CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHTW1.1 Khái niệm về NHTW Là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc Chính phủ; thưc hện chức năng độc quyền phát hành tiền trung ương, là ngân hàng
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BÀI TẬP LỚN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
TÊN ĐỀ TÀI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TÊN NHÓM: 06
Danh sách nhóm:
1 Mã sinh viên: 24a4020649 Họ và tên: Trần Khánh Dương
2 Mã sinh viên: 24a4011113 Họ và tên: Lê Quý Vương
3 Mã sinh viên: 23a4011035 Họ và tên: Nguyễn Sao Mai
4 Mã sinh viên: 26a4010376 Họ và tên: Nguyễn Minh Đức
Bắc Ninh – 9 /2024
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHTW 1
1.1 Khái niệm về NHTW 1
1.2 Chức năng của NHTW 1
1.2.1 Ngân hàng phát hành tiền 1
1.2.2 Ngân hàng của Chính phủ 1
1.2.3 Ngân hàng của các ngân hàng 2
1.3 Nhiệm vụ của NHTW 3
1.3.1 Chức năng phát hành tiền 3
1.3.2 Chức năng ngân hàng của các ngân hàng 3
1.3.3 Chức năng ngân hàng của Chính phủ 3
1.4 Vai trò của NHTW 4
CHƯƠNG 2 NHẬN DIỆN CÁC VẤN ĐỀ MÀ NHTW VIỆT NAM PHẢI ỨNG PHÓ TRONG BỐI CẢNH MỚI 4
2.1 Giới thiệu về NHTW Việt Nam 4
2.2 Lịch sử hình thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) 4
2.2.1 Giai đoạn phát triển: 5
2.3 Mô hình tổ chức của NHTW 6
2.4 Các vấn đề chính NHNN Việt Nam phải ứng phó 7
2.4.1 Chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hai cấp 7
2.4.2 Ổn định lạm phát và duy trì giá trị tiền tệ 7
2.4.3 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu 8
2.4.4 Phát triển và ổn định thị trường tài chính 8
2.4.5 Quản lý dự trữ ngoại hối và điều chỉnh tỷ giá hối đoái 8
2.4.6 Hội nhập quốc tế và tuân thủ các chuẩn mực tài chính quốc tế .9 2.4.7 Ứng dụng công nghệ và phát triển ngân hàng số 9
2.4.8 Thực tiễn điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ứng phó trong bối cảnh mới 9
2.4.9 Chính sách tiền tệ linh hoạt để ứng phó với COVID-19 9
2.4.10 Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt 10
2.4.11 Quản lý dự trữ ngoại hối và tăng cường hội nhập tài chính 10
2.4.12 Chính sách tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế 10
2.4.13 Kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô 11
2.4.14 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu 11
Trang 32.4.15 Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và ứng dụng công nghệ 11
2.4.16 Thực hiện các cam kết quốc tế và nâng cao quản trị 12
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNN VIỆT NAM 12
3.1 Khái quát về Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam 12
3.2 Khuyến nghị 12
3.2.1 Tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ 12 3.2.2 Đẩy mạnh việc phát triển các công cụ tài chính mới 13
3.2.3 Nâng cao năng lực giám sát và quản lý rủi ro hệ thống ngân hàng 13 3.2.4 Tăng cường hợp tác quốc tế 13
3.2.5 Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 13
3.2.6 Tiếp tục thúc đẩy chính sách tín dụng ưu đãi và phát triển các kênh vốn hiệu quả 14
3.2.7 Điều hành tỷ giá một cách linh hoạt 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 4CHƯƠNG 1 CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHTW
1.1 Khái niệm về NHTW
Là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc Chính phủ; thưc hện chức năng độc quyền phát hành tiền trung ương, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý Nhà nước về các hoạt động về tiền tệ, tín dụng cho mục tiêu ổn định
và phát triển đất nước
1.2 Chức năng của NHTW
1.2.1 Ngân hàng phát hành tiền
- Phát hành tiền tệ được xem là chức năng của ngân hàng trung ương
cơ bản và quan trọng nhất Đây là cơ quan duy nhất có quyền thực hiện chức năng này tại phần lớn các quốc gia Ngân hàng trung ương đơn vị duy nhất phát hành tiền giấy, còn các loại tiền bổ trợ sẽ do Chính phủ ban hành
- Đồng tiền do nhtw phát hành là đồng tiền lưu thông hợp pháp duy nhất, nó mang tính chất cưỡng chế lưu hành vì vậy mọi người không có quyền từ chối nó trong thanh toán
1.2.2 Ngân hàng của Chính phủ
1.2.2.1 Làm thủ quỹ cho KBNN
- NHTW mở tài khoản cho kho bạc, theo dõi, chi trả lãi, thực hiện thanh toán, cấp vốn theo yêu cầu Kho bạc
1.2.2.2 Làm đại lý, đại diện, tư vấn cho Chính phủ
- Đại lý trong việc phát hành chứng khoán Chính phủ
- Đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tiền tệ Quốc tế
- Tham gia vào hoạch định chính sách phát triển KTXH
- Ban hành các văn bản pháp quy về tài chính- tiền tệ - ngân hàng
- Tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề tài chinh – tiền tệ
Trang 51.2.2.3 Cho Chính phủ vay
- Ngân hàng Trung ương có thể cấp tín dụng cho Chính phủ khi cần thiết
1.2.2.4 Quản lý dự trữ quốc gia
- NHTW quản lý dự trữ ngoại tệ quốc gia để điều chỉnh tỷ giá hối đoái,
ổn định cán cân thanh toán và duy trì khả năng thanh toán quốc tế
- Thực hiện các biện pháp can thiệp vào thị trường ngoại hối để đảm bảo tỷ giá hối đoái ổn định
1.2.3 Ngân hàng của các ngân hàng
1.2.3.1 Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các NHTG
- Dưới hình thức tiền gửi thanh toán và tiền gửi bắt buộc
1.2.3.2 Làm trung gian thanh toán cho các NHTG
- Trung gian thanh toán giữa các NHTG với nhau
- Trung gian thanh tóa giưa các NHTG và Kho bạc NN
1.2.3.3 Cấp tín dụng cho các NHTG
- Chức năng này được NHTW thông qua việc:
+ Cho vay thanh khoản đối với các ngân hàng: NHTW sẽ cấp trực tiếp các khoản vay ngắn hạn có tài sản thế chấp cho các ngân hàng đang gặp khó khăn về thanh khoản để đáp ứng các nhĩa vụ chi trả ngắn hạn và dự kiến ngân háng sẽ hoàn trả các khoản tiền đã vay cho NHTW
+ Cho vay với các ngân hàng đang gặp khó khăn thanh toán; Hình thức này được áp dụng cho trường hợp ngân hàng đang gạp vấn đề về khả năng thanh toán và có nguy cơ đỏ vỡ gây ảnh hưởng tới sự an toàn của toản bộ
hệ thống ngân hàng
+ Cho vay thanh khoản đối với thị trường: NHTW có thể cho vay thanh khoản trên thị trường thay vì cho các tổ chức tài chính vay, để giảm bớt tình trạng thiếu thanh khoản xảy ra trong hệ thóng tài chính
Trang 61.3 Nhiệm vụ của NHTW
1.3.1 Chức năng phát hành tiền
1.3.1.1 Nhiệm vụ cụ thể của chức năng
- Đảm bảo cho Chính phủ quản lý và kiểm soát được khối lượng tiền trong lưu thông trên phạm vi toàn quốc
- Tạo điều kiện để NHTW kiểm soát việc mở rộng tín dụng của các NHTM và điều chỉnh lượng tiền phát hành cho phù hợp với nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế
1.3.2 Chức năng ngân hàng của các ngân hàng
1.3.2.1 Nhiệm vụ cụ thể của Chức năng
- Có quyền quy định, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTG
- Có quyền thanh tra, kiển soát các NHTG, giúp cho các ngân hàng hoạt động lành mạnh, bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và lợi ích chung của nền kinh tế
- Ấn định lãi suất, lệ phí, hoa hồng áp dụng cho các NHTG, quy định các thể lệ điều hành các nghiệp vụ,…
- Mở tài khoản giao dịch và thanh toán bù trừ cho các NHTG
- Tái cấp vốn cho các NHTG dưới các hình thức phong phú: cho vay ứng trước, thế chấp, chiết khấu, tái chiết khấu,…
1.3.3 Chức năng ngân hàng của Chính phủ
1.3.3.1 Nhiệm vụ của chức năng
- Mở tài khoản và làm đại lý tài chính cho Nhà nước
- Theo dõi chi trả lãi, thực hiện thanh toán, cấp vốn theo yêu cầu của Kho bạc Nhà nước
- Tư vấn cho Chính phủ về các chính sách kinh tế tài chính, tiền tệ,
Trang 7- Đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tài chính tiền tệ và ngân hàng quốc tế như IMF, WB,…
- Thực hiện quản lý dự trữ quốc gia về ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý;
- Thực hiện cho vay đối với Chính phủ trong những trường hợp cần thiết
1.4 Vai trò của NHTW
- NHTW có trách nhiệm xây dựng và thực thi CSTT quốc gia:
+ NHTW xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ nhằm điều tiết hoạt đọng kinh tế vĩ mô
- Thanh tra giám sát ngân hàng:
+ Đảm bảo sự phát triển ổn định của hệ thống Ngân hàng
+ Bảo vệ quyền lợi của khách hàng, thúc đẩy cạnh tranh ành mạnh
và hiệu quả giữa các NH
- Quản lý dự trữ ngoại hối
CHƯƠNG 2 NHẬN DIỆN CÁC VẤN ĐỀ MÀ NHTW VIỆT
NAM PHẢI ỨNG PHÓ TRONG BỐI CẢNH MỚI
2.1 Giới thiệu về NHTW Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là cơ quan trực thuộc
Chính phủ, đóng vai trò như Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam NHNN có nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền
tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối Cơ quan này chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng
2.2 Lịch sử hình thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được thành lập vào ngày 6
tháng 5 năm 1951 theo Sắc lệnh số 15/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký.
Trang 8Khi mới thành lập, NHNN có tên gọi là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và
là cơ quan trung ương duy nhất đảm nhiệm chức năng quản lý tài chính, tiền tệ, tín dụng và ngân hàng Đây là kết quả của việc hợp nhất các cơ quan tiền tệ và tín dụng hiện có vào thời điểm đó, nhằm phục vụ các yêu cầu kinh tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
2.2.1 Giai đoạn phát triển:
2.2.1.1 Giai đoạn 1951 - 1975
NHNN được giao nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức phát hành tiền tệ, quản lý tín dụng và bảo đảm cung ứng tiền cho nền kinh tế Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã đóng vai trò chủ chốt trong
việc huy động vốn cho cuộc kháng chiến chống Pháp và sau đó là chi
viện cho chiến tranh chống Mỹ.
2.2.1.2 Giai đoạn 1976 - 1986
Sau khi đất nước thống nhất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được thống nhất trên phạm vi cả nước Trong thời kỳ này, hệ thống ngân hàng chủ yếu phục vụ cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, với vai trò là công cụ tài chính và tiền tệ của Nhà nước nhằm quản lý hoạt động sản xuất
và thương mại
2.2.1.3 Giai đoạn đổi mới (1986 - nay)
Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, NHNN cũng đã trải qua những cải cách
mạnh mẽ Năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam chính thức tách bạch thành hai cấp:
1 Ngân hàng Trung ương (Ngân hàng Nhà nước) thực hiện chức
năng quản lý và điều hành chính sách tiền tệ
Trang 92 Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng thực hiện các
hoạt động kinh doanh tiền tệ
NHNN tiếp tục hiện đại hóa, cải tiến cơ chế quản lý, nâng cao năng lực giám sát tài chính, và quản lý chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng Điều này đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của đất nước
2.3 Mô hình tổ chức của NHTW
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có mô hình tổ chức theo cấu trúc
trung ương và địa phương, với các cơ quan trực thuộc thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, và ngân hàng trên toàn quốc Sau đây là các thành phần chính trong mô hình tổ chức của NHNN:
1 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Người đứng đầu NHNN, có trách
nhiệm lãnh đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của NHNN
2 Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Hỗ trợ Thống đốc, phụ trách
các lĩnh vực chuyên môn cụ thể
3 Các Vụ, Cục trực thuộc:
- Vụ Chính sách tiền tệ: Xây dựng chính sách và điều hành chính
sách tiền tệ
- Cục Quản lý dự trữ ngoại hối: Quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia.
- Cục Thanh tra, Giám sát ngân hàng: Giám sát hoạt động của các
tổ chức tín dụng
- Vụ Tài chính - Kế toán: Quản lý tài chính nội bộ của NHNN.
- Cục Công nghệ Thông tin: Ứng dụng công nghệ trong hoạt động
ngân hàng
4 Các Sở Giao dịch và Văn phòng đại diện:
Trang 10- Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước: Thực hiện các hoạt động thanh
toán, giao dịch liên quan đến điều hành chính sách tiền tệ
- Các chi nhánh NHNN tại các tỉnh, thành phố: Quản lý và thực
hiện chức năng của NHNN tại địa phương
5 Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
- Học viện Ngân hàng: Đào tạo và phát triển nhân lực cho ngành ngân
hàng
- Cơ quan thông tin tín dụng quốc gia (CIC): Thu thập và cung cấp
thông tin tín dụng
6 Ngân hàng Trung ương Việt Nam tại các tổ chức quốc tế: Đại
diện Việt Nam tại các tổ chức như IMF, World Bank
2.4 Các vấn đề chính NHNN Việt Nam phải ứng phó
2.4.1 Chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hai cấp
Trước năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động theo mô hình ngân hàng một cấp, trong đó NHNN vừa quản lý chính sách tiền tệ, vừa thực hiện các hoạt động ngân hàng thương mại Tuy nhiên, để phù hợp với nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng đã phải chuyển đổi sang mô hình hai cấp:
- Ngân hàng cấp 1: Ngân hàng Trung ương (NHNN) chịu trách
nhiệm quản lý và điều hành chính sách tiền tệ
- Ngân hàng cấp 2: Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng
thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ
Trang 11Vấn đề này yêu cầu NHNN phải cải cách cả về cấu trúc tổ chức lẫn quy trình vận hành để phù hợp với hệ thống ngân hàng hai cấp
2.4.2 Ổn định lạm phát và duy trì giá trị tiền tệ
Trong những năm đầu đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với tình trạng lạm phát cao do các nguyên nhân như sự mất cân đối giữa cung và cầu, tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu, và chính sách tiền tệ chưa ổn định
NHNN đã phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ, điều chỉnh lãi suất và kiểm soát lượng tiền cung ứng để kiểm soát lạm phát, đồng thời bảo vệ giá trị của đồng Việt Nam (VNĐ)
2.4.3 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu
Từ cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp nhiều khó khăn do quản trị rủi ro yếu kém, hiệu quả hoạt động thấp và tình trạng nợ xấu gia tăng NHNN đã phải triển khai các
chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đặc biệt là trong giai đoạn
từ năm 2011, tập trung vào việc xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng quản lý
và điều hành các ngân hàng thương mại
Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã được thành lập vào năm 2013 để xử lý nợ xấu của các ngân
hàng thương mại
2.4.4 Phát triển và ổn định thị trường tài chính
Trong quá trình đổi mới, NHNN đã phải đối phó với những thách thức trong việc phát triển thị trường tài chính, bao gồm việc phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, và các công cụ tài chính mới
Trang 12NHNN cũng phải điều chỉnh và giám sát chặt chẽ các hoạt động của các tổ chức tài chính nhằm bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả và an toàn của thị trường tài chính
2.4.5 Quản lý dự trữ ngoại hối và điều chỉnh tỷ giá hối đoái
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu, NHNN phải đối mặt với những biến động từ thị trường quốc tế và dòng vốn nước ngoài Vấn đề quản lý dự trữ ngoại hối và điều chỉnh tỷ giá hối đoái là thách thức lớn nhằm đảm bảo sự ổn định của đồng tiền và cán cân thanh toán quốc gia
Để giảm thiểu sự mất cân đối trong cán cân thanh toán và bảo vệ dự trữ ngoại hối, NHNN đã phải điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, đồng thời thực hiện can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết
2.4.6 Hội nhập quốc tế và tuân thủ các chuẩn mực tài chính quốc tế
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi NHNN phải tuân thủ các chuẩn mực tài chính quốc tế, như yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Điều này đòi hỏi NHNN phải nâng cao năng lực giám sát tài chính và quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng
2.4.7 Ứng dụng công nghệ và phát triển ngân hàng số
Trong thời đại công nghệ 4.0, NHNN đã phải đối mặt với thách thức trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại Các vấn đề như bảo mật thông tin, quản lý dữ liệu và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành ưu tiên trong chương trình cải cách của NHNN
Trang 132.4.8 Thực tiễn điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ứng phó trong bối cảnh mới
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam liên tục thay đổi, đặc biệt trước các tác động của dịch bệnh, khủng hoảng tài chính toàn cầu
và biến động thị trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phải linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ để ổn định nền kinh tế Sau đây là những thực tiễn điều hành nổi bật mà NHNN đã áp dụng:
2.4.9 Chính sách tiền tệ linh hoạt để ứng phó với COVID-19
Trong giai đoạn dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực NHNN đã triển khai các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân
Hạ lãi suất: NHNN đã liên tiếp giảm lãi suất điều hành từ năm 2020
để giảm chi phí vay vốn, kích thích nhu cầu tín dụng và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Gia hạn nợ và giãn hoãn các khoản vay: NHNN ban hành các
chính sách yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện giãn, hoãn các khoản nợ, giúp doanh nghiệp có thêm thời gian để phục hồi sản xuất và kinh doanh
2.4.10 Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt
Trong bối cảnh thị trường ngoại hối biến động do tình hình chính trị, kinh tế thế giới, NHNN đã thực hiện điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng linh hoạt, phù hợp với diễn biến cung cầu trên thị trường và tình hình kinh tế vĩ mô trong nước
NHNN cũng sử dụng các công cụ như mua bán ngoại tệ, điều chỉnh lãi suất và can thiệp vào thị trường để duy trì sự ổn định của tỷ giá, hỗ trợ xuất nhập khẩu và ổn định kinh tế vĩ mô