1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) lịch sử ra đời của ngân hàng nhà nước việt nam

35 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Ra Đời Của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
Người hướng dẫn Nguyễn Thái Trường
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Pháp luật Tài chính – Ngân hàng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,06 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG (3)
    • 1. Lịch sử ra đời của ngân hàng nhà nước Việt Nam (3)
      • 1.1. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 (3)
      • 1.2. Sau Cách mạng tháng 8 (3)
      • 1.3. Ngày 6/5/1951 (4)
      • 1.4. Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) (4)
      • 1.5. Từ năm 1990 đến nay (5)
    • 2. Quá trình hình thành và phát triển (5)
      • 2.1. Hoạt động tài chính, tiền tệ thời kỳ 1945-1954 (5)
      • 2.2. Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1955-1975 (8)
      • 2.3. Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1976-1985 (10)
      • 2.4. Hoạt động ngân hàng thời kỳ từ 1986 đến nay (12)
  • CHƯƠNG II: NỘI DUNG CHÍNH (13)
    • 1. Phân tích địa vị pháp lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tại sao nói Ngân hàng nhà nước là Ngân hàng của các Ngân hàng? (13)
      • 1.1. Địa vị pháp lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam (13)
        • 1.1.1. Mô hình tổ chức Ngân hàng Trung ương (13)
        • 1.1.2. Khái niệm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (13)
        • 1.1.3. Cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (15)
        • 1.1.4. Đặc điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (18)
      • 1.2. Ngân hàng nhà nước là Ngân hàng của các Ngân hàng? (22)
    • 2. Bài tập tình huống (24)
      • 2.1. Căn cứ pháp lí phục vụ cho việc tính toán và xác định các khoản mục cần thiết (25)
      • 2.2. Giải quyết tình huống (25)
        • 2.2.1. Xác định nghĩa vụ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công (25)
        • 2.2.2. Xác định nghĩa vụ thuế ngoài tiền lương, tiền công(điều 2 của TT111/2013/TT-BTC & điều 3 Luật thuế TNCN 2007) (27)
  • CHƯƠNG III: KẾT LUẠN (28)
    • 3. Về địa vị pháp lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam (31)

Nội dung

Thực chất, Ngân hàng Đông Dương hoạt động với tư cách là một Ngân hàng phát hành Trung ương, đồng thời là một ngân hàng kinh doanh đa năng bao gồm các nghiệp vụ ngân hàng thương mại và n

LÍ LUẬN CHUNG

Lịch sử ra đời của ngân hàng nhà nước Việt Nam

1.1.Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.

Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp

Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và hoạt độngchủ yếu phục vụ chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam Trong suốt thời kỳ thuộc địa, sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ, tín dụng đều do Chính phủ Pháp xếp đặt, bảo hộ thông qua Ngân hàng Đông Dương Thực chất, Ngân hàng Đông Dương hoạt động với tư cách là một Ngân hàng phát hành Trung ương, đồng thời là một ngân hàng kinh doanh đa năng bao gồm các nghiệp vụ ngân hàng thương mại và nghiệp vụ đầu tư.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâmcủa chính quyền cách mạng là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ độc lập, tự chủ, công cụ quan trọng của chính quyền để xây dựng và bảo vệ đất nước Nhiệm vụ này dần trở thành hiện thực khi bước sang năm

1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường, vùng giải phóng không ngừng được mở rộng Sự chuyển biến của cục diện cách mạng đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu mới.

Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính- kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 02/1951) đề ra, với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975), hoạt động của Ngân hàng Quốc gia tập trung vào việc tăng cường quản lý, điều hoà lưu thông tiền tệ theo các nguyên tắc quản lý kinh tế XHCN; xây dựng và hoàn thiện chế độ tín dụng hướng vào phục vụ phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể; mở rộng phạm vi và cải tiến nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thiết lập vai trò ngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế; mở rộng quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế; thực hiện chế độ Nhà nước độc quyền quản lý ngoại hối.

1.4.Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).

Thời kỳ 1975-1985 là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh Ngân hàngNhà nước Việt Nam đã thực hiện thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam; thu hồi tiền cũ ở cả hai miền Nam- Bắc; phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trong giai đoạn này, hệ thốngNgân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường.

Tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Tháng 5/1990,Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.

Sự ra đời của hai Pháp lệnh ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và các nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN (Nghị định số 88/1998/NĐ-CP ngày 02/11/1998, Nghị định số52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003, Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008,Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013, Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 và Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12/12/2022).

Quá trình hình thành và phát triển

2.1.Hoạt động tài chính, tiền tệ thời kỳ 1945-1954

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọcTuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chính quyền non trẻ của giai cấp công nông đã phải ứng phó với những thách thức lớn: vừa giải quyết những vấn đề cấp bách của đời sống nhân dân, củng cố và tăng cường thực lực của chính quyền, vừa phải chống lại hành động chống phá của thực dân Pháp và các thế lực phản động Tình hình tài chính - tiền tệ của chính quyền cách mạng gặp vô vàn khó khăn: Kho bạc chỉ còn hơn 1,25 triệu đồng Đông Dương, trong đó một nửa là tiền rách; Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản thực dân và luôn tìm cách phá hoại ta về tài chính, tiền tệ; các nguồn thu ngân sách quá ít ỏi so với nhu cầu chi tiêu của chính quyền…Trước tình hình đó, Chính phủ đã kêu gọi nhân dân quyên góp tài chính dưới các hình thức như “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”, đồng thời gấp rút chuẩn bị phát hành tiền.

Tháng 12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, toàn quốc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp Để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế kháng chiến, Chính phủ cho thành lập 3 khu vực tiền tệ và cho phép phát hành các đồng tiền khu vực Nhiều biện pháp đã được áp dụng để tạo nguồn thu cho ngân sách, như: phát hành Công phiếu kháng chiến, Công trái quốc gia… Ngày 3/2/1947, Nha tín dụng sản xuất, tổ chức tín dụng đầu tiên ở nước ta được thành lập với nhiệm vụ giúp vốn cho nhân dân phát triển sản xuất, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn, làm hậu thuẫn cho chính sách giảm tức và hướng dẫn nhân dân đi vào con đường làm ăn tập thể. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951) đề ra chủ trương, chính sách mới về kinh tế-tài chính, trong đó chỉ rõ: Chính sách tài chính phải kết hợp chặt chẽ với chính sách kinh tế; thành lập Ngân hàng Quốc gia, phát hành đồng bạc mới để ổn định tiền tệ, cải tiến chế độ tín dụng Thực hiện chủ trương đó, ngày6/5/1951, tại hang Bòng thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia ViệtNam, với những nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ; quản lý Kho bạc Nhà nước; huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa; quản lý hoạt động kim dung bằng biện pháp hành chính; quản lý ngoại hối và đấu tranh tiền tệ với địch.

Discover more from: luật kinh tế

Trường Đại học Thương mại

Giáo trình tài chính quốc tế bản web luật kinh tế

Bài tập thuế - Bài tập môn luật thuế và lời luật kinh tế

Câu-hỏi-trắc-nghiệm-môn-Pháp-luật-ki luật kinh tế

Bài tập 1 - Bài thảo luận được điểm khá ca luật kinh tế

Bài tập tình huống 1 môn luật kinh tế 1 trườ rõ ràng luật kinh tế

Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam gồm Ngân hàng trung ương, Ngân hàng liên khu và ngân hàng tỉnh, thành phố Trụ sở đầu tiên của Ngân hàng Quốc gia đặt tại xã Đầm Hồng, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.

Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ngày 6/5/1951 là bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển hệ thống tiền tệ - ngân hàng Việt Nam Hoạt động của Ngân hàng Quốc gia trong thời kỳ này đã góp phần rất quan trọng củng cố hệ thống tiền tệ độc lập, tự chủ của đất nước, phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp.

