1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh

387 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyên Long Giao
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Huy Vị, TS. Nguyên Thành Nhân
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 387
Dung lượng 81,48 MB

Nội dung

Tuy nhiên, nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 cho đến nay vẫn còn ít các tác phẩm đ

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

NGUYÊN LONG GIAO

QUAN LÝ SỰ THAY DOI TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

O TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHO HO CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIEN SĨ QUAN LÝ GIAO DỤC

THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH - 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN LONG GIAO

QUAN LÝ SỰ THAY DOI TRONG HOAT ĐỘNG DẠY HỌC

THỜI KỲ CÁC MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

O TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SO TẠI THÀNH PHO HO CHÍ MINH

Ngành: QUÁN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 9 14 01 14

LUẬN ÁN TIEN SĨ QUAN LÝ GIAO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

Trang 3

Để hoàn thành luận án nay, tôi xin chân thành cảm on Ban chủ nhiệm khoa cùng quý thầy, cô đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập và nghiên

cứu tại Khoa Giáo dục - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phó Hồ

Chí Minh.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến đến PGS.TS Nguyễn Huy Vị và

TS Nguyễn Thành Nhân đã tận tình hướng dẫn, góp ý bồ ích và truyền lửa nhiệt huyết

cho tôi vượt qua khó khăn trong quá trình nghiên cứu.

Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân yêu trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh khích lệ, động viên tôi vượt qua trở ngại để hoàn

thành luận án

Tac giả luận án

Trang 4

LOI CAM DOAN

Tôi cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu Các số liệu và kết quả nêu trong luận án này chưa được công bồ trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án

Trang 5

DANH MUC CAC BANG

Bang 2.1 Kết qua phân tích nhân tổ thuộc biến phụ thuộc - 66

Bảng 2.2 Kết quả phân tích nhân tố thuộc biến độc lập -. - 69

Bang 3.1 Quy mô số lượng trường trên địa bàn Thành phó Hồ Chí Minh 73

Bảng 3.2 Quy mô số lượng lớp học trên địa ban Thành phó H6 Chí Minh 74

Bang 3.3 Quy mô học sinh trên địa bàn Thành phó Hồ Chí Minh - 74

Bảng 3.4 Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

Bảng 3.5 Số lượng, trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trung học cơ sở năm học 2019 -2020 76

Bảng 3.6 Thống kê hạnh kiểm trung học cơ sở năm học 2019 — 2020 Bảng 3.7 Thống kê học lực cấp trung học cơ sở năm học 2019 — 2020 78

Bảng 3.8 Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của sự thay đổi trong hoạt động dạy học Bảng 3.9 Mức độ thực hiện sự thay đổi về mục tiêu dạy học -. 80

Bảng 3.10 Mức độ thực hiện sự thay đổi về nội dung day học - 81

Bang 3.11 Mức độ thực hiện sự thay đôi về phương pháp day học 83

Bảng 3.12 Mức độ thực hiện sự thay đổi trong việc sử dụng phương tiện dạy 1 ee ee eens eeeeneneneneneaeaeneneneneneneneaeae 85 Bảng 3.13 Mức độ thực hiện sự thay đổi về hình thức tổ chức day hoc của nhà "ÙI 5ẼẼ117Ẽ 6-4 dese beea eee net esa eeeeeeaeegae 87 Bang 3.14 Mức độ thực hiện sự thay đổi về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học 5a gad 89 Bảng 3.15 Nhận thức của cán bộ quan lý và giáo viên về tam quan trọng của quan lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học . Sc St gi93 Bảng 3.16 Mức độ xây dựng kế hoạch thay đồi trong hoạt động dạy học 94

Bảng 3.17 Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá giữa cán bộ quản lý và giáo viên về xây dựng kế hoạch thay đổi trong hoạt động day học - -::: 5s: :5:+5:95 Bảng 3.18 Mức độ tuyên truyền, phổ biến kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy

Trang 6

Bang 3.19 Mức độ chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện kế hoạch thay đổi trong hoạt

động day hỌc HH nh nh nh ni nà như 98

Bảng 3.20 Kết quả kiểm định ANOVA về ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên giữa

các trường trung học cơ sở thuộc các địa bàn khác nhau về việc chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học 99

Bảng 3.21 Kết quả kiểm định ANOVA về ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên giữa các trường trung học cơ sở thuộc các địa bàn khác nhau về việc chỉ đạo các hoạt động

dich mong đợi " 106

Bảng 3.24 Kết quả kiểm định t-test sự khác biệt ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên

về kiểm tra đánh giá kết quả thay đổi trong hoạt động dạy học so với đích mong

Ob ieee 07

Bảng 3.25 Kết quả kiểm định ANOVA ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên có thâm niên công tác khác nhau về kiểm tra đánh giá kết quả thay đổi trong hoạt động dạy học

so với đích mong đỢI - - c1 SH TH HT nh key 08

Bảng 3.26 Mức độ duy trì bền vững kết quả của sự thay đổi trong hoạt động dạy

Bảng 3.27 Kết quả kiểm định ANOVA về ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên thuộc

các nhóm tuôi khác nhau về việc chỉ đạo duy trì bền vững kết quả của sự thay đồi trong

hoạt động dạy học c1 nen Hy 111

Bảng 3.28 Kết quả phân tích hồi quy về ảnh hưởng của các yếu tố chủ thé quan lý, đối

tượng quản lý và môi trường quản lý đến việc xây dựng kế hoạch thay đổi trong hoạt

Ong day HOC eee ese ố ố.ố 115

Bảng 3.29 Kết quả phân tích hồi quy về ảnh hưởng của các yếu tô chủ thé quan lý, đối

tượng quản lý và môi trường quản lý đến việc tuyên truyền, phổ biến kế hoạch thay

đổi trong hoạt động dạy hỌC ¿ 5+ 2S SE k1 2 2111111111 11111111 1101 ve 116

Trang 7

Bảng 3.30 Kết quả phân tích hồi quy về ảnh hưởng của các yếu tố chủ thé quản lý, đối tượng quản lý và môi trường quản lý đến việc tổ chức, chuẩn bị các nguồn lực đề thực

hiện kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học .- +: 2-2222 2252**+ss++ 118

Bảng 3.31 Kết quả phân tích hồi quy về ảnh hưởng của các yếu tố chủ thé quan lý, đối tượng quản lý và môi trường quản lý đến việc quản lý, chỉ đạo các hoạt động chuyên

Bảng 3.32 Kết quả phân tích hồi quy về ảnh hưởng của các yếu tô chủ thé quản lý, đối

tượng quản lý và môi trường quản lý đến việc xóa bỏ các rào cản, hỗ trợ thúc đây sự

thay đổi trong hoạt động dạy học

Bang 3.33 Kết qua phân tích hồi quy về ảnh hưởng của các yếu tô chủ thé quản lý, đối tượng quản lý và môi trường quản lý đến việc kiểm tra đánh giá kết quả thay đồi trong

hoạt động dạy học so với đích mong đợi.

Bang 3.34 Kết qua phân tích hồi quy về ảnh hưởng của các yếu tô chủ thé quản lý, đối tượng quan ly và môi trường quản lý đến việc duy trì bền vững kết quả của sự thay đổi

trong hoạt động dạy học - c1 2111211211 11 21k nh, 124

Bảng 4.1 Kết quả khảo sát tinh cấp thiết của các biện pháp đề xuắt 170 Bang 4.2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuắt - 171 Bang 4.3 Mối tương quan giữa tinh cap thiết và tính kha thi của các biện pháp quản lý

sự thay đổi trong hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí

Minh 511122010 22111211151 1150111211 11011 011111111011 01111 1111 11kg 173

Bảng 4.4 Kiểm định sự khác biệt về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề 1 175 Bảng 4.5 Các lớp thực nghiệm, lớp đối chứng khi thực nghiệm 180

Bảng 4.6 Phân bố điểm khảo sát chất lượng đầu vào của nhóm thực nghiệm và đối

Bảng 4.8 Phân bố điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm I 84 Bang 4.9 Kết quả xếp loại bài kiểm tra sau thực nghiệm - : 2+ >+ 184 Bảng 4.10 Kết quả điểm kiểm tra trước tác động và sau tác động ở các lớp thực

Trang 8

Bảng 4.11 Kết qua ý kiến học sinh các lớp thực nghiệm về khả năng phát triển năng

lực của học sinh ‹ c2 22 211111 eee ng nh ng ng et ng ng TT ng tr rrưyt 185

Bảng 4.12 Kết quả kiểm định ANOVA ý kiến học sinh các lớp thực nghiệm ở khối 6,

khối 7, khối 8 và khối 9 về khả năng phát triển năng lực của học sinh 186

Bảng 4.13 Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia thực nghiệm giáo dục

STEM/STEAM LH HH HH HH TH HH TH HH HH HH 187

Trang 9

DANH MỤC SO DO, BIEU DO

Sơ dé 1 Khung lý thuyết quản lý sự thay đổi trong hoạt động day học ở trường trung

0U

Biểu đồ 3.1 Ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện phương pháp dạy học của nhà

Biểu dé 3.2 Ý kiến đánh giá về mức độ sử dụng phương tiện day học của nhà

86

Biểu đồ 3.3 Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên thuộc nhóm đối tượng nam và nữ

97

trường.

về nội dung tuyên truyền, phô biến kế hoạch thay đổi trong hoạt động day học

Biểu đồ 3.4 Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về chỉ đạo hoạt động chuyên môn .100 Biểu đồ 3.5 Ý kiến của cán bộ quan lý và giáo viên thuộc các nhóm tuổi khác nhau về nội dung duy trì bền vững kết quả của sự thay đổi trong hoạt động dạy học 110

Biểu đồ 4.1 Số liệu về mức độ cấp thiết và kha thi của các biện pháp đề xuắt 174 Biểu đồ 4.2 Điểm khảo sát chất lượng của nhóm thực nghiệm và đối chứng trước khi

thực nghiỆm - - cọ SH ST nu TH nh nh nh c cx 183

Biểu đồ 4.3 Biểu thị điểm khảo sát chất lượng của nhóm thực nghiệm và đối chứng

sau khi thực nghiệm cece cece eee eeeceeeceeeaeeceeaeeeeeseeeaeeeeeeees 185

Trang 10

MUC LUC

CHUONG 1 CO SO LY LUẬN VE QUAN LY SỰ THAY DOI TRONG

HOAT ĐỘNG DAY HỌC THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở

TRUONG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan nghiên cứu van đề ¿+ 2: 221222122 ‡+zEszrxcerxes

1.1.1 Các nghiên cứu về quản lý sự thay đổi

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học ở

trường trung học cơ sở

1.2 Sự thay đôi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở

trường trung hoc CƠ SỞ c2 1221211211211 n1 1 nh nh chen

1.2.1 Khái niệm sự thay đổi css esses Sàn tes see cà cà

1.2.2 Khái niệm hoạt động day hỌC - ce cee cò cà eee cà cà né si key

1.2.3 Trường trung học cơ sở trong hệ thong giáo dục quốc dân

1.2.4 Cách mạng Công nghiệp 4.0 và Giáo dục 4 -.- tees

1.2.5 Nội dung sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công

nghiệp 4.0 ở trường trung NOC CƠ SỞ - cee cà cà cà coe key

1.3 Quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp

4.0 ở trường trung hoc CƠ SỞ - c1 nh eeeeeaeesenenensneees

1.3.1 Khái niệm quản Ïÿ - ce cà cà cà cee nee eee eae eee KH HH eae eee chế

1.3.2 Khái niệm quan lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học

1.3.3 Vận dụng mô 03 giai đoạn của Kurt Lewin vào quản lý sự thay đổi

trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học

0

1.3.4 Nội dung và quy trình quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học

thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học CO

SỞ -1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sự thay đổi trong hoạt động day học thời

kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ SỞ

Tiểu kết chương Ì c1 22221 11212111112211 11121 1111511111281 1 111k rrey

16

20

20

21 21

21

23

28

28 29

30

33

45

49

Trang 11

CHƯƠNG 2 THIET KE VA TO CHỨC THỰC HIỆN NGHIÊN CUU VE

QUAN LÝ SỰ THAY DOI TRONG HOAT ĐỘNG DAY HỌC THỜI KY

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIEP 4.0 Ở TRUONG TRUNG HỌC CO SỞ TAI

THÀNH PHO HO CHÍ MINH c5 32c 1 33 VEssseesrssese

2.1 Thiết kế nghiên cứu - ¿+ c2 1122211111211 112211115 1111281112 xee

2.2 Phương pháp nghiên cứu << c1 S S1 hư

2.3 Công cụ nghiên cứu -c nọ ST kh nh nh crrey

2.4 Biến nghiên cứu c 1 2110212111115 1 1152 1111211111521 x khen

2.5 Mẫu nghiên cứu - 22v sez

2.6 Quá trình thu thập dữ liệu

2.7 Các phương pháp phân tích dữ liệu 2.8 Độ tin cậy - HH Tnhh kế Tiểu kết chương 2 1 2122221 112122211112 111120111150 1111181111112 x xay CHUONG 3 THỰC TRẠNG VE QUAN LÝ SỰ THAY DOI TRONG HOAT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở TRUONG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHO HO CHÍ MINH

3.1 Giới thiệu khái quát về dia bàn nghiên cứu - -+ 222222221 222 cszxs2 3.1.1 Khái quát kinh tế, xã hội, Thành phó Hô Chí Minh cs ves

-3.1.2 Khái quát tình hình giáo dục Thành pho Hồ Chí

Minh -3.1.3 Khái quát tình hình giáo dục trung học cơ sở tại Thành phố Hô Chí Minh

3.2 Thực trạng thực hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1 Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên vé sự thay đồi trong hoạt động day học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hô Chí Minh - 2c S222 +2sscss+ 3.2.2 Thực trạng thực hiện sự thay đổi về mục tiêu dạy hỌc -.«+

3.2.3 Thực trạng thực hiện sự thay đổi về nội dung dạy học -.-‹

3.2.4 Thực trạng thực hiện sự thay đổi về phương pháp dạy học

3.2.5 Thực trạng thực hiện sự thay đổi về sử dụng phương tiện dạy học

3.2.6 Thực trạng thực hiện sự thay đổi về hình thức dạy

học -50 50

53 57

58 59 63 64 66

71

72 72 70 73 75

78

78

80

81 83 85

87

Trang 12

3.2.7 Thực trạng thực hiện sự thay đổi về kiểm tra đánh giá kết quả học tập

CUA NOC SIND Loe cee cece cee cee cee cee cee cee cae cen cee cae cee cee cae ces tenes cae ee eee cae een aee cae eeneee aeons

3.3 Thực trang quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mang

Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phó Hồ Chí Minh

3.3.1 Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về quản

lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở

trường trung học cơ sở tại Thành phố Hô Chí Minh cs ces cov 52s: c>+

3.3.2 Thực trạng việc xây dựng kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học

ở các trường trung học cơ sở tại Thành phó Hô Chi Minh

3.3.3 Thực trạng việc tuyên truyền, phổ biến kế hoạch thay đổi trong hoạt

động dạy học ở các trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.3.4 Thực trạng việc chuẩn bị các nguồn luc dé thực hiện kế hoạch thay

đổi trong hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí

3.3.5 Thực trạng việc chỉ đạo các hoạt động chuyên môn ở các trường trung

học cơ sở tại Thành phố HO CAE Minh RERRRRRENNHỤ

3.3.6 Thực trạng việc xóa bỏ các rào cản, hỗ trợ thúc day sự thay đổi trong

hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.3.7 Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả thay đổi trong hoạt động

day học so với dich mong đợi ở các trường trung học cơ sở tại Thành phó Hỗ Chí

3.3.8 Thực trạng việc duy trì bên vững kết quả cua sự thay đổi trong hoạt

động dạy học ở các trường trung học cơ sở tại Thành pho Hà Chi Minh,

3.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quan lý sự thay đổi trong hoạt động dạy

học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố

Hồ Chí Minh 1S Snv ST Hà HH tàu

3.4.1 Ảnh hưởng của các yếu t6 chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và môi

trường quản lý đến việc xây dựng kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy

Trang 13

3.4.2 Anh hưởng của các yếu tố chủ thé quản lý, đối tượng quản lý và môi

trường quản lý đến việc tuyên truyền, phổ biến kế hoạch thay đổi trong hoạt động

3.4.3 Ảnh hưởng của các yếu t6 chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và môi

trường quản lý đến việc tổ chức, chuẩn bị các nguồn lực dé thực hiện kế hoạch

thay đổi trong hoạt động dạy học sss cá: ses es cov ses sos tes sie sas tes tre

3.4.4 Anh hưởng của các yếu t6 chủ thể quan lý, đối tượng quản lý và môi

trường quản lý đến việc quản lý, chỉ dao các hoạt động chuyên môn eves

3.4.5 Ảnh hưởng của các yếu t6 chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và môi

trường quan lý đến việc xóa bỏ các rào can, hỗ trợ thúc day sự thay đổi trong

hoạt động dạy học

3.4.6 Ảnh hưởng của các yếu t6 chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và môi

trường quản lý đến việc kiểm tra đánh giá kết quả thay đổi trong hoạt động dạy

học so với đích mong đỢi cee ce cà cà cà eee ce tê eae eee KH eee ene eee KH nh eae re rưy

3.4.7 Ảnh hưởng của các yếu t6 chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và môi

trường quản lý đến việc duy trì bền vững kết quả của sự thay đổi trong hoạt động

AY NOC Le tiidiẳaaaaiẳiẳiiiiiiiẳiẳẳẳaẳaẳ.

Tiểu kết chương 3 1 2211 220111211111 1121112111511 1121 11281111111 1x ret

CHƯƠNG 4 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỎI TRONG HOẠT

ĐỘNG DẠY HỌC THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHO HO CHÍ

MINH 4.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp -¿:2222++222vvvetErvrrerrrrrrrrrrrrrree

4.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiÊM - successes sos testes sex ses

4.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính lý luận se vse es cov tee sue sẽ es saves vies

4.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiỄn sec coves coe sẽ sọ tov sec

4.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tinh khả thi, hiệu qả - sec 55c cà: ò5:

4.1.5 Nguyên tắc dam bảo tính hệ thống, đồng bộ - cov sec s72

4.2 Các biện pháp về quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách

mang Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh

4.2.1 Xây dựng kế hoạch chiến lược cho sự thay đổi trong hoạt động dạy

L2 .ŨŨaA ce eng aee cae eeeaee cae engage eeeens

32 32

32

32 32

32

33

33

33

Trang 14

4.2.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền những thay đồi trong hoạt động day

4.2.3 Huy động các nguôn lực dé thực hiện những thay đổi trong hoạt động

AY NOC Le cee cee cen cee cee cee cee cue concen cee eee eee ce ces cenees nesses cae ce eee ees een aeeaee eeeeesaee nee aes 139

4.2.4 Tăng cường chi dao các hoạt động chuyên môn - 146

4.2.5 Hỗ trợ và thúc day su thay đổi trong hoạt động dạy học 156

4.2.6 Đổi mới việc kiếm tra, đánh giá kết quả thay đổi trong hoạt động dạy

4.2.7 Tạo động lực nhằm duy trì sự thay đổi trong hoạt động dạy học 160

4.3 Mối quan hệ giữa các nhóm biện phap 168

4.4 Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý sự thay đổi trong

hoạt động ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh

Cách mạng Công nghiệp 4.Ũ - - c2 nh nh như như, 169

4.5 Thực nghiệm biện pháp về quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học ở

trường trung học cơ sở tại Thành phô Hồ Chí Minh trong bối cảnh Cách mạng Công

Tiểu kết chương 4 222222222222 2222211111112111111112222711121E.1.1111111 cccrrrrk, 189

KET LUẬN VA KHUYEN NGHI csssssssssssssssssssssssesssececsssseccesssseesscesnsnnneesss 190

TAI LIEU THAM KHẢO - G5 555232101 138381 31% 5555 eee 194

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG B CỦA TÁC

BO CÓ LIÊN QUAN DEN DE TÀI LUẬN ÁN «5+ +<< << << 203

Trang 15

1 Lý do chọn đề tài

Một trong những yêu cầu và thách thức đặt ra cho giáo dục trong bối cảnh cuộc

Cách mạng Công nghiệp 4.0 chính là cải thiện nguồn vốn con người nhằm đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng trong môi trường lao động, học tập mới Điều này đòi hỏi giáo

dục phải có những thay đổi chuyển từ một nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức sang một nền giáo dục giúp phát huy năng lực, thúc đầy sự sáng tạo của người học (B Abersek,

2017) Trong bối cảnh đó, Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và dao tao đã nêu rõ:

“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính

tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc” (Ban chấp hành Trung ương Đảng, 2013).

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết sé 08/2014/QH13 ngày 28 tháng 11

năm 2014 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong đó có quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyền biến căn bản, toàn diện

về chất lượng và hiệu quả giáo dục phô thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyền nên giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo

dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, tri, thể, mỹ và phát huy

tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh (Quốc hội, 2014) Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ còn ban hành Chỉ thị 16/CT - TTg ngày 04 tháng năm năm 2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư trong đó có đề cập đến giải pháp: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc day dao tao vé khoa hoc, công nghệ, kỹ thuật và toán hoc (STEM), ngoại

ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phô thông” (Thủ tướng Chính phủ, 2017) Thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW và các văn bản chỉ đạo, Bộ Giáo dục và Dao tạo đã ban

hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về chương trình giáo dục phô thông tông thé và chương trình các môn học, trong đó nhắn mạnh đến định hướng

phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp

Trang 16

học sinh phát triển hài hòa về thé chất va tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kỹ năng nền

tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và

năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây

dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018) Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo ban

hành Kế hoạch số 1273/KH-SGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2021 của về triển khai chương trình chuyền đổi số đã xác định chuyền đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hang

đầu nhằm thay đổi cách thức quan lý giáo dục, day mạnh ứng dụng công nghệ sé và các nền tảng số dé đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; kiểm tra, đánh giá; xây dựng giáo

dục thông minh góp phan nâng cao chất lượng giáo dục của Thành phố (Sở Giáo dục và

Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, 2021).

Nhằm giúp học sinh thích ứng với những yêu cầu về năng lực của người lao động

mới trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, giáo dục

phổ thông cần có sự thay đổi mạnh mẽ về hoạt động dạy học Các nghiên cứu về sự thay

đổi của hoạt động dạy học dé nâng cao chất lượng dao tạo nguồn nhân lực thích ứng với

Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước Tuy nhiên, nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý sự thay đổi trong hoạt

động dạy học ở trường trung học cơ sở thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 cho đến nay vẫn còn ít các tác phẩm đề cập một cách toàn diện, đầy đủ, luận giải một cách sâu sắc cho

van đề này Bởi như chúng ta đều biết Cách mạng Công nghiệp 4.0 dẫn đến kết quả tat yêu hình thành nền Giáo dục 4.0 Trong nền Giáo dục 4.0, lớp học được số hóa, các thiết bị thông minh, thiết bị không day va đa phương tiện kỹ thuật số ảo được phát triển mạnh, Công nghệ day học thay đổi thì hoạt động dạy học cũng phải thay đổi và điều tất yếu là quản lý hoạt động dạy học cũng phải thay đổi nhằm thích ứng với những yêu cầu mà Cách mạng Công nghiệp 4.0 đặt ra Do đó, cần thiết phải có một nghiên cứu bài bản đi từ phân

tích lý luận đến thực tiễn, để từ đó đề xuất những biện pháp quản lý sự thay đổi trong hoạt

động dạy học ở trường trung học cơ sở thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 cho phù hợp.

Thực tiễn thời gian qua cho thay, giáo dục phé thông nói chung và giáo dục trung học

cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã đạt được một số kết quả nhất định về chất lượng

Trang 17

day học góp phần vào sự phát triển chung của giáo dục thành phố Tuy nhiên, vẫn còn đâu đó một số nội dung hoạt động dạy học trong trường trung học cơ sở chưa thật sự thay đổi để

theo kịp những yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2020 cũng như

thích ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0; việc xây dựng kế hoạch dạy học còn nhiều yếu tố kinh nghiệm, chưa dựa vào yếu tố khách quan, khoa học; phương pháp day học phổ

biến vẫn là cách dạy truyền thụ một chiều; đa số học sinh vẫn học tập kiểu thụ động, nghe,

ghi, nhớ và tái hiện; việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học chưa tạo được động lực phan

đấu cho giáo viên va hoc sinh trong nhà trường Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nêu trên, nhưng nhìn từ góc độ quan lý có thé nhận thấy rằng, quá trình thay đồi trong hoạt

động dạy học chịu sự tác động trực tiếp của hiệu trưởng Và ở nhiều nơi, hiệu trưởng trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa hiểu rõ được thế nảo là quản lý sự

thay đổi trong hoạt động dạy học; thiếu những biện pháp quản lý sự thay đôi dé tác động đến

quá trình dạy học trong bối cảnh hiện nay Vì lẽ đó, đề tài “Quản lý sự thay đổi trong hoạt

động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố

Hồ Chí Minh” được lựa chọn nghiên cứu, là việc làm hết sức cấp thiết, góp phần nâng cao

chất lượng dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phó Hỗ Chí Minh.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý sự thay đổi trong hoạt động day học ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh dé từ đó đề

xuất các biện pháp quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công

nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phó Hồ Chí Minh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

3 Khách thé và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý sự thay đổi trong trường trung học cơ sở.

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời

kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ

Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở.

Trang 18

- Khảo sát, phân tích thực trạng sự thay đổi trong hoạt động dạy học và quản lý sự

thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học

cơ sở tại Thành phó Hồ Chí Minh.

- Đề xuất các biện pháp quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

5 Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi 1: Quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công

nghiệp 4.0 ở các trường trung học cơ sở dựa trên cơ sở lý luận và khung lý thuyết nào?

- Câu hỏi 2: Thực trạng quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở các trường trung học cơ sở tại Thành phó Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?

- Câu hỏi 3: Những biện pháp nào giúp nâng cao hiệu quả quản lý sự thay đồi trong

hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở các trường trung học cơ sở tại

Thành phó Hồ Chí Minh?

6 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu: Quản ly sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở công lập tại Thành phó Hồ Chí Minh với chủ thé quản lý ở đây là hiệu trưởng.

Về địa bàn khảo sát: Luận án khảo sát tại 12 quận/huyện của Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 03 quận trung tâm thành phó gồm: Quận 1, Quận 3, Quận 5; 03 quận số chan gần trung tâm thành phó gồm: Quận 4, Quận 6, Quan 8; 03 quận chữ gần trung tâm thành phố gồm: Quận Binh Thạnh, Quận Tân Binh, Quận Gò Vắp; 03 huyện gồm: huyện Binh

Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè Tại mỗi quận/huyện nêu trên tác giả tiến hành

khảo sát 03 trường trung học cơ sở (tông cộng có 36 trường) với quy mô trường là hạng 1

và đã được kiểm định chất lượng giáo dục.

Về đối tượng khảo sát: Lay ý kiến của can bộ quản lý phụ trách trung học cơ sở của

Sở/ Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý, giáo viên và chuyên gia về giáo dục Cụ thể trong đó khảo sát lấy ý kiến phản hồi từ 254 cán bộ quản lý Sở/Phòng/Trường (gọi

chung là cán bộ quản lý) và chuyên gia cùng 672 giáo viên ở các trường trung học cơ sở

trên địa ban Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 19

Về thời gian khảo sát: Các dữ liệu được thu thập để mô tả, phân tích thực trạng là

đữ liệu từ 2016 đến 2021 Thực nghiệm được thực hiện từ học kỳ 1 năm học 2021-2022

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp luận nghiên cứu

- Tiép can hé thống: xem xét và phân tích đến các thành tố của hoạt động dạy học

(mục đích dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình

thức tô chức day học và đánh giá kết quả học tập của người học) trong mối quan hệ biện

chứng giữa chúng với nhau; ngoài ra còn quan tâm đến các đối tượng có liên quan như cán

bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các yếu tố bên trong, bên ngoài tác động đến nhà trường.

- Tiếp cận quản ly sự thay đôi: xem xét và phân tích các bước thực hiện quản lý sự thay đôi trong hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở như: xây dựng kế hoạch cho sự thay đổi trong hoạt động dạy học; tuyên truyền, phổ biến kế hoạch thay đổi trong hoạt động

dạy học; tổ chức và chuẩn bị các nguồn lực dé thực hiện kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học; chỉ đạo các hoạt động chuyên môn; xóa bỏ các rào cản, hỗ trợ thúc đầy sự thay

đổi trong hoạt động dạy học; kiểm tra đánh giá kết quả thay đổi trong hoạt động dạy học

so với đích mong đợi; duy trì bền vững kết quả của sự thay đổi trong hoạt động dạy học.

- Tiép cận thực tiễn: quá trình nghiên cứu phải bám sát thực tiễn hoạt động dạy học

ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh dé từ đó đề xuất những

biện pháp quản lý khả thi và hiệu quả nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong quản

ly sự thay đôi trong hoạt động dạy học.

7.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên

cứu sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa

các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến quản lý sự thay đổi trong

hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở.

Mục đích: Tổng quan nghiên cứu vấn đề và xây dựng khung lý thuyết của luận án

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Trang 20

+ Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Xây dựng phiêu hỏi ý kiến cán bộ quản ly, giáo viên và học sinh với các nội dung liên quan đến quản lý sự thay đồi trong hoạt động

đạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Mục đích: thu thập số liệu để mô tả và phân tích thực trạng về thực hiện sự thay đổi

trong hoạt động dạy học, quản lý sự thay đổi trong hoạt động day học thời kỳ Cách mạng

Công nghiệp 4.0; dé tìm hiểu tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất.

+ Phương pháp phỏng van sâu: Trao d6i trực tiếp với một số hiệu trưởng, phó hiệu

trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và một số chuyên gia.

Mục đích: để làm sáng tỏ thêm thực trạng thực hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0, quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời

kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sự thay đổi trong hoạt

động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở.

+ Phương pháp thực nghiệm: Lựa chọn và tiễn hành thực nghiệm biện pháp quan

lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học ở một số trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành

phố Hồ Chí Minh; đánh giá, so sánh kết quả tại thời điểm trước và sau khi tiến hành thực

nghiệm.

Mục đích: khẳng định tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp đã được đề xuất.

- Phương pháp xử lý dit liệu:

Xử lý dữ liệu định lượng (thu được từ phương pháp khảo sát bang bảng hỏi): sử dụng

phương pháp thông kê toán học đề phân tích các chỉ số thống kê như điểm trung bình, độ lệch chuan, tỷ lệ %, t-test, phân tích ANOVA, và kiểm định mi tương quan bằng phần mềm SPSS

20.0.

Xử lý dữ liệu định tinh (thu được từ phương pháp phỏng van sâu): sử dụng phương pháp

so sánh, phân tích nội dung và đối chiếu dé bổ sung và làm sáng tỏ các van đề.

8 Đóng góp mới của luận án

ve lý luận: Luận án đã góp phần làm rõ, bổ sung một số khái niệm, nội dung sự thay

đổi trong hoạt động day học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0, quan lý sự thay đổi trong

hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở Luận án

đã phát triển được một khung lý thuyết về quan lý sự thay đổi trong hoạt động day học ở trường trung học cơ sở thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 dựa trên mô hình sự thay đổi

của Kurt Lewin.

Trang 21

và quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở

trường trung học cơ sở tại Thành phó Hồ Chí Minh dé từ đó đề xuất các biện pháp quan lý nhằm giúp cho hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động day học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp

4.0 của nhà trường Luận án là nguồn tai liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu muốn tim hiểu về van dé này.

9 Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận — khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục và danh mục công trình đã công bé của tác giả, luận án được chia thành 04 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ

Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở.

Chương 2: Thiết kế và tổ chức thực hiện nghiên cứu về quản lý sự thay đổi trong

hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành

phố Hồ Chí Minh.

Chương 3: Thực trạng quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách

mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phó Hồ Chí Minh.

Chương 4: Các biện pháp quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 22

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ SỰ THAY DOI TRONG HOAT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Các nghiên cứu về quản lý sự thay đổi Các nghiên cứu nhắn mạnh đến quy trình của quản ly sự thay đồi Trên thế giới, nghiên cứu của Lewin (1947) một nhà tâm lý học đưa ra quan điểm

trong cuốn “Lý (huyết áp lực thay đổi” quản lý sự thay đổi đó là một quá trình và chia

chúng ra làm ba giai đoạn: Giai đoạn tan băng; Giai đoạn thay đổi; Giai đoạn đóng băng trở lại Trong giai đoạn tan băng mọi người nhận ra rằng phương pháp làm trước đây không

còn phù hợp nữa, nhận thức này có thể là kết quả của một sự khủng hoảng hoặc có thể là kết quả của một nỗ lực giải thích những rủi ro hoặc cơ hội mà hầu hết những người trong

tổ chức chưa biết thì trong giai đoạn thay đổi, mọi người tìm kiếm các phương cách làm

việc mới, lựa chọn ra một phương pháp mang tính khả thi Còn trong giai đoạn đóng băng

trở lại, phương pháp mới được thực hiện, ổn định và hiệu quả Toàn bộ ba giai đoạn trên

đều quan trọng cho sự thành công của nỗ lực thay đổi, thiếu sự suy đoán có hệ thông và

cách giải quyết van đề trong giai đoạn thay đổi sẽ khiến kế hoạch thay đồi trở nên kém hiệu quả Nghiên cứu của Gary (2013) thì nhận định rằng quản lý sự thay đổi chính là miêu tả

quá trình phản ứng của các thành viên trong tổ chức trước sự thay đổi áp đặt đối với họ.

Quan điểm này được xây dựng dựa trên những quan sát về trình tự đặc trưng của phản ứng

đối với những sự kiện sốc và có tính chất ton thương tâm lý, ví dụ như việc mat người than,

ly hôn hoặc thiên tai, hỏa hoạn nơi ở của một người nào đó Khuôn mẫu của phan ứng bao

gồm bốn giai đoạn: Giai đoạn phú nhận; Giai đoạn giận dit; Giai đoạn buôn rầu than vẫn;

Giai đoạn thích nghỉ Thời gian và mức độ nghiêm trọng của mỗi loại phản ứng rất đa

dạng, và một vài người không thoát ly được giai đoạn giữa Rất nhiều người cần có sự giúp

đỡ dé biết cách vượt qua sự phủ nhận, điều khiển cơn giận một cách tích cực, than van

nhưng không được trở nên trầm cảm và lạc quan về việc có thể điều chỉnh thành công Theo nghiên cứu của Jick & Peiperl (2010) đã chia quản lý sự thay đổi làm bốn giai đoạn:

Trang 23

Giai đoạn phân tích tình hình thực tế của tổ chức dé phát hiện nhu cau thay đồi; Giai đoạn

lập kế hoạch chuẩn bị cho sự thay đổi; Giai đoạn tiến hành thay đổi; Giai đoạn quản ly những phản ứng với sự thay đồi

Một nghiên cứu khác của Heller (2006), một nhà báo, nhà tư vấn quản lý người Anh, thì nhận định quản lý sự thay đổi bao gồm 04 bước: Bước 1) Hiểu biết về sự thay đổi:

Kỹ năng nhận biết, hiểu rõ và quản lý được sự thay đổi là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong công tác quản lý ngày nay Thích ứng được với hiện tại luôn thay đổi là điều thiết

yếu đề thành công trong tương lai Thay đổi ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống,

vì vậy việc chủ động tiếp cận sự thay đôi chính là cách duy nhất để đảm bảo tương lai, cho

dù đó là cá nhân hay tổ chức Các chủ thể quan lý cần nhận ra nguyên nhân của sự thay đổi; nhận biết nguồn thay đổi và phân loại sự thay đổi Sự thay đổi có thé đến từ nhiều

hướng: từ cấp trên, cấp dưới, từ sáng kiến cá nhân trong tô chức, từ các đối thủ cạnh tranh

hay từ môi trường bên ngoài; thay đồi thuộc loại từ từ hay tức thời Bước 2) Hoạch định

sự thay đổi: (i) Mục tiêu càng rõ ràng, kế hoạch càng tốt Nếu người lãnh đạo không biết

mình đang đi đâu, ho không thé thực hiện thay đôi dé đi đến đó được Nếu không biết mình

đang ở đâu, họ cũng không thể bắt đầu đi đúng đường được Cần phải bắt đầu bằng việc

xác định các điểm khởi đầu và điểm kết thúc đề biết được cần phải thay đổi điều gì (ii)

Xác định nhu cầu thay đổi; Chọn lựa những thay đổi cần thiết; Đánh giá mức độ phức tạp một cách thực tế và xem những ai có thể bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, những ai sẽ

tham gia vao thực hiện việc thay đổi và có kế hoạch dé lôi kéo họ tham gia (iii) Chon

khung thời gian thực hiện: Chú ý những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn để hoạch định khung thời gian phù hợp (iv) Chương trình thay đổi: dự đoán phản ứng, thảo luận và xây dựng

lòng tin (v) Thử nghiệm và kiểm tra các kế hoạch Bước 3) Thực hiện sự thay đổi: (i) Lựa

chọn các giải pháp trao đổi khéo léo về chương trình thay đổi cho nhân viên, đưa ra bức tranh toàn cảnh một cách thực tế và khách quan, lôi kéo mọi người tham gia Việc thông

báo kịp thời, đầy đủ thông tin cho nhân viên sẽ hạn chế sự xuất hiện các thông tin xấu, bất lợi cho quá trình thực hiện; (ii) Phân chia trách nhiệm; tạo sự cam kết; (iii) Thay đổi văn

hóa công ty, nhận biết và xử lý các phản ứng tiêu cực đối với sự thay đổi Bước 4) Củng

cố sự thay đổi: Thực hiện thay đổi chỉ là giai đoạn sơ khởi Để đảm bảo sự thành công bền vững, cần phải tổ chức các quy trình xem xét và cải thiện thay đổi liên tục: (i) Theo dõi

tiến độ: do lường kết quả đạt được, đo lường phản ứng (ii) Xem xét lại các giả định: đánh

Trang 24

giá lại các mục tiêu, xem xét lại thái độ, sắp xếp lại thứ tự ưu tiên, tránh sự tự mãn (iii) Nuôi dưỡng sự nhiệt tình; duy trì sự thay đổi.

Còn nghiên cứu của Robbins (2008) dé tiến trình thay đồi thành công, cần phải theo

04 bước: Bước 1) Thả nổi hiện trạng mới và siết chặt tình hình dé sự thay đổi được ồn định Đồng thời, ngay sau khi xác định được vấn đề cần thay đổi phải sang Bước 2) Có

những chiến thuật thực hiện như can thiệp (tham gia, thuyết phục, ra lệnh) kịp thời vào từng nội dung cụ thể của việc thay đổi đó Bước 3) Trong quá trình thực hiện thay đổi cũng

cần phải áp dụng linh hoạt các biện pháp khác nhau đối với những đối tượng, vụ việc liên

quan để có thể giải quyết các xung đột, vượt qua mọi trở ngại, nhằm đạt được sự thay đổi

như mong muốn Bước 4) Công tác đánh giá phản hồi là cần thiết dé ổn định những thay đổi vừa đạt được, đồng thời đề ra phương pháp cho những thay đồi, cải tiến tiếp theo Đối với nghiên cứu của Hellriegel & Slocum (2010), quản lý sự thay đổi phải trải qua 05 bước:

Bước 1) Khuyến khích sự thay đổi trong tổ chức, Bước 2) Xây dựng tầm nhìn trong tổ chức

về sự thay đổi Bước 3) Xây dựng các chính sách hỗ trợ Bước 4) Quản lý tiến trình thay đổi Bước 5) Duy trì tiến trình thay đổi đó Trong khi nghiên cứu Paton, James &

McCalman (2000) cho rằng: Quản lý sự thay đổi bao gồm quá trình 07 bước mà các giám

đốc cấp phòng ban và nhà máy có thé áp dụng dé thay đồi thực sự Những bước này tạo ra

một vòng tròn tự củng cố việc cam kết, hợp tác và cạnh tranh giữa các nhân viên — đây được xem là toàn bộ nền tảng của quá trình cải tổ hiệu quả; đó là các bước: Bước 1) Huy động năng lực và cam kết thông qua việc cùng xác định những vấn đề nan giải trong kinh

doanh và các giải pháp đề xuất; Bước 2) Phát triển tam nhìn chung về cách tổ chức và quản

lý khả năng cạnh tranh; Bước 3) Xác định quyền lãnh đạo; Bước 4)Tập trung vào kết quả chứ không phải vào hoạt động; Bước 5) Bắt đầu thay đổi vòng ngoài, sau đó tiếp tục sang

các bộ phận khác mà không cần thúc day từ bên trên; Bước 6) Thẻ chế hóa thành công thông qua các chính sách, hệ thống và cơ cấu chính thức; Bước 7) Kiểm soát và điều chỉnh

chiến lược nhằm đáp ứng các vấn đề trong quá trình thay đổi.

Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa hoc ở trường Dai học Harvard (2015), với

tác phẩm Quản lý thay đổi và chuyển tiếp (trong bộ sách “Câm nang kinh doanh Harvard”)

đã nêu ra 07 bước đề thực hiện sự thay đổi: Huy động năng lực; Phát triển tầm nhìn chung;

Xác định quyền lãnh đạo; Tập trung vào kết quả, bắt đầu thay đồi từ vòng ngoài; Sau đó

tiếp tục sang các bộ phận khác; Thông qua các chính sách và cơ cầu chính thức; Kiểm soát,

Trang 25

điều chỉnh nhằm đáp ứng các van dé trong quá trình thay đổi Theo nghiên cứu của Kotter (2012), giáo sư trường kinh doanh Harvard và một số cộng sự đã phân tích tỉ mỉ các lý do

thất bại của các tô chức, các sai lầm thường gặp của các nhà lãnh đạo và đã đưa ra các bước

cơ bản với yếu tố cốt lõi xuyên suốt trong quản lý sự thay đổi bao gồm quy trình 08 bước: Bước 1) thiết lập một cảm giác cấp bách Bước 2) Lập đội tiên phong Bước 3) Thiết lập

tầm nhìn và chiến lược về sự thay đổi Bước 4) quảng bá, tuyên truyền tầm nhìn dé thu hút mọi người tham gia Bước 5): Trao quyền cho nhân viên triển khai hành động, tháo bỏ

những trở ngại Bước 6) tạo ra các chiến thắng ngắn hạn Bước 7) củng cố thành quả và tạo ra nhiều sự thay đổi hơn Bước 8) Làm cho sự thay đổi trở nên bền vững, đưa phương

pháp tiếp cận mới vào trong văn hóa tổ chức Trong nhiều trường hợp, mọi người không sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, vì thé họ thường có thái độ phản kháng, bảo thủ với cái cũ,

miễn cưỡng chấp nhận cái mới Do đó các nhà lãnh đạo cần ý thức rõ ràng về nhu cầu thay

đổi và quá trình quản lý thay đổi của tổ chức, cần tìm hiểu căn nguyên tai sao nhiều công

cuộc thay đổi thất bại và làm thé nào dé đảm bảo thành công, đồng thời thiết kế và ứng

dụng các công cụ hiệu quả vảo quá trình này.

Nghiên cứu về quản ly sự thay đổi trong nhà trường tuy không thu hút số lượng đồ

sộ tác giả và công trình, tuy nhiên vẫn có những nghiên cứu đáng chú ý như nghiên cứu

của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD, (2018) cũng chia quản lý sự thay đổi ra

ba giai đoạn khác nhau của quá trình đổi mới giáo dục trong nhà trường: (1) Giai đoạn dan

nhập canh tân dựa trên sự phân tích nhà trường dẫn đến mô hình quản lý nhà trường: Hiệu

trưởng phải tranh thủ sự ủng hộ bên trong và bên ngoài nhà trường, phải kiểm tra lại các nguồn lực của đổi mới Hiệu trưởng phải tạo được sự nhất trí về nhận thức trong tập thé sư phạm và các lực lượng xã hội ngoài nhà trường về sự cần thiết, mục đích, yêu cầu của sự

đổi mới (2) Giai đoạn phát động canh tân đã vạch ra quan tâm đến đội ngũ giáo viên, các

tổ chức, cá nhân bên ngoài nhà trường, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên

quan đến nhà trường, góp phần thúc day đổi mới giáo dục có hiệu quả (3) Giai đoạn thé

chế hóa canh tân là giai đoạn cuối cùng với các quy định của nhà trường.

Nghiên cứu của Herold & Fedor (2013) đưa ra quan điểm về quản lý sự thay đổi

trong nhà trường gồm năm giai đoạn: (1) Giai đoạn thông tin; (2) Giai giai đoạn thể hiện

sự quan tâm; (3) Giai đoạn chuẩn bị; (4) Giai đoạn triển khai theo kế hoạch (5) Giai đoạn

đánh giá lại quá trình thực hiện Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra một vài nhận định

Trang 26

then chốt Thứ nhất, nó khăng định rằng con người thay đôi chỉ sau sự quan tâm hay nhucầu của họ có liên quan đến sự thay đổi đã định vừa đáp ứng Thứ hai, nó cho rằng bản

chất những vấn đề thu hút sự quan tâm trong bất cứ một nhóm người đơn lẻ nào cũng khác

nhau tùy thuộc vào nhân cách, kinh nghiệm và sự giáo dục, kỹ năng và tri thức liên quan

đến sự thay đổi đã định vừa được đáp ứng Thứ ba, các van đề quan tâm của con người sẽkhác nhau ở các thời điểm khác nhau trong quá trình thay đổi Thứ tư, các giai đoạn này

có tính liên tiếp Thứ năm, các ông cho rằng sự thất bại trong việc đáp ứng những mối quan

tâm của giai đoạn đầu sẽ làm mất khả năng tiễn bộ một cách hiệu quả ở các giai đoạn sau.Trong khi nghiên cứu của Hellriegel & Slocum (2010) cho rằng việc quan lý sự thay đôi

phải trải qua 05 bước: Bước 1) Khuyến khích sự thay đổi trong tổ chức Bước 2) Xây dựng

tầm nhìn trong t6 chức về sự thay đôi Bước 3) Xây dựng các chính sách hỗ trợ Bước 4)Quản lý tiến trình thay đổi Bước 5) Duy trì tiến trình thay đổi đó Trong quá trình này,

việc khuyến khích thay đổi có tầm quan trọng hàng đầu; bởi vì nếu nhà trường chưa sẵn

sang thay đổi về ca vật chất lẫn tinh than thì hiệu quả thay đổi sẽ rất thấp, thậm chí dẫn đếnthất bại Trong cả 05 bước của quá trình thay đôi đều có sự tham gia hoạt động của con

người, như nguyện vọng và quyết tâm thay đổi trong bước thứ nhất, sự cam kết đối với tiếntrình thay đổi trong bước thứ hai; hay dé đạt được thay đổi như mong muốn và duy trì

thành quả đó, các thành viên của nhà trường phải tập huấn những kĩ năng mới, tự rèn luyệnbản thân trong những mối quan hệ người với người

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sự quản lý sự thay đổi trong lĩnh vực giáo dục và

nhà trường có thé ké đến nghiên cứu của Đặng Xuân Hải, (2004, 2005, 2007), tác giả chorằng quản lý sự thay đổi cần thông qua 11 bước bao gồm: Bước 1) Nhận diện sự thay đổi;

Bước 2) Chuan bị cho thay đôi; Bước 3) Thu thập sé liệu, dit liệu; Bước 4) Tìm các yếu tố

khích lệ, hỗ trợ “sw thay đổi; Bước 5) Xác định mục tiêu cụ thé cho các bước chỉ đạo sựthay đổi; Bước 6) Xác định trọng tâm của các mục tiêu; Bước 7) Xem xét các giải pháp;

Bước 8) Chọn lựa giải pháp; Bước 9) Chỉ đạo việc thực hiện; Bước 10) Đánh giá sự thay

đổi; Bước 11) Đảm bảo tiếp tục sự thay đôi Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Hạnh và Lê

Thị Mai Phương (2015)) các tác giả này cũng đã trình bay quy trình 05 bước của quản lý

sự thay đổi đó là: Bước 1) Lập kế hoạch thay đôi Bước 2) Tổ chức thực hiện kế hoạch

Bước 3) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch Bước 4) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, củng có,

duy trì những kết quả tốt Bước 5) Sử dụng mô hình “GROWTH có nghĩa “sự phát trién,

Trang 27

quá trình phát triển” Mỗi chữ cái trong từ này là chữ cái đầu của một giai đoạn trong quátrình phát triển: G: Goals (mục tiêu); R: Reality (thực tế); O: Option (cách thức); W: Will

(sẽ làm gi); T: Tactics (chiến thuật); H: Habits (thói quen)” để triển khai thực hiện các hoạt

động hỗ trợ học sinh Bên cạnh đó các nghiên cứu trên cũng lưu ý một số điểm cần chú ýtrong quan lý sự thay đổi đó là: cần nhận diện các rào cản và biết cách vượt qua, cần có

những yêu cầu cơ bản dé quản lý sự thay đổi thành công: cần có những điều cần tránh trongquản lý sự thay đổi dé hạn chế thất bại

Như vậy các nghiên cứu trên cho thấy dé thực hiện quản lý sự thay đổi trong tổchức, nhà trường cần phải thông qua các giai đoạn, các bước, tuy nhiên ở mỗi tổ chức khác

nhau thì các quy trình này cần phải cụ thé hóa phù hợp với từng loại tổ chức

Các nghiên cứu nhắn mạnh đến các khía cạnh, yếu tô của quản ly sự thay đổiTrên thế giới, ngoài các nghiên cứu liên quan đến quy trình quan lý sự thay đổi thì

nghiên cứu về các khía cạnh, yếu tô của quản lý sự thay déi cũng được nhiều tac giả nghiên

cứu như: Everett (2003) với cuốn sách “Quảng bá sự đổi mới (Diffusion of Innovations)”,trong đó Chương 10 đề cập đến sự đổi mới trong tổ chức và Chương 11 phân tích thứ tựthực hiện đổi mới Nghiên cứu của Phillips (1983) với bài viết “Nâng cao hiệu quả quản lý

sự thay đổi trong t6 chức” đưa ra mô hình quản lý sự thay đổi một cách hiệu quả TheoConner (1992) nghiên cứu vấn đề quản lý tốc độ thay đổi và Harrington, Conner & Horney(1999) nghiên cứu về quan ly sự thay đổi dự án Theo nghiên cứu của Robbins (2008) thì

quản lý sự thay đổi được xem xét và diễn ra ở ba khía cạnh khác nhau của tô chức: (i) về

cơ cau tổ chức; (ii) về những thành tựu khoa học - công nghệ mà tô chức đó đang áp dung;(iii) về những thay đổi nhân sự trong tổ chức Các ông cho răng nhà quản lý sẽ quyết định

thay đổi ở từng khía cạnh hay đồng thời ở cả ba khía cạnh và khi tiến hành thay đổi thìnhững công việc cần làm cũng được nêu rõ trong từng khía cạnh, chăng hạn như: Sắp xếp

lại các phòng, ban cho phù hợp với yêu cầu của đơn vị, áp dụng các tiến bộ về khoa học,

công nghệ vào quá trình quản lý và sản xuất, những công việc này thường được triển khai

tức thời và có thê nhanh chóng đánh giá được hiệu quả Tuy nhiên, những thay đổi liênquan đến con người thường diễn ra rất lâu mới có hiệu quả, chang hạn bố trí lại công việccủa các nhân viên sao cho tinh gọn, hiệu qua nhất Do vậy, Robbins luôn nhắn mạnh đếnmối quan hệ giữa con người với con người trong công việc và coi đây là mau chốt quyếtđịnh thành công của bat cứ sự thay đôi nao Brent & Linda (2005) tập trung vào việc nghiên

Trang 28

cứu quản lý quá trình chuyên đổi ở giai đoạn có những thay đổi nhanh chóng và bất thường.Nếu sự lãnh đạo hiệu quả thì chiến lược và sự thay đổi có thé kết hợp với nhau thành một

văn hóa tô chức, qua đó cho phép tổ chức chuyền từ việc quản lý cứng nhắc và những thay

đổi bất chợt sang một trạng thái luôn điều chỉnh và phan ứng lại những thay đổi của môitrường theo cách của tô chức đó Herold & Fedor (2008) nghiên cứu về vai trò của người

đứng đầu trong quá trình quản lý sự thay déi của tổ chức, đồng thời phân tích các yếu tốbên trong và bên ngoài sự ảnh hưởng đến quản lý sự thay đổi Anderson & Linda (2010)

nghiên cứu về vai trò của nhà lãnh đạo, quản ly sự thay đồi Từ đầu thé ki XXI, quản lý sựthay đổi trở thành một ngành học thuật, ngày càng được nhiều trường đại học trên thé giới

đưa vào chương trình đào tạo và cấp Chứng chỉ tốt nghiệp khóa học về Quan trị thay đồi,

như: Đại học New South Wales (Úc), Đại học Warwick và Đại học Sheffield (Anh), Đại

học Twente (Hà Lan), Đặc biệt, Hiệp hội các chuyên gia quản lý sự thay đổi của Mỹ

(The -Association of Change Management Professionals — ACMP) đã công bố rộng rãi về

Hiệp hội này cấp Giây Chứng nhận chuyên gia quản lý sự thay đôi cho những người đạtcác tiêu chuẩn theo quy định trong chương trình của Hiệp hội này (ACMP’s Certified

Change Management Professionals programme).

Nghiên cứu cua Fullan (2001, 2003, 2007, 2010), Fullan va cộng sự (2011), Senge

(2006), Tucker (2011), Uys (2007), Wayne va cộng su (2012) chỉ ra rang mặc dù kết quảcủa sự thay đổi trong giáo duc và nhà trường có khác nhau nhưng các giả định về sự thay

đổi là tương tự, đó là: các điều kiện dé thay đổi phải phù hợp; sự thay đổi không xảy ra

trong một sớm một chiều mà nó cần thời gian va sự chuan bi; su thanh công cua thay đôi

phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của nhà quản lý dé sắp xếp, chỉ đạo, hướng dẫn và giám

sát quá trình từ giai đoạn bắt đầu cho đến khi kết thúc; thay đổi phải được lập kế hoạch từnhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến các mục tiéu;, tat cả các bộ phận trong nhà trường

sẽ bị anh hưởng bởi những thay đổi mới Theo Fullan (2011) thi quá trình chuyền từ trạngthái ban đầu sang một trạng thái khác va quá trình chuyển đổi này thường gặp nhiều trởngại và rao cản ma theo Everett (2003), Mourshed và cộng sự (2010) thì các rào cản phôbiến trong các tổ chức giáo dục bao gồm: các mục tiêu còn chung chung không cụ thể; lãnhđạo nhà trường quản lý không hiệu quả; sự phối hợp không tốt giữa các bên tham gia thựchiện sự thay đổi, các quy trình và thủ tục không rõ ràng; thiếu sự tham gia của tất cả các

Trang 29

bên liên quan trong quản lý thay đồi, sự phản kháng của giáo viên, nhân viên; sử dụng các nguồn lực không phù hợp hoặc không hiệu quả.

Nghiên cứu của Wagner, Kegan và các cộng sự tại Trường Dai hoc Harvard (2011),

trong cuốn “Lãnh đạo sự thay đổi — Cẩm nang cải tổ trường hoc” bao gồm 10 chương, mô

tả các khảo sát, nghiên cứu, trải nghiệm từ thực tế lãnh đạo giảng dạy tại các trường học

của các tiêu bang trên toàn nước Mỹ Qua công trình này, nhóm tác giả đã cung cấp những công cụ cần thiết làm thay đổi quan điểm, tư duy, tầm nhìn, phương pháp và những bước

đi thích hợp cho công cuộc cải tổ trường học trước thách thức và yêu cầu về nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức của thé kỉ XXI- Nghiên cứu của Everard, Morris & Wilson

(2009) trong cuốn Quản tri hiệu quả trường học đã dành một trong ba phần của cuốn sách

để phân tích bản chất của sự thay đổi trong nhà trường, các điều kiện dẫn đến sự thay

đổi thành công, tiếp cận sự thay đổi một cách hệ thống trong nhà trường, đồng thời phân

tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sự thay đổi trong nhà trường Nghiên cứu của

Carlopio (1998) và Rogers (2003) có mô tả thay đổi là “việc áp dụng một đổi mới” với mong muốn của sự thay đổi là cải thiện hiện trạng giáo dục, tương tự Fullan (2001, 2007,

2010, 2011) còn nhan mạnh sự thay đồi trong giáo duc còn nhiều hơn những gi mọi người nhận ra, nó không phải là một sự thay thế tuyến tính giản đơn mà nó có nghĩa là thay đổi

về văn hóa và các giá trị của hệ thống giáo dục Nghiên cứu của Harris (2007) nhân mạnh quản lý sự thay đổi cũng có thể được coi là khía cạnh quan trọng của việc chuyền đổi hệ thống giáo dục, nhà trường từ hình thức thông thường sang hình thức mới.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu của Bùi Anh Tuấn, Phạm Thúy Hương (2013) trong

Giáo trình Hành vi tổ chức dành trọn Chương 10 cho “Thay đổi và phát triển tổ chức” Tran

Thi Vân Hoa (2012) trong Tai liệu dành cho dao tao, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các

doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phân tích kỹ năng quản lý sự thay đổi — một trong những

kỹ năng quản trị dành cho lãnh đạo doanh nghiệp: Nguyễn Thị Bích Đào (2009) với bài

viết “Quản lý những thay đổi trong tô chức” đề cập về chủ thể quản lý sự thay đổi, những

phẩm chất và kỹ năng cần thiết của chủ thể quản lý sự thay đổi Chủ thể quản lý chính là

người đi tiên phong dé chuẩn bị mọi điều kiện cho quá trình thực hiện sự thay đổi của tổ chức Nghiên cứu của Phan Văn Nhân và các cộng sự (2006) đã xây dựng cơ sở lý luận về quản lý sự thay đổi trong giáo dục trung học chuyên nghiệp trong quá trình chuyền sang nền kinh tế thị trường; nghiên cứu thực trạng sự thay đổi của hệ thống giáo dục nghề nghiệp

Trang 30

và các trường trung cấp chuyên nghiệp, thực trạng quản lý của hiệu trưởng về sự thay đồi trong các trường trung cấp chuyên nghiệp; đề xuất các giải pháp quản lý sự thay đổi của

hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp trong quá trình chuyền sang cơ chế thị trường

và hội nhập kinh tế quốc tế góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý giáo dục và quản lý nhà trường trung cấp chuyên nghiệp Bên cạnh đó theo nghiên cứu của Đầu Thị

Thu (2012), công trình đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự thay đổi trường học, về lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường học; nghiên cứu thực trạng lãnh đạo và quản lý sự thay

đổi ở các trường trung học phổ thông khu vực miễn núi phía Bắc Việt Nam; từ đó xây dựng

hệ thống biện pháp lãnh đạo và quan lý sự thay đổi ở các trường trung học phô thông khu

vực miền núi phía Bắc Việt Nam’ Xác định mục tiêu; lập kế hoạch thay đổi, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên; động viên, cỗ vũ; Huy động các nguồn lực; kiểm tra, đánh giá

quá trình và kết quả thực hiện; duy trì kết quả đạt được và đảm bảo sự tiếp tục déi mới).

Ngoài ra, vấn đề quản lý sự thay đổi trong giáo dục còn được một số tác giả nghiên cứu Quản lý dự thay đổi — Lý Thuyết và thực hành của Vũ Lan Hương (2017); Quản lý thay

đổi trong nhà trường — Những van đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Thị Thúy Dung —

My Giang Sơn (2018),

Nhu vậy, các nghiên cứu này tập trung phân tích một số vấn dé lý luận về quản lý

sự thay đổi, như: đặc trưng của sự thay đổi, nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong

giáo dục và nhà trường, vai trò của hiệu trưởng trong lãnh đạo và quản lý sự thay đổi, quy trình quan lý sy thay đổi,

Tóm lại, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đi sâu vào nghiên cứu từng quy trình, từng khía cạnh, yếu tố của quản lý sự thay đổi trong tổ chức, trong nhà trường Các nghiên cứu đều đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn giúp nâng cao hoạt

động của tổ chức, nhà trường Tuy nhiên, còn thiếu những nghiên cứu một cách sâu sắc,

hệ thống về quản lý sự thay đổi trong nhà trường nói chung và trong hoạt động dạy học nói riêng ở cấp trung học cơ sở.

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý sự thay doi trong hoạt động day học ở trường

Trang 31

cũng nhận định chính yếu tố công nghệ đã hỗ trợ rất hiệu quả quản lý sự thay đổi của hiệu

trưởng Omenyi, Agu & Odimegwu (2007) đã thực hiện một nghiên cứu trong việc tăng

hiệu quả của giáo viên thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Thiết kế

khảo sát đã được thông qua để tìm ra nhận thức của giáo viên về việc công nghệ thông tin

đã ảnh hưởng như thế nào đến cam kết của họ trong Các phát hiện của nghiên cứu cho

thay hiệu quả day học và quan lý hồ sơ của học sinh đã có những thay đổi đáng ké khi giáo viên sử dụng công nghệ thông tin Umolnyang (2009) trong nghiên cứu của mình về tích

cực sử dụng các thiết bi dạy học của giáo viên trung học cơ sở ở bang Akwa Ibom, kết quả đơn giản tiết lộ rằng hiệu suất công việc của giáo viên bị ảnh hưởng đáng ké bởi tính tích

cực sử dụng thiết bị dạy học Phát hiện này gợi ý rằng đổi mới thiết bị đóng một vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên Trong một nghiên cứu khác

được thực hiện bởi Adeyemi & Olaleye (2010) cho thấy việc sử dụng công nghệ thông tin

và mức độ cung cấp thiết bị công nghệ có ý nghĩa đối với việc giúp nâng cao hiệu quả quản

lý sự thay đổi trong các trường trung học cơ sở ở bang Ekiti, Nigeria, hay như nghiên cứu của Levy (2011) nhận định quản lý sự thay đồi về công nghệ sẽ giúp hiệu trưởng trong việc

điều phối các nguồn lực có liên quan đến cam kết của giáo viên về việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới hoạt động dạy học của mình, tương tự như nghiên cứu của Kivuli (2013) đã khang định hiệu trưởng và giáo viên dé đạt hiệu quả và thành công trong các hoạt động hàng ngày của họ, thì họ cần phải vận dụng công nghệ thông tin Nghiên

cứu của East (2011), Levin & Fullan (2008) chỉ ra rằng quản lý sự thay đổi trong hoạt động

dạy học cần một chiến lược quản lý hiệu quả nhằm mục đích cải thiện chất lượng dạy học bằng cách nâng cao tiêu chuẩn dạy học và thu hẹp khoảng cách giữa các trường trung học

cơ sở với nhau và để quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học ở trường trung học cơ

sở mang lại hiệu quả thì cần xem xét các van đề xây dựng tinh thần và động lực như nâng cao năng lực, huy động nguồn lực, hỗ trợ đồng nghiệp.

Nghiên cứu của Wayne, Anthony & Molly (2012) trong bài viết “Change forces:

implementing change in a secondary school for the common good” nhận xét rang cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên là những lực lượng làm thay đổi hoạt động day

học ở các trường trung học cơ sở, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ trưởng chuyên môn và điều kiện dé tổ trưởng chuyên thực hiện tốt vai trò của mình là phải được

chủ động trong việc quản lý hoạt động chuyên môn của tổ, phải được nâng cao năng lực

Trang 32

chuyên môn Nghiên cứu của Okiiya, Kisiangani & Oparanya (2015) trong bai viết

“Change Management And Performance Of Public Secondary Schools In Siaya Sub County” đã vận dung quy trình 08 bước cua Koter vào quan ly hoạt động dạy học ở các

trường trung học cơ sở và nhận định dé thực hiện thành công quy trình thay đôi thì cán bộquản lý của các trường trung học công lập ở hạt Siaya nên làm tốt việc giám sát thay đổi

và có kiểm tra, đánh giá kịp thời Nghiên cứu của Wedad & Mhemed (2018) trong bài viết

Change Management in Private Secondary Schools of Qadisiyah Governorate Và nghiên

cứu của Ekpenyong & Adewale (2020) trong bài viết “Routine change and

transformational change management as determinants of teachers commitment in

secondary schools in Calabar education zone, Nigeria”.déu nhân mạnh đến vai trò quan

trọng của giáo viên trong quá trình thực hiện sự thay đổi trong day học ở trường trung học

cơ sở và việc nâng cao nhận thức và chất lượng giảng dạy sẽ góp phần thay đôi hoạt động

dạy học của nhà trường Một nghiên cứu của Mairura & Atambo (2019) trong bài viết

“Effect of strategic change management practices on performance of public secondary

schools: A survey of public secondary schools in Kisii County” cho rằng việc lập kế hoạch

quan lý sự thay đổi trong day học có tác động đáng kê đến kết qua hoạt động day học ởtrường trung học cơ sở, đồng thời khuyến nghị cần đổi mới việc xây dựng kế hoạch quản

lý su thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học Nghiêncứu của Akpan, Ekpenyong & Oduntan (2019) đưa ra trong bài viết “Change management

variables as predictors of teachers’ commitment in public secondary schools in Calabar

Education Zone of Cross River State, Nigeria” nhan dinh dé quan ly su thay d6i mang lai

hiệu qua từ các trường trung hoc cơ sở là điều quan trọng là nâng cao năng lực của đội ngũgiáo viên, do vậy, hiệu trưởng cần đảm bảo việc bồi dưỡng cho giáo viên năng lực giảngdạy thông qua các buổi hội thảo, các buổi tập huấn chuyên đề và hội nghị nhằm thích nghi

với những thay đổi trong hoạt động Bên cạnh đó hiệu trưởng phải đảm bảo rằng quá trình

quản lý thay đổi được tuân thủ nghiêm ngặt dé tránh xung đột trong quá trình quản lý sự

thay đổi của họ đối với hoạt động dạy học của nhà trường Trong một nghiên cứu khácđược thực hiện bởi Akpan (2015) thì sự hài lòng trong công việc như các yếu tố quyết địnhcam kết giữa các giáo viên với nhà trường về chất lượng dạy học

Tại Việt Nam, Lê Quốc Tiến, Bùi Thị Tuyết Mai, PhùngThị Lan (2020) trong bàiviết Application of Change Management Theory to Command New Teaching Activities in

Trang 33

High Schools International Journal of Innovation, Creativity and Change, Volume 11,

Issue 3 cho rang dé thực hiện quản ly sự thay đổi trong hoạt động day hoc ở trường trung

học cơ sở cần thông qua 04 bước đó là Bước 1: Chuẩn bị cho thay đổi, Bước 2: Xây dựng

kế hoạch thay đôi; Bước 3: Tổ chức thực hiện các thay đổi Bước 4: Kiểm tra và đánh giáviệc thực hiện thay đổi và củng cô thay đổi Nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn ở trường

trung học cơ sở có trong tác pham “Quản lý sự thay đồi” (Tài liệu bồi đưỡng cán bộ quan

lý giáo dục của dự án đảo tạo giáo viên trung học cơ sở) của tác giả Đặng Xuân Hải và

cộng sự đã trình bày lý luận về quản lý sự thay đổi thong qua các giai đoạn và cụ thé hóa

bằng các bước như sau: Giai đoạn 1 — giai đoạn chuẩn bị bao gồm: Bước 1) Nhận diện sự thay đổi; Bước 2) Chuẩn bị cho thay đổi; Giai đoạn 2 — giai đoạn thực hiện bao gồm: Bước

3) Thu thập số liệu, dữ liệu; Bước 4) Tìm các yếu tố khích lệ, hỗ trợ sự thay đối; Bước 5)

Xác định mục tiêu cu thé cho các bước chi dao sự thay đôi; Bước 6) Xác định trọng tâm

của các mục tiêu; Bước 7) Xem xét các giải pháp; Bước 8) Lựa chọn giải pháp; Bước 9)

Lập kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện; Giai đoạn 3 - giai đoạn đánh giả, điều chỉnh và pháthuy tác dụng của cái mới đã đạt được bao gồm: Bước 10) Đánh giá thay đổi; Bước I1)

Đảm bảo sự tiếp tục đôi mới (Đặng Xuân Hải, 2015)

Tóm lại: Nhìn chung các nghiên cứu quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học ởtrường trung học cơ sở hiện nay còn hạn chế về số lượng và có thê thấy, quản lý sự thayđổi trong hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở được bat đầu từ sự đáp ứng nhu cầu

thay đôi của nhà trường, vì lẽ đó cần có một quy trình và xem xét đến nhiều khía cạnh, yếu

tố trong quá trình thực hiện do đó trách nhiệm của cán bộ quan lý là cần tham khảo ý kiếnvới sự tham gia của những người bị anh hưởng bởi những thay đổi, đồng thời chỉ đạo quátrình thực hiện một cách hệ thống

Kết luận tong quan các công trình đã công bó và những vấn dé đặt ra can giải

quyết: Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về

quan lý sự thay đổi trong hoạt động day học ở trường trung học cơ sở, tác giả rút ra một số

vân đề còn tồn tại làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo như sau:

Chưa có nghiên cứu về nội dung quản lý sự thay đổi trong hoạt động day học thời

kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở Các đề xuất biện pháp vẫn chưa

thé hiện rõ tính đặc trưng của từng vùng miền, đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào về quản

lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học được tiến hành ở cấp trung học cơ sở tại Thành phố

Trang 34

Hồ Chí Minh, một địa phương luôn đi đầu trong việc đôi mới hoạt động dạy hoc; Kết quảnghiên cứu tong quan là cơ sở dé tác giả xây dựng một khung lý thuyết về quan lý sự thay

đôi trong hoạt động dạy học phù hợp với Việt Nam Khung ly thuyết sẽ tạo điều kiện cho

việc thiết kế và tổ chức khảo sát thực trạng của van dé ở các trường trung học cơ sở tạiThành phố Hồ Chi Minh Thực tiễn thu được sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các

biện pháp quan ly sự thay đổi trong hoạt động dạy ở các trường trung học cơ sở tại Thành

phố Hồ Chí Minh thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0

1.2 Sự thay đổi trong hoạt động day học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0

ở trường trung học cơ sở

1.2.1 Khái niệm sự thay đổiTheo quan điểm của Goodman (2005) thì cho rằng: “Sự thay đổi là bước chuyền từmột trạng thái tương đối ôn định sang một trạng thái khác, là một cách để thích nghi với

những thay đổi của môi trường”, tương đồng với quan điểm trên theo P.Dejager (2006),

“Sự thay đôi là sự dịch chuyển từ trạng thái cũ sang trạng thái mới, là sự loại bỏ cái cũtrong quá khứ và nhận lấy cái mới cho tương lai”,

Từ điển Tiếng Việt (2011) đưa ra khái niệm: “Sự thay đổi là thay cái này bằng cái

khác hay là sự đổi khác, trở nên khác trước” và của Nguyễn Bá Sơn (2000): “Sự thay đồi

chỉ trạng thai mới, được sinh ra trong qua trình vận động và phat triển của sự vật Nó làhiện tượng khách quan không theo ý muốn của con người Ý niệm thay đồi là nhận thức

của con người về hiện tượng khách quan này”

Vi vậy, có thé thống nhất quan niệm: Sự thay đổi là thay cdi này bằng cdi khác donhu câu đặt ra

1.2.2 Khai niệm hoạt động day học

Theo Hoàng Hòa Bình và Nguyễn Minh Thuyết (2012) thì “Hoạt động dạy học là

mối tương quan giữa hoạt động của người day và người học” Còn Nguyễn Tiến Hùng(2014) cho rằng “Hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình tác động qua lại giữagiáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ nang, dé từ đóhình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng phát triển các phẩm chất

của người học theo mục đích giáo dục”.

Theo Nguyễn Đức Chính, Vũ Lan Hương và Phạm Thị Nga (2015), “Hoạt động dạyhọc là hệ thống những hành động phối hợp, tương tác giữa giáo viên và học sinh, trong

Trang 35

đó dưới tác động chủ đạo của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ

thống tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hànhđộng, hình thành thế giới quan khoa học và những phâm chất của nhân cách”

Từ các khái nệm dạy học và sự phân tích ở trên, luận án đưa ra các nhìn nhận hoạt động dạy học như là một quá trình mà ở đó người dạy và người học tương tác với nhau,

thông qua các thành tố của quá trình dạy học đó là: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học,phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá

kết quả day học sao cho dam bảo quá trình đạt được mục tiêu đã dé ra

Như vậy: Hoạt động day học là những hành động phối hợp, tương tác qua lại giữa

người dạy và người học thông qua việc thực hiện các thành t6 của quá trình dạy học như:mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và kiểm tra, đánh giá kết

quả dạy học nhằm đạt được mục tiêu day và học

1.2.3 Trường trung học cơ sở trong hệ thống quốc dân

Theo Chương trình giáo dục phô thông 2018 và Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT

ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở,

trường trung học phổ thông và trường phô thông có nhiều cấp học có nêu rõ: Trường trung

học là cơ sở giáo dục phô thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, cótài khoản và con dấu riêng, giúp Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân quận/huyện

thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo quy định Trường trung học cơ

sở có những nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mụctiêu, chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở nhằm giúp học sinh duy trì và nâng cao các

yêu cầu về phẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh ban thân theo

các chuẩn mực chung của xã hội; hình thành năng lực tự học, hoàn chỉnh tri thức phô thông

nền tảng dé tiếp tục học lên trung học phô thông, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao

động.

1.2.4 Cách mạng Công nghiệp 4.0 và Giáo dục 4.0

Theo quan điểm của Klaus Schwab (2017) thì: “Cách mang Công nghiệp 4.0 là sự

nay nở từ Cách mạng Công nghiệp 3.0 (hay còn gọi là Cách mạng kỹ thuật số), nó kết hợpcác công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”

Đặc điểm của Cách mạng Công nghiệp 4.0 được thể hiện ở 03 điểm chính: Thứ

nhát, sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ

Trang 36

thống ảo và thực thé, vạn vật kết nối IoT và các hệ thống kết nối IoS Nhờ khả năng kếtnối thông qua các thiết bị và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, các tính năng xử lý

thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực Thir hai, có

quy mô và tốc độ phát triển chưa từng có trong lich sử loài người “Nếu như các cuộc cáchmạng công nghiệp trước đây diễn ra với tốc độ theo cấp số cộng (hay tuyến tính) thì tốc độphát triển của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là theo cấp số nhân” Theo đó, những đột phá

về công nghệ diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tốc độ nhanh chóng và mức độ tương tác rộnglớn sẽ tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa và hoạt động ngày càng trở nên hiệuquả, thông minh hơn 7 ba, có sự tác động mạnh mẽ va ảnh hưởng sâu rộng trên tất cả

các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, an ninh, quốc phòng, với

các cấp độ từ toàn cầu đến châu lục, khu vực đến từng quốc gia Nó tạo ra những tác động

tích cực nhưng cũng đem đến nhiều thách thức trong quá trình thích ứng và vận dụng Bảnchất của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp

các công nghệ thông minh dé tôi ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất

Ý nghĩa và tam quan trọng mà Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại cho việc đổi

mới giáo dục nói chung và hoạt động dạy học nói riêng là hết sức to lớn, bởi một trongnhững yêu cầu và thách thức đặt ra cho giáo dục Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng

Công nghiệp 4.0 chính là cải thiện nguồn vốn con người nhằm đáp ứng được các yêu cầu

về kiến thức và kỹ năng trong môi trường lao động, học tập mới, công dân trong thời đại

Cách mạng Công nghiệp 4.0

Yêu cau của Cách mạng Công nghiệp 4.0 doi với hoạt động dạy học là phải chuyên

từ nặng về trang bị kiến thức cho người học sang dạy học giúp phát triển năng lực, thúc

day đổi mới và sáng tạo cho người học, những thay đổi nói trên chính là sự gợi mở cho

mô hình Giáo dục 4.0 hay Giáo dục trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Ngày nay khi nói đến Giáo dục 4.0 thì thường được hiểu là giáo dục thông minh

(Smart Education) Đó là nền giáo dục có sự hỗ trợ rất nhiều của công nghệ, gắn việc dạy

và học với thực tiễn Một trong những cách tiếp cận phù hợp đó chính là tăng cường giáo

dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và nghệ thuật (giáo dục STEM/ STEAM) trong

nhà trường phổ thông Theo đó, học sinh sẽ được trang bị kiến thức và ứng dụng chúng

vào trong thực tiễn; được trải nghiệm tìm tòi, khám pha công nghệ gắn với kiến thức được

học trong chương trình giáo dục; được khuyến khích sáng tạo khoa học, kỹ thuật nhằm cải

Trang 37

thiện phát triển công nghệ mới, trang bi cho người hoc những kiến thức, kỹ năng đề có thé

áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống Ngoài ra, do mỗi học sinh có nhu cầu và khả

năng học tập khác nhau vì lẽ đó Giáo dục 4.0 hay giáo dục thông minh phải giúp phát hiện,

nuôi dưỡng và tạo động lực để mỗi học sinh xác định năng lực và theo đuổi niềm đam mê của mình Giáo dục 4.0 còn hướng đến cá biệt hóa quá trình giáo dục nhằm phục vụ cho

những khuynh hướng học tập và phong cách học tập khác nhau của mỗi cá nhân, cung cấp cho người học chương trình học tập “mọi lúc, mọi nơi” đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời,

phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau (khả năng thích nghỉ cao), ứng dụng rộng rãi công

nghệ trong mọi hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, công tác quản lý, phương pháp day học hiện đại

1.2.5 Nội dung sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công

nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở

Trên cơ sở những khái niệm đã được nêu trên thì theo quan điểm của tác giả: “Sy

thay đổi trong hoạt động dạy học là thay đổi về mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức đạy học, kiểm tra - đánh giá kết quả

day học do nhu cau phát triển cũng như những tác động của các yếu tô bên trong và bên

thành tố trong quá trình dạy học Đó là:

- Sự thay đổi về mục tiêu trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp

4.0 ở trường trung học cơ sở: Mục tiêu dạy học là sự tuyên bố về những kết quả dự kiến

sẽ đạt đối với người học theo 03 lĩnh vực học vấn là nhận thức, kỹ năng, thái độ - tình cảm.

Mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực là tạo ra những sản phẩm họ sinh

đáp ứng được những yêu cầu về năng lực sau một tiết học, bài học, môn học Mục tiêu dạy học của một tiết học mô tả các bước trung gian trên con đường dài lâu của phát triển

năng lực Bằng cách phấn đầu đạt tới các kết quả nhất định, rất cụ thể và có thể kiểm tra được, mỗi một tiết học đóng góp cho sự hỗ trợ lâu dài đối với việc phát triển năng lực học sinh (Bernd Meier & Nguyễn Văn Cường, 2016) Theo Chương trình giáo dục phô thông

Trang 38

mới, thay đổi mục tiêu dạy học sang mục tiêu học tập để học sinh phát triển năng lực đáp ứng được những yêu cầu về năng lực sau một tiết học, bài học, môn học Khi xác định

mục tiêu, ngoài mục tiêu về nhận biết, tái hiện kiến thức, cần có những mục tiêu về vận dụng kiến thức trong các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế; cần có thêm mục tiêu

rèn luyện các kỹ năng thực hiện hoạt động đa dạng, đặc biệt, cần mô tả được thái độ, hành

vi ứng xử của học sinh trong từng nội dung dạy học nhất định (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2018) Như vậy có thé nhận thay sự thay đổi về mục tiêu dạy học ở trung học cơ sở trong

Chương trình giáo dục phổ thông mới đó là chuyển từ mục tiêu dạy học sang mục tiêu học tập do vậy đòi hỏi giáo viên phải thiết kế được mục tiêu học tập nhằm giúp học sinh phát

triển được những phẩm chat cá nhân, hiểu được những đặc thù của môn học, nâng cao năng

lực vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, có khả năng tự học, biết phát hiện và giải

quyết vấn đề, làm việc theo nhóm, sau khi kết thúc quá trình học tập của học sinh.

- Sự thay đổi về nội dung trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp

4.0 ở trường trung học cơ sở: Nội dung day học là môi trường bên trong, là bản thé của quá trình dạy học Toàn bộ hoạt động dạy và học diễn ra trên nền tảng của nội dung dạy

học Nội dung dạy học được xuất phát từ mục đích dạy học và là sự khách quan hóa mục

đích dạy học, được cấu thành bởi nội dung dạy và nội dung học (Phan Trọng Ngọ, 2005).

Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, thay đổi nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực, như: Năng lực liên quan đến bình

diện mục tiêu của day học: mục tiêu day học được mô tả thông qua các năng lực cần hình

thành; Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực; Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong

muốn ; Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ

quan trọng, cấu trúc hóa các nội dung và hành động dạy học về mặt phương pháp; Năng

lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống, ví dụ như đọc

một văn bản cụ thể Nắm vững và vận dụng được các phép tính cơ bản ; Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên biệt tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục

và dạy học; Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: Đến một thời điểm nhất định nào đó, học sinh có thé đạt được những gi (Bộ giáo dục và

Đào tạo, 2018) Như vậy, sự thay đổi về nội dung dạy học đó là chuyền từ nội dung kiến

Trang 39

thức mang tinh han lâm sang tinh giản nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu bài học, nội

dung đạy học phải được tích hợp vào đó việc phát triển các phâm chất tương ứng của học

sinh, có sự phân hóa, đáp ứng nhu cau phát triển năng lực và sở thích cá nhân của học sinh,

hướng đến tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng lực làm việc theo nhóm có sự lồng

ghép giữa dạy kiến thức, kỹ năng và giáo dục cho học sinh nhằm phát triển năng lực tự học

của học sinh đáp ứng yêu cầu ứng dụng vào thực tiễn và hội nhập quốc tế đặc biệt là Cách

mạng Công nghiệp 4.0.

- Sự thay đổi về phương pháp trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công

nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở: Phương pháp dạy học là những con đường, cách thức

tiến hành hoạt động dé đạt được mục tiêu dạy học (Phan Trọng Ngọ, 2005; Bernd Meier

& Nguyễn Văn Cường, 2016; Thái Duy Tuyên, 2001) Thay đổi phương pháp dạy học theo

Chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm giúp phát triển phẩm chất và năng lực học

sinh, các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường cần phải áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng

dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn

đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng

lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng

và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành,

ứng dụng những điều đã học dé phát hiện và giải quyết những van dé có thực trong đời sống, được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học Phương pháp dạy học theo quan

điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ ma còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp; đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc học trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên và học sinh theo hướng cộng tác có

ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức

va kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn, cần bổ sung các chủ dé học tập phức

hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp Thông thường, qua một hoạt động học tập, học sinh sẽ được hình thành và phát triển không phải một mà là nhiều loại năng lực hoặc nhiều năng lực thành phần mà ta không thé tách biệt trong quá trình dạy

học(Bộ giáo dục và Đào tạo, 2018) Như vậy, để đáp ứng yêu cầu của phát triển năng lực

Trang 40

của học sinh thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0 thì cần có sự thay đổi về phương pháp dạy học đó là chuyền từ truyền thụ một chiều, học sinh tiếp thu thụ động (giáo viên

là trung tâm) sang tô chức các hoạt động cho học sinh tự lực, chủ động trong học tập (học

sinh là trung tâm, giáo viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn), do vậy cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau, đặc biệt cần tổ chức các hoạt động học tập gắn liền

với thực tiễn dé kích thích và hoạt động hóa người học Dé đáp ứng được điều đó, cần sử dụng các phương pháp dạy học như: Phương pháp dạy học truyền thống như: thuyết trình,

đàm thoại, luyện tập Phương pháp dạy học theo cách lập dự án; Phương pháp dạy học

theo cách giải quyết vấn đề, bàn tay nặn bột; Phương pháp dạy học theo nhóm, dạy học

theo góc; Phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn; Phương pháp dạy học theo cách tổ

chức trò chơi, đóng vai

- Sự thay đổi về phương tiện trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công

nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở: Có thể hiểu, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là hệ thống các phương tiện vật chất, đồ dùng, vật dụng, dụng cụ, máy móc, đồ dùng dạy học và

kỹ thuật khác nhau được sử dụng vào việc giảng day, học tập và các hoạt động mang tính

giáo dục khác để đạt được mục đích day học Đây là một trong những điều kiện quan trọng

để thực hiện thành công nhiệm vụ dạy học phát triển phâm chất và năng lực học sinh Như

vậy, dé đáp ứng yêu cầu của phát triển năng lực của học sinh thích ứng với Cách mang

Công nghiệp 4.0 thì cần có sự thay đồi về việc sử dụng phương tiện dạy học đó là chuyên

từ sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, phiếu bài học, sang kết hợp sử dụng thêm các thiết

bị hiện đại như: máy vi tính, bảng tương tác, đèn chiếu, băng hình hoặc tự làm đồ dùng dạy học từ các vật liệu gần gũi thực tế Do đó trong quá trình dạy học cần sử dụng phương tiện dạy học bằng các đồ dùng trực quan cụ thể: mẫu vật, hóa chất, mô hình, tranh ảnh; Sử dụng phương tiện dạy học bằng các tài liệu, ấn phẩm, sách giáo khoa, vở bai tập, phiếu bài học;

Sử dụng phương tiện dạy học bằng các thiết bị hiện đại gồm: máy vi tính, bảng tương tác,

đèn chiếu, băng hình, Sử dụng phương tiện dạy học bằng tự làm đồ dùng dạy học từ các vật liệu gần gũi thực tế.

- Sự thay đổi về hình thức tổ chức trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công

nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở: Theo Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội (2016),

để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, giáo viên không chỉ dạy học trên lớp mà

cần tô chức các hình thức học tập khác nhau nhằm giúp cho học sinh có nhiều trải nghiệm

Ngày đăng: 02/10/2024, 09:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN