Chương 7 THIẾT BỊ PHÒNG TRÁNH VA CHẠM 7.1. KHÁI NIỆM CHUNG 7.1.1. Tác dụng của thiết bị phòng tránh va chạm Thiết bị phòng tránh va chạm được trang bị trên tàu với mục đích nhằm báo cho các tàu khác, các công trình nổi, các phương tiện đang hoạt động trên mặt nước biết được về tình hình hoạt động của bản thân tàu. Trên cơ sở đó mà các phương tiện khác đó đề ra những biện pháp để tránh va chạm với tàu. Do đó thiết bị phòng tránh va chạm có ý nghĩa như là thiết bị thông tin. 7.1.2. Các thiết bị phòng tránh va chạm trên tàu Tín hiệu ánh sáng: đèn hành trình mũi, đèn hành trình mạn, đèn hành trình lái và đèn hành trình cột giữa, v.v. Các pháo hiệu màu: trắng, đỏ, vàng, vàng da cam, v.v. Tín hiệu âm thanh như: còi, kồng, chuông. Tín hiệu ban ngày như: nón đen, quả cầu đen, hình trụ đen. Tín hiệu vô tuyến gồm: vô tuyến điện báo, vô tuyến điện thoại. 7.2. TÍN HIỆU ÁNH SÁNG 7.2.1. Định nghĩa Hình 7.1. Qui cách các đèn hành trình cơ bản 161 Hình 7. 2. Vị trí thiết bị tín hiệu và tín hiệu nhấp nháy bố trí trên tàu có chiều dài lớn hơn hoặc bằng 50 m 1 - đèn cột thứ nhất (màu trắng); 2 - đèn cột thứ hai (màu trắng); 3 - đèn mạn phải (xanh ve); 4 - đèn mạn trái (màu đỏ); 5 - đèn đuôi (màu trắng); 6 - đèn kéo (màu vàng); 7 - đèn kéo (màu trắng); 8a - đèn neo mũi (màu trắng); 8b - đèn neo mũi (phương án thiết bị nâng); 9a - đèn neo đuôi (màu trắng); 9b - đèn neo đuôi (phương án thiết bị nâng); 10 - đèn mất hướng; 11 - đèn tín hiệu đỉnh cột (màu đỏ và hai màu trắng); 12 - đèn tín hiệu chỉ dẫn cơ động. I - tín hiệu chiếu sáng cố định trên hành trình; II - tín hiệu chiếu sáng thay đổi trên hành trình; III - tín hiệu chiếu sáng khi quay vòng; IV - tín hiệu nháy cố định; V - mặt boong kín nước. 7.2.1.1. Đèn cột Đèn cột là một đèn màu trắng đặt tại mặt phẳng đối xứng của tàu, chiếu sáng liên tục trên phạm vi một cung chân trời 225 0 và bố trí sao cho chiếu sáng từ hướng trước mũi tàu một góc 112 0 5 về sau mặt phẳng ngang ở mỗi mạn tương ứng. 7.2.1.2. Đèn mạn Đèn mạn là một đèn màu xanh lục đặt ở mạn phải và một đèn đỏ đặt ở mạn trái, mỗi đèn chiếu sáng liên tục trong phạm vi một cung chân trời 112 0 5 từ hướng thẳng trước mũi tàu về sau trục ngang góc 22,5 0 ở mỗi mạn tương ứng. Trên tàu có chiều dài L < 20 m, cho phép bố trí 2 đèn mạn ở một cột cách nhau một tấm ngăn. 7.2.1.3. Đèn lái (đèn đuôi) Đèn lái là một đèn màu trắng đặt càng gần phía lái tàu càng tốt, chiếu sáng liên tục trong phạm vi một cung chân trời là 135 0 sao cho thẳng hướng với hướng lái sang mỗi bên mạn là 67 0 5. Trên tàu có chiều dài L > 50 m, cho phép làm đèn mũi như đèn lái (đèn cột trước càng gần mũi càng tốt nhưng khoảng cách hai đèn cột trước và cột sau là: l ≤ 50 m). 162 7.2.1.4. Đèn lai dắt Đèn lai dắt là một đèn màu vàng, có đặc tính như đèn lái. 7.2.1.5. Đèn chiếu sáng khắp bốn phía Đèn chiếu sáng khắp bốn phía là một đèn chiếu sáng liên tục khắp một cung chân trời là 360 0 . 7.2.1.6. Đèn chip Đèn chớp là một đèn có chớp đều theo chu kỳ từ 120 chớp/phút trở lên. 7.2.2. Tầm nhìn xa, màu sắc của các loại đèn 7.2.2.1. Tàu có chiều dài L ≥ 50 m Đèn cột: tầm nhìn xa: l ≥ 6 hải lý Đèn lái: tầm nhìn xa: l ≥ 3 hải lý Đèn mạn: tầm nhìn xa: l ≥ 3 hải lý Đèn lai dắt: tầm nhìn xa: l ≥ 3 hải lý Đèn trắng hoặc đỏ, hoặc màu xanh lục, hoặc màu vàng chiếu sáng khắp bốn phía có tầm nhìn xa là 3 hải lý. 7.2.2.2. Tàu có chiều dài 12 ≤ L < 50 m Đèn cột: tầm nhìn xa l = 2 hải lý Đèn mạn: tầm nhìn xa: l = 1 hải lý Đèn lái: tầm nhìn xa: l = 2 hải lý Đèn lai dắt: tầm nhìn xa: l = 2 hải lý Đèn trắng hoặc đỏ, hoặc màu xanh lục, hoặc màu vàng chiếu sáng khắp bốn phía có tầm nhìn xa là l = 2 hải lý. 7.2.3. Vị trí của các đèn 7.2.3.1. Đèn cột 1 - Tàu có chiều dài L ≥ 20 m. Đèn cột phải được bố trí ở độ cao trên sàn, tối thiểu là:h min = 6 m, nếu chiều rộng của tàu B > 6 m thì chiều cao này phải đặt ở độ cao tối thiểu bằng chiều rộng tàu nhưng không cần quá 12 m (đối với tàu có một đèn cột), nếu tàu có hai đèn cột, thì đèn phía sau phải cao hơn đèn phía trước tối thiều là: ∆h = 4,5 m. 163 Khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa các đèn cột thỏa mãn trong mọi điều kiện bình thường của độ chênh mớn nước, đèn sau phải luôn luôn được nhìn thấy cao hơn và phân biệt được vơi đèn trước ở độ xa 1000 m (người quan sát xa tàu 1000 m), tính từ mũi tàu đến mực nước biển. 2 - Tàu có chiều dài: 12 ≤ L < 20 m. Đèn cột trước phải cao hơn sàn tối thiểu là 2,5 m. Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, đèn cột hoặc các đèn cột phải được đặt ở trên, cao hơn, cách xa các đèn và các chướng ngại vật khác. Khoảng cách giữa hai đèn cột theo phương thẳng đứng (trên mặt phẳng ngang) tối thiểu bằng L/ 2 nhưng không nhất thiết vượt quá 100 m. Đèn cột trước không được cách xa mũi tàu quá L/ 4. 7.2.3.2. Đèn mạn Các đèn mạn phải được đặt ở độ cao trên sàn không vượt quá 3/4 chiều cao đèn cột trước, và đặt lùi về phía sau của đèn cột trước ở hai bên mạn hoặc gần hai bên mạn. 7.2.3.3. Đèn lái Đèn lái phải đặt ở độ cao trên sàn tối thiểu là 4,5m và càng gần phía lái của tàu càng tốt. 7.2.3.4. Đèn neo Nếu tàu có hai đèn neo thì đèn neo phía mũi phải cao hơn đèn neo phía lái tối thiểu là 4,5m. 7.2.3.5. Đèn chiếu sáng khắp bốn phía Đèn thấp nhất trong số hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía phải được đặt cao hơn đèn mạn khoảng cách tối thiểu bằng hai lần khoảng cách giữa hai đèn đó theo phương thẳng đứng, tính tới sàn. Chú ý: Đối với tàu có chiều dài L ≥ 20 m, các đèn phải được đặt cách nhau ít nhất là 2m, đèn dưới cùng không thấp hơn so với mặt sàn là 4 m, trừ đèn lai dắt. Đối với tàu có chiều dài L < 20 m, các đèn được đặt cách nhau ít nhất là 1m theo phương thẳng đứng. Đèn thấp nhất có độ cao cách sàn không quá 2m trừ đèn lai dắt. 7.2.4. Tín hiệu cấp cứu Những tín hiệu sau đây có thể sử dụng, được trưng ra cùng một lúc hoặc riêng rẽ để báo hiệu tàu bị tai nạn hoặc không làm chủ được tình hình kỹ thuật của tàu và yêu cầu sự trợ cứu như: đốt lửa, thùng nhựa, thùng dầu, v.v., pháo sáng có dù hay pháo sáng cầm tay phát ra ánh sáng màu đỏ chói hoặc bắn pháo hoa hoặc tín hiệu có hình sao đỏ, phát tín hiệu có đám khói màu da cam. 164 7.3. TÍN HIỆU ÂM THANH Đối với tàu có chiều dài L ≥ 12,0 m phải được trang bị một còi và một chuông. Tàu có chiều dài L ≥ 100 m, ngoài còi và chuông ra phải trang bị thêm cồng mà âm thanh của cồng không thể nhầm lẫn được với âm thanh của chuông. 7.3.1. Còi Tàu sử dụng một còi định hướng thì còi phải bố trí sao cho cường độ âm thanh tối đa hướng về phía trước mũi tàu. Còi phải được đặt ở càng cao càng tốt, để hạn chế trướng ngại vật che chắn âm thanh và hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ suy giảm thính giác của thuyền bộ, thuyền viên. Nếu trên tàu bố trí nhiều còi cách nhau trên 100 m thì phải xử lý sao cho các còi không được hoạt động đồng thời. Nếu vì lý do trướng ngại vật mà âm thanh của còi duy nhất hoặc một trong các còi bị suy giảm thì phải sử dụng hệ thống còi liên hợp, hệ thống còi liên hợp phải làm việc như một còi duy nhất bố trí cách nhau không quá 100 m và có thể hoạt động cùng một lúc, tần số của các còi này, cái nọ khác cái kia ít nhất là: 10 Hz. 7.3.2. Chuông và cồng Chuông và cồng được chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn và phát ra một âm thanh trong trẻo, có đường kính miệng là: D, mm. Tàu có chiều dài L ≥ 20 m, đường kính miệng chuông D ≥ 300 mm. Tàu có chiều dài 12 ≤ L < 20 m, đường kính miệng chuông D ≥ 200 mm. Nên bố trí đánh chuông bằng cơ giới để đảm bảo cường độ âm thanh là không thay đổi, nếu đánh chuông bằng tay, thì dùi chuông phải có khối lượng không nhỏ hơn 3% khối lượng chuông. 7.3.3. Tín hiệu cấp cứu Cứ cách một phút, cho nổ một phát súng hoặc cho nổ một tiếng nổ nào khác. Dùng bất kỳ thiết bị nào phát tín hiệu xa mù, một cách liên tục bằng tín hiệu âm thanh. [Việc tính chọn thiết bị phòng tránh va chạm, tham khảo Qui phạm] 7.4. TÍN HIỆU BAN NGÀY 7.4.1. Các tín hiêu ban ngày 7.4.1.1. Yêu cầu Các dấu hiệu phải có màu đen, kích thước được tiêu chuẩn. 165 7.4.1.2. Các dấu hiệu Quả cầu đen : đường kính tối thiểu là D = 0,6m. Nón đen: đường kính đáy tối thiểu D ≥ 0,6m và chiêu cao nón: h = D. Hình thoi đen: gồm hai chóp nón chắp vào nhau có chung một đáy. Hình trụ đen: có đường kính đáy D ≥ 0,6m và chiều cao h = 2D. 7.4.2. Tín hiệu cấp cứu Tín hiệu lá cờ hình vuông treo bên trên hay bên dưới quả cầu đen. Có thể sử dụng giơ ra một mảnh vải màu da cam cùng với một hình vuông hoặc một hình tròn màu đen tạo thành một vệt màu trên mặt nước. Có thể dùng vô tuyến điện báo phát ra tín hiệu moóc-xơ: "S.O.S" hoặc: Dùng vô tuyến điện thoại phát ra tín hiệu "MAYDAY" Phát tín hiệu cấp cứu N.C theo tín hiệu Quốc tế. Ngoài ra còn phát tín hiệu bằng vô tuyến định vị. 166 . Chương 7 THIẾT BỊ PHÒNG TRÁNH VA CHẠM 7.1. KHÁI NIỆM CHUNG 7.1.1. Tác dụng của thiết bị phòng tránh va chạm Thiết bị phòng tránh va chạm được trang bị trên tàu với mục đích. khác đó đề ra những biện pháp để tránh va chạm với tàu. Do đó thiết bị phòng tránh va chạm có ý nghĩa như là thiết bị thông tin. 7.1.2. Các thiết bị phòng tránh va chạm trên tàu Tín hiệu ánh sáng:. nổ một tiếng nổ nào khác. Dùng bất kỳ thiết bị nào phát tín hiệu xa mù, một cách liên tục bằng tín hiệu âm thanh. [Việc tính chọn thiết bị phòng tránh va chạm, tham khảo Qui phạm] 7.4. TÍN HIỆU