Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các cách tiếp cận: - Cách tiếp cận hệ thống bao gồm diễn dịch từ các kết quả nghiên cứu hiện có và các vấn đề lý luận về chuỗi gi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
_
LÊ HỒNG NGỌC
CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH ASEAN
VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
Hà Nội, 2023
Trang 2Luận án được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS NGUYỄN VIỆT KHÔI
Phản biện 1: PGS TS Phan Trần Trung Dũng
Trường Đại học Ngoại thương
Phản biện 2: TS Phạm Văn Kiệm
Trường Đại học Thương mại
Phản biện 3: PGS TS Nguyễn Minh Ngọc
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 03 tháng 12 năm 2023
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Hà Nội
- Trung tâm Thư viện và Tri thức số - ĐHQGHN
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chuỗi giá trị toàn cầu là một đặc tính quan trọng của nền kinh tế hiện đại và việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cho phép các quốc gia thúc đẩy thương mại và đầu tư để thâm nhập thị trường quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập Tuy nhiên, các dòng chảy thương mại và đầu tư làm chuyển dịch mạng lưới kinh tế thế giới dọc theo các khu vực địa lý, dẫn đến tái cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu theo xu hướng phân mảnh và chuyển đổi thành chuỗi giá trị khu vực Trong bối cảnh đó, du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua mạng lưới giá trị rộng lớn của ngành Việc thúc đẩy chuỗi giá trị du lịch và tăng cường tham gia chuỗi giá trị du lịch được xem như chiến lược hiệu quả để khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô và tiềm năng sẵn có để cạnh tranh và gia tăng giá trị
Trong trường hợp của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hoạt động thương mại và đầu tư nội khối trở nên quan trọng hơn đối với khu vực này do có sự cải thiện về năng lực sản xuất và tính kết nối của các nước thành viên, qua đó khu vực hóa chuỗi giá trị toàn cầu và hình thành chuỗi giá trị ASEAN
Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, ASEAN đặt ra mục tiêu trở thành một điểm đến du lịch duy nhất có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế Tuy nhiên, du lịch khu vực nói riêng và du lịch quốc tế bị gián đoạn do ảnh hưởng chưa từng có của dịch bệnh với những thiệt hại vẫn chưa được bù đắp Trong đó, chuỗi giá trị khu vực được xem
là “bước đệm” để tái khởi động các nền kinh tế và việc tăng cường
Trang 4tham gia chuỗi giá trị khu vực là giải pháp chiến lược để thúc đẩy du lịch bền vững và bao trùm tại ASEAN
Nhận thức được điều này, Việt Nam tranh thủ các cơ hội tăng trưởng thông qua chuỗi giá trị khu vực và chuỗi giá trị du lịch ASEAN Với tư cách là một nước thành viên, Việt Nam cần phải hiểu rõ về chuỗi giá trị du lịch ASEAN để tận dụng cơ hội phát triển
du lịch, lựa chọn cách thức tham gia phù hợp và hiệu quả để nâng cao vị thế và giá trị của ngành du lịch quốc gia trong khu vực
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN và
sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam nhằm đề xuất một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia
- Lập bản đồ và phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch ASEAN
- Xác định thực trạng tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của ngành du lịch Việt Nam
- Đề xuất một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam Câu hỏi nghiên cứu:
- Các vấn đề lý thuyết và phương pháp nghiên cứu nào cần thiết
để phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành
Trang 5- Kết quả phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam có những hàm ý chính sách gì cho ngành du lịch Việt Nam?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung:
+ Các nội dung phân tích được giới hạn trong phạm vi nội hàm của thuật ngữ “du lịch” là hoạt động có sự di chuyển của con người
ra khỏi nơi cư trú thường xuyên và không bao gồm du lịch thực tế ảo
để có sự tương thích với các khái niệm, phương pháp và số liệu được
sử dụng trong Luận án
+ Nội dung phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN được giới hạn trong phạm vi lập bản đồ để xác định các thành phần của chuỗi giá trị và phân tích kinh tế để xác định giá trị kinh tế và đánh giá nhanh năng lực cạnh tranh của chuỗi giá trị theo mô hình giản đơn bao gồm các thành phần thuộc về ngành du lịch
+ Nội dung phân tích sự tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của ngành du lịch Việt Nam được giới hạn trong phạm vi xác định giá trị của các chỉ số đo lường và hành động thực tiễn của ngành
du lịch Việt Nam trong khuôn khổ thể chế hợp tác phát triển du lịch ASEAN
- Phạm vi không gian: Khu vực địa lý ASEAN với 10 nước thành viên
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2007 - 2022, lấy năm 2007 là mốc thời gian Việt Nam chính thức tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới với các cam kết mở cửa thị trường trong ba phân ngành thuộc
Trang 6lĩnh vực du lịch được tự động áp dụng cho các quốc gia trong ASEAN và năm 2022 là mốc thời gian có số liệu được cập nhật mới nhất tính đến thời điểm hoàn thành Luận án
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các cách tiếp cận:
- Cách tiếp cận hệ thống bao gồm diễn dịch từ các kết quả nghiên cứu hiện có và các vấn đề lý luận về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia để phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam và quy nạp từ các kết quả nghiên cứu của Luận án để bổ sung các vấn đề lý luận cần được hoàn thiện làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phù hợp với đặc thù của du lịch ASEAN và ngành du lịch Việt Nam
- Cách tiếp cận lịch sử trong phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn
2007 - 2022 để làm rõ động thái của chuỗi giá trị du lịch ASEAN và
sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam, qua đó làm rõ các kết quả nghiên cứu đã có
và khoảng trống nghiên cứu có liên quan đến đề tài
- Phương pháp kế thừa để hình thành cơ sở lý luận về chuỗi giá trị
du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia bao gồm các vấn đề lý thuyết và phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài
- Phương pháp nghiên cứu định tính để lập bản đồ và phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch ASEAN, xác định thực trạng tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của ngành du lịch Việt Nam, qua đó đề
Trang 7xuất một số hàm ý chính sách đặt trong bối cảnh chung đối với ngành du lịch Việt Nam trong ASEAN
Luận án sử dụng số liệu thứ cấp, chọn lọc và trích xuất từ các cơ
sở dữ liệu thống kê được thu thập, xử lý, phân tích và công bố bởi các tổ chức trong và ngoài nước có uy tín như Ban Thư ký ASEAN, Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới, Tổng cục Thống kê Việt Nam
Số liệu đi kèm với đơn vị tiền tệ được biểu thị ở mức giá cơ bản dưới hình thức giá hiện hành nhằm phản ánh gần nhất quyết định của nhà sản xuất và giá trị thị trường của sản phẩm tại thời điểm thống
kê, đồng thời cũng tương thích với phương pháp luận của các cơ sở
dữ liệu nêu trên
5 Đóng góp mới của Luận án
Về lý luận, Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi giá trị
du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia Đặc biệt, Luận án đã đưa ra định nghĩa về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia, bước đầu thiết lập bản đồ chuỗi giá trị du lịch khu vực với ba cấp độ (cấp vi mô, cấp trung và cấp vĩ mô) có sự tham gia của bốn ngành kinh tế (khách sạn và nhà hàng, vận tải đường hàng không, dịch vụ công cộng - xã hội - cá nhân, dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải và hoạt động đại lý lữ hành) và thực nghiệm phương pháp xác định mức độ tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia bằng các chỉ số đo lường các liên kết ngược, liên kết xuôi và xác định vị trí thượng nguồn, hạ nguồn của các chủ thể
Về thực tiễn, Luận án đã phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN
và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2007 -
2022 Đặc biệt, Luận án đã lập bản đồ và phân tích kinh tế chuỗi giá
Trang 8trị du lịch ASEAN, xác định sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam trong ba cấp độ thông qua việc tính toán các chỉ số đo lường mức độ tham gia của bốn ngành kinh tế nêu trên ở cấp vi mô, cấp trung và thực tiễn tham gia thể chế hợp tác phát triển du lịch ASEAN ở cấp vĩ
mô Qua đó, Luận án đã chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành du lịch Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN và đề xuất một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam đặt trong bối cảnh, triển vọng và định hướng chiến lược của ngành du lịch Việt Nam trong ASEAN
6 Cấu trúc của Luận án
Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, Luận án được cấu trúc thành các chương tương ứng với các nội dung chính:
Chương 1 - Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch ASEAN và
sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam
Chương 2 - Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia
Chương 3 - Phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN
Chương 4 - Phân tích sự tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của ngành du lịch Việt Nam
Chương 5 - Bối cảnh chung và một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam
Trang 9CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH ASEAN VÀ SỰ THAM GIA
CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
1.1 Các kết quả nghiên cứu chính có liên quan
1.1.1 Lý luận và phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia
1.1.1.1 Chuỗi giá trị du lịch khu vực
Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến GVC, RVC và chuỗi giá trị du lịch trên các khía cạnh lý luận và phương pháp nghiên cứu
1.1.1.2 Sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia
Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia trên các khía cạnh lý luận và phương pháp nghiên cứu
1.1.2 Thực nghiệm nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam
Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến GVC và RVC tại ASEAN, phát triển và hội nhập du lịch ASEAN của ngành du lịch Việt Nam
1.2 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, các nghiên cứu được tổng quan nêu trên đề cập đến một số khía cạnh nhất định có liên quan đến chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu, cũng như thực nghiệm trường hợp của du
Trang 10lịch ASEAN và du lịch Việt Nam Tuy nhiên, khoảng trống nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch đã dẫn đến khoảng trống trong nghiên cứu
sự tham gia chuỗi giá trị du lịch ở các cấp độ, đặc biệt là cấp độ khu vực dựa trên cơ sở lý luận về RVC chưa được phát triển và cụ thể cho trường hợp chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam Trên cơ sở đó, Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có và tiếp tục hoàn thiện những nội dung nghiên cứu chưa đầy đủ để góp phần xác định và hình thành hệ thống các vấn đề
có liên quan đến chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 đã tổng quan một số công trình khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu theo hai nhóm vấn đề (1) lý luận và phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia và (2) thực nghiệm nghiên cứu chuỗi giá trị
du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam Việc tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đã chỉ rõ các kết quả nghiên cứu đạt được trên các khía cạnh lý luận, phương pháp và thực tiễn có liên quan đến nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam, qua đó làm rõ khoảng trống nghiên cứu, điểm kế thừa và hướng phát triển của Luận án
Trang 11CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH KHU VỰC
VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGÀNH DU LỊCH QUỐC GIA
2.1 Chuỗi giá trị du lịch khu vực
2.1.1 Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Chuỗi giá trị, chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi giá trị khu vực
Luận án đã đề cập và làm rõ các khái niệm có liên quan đến chuỗi giá trị, chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi giá trị khu vực
2.1.2 Phân tích chuỗi giá trị du lịch khu vực
2.1.2.1 Lập bản đồ chuỗi giá trị du lịch khu vực
Luận án đã đề cập và làm rõ các vấn đề có liên quan đến việc lập bản đồ chuỗi giá trị du lịch khu vực, bao gồm việc xác định sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, thị trường tiêu dùng cuối cùng, người tiêu dùng cuối cùng, các chủ thể, các công đoạn, các cấp độ, vai trò và sự tương tác giữa các chủ thể trong các công đoạn ở từng cấp độ
2.1.2.2 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch khu vực
Luận án đã đề cập và làm rõ các vấn đề có liên quan đến việc phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch khu vực, bao gồm việc xác định giá trị gia tăng và đánh giá nhanh năng lực cạnh tranh của chuỗi giá trị
Trang 122.2 Sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia
2.2.1 Nội hàm của sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia
Luận án đã đề cập và làm rõ các khái niệm có liên quan đến sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia
2.2.2 Lợi ích và điều kiện tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực đối với ngành du lịch quốc gia
2.2.2.1 Lợi ích khi ngành du lịch quốc gia tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực
Luận án đã đề cập và làm rõ các vấn đề có liên quan đến lợi ích khi ngành du lịch quốc gia tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực
2.2.2.2 Điều kiện tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành
Luận án đã đề cập và làm rõ các vấn đề có liên quan đến các chỉ
số đo lường sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia, bao gồm chỉ số tham gia bằng liên kết ngược, chỉ số tham gia bằng liên kết xuôi, chỉ số mức độ tham gia và chỉ số vị trí được đo lường dựa trên cơ sở phân tách xuất khẩu giá trị gia tăng
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia
2.2.4.1 Các nhân tố bên trong thuộc về ngành du lịch quốc gia
Luận án đã đề cập và làm rõ các nhân tố bên trong thuộc về ngành
du lịch quốc gia ảnh hưởng đến sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu
Trang 13vực của ngành du lịch quốc gia, bao gồm mức độ phát triển và năng lực nội địa, xu hướng hội nhập du lịch khu vực, thể chế và môi trường vĩ mô
2.2.4.2 Các nhân tố bên ngoài thuộc về môi trường du lịch khu vực
Luận án đã đề cập và làm rõ các nhân tố bên ngoài thuộc về môi trường du lịch khu vực ảnh hưởng đến sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia, bao gồm xu hướng hội nhập
du lịch, nhu cầu du lịch quốc tế đến, các rủi ro vĩ mô
2.3 Khung phân tích và quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu đã có và các vấn đề
lý luận về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia, Luận án tiến hành phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam theo khung phân tích
Luận án được thực hiện theo quy trình từ tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam trên các khía cạnh lý luận, phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm để làm rõ các kết quả đạt được và khoảng trống nghiên cứu Từ đó, Luận án xác định cơ sở lý luận về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia Tiếp đến, Luận án phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN thông qua việc lập bản đồ và phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch ASEAN trong giai đoạn 2007 - 2022, qua đó chỉ ra các kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại đối với chuỗi giá trị du lịch ASEAN trong giai đoạn nghiên cứu Sau đó, Luận án phân tích sự tham gia chuỗi giá trị
du lịch ASEAN của ngành du lịch Việt Nam thông qua việc xác định thực trạng tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của ngành du lịch Việt Nam trong cùng giai đoạn nêu trên, qua đó cũng làm rõ các kết