2.2.Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1955-1975

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954), 2miền Nam-Bắc tạm thời bị chia cắt. Đảng ta xác định đường lối chung của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã tiến hành thu hồi tiền địch ở vùng mới giải phóng, thiết lập thị trường tiền tệ thống nhất trên Miền Bắc Mạng lưới ngân hàng được mở rộng tới các huyện, quận, thị xã; đội ngũ cán bộ được tăng cường, nâng cao trình độ Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong giai đoạn 1955-1965, hoạt động tín dụng được đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu khôi phục kinh tế, phục vụ yêu cầu hợp tác hóa và đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát triển kinh tế quốc doanh Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều cải tiến trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, mở rộng quan hệ thanh toán đến hầu hết các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan của nhà nước; tập trung quản lý và đẩy mạnh các nguồn thu ngoại hối để đáp ứng nhu cầu kiến thiết nước nhà.Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động.Đến cuối năm 1964, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với 265 ngân hàng tại 41 nước trên thế giới.

Giai đoạn 1965 – 1975, Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, chiến sự diễn ra rất ác liệt, mọi hoạt động của Ngân hàng Nhà nước phải chuyển hướng để phù hợp với hoàn cảnh thời chiến Ngân hàng Nhà nước đã cải tiến và mở rộng các quan hệ tín dụng, thanh toán, quản lý tiền mặt, quản lý quỹ ngân sách nhà nước, giúp các xí nghiệp sơ tán và phân tán sản xuất, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể; tích cực khai thác các nguồn ngoại tệ cho Nhà nước, bảo đảm thanh toán quốc tế thông suốt, đáp ứng yêu cầu sản xuất, chiến đấu và đời sống Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ này đạt bình quân 85,5% tổng mức chu chuyển tiền tệ qua quỹ ngân hàng. Để tiếp nhận và chuyển các khoản ngoại tệ do bạn bè quốc tế chi viện cho chiến trường Miền Nam, năm 1965, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập một tổ chức chuyên trách nghiệp vụ thanh toán đặc biệt tại Cục Ngoại hối - Ngân hàng Ngoại thương, với danh nghĩa là phòng B29 hay “Quỹ đặc biệt” Ở miền Nam, Ban Tài chính đặc biệt trực thuộc Trung ương Cục miền Nam với các bí số D270, N2683 cũng được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận chi viện của Trung ương; tổ chức cất giữ, bảo quản tiền để phục vụ lâu dài cho cuộc kháng chiến.

Năm 1968, yêu cầu chi viện khẩn cấp cho chiến trường miền Nam ngày càng lớn, trong đó có nhu cầu chi viện về tài chính, tiền tệ Theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cử đoàn cán bộ (đoàn B-68) để bổ sung cho chiến trường miền Nam Đoàn B-68 được chia làm 14 chi, phân bổ từ Bình Trị Thiên vào miền Nam Riêng số cán bộ về Trung ương Cục Miền Nam được kết hợp với cán bộ B tại chỗ để thành lập Ban Ngân khố Tín dụng R, phiên hiệu đơn vị là C32 Theo đó, C32 là một bộ phận của Ban Kinh Tài thuộc Trung ương CụcMiền Nam Tập thể C32 gồm những chiến sĩ thầm lặng hoạt động trong điều kiện bí mật, nguy hiểm, nhiều khó khăn, thiếu thốn,tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp nhận, vận chuyển ngoại tệ, bảo quản tuyệt đối an toàn hàng trăm triệu đôla Mỹ để cung cấp kịp thời cho tiền tuyến;đồng thời đã tiếp quản tốt hệ thống ngân hàng nguỵ sau giải phóng Sài Gòn Ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc đó, Đảng, Nhà nước đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho N2683 và B29 (tháng 6/2009) và C32 (tháng 12/2014).

2.3.Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1976-1985

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nước ta bước sang một thời kỳ mới: thời kỳ hoà bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để khôi phụcvà phát triển kinh tế-xã hội sau chiến tranh Ngành Ngân hàng đã khẩn trương tiếp quản và cải tạo hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam, xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng, thực hiện thống nhất tiền tệ trong cả nước; ban hành và thực hiện nhiều biện pháp về tiền tệ, tín dụng, quản lý ngoại hối, thanh toán để góp phần ổn định tình hình kinh tế và lưu thông tiền tệ, đáp ứng nhu cầu vốn và tiền mặt cho sản xuất, quốc phòng, an ninh và đời sống kinh tế-xã hội; mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế cho công cuộc tái thiết đất nước. Để loại bỏ đồng tiền của chính quyền Sài Gòn ra khỏi đời sống kinh tế xã hội thống nhất tiền tệ trong cả nước, Bộ Chính trị quyết định phát hành đồng tiền ngân hàng Việt Nam ở miền Nam, thu đổi đồng tiền của chế độ Sài Gòn Đợt thu đổi diễn ra từ ngày 22/9/1975 đến ngày 30/9/1975 với tỷ lệ 1 đồng tiền ngân hàng ViệtNam mới bằng 500 đồng tiền của chính quyền Sài gòn cũ Sau khi đổi tiền, ViệtNam hình thành hai khu vực lưu hành tiền tệ: tiền ở miền Bắc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành, tiền ở miền Nam do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam phát hành Hai đồng tiền đều là giấy bạc của Ngân hàng Nhà nước phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước.

Thực hiện chủ trương cải tiến và mở rộng tín dụng ngân hàng theo Quyết định 32/CP ngày 11/2/1977 của Hội đồng Chính phủ, Tổng giám đốc NHNN đã ban hành Thể lệ cho vay vốn lưu động và quy định về cho vay đầu tư XDCB đối với các XNQD Hoạt động tín dụng bước vào thời kỳ cải tiến mạnh mẽ và mở rộng các loại cho vay, trước hết là đối với khu vực kinh tế quốc doanh Hệ thống thanh toán thống nhất trong cả nước được thiết lập; tình trạng công nợ dây dưa giữa các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị được giải quyết đáng kể Quan hệ tín dụng và thanh toán quốc tế với các nước XHCN được tăng cường Tháng 5/1977, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia Ngân hàng Đầu tư quốc tế (MIB), Ngân hàng hợp tác kinh tế quốc tế (MBES). Để thống nhất tiền tệ trên cả nước, ngày 1/4/1978, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 08/NQ-TW về việc phát hành tiền ngân hàng mới, thu hồi tiền cũ ở cả hai miền. Ngày 2/5/1978, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu phát hành tiền mới, thu hồi tiền cũ trên cả nước.

Trong giai đoạn 1981-1985, hoạt động sản xuất - kinh doanh, lưu thông phân phối gặp rất nhiều khó khăn Thực hiện Nghị quyết 26/NQTW ngày 23/6/1980 của

Bộ Chính trị và các quyết định của Hội đồng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, chế độ nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản, ngoại hối; thực hiện “chính sách tín dụng tích cực, coi tín dụng là mặt trận phía trước”, mở ra nhiều hình thức cho vay mới nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và tiền mặt, góp phần thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế, hỗ trợ ngành thương nghiệp quốc doanh thu mua nắm nguồn hàng phục vụ đời sống nhân dân và ổn định giá.

Cuộc thu đổi tiền tháng 9/1985 là chính sách kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực phân phối lưu thông, một bộ phận trong kế hoạch tổng điều chỉnh giá - lương - tiền nhằm ổn định sức mua của đồng tiền, phục vụ công cuộc xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa.

2.4.Hoạt động ngân hàng thời kỳ từ 1986 đến nay

Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để theo Nghị quyết Đại hội Đảng VI và các Nghị quyết Đại hội Đảng sau đó, công cuộc đổi mới đất nước được triển khai mạnh mẽ, nền kinh tế chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.

NỘI DUNG CHÍNH

Phân tích địa vị pháp lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Tại sao nói Ngân hàng nhà nước là Ngân hàng của các Ngân hàng?

1.1 Địa vị pháp lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam

1.1.1 Mô hình tổ chức Ngân hàng Trung ương

Không phải Ngân hàng Nhà nước ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có mô hình hoạt động, tổ chức cũng như địa vị pháp lý như nhau trong Bộ máy Nhà nước Ở mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào nguồn gốc hình thành, chế độ chính trị mà Ngân hàng trung ương được tổ chức và hoạt động theo những mô hình riêng biệt. Nếu căn cứ vào tính độc lập với Bộ máy Nhà nước thì có thể chia Ngân hàng trung ương thành hai loại:

Ngân hàng Trung ương trực thuộc chính phủ: là Ngân hàng Trung ương nằm trong cơ cấu bộ máy chính phủ, chịu sự lãnh đạo, điều hành của chính phủ Mô hình ngân hàng này đã và đang được áp dụng ở các quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam…

Ngân hàng Trung ương độc lập với chính phủ: là Ngân hàng Trung ương không nằm trong cơ cấu bộ máy nhà nước, không chịu sự lãnh đạo, điều hành của chính phủ Ở đây Ngân hàng tồn tại dưới hình thức cổ phần, nhiều cá nhân hay tổ chức là cổ đông của nó Mô hình này được áp dụng nhiều ở các quốc gia như Hoa

Kỳ, Hungari, nhiều nước ở châu Âu…

1.1.2 Khái niệm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Ngày 23/5/1990 Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước tại Điều 1 quy định: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước), là cơ quan của Hội đồng bộ trưởng, có chức năng quản lí nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trong cả nước, nhằm ổn định giá trị đồng tiền; là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khoản 1 Điều 1 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 (sửa đổi bổ sung năm 2003) quy định: "Ngân hàng nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng nhà nước) là cơ quan của Chỉnh phủ và là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" Để xác định rõ hơn địa vị pháp lí của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong bộ máy của Chính phủ, Khoản 1 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm

2010 quy định: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Như vậy, luật đã xác định cụ thể địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một trong bốn cơ quan ngang Bộ, trực thuộc chính phủ và chịu sự quản lý của chính phủ.

Việc thay đổi trên nhằm xây dựng Ngân hàng Nhà nước trở thành Ngân hàng trung ương hiện đại, có tính tự chủ và tính độc lập cao Đây là định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Tuy nhiên, đây là một việc lớn cần có bước đi thích hợp và đòi hỏi phải có một quá trình chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho hoạt động của một ngân hàng trung ương hiện đại Việc hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế của thế giới đòi hỏi Việt Nam phải tận dụng mọi nguồn lực, đồng thời cần nâng cao năng lực quản lí của các cơ quan Nhà nước nới chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng Cần tăng cường tính chủ động và trách nhiệm của NHNN trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia vừa bảo đảm sự linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, vừa đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống chính sách kinh tế, tài chính cảu quốc gia Không thể quá phụ thuộc vào quốc hội hay chính phủ Vì vậy, quy định vị trí pháp lí của Ngân hàng Nhà nước là cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ thực hiện chức năng ngân hàng trung ương là phù hợp với thể chế chính trị, kinh tế-xã hội của Việt Nam hiện nay và mức độ hội nhập của nền kinh tế cũng như nguồn nhân lực của NHNN.

1.1.3 Cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Theo quy định của pháp luật thì chính phủ ban hành cơ cấu của ngân hàng nhà nước như sau:

- Vụ Chính sách tiền tệ theo quy định của pháp luật là một trong những cơ quan quyết định chế độ, công bố tỉ giá đối hoái, đưa ra các cơ chế điều hành tỉ giá.

- Vụ Quản lý ngoại hối là một đơn vị của ngân hàng trung ương có các chức năng, nhiệm vụ, tham mưu cho thống đốc ngân hàng nhà nước thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong việc thực hiện chi trả các khoản vay và trả nợ nước ngoài của các tổ chức doanh nghiệp trong nước kinh doanh hoạt động ngoại hối và hoạt động xuất nhập khẩu vàng theo quy định của Luật ngân hàng nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Vụ Thanh toán thuộc ngân hàng nhà nước.

- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế là một trong những chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ quan của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

- Vụ dự báo thống kê

- Vụ hợp tác quốc tế là một trong những đơn vị thuộc tổng cục hải quan có chức năng tham mưu giúp tổng cục trưởng, tổng cục hải quan thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật cũng là một tổ chức thuộc cơ cấu của ngân hàng trung ương.

- Vụ ổn định tiền tệ – tài chính cũng là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu của ngân hàng trung ương có các chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp thống đốc trong hoạt động, đánh giá, thực thi, phân tích các chế độ, chính sách an toàn vĩ mô của hệ thống tài chính và biện pháp phòng ngừa rủi ro có tính hệ thống của các hệ thống tài chính.

- Vụ kiểm toán nội bộ cũng là một đơn vị thuộc ngân hàng trung ương để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kiếm toán nội bộ mọi hoạt động tại các đơn vị thuộc hệ thống của ngân hàng của nhà nước.

- Vụ pháp chế là một trong những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương có những chức năng tham mưu giúp thống đốc thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ngành nhân hàng.

- Vụ tài chính, kế toán cũng là một đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước

- Vụ tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu cho thống đốc ban cán sự đảng ngân hàng nhà nước trong các công tác tổ chức bộ máy và biên chế, quản lý các cán bộ và đào tạo và tiền lương của ngân hàng trung ương và của ngành theo quy định của pháp luật là một đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Vụ thi đua- khen thưởng bất kỳ tổ chức nào của nhà nước đều sẽ có các quỹ thi đua khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc thì trong ngân hàng nhà nước cũng có một đơn vị thuộc cơ cấu của ngân hàng có chức năng tham mưu giúp thống đốc thực hiện các chức năng quản lý của nhà nước về công tác thi đua khen thưởng của tổ chức, cơ quan trong ngành ngân hàng theo quy định của luật ngân hàng và các văn bản của pháp luật liên quan.

Vụ truyền thông cũng thuộc đơn vị cơ cấu của ngân hàng nhà nước.Văn phòng là một đơn vị cơ cấu của ngân hàng trung ương.

Cục công nghệ thông tin

Bài tập tình huống

- Tiền lương: 600.000.000 đồng (50 triệu x 12 tháng)

- Tiền cơm trưa công ty chi trả: 24.000.000 đồng (2 triệu x 12 tháng)

- Phụ cấp đi lại: 12.000.000 đồng (1 triệu x 12 tháng)

- Phụ cấp độc hại: 6.000.000 đồng (500 nghìn x 12 tháng)

- Tiền thưởng cuối năm: 200.000.000 đồng (nhận vào tháng 12)

- Lãi suất từ trái phiếu mua của Công ty ABC : 24.000.000 đồng (2 triệu đồng x 12 tháng) nhận hàng tháng

- Thu nhập từ bán cây cảnh do ông tự trồng được hàng xóm mua: 100.000.000 đồng (nhận vào tháng 12)

- Ngoài ra, tháng 2 ông còn chuyển nhượng chứng khoán với giá 260 triệu,giá mua 160 triệu, các chi phí hợp lý liên quan đến chuyển nhượng chứng khoán là 5 triệu đồng

2.1 Căn cứ pháp lí phục vụ cho việc tính toán và xác định các khoản mục cần thiết

Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2012

Luật sửa đổi các Luật về Thuế năm 2014

Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

2.2.1 Xác định nghĩa vụ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công

A Tính mức thu nhập chịu thuế và không chịu thuế từ tiền công, tiền lương (Dựa trên điều 3,4 của Luật thuế TNCN 2007 & điều 2,3 TT111/2013/TT-BTC)

Thu thập Chịu thuế(1) Không chịu thuế

Tiền cơm trưa công ty chi trả(2 x 12 tháng) (>730.000d/tháng) 24 - (0,73*12)

Phụ cấp đi lại(1 x 12 tháng) 12

Phụ cấp độc hại(0,5 x 12 tháng) 6

B Xác định khoản giảm trừ (2)(Điều 9 TT111/2013/TT-BTC)

-Giảm trừ bản thân ông Lợi: 11*12 = 132

-Giảm trừ cho người phụ thuộc:

2 người con dưới 18 tuổi(Lâm, Đát)

1 người con theo học đại học(Bi)

1 người con theo học nghề không lương(Ly)

1 người con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi(Nở)

Vợ ông (Bà Nhuận) vẫn có khả năng lao động và ở trong độ tuổi lao động nhưng không có thu nhập riêng mà ở nhà làm nội trợ.

(Mức giảm trừ được tính dựa trên điểm d.2 và đ.1.2 Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

Bố ông 80 tuổi, có lương hưu 700.000 đồng / tháng tuy nhiên đã lâm bệnh chết vào tháng 10/2021

(Không được tính giảm trừ)

Mẹ ông 74 tuổi, bán trà đá ở cổng nhà, mỗi tháng thu nhập trung bình 400.000 đồng(

Ngày đăng: 23/02/2024, 12:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w