1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chương 2: Kho Và Thiết Bị Kho Bảo Quản

30 1,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 19,59 MB

Nội dung

Kho và thiết bị kho bảo quản Kho và thiết bị kho bảo quản Kho và thiết bị kho bảo quản

Chương 2 KHO THIẾT BỊ KHO BẢO QUẢN 2.1. KHO BẢO QUẢN 2.1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật phân loại a) Nhiệm vụ Kho bảo quản có nhiệm vụ bảo quản lưu trữ các sản phẩm nông nghiệp trước sau khi chế biến. b) Yêu cầu kỹ thuật - Có đủ dung tích để chứa hết khối lượng sản phẩm cần lưu trữ. - Kho phải được xây dựng trên địa hình cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước. - Kết cấu kho phải đảm bảo được các yêu cầu trong bảo quản - Phải có hệ thống trang thiết bị để sơ chế trước khi nhập kho hoặc xử lý các sự cố không bình thường xảy ra trong kho. - Có hệ thống đảm bảo an toàn về điện hỏa hoạn. c) Phân loại - Theo loại nông sản cần bảo quản - Theo phương pháp bảo quản - Theo mức độ cơ khí hóa - Theo vị trí tương đối so với mặt đất 2.1.2. Nguyên lý cấu tạo a) Kho bảo quản hạt, bột Để bảo quản sản phẩm dạng hạt bột (bột gạo, cám, ngô, ) người ta thường dùng các kho thường, kho cơ giới, kho silo. Các kho này thường được xây một tầng ở trên mặt đất (H. 2.1). Nguyên lý kết cấu xây dựng kho như sau: Móng kho được làm bằng bê tông, cao hơn mặt đất bên ngoài ít nhất 30 ÷ 40cm, thường có gờ úp xuống để tránh cho chuột khỏi trèo lên. Móng kho phải được xây trên nền đất cứng để tránh bị lún. Sàn kho sàn kho phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như sau : - Bền vững, chịu được áp lực cực đại của khối sản phẩm mà không bị hư hỏng. - Cách ẩm tốt, ngăn được mạch nước ngầm khí ẩm ở bên ngoài vào. - Tránh tạo điều kiện cho côn trùng sâu mọt vào kho phá hoại. Hiện nay sàn kho thường được kết cấu theo 3 kiểu: sàn gỗ, sàn gạch, sàn bê tông, có thể có gầm hoặc không có gầm, trong đó sàn bê tông có ưu điểm là bền vững, cách ẩm tốt nên được áp dụng phổ biến nhất. -41- Hình 2.1. Mặt cắt ngang kho bảo quản hạt 1- mái kho; 2- tường kho; 3- sàn kho; 4- mặt đất; 5- móng kho; 6- băng tải xuất; 7- khối hạt; 8- băng tải nhập. Tường kho có thể là một lớp hoặc hai lớp. Tường kho phải đảm bảo vững chắc, không thấm nước, không có khe hở cách nhiệt tốt. Mái kho là nơi hấp thụ nhiều nhiệt nhất nên phải thiết kế đảm bảo khả năng cách nhiệt tốt. Mái kho thường làm bằng phebrôximăng, tôn tráng kẽm hoặc nhôm lá, dưới mái thường là một lớp xỉ bông cách nhiệt. Cửa kho bao gồm các cửa ra vào, cửa sổ cửa thông gió. Cửa ra vào phải bố trí ở những vị trí thích hợp để tiện vận chuyển xuất nhập kho, tiện đi lại kiểm tra xử lý sự cố khi cần thiết. Cửa sổ phải có mái chìa hay vỉa chớp để tránh mưa hắt. Cửa thông gió phải có hai lớp : phía trong là lưới mắt cáo để chống chim chuột, phía ngoài là kính hoặc chớp. Khi cần thông gió tự nhiên, các cửa được mở ra một cách dễ dàng. Việc lắp đặt các trang thiết bị trong kho tùy theo mức độ áp dụng cơ khí hóa tự động hóa. Đối với kho thường hầu như không có các trang thiết bị kèm theo, mọi công việc trong kho chủ yếu dùng sức lao động của con người. Đối với kho cơ giới có trang bị : các thiết bị sơ chế như thiết bị làm sạch phân loại, thiết bị sấy; các phương tiện vận chuyển như băng chuyền, gầu chuyền, guồng chuyền, để cơ khí hóa toàn bộ công việc xuất nhập kho; thiết bị thông gió cưỡng bức để xử lý trường hợp khi khối hạt bị bốc nóng hoặc vi sinh vật côn trùng phát triển. Kho xi lô là kho hoàn chỉnh nhất hiện nay. Ngoài những trang bị như kho cơ giới, trong kho còn được trang bị các phương tiện để thực hiện các phương pháp bảo quản lạnh, thoáng, kín, Hầu hết các công việc trong kho đều được tự động hóa. Ở các nước nhiệt đới, để bảo quản hạt người ta còn xây dựng kho ngầm hoặc kho nửa ngầm. Kho ngầm được xây bằng bê tông, mặt cắt ngang có thể là hình tròn hoặc hình côn, có nắp đậy kín (H. 2.2). Hình 2.2. Mặt cắt ngang kho ngầm bảo quản hạt 1- khối hạt; 2- lớp bê tông; 3- đất; 4- lớp cách ẩm Cách bố trí nguyên liệu trong kho : Trường hợp nguyên liệu bảo quản trong bao bì, khi đó các bao được xếp thành chồng trên bục cách sàn ít nhất 0,2m cách tường lớn hơn 0,5m. Tùy theo dạng nguyên liệu mà các bao được xếp theo các kiểu trên hình 2.3. -42- Hình 2.3. Kiểu xếp chồng bao a) xếp chồng ba; b) xếp khóa đầu; c) xếp chồng năm; d) xếp hình miệng giếng b) Kho bảo quản thực phẩm tươi sống Đối với thực phẩm tươi sống như quả tươi, thịt, cá, sữa, người ta thường bảo quản trong các kho lạnh. Thực phẩm có thể bảo quản ở dạng đóng gói hoặc không đóng gói. Kho bảo quản thực phẩm tươi sống thường làm một tầng có nền phẳng, lát bằng gạch tráng men, có chia thành các ngăn dọc, ngang kho, giữa các ngăn có lối đi đủ lớn để vừa đảm bảo độ thông thoáng vừa tạo điều kiện cho các phương tiện vào kho tham gia bốc dỡ, vận chuyển. Để tránh tổn thất nhiệt sàn kho, tường mái kho cần được làm bằng vật liệu cách nhiệt, cửa ra vào cần có đệm làm kín. Ví dụ, khi bảo quản rau quả nhiệt độ luôn được duy trì từ -2 o C ÷ 5 o C, khi bảo quản thịt cá nhiệt độ từ -12 o C ÷ -18 o C, Để làm lạnh phòng người ta thường dùng các phương pháp sau: - Phương pháp làm lạnh bằng giàn lạnh đặt trực tiếp trong phòng (hình 2.4a). - Phương pháp làm lạnh bằng cách dùng quạt gió thổi không khí lạnh vào phòng (hình 2.4b). - Phương pháp làm lạnh vỏ không khí xung quanh phòng (hình 2.4c). -43- Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý làm lạnh phòng bảo quản. a) Giàn lạnh đặt trực tiếp trong phòng; b) Dùng quạt thổi không khí lạnh vào trong phòng; c) Làm lạnh vỏ phòng. 1- phòng bảo quản; 2- giàn lạnh; 3- quạt; 4- bộ phận làm ẩm không khí; 5- lớp vỏ không khí. Trang thiết bị trong kho lạnh chủ yếu là các thiết bị nâng hạ, vận chuyển để cơ khí hóa việc bốc dỡ xuất nhập kho. Trong các kho này thường trang bị các xe ô tô có bộ phận tự bốc dỡ, xe nâng hạ, xe gòng chạy trên các đường ray ở trên mặt đất hoặc ray treo trên trần. Cách bố trí nguyên liệu trong kho: Đối với rau quả đưa vào phòng bảo quản lạnh được đựng trong các sọt, xếp thành từng chồng cao cách trần 25 ÷ 30 cm. Dưới nền phải có bục kê 15cm. Khoảng cách đến tường 40 ÷ 50cm đến giàn lạnh 50 ÷ 60cm, đồng thời nên có tấm chắn bức xạ nhiệt trực tiếp cho những chồng ở gần giàn lạnh, còn khoảng cách giữa các chồng sọt 10 ÷ 15cm. Đối với thịt sau khi làm lông, mổ lấy ruột gan, cắt đầu chân có thể treo cả con vào các dầm đặt dọc hoặc ngang phòng (hình 2.5). Đối với sản phẩm lạnh đông đóng gói có thể xếp lên giàn tầng, khoảng cách giữa các bao các tầng phải phù hợp, để cho không khí lạnh có thể thâm nhập trên toàn bộ bề mặt bên trong bao bì. Chú ý, khi nguyên liệu đưa vào phòng lạnh cần phải được làm lạnh sơ bộ, khi đưa ra khỏi phòng lạnh cần phải nâng nhiệt độ từ từ, tránh gây biến đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm đọng nước, dễ gây hư hỏng nguyên liệu. Hình 2.5. Cách bố trí nguyên liệu trong kho lạnh a) Thịt lợn không đóng gói; b) Thịt lợn đóng gói c) Kho bảo quản củ Tùy theo phương pháp bảo quản loại củ, người ta thường kết cấu kho theo các dạng như sau : -44- Bảo quản trên giàn là phương pháp đơn giản nhất thường áp dụng để bảo quản khoai tây với khối lượng không lớn. Trước khi nhập kho phải làm vệ sinh kho, giàn phun thuốc sát trùng lên tường, nền, trần nhà các dụng cụ trong kho. Để chống mốc cho giàn tre, gỗ nên phun dung dịch sunfat đồng. Sau 2 ÷ 3 ngày khi kho giàn khô thì xếp khoai lên giàn. Chú ý loại những củ đã mắc bệnh xây xát nhiều. Khoảng 10 ngày đầu chỉ nên xếp 2 ÷ 3 lớp củ để đảm bảo thoáng khí vào mọi củ. Nên mở cửa kho để có ánh sáng thông gió tự nhiên với mục đích làm cho bề mặt khoai khô, vết thương chóng lành tạo một lượng nhỏ solanin để tăng sức đề kháng của củ. Sau giai đoạn này tăng số lớp khoai lên 4 ÷ 5 để tiết kiệm diện tích bảo quản. Bảo quản trong hầm là phương pháp phổ biến để dự trữ các loại củ. Hầm có nhiều kiểu: kiểu sâu dưới mặt đất, kiểu nửa chìm kiểu đắp trên mặt đất. Trước khi xếp khoai vào kho, cần loại bỏ những củ xây sát nhiều. Trường hợp khoai bị ướt vỏ phải hong hoặc thông gió cho khô. Không bảo quản khoai bị ngập nước. Xếp khoai nhẹ nhàng. Nếu thông gió tự nhiên thì chiều cao đống khoai không quá 1m, nếu thông gió cưỡng bức thì chiều cao tới 2,5 ÷ 3,0m. Trong 10 ngày đầu, cần giữ nhiệt độ 29 ÷ 30 o C độ ẩm không khí 85 ÷ 95% để làm liền vết thương. Sau giai đoạn này khoai ở trạng thái ngủ ổn định nên hạ nhiệt độ xuống 12 ÷ 15 o C độ ẩm không khí 85%. Sau 2 ÷ 3 tháng bảo quản khoai chuyển sang giai đoạn mọc mầm dễ bị thối, cần bảo quản ở nhiệt độ thấp. Hầm bảo quản có ưu điểm giữ được nhiệt độ độ ẩm điều hòa, ít thay đổi theo thời tiết ngoài trời, mặt khác nhiệt độ dưới hầm thường thấp hơn nhiệt độ trên mặt đất thuận lợi cho việc bảo quản. Bảo quản bằng cách đắp đất cát -45- Hình 2. 