượng bột nhào kiểu khuôn ép Máy định lượng bột nhào kiểu khuôn ép (hình 7.15) dùng để chia liên tục khối sản phẩm dẻo. Trống có gân 1 cuốn và ép bột nhào đi qua giữa nó và cơ cấu chia 2. Cơ cấu chia quay ngược chiều với trống 1, có buồng định lượng hình trụ 3, trong đó có pít tông 4 dịch chuyển. Dưới áp lực của bột nhào pít tông 4 lùi theo chiều sâu của buồng định lượng cho đến khi con lăn 5 tỳ vào mặt lõm của cam định hình 6. Khi buồng định lượng đi qua mép nhọn 7 thì bột nhào được cắt ra khỏi khối sản phẩm chung. Khi con lăn của buồng này tỳ vào đỉnh cam 6, pít tông sẽ đẩy cục bột nhào từ buồng định lượng lên băng tải 8 và đưa ra ngoài. Bằng cách xoay cam 6 một góc nào đó, ta có thể điều chỉnh được thể tích phần bột nhào cần định lượng. Hình 7. 15. Máy định lượng bột nhào kiểu khuôn ép. d) Máy rót sản phẩm đặc vào hộp Máy rót sản phẩm đặc (hình7.16) dùng để vào hộp các loại sản phẩm đặc như mứt quả nhuyễn, rau nghiền, xốt cà chua, Khi hộp trên bàn 7 chạm vào tay gạt, qua hệ thống lò xo đòn bẩy, làm cho bánh xe 2 di chuyển theo đường ray trên 3. Khi đó xi lanh 9 sẽ thông với ống rót 6 và sản phẩm được pít tông 8 đẩy vào hộp. Nếu không có hộp, bánh xe lăn theo đường ray dưới 11, pít tông 4 không nâng lên và sản phẩm bị pít tông 8 ép theo lỗ 10 mà trở về thùng chứa 1. Cả hệ thống quay quanh trục 12, trừ đáy 5 của thùng chứa. Hình 7.16. Máy rót sản phẩm đặc 1- thùng rót; 2- bánh xe; 3- đường ray trên; 4- pít tông nâng; 5- đáy thùng rót; 6- ống rót; 7- bàn đặt hộp; 8- pít tông đẩy sản phẩm; 9- xylanh; 10- lỗ hổng ở đáy thùng; 11- đường ray dưới; 12- trục quay. d) Máy rót chai đẳng áp RC - 600 Máy rót chai đẳng áp RC - 600 (hình 7.17) được sử dụng để rót sản phẩm có ga như bia, champanh, nước quả, vào chai. Để tránh tổn thất khí khi nạp chất lỏng có nạp khí CO 2 hay khí sạch cần phải thực hiện quá trình rót đẳng áp. Quá trình làm việc của máy như sau : Nạp bia vào thùng chứa bia 12, sau đó nạp khí sạch hoặc CO 2 qua van 14 sao cho áp suất trong thùng đạt 1,5 ÷ 2,0at. Mở van 10 và 8 nạp khí sạch vào thùng rót 15. Khi áp suất trong thùng 15 bằng áp suất trong thùng 12 thì mở van 13 và van 1 để cấp bia vào thùng 15. Khi van phao trong thùng 15 bịt kín đường van 8 thì bia từ thùng 12 không chảy sang thùng 15 được nữa. Đặt chai lên giá 16, mở van 5, khí nén sẽ đẩy giá đặt chai lên, miệng chai tỳ sát vào đệm cao su 3. Gạt van 6, quá trình rót bắt đầu. Khi dịch bia ngập miệng ống thoát khí 2 quá trình rót dừng lại. Đóng van 6, mở van 4 để xả áp suất dư ở phần cổ chai ra ngoài. Đóng van 5 giá đặt chai hạ xuống, đưa chai đã nạp đầy bia ra và đưa chai rỗng vào để nạp tiếp. Khi sắp hết ca làm việc cần đóng van 13, 1, 10 và 14, cấp khí sạch qua van 8 và giữ cho áp suất trong thùng 15 như lúc rót ở trên để nạp nốt phần dịch còn lại. Chú ý : Trước và sau khi rót cần làm vệ sinh máy bằng cách cấp nước sạch vào thùng 15 qua van 1, mở van 6, 8 trong 2 ÷ 5 phút, sau đó ngừng cấp nước qua van1, chờ cho nước chảy hết trong thùng 15 thì đóng tất cả các van. Sau khi rót đóng tất cả các van tháo các đường ống mềm, nối van 13 và van 1, nối van 10 và van 8, xả hết áp suất dư trong thùng 15. a) b) Hình 7. 16. Máy rót chai đẳng áp RC - 600 1- van cấp dịch cho chai; 2- ống thoát khí; 3- đệm cao su; 4- van xả áp suất dư; 5- van nâng hạ giá đặt chai; 6- van chiết bia; 7- van an toàn; 8, 10- van cấp khí cho thùng rót; 9- đồng hồ áp suất thùng rót; 11- đồng hồ áp suất thùng bão hòa; 12- thùng chứa bia; 13- van cấp bia cho thùng rót; 14- van cấp khí cho thùng chứa bia; 15- thùng rót. 1- bình chứa dịch bia; 2- tay van cấp dịch; 3- van cấp dịch; 4- van xả áp suất dư; 5- ống rót; 6- chai; 7- giá đặt chai; 8- van nâng hạ giá đặt chai; 9- thùng bia bão hòa; 10- phần chứa khí ở thùng bão hòa; 11- van an toàn; 12- đồng hồ áp suất. Khi cấp dịch bia vào bình chứa 1, áp suất trong bình từ 1,5 - 2at, đặt chai 6 lên bàn, gạt cần di động 6 để nâng giá 7 lên, miệng chai tỳ sát vào van, gạt van 2 để dịch bia cấp vào chai cho đến khi lượng dịch trong chai dâng lên đến mức cố định. Nguyên tắc làm việc của van 3 được trình bày trên hình 7. 