1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

GÌ LÀ ĐƯƠNG ĐẠI ? pdf

5 278 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐƯƠNG ĐẠI ? Có hai sự kiện rất mới, và rất đáng nói, trong đời sống mỹ thuật gần đây để chúng ta có lý do bàn về nghệ thuật đương đại. Một cuộc trao đổi trong chương trình văn hóa, sự kiện, dư luận về nghệ thuật đương đại của nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân, hoạ sĩ Trần Lương và hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Hùng (tối 25-4-2010 trên VTV3 đài truyền hình Việt Nam); hai lễ ra mắt cuốn sách "12 nghệ sĩ mỹ thuật đương đại" ngày 28-4, tại trung tâm nghệ thuật Việt (42 Yết Kiêu, Hà Nội). Kiếm tìm chỗ đứng Hai sự kiện này (chứ không phải những cuộc trình diễn gần đây của các nghệ sĩ mà người ta coi sự nhảy múa, hú hét, nhào lộn, quấn vải, mặc bỉm của họ bế tắc hơn nghệ thuật) có thể xem như một sự xới lại những tranh luận về nghệ thuật đương đại có nguy cơ chìm lắng sau cuộc tổng diễn tập tháng 3 năm 2007, với một Festival Mỹ thuật đương đại lần thứ nhất khá sôi nổi, 58 tác giả tham gia, tại Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội và m ột Hội thảo về Mỹ thuật đương đại tại Viện Mỹ thuật mùa hè năm ấy, mà Trần Lương, “thủ lĩnh” hay curator đúng nghĩa nhất của những hoạt động mỹ thuật ngoài giá vẽ, đã buồn bã nhận định “Mới chạy mà bình đã hết xăng ". Việc xới lại này không chắc sẽ đem lại một kết luận đúng đắn nào trong cuộc tranh cãi đương đại trong nghệ thuật. Nhưng ít ra, nó khiến người ta phải từ bỏ thái độ thờ ơ. Bằng chứng lập tức sau buổi phát sóng của truyền hình, họa sĩ Vi Kiến Thành, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã gửi ngay ý kiến của mình đến báo Thời Nay, mà chúng tôi sẽ giới thiệu ở đây, “Nghệ thuật đương đại hay nghệ thuật trách móc” . Dù phê phán, cũng có thể thấy trong sự vận động của mình, nghệ thuật đương đại đang buộc người ta phải lên tiếng và đang nhận được sự phê bình đúng nghĩa Có một đều cần phải nói suốt gần 20 năm, nghệ thuật đương đại chưa có khán giả của mình. Mặc dù số lượng tác giả thì đã đông lên trông thấy. 12 nghệ sĩ được “tuyển chọn” trong cuốn sách song ngữ Anh - Vi ệt: “12 nghệ sĩ mỹ thuật đương đại Việt Nam” (trẻ nhất Lý Trần Quỳnh Giang, sinh năm 1978, cao tuổi nhất họa sĩ quá cố Vũ Dân Tân, sinh năm 1946), mà Đào Mai Trang chủ biên một sự khẳng định đội ngũ. Dù, như Đào Mai Trang phát biểu, chỉ tập hợp những hành trình ngh ệ thuật “không chứa đựng một tham vọng lớn nào khác ngoài việc giới thiệu thêm với bạn đọc một phần hoạt động đời sống nghệ thuật đương đại Việt Nam”, thì những người được giới thiệu đều những nghệ sĩ có những thành công được rộng rãi công chúng và giới mỹ thuật cả nước biết đến. Họ ít nhiều có những ảnh hưởng tới cộng đồng đồng nghiệp và hiệu ứng thẩm mỹ xã hội tùy m ức độ, phạm vi khác nhau. Lâu nay hiếm có những thông tin chính thống bao gồm lý thuyết, sự phản ánh sự hình thành - vận động - tiến triển của nghệ thuật này trong nước, trong khu vực trên thế giới. Chưa nói đến một hệ thống báo chí phê bình đúng nghĩa, một hệ thống kiến thức trong trường học, và hơn hết một hệ thống bảo tàng – gallery - curator - công chúng. Về mặt nào đó, cuộc tranh luận và cuốn sách, cùng với sự kiện các nghệ sĩ Lê Anh Hoài, Lê Mạnh, Nguyễn Hồng Phương tháng 3 vừa rồi mang cuộc biểu diễn "Thời đại công nghệ" của mình vào nhà triển lãm chính thức 16 Ngô Quyền của Hội Mỹ thuật Việt Nam, cần được coi một bước thành công của nghệ thuật đương đại trong việc tìm kiếm chỗ đứng của mình. Kiếm tìm bản thể Sự trách móc mà họa sĩ Vi Kiến Thành nói đến một sự thật. Các nghệ sĩ đương đại hễ có dịp bày tỏ sự thiếu không gian để sáng tạo, thiếu sự quan tâm của các nhà quản lý, các giới chức văn hóa, thiếu sự hiểu biết và đồng cảm của khán giả thiếu sự phê bình đúng đắn của báo chí , trong khi họ tin rằng việc sáng tạo của họ những cuộc chơi cho riêng mình. Dường như có một sự nhầm lẫn nào đó về khái niệm với các nghệ sĩ đương đại Việt Nam. Đương đại (contemporary) những xảy ra trong một khoảng thời gian gần nhất. Đưa ra một định nghĩa về nó, như một trào lưu hay một trường phái, với những suy nghĩ cách tân về góc nhìn nghệ thuật. và khẳng định nghệ thuật đương đại nghệ thuật của cái Tôi, của sự kiếm tìm bản thể thì có khác định nghĩa nghệ thuật của mọi thời kỳ. Và cuộc đồng thời kiếm tìm công chúng trong sáng tạo của mình sẽ ra sao, nếu có đến quá nửa các nghệ sĩ coi mình đương đại copy nhau các hình thức tự trói, quấn vải hay mặc bỉm. . . Loay hoay đi tìm ý nghĩa nào đó cho biểu diễn của mình chưa xong, làm sao bắt được công chúng hình dung sự việc giống như mình khi kinh nghiệm sống hoàn toàn khác biệt? Đành nói lại một câu rất cũ rằng chúng ta đang sống vào một thời kỳ mà nghệ thuật đương đại hay còn gọi nghệ thuật hậu mô-đéc, đang phát triển rộng khắp toàn cầu. Đối với công chúng Việt Nam, các hình thức cấp tiến của nghệ thuật đương đại không còn xa lạ, nhưng chưa gần. Bởi đương đại một cuốn sách hay một cuộc tranh luận trên truyền hình chưa thể trả lời một lúc. Chỉ biết đến hôm nay, chỗ đứng cho nghệ thuật đương đại đã khá lên rất nhiều. Hà Phạm . GÌ LÀ ĐƯƠNG ĐẠI ? Có hai sự kiện rất mới, và rất đáng nói, trong đời sống mỹ thuật gần đây để chúng ta có lý do bàn về nghệ thuật đương đại. Một là cuộc trao đổi trong. việc sáng tạo của họ là những cuộc chơi cho riêng mình. Dường như có một sự nhầm lẫn nào đó về khái niệm với các nghệ sĩ đương đại Việt Nam. Đương đại (contemporary) là những gì xảy ra trong một. Đối với công chúng Việt Nam, các hình thức cấp tiến của nghệ thuật đương đại không còn xa lạ, nhưng chưa gần. Bởi gì là đương đại một cuốn sách hay một cuộc tranh luận trên truyền hình chưa thể

Ngày đăng: 28/06/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN