HỒ CHÍ MINHTRƯNG ĐI HC SÀI GÒN TIỂU LUẬN MÔN: Luật Hành Chính Đề tài: So sánh quyền và nghĩa vụ của công dân và người nước ngoài người không quốc tịch theo pháp luật hành chính Việt
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN TP HỒ CHÍ MINH
TRƯNG ĐI HC SÀI GÒN
TIỂU LUẬN MÔN: Luật Hành Chính
Đề tài:
So sánh quyền và nghĩa vụ của công dân và người nước ngoài người không quốc tịch theo pháp luật hành chính Việt Nam
Sinh viên: Văn lê Quốc An MSSV: 3120430017
Khoa: Luật
Nhóm thi:2001
Trang 2TP Hồ Chí Minh, 8 / 2021
Mục Lục:
Lời mở đầu:
1 Lý do chọn đề tài ……… 3
2 Mục đích chọn đề tài ……… 3
3 Phương pháp nghiên cứu ……… 3
Nội dung I KHÁI NIỆM 1 Khái niệm công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam 3
2 Khái niệm về quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch ……… 5
II NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA NGƯI NƯỚC NGOÀI CƯ TRÚ TI VIỆT NAM SO VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ LÝ DO CỦA SỰ KHÁC BIỆT ……… 6
1 Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hành chính – chính ………… 6
2 Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực Kinh tế - Xã hội ………… 8
3 Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực Văn hóa – Xã hội ………… 9
III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 1 Nhận xét ……… 10
2 Kiến nghị ……… 10
KẾT LUẬN ……… 11
Tài liệu tham khảo ……… 12
Trang 4LI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“Chào Việt Nam! Đó là câu chào đầu tiên khi các bạn đến đất nước chúng tôi.”Cho thấy đất nước Việt Nam là một đất nước mở cửa cho bạn bè đến tham quan và sinh sống và mật độ người nước ngoài đến ở và làm việc ngày càng đông nên nước ta đã có những quy định pháp luật dành cho người nước ngoài.Chắc chắn một điều là, vì có quốc tịch khác nhau nên quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam sẽ có những điểm khác biệt nhất định.Bên cạnh đó cũng có một số người là người không quốc tịch đang sinh sống ở Việt Nam và cũng được nhà nước quy định những quy chế pháp lý hành chính riêng.Hôm nay
em xin được đề cập về vấn đề: So sánh quyền và nghĩa vụ giữa công dân và người nước ngoài,người không quốc tịch theo pháp luật hành chính Việt Nam
2 Mục đích nghiên cứu
Với đề này ngày hôm nay em nghiên cứu em mong mình sẽ tìm hiểu được kỹ hơn những quy chế pháp lý hành chính xoay quanh những người công dân Việt Nam và những người đang sinh sống ở nước ta có những điểm giống và khác nhau như nào.Khi nghiên cứu em cũng có thế nhìn thấy được những điều còn hạn chế và mong góp phần nhỏ nêu lên ý kiến và quan điểm của em
3 Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu thông tin từ những quy chế pháp lí hành chính So sánh sau đó sẽ đưa
ra kết luận đánh giá
NỘI DUNG
I KHÁI NIỆM
1 Khái niệm công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam
Trang 5Công dân là cá nhân, con người cụ thể, có năng lực pháp lí và năng lực hành
vi, có các quyền và nghĩa vụ theo các quy định pháp luật của một quốc gia Căn
cứ pháp lí để xác định công dân của một nhà nước nhất định là quốc tịch của người đó
Quy định của pháp luật về công dân:Người có một quốc tịch là công dân của một quốc gia, có hai quốc tịch hoặc nhiều hơn là công dân của hai hay nhiều quốc gia Người không có quốc tịch không phải là công dân của một nước nào
Công dân của một nước được pháp luật của nước đó quy định cho hưởng các quyền công dân về chính trị, kinh tế, dân sự, văn hoá, xã hội và trao trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ công dân đối với nhà nước, xã hội Nhà nước có trách nhiệm tạo các điều kiện ngày càng đẩy đủ để công dân có thể hưởng được các quyền và yêu cầu công dân thực hiện ngày càng đầy đủ các nghĩa vụ công dân.Theo Điều 17 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“1 Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam
1 Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác
2 Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ”.”
Quy chế pháp lý hành chính của công dân là các quyền và nghĩa vụ của công dân thực hiện được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước quy định
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước được bắt nguồn từ Hiến pháp Việt Nam và chỉ có thể thành hiện thực khi được ban hành trong các văn bản pháp luật do các việc quan có thẩm quyền quy định ban hành.Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi và cần thiết để thu hút nhân dân tham gia vào công cuộc quản lí nhà nước,nâng cao tính tích cực chính trị của mỗi cá nhân công dân
Trang 6Quy chế pháp lý hành chính của công dân có những đặc điểm rõ rệt:
- Mọi công dân luôn được hưởng đầy đủ các quyền tự do cá nhân,chính trị,kinh tế…
- Quy chế pháp lý hành chính của công dân được dựa trên cơ sở của Hiến pháp và chỉ có những cơ quan có thẩm quyền được mới có thể hạn chế các quyền của công dân
- Mọi công dân luôn bình đẳng trước pháp luật không bị phân biệt dân tộc,giới tính,tính ngưỡng,tôn giáo trình độ hay nghề nghiệp
- Quyền và nghĩa vụ là mặt không thể tách rời.Khi được hưởng quyền công dân cũng phải có nghĩa vụ thực hiện những quy định của nhà nước đưa ra điều đó được xem như mối quan hệ trách nhiệm pháp lý của công dân và Nhà nước
- Nhà nước luôn tạo những điều kiện thuận lợi và tốt nhất để công dân có thể pháp triển về mọi mặt
- Nhà nước chỉ truy cưú trách nhiệm khi công dân có hành vi vi phạm pháp luật
- Nhà nước luôn không ngừng hoàn thiện để đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lí nhà nước
2 Khái niệm về quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch
Người nước ngoài là người có quốc tịch khác đang lao động,học tập,công tác,sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người không quốc tịch là người không có quốc tịch của một nước nào cư trú trên lãnh thổ Việt Nam
Quy chế pháp lí hành chính của người ngoài có những đặc điểm sau:
Trang 7- Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải chịu những quy định của hai hệ thống pháp là của pháp luật Việt Nam và pháp luật họ mang quốc tịch
- Tấc cả những người nước ngoài đang ở Việt Nam đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính,không phân biệt màu da,tôn giáo
- Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài có hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam,đó nguyên tắc quốc tịch được quy định trong Luật quốc tịch.Phạm vi quyền và nghĩa vụ hẹp hơn so với công dân Việt Nam
II NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA NGƯI NƯỚC NGOÀI CƯ TRÚ TI VIỆT NAM SO VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ LÝ DO CỦA SỰ KHÁC BIỆT
1 Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hành chính – chính
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không có quyền bầu cử,ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước:người nước ngoài cử trú tại Việt Nam không thể có quyền bầu cử vì quyền này là quyền và nghĩa vụ của công dân,quyền này được quy định tại “Điều 2, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú,
đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.” Quyền bầu cử, là một quyền cơ bản của công dân được hiến pháp, pháp luật quy định, bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.Bầu cử vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân Vì thông qua bầu cử ta chọn được người có đức,có tài đại diện cho dân ở các cơ quan nhà nước chăm lo cho dân mang đến 1 cuộc tốt cho người dân.Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân đây là quyển thể hiện trực tiếp của công dân vào công cuộc quản lí nhà nước
Trang 8Người nước ngoài tại Việt Nam họ không có quyền tự do cứ trú,đi lại:Điều
23 Hiến pháp 2013 quy định “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” theo quy định này cho thấy công dân Việt Nam có quyền tự do đi lại và cư trú theo quy định của pháp luật.Người nước ngoài họ sẽ bị hạn chế về quyền tự do đi lại và cư trú.Nước ta quy định cụ thể về quyền tự do đi lại và cư trú tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh.Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải đăng kí mục đích, thời hạn và địa điểm cư trú tại Việt Nam và phải hoạt động đúng mục đích đã đăng kí.Người nước ngoài nhập cảnh xuất cảnh phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và phải có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp trừ trường hợp miễn thị thực
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam họ không phải gánh vác nghĩa vụ quân sự:Điều 64 Hiến pháp 2013 quy điinh”Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh”theo quy định này cho thấy công dân Việt Nam phải thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.Đây là nhiệm vụ cơ bản của công dân Việt Nam và chỉ có công dân Việt Nam mới thực hiện nhiệm vụ này người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không phải thực hiện nghĩa vụ này họ chỉ thực hiện nghĩa vụ này với quốc gia họ mang quốc tịch
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu thêm hình phạt trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam khi vi phạm pháp luật Việt Nam trong các trường hợp cụ thể Đối với công dân Việt Nam khi vi phạm pháp luật thì phải chịu các hình thức xủ lí cụ thể theo pháp luật nhưng không có hình thức trục xuất Còn đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì sẽ có trường hợp phải chịu hình phạt
Trang 9trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam Vì người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không mang quốc tịch Việt Nam mà họ mang quốc tịch nước khác tùy theo từng trường hợp mà họ vi phạm pháp luật ở mức độ khác nhau thì họ có thể phải chịu hình phạt trục xuất
Tất cả những sự khác nhau trong quy chế pháp lí hành chính về quyền và nghĩa vụ hành chính – chính trị đều là do sự khác biệt giữa một bên là công dân Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam và một bên là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam mang quốc tịch một nước khác hoặc không mang quốc tịch Đối với công dân Việt Nam những người mang quốc tịch Việt Nam đều có những quyền
và nghĩa vụ cơ bản mà một công dân có, phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ ấy để đảm bảo lợi ích của mình cũng như góp phần xây dựng và bảo về đất nước Việt Nam ngày càng phát triển hơn Trong khi đó người nước ngoài cứ tại Việt Nam không mang quốc tịch Việt Nam thì không có những quyền và nghĩa vụ đó vì những quyền và nghĩa vụ đó họ đã có với nước họ mang quốc tịch họ chỉ cư trú tại Việt Nam với mục đích làm an sinh sống hoặc theo như công việc nên đương nhiên họ không phải thực hiện
2 Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực Kinh tế - Xã hội
Quyền lao động: người Việt Nam có quyền tự do lao động lựa chọn nghề cho mình nhưng người nước ngoài thì có quyền lao động nhưng không tự do lựa chọn nghề nghiệp như công dân Việt Nam
Quyền tự do kinh doanh:cả 2 đối tượng đều được tự do kinh doanh nhưng người nước ngoài ở Việt Nam chỉ được kinh doanh những nghành nghề nhất đinnh được pháp luật quy định.Trong điều kiện hiện nay có một số nghề kinh doanh đặc biệt mà người nước ngoài,người không quốc tịch được phép hành nghề như:nghề cho thuê nghỉ trọ;nghề phẫu thuật thẩm mỹ…
Quyền sở hữu thu nhập hợp pháp : Đây là quyền mà cả hai chủ thể cả người Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt nam đều được hưởng Tuy nhiên xét về moi khía cạnh thì người Việt Nam luôn được ưu tiên hơn
Trang 10Nghĩa vụ lao động công ích : Đây là nghĩa vụ chỉ dành cho người Việt Nam Đây là sự đóng góp cho đất nước nên không liên quan gì đến người nước ngoài
Nghĩa vụ đóng thuế : Đây cũng tuỳ vào từng trường hợp mà pháp luật sẽ có những quy định cụ thể.Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu thu nhập thường xuyên chịu thuế và thu nhập không thường xuyên Trong khi người Việt Nam chỉ phải chịu thuế thu nhập thường xuyên Như ta đã biết người nước ngoài cư trú tai Việt Nam không chỉ chịu sự kiểm soát của hai hệ thống pháp luật chính vì vậy họ phải chịu cả hai hệ thống thuế từ hai nước
Nghĩa vụ tham gia xây dựng công trình công cộng : đây trách nhiệm chỉ đặt
ra đối với công dân Việt Nam Họ tham gia đóng góp rùi sau đó nhằm phục vụ chính bản thân họ Người nước ngoài khi đó họ sẽ phải trả tiền cho việc sử dụng đó
Nghĩa vụ khắc phục hậu quảTừ đó cho thấy các nghĩa vụ này thì người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có thể có hoặc không thực hiện nhưng người Việt Nam thì bắt buộc
Từ đó cho thấy các nghĩa vụ này thì người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có thể có hoặc không thực hiện nhưng người Việt Nam thì bắt buộc
3 Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực Văn hóa – Xã hội
Quy chế pháp lí hành chính của công dân Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa –
xã hội được quy định rõ ràng và cụ thể ở chương III Hiến pháp năm 2013 bao gồm các vấn đề về văn hóa, giáo dục, sức khỏe, khoa học, công nghệ
Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa – xã hội: người nước ngoài và con em họ cũng được hưởng các quyền và nghĩa vụ trong giáo dục, trong hoạt động thông tin văn hóa, quyền kết hôn, quyền được bảo hộ trong công nghệ, văn hóa nghệ thuật, quyền khám chữa bệnh và hưởng các chế độ bảo trợ xã hội…
Trang 11Nhưng cũng có những sự khác biệt giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.Tuy có cùng quyền tự do học tập nhưng công dân Việt Nam có quyền tự
do học tập,tự do lựa chọn nghành học cấp học…còn người nước ngoài không thể học ở các trường,các môn học,các nghành có liên quan đến an ninh quốc phòng.Trong lĩnh vực giáo dục, quyền của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam
bị hạn chế và phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn công dân Việt Nam
Trong lĩnh vực văn hóa xã hội, công dân Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc, chịu trách nhiệm pháp lí khi có những hành vi xâm hại di sản văn hóa dân tộc.Các di sản văn hóa dân tộc thể hiện nét văn hóa riêng và mang những ý nghĩa to lớn cho con người của dân tộc ấy Còn đối với những người nước ngoài, ý nghĩa của các di sản văn hóa đối với họ không nhiều đôi khi, những di sản đấy được họ sử dụng với mục đích xấu nhằm chống phá nhà nước ta
III NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1 Nhận xét
Qua những điểm khác biệt em nêu ở trên em thấy được những điều bất cập về
sự khác nhau giữa quy chế pháp lí hành chính của người ngoài cư trú ở Việt Nam và quy chế hành chính của công dân Việt Nam xoay quanh vấn đề quốc tịch.Những người mang quốc tịch Việt Nam họ có những ưu tiên hơn người nước ngoài nhưng người có quốc tịch Việt Nam lại có những nghĩa vụ của họ.Đối với những người không có quốc tịch Việt Nam nhưng họ lại có những quyền lợi được hưởng nhưng người có quốc tịch Việt Nam không có
Bên cạnh những việc đó em nhận thấy có vấn đề vẫn bất cập trong quy chế hành chính:Việc xử lý vi phạm của người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam còn liên quan đến luật pháp của nước người đó mang quốc tịch nhưng sự liên kết của Việt Nam với nước khác trong việc xử lý vấn đề này chưa cao Đôi khi có những mâu thuẫn luật pháp giữa Việt Nam và nước người nước ngoài mang quốc tịch