16b. Sau đó gạt van 2 lên trên, ấn nút van 4 để xả khí dư, gạt van 8 để hạ ben xuống và lấy chai ra, sau đó lại đưa chai mới vào để nạp tiếp. Đặc tính kỹ thuật : năng suất máy 600 chai/h; áp suất khí nén 3 ÷ 4at; kích thước máy (dài x rộng x cao) : 7.1.4. Lý thuyết tính toán máy định lượng 7.1.4.1. Tính toán công nghệ a) Độ lệch mức Để đánh giá chất lượng định lượng ta có thể dùng chỉ tiêu độ lệch mức. Độ lệch mức S được xác định theo công thức : S = q q q tb max min − .100% (7.1) q max , q min , q tb - khối lượng giây cực đại, cực tiểu và trung bình của thành phần nguyên liệu do máy định lượng đưa ra trong 1 giây. Độ lệch mức phải nằm trong giới hạn cho phép. Trong chế biến nông sản độ lệch mức cho phép khoảng 0,1 ÷1% đối với máy định lượng theo khối lượng và 2 ÷ 3% đối với máy định lượng theo thể tích. Độ lệch mức là một trị số biến đổi liên tục và ngẫu nhiên (theo qui luật phân bố chuẩn), phụ thuộc vào các tính chất cơ lý của nguyên liệu (khối lượng riêng, kích thước , độ tơi, độ ẩm, góc chảy tự nhiên, ), các thông số cấu tạo sử dụng của thiết bị định lượng (diện tích cửa cấp liệu, vận tốc chảy qua, ) và phụ thuộc vào thời gian định lượng, Do đó độ lệch mức còn được đánh giá theo độ lệch bình phương trung bình σ và hệ số biến thiên ν như sau : σ = ( ) ( ) q q n i n − − ∑ 2 1 1/ (7.2) hay σ = ( ) q q n i n − ∑ 0 2 1 / (7.3) và ν = σ q .100% < V cp = 10 ÷ 12% (7.4) q i - khối lượng giây của nguyên liệu trong mỗi lần đo mức thứ i; q - khối lượng giây trung bình, q = q i n 1 ∑ / n q 0 - khối lượng giây tính toán theo mức cần xác định; n - số lần mẫu đo để xác định chất lượng định lượng. Đối với những máy định lượng gián đoạn, sai số của lượng nguyên liệu được xác định sẽ bằng sai số của tổng các mẻ q i hợp thành lượng đó. Như vậy phương sai 2 l σ của cả lượng sẽ bằng tổng phương sai 2 m σ của mỗi mẻ định lượng, nghĩa là : 2 l σ = 2 1 σ + 2 2 σ + + 2 N σ σ l = σ m N (7.5) N - số mẻ định lượng, N = G l /q G l - khối lượng cần định lượng, kg. 7.1.6.2. Lý thuyết tính toán máy định lượng a) Máy định lượng liên tục kiểu trục cuốn Năng suất lý thuyết Q có thể tính theo công thức : Q = 60FlZn γϕ , kg/h (7.6) F - diện tích mặt cắt ngang của một rãnh khía, m 2 ; l - chiều dài phần rãnh trục cuốn tiếp xúc với nguyên liệu, m; Z - số rãnh khía; n - tốc độ quay của trục cuốn, n = 30 ÷ 40 vg/ph; γ - khối lượng thể tích của nguyên liệu, kg/m 3 ; ϕ - hệ số nạp đầy các rãnh trục cuốn (ϕ = 0,8 ÷ 0,9). Theo công thức này, ta thấy muốn điều chỉnh mức, tức là điều chỉnh năng suất Q, có thể thay đổi vận tốc quay n của trục cuốn hoặc thay đổi chiều dài l của phần rãnh tiếp xúc với nguyên liệu. Cũng có trường hợp người ta thiết kế các cánh quay đặc biệt để thay đổi diện tích mặt cắt ngang của rãnh. Công suất lý thuyết được xác định chủ yếu xuất phát từ lực ma sát của nguyên liệu do các rãnh cuốn ở cửa cấp liệu với lớp nguyên liệu ở trên thùng cấp liệu. Lực ma sát này được tính bằng : F ms = fpF c , kG (7.7) f - hệ số ma sát của nguyên liệu trượt lên nhau, f = tgϕ 0 ϕ 0 - góc chảy tự nhiên của nguyên liệu; p - áp suất của nguyên liệu trên mặt trục cuốn, kG/m 2 ; F c - diện tích mặt cắt ngang của cửa cấp liệu trên trục cuốn, m 2 ; Công suất cần thiết N được tính bằng : [...]... vít, vg/ph, n = 20 ÷ 80; ϕ - hệ số nạp đầy, ϕ = 0,8 ÷ 1 Để tránh vật liệu cục bị kẹt trong vít định lượng, cần bảo đảm D ≥ (4 ÷ 5)Dc , với Dc là kích thước cực đại của cục nguyên liệu Điều chỉnh mức nguyên liệu ở vít định lượng có thể bằng cách thay đổi vận tốc quay n hoặc tiết diện cửa cấp liệu Công suất cần thiết cho vít định lượng có thể tính bằng : Q ( L k1 + H) k 2 , kW N = (7.11) 367.103 η L - hình... truyền động c) Máy định lượng liên tục kiểu băng Năng suất lý thuyết Q của băng định lượng được tính bằng : Q = 3600Fvγϕ , kg/h (7.12) F - diện tích mặt cắt ngang của lớp nguyên liệu trên băng, m 2; F = bh b - chiều rộng của băng, m; h - bề dày lớp nguyên liệu trên băng, m; v - vận tốc của băng, m/s; ϕ - hệ số nạp đầy của vật liệu trên băng, ϕ = 0,7 ÷ 0,8 Công suất cần thiết của băng định lượng có thể tính... cuốn, m/s ; πDn v= 60 k1- hệ số tính đến năng lượng có thể tốn vì trục cuốn đập vỡ thêm nguyên liệu (với nguyên liệu bột k1 = 1, với nguyên liệu hạt hoặc cục k1 = 2) Công suất động cơ : N k 2 N đc = (7.9) ηη® c k2 - hệ số tính đến tổn thất do ma sát của các bộ phận định lượng, k 2 = 1,1 ÷ 1,2 η- hiệu suất truyền động; ηđc - hiệu suất của động cơ b) Máy định lượng liên tục kiểu vít Năng suất lý thuyết... ≤ Fms = mgf = 2F πR 0 γ g f Do đó : ωgh ≤ g f / R1 (7.17) R1 - bán kính quay cực đại của vật liệu, m; f - hệ số ma sát của vật liệu với đĩa Hình 7.16 Sơ đồ tính toán máy Công suất cần thiết của máy định lượng định lượng kiểu đĩa kiểu đĩa có thể tính theo công thức : N = N1 + N2 + Nck , kW (7.18) N1 - công suất tiêu thụ khắc phục lực ma sát F ms của vật liệu với đĩa : N1 = Fmsv , kW v - vận tốc của... - góc chảy tự nhiên của vật liệu khi chuyển động Công suất của động cơ : N Nđc = k2 , kW η η - hiệu suất truyền động; k2 - hệ số tính đến ma sát, k2 = 1,1 ÷ 1,15 d) Máy định lượng liên tục kiểu đĩa Năng suất lý thuyết của đĩa định lượng được tính theo công thức : Q = Vρn = 2πR0Fρn (7.15) R0 - bán kính từ tâm quay tới trọng tâm của tiết diện vật liệu, m; h R0 = R + 3tgϕ 0 F - tiết diện lớp vật liệu,... nhau Trong quá trình làm việc, nguyên liệu vừa được di chuyển vừa bị dồn nén, nhờ đó các thành phần nguyên liệu dễ trộn lẫn vào nhau Ngoài ra, ở một số kết cấu máy, máng vít có lắp các cánh xoắn cố định, khi trục vít quay thì vật liệu được ép chặt về phía cánh cố định, phát sinh ứng suất cắt làm cho vật liệu được nghiền nhỏ và không bị xoay tròn tại chỗ 7.2.2.3 Máy trộn sản phẩm lỏng Máy trộn sản phẩm... ngăn sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng khá đồng đều vì thời gian lưu của các phần tử gần như nhau Xu hướng hiện nay đang cố gắng chuyển quá trình khuấy trộn gián đoạn thành liên tục, vì quá trình liên tục dễ điều khiển, dễ tự động hóa, thời gian khuấy để đạt cùng yêu cầu công nghệ nhỏ hơn so với quá trình gián đoạn, năng lượng riêng tiêu thụ ít hơn và kích thước thiết bị nhỏ hơn nếu cùng năng suất 7.2.3... trộn đều là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng trộn hỗn hợp Độ trộn đều thường là một tỷ số (% hay số thập phân) so sánh giữa tỷ lệ C i của một thành phần nguyên liệu trong mẫu hỗn hợp thứ i với tỷ lệ C 0 của thành phần đó được quy định trong toàn bộ hỗn hợp Thành phần được chọn để xác định độ trộn đều phải có tỷ lệ nhỏ nhất trong hỗn hợp Độ trộn đều có thể xác định như sau : a) Công thức Kafarôv V.V... : K = σ / σ' = 0 ÷ 1 (vì σ luôn luôn nhỏ hơn σ') (7.27) Nếu đánh giá chất lượng trộn bằng hệ số biến thiên V thì phải coi đấy là độ trộn không đều và tương ứng với điều kiện K > 90% thì V < 10% Một số phương pháp xác định tỷ lệ Ci của thành phần trong mẫu đo Để xác định tỷ lệ Ci của thành phần trong mẫu đo nhằm đánh giá chất lượng trộn của một máy trộn, người ta thường tién hành như sau : dùng một... với axit HCl, H2SO4, ) Khối lượng mẫu thử G có thể xác định theo công thức Karaxnôv B.A : 2 tα -4 G = 10 Vtbγ 2 (1- P i) (7.28) δ Pi Vtb - thể tích hạt bột trung bình, V tb ≈ M3, M - độ nhỏ của hạt bột; γ - khối lượng thể tích của thành phần đo trong mẫu; t α - mức tin cậy, với xác suất 0,95 thì t α = 1,96; Pi - tần suất của thành phần đo trong hỗn hợp; δ - sai số khi xác định G Ví dụ : M = 0,2 ÷ 1mm; . qua lại a) Bàn trượt định lượng; b) Pítông định lượng; c) Máy lắc định lượng; d) Máy dao động định lượng. b) Máy định lượng theo khối lượng Máy định lượng theo khối lượng thường được dùng. 7. 1d). Hình 7. 1. Thùng định lượng a) Thùng định lượng hình trụ; b) Thùng định lượng có cạnh; c) Thùng định lượng có hốc; d) Thùng định lượng có cánh. 1- trục thùng; 2- thùng định lượng; 3- cửa. phận cấp liệu 7. Hình 7. 6. Máy định lượng kiểu cân bán tự động Hình 7. 7. Máy định lượng có bộ phận điều chỉnh tốc độ cấp liệu bằng điện 7. 1.2.2. Máy định lượng sản phẩm dẻo Định lượng sản phẩm

Ngày đăng: 28/06/2014, 17:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 7

  • THIẾT BỊ ĐỊNH LƯỢNG VÀ TRỘN

    • 7.1. MÁY ĐỊNH LƯỢNG

      • 7.1.1. Mục đích, yêu cầu kỹ thuật và phân loại

      • b) Yêu cầu kỹ thuật

      • c) Phân loại máy định lượng

      • 7.1.2. Nguyên lý làm việc và nguyên lý cấu tạo

      • 7.1.3. Cấu tạo một số máy định lượng

      • 7.1.4. Lý thuyết tính toán máy định lượng

        • 7.1.4.1. Tính toán công nghệ

        • a) Độ lệch mức

        • 7.1.6.2. Lý thuyết tính toán máy định lượng

        • 7.2. MÁY TRỘN

          • 7.2.1. Mục đích, yêu cầu kỹ thuật và phân loại

          • b) Yêu cầu kỹ thuật

          • c) Phân loại máy trộn

          • 7.2.2. Nguyên lý làm việc và nguyên lý cấu tạo

          • 7.2.3. Cấu tạo một số máy khuấy trộn

            • Hình 7.25. Máy trộn bột TB-1A

            • 7.2.4. Lý thuyết tính toán máy trộn

              • 7.2.6.1. Cơ sở vật lý của quá trình trộn

                • Hình 7.27. Trạng thái lý tưởng phân bố hỗn hợp hai thành phần

                • 7.2.4.2. Độ trộn đều

                • 7.2.4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới độ trộn đều

                • 7.2.6.4. Tính toán năng suất và công suất lý thuyết của một số máy trộn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan