TÓM TẮT Nghiên cứu “Các yếu tố tác động lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” tập trung vào việc phân tích các yếu tố ảnh hư
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ năm 2000, TTCK bắt đầu hình thành, trong xuyên suốt hơn 20 năm phát triển, TTCK đang dần trở nên hoàn thiện, nhờ đó quy mô dòng tiền sẽ chảy vào TTCK ngày một tăng Tuy tồn tại rủi ro lớn, nhưng lợi suất cao khiến nhiều nhà đầu tư bắt đầu tham gia vào TTCK Trong đó, cổ phiếu ngành BĐS là nhóm cổ phiếu được quan tâm phổ biến nhất
Năm 1993, có những điểm mới trong Luật đất đai, đặt nền móng hình thành thị trường BĐS một cách hợp pháp, nền kinh tế đã thay đổi theo hướng tích cực nhờ sự gia tăng của nhu cầu nhà ở và sản xuất Tính đến đầu năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều cột mốc đáng chú ý trong công cuộc phát triển nói chung và thị trường BĐS nói riêng, ngành BĐS vẫn được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng và thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư do sự gia tăng của nhu cầu phát triển các dự án công cộng và nhu cầu an cư lạc nghiệp BĐS đóng góp tỷ trọng tài sản cao trong nền kinh tế, nắm giữ nhiều vai trò quan trọng, góp phần gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng nhóm ngành khác như xây dựng, du lịch, sản xuất, tài chính – ngân hàng,…
Tuy lợi suất cao nhưng giá cổ phiếu có biến động mạnh, tác động vi mô cũng như tác động vĩ mô đều ảnh hưởng quyết định mua bán, khiến cho giá cả biến động hàng giờ Vậy đối với nhóm ngành BĐS, có tồn tại lý thuyết nào ảnh hưởng lên giá cổ phiếu hay không ? Nhà đầu tư phải phản ứng như thế nào trước sự biến động từ các yếu tố này và ra quyết định mua bán như thế nào ?
TÍNH CẤP THIẾT
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến cuối năm 2023, tổng vốn hóa thị trường đạt 240 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2022 Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính tới thời điểm 31/12/2023, đã có hơn 2200 doanh nghiêp niêm yết trên TTCK, tăng 6% so với năm 2022 Ngoài ra, số lượng tài khoản chứng khoán tăng 355.672 tài khoản so với năm 2022 đạt hơn 7,2 triệu tài khoản Đây là nhưng dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự gia tăng quy mô thị trường sau 20 năm
Suy thoái giai đoạn 2009 – 2013 khiến giá BĐS trung bình giảm 40 – 50%
Sự phục hồi đáng kể vào năm 2014 nhờ sự can thiệp và ban hành chính sách kiểm soát lạm phát, kiểm soát tình trạng bong bóng BĐS Nhờ đó, giai đoạn 2014 – 2018 đã trở thành giai đoạn phát triển cực thịnh của nhóm nghành này Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản, vào năm 2018, tỷ lệ hấp thụ và nguồn cung tại các thị trường lớn tăng mạnh, kéo theo giá BĐS tăng, góp phần vào tăng trưởng của các doanh nghiệp BĐS trong giai đoạn này Từ năm 2019 đến nay, thị trường lại biến động mạnh do ảnh hưởng đáng kể của đại dịch Covid – 19, tỷ suất lợi nhuận 1 năm của các cổ phiếu các doanh nghiệp BĐS lao đốc 37.5% kéo theo chỉ số VN-Index giảm hơn 30% sau 2 tháng kể từ tháng 2/2020 Hiện nay, thị trường BĐS đang có những tín hiệu phục hồi khi dẫn đầu về dòng vốn đầu tư nước ngoài, đạt hơn 1,27 tỷ USD trong quý 1/2024, tăng gấp đôi so với năm ngoái theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài Ngoài ra, Chính phủ cũng đang có những động thái can thiệp nhằm giải quyết các vấn đề thiếu vắng nhà ở phân khúc thấp trong cơ cấu sản phẩm trên thị trường, khiến cho dòng tiền chảy vào các cổ phiếu BĐS tăng mạnh Những tín hiệu này tuy chưa thể hiện sự phục hồi hoàn toàn, tuy nhiên cũng chứng minh khả năng tăng trưởng của cổ phiếu BĐS trong tương lai Theo dữ liệu lịch sử, sự biến động mạnh mẽ của cổ phiếu ngành BĐS trên TTCK đã phản ánh tình hình thực tế từng thời kỳ trong giai đoạn 2014-2023 và những dấu hiệu của sự phục hồi trong quý 1/2024 đã khiến cổ phiếu BĐS trở nên thu hút hơn với các nhà đầu tư trên TTCK
Tóm lại, sự tăng trưởng về mặt quy mô dòng tiền và số lượng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường đã cho thấy sự quan tâm của công chúng đối với thị trường chứng khoán này ngày càng gia tăng Đồng thời, những biến động mạnh mẽ của thị trường BĐS qua các giai đoạn khác nhau cùng với những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đã tạo ra những cơ hội để nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận thông qua cổ phiếu ngành BĐS Do đó, đề tài “Các yếu tố tác động lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được thực hiện trong Khóa luận tốt nghiệp này nhằm góp phần nâng cao nền tảng khoa học, giúp nhà đầu tư nhận định tình hình thực tế rõ ràng, có cơ sở để lựa chọn cổ phiếu BĐS và quản lý danh mục hiệu quả.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích sự tác động của từng yếu tố lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2014-
2023 và đề xuất các khuyến nghị nhằm gia tăng hiệu quả quản lý danh mục
Xác định các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2014-2023
Phân tích phạm vi tác động của các yếu tố này lên giá cổ phiếu ngành BĐS niêm yết trên sàn HOSE và HNX giai đoạn 2014-2023 Đưa ra cơ sở lựa chọn cổ phiếu ngành BĐS và các khuyến nghị nâng cao hiệu quả quản lý danh mục cổ phiếu.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2014-2023 ?
Các yếu tố này tác động như thế nào đến giá cổ phiếu ngành BĐS ?
Nhà đầu tư cần dựa trên cơ sở khoa học nào để lựa chọn cổ phiếu ngành BĐS và phản ứng như thế nào trước các yếu tố tác động lên giá cổ phiếu ?
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.5.1 Đối tượ ng nghiên c ứ u Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên sàn HOSE (Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) và HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội)
V ề không gian, nghiên cứu được thực hiện dựa trên 36 doanh nghiệp BĐS niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
V ề th ờ i gian, nghiên cứu thực hiện trên giai đoạn 10 năm, từ đấu năm 2014 đến cuối năm 2023.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và định tính Mô hình hồi quy dữ liệu bảng là phù hợp trong nghiên cứu xác định các yếu tố tác động lên giá cổ phiếu BĐS niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khóa Hà Nội Các mô hình sử dụng trong nghiên cứu bao gồm mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), hồi quy tác động cố định (FEM - Fixed Effects Model), hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM - Ramdom Effects Model) Sau khi thực hiện các kiểm định nhằm lựa chọn mô hình và kiểm định các khuyết tật của mô hình, phương pháp hồi quy ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS - Feasible Generalised Least Squares) được sử dụng để khắc phục các khuyết tật tồn đọng Chạy mô hình và các kiểm định được thực hiện trên STATA 17 Cuối cùng, sử dụng phương pháp định tính để đưa ra những phân tích, hàm ý và đảm bảo tính thực tế của nghiên cứu.
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tô này lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi 10 năm, giai đoạn 2014 – 2023, đây là giai đoạn ngành BĐS có những biến động lớn nhất Không thể khẳng định rằng đây là 1 chu kỳ của ngành BĐS, tuy nhiên kết quả nghiên cứu trong giai đoạn này sẽ trở thành cơ sở khoa học để đánh giá khái quát sự phản ứng của thị giá cổ phiếu trước những yếu tố bên trong doanh nghiệp và môi trường vĩ mô Từ đó, cung cấp thêm cơ sở hình thành quan điểm lựa chọn cổ phiếu nhóm ngành BĐS hiệu quả, tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận cho danh mục.
KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
Chương 1: Giớ i thi ệu đề tài nghiên c ứ u Chương 1 trình bày một cách tổng quan về nội dung thực hiện của đề tài nghiên cứu Tác giả cũng nêu lên lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu được xây dựng để thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu cũng được xây dựng dựa trên đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuy ế t và t ổ ng quan nghiên c ứ u Ở Chương 2, tác giả trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan, được áp dụng trong nghiên cứu Ngoài ra, Chương 2 sẽ phân tích kết quả của các tiền nghiên cứu, làm nền tảng xác định hướng nghiên cứu và xây dựng mô hình cùng giả thiết nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứ u Chương 3 đề xuất các biến độc lập, tổng hợp cách đo lường các biến độc lập Đồng thời đề xuất mô hình hồi quy và lập các giả thuyết Thực hiện mô tả dữ liệu nghiên cứu và xác định các bước thực hiện nghiên cứu
Chương 4: Kế t qu ả nghiên c ứ u và th ả o lu ậ n Chương 4 đưa ra các mô tả dữ liệu, kiểm định lựa chọn các mô hình hồi quy Tiếp theo, khắc phục khuyết tật mô hình và đưa ra kết quả nghiên cứu cuối cùng Tiến hành thảo luận so sánh với các nghiên cứu trước, phân tích số liệu dựa trên tình hình thực tế
Chương 5: Kế t lu ậ n và khuy ế n ngh ị Chương 5 tổng hợp các kết quả nghiên cứu và đưa ra kết luận cuối cùng nhằm đề xuất các khuyến nghị cho nhà đầu tư Đồng thời, nhận định các điểm hạn chế khi thực hiện nghiên cứu và cung cấp các hướng nghiên cứu tiếp theo.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Th ị trườ ng ch ứ ng khoán
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính, cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế
Thị trường chứng khoán là một thuật ngữ dùng để chỉ cơ chế hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán dài hạn như các loại trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ phái sinh – hợp đồng tương lai, quyền chọn, quyền mua cổ phiếu, chứng quyền (Bùi Kim Yến và ctg 2016)
2.1.1.2 Bản chất của thị trường chứng khoán
Xét về mặt hình thức, TTCK là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, giao dịch chứng khoán Tuy nhiên, nếu xét về mặt bản chất, TTCK có những đặc trưng cụ thể Thứ nhất là hình thức trực tiếp, người cần vốn và người thừa vốn sẽ trực tiếp tham gia vào thị trường và không có các trung gian tài chính Thứ hai, TTCK là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, quan hệ cung cầu tác động trực tiếp đến giá cả của chứng khoán và không có ràng buộc, các chủ thể trên TTCK có thể tự do tham gia cũng như rút khỏi thị trường Thứ ba, TTCK là một thị trường liên tục, chứng khoán là tài sản có tính thanh khoản cao và được giao dịch liên tục Sau khi phát hành trên thị trường sơ cấp, tại thị trường thứ cấp, chứng khoán chuyển dịch sang nhiều nhà đầu tư khác nhau (Hoàng Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Kim Nhung và Phùng Thị Thu Hà 2016)
2.1.1.3 Phân loại các thị trường chứng khoán
Có ba căn cứ nhằm phân loại TTCK bao gồm căn cứ vào sự luân chuyển nguồn vốn, căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường và căn cứ vào loại hàng hóa trên thị trường
Căn cứ vào sự luân chuyển nguồn vốn, TTCK được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Thị trường sơ cấp giao dịch chứng khoán mới được phát hành Khi này, dòng tiền sẽ chuyển dịch sang nhà phát hành và chuyển thành hình thái vốn dài hạn
Thị trường thứ cấp là chuyển nhượng chứng khoán giữa các nhà đầu tư, do đó dòng tiền sẽ luân chuyển liên tục từ nhà đầu từ này sang nhà đầu tư khác, đảm bảo tính thanh khoản trên thị trường thứ cấp
Căn cứ vào phương thức hoạt động, TTCK được chia thành thị trường tập trung và thị trường phi tập trung
Thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) là nơi các giao dịch mua bán các loại chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết, diễn ra một cách tập trung, các lệnh được khớp liên tục sau khi chuyển giao tới sàn giao dịch
Thị trường phi tập trung (Thị trường OTC – Over the Counter Market) là thị trường giao dịch những chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết tại các điểm giao dịch tập trung như Sở giao dịch chứng khoán Địa điểm giao dịch của thị trường OTC không cụ thể mà thông qua các nhà môi giới chứng khoán hay các công ty chứng khoán
Căn cứ vào loại hàng hóa trên thị trường, TTCK được chia thành thị trường cổ phiếu, trái phiếu và công cụ chứng khoán phái sinh
Thị trường cổ phiếu giao dịch các loại cổ phiếu bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi Thị trường trái phiếu giao dịch các trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu đô thị hay trái phiếu Chính phủ Thị trường công cụ chứng khoán phái sinh giao dịch mua bán các chứng từ tài chính như quyền chọn cổ phiếu, chứng quyền hay các hợp đồng quyền chọn,…(Bùi Kim Yến và ctg 2016)
Theo khoản 2 điều 4 luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 giải thích: “Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”
Theo khoản 1 điều 121 luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 sửa đổi bổ sung năm 2022 giải thích: “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó”
Như vậy, cổ phiếu được phát hành bởi công ty cổ phần dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu lịch sử Người nắm giữ cổ phiếu được gọi là cổ đông, nắm giữ một phần vốn cổ phần của doanh nghiệp và được hưởng những lợi ích hợp pháp Cổ phiếu khi được doanh nghiệp phát hành thì giao dịch thông qua thị trường sơ cấp Sau đó, cổ phiếu sẽ được chuyển dịch trên thị trường thứ cấp Cổ phiếu được phân thành 2 loại bao gồm cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi
Một cổ phiếu có nhiều loại giá trị khác nhau, bao gồm mệnh giá, giá trị sổ sách, giá trị nội tại và thị giá Theo khoản 2 điều 13 Mục 1 Chương II luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, m ệ nh giá của một cổ phiếu khi phát hành được quy định chung là 10 nghìn đồng và đây cũng là giá trị danh nghĩa của một cổ phiếu nên không ảnh hưởng đến thị giá Giá tr ị s ổ sách của một cổ phiếu là giá trị được xác định dựa trên tổng số vốn cổ phần của doanh nghiệp so với số cổ phiếu đang lưu hành Giá tr ị n ộ i t ạ i của một cổ phiếu được xác định dựa trên giá trị doanh nghiệp kỳ vọng trong tương lai chiết khấu về hiện tại, phản ánh sức hấp dẫn của cổ phiếu
Cuối cùng, th ị giá hay giá tr ị th ị trườ ng c ủ a m ộ t c ổ phi ế u là giá trị có tính thời điểm, là giá trị được giao dịch trên thị trường thứ cấp Một cổ phiếu có thị giá biến động liên tục và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quan hệ cung cấu trên thị trường Ngoài ra, thị giá còn chịu tác động gián tiếp từ các yếu tố đến từ doanh nghiệp như tình hình kinh doanh, tình hình hoạt động, các tin tức có liên quan đến doanh nghiệp và các tác động đến từ lạm phát, sự phát triển kinh tế hay các chính sách điều hành của chính phủ
2.1.3 Lý thuy ế t n ề n t ả ng v ề s ự tác độ ng lên giá c ổ phi ế u
2.1.3.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả
Quy lu ật “ Ramdom Walk ” được Maurice Kendall công bố vào năm 1953 cho rằng giá cổ phiếu thay đổi một cách ngẫu phiên và không thể dự đoán Quy luật này sau đó trở thành một phần trong “ Lý thuy ế t Th ị trườ ng hi ệ u qu ả - Efficient Market Hypothesis (EMH) ” được Eugene F Fama phát triển thêm vào năm 1970
CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.2.1 Các nghiên c ứu nướ c ngoài:
Eugene F Fama (1981) đã đưa ra giả thuyết cho rằng mối quan hệ tiêu cực mạnh mẽ giữa lợi suất cổ phiếu và lạm phát thực chất là kết quả của mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và hoạt động kinh tế thực Ngoài ra, lợi suất cổ phiếu cũng có mối quan hệ tích cực với các chỉ số về hoạt động kinh tế vĩ mô Điều này phản ánh rằng khi nền kinh tế thực hoạt động tốt, lợi suất cổ phiếu cũng có xu hướng tăng Tuy nhiên, các chỉ số tăng trưởng hàng năm sẽ chứa thông tin về thay đổi của biến số trong các năm trước đó dẫn đến việc không nắm bắt đầy đủ thông tin mới xuất hiện hàng tháng hoặc hàng quý mà nhà đầu tư trên TTCK sử dụng để định giá cổ phiếu Điều này có thể dẫn đến sự thiếu chính xác khi phân tích mối quan hệ giữa lợi suất cổ phiếu và lạm phát xảy ra bất ngờ trong ngắn hạn Khi lạm phát xảy ra bất ngờ, các doanh nghiệp thường phải đối mặt với tình trạng chi phí tăng đột ngột, dẫn đến việc thay đổi giá niêm yết Lạm phát làm giảm giá trị thực của tiền tệ, nghĩa là sức mua của tiền giảm Khi giá cả tăng, mỗi đơn vị tiền tệ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp (Mankiw
Nidhi Malhotra và Kamini Tandon (2013) thông qua mô hình hồi quy tuyến tính bội cho rằng giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần (BVPS) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) có tác động tích cực và mạnh mẽ đến giá cổ phiếu của 100 doanh nghiệp hàng đầu niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán Quốc gia Ấn Độ Bên cạnh đó chỉ số P/E và các yếu tố cổ tức có tác động không đáng kể
Taimur Sharif và cộng sự (2015) đưa ra 5 yếu tố có tác động cùng chiều với thị giá cổ phiếu bao gồm tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E), tỷ lệ lợi nhuận trên tổng nguồn vồn (ROE), giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVS), cổ tức (DPS) và quy mô công ty (MCAP) Nghiên cứu được thực hiện trên 41 doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Bahrain giai đoạn 2006-2010 với phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến trên dữ liệu bảng
Sitti Murniati (2016) cho rằng cấu trúc vốn, quy mô doanh nghiệp và các yếu tố đại diện cho lợi nhuận có tác động lên giá cổ phiếu qua phương pháp phân tích hồi quy đa biến trên 11 doanh nghiệp F&B được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia giai đoạn 2011 – 2014 Kết quả cho thấy cấu trúc vốn (tỷ số nợ trên tổng tài sản (DAR), tỷ sổ nợ trên tổng nguồn vốn (DER)) và quy mô doanh nghiệp (SIZE) đều tác động cùng chiều Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tác động cùng chiều lên giá cổ phiếu Không có tác động của tỷ lệ lợi nhuận trên tổng nguồn vồn (ROE) và biên lợi nhuận ròng (NPM)
Shafiqul Alam và cộng sự (2017) đã xây dựng hai mô hình hồi quy riêng biệt nhằm đánh giá lần lượt sự tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp xi-măng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Dhaka (DSE) giai đoạn 2006 – 2015 Kết quả chỉ ra sự tác động ngược chiều lên giá cổ phiếu của giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (NAVPS), chỉ số lạm phát (CPI) Riêng có tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E) là có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu Biến tăng trưởng kinh tế (GDP), sự chênh lệch lãi suất huy động và cho vay (IRS) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) không có ý nghĩa thống kê
Bachtiar Asikin và cộng sự (2020) đã nghiên cứu về tác động của khả năng sinh lời của doanh nghiệp lên giá cổ phiếu của 55 doanh nghiệp quảng cáo, in ấn và truyền thông niêm yết trên sàn chứng khoán Indonesia trong giai đoạn 2015 – 2019 thông qua phương pháp phân tích mô hình hồi quy đa biến Nghiên cứu đã đưa ra kết luận có tác động cùng chiều của tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ,tỷ lệ lợi nhuận trên tổng nguồn vốn (ROE) Tuy nhiên, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) lại không có tác động đáng kể
Fatmasari Sukesti và cộng sự (2021) thông qua phương pháp PLS-SEM, kết hợp giữa hồi quy tuyến tính và mô hình phương trình cấu trúc đã cho rằng cấu trúc vốn và lợi nhuận có tác động lên giá cổ phiếu 136 doanh nghiệp sản xuất tại Indonesia trong giai đoạn 2014-2018 Tỷ sổ nợ trên tổng nguồn vốn (DER), biên lợi nhuận ròng (NPM) tác động cùng chiều, quy mô doanh nghiệp (SIZE) tác động ngược chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê
2.2.2 Các nghiên c ứu trong nướ c
Các nghiên cứu tại Việt Nam được lược khảo hầu hết ứng dụng mô hình hồi quy trên dữ liệu bảng thông qua 3 phương pháp hồi quy phổ biến là phương pháp hồi quy OLS, FEM và REM để phân tích tác động của các yếu tố được xác định lên thị giá cổ phiếu
Phạm Hữu Hồng Thái (2016) đã thực hiện nghiên cứu trên 200 công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2008 đến 2015 Kết quả cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV) và lạm phát (INF) là hai yếu tố tác động tích cực nhất, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (NAVPS) đều có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu, trong khi sự tăng trưởng kinh tế (GDP) có sự tác động ngược chiều
Lê Tấn Phước (2016) đã tìm ra 3 yếu tố tác động lên biến động giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết trên HSX giai đoạn 2007-2015 Các yếu tố này bao gồm lạm phát (CPI) tác động ngược chiều lên thị giá, lãi suất cho vay (INTEREST) và giá vàng (GOLD) có sự tương quan dương với giá cổ phiếu Yếu tố tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ giá (USD/VND) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) không có ý nghĩa thống kê
Phạm Tiến Mạnh (2017) cho rằng lợi ích cổ đông, khả năng sinh lời và môi trường vĩ mô có tác động đế n thị giá cổ phiếu dựa trên 359 doanh nghiệp được niêm yết trên HNX giai đoạn 2012-2016 Trong đó, 5 yếu tố tác động cùng chiều lên thị giá cổ phiếu bao gồm cổ tức bằng tiền mặt (DIV), EPS, P/E, GDP và CPI Số năm thành lập, số năm niêm yết, quy mô doanh nghiệp, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (NAVPS) đều không có ý nghĩa thống kê
Hoàng Mai Phương và Nguyễn Thanh Hồng Ân (2018) đã nghiên cứu về tác động của chính sách cổ tức lên thị giá cổ phiếu của 133 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2010 – 2017 và không tìm ra ảnh hưởng của chính sách cổ tức lên thị giá
Nguyễn Thị Phương Dung (2019) cho rằng có 2 yếu tố tác động lên sự biến động của giá cổ phiếu của 15 doanh nghiệp BĐS niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2012-2017, trong đó chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tác động cùng chiều lên giá, lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng thương mại lại có tác động ngược chiều Tuy nhiên, giá vàng cà tỷ giá hối đoái lại không có ý nghĩa thống kê Đặng Ngọc Hùng và cộng sự (2019) cho rằng khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều và cấu trúc vốn tác động ngược chiều lên thị giá của 214 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK VN giai đoạn 2012-2016 Các yếu tố sự tăng trưởng của doanh nghiệp không có tác động lên giá cổ phiếu
Phạm Ngọc Vân (2021) cho rằng thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS) và giá vàng (DGP) có tác động cùng chiều lên giá cổ phiếu của 30 doanh nghiệp BĐS niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2012-2017 Tuy nhiên, lạm phát (INF) không có ý nghĩa thống kê
Nguyễn Thị Đào và Hoàng Anh Tuấn (2021) nghiên cứu các yếu tố tác động lên giá cổ phiếu giai đoạn 2010 – 2018 từ 24 doanh nghiệp BĐS niêm yết tại TTCK Việt Nam Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS), số năm thành lập (YEAR) và tăng trưởng tín dụng (CREDIT) đều gây ra tác động cùng chiều lên thị giá và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có tác động ngược chiều Trong khi đó, cổ tức bằng tiền mặt (DIV) không có ý nghĩa thống kê và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng nguồn vốn (ROE) có tác động cùng chiều ở mức ý nghĩa 10%
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Giá c ổ phi ế u - CLOSE được xác định là biến phụ thuộc Đối với các mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động lên giá cổ phiếu, giá đóng cửa thường được sử dụng phổ biến, các chỉ báo kỹ thuật thường được đưa ra dựa trên mức giá đóng cửa do nó phản ánh thông tin và tâm lý nhà đầu tư suốt cả phiên giao dịch Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng giá đóng cửa vào ngày giao dịch cuối cùng của mỗi năm, cách đo lường này phù hợp với nghiên cứu của Fatmasari Sukesti (2021) và Phạm Tiến Mạnh (2017)
3.1.2.1 Tỷ số thị giá trên giá trị sổ sách – P/B
Tỷ số giá trên giá trị số sách – P/B đo lường mối quan hệ giữa giá trị thị trường của cổ phiếu và giá trị sổ sách của công ty Trên thực tế, giá trị sổ sách có ảnh hưởng mạnh đến thị giá (Nidhi Malhotra và Kamini Tandon 2013) Giá trị sổ sách thường được dùng nhằm định giá những doanh nghiệp sở hữu nhiều tài sản hữu hình Do đó, P/B cũng trở thành công cụ nhằm đánh giá vị thế doanh nghiệp P/B được đo lường như sau:
P B⁄ = Giá thị trường của cổ phiếu
Giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVPS) Khi các kế hoạch mở rộng các dự án kinh doanh cũng như đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lời được đưa vào thực hiện khiến tỷ trọng tài sản tăng thông qua các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, mua lại hoặc cải thiện tài sản hiện có sẽ là tín hiệu ảnh hưởng đến kỳ vọng của nhà đầu tư về khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp và cổ phiếu cũng sẽ có động lực tăng giá Do đó P/B được kỳ vọng sẽ có tương quan thuận với giá cổ phiếu
Gi ả thuy ế t H1: Có m ố i quan h ệ đồ ng bi ế n gi ữ a t ỷ s ố th ị giá trên giá tr ị s ổ sách (P/B) và giá c ổ phi ế u (CLOSE)
3.1.2.2 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE
Dựa trên nghiên cứu của Taimur Sharif và cộng sự (2015), biến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu, Sitti Murniati
(2016), Bachtiar Asikin và cộng sự (2020), Nguyễn Thị Đào và Hoàng Anh Tuấn
(2021) cũng có cùng kết quả với mức ý nghĩa 10% ROE được đo lường như sau:
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu ROE là một chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn của công ty Các dự án tương lai của doanh nghiệp, nếu được thực hiện thành công, có thể làm tăng lợi nhuận ròng và từ đó cải thiện ROE Tỷ lệ này cũng phản ánh lợi ích của các cổ đông, do đó ROE được kỳ vọng sẽ có tương quan thuận với giá cổ phiếu
Gi ả thuy ế t H2: Có m ố i quan h ệ đồ ng bi ế n gi ữ a l ợ i nhu ậ n trên v ố n ch ủ s ở h ữ u (ROE) và giá c ổ phi ế u (CLOSE)
3.1.2.3 Quy mô doanh nghiệp – SIZE
Quy mô doanh nghiệp – SIZE được đo lường bằng tổng tài sản Theo nghiên cứu của Sitti Muriati (2016) cho rằng dòng tiền sẽ chảy nhiều vào các doanh nghiệp có tổng tài sản lớn Nghiên cứu Taimur Sharif và cộng sự (2015) cũng có kết quả quy mô tác động cùng chiều với thị giá Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phạm Tiến Mạnh (2017) cũng cho kết quả tương tự Ngoải ra, Đặng Ngọc Hùng và cộng sự
(2019) cho rằng quy mô có tác động lên giá trị doanh nghiệp Nghiên cứu này kỳ vọng quy mô doanh nghiệp có tương quan thuận với giá cổ phiếu Kế thừa phương pháp đo lường của các nghiên cứu trên, tổng tài sản thường được dùng để đo lường quy mô doanh nghiệp:
Gi ả thuy ế t H3: Có m ố i quan h ệ đồ ng bi ế n gi ữ a quy mô doanh nghi ệ p (SIZE) và giá c ổ phi ế u (CLOSE)
3.1.2.4 Cổ tức bằng tiền mặt – DIV
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt được cho là có ảnh hưởng lớn lên giá cổ phiếu do tâm lý đầu tư ngắn hạn ở Việt Nam theo nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái và Lê Dũng Hiệp (2016) Nghiên cứu của Phạm Tiến Mạnh (2017) và Phạm Ngọc Vân (2021) cũng cho rằng trả cổ tức cao sẽ tạo ra sức hấp dẫn trên thị trường Việt Nam Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường tỷ lệ cổ tức theo số tiền mặt thực tế trên mỗi cổ phần kế thừa phương pháp đo lường của Phạm Tiến Mạnh (2017) và kỳ vọng cổ tức bằng tiền mặt có tương quan thuận với giá cổ phiếu
DIV = Tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt x Mệnh giá cổ phiếu
Gi ả thuy ế t H4: Có m ố i quan h ệ đồ ng bi ế n gi ữ a c ổ t ứ c b ằ ng ti ề n m ặ t (DIV) và giá c ổ phi ế u (CLOSE)
3.1.2.5 Quy mô kinh tế - GDP
Theo khái niệm của Tổng cục Thống kê: “Tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định” Sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội đại diện cho quy mô của một nền kinh tế Nghiên cứu của Lê Tấn Phước (2016) có giải thích về kết quả tương quan dương giữa sữ phát triển kinh tế và giá cổ phiếu như sau
“Giá cổ phiếu có chiều hướng đi lên khi nền kinh tế tốt lên và có chiều hướng đi xuống khi nền kinh tế xấu đi” Phạm Tiến Mạnh (2017) cũng nhận định “Khi các thông tin vĩ mô tốt được công bố, sẽ có tác động tích cực đối với sự tăng giá của các cổ phiếu trên thị trường” Tuy nhiên, không nhất quán với nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái và Lê Dũng Hiệp (2016) khi kết quả cho thấy mối tương quan nghịch giữa GDP và giá cổ phiếu Tác giả cho rằng thông tin về GDP không được công bố thường xuyên và có độ tin cậy kém do đó nhiều nhà đầu tư ở Việt Nam chưa thực sự quan tâm Tuy nhiên trên thực tế, giai đoạn kinh tế trì trệ do dịch COVID-19 đã khiến nhiều cổ phiếu giảm mạnh do tình hình kinh doanh kém hiệu quả Do đó tác giả kì vọng quy mô kinh tế và giá cổ phiếu sẽ có mối tương quan thuận trong nghiên cứu này Biến này được đo lường bằng giá trị của tổng sản phẩm quốc nội theo Tổng cục Thống kê như sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) = Tổng giá trị tăng thêm theo giá hiện hành ẩm
+ Thuế sản phẩm- Trợ cấp sản phẩm
Gi ả thuy ế t H5: Có m ố i quan h ệ đồ ng bi ế n gi ữ a quy mô kinh t ế (GDP) và giá c ổ phi ế u (CLOSE)
3.1.2.6 Sự thay đổi chỉ số CPI hằng năm – CPI
Theo khái niệm của Tổng cục Thống kê: “Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá chung theo thời gian của các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân” Sự thay đổi CPI hằng nằm nhằm đo lường tỷ lệ lạm phát, một yếu tố quan trọng nhằm đánh giá sức khỏe một nền kinh tế Nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái và Lê Dũng Hiệp (2016), Phạm Tiến Mạnh (2017), Nguyễn Thị Phương Dung
(2019) có kết quả đồng biến giữa tỷ lệ lạm phát và giá cổ phiếu Khi lạm phát có xu hướng tăng, sức mua sẽ giảm cho giá cả hàng hóa tăng cao và khiến nền kinh tế trở nên không ổn định Bên cạnh đó, giá trị của các khoản tiết kiệm, đầu tư cũng giảm đi khiến cho các tài sản có lợi suất cao như cổ phiếu trở nên thu hút Tuy nhiên, cũng có các nghiên cứu cho ra kết quả ngược lại, tiêu biểu là nghiên cứu Lê Tấn Phước (2016) Tác giả cho rằng, giá cổ phiếu sẽ giảm khi lạm phát tăng do sự tăng trưởng kém của các doanh nghiệp Song, tâm lý ngại rủi ro sẽ khiến dòng tiền đổ vào TTCK bị hạn chế do cổ phiếu là tài sản sinh lời có rủi ro cao Khi lạm phát tăng, dòng tiền trong nền kinh tế sẽ chảy vào các loại tài sản có giá trị ổn định như vàng hay BĐS Do đó, tác giả kỳ vọng sự thay đổi chỉ số CPI hằng năm và giá cổ phiếu có mối tương quan nghịch CPI được đo lường như sau:
Gi ả thuy ế t H6: Có m ố i quan h ệ ngh ị ch bi ế n gi ữ a s ự thay đổ i ch ỉ s ố CPI h ằng năm (CPI) và giá c ổ phi ế u (CLOSE)
3.1.2.7 Tốc độ tăng trưởng tín dụng hằng năm – CREDIT
Tăng trưởng dự nợ tín dụng thể hiện qua tổng số tiền mà các cá nhân, doanh nghiệp, và các tổ chức khác vay từ các tổ chức tài chính, Việc gia tăng dư nợ tín dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ dễ dàng trong tiếp cận nguồn vốn vay, mở rộng sản xuất, kinh doanh Nhờ đó, lợi nhuận sẽ tăng trưởng trong tương lai Do đó, trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng hằng năm (CREDIT) và giá cổ phiếu có mối tương quan thuận Biến CREDIT được đo lường theo Tổng cục Thống kê như sau:
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng = Dư nợ cuối kì báo cáo
Dư nợ tín dụng cuối năm trướcx100
Gi ả thuy ế t H7: Có m ố i quan h ệ đồ ng bi ế n gi ữ a Tốc độ tăng trưởng tín dụng hằng năm (CREDIT) và giá c ổ phi ế u (CLOSE).
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Hình 3.1 Các yếu tố tác động lên giá cổ phiếu
Tác giả xây dựng mô hình bao gồm 5 yếu tố vi mô và 3 yếu vĩ mô tác động lên thị giá cổ phiếu, dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động lên giá cổ phiếu tại nước ngoài và Việt Nam Phương trình hồi quy được đề xuất:
Tỷ số thị giá trên giá trị sổ sách – P/B
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE
Cổ tức bằng tiền mặt –
Quy mô kinh tế - GDP
Thay đổi CPI hằng năm – CPI
Tốc độ tăng trưởng tín dụng hằng năm – CREDIT
Bảng 3.1 Tổng hợp thành phần của phương trình hồi quy Tên gọi Ký hiệu Giải thích
Hệ số chặn 𝜷 𝟎 Đo lường giá trị của CLOSE khi các biến còn lại bằng 0
Là hệ số hồi quy đo lường mức thay đổi của SP trên một đơn vị thay đổi của lần lượt PB, ROE, SIZE, DIV, GDP, CPI, CREDIT khi mà giá trị của các biến còn lại là không đổi
Ký hiệu Giải thích Phương pháp đo lường
Giá cổ phiếu 𝑪𝑳𝑶𝑺𝑬 𝒊,𝒕 Giá cổ phiếu i thời điểm t
Ln(Giá đóng cửa của cổ phiếu vào ngày cuối cùng của năm)
Biến độc lập Ký hiệu Giải thích Phương pháp đo lường
Tỷ số thị giá trên giá thị số sách mỗi cổ phiếu
Tỷ số thị giá trên giá trị sổ sách cổ phiếu i thời điểm t
PB = Giá thị trường của cổ phiếu /Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cổ phiếu i thời điểm t
ROE = Lợi nhuận sau thuế /Vốn chủ sở hữu +
Quy mô doanh nghiệp 𝑹𝑶𝑬 𝒊,𝒕 Quy mô doanh nghiệp i thời điểm t
SIZE = Ln ( Tổng tài sản) +
Cổ tức bằng tiền mặt 𝑫𝑰𝑽 𝒊,𝒕
Cổ tức bằng tiền mặt cổ phiếu i thời điểm t
DIV = Tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt x Mệnh giá
Quy mô kinh tế 𝑮𝑫𝑷 𝒕 GDP thời điểm t Ln(Tổng GDP qua các năm) +
CPI hằng năm 𝑪𝑷𝑰 𝒕 % tăng trưởng CPI thời điểm t
% tăng trưởng CPI so với năm trước -
Tăng trưởng dư nợ tín dụng 𝑪𝑹𝑬𝑫𝑰𝑻 𝒕
% tăng trưởng dư nợ tín dụng thời điểm t
% tăng trưởng dư nợ tín dụng so với năm trước +
MÔ TẢ DỮ LIỆU
Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu của 36 doanh nghiệp BĐS hiện đang niêm yết trên HOSE và HNX trong phạm vi 10 năm, từ ngày 01/01/2014 đến 31/12/2023
Dữ liệu về giá đóng cửa cuối năm và các biến vi mô được thu thập tại hệ thống Fiinpro-X Sau đó so sánh đối chiếu với báo cáo tài chính, báo cáo thường niên được công bố trên website của doanh nghiệp và website fiintrade.vn Về dữ liệu vĩ mô, tác giả thu thập tại hệ thống Fiinpro-X, mục Thống kê của website Ngân hàng Nhà nước (sbv.gov.vn) và tại website của Tổng cục Thống Kê (www.gso.gov.vn) Sau khi xử lý dữ liệu thu được tổng cộng 360 mẫu quan sát
Bên cạnh đó, các mã cổ phiếu được lựa chọn đưa vào mẫu nghiên cứu phải đảm bảo được giao dịch liên tục, không bị hủy niêm yết trong phạm vi thời gian của nghiên cứu.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Đầ u tiên là xác đị nh phương pháp nghiên c ứ u và xây d ự ng mô hình , tác giả kết hợp sử dụng phương pháp định lượng và định tính Tiếp theo, tiến hành lược khảo và xác định các biến độc lập phù hợp nhằm phân tích tác động lên biến phụ thuộc
Bướ c hai là thu th ậ p, x ử lý và phân tích d ữ li ệ u nghiên c ứ u Dữ liệu nghiên cứu phải đáp ứng được kích thước mẫu tối thiểu Dữ liệu sau khi được xử lý qua Excel sẽ được phân tích thông qua phần mềm STATA 17 Các phân tích được tiến hành bao gồm thống kê mô tả dữ liệu, kiểm tra ma trận tương quan Nếu hệ số tương quan giữa 2 biến < 0.8 (Farrar và Glauber 1967) thì sẽ giảm thiểu khả năng mô hình xảy ra các khuyết tật nghiêm trọng, gây ảnh hưởng độ tin cậy đến kết quả nghiên cứu
Bướ c ba là ch ạ y h ồ i quy trên ph ầ n m ề m STATA 17 Chạy mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), sau đó thực hiện các kiểm định VIF (Variance Inflation Factor) nhằm kiểm định đa cộng tuyến Chạy hồi quy tác động cố định (FEM - Fixed Effects Model), hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM - Ramdom Effects Model) Sau đó thực hiện kiểm định F và Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp
Ki ểm đị nh VIF: Đa cộng tuyến xảy ra khi một số biến độc lập trong mô hình có mức độ tương quan cao với nhau, dẫn đến sự không chắc chắn và sai lệch trong ước tính các hệ số của chúng Kiểm định này sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) nhằm phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến tồn tại trong mô hình nghiên cứu Nếu giá trị VIF ≥ 10, tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng trong mô hình Nếu giá trị VIF ≤ 5 thì hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình là không đáng kể (Gujarati 2004)
Ki ểm đị nh F được thực hiện nhằm chọn lựa mô hình phù hợp giữa Pooled OLS hoặc FEM, cặp giả thuyết đặt ra giả thuyết sau:
H 0 : Mô hình Pooled OLS là phù hợp
H 1 : Mô hình FEM là phù hợp
Kết quả kiểm định có giá trị Prob > F < 0.05 thì bác bỏ giả thuyết H 0 đồng thời chấp nhận giả thuyết H 1 , tức mô hình FEM là phù hợp hơn Ngược lại, mô hình Pooled OLS là phù hợp hơn
Ki ểm đị nh Hausman được thực hiện nhằm chọn lựa mô hình phù hợp giữa
REM hoặc FEM, cặp giả thuyết đặt ra giả thuyết sau:
H 0 : Mô hình REM là phù hợp
H 1 : Mô hình FEM là phù hợp
Kết quả kiểm định có giá trị Prob > chi2 < 0.05 thì bác bỏ giả thuyết H 0 đồng thời chấp nhận giả thuyết H 1 ,tức mô hình FEM là phù hợp hơn Ngược lại, mô hình REM là phù hợp hơn
Bướ c b ố n là ki ểm đị nh các khuy ế t t ậ t c ủ a mô hình Sau khi đề xuất mô hình phù hợp, kiểm tra hiện tượng tự tương quan bằng kiểm định Wooldride Sau đó, tùy theo mô hình được đề xuất nhằm thực hiện các kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi, thực hiện kiểm định White, Modified Wald và kiểm định Breusch-Pagan Lagrange ứng với các mô hình thích hợp
Hi ện tượ ng t ự tương quan xảy ra nếu các giá trị quan sát tại các thời điểm khác nhau không độc lập hoàn toàn với nhau Điều này có nghĩa là giá trị của biến tại thời điểm hiện tại có thể phụ thuộc vào giá trị của nó ở các thời điểm trước
Ki ểm đị nh Wooldride được thực hiện nhằm phát hiện hiện tượng tự tương quan, cặp giả thuyết được đặt ra như sau:
H 0 : Không tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 1
H 1 : Tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 1
Kết quả kiểm định có giá trị Prob > F < 0.05 thì bác bỏ giả thuyết H 0 đồng thời chấp nhận giả thuyếtvv H 1 ,tức mô hình có tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc
1 Ngược lại, mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc 1
Hi ện tượng phương sai sai số thay đổ i xảy ra nếu phương sai của sai số, hay sự phân tán của các sai số dự báo xung quanh giá trị thực tế của biến phụ thuộc, là không đồng nhất khiến cho ước tính tham số bị sai lệch và không đáng tin cậy
Ki ểm đị nh White được thực hiện nhằm phát hiện hiện tượng phương sai sai số không đổi trên mô hình Pooled OLS, cặp giả thuyết đặt ra như sau:
H 0 : Phương sai sai số là đồng nhất
H 1 : Phương sai sai số không đồng nhất
Kết quả kiểm định có giá trị Prob > chi2 < 0.05 thì bác bỏ giả thuyết H 0 đồng thời chấp nhận giả thuyết H 1 ,tức mô hình có tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi Ngược lại, mô hình không tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Ki ểm đị nh Modified Wald được thực hiện nhằm phát hiện hiện tượng phương sai sai số không đổi trên mô hình FEM, cặp giả thuyết đặt ra như sau:
H 0 : Phương sai sai số là đồng nhất
H 1 : Phương sai sai số không đồng nhất
Kết quả kiểm định có giá trị Prob > chi2 < 0.05 thì bác bỏ giả thuyết H 0 đồng thời chấp nhận giả thuyết H 1 ,tức mô hình có tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi Ngược lại, mô hình không tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Ki ểm đị nh Breusch and Pagan Lagrangian được thực hiện nhằm phát hiện hiện tượng phương sai sai số không đổi trên mô hình REM, cặp giả thuyết đặt ra như sau:
H 0 : Phương sai sai số là đồng nhất
H 1 : Phương sai sai số không đồng nhất
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến định lượng
Biến N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị lớn nhất CLOSE 360 15,289.27 16,378.19 1,080 102,210
Bảng 4.1 mô tả các biến độc lập được đưa vào mô hình trong nghiên cứu tác động lên giá cổ phiếu ngành BĐS giai đoạn 2014-2022, các têu chí đánh giá gồm tổng các đơn vị quan sát (N), giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất
Các doanh nghiệp BĐS được đưa vào nghiên cứu là những doanh nghiệp được niêm yết từ năm 2014 trở về trước Thu được tổng cộng 360 quan sát với giá trung bình là 15,108 đồng Tuy nhiên, độ lệch chuẩn là 15,831 đồng và mã cổ phiếu HQC (CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân) được ghi nhận 1,080 đồng vào cuối năm 2019 là giá thấp nhất trong tổng số quan sát, VIC (Tập đoàn VINGROUP) được ghi nhận 102,210 đồng vào cuối năm 2019 là giá cao nhất trong tổng số quan sát Độ lệch chuẩn khá cao trên tổng số quan sát cho thấy giá cổ phiếu của các doanh nghiệp BĐS giai đoạn 2013-2014 có sự biến động khá lớn
Hình 4.1 Biểu đồ biến động giá cổ phiếu giai đoạn 2014-2023
Nhìn chung giá cổ phiếu không có sự đột biến trong giai đoạn 2014-2017, hầu hết các mã đều không dao động vượt qua mức giá 30.000 Tuy nhiên VinGroup (VIC) bao gồm CTCP Vinhomes (VHM) là 2 mã cổ phiếu dẫn dắt nhóm ngành BĐS trong giai đoạn này Cụ thể, cổ phiếu VHM tăng trưởng hơn 50% từ năm 2014 đến năm 2021, VIC vượt mốc 100.000 đồng trong năm 2019, tăng trưởng gần 400% so với năm 2014 Điều này chủ yếu đến từ sự phát triển của ngành trong giai đoạn 2017-2020 của VinGroup nói chung và CTCP Vinhomes nói riêng Sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp này là động lực thúc đẩy nhóm cổ phiếu BĐS tăng giá Vậy nên giai đoạn này được xem là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ nhất của nhóm ngành BĐS khi hầu hết các mã cổ phiếu đều tăng trưởng, nhiều doanh nghiệp bật như CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (D2D + 229%), CTCP SJ Group (SJS + 231%), CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR + 508%),…
Sau năm 2021, nhóm cổ phiếu BĐS hạ nhiệt, nhiều cổ phiếu giảm mạnh, những mã càng có mức tăng trưởng vượt trội trong giai đoạn trước đó thì càng lao dốc mạnh mẽ, cụ thể là nhóm dẫn đầu như VIC, VHM, SJS, D2D,…Bên cạnh đó, tính đến năm 2023, nhiều doanh nghiệp có giá cố phiếu trên thị trường thấp hơn mệnh giá như CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HQC), CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (HAR), CTCP Vạn Phát Hưng (VPH),…Chính những nguyên nhân này khiến cho độ lệch chuẩn trong tổng số quan sát được đưa vào nghiên cứu là khá lớn
Quy mô doanh nghiệp được đo lường dựa trên tổng tài sản của doanh nghiệp trên tổng 360 mẫu quan sát Giá trị trung bình đạt khoảng 19 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, độ lệch chuẩn cao hơn 73 nghìn tỷ cho thấy mức độ chênh lệch rất lớn giữa tài sản của các doanh nghiệp Do nhóm BĐS có nhiều tài sản hữu hình, do đó tổng tài sản thường rất lớn Điều này có thể là một tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp khi có nhiều dự án mang lại doanh thu và gia tăng lợi nhuận
Tuy nhiên, sở hữu nhiều tài sản cũng có thể gây khó khăn trong việc chuyển nhượng, dẫn đến thiếu hụt dòng tiền và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như tình hình doanh thu Doanh nghiệp sở hữu quy mô tài sản lớn nhất là VinGroup (VIC) với hơn 667 nghìn tỷ đồng vào năm 2023 Trong đó CTCP Vinhomes (VHM) đóng góp hơn 444 nghìn tỷ vào tổng tài sản của VinGroup Giá trị quy mô thấp nhất là 227 tỷ đồng của CTCP Đệ Tam (DTA) được ghi nhận vào năm 2014
Chỉ số P/B trung bình của 360 mẫu quan sát đạt 1.38 lần, độ lệch chuẩn là 1.32 lần cho thấy sự biến động lớn của P/B trong phạm vi nghiên cứu Sự khác biệt này chủ yếu đến từ sự khác nhau giữa quy mô và cách thức định giá tài sản của từng doanh nghiệp Tuy nhiên, P/B lại trở nên đáng tin cậy hơn đối với nhóm ngành BĐS do đo lường dựa trên giá trị sổ sách của tài sản hữu hình Khi P/B thấp hơn P/B nghành chứng tỏ doanh nghiệp đang được định giá rẻ trên thị trường, điều này được giải thích rằng doanh nghiệp có nhiều dự án BĐS chưa sinh lời, hoặc do hiệu quả sử dụng tài sản kém Nếu các yếu tố này được cải thiện sẽ tạo ra động lực thúc đẩy giá cổ phiếu tăng và khiến P/B tăng, phản ánh sự kỳ vọng lớn của thị trường đối với dự án BĐS hoặc uy tín và năng lực của doanh nghiệp trong việc triển khai và quản lý các dự án lớn, do đó các doanh nghiệp có P/B cao thường hút được dòng tiền trên TTCK mạnh mẽ hơn
Doanh nghiệp có P/B cao nhất được ghi nhận 11.71 lần vào năm 2020 của CTCP COMA 18 (CIG) Vào năm 2020, DIG ghi nhận tổng tài sản đạt hơn 687 tỷ đồng, giảm hơn 30% so với năm trước Tuy nhiên, CIG ghi nhận doanh thu thuần tăng hơn 800%, chính điều này đã khiến P/B tăng từ 0.45 lên 11.71 lần Giá trị P/B thấp nhất là 0.12 lần của CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HQC) được ghi nhận vào năm 2018
Trung bình, các doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận ròng bằng 8.28% vốn chủ sở hữu trong 360 mẫu quan sát Độ lệch chuẩn là 18.3928%, độ lệch chuẩn cao cho thấy sự biến động lớn của tỷ lệ ROE giữa các doanh nghiệp
ROE cao thường cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả và tạo ra lợi nhuận tốt cho cổ đông Ngược lại, ROE thấp hoặc âm có thể là dấu hiệu của hiệu quả quản lý kém hoặc doanh nghiệp đang mắc phải các vấn đề tài chính khác Giai đoạn 2015-2016, CTCP Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc (IDV) tăng trưởng 53% lợi nhuận nhờ vào sự tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ kéo theo sự tăng trưởng của lợi nhuận Do đó, tỷ lệ ROE của IDV vào năm 2016 là 73.6%, cao nhất trong các quan sát Tuy CTCP COMA 18 (CIG) có mức doanh thu tăng trưởng hơn 800% vào năm
2020, tuy nhiên lợi nhuận lại được ghi nhận lỗ hơn 170 tỷ đồng Đây là nguyên nhân khiến CIG có mức ROE là -151%, thấp nhất trong số các doanh nghiệp được đưa vào nghiên cứu
Dựa trên 360 mẫu quan sát, mức cổ tức bằng tiền mặt trung bình là 606.56 đồng trên một cổ phiếu Độ lệch chuẩn là 1,071 đồng cho thấy các doanh nghiệp trả cổ tức khác nhau và biến động mạnh Điều này đến từ sự khác biệt trong chính sách trả cổ tức và tình hình kinh doanh của từng doanh nghiệp
Cổ tức bằng tiền mặt là một yếu tố quan trọng để đánh giá sự hấp dẫn của một doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư tìm kiếm thu nhập từ cổ tức Mức cổ tức cao thường là dấu hiệu của một doanh nghiệp có tình hình lợi nhuận ổn định Ngược lại, không chi trả cổ tức có thể là dấu hiệu của khó khăn trong quản lý dòng tiền hoặc do tái đầu tư để phát triển các dự án sinh lời khác Nhiều doanh nghiệp hạn chế trả cổ tức bằng tiền trong giai đoạn 2014-2023 có thể kể đến như CTCP Đệ Tam (DTA), CTCP COMA 18 (CIG),…Đây là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn 1 nghìn tỷ, tình hình doanh thu và lợi nhuận không quá đột phá Ngoài ra, CTCP DRH Holding (DRH), CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (HAR), và Tập đoàn VinGroup (VIC),… Đây là nhóm có có quy mô lớn, có nhiều mã dẫn dắt nhóm cổ phiếu BĐS trong giai đoạn tăng trưởng như VIC hay HAR, nhưng lại không chi trả cổ tức do doanh nghiệp phát triển các dự án
Mức cổ tức cao nhất được ghi nhận là 8,000 đồng của CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản HUDLAND (HLD) được ghi nhận vào năm 2017 HLD là doanh nghiệp có lịch sử trả cổ tức bằng tiền từ năm 2014, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp rất thuận lợi và ổn định Vào năm 2017, doanh thu thuần tăng trưởng hơn 200%, do đó mức cổ tức được chi trả trong năm 2017 là 8,000 đồng, cao nhất trong các mức cổ tức bằng tiền tính từ năm 2014
Hình 4.2 Tổng sản phẩm quốc nội – GDP
GDP trung bình của Việt Nam giai đoạn 2014-2023 đạt khoảng 6,360 nghìn tỷ đồng với độ lệch chuẩn khoảng 2,140 nghìn tỷ đồng Kết quả cho thấy GDP Việt Nam tăng trưởng 160% trong 10 năm Trong giai đoạn 2020-2023, GDP tăng trưởng 62% đạt 10,221 nghìn tỷ đồng vào năm 2023 Trong khi vào năm 2014, GDP chỉ đạt 3,937 nghìn tỷ đồng, Việt Nam phải mất 7 năm để đạt mức tăng trưởng 53% vào năm 2019
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Bảng 4.9 Tổng hợp kết quả nghiên cứu
QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM KẾT
P/B + + Nidhi Malhotra và Kamini Tandon
Nguyễn Thị Đào và Hoàng Anh
CREDIT + Không có ý nghĩa thống kê
Kết quả chỉ ra rằng quy mô kinh tế (GDP) và quy mô doanh nghiệp (SIZE) có mối tương quan thuận một cách đáng kể với giá cổ phiếu doanh nghiệp (CLOSE) Tỷ số thị giá trên giá trị sổ sách (P/B), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có mối tương quan thuận với giá cổ phiếu, sự thay đổi của chỉ số CPI hằng năm (CPI) có mối tương quan nghịch với giá cổ phiếu Bên cạnh đó, cổ tức bằng tiền mặt (DIV) tuy có tương quan thuận nhưng lại có tác động rất thấp lên giá cổ phiếu (CLOSE) Không đủ cơ sở để kế luận rằng tăng trưởng tín dụng có tác động lên giá cổ phiếu (CLOSE)
Kết quả này hình thành từ nghiên cứu và được thảo luận dựa trên cơ sở lý thuyết Tín hiệu khi nhà đầu tư ra quyết định từ các tín hiệu về hiệu suất quản lý và chính sách của doanh nghiệp Ngoài ra, các thảo luận được đưa ra dựa trên giả định thông tin về vĩ mô và vi mô đều phản ánh một mức độ nhất định vào thị giá cổ phiếu thông qua lý thuyết Thị trường hiệu quả
Quy mô kinh tế không chỉ là yếu tố tác động cùng chiều với thị giá cổ phiếu doanh nghiệp BĐS mà còn là yếu tố tác động mạnh nhất Nguyên nhân là bởi vì sự đóng góp vào GDP của các doanh nghiệp BĐS Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, ngành kinh doanh BĐS đóng góp 3.58% vào GDP năm 2021, và khoảng 4,5% vào tăng trưởng GDP 2022 Ngoài ra, sự tăng trưởng đóng góp vào GDP cũng tạo điều kiện phát triển các ngành khác như xây dựng, tài chính-ngân hàng, sản xuất,…Do đó, khi nền kinh tế có dấu hiệu tốt hơn, tức là các doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm ngành BĐS đang có xu hướng mở rộng quy mô và tăng trưởng về mặt doanh thu, lợi nhuận khiến giá cổ phiếu có động lực tăng giá, quan điểm này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Phạm Tiến Mạnh (2017) và Lê Tấn Phước
(2016) Tuy nhiên lại trái ngược với kết quả nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái và Lê Dũng Hiệp (2016), nghiên cứu này có nhận định rằng GDP có độ tin cậy kém ở Việt Nam nên nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô của các doanh nghiệp có tác động cùng chiều một cách đáng kể lên giá cổ phiếu doanh nghiệp BĐS Hàm ý là khi một doanh nghiệp BĐS có tổng tài sản lớn, và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó trên TTCK Các dự án chưa sinh lời đóng góp rất lớn trong quy mô tài sản của một doanh nghiệp BĐS có thể bao gồm các dự án đang trong quá trình phát triển, hoặc đã hoàn thành nhưng chưa đạt được lợi nhuận kỳ vọng do vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu hoặc chưa được bán hết Nói cách khác, một doanh nghiệp BĐS có quy mô về tài sản lớn sẽ luôn có tiềm năng tăng trưởng rất lớn trong tương lai Quan điểm này tương tự Fatmasari Sukesti (2021), tác giả cho rằng quy mô của công ty sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tài sản của công ty để tạo ra lợi nhuận Lợi nhuận tăng trưởng sẽ là động lực nâng giá cổ phiếu của doanh nghiệp BĐS có quy mô lớn Taimur Sharif và cộng sự (2015), Sitti Muriati (2016), Phạm Tiến Mạnh (2017), Đặng Ngọc Hùng và cộng sự (2019) cũng đồng tình
4.2.3 T ỷ s ố th ị giá trên giá tr ị s ổ sách – P/B
Một doanh nghiệp BĐS sở hữu giá trị sổ sách cao được coi là có sự ổn định về mặt tài chính, bao gồm sự ổn định về khả năng thanh toán và khả năng tạo ra lợi nhuận từ các dự án kinh doanh BĐS Giá trị sổ sách đo lường P/B, phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về tiềm lực phát triển của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu chỉ ra P/B có tác động cùng chiều lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp BĐS Tức kỳ vọng của nhà đầu tư về doanh nghiệp sẽ tăng nếu doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng, khi đó P/B sẽ tăng Điều này sẽ tạo động lực để cổ phiếu của doanh nghiệp BĐS đó sẽ tăng giá trong tương lai Kết quả này trùng khớp với nghiên cứu của Nidhi Malhotra và Kamini Tandon (2013) cho rằng giá trị sổ sách của một doanh nghiệp có tác động một cách tích cực lên giá cổ phiếu
Kết quả cho thấy ROE tác động cùng chiều với giá cổ phiếu nghành BĐS Một doanh nghiệp BĐS có ROE cao hơn các doanh nghiệp cùng nghành cho thấy khả năng quản lý nguồn vốn hiệu quả hơn Khi các doanh nghiệp cần cải thiện lợi nhuận bằng cách sử dụng hiệu quả nguồn vốn và duy trì tốc độ tăng trưởng thì cũng làm tăng giá trị doanh nghiệp Khi ROE tăng lên, đồng nghĩa tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được cải thiện Đây là tín hiệu tốt để các nhà đầu tư trên thị trường ra quyết định mua cổ phiếu và khiến giá cổ phiếu trên thị trường tăng lên Quan điểm này trùng khớp với kết quả của Taimur Sharif và cộng sự (2015), Đặng Ngọc Hùng và cộng sự (2019), Bachtiar Asikin và cộng sự (2020), Nguyễn Thị Đào và Hoàng Anh Tuấn (2021)
Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự tác động không đáng kể của cổ tức bằng tiền mặt Nguyên nhân đến từ việc các doanh nghiệp BĐS tại Việt Nam thường tập trung vào việc tái đầu tư lợi nhuận vào các dự án mới để tăng trưởng và mở rộng quy mô doanh nghiệp Hơn nữa, các dự án BĐS thường đòi hỏi thời gian dài để hoàn thành và bắt đầu sinh lời Cổ tức bằng tiền mặt có thể không phản ánh đầy đủ tiềm năng sinh lời dài hạn của công ty Tuy nhiên dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước đây vẫn có thể thấy cổ tức bằng tiền mặt có tác động cùng chiều mạnh mẽ lên giá cổ phiếu Phạm Hữu Hồng Thái và Lê Dũng Hiệp (2016) đề cao sự hấp dẫn của cổ tức bằng tiền mặt đối với nhà đầu tư thông qua kết quả nghiên cứu của họ Tuy nhiên đối với ngành BĐS, việc tái đầu tư là rất quan trọng trong đối với công cuộc mở rộng quy mô, do đó việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ trở nên quan trọng hơn cổ tức trong việc đánh giá cổ phiếu và Phạm Ngọc Vân (2021) cũng có kết quả tương tự
4.2.6 S ự thay đổ i CPI h ằng năm – CPI
Tại Việt Nam, lạm phát được cho là chỉ số đánh giá sức khỏe của nền kinh tế, kết quả nghiên cứu tìm ra sự tác động ngược chiều liên thị giá cổ phiếu BĐS của tỷ lệ thay đổi CPI hằng năm Việc xảy ra lạm phát bất ngờ sẽ khiến giá cả của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, bao gồm cả nguyên vật liệu xây dựng và các chi phí phát triển BĐS, làm tăng chi phí và thu hẹp biên lợi nhuận, dẫn đến cổ phiếu không còn sức hấp dẫn và giá sẽ giảm Tuy nhiên cần xét đến yếu tố CPI tăng là do sự đóng góp chủ yếu của nhóm ngành nào Dựa trên tình hình thực tế tại Việt Nam, vào năm
2019 chỉ số CPI tăng 5,23% do sự tăng giá của nhóm ngành dịch vụ ăn uống tuy nhiên hàng loạt cổ phiếu BĐS tăng giá nhờ vào các dự án và ghi nhận doanh thu tăng trưởng Khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế, CPI tăng 4.55% vào năm 2021, tỷ suất lợi nhuận 1 năm của các cổ phiếu BĐS lao đốc kéo theo chỉ số VN-Index giảm hơn 30% sau 2 tháng kể từ tháng 2/2020 Do đó, việc khi CPI tăng cao, giá cổ phiếu ngành BDS có khả năng sẽ giảm mạnh nếu lạm phát gây ra tác động lên toàn bộ hệ thống kinh tế Kết quả này trùng khớp với nghiên cứu củaJoseph Tagne Talla (2013) tuy nhiên lại trái ngược nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Dung (2019), tác giả giải thích do tâm lý nhà đầu tư Việt Nam, khi lạm phát tăng, đồng tiền mất giá, các nhà đầu tư sẽ chuyển sang đầu tư vào thị trường vốn chứ không để dòng tiền nhàn rỗi Đây có thể là một xu thế không bền vững trong trường hợp tình hình kinh doanh không khả quan, giá trị doanh nghiệp giảm sút dẫn đến giá cổ phiếu kém hấp dẫn, dòng tiền từ nhà đầu tư rút khỏi TTCK
4.2.7 Tăng trưở ng tín d ụ ng h ằng năm – CREDIT
Nghiên cứu không tìm thấy tác động của yếu tố tăng trưởng tín dụng lên giá cổ phiếu Nguyên nhân có thể đến từ việc dư nợ tín dụng có thể ảnh hưởng đến nhiều yếu tố kinh tế và tài chính khác, như lãi suất, lạm phát, chi tiêu tiêu dùng và đầu tư, và các yếu tố này lại có thể ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ phiếu Vì vậy, tác động của tăng trưởng tín dụng lên giá cổ phiếu có thể không rõ ràng và dễ dàng bị các yếu tố khác che khuất
Chương này công bố các kết quả nghiên cứu bao gồm sự tác tác động của các biến gồm tỷ số thị giá trên giá trị sổ sách (P/B), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), quy mô doanh nghiệp (SIZE), cổ tức bằng tiền mặt (DIV), quy mô nền kinh tế (GDP), sự thay đổi CPI hằng năm (CPI) và tăng trưởng tín dụng hằng năm (CREDIT) lên giá cổ phiếu hằng năm (CLOSE) Kết quả cho thấy GDP và SIZE tác động cùng chiều tích cực nhất lên giá cổ phiếu Chương 4 còn công bố các bước thực hiện phân tích dữ liệu, kiểm định và thảo luận kết quả hồi quy với các nghiên cứu thực nghiệp được thực hiện trước đây nhằm nêu ra hàm ý Dựa trên kết quả thực nghiệm, tác giả đưa ra các kết luận và đề xuất khuyến nghị trong Chương 5.