Song ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa họccông nghệ đặc biệt là của khoa học tổ chức và của quản trị nhân lực thì việc ứng dụngcác thành quả của khoa học công nghệ vào tổ chức
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổ chức lao động
1.1.1 Khái niệm tổ chức lao động và phương pháp tổ chức lao động
Khái niệm tổ chức lao động
Tổ chức lao động là công cụ không tách rời của quá trình sản xuất, phải căn cứ vào mục đích của quá trình sản xuất và hướng đến thực hiện mục đích của quá trình sản xuất nói chung và quá trình lao động nói riêng.
Với các yếu tố của quá trình sản xuất gồm có: Lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động đã có thì yếu tố quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất là tổ chức lao động Song ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặc biệt là của khoa học tổ chức và của quản trị nhân lực thì việc ứng dụng các thành quả của khoa học công nghệ vào tổ chức lao động đem lại kết quả cao hơn nhiều so với tổ chức lao động nói chung.
Trong nền sản xuất tập thể hóa, chuyên môn hóa lao động trong tập thể đòi hỏi phải có sự phân công, phối hợp, hợp tác để đảm bảo thực hiện mục tiêu của quá trình lao động với một hiệu quả cao Mối quan hệ giữa những người lao động và tập thể người lao động được thực hiện thông qua sự phân công, phối hợp, hợp tác trong quá trình lao động.
Khái niệm phương pháp tổ chức lao động
Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội
1.1.2 Mục đích và nhiệm vụ của tổ chức lao động
Mục đích tổ chức lao động là nhằm đạt kết quả lao động cao, đồng thời đảm bảo tính khoa học, sự an toàn, phát triển toàn diện người lao động góp phần củng cố mối quan hệ lao động của con người trong lao động.
Mục đích trên xuất phát và dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn từ mục đích của nền sản xuất và vai trò của con người trong quá trình sản xuất vì xét đến cùng mục đích của nền sản xuất là phục vụ con người, thỏa mãn nhu cầu phát triển của con người, sau nữa con người là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất do đó mọi biện pháp cải tiến, hoàn thiện tổ chức lao động quá trình sản xuất đều phải hướng đến tạo điều kiện cho người lao động hiệu quả hơn, đảm bảo an toàn và phát triển của bản thân người lao động
Với mục đích trên trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì tổ chức lao động phải thực hiện các nhiệm vụ về mặt kinh tế, tâm sinh lý và xã hội.
Về mặt kinh tế Tổ chức lao động phải đảm bảo kết hợp yếu tố kỹ thuật công nghệ với con người trong quá trình sản xuất để khai thác, phát huy các tiềm năng của lao động và các yếu tố nguồn lực khác nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất, tạo tiền đề để người lao động sản xuất mở rộng sức lao động, phát triển toàn diện.
Về mặt tâm sinh lý:Nhiệm vụ của tổ chức lao động là phải tạo cho người lao động được làm việc trong môi trường và điều kiện tốt bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội, nhân khẩu học tạo sự hấp dẫn trong công việc tạo động lực phấn đấu trong lao động với những điều kiện về sức khỏe, sự an toàn và vệ sinh lao động và những điều kiện vật chất thuận lợi cho lao động, sự bình đẳng dân chủ được tôn trọng và quan tâm.
Về mặt xã hội:Nhiệm vụ của tổ chức lao động là tạo điều kiện được phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực và tâm lực, biến lao động không chỉ là phương tiện để con người sống và phát triển mà còn trở thành nhu cầu sống thông qua giáo dục, động viên con người trong lao động, tạo nhận thức đúng đắn của con người và sự hấp dẫn của công việc.
Các nhiệm vụ trên đây đều nhằm hướng đến thực hiện mục đích của tổ chức lao động và có mối quan hệ khăng khít tạo tiền đề, bổ sung cho nhau trong đó nhiệm vụ kinh tế tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu tâm sinh lý và xã hội, đồng thời việc thực hiện tốt các nhiệm vụ về tâm sinh lý và xã hội sẽ thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ kinh tế. 1.1.3 Các nguyên tắc của tổ chức lao động
Nguyên tắc khoa học: Đây là nguyên tắc đòi hỏi các biện pháp tổ chức lao động phải được thiết kế và áp dụng trên cơ sở vận dụng các kiến thức, nguyên lý khoa học, đáp ứng được các yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường, các nguyên lý của quản trị nói chung, quản trị nhân lực nói riêng và các môn khoa học có liên quan khác cũng như quan điểm, đường lối và các quy định pháp luật đối với người lao động của Đảng và Nhà nước, qua đó khai thác tối đa các nguồn tiềm năng của người lao động, nguồn lực lao động thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu phát triển tự do, toàn diện của người lao động.Nguyên tắc tác động tương hỗ:Khi nghiên cứu và thiết kế tổ chức lao động, các vấn đề phải được xem xét trong mối quan hệ tác động tương hỗ, hữu cơ qua lại lẫn nhau, quan hệ giữa các khâu công việc, nhiệm vụ trong một bộ phận, giữa các bộ phận với nhau và với toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp, phải nghiên cứu nhiều mặt cả kinh tế lẫn xã hội, cái chúng với cái riêng, từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp của mọi bộ phận và toàn bộ tổ chức/DN.
Nguyên tắc đồng bộ: Nguyên tắc này đòi hỏi khi thực hiện các biện pháp TCLĐ phải giải quyết, sự phối hợp đồng bộ giữa các vấn đề liên quan, đòi hỏi phải có sự đồng bộ về tổ chức, vận hành, phải phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận và các cấp quản lý mới đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra bình thường, không bị ách tắc. Nguyên tắc kế hoạch:Nguyên tắc này thể hiện trên hai mặt:
Một là: Các biện pháp tổ chức lao động phải được kế hoạch hóa chặt chẽ, trên cơ sở những phương pháp khoa học, từ việc xác định mục tiêu của tổ chức lao động khoa học đến việc tổ chức điều hành, giám sát việc xây dựng và thực hiện các biện pháp tổ chức lao động Tổ chức lao động phải được kế hoạch hóa nghiêm túc theo các yêu cầu của công tác kế hoạch.
Hai là: Tổ chức lao động khoa học phải gắn với mục tiêu và yêu cầu của kế hoạch của tổ chức/doanh nghiệp, tổ chức lao động là một nội dung, một bộ phận trong kế hoạch hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp nên nó phải đảm bảo thực hiện được kế hoạch hoạt động đã đặt ra với việc khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực hiện có, và sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với các kế hoạch khác.
Nguyên tắc huy động tối đa sự tự giác, tính sáng tạo của người lao động trong xây dựng và thực hiện các biện pháp tổ chức lao động:Nguyên tắc này dựa trên cơ sở người lao động là người hiểu rõ công việc, nhiệm vụ và họ cũng là người trực tiếp thực hiện các công việc, nhiệm vụ Do đó việc khuyến khích người lao động tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các biện pháp tổ chức lao động vừa đảm bảo phát huy được sự sáng tạo của người lao động vừa đảm bảo tính khả thi cao và tạo tâm lý tích cực cho họ trong thực thi công việc, nhiệm vụ qua đó thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc.
Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp tổ chức lao động F.W
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp tổ chức lao động F.W Taylor Ở Châu Âu, kỹ thuật và phương pháp quản trị bắt đầu được áp dụng trong kinh doanh từ thế kỷ 16, khi hoạt động thương mại đã phát triển mạnh Trước đó, lý thuyết quản trị chưa phát triển trong kinh doanh vì công việc sản xuất kinh doanh chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình. Đến thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp đã chuyển sản xuất từ phạm vi gia đình sang nhà máy Quy mô và độ phức tạp gia tăng, việc nghiên cứu quản trị bắt đầu trở nên cấp bách, song cũng chỉ tập trung vào kỹ thuật sản xuất hơn nội dung của hoạt động quản trị. Đến thế kỷ 19, những mối quan tâm của những người trực tiếp quản trị các cơ sở sản xuất kinh doanh và của cả những nhà khoa học đến các hoạt động quản trị mới thật sự sôi nổi Tuy vẫn tập trung nhiều vào khía cạnh kỹ thuật của sản xuất nhưng đồng thời cũng có chú ý đến khía cạnh lao động trong quản trị, như Robert Owen đã tìm cách cải thiện điều kiện làm việc và điều kiện sống của công nhân Xét về phương diện quản trị,việc làm của Owen đã đặt nền móng cho các công trình nghiên cứu quản trị nhất là các nghiên cứu về mối quan hệ giữa điều kiện lao động với kết quả của doanh nghiệp Từ cuối thế kỷ 19, những nỗ lực nghiên cứu và đưa ra những lý thuyết quản trị đã được tiến hành rộng khắp Và chính Frederick W Taylor ở đầu thế kỷ 20 với tư tưởng quản trị khoa học của mình đã là người đặt nền móng cho quản trị hiện đại.
Xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, trường phái quản lý cổ điển - còn gọi là trường phái phổ biến - gồm hai thuyết quản lý chính: thuyết quản lý theo khoa học (do F.W.Taylor là đại diện chủ yếu) và tiếp đó là thuyết quản lý tổng quát (do H.Fayol đề xướng). Trường phái cổ điển đã đặt nền móng đầu tiên cho khoa học quản lý với những đóng góp có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ hoạt động quản lý trong xã hội công nghiệp, mà những nội dung cơ bản của nó vẫn có giá trị cao cho đến bây giờ.
Frederick Winslow Taylor (1856 - 1916) xuất thân là một công nhân cơ khí ở Mỹ, kinh qua các chức vụ đốc công, kỹ sư trưởng, tổng công trình sư Với kinh nghiệm dày dặn của mình, ông đã phân tích quá trình vận động (thao tác) của công nhân, nghiên cứu quy trình lao động hợp lý (với các động tác không trùng lặp, tốn ít thời gian và sức lực) để đạt được năng suất cao Đó là sự hợp lý hóa lao động, theo nghĩa rộng là tổ chức lao động một cách khoa học Với các công trình nghiên cứu “Quản lý ở nhà máy”
(1903), “Những nguyên lý quản lý theo khoa học” (Principles of scientific management) năm 1911, ông đã hình thành thuyết Quản lý theo khoa học, mở ra “kỷ nguyên vàng” trong quản lý ở Mỹ Thuyết này sau đó được Henry Ford ứng dụng qua việc lập ra hệ thống sản xuất theo dây chuyền dài 24km trong Nhà máy ôtô con đạt công suất 7000 xe mỗi ngày (là kỷ lục thế giới thời đó) Ngoài ra, Taylor còn viết nhiều tác phẩm có giá trị khác Ông được coi là “người cha của lý luận quản lý theo khoa học”.
1.2.2 Tổ chức lao động theo F.W Taylor
- Xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của công nhân với các thao tác và thời gian cần thiết để bố trí quy trình công nghệ phù hợp (chia nhỏ các phần việc) và xây dựng định mức cho từng phần việc Định mức được xây dựng qua thực nghiệm (bấm giờ từng động tác).
- Lựa chọn công nhân thành thạo từng việc, thay cho công nhân “vạn năng” (biết nhiều việc song không thành thục) Các thao tác được tiêu chuẩn hóa cùng với các thiết bị, công cụ, vật liệu cũng được tiêu chuẩn hóa và môi trường làm việc thuận lợi. Mỗi công nhân được gắn chặt với một vị trí làm việc theo nguyên tắc chuyên môn hóa cao độ.
- Thực hiện chế độ trả lương (tiền công) theo số lượng sản phẩm (hợp lệ về chất lượng) và chế độ thưởng vượt định mức nhằm khuyến khích nỗ lực của công nhân.
- Phân chia công việc quản lý, phân biệt từng cấp quản lý Cấp cao tập trung vào chức năng hoạch định, tổ chức và phát triển kinh doanh, còn cấp dưới làm chức năng điều hành cụ thể Thực hiện sơ đồ tổ chức theo chức năng và theo trực tuyến; tổ chức sản xuất theo dây chuyền liên tục.
- Chuyên môn hóa: mỗi người chỉ thực hiện một công việc.
- Sự phân đoạn quá trình sản xuất thành các nhiệm vụ, nững động tác/ thao tác đơn giản, dễ thực hiện.
- Cá nhân hóa: Mỗi vị trí công tác được tồ chức sao cho tương đối độc lập, ít quan hệ với những chỗ làm việc khác để tăng nhịp độ sản xuất.
- Định mức thời gian bắt buộc để hoàn thành một nhiệm vụ công việc: điều không bắt buộc người lao động phải rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu chủ doanh nghiệp mới tồn tại trong điều kiện chủ yếu sản xuất.
- Tách bạch việc thực hiện với việc kiểm tra:người thực hiện nhiệm vụ, công việc trong quá trình sản xuất và người kiểm tra giám sát họ là những người khác nhau.
- Tách biệt giữa thiết kế, phối hợp và thực hiện: tách bạch giữa người quản lý với nhân viên thực hiện.
1.2.3 Những yếu tố tích cực và hạn chế trong phương pháp tổ chức lao động F.W Taylor
Với các nội dung nói trên, những điểm tích cực trong ứng dụng lý thuyết của Taylor là:
- Năng suất lao động tăng vượt bậc, giá thành thấp;
- Kết quả cuối cùng là lợi nhuận cao để cả chủ và thợ đều có thu nhập cao. Qua các nguyên tắc kể trên, có thể rút ra các tư tưởng chính của thuyết Taylor là: tối ưu hóa quá trình sản xuất (qua hợp lý hóa lao động, xây dựng định mức lao động); tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp; phân công chuyên môn hóa (đối với lao động của công nhân và đối với các chức năng quản lý); và cuối cùng là tư tưởng “con người kinh tế” (qua trả lương theo số lượng sản phẩm để kích thích tăng năng suất và hiệu quả sản xuất) Từ những tư tưởng đó, đã mở ra cuộc cải cách về quản lý doanh nghiệp, tạo được bước tiến dài theo hướng quản lý một cách khoa học trong thế kỷ XX cùng với những thành tựu lớn trong ngành chế tạo máy.
Ngoài ra, lý thuyết này cũng có mặt trái của nó Trước hết, với định mức lao động thường rất cao đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực Hơn nữa, người thợ bị gắn chặt với dây chuyền sản xuất tới mức biến thành những “công cụ biết nói”, bị méo mó về tâm - sinh lý, và như vậy là thiếu tính nhân bản Từ đó, đã từng có ý kiến cho rằng thuyết này đã né tránh, dung hòa đấu tranh giai cấp mang tính cách mạng Tuy nhiên,tương tự nhiều thành tựu khác của khoa học - kỹ thuật, vấn đề là ở người sử dụng với mục đích nào Chính vì thế, trong khi Lênin phê phán đó là “khoa học vắt mồ hôi công nhân”, ông vẫn đánh giá rất cao như một phương pháp tổ chức lao động tạo được năng suất cao, cần được vận dụng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó điều kiện lao động được cải thiện và lợi nhuận từ lao động thặng dư được sử dụng để nâng cao mức sống vật chất, tinh thần toàn xã hội.
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI FORD MOTOR
Giới thiệu chung về công ty Ford Motor
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Ford Motor là một công ty đa quốc gia gốc Mỹ, đứng thứ 3 thế giới về số lượng xe bán ra trên toàn cầu Ford Motor được Henry Ford sáng lập ở Dearbon, Michigan, vùng ngoại ô của Detroit và được hợp nhất vào 16/06/1903 với 28000 $ từ
12 nhà đầu tư Ford hiện nay gồm nhiều thương hiệu toàn cầu như: Lincoln và Mercury của Mỹ, Jaguar và Land Rover của Anh, Volvo của Thụy Điển Ford sở hữu 1/3 quyền quản lý cổ tức của Mazda
Ford đã cho ra dây chuyền lắp ráp chuyển động đầu tiên của thế giới giảm thời gian lắp ráp khung gầm từ 12.5 giờ xuống 2 giờ 40 phút, làm gia tăng sản lượng Đồng thời Ford giảm giá liên tục và cho ra mô hình nhượng quyền với nhiều khách hàng trung thành với thương hiệu công ty.
Ford Motor sáng lập được 40 năm Ford đã trở thành một trong những công ty có lợi nhuận lớn nhất trên thế giới và cũng là một trong số ít công ty còn lại sau cuộc khủng hoảng trầm trọng Tập đoàn Ford Motor đã tồn tại hơn 100 năm.
Ford thực sự trở thành công ty toàn cầu năm 1904 khi sáng lập ra Ford Canada Năm
1911 mở các nhà máy lắp ráp ở Anh và Pháp đánh dấu bước ngoặt mở rộng thị phần nhanh ra nước ngoài của Ford Ford xây dựng được dây chuyền lắp ráp vào năm 1913. Tiếp theo đó, công ty mở nhà máy lắp ráp ở Đan Mạch (1923), Đức (1925), Áo (1930) và Úc (1925) là chichỉ nhánh của Ford Canada Đến cuối năm 1919, Ford đã sản xuất ra 50% tất cả xe ở nước Mỹ, 40% xe của nước Anh Đến 1920, một nửa tổng số xe ở
Mỹ là loại Ts ( Giá Ts thấp cạnh tranh hơn cả xe nhỏ 3 bánh ở Mỹ) Dây chuyền lắp ráp đã làm thay đổi hoàn toàn nền công nghiệp; các công ty không có dây chuyền lắp ráp nhanh chống rủi ro phá sản 200 công ty lắp ráp xe năm 1920, chỉ còn 17 công ty năm 1940.
Các giai đoạn tiêu biểu
Năm 1922, Ford đã mua Công ty ô tô Lincoln, để cạnh tranh với các thương hiệu như Cadillac và Packard cho phân khúc cao cấp của thị trường ô tô
Năm 1927, Ford đã thay thế T bằng Model A, chiếc xe đầu tiên có kính an toàn trong kính chắn gió
Năm 1929, Ford được chính phủ Liên Xô ký hợp đồng thành lập Nhà máy ô tô Gorky ở Nga, ban đầu sản xuất Ford Model A và AA
Năm 1932, Ford ra mắt chiếc xe giá rẻ đầu tiên với động cơ V8
Cuối năm 1955, Ford thành lập bộ phận Continental chịu trách nhiệm sản xuất và bán chiếc Continental Mark II nổi tiếng
Năm 1958, Ford thành lập bộ phận Edsel để thiết kế và đưa ra thị trường chiếc Continental Mark II
Tháng 11/1959, Ford đã sáp nhập Lincoln, Mercury và Edsel thành "MEL" do doanh số bị hạn chế, sau đó trở lại thành "Lincoln-Mercury" khi Ford quyết định đóng cửa Edsel
Năm 1980, Ford đã giới thiệu một số loại xe rất thành công trên khắp thế giới Năm 1990 và 1994, Ford cũng đã mua lại Jaguar Cars và Aston Martin
Cuối những năm 1990, Ford tiếp tục bán một số lượng lớn xe hơi, trong nền kinh tế
Mỹ đang bùng nổ với thị trường chứng khoán tăng vọt và giá nhiên liệu thấp. Đến năm 2004, Ford bán công ty kỹ thuật đua xe thể thao Cosworth cho Gerald Forsythe và Kevin Kalkhoven.
Năm 2006, Ford báo cáo khoản lỗ hàng năm lớn nhất trong lịch sử công ty là 12,7 tỷ đô la.
Ngày 2/6/2008, Ford bán các mảng của Jaguar và Land Rover cho Tata Motors với giá 2,3 tỷ đô la
Trong năm 2009, Ford đã cung cấp dòng động cơ EcoBoost mạnh mẽ, mang lại khả năng tiết kiệm nhiên liệu nhiều hơn Từ đó, Ford trở thành lựa chọn phổ biến cho các khách hàng có nhu cầu mua ô tô trên toàn thế giới,
Năm 2010, Ford bán Volvo Cars cho Zhejiang Geely Holding Group (Trung Quốc) Năm 2016, với phương châm “Tập trung thay đổi ngành công nghệ ô tô thế giới”, Ford Smart Mobility ra đời, đưa Ford Motor lên một tầm cao mới.
Từ năm 2016 đến nay, Ford liên tục gặt hái doanh thu đứng hàng top trên thế giới. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng của một doanh nghiệp tồn tại hơn 117 năm. Trải qua biết bao thăng trầm, đã có những cuộc khủng hoảng dường như khiến công ty sụp đổ, thế nhưng bằng những chiến lược, hoạch định có tầm, họ trở lại với cuộc đua
2.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ
Ford Motor Company được biết đến là một trong những tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới Công ty này có một loại hình sản xuất kinh doanh bao gồm các hoạt động thiết kế, sản xuất và bán các loại xe hơi, xe tải, xe thể thao và xe điện dưới các thương hiệu Ford và Lincoln Các hoạt động chính của mô hình kinh doanh của Ford bao gồm thiết kế và phát triển sản phẩm, quản lý chuỗi cung ứng, tiếp thị và bán hàng,nghiên cứu và phát triển, quản lý mối quan hệ khách hàng Ngoài ra, Ford còn có lợi nhuận từ việc cung cấp phụ tùng và phụ kiện cho xe cũng như cung cấp dịch vụ bảo trì và sửa chữa thông qua mạng lưới đại lý của họ.
Ngành sản xuất: máy móc tự động
Sản phẩm kinh doanh: Máy móc tự động trong đó chủ yếu là sản xuất ô tô và phụ tùng xe ô tô)
Dịch vụ kinh doanh: Tài chính ô tô, cho thuê xe, dịch vụ xe
Về phân khúc khách hàng, Ford chủ yếu nhằm vào khách hàng cá nhân, người mua đội xe và khách hàng doanh nghiệp đang tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ ô tô khác nhau để giải quyết các nhu cầu vận chuyển khác nhau của họ Công ty cung cấp nhiều loại sản phẩm ô tô khác nhau, từ ô tô giá rẻ, tầm trung, hạng sang và hạng nặng.
Có nhiều kênh khác nhau được sử dụng để tiếp cận người tiêu dùng, các kênh chiếm ưu thế là đại lý, nền tảng trực tuyến và trung tâm dịch vụ được ủy quyền Mạng lưới phân phối mạnh mẽ và rộng khắp của Ford cho phép công ty cung cấp hiệu quả các phương tiện và dịch vụ của họ cho khách hàng trên toàn thế giới Ford Motor là một doanh nghiệp toàn cầu, thị trường tiêu thụ được mở rộng ở rất nhiều nước trên thế giới. Trong năm 2022, Việt Nam được xác định là một trong 4 thị trường trọng điểm cùng với Thái Lan, Nam Phi, Australia.
2.1.3 Đặc điểm lao động và Cơ cấu tổ chức lao động tại Ford Motor
Tập đoàn đa quốc gia Hoa Kỳ Ford Motor là nhà sản xuất ô tô nổi tiếng thế giới, có mặt tại hơn 200 thị trường, sở hữu 350.000 công nhân viên trên mọi châu lục. Không giới hạn sắc tộc
Thực trạng tổ chức lao động tại Ford Motor
2.2.1 Phân công và hợp tác lao động
- Phân công lao động tại Ford Motor Company - một công ty sản xuất ô tô lớn, rất đa dạng và phong phú Công việc được phân chia theo nhiều phạm vi và bộ phận khác nhau để hỗ trợ quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh của họ Dưới đây là một số phân công chính tại Ford Motor Company:
+ Kỹ sư Ô tô: Điều này bao gồm các kỹ sư cơ khí, điện tử, cơ điện tử và các chuyên gia khác tham gia vào việc phát triển và thiết kế các thành phần của ô tô, từ động cơ đến hệ thống điện tử và khung gầm.
+ Nhân viên sản xuất: Công nhân tại các nhà máy sản xuất Ford tham gia vào quá trình lắp ráp và sản xuất ô tô từ các linh kiện.
+ Quản lý sản xuất: Điều này bao gồm người quản lý nhà máy, quản lý dây chuyền sản xuất, người quản lý chất lượng và người quản lý sản xuất hàng ngày để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ.
+ Nhân viên Bán hàng và Tiếp thị: Người làm việc trong bộ phận bán hàng và tiếp thị của Ford chịu trách nhiệm quảng cáo, tiếp thị và bán các mẫu xe hơi của họ. + Nhân viên Nghiên cứu và Phát triển: Các nhóm nghiên cứu và phát triển tại Ford làm việc để phát triển công nghệ mới, cải tiến sản phẩm và tìm ra các giải pháp sáng tạo cho ngành công nghiệp ô tô.
+ Nhân viên Hỗ trợ Khách hàng: Đây bao gồm các vị trí dịch vụ khách hàng, bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng, nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng sau khi mua xe.
+ Nhân viên Hành chính và Tài chính: Công việc hành chính và tài chính bao gồm quản lý tài chính, hóa đơn, tài liệu và các nhiệm vụ quản lý văn phòng.
-> Mỗi bộ phận có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo Ford Motor Company hoạt động hiệu quả và mang lại các sản phẩm chất lượng cho khách hàng.
- Ford đã giới thiệu các phương pháp sản xuất ô tô quy mô lớn và quản lý quy mô lớn của lực lượng lao động công nghiệp bằng cách sử dụng các trình tự sản xuất được thiết kế công phu, tiêu biểu bằng các dây chuyền lắp ráp.
- Tại Ford Motor công ty luôn nâng cao tinh thần và sức mạnh teamwork – làm việc theo nhóm Điểm mấu chốt của Ford Motor là nó khuyến khích sự tập trung lao động, làm việc tích cực theo nhóm và hướng tất cả nhân viên của hãng tới mục tiêu chung là sự thành công của tập đoàn trên thị trường toàn cầu Chiến lược này luôn nhấn mạnh và nêu cao tinh thần teamwork và team building để mang lại sự hài lòng cho các khách hàng, các đối tác mà Ford nhắm tới.
- Hợp tác lao động tại Ford Motor Company thường liên quan đến mối quan hệ giữa công ty và các tổ chức đại diện cho công nhân, như các hiệp hội lao động hoặc công đoàn Mối quan hệ này quan trọng để đảm bảo điều kiện làm việc tốt và công bằng cho nhân viên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của công ty Dưới đây là một số khía cạnh của hợp tác lao động tại Ford:
+ Thương lượng hợp đồng lao động: Các tổ chức đại diện cho công nhân (như công đoàn) thường tham gia vào quá trình thương lượng để đàm phán và ký kết các hợp đồng lao động Hợp đồng này định rõ các điều kiện làm việc, mức lương, phúc lợi, và quyền lợi của nhân viên.
+ Giải quyết tranh chấp lao động: Hợp tác lao động có thể bao gồm việc giải quyết các tranh chấp và xung đột lao động giữa công ty và công nhân bằng cách sử dụng quy trình thương lượng và trọng tài.
+ Cải thiện điều kiện làm việc: Các cuộc thảo luận và hợp tác có thể tạo ra cơ hội để cải thiện điều kiện làm việc, bao gồm các yếu tố như an toàn lao động, giờ làm việc, và môi trường làm việc.
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Các chương trình đào tạo và phát triển có thể được phát triển thông qua hợp tác lao động để nâng cao kỹ năng và hiệu suất của nhân viên.
+ Thúc đẩy sáng kiến và tiến bộ công nghệ: Hợp tác lao động có thể thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến trong quá trình sản xuất và quản lý, đảm bảo rằng công ty luôn duy trì sự cạnh tranh.
Thực trạng sử dụng phương pháp tổ chức lao động tại Ford Motor
Một trong những yếu tố then chốt của chuyên môn hóa lao động tại Ford là việc phân công lao động thành các nhiệm vụ cụ thể Việc này được thực hiện ở mọi cấp độ của tổ chức, từ bộ phận sản xuất đến bộ phận điều hành Ford Motor chia lao động thành các bộ phận, phòng ban chuyên trách từng công việc để phân chia công việc, nhiệm vụ rõ ràng Mỗi phòng ban sẽ bao gồm một số lượng công, nhân viên nhất định với chuyên môn và kỹ năng công việc liên quan.
Một yếu tố quan trọng khác của chuyên môn hóa lao động tại Ford là việc sử dụng dây chuyền lắp ráp Dây chuyền lắp ráp cho phép sản xuất hàng loạt phương tiện bằng cách chia nhỏ quy trình sản xuất thành một loạt các nhiệm vụ nhỏ, lặp đi lặp lại Ví dụ, bộ phận sản xuất phụ tùng sẽ chuyên trách sản xuất các phụ tùng ô tô, bộ phận lắp ráp sẽ chuyên trách lắp ráp ô tô, bộ phận kiểm tra chất lượng sẽ chuyên trách kiểm tra chất lượng ô tô, trên dây chuyền lắp ráp, mỗi công nhân chịu trách nhiệm về một nhiệm vụ cụ thể Điều này cho phép người lao động tập trung vào nhiệm vụ được giao và trở nên thành thạo với nó Nó hoàn toàn trái ngược với phương pháp sản xuất truyền thống, trong đó một công nhân chịu trách nhiệm lắp ráp toàn bộ chiếc xe Không như những chiếc xe khác vào thời điểm đó, mọi chiếc Ford Model T được sản xuất trên dây chuyền của Ford đều sử dụng cùng một loại van, bình xăng, lốp xe để lắp ráp nhanh chóng và có tổ chức Các bộ phận được tạo ra với số lượng lớn, sau đó được đưa trực tiếp đến những công nhân làm việc tại một trạm lắp ráp cụ thể Khung xe được một băng tải xích đưa xuống, sau đó 140 công nhân lắp đặt các bộ phận được phân công vào khung xe Những người khác khác mang linh kiện bổ sung đến các dây chuyền để đảm bảo mọi thứ luôn sẵn sàng, làm giảm thời gian công nhân rời trạm để lấy các bộ phận Trong vô vàn công đoạn sản xuất ô tô, mỗi người thợ trên dây chuyền sẽ phụ trách một công đoạn Vì chỉ cần làm một việc (lắp lốp xe, sơn xe ) nên họ nắm bắt kỹ năng này rất nhanh; công việc lặp lại hằng ngày nên kỹ năng ấy trở nên vô cùng thuần thục Sau khi có dây chuyền sản xuất này, tốc độ sản xuất của công ty Ford lập tức tăng vọt: thời gian sản xuất giảm xuống chỉ còn 93 phút/xe.
2.3.2 Sự phân đoạn quá trình sản xuất
Ford được mệnh danh là cha đẻ của dây chuyền lắp ráp hiện đại và sản xuất hàng loạt Công ty đã tạo ra một môi trường kinh doanh nơi các cá nhân có thể sản xuất số lượng lớn phương tiện thông qua các hành động lặp đi lặp lại một cách nhất quán Vào thời ngành ô tô còn sơ khai, chi phí sản xuất đắt đỏ, ô tô được xem là món đồ chơi dành cho giới thượng lưu cho đến khi dây chuyền sản xuất của Ford xuất hiện với mong muốn đem đến sản phẩm ô tô chất lượng, giá cả phải chăng Tuy nhiên điều đó là không hề dễ dàng Công ty của ông bắt đầu sản xuất ô tô theo hướng truyền thống đòi hỏi rất nhiều linh kiện và thời gian sản xuất lên đến 12 giờ, dẫn đến chi phí nguyên vật liệu và giờ công rất cao, giá thành vẫn không thể tối ưu được.
Ford đã thử cách khác, bắt đầu bằng việc liệt kê từng bước tạo thành một sản phẩm,sau đó chỉ định cho công nhân của mình chuyên môn hóa một khâu nhất định, ô tô được đặt trên một loại máy tương tự như băng chuyền, từ đó di chuyển qua các công đoạn cho đến khi hoàn thiện Phương pháp này đã giúp giảm giờ công lao động từ 12 giờ xuống còn 2 giờ 30 phút, giá thành được giảm đáng kể. Để tiếp tục giảm thời gian chế tạo ô tô, Ford đã yêu cầu công nhân của mình đứng yên tại chỗ Mặc dù vậy, trong cùng năm đó, Ford đã thuê Taylor để quan sát công nhân của mình và trong một dây chuyền lắp ráp khi thân xe được di chuyển qua các trạm làm việc riêng lẻ Công nhân sẽ kéo ô tô bằng dây thừng qua hết trạm này đến trạm khác, cho phép mỗi công nhân t vhực hiện nhiệm vụ được chỉ định của mình trước khi di chuyển ô tô đến trạm tiếp theo Quá trình này được lặp lại cho đến khi quá trình chế tạo chiếc ô tô hoàn tất.
Khi Ford tiếp tục quan sát quy trình sản xuất mới của mình, ông còn nhận thấy nhiều hơn Lý thuyết quản lý của Taylor được hình thành dựa trên nguyên tắc cá nhân người lao động sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu họ được giao những nhiệm vụ phù hợp những lĩnh vực có thể được cải thiện Ví dụ, ông nhận thấy rằng trung bình một số nhiệm vụ mất nhiều thời gian để hoàn thành hơn những nhiệm vụ khác, dẫn đến việc ông phải hiệu chỉnh lại các phương pháp gia công trong các lĩnh vực khác để bù đắp cho thời gian chờ đợi lâu hơn Ford tiếp tục cải tiến và hợp lý hóa quy trình, và đến năm 1913, ông đã giới thiệu dây chuyền lắp ráp hoàn toàn chạy bằng điện tại nhà máy mới mở của mình ở Highland Park, Michigan (Viện Franklin) Chỉ sau vài năm ngắn ngủi, Ford đã cố gắng giảm thời gian sản xuất trung bình của một chiếc Model T xuống còn
Dây chuyền là một thiết bị có băng chuyền chuyển động liên tục Băng chuyển không ngừng đưa sản phẩm chạy về trước với rất nhiều công nhân đứng hai bên Mỗi công nhân chỉ phụ trách hoàn thành một công đoạn rồi để sản phẩm chạy về trước cho công nhân phụ trách khâu kế tiếp Sau vài chục công đoạn, một sản phẩm hoàn chỉnh sẽ hình thành Dây chuyền kết hợp vài chục công đoạn do vài chục người phụ trách. Trước đó, những người thợ tay nghề cao phải mất rất nhiều thời gian mới sản xuất được một chiếc ô tô Những công nhân này phụ trách tất cả các công đoạn (từ sản xuất lốp xe cho đến lắp ráp ô tô) nên tốc độ sản xuất rất chậm và chi phí rất cao.
Dây chuyền sản xuất ô tô của Ford chia quá trình sản xuất thành nhiều công đoạn.Đầu tiên là lắp ráp khung xe trên băng chuyền; thợ hàn sẽ hàn các bộ phận lại để băng chuyền đưa đến chỗ người thợ tiếp theo lắp cửa… Sau khi mui và thân xe được lắp ráp,dây chuyền sẽ đưa xe đến khu vực sơn Sau đó, người ta sẽ lắp động cơ, bảng đồng hồ,ghế ngồi, rồi đến bánh xe… Tổng cộng, quá trình sản xuất