6. Bảo quản khoai tây bằng cách đắp đất 1- lớp đất nện chặt; 2- lớp bùn khô; 3- ống nhiệt kế; 4- lớp rơm; 5- khoai; 6- rãnh quạt không khí; 7- rãnh thoát nước mưa. 2.1.3. Cấu tạo một số loại kho thông dụng a) Kho cơ giới không có thiết bị sơ chế Loại kho này được sử dụng để bảo quản hạt (hình 2.7). Trong kho có trang bị một gầu tải hai băng tải để cơ khí hóa việc xuất nhập kho, một quạt cao áp để thông gió cưỡng bức khi khối hạt trong kho bị bốc nóng. Hạt được gầu tải đưa từ dưới lên rót vào băng tải 4 đặt trên nóc, chạy suốt chiều dài kho. Trên từng đoạn băng tải có thiết bị gạt hạt xuống từng ô kho một. Hạt được lấy ra dưới đáy nghiêng cũng bằng băng tải 1 chạy dọc kho. Khối hạt trong kho được thông gió cưỡng bức khi cần thiết bằng một hệ thống ống thổi không khí 2 đặt trên mặt nền, theo chiều ngang. ống phân phối làm bằng thép, có lỗ về phía trên. Trên miệng lỗ đặt tấm chắn 5 để không khí đi ra hai bên hạt không rơi vào ống. Không khí được nén thổi vào hệ thống đường ống bằng quạt cao áp 3. Hình 2.7. Kho cơ giới không có thiết bị sơ chế 1- băng tải xuất; 2- ống thổi không khí; 3- quạt; 4- băng tải nhập; 5- tấm chắn. b) Kho cơ giới có thiết bị sơ chế Về kết cấu xây dựng loại kho này cũng tương tự như kho không có thiết bị sơ chế. Thiết bị sơ chế được trang bị trong kho gồm có lò sấy, sàng tách tạp chất một số thiết bị khác để thực hiện việc bốc dỡ, vận chuyển, xuất nhập kho hoặc xử lý những sự cố bất lợi như bốc nóng, côn trùng phát triển nhanh khi thực hiện bảo quản hạt (hình 2.8). -46- Hình 2.8. Sơ đồ cấu tạo kho cơ giới có thiết bị sơ chế. 1- xe vận chuyển; 2- thùng tiếp nhận hạt; 3,8- băng tải nhập; 4- gầu tải; 5- thùng phân phối; 6- sàng làm sạch tạp chất; 7- thiết bị sấy; 9- bộ phận tháo liệu; 10- băng tải xuất. Trường hợp nhập hạt khô, sạch vào kho theo thứ tự như sau : 1 - 2 - 3 - 4 - 8 - 9 - kho Trường hợp nhập hạt vào kho có nhiều tạp chất : 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 4' - 5' - 8 - 9 - kho Trường hợp hạt ẩm nhiều tạp chất : 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6- 4' - 5' - 7 - 4'' - 5'' - 8 - 9 - kho Trường hợp xuất hạt : Kho - 10 - 4 - 5 - 1 c) Kho silô Kho silô thường được dùng để bảo quản hạt hoặc bột chế biến ở dạng đổ rời (hình 2.9). Hệ thống kho silô gồm có các thiết bị như sau : Silô là nơi chứa đựng nguyên liệu cần bảo quản. Silô được cấu tạo là một ống hình trụ, đáy có dạng hình chóp, cao khoảng 30 ÷ 35m, có nắp đậy kín để có thể bảo quản ở trạng thái kín hoặc lạnh khi cần thiết. Vật liệu làm silô thường là bêtông, kim loại hoặc kim loại tráng men. Mỗi kho có thể có nhiều silô, trong đó có một silô bỏ trống, nhờ đó có thể thường xuyên đảo trộn nguyên liệu bằng cách chuyển nguyên liệu từ silô này sang silô khác. Thiết bị bốc dỡ vận chuyển gồm có hệ thống băng tải, gầu tải Thiết bị sơ chế gồm có hệ thống thiết bị làm sạch phân loại, thiết bị sấy, Thiết bị kiểm tra, xử lý nguyên liệu trong quá trình bảo quản gồm có: các nhiệt kế, ẩm kế cắm vào giữa các silo ở nhiều độ cao khác nhau, thường 5 ÷ 7m đặt một chiếc; hệ thống ống dẫn không khí gắn với quạt cao áp để thổi không khí nóng hoặc lạnh vào khối hạt nhằm điều chỉnh nhiệt độ độ ẩm, -47- Hình 2.9. Sơ đồ cấu tạo kho silô. 1- gầu tải; 2, 5- băng tải; 3- bộ phận tháo liệu; 4- ống dẫn không khí; 6- silo Các thiết bị trong khoquan hệ mật thiết với các dữ kiện các thông số đã được lập trình trên máy vi tính như: nhiệt độ độ ẩm hạt, nhiệt độ độ ẩm không khí môi trường xung quanh. Nhờ thiết bị điện tử hệ thống máy tính, chương trình làm việc của kho được tự động hóa hoàn toàn. Với dung lượng kho là 20.000 tấn chỉ cần 1 ÷ 2 người làm việc bảo vệ kho. Kho silô có ưu điểm: có thể bảo quản được khối lượng sản phẩm lớn nhiều loại sản phẩm khác nhau trong cùng một lúc; cho phép cơ khí hóa tự động hóa việc xuất nhập kho; có thể làm tăng độ đồng nhất của sản phẩm nhờ sự đảo trộn thuyên chuyển silo; vi sinh vật côn trùng khó xâm nhập vào trong kho để phá hoại. Mặc dù vốn đầu tư xây dựng cao nhưng hiệu quả kinh tế lại rất lớn do giảm được hư hỏng sản phẩm giảm chi phí lao động. Vì vậy, hiện nay kho silo được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở những nước phát triển. d) Kho bảo quản khoai tây Kho bảo quản khoai tây (hình 2.10) là loại kho được trang bị hệ thống thông gió cưỡng bức. Kích thước nhà kho: dài 72m, rộng 18m. Tường kho làm sâu xuống mặt đất 1,7m, phần tường trên mặt đất đắp thêm đất cao 1m. Trong kho chia thành từng ô có kích thước 6x6m hoặc 3x6m. Ở giữa dọc theo kho có lối đi rộng 6m có rãnh để quạt không khí vào từng ô. Chiều cao đống khoai từ 3 ÷ 4m. -48- Hình 2. 10. Kho bảo quản khoai tây 1- cửa hút không khí; 2- ngăn trộn không khí; 3- quạt; 4- rãnh dẫn không khí; 5- rãnh phân phối không khí; 6- van điều chỉnh không khí vào từng ô chứa khoai; 7- hộp máng phân phối khí; 8- ống thoát khí; 9- ô chứa khoai. -49- -50- [...]... kết hợp ngang thẳng đứng -67- Nguyên tắc thổi không khí theo hình 2.24a 2.24c chủ yếu khi dùng bảo quản hạt trong các kho thường với chiều cao khối hạt không quá 6m Nguyên tắc thổi khí theo hình 2.25b thường dùng đối với kho silô 2.3.4 Thiết bị thông gió Thiết bị thông gió được phân thành 2 loại: loại cố định, loại di động a) Thiết bị thông gió cố định Hệ thống thiết bị gồm quạt hệ thống rãnh... việc quản bảo quản, đồng thời phải đảm bảo có chiều rộng, chiều cao đủ lớn để cho các phương tiện bốc dỡ vận chuyển làm việc, đặc biệt là phải đủ để cho 1 xe ô tô có thể ra vào kho được dễ dàng Thông thường, kho ng cách giữa khối sản phẩm tường kho là 1m, đường biên để đi lại vận chuyển là 4m, kho ng cách giữa trần kho khối sản phẩm đủ để cho người có thể đứng thẳng mà vẫn không bị chạm vào...e) Kho lạnh Trên hình 2.11 là sơ đồ cấu tạo kho lạnh có dung tích 100 tấn được sử dụng để bảo quản thịt, cá Hình 2.11 Kho lạnh dung tích 100 tấn 1- nồi hơi; 2- gian đặt máy; 3, 4, 5- phòng bảo quản lạnh; 6- phòng lạnh đông; 7- buồng đệm cửa; 8- cửa; 9- bậc lên xuống Cấu tạo kho gồm nồi hơi 1, gian đặt thiết bị làm lạnh 2 (gồm có máy nén khí, thiết bị ngưng tụ, bơm, ), ba phòng bảo quản lạnh... quạt vào kho được tính theo công thức: Q V = (2.1) C k ( t1 − t 2 ) τ Q - nhiệt lượng phải giải thoát khỏi kho, kcal; Ck - nhiệt dung trung bình của không khí, Ck = 0,31 t1, t2 - nhiệt độ trong kho của không khí quạt vào kho, oC; τ - thời gian quạt, ngày Hiện tượng mọc mầm thường xảy ra trong quá trình bảo quản củ đặc biệt là khoai tây -53- khoai lang Khi phát hiện thấy khoai chuẩn bị mọc mầm... phải là 1m Các số liệu tính toán về kho bảo quản của Trung tâm bảo quản hàng nhiệt đới Slamk (Anh) ghi trong bảng 2.1 có thể dùng để tham khảo khi tính toán kích thước kho -54- Bảng 2.1 Các thông số cơ bản của kho bảo quản Kích thước Kho nhỏ Dài (m) Rộng (m) Chiều cao tường (m) Diện tích (m2) Thể tích (m3) Kho vừa Kho lớn 10 5 3 50 150 20 10 4 200 800 40 15 5 600 3000 Kho rất lớn 100 20 6 2000 12000 c)... xuống các khối nguyên liệu Palăng dịch chuyển nhờ các bánh xe chạy trên đường ray đặt ở trần nhà kho 2.3 KỸ THUẬT THÔNG GIÓ TRONG KHO BẢO QUẢN 2.3.1 Khái niệm Thông gió là một trong những biện pháp kỹ thuật chủ yếu để bảo quản sản phẩm lưu -62- trữ trong các kho bảo quản hạt, rau, củ quả hoặc kho bảo quản khoai, sắn khô thái lát… Nó được áp dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến trong vòng 30 năm trở lại... độ xuống kho ng 3 ÷ 4 oC trong trường hợp bảo quản lạnh, đồng thời sử dụng các hóa chất ức chế sự nảy mầm Ngoài ra, cần phải kiểm tra theo dõi thường xuyên, khi phát hiện có hiện tượng hà thối cần xuất kho tiêu thụ ngay 2.1.5 Lý thuyết tính toán kho bảo quản a) Dung tích kho Dung tích kho được xác định trên cơ sở lượng sản phẩm tối đa đã lưu lại trong kho ở một thời gian nào đó kho chờ bán chờ... khi xe đẩy tới tự động đóng khi xe qua cửa Để cơ khí hóa khâu bốc dỡ vận chuyển, trong kho có bố trí đường sắt đường ô tô chạy song song, sử dụng ô tô có bộ phận tự bốc dỡ, xe rùa điện, xe nâng các cơ cấu vận chuyển khác -51- Bao quan ca trong phong lanh -52- 2.1.4 Xử lý các sự cố trường hợp không bình thường trong kho a) Kho bảo quản hạt Sự cố thường xảy ra trong các kho bảo quản hạt: độ... là không cơ động được, kho nào cũng phải trang bị, do đó không kinh tế, khó cơ giới khi xuất kho vì vướng hộp phân gió Hình 2.26 Hệ rãnh nổi quạt không khí vào kho 1 – quạt; 2 – loa phân gió; 3 – hộp phân gió; 4 – kho hạt -68- b) Thiết bị thông gió di động Cấu tạo thiết bị thông gió di động một ống gồm: ống phân gió quạt ly tâm Ống phân gió gồm hai đoạn, có chốt để lắp nối vào nhau Chiều dài của... các kho lạnh khối lượng công việc bốc dỡ, vận chuyển cũng rất lớn Ví dụ: kho lạnh có dung tích 100 tấn, hàng năm có tới hàng triệu tấn hàng nhập kho, xuất kho chuyển chỗ Để hoàn thành công việc đó bằng tay cần phải có hàng ngàn công nhân bốc vác Hiện nay, có nhiều loại thiết bị vận chuyển cơ giới Tùy theo khối lượng vận chuyển, đặc điểm của loại nguyên liệu kết cấu kho mà lựa chọn thiết bị vận . Chương 2 KHO VÀ THIẾT BỊ KHO BẢO QUẢN 2.1. KHO BẢO QUẢN 2.1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật và phân loại a) Nhiệm vụ Kho bảo quản có nhiệm vụ bảo quản và lưu trữ các sản phẩm nông nghiệp trước và sau khi. chắn. b) Kho cơ giới có thiết bị sơ chế Về kết cấu xây dựng loại kho này cũng tương tự như kho không có thiết bị sơ chế. Thiết bị sơ chế được trang bị trong kho gồm có lò sấy, sàng tách tạp chất và. gầu tải Thiết bị sơ chế gồm có hệ thống thiết bị làm sạch và phân loại, thiết bị sấy, Thiết bị kiểm tra, xử lý nguyên liệu trong quá trình bảo quản gồm có: các nhiệt kế, ẩm kế cắm vào giữa các

Ngày đăng: 28/06/2014, 17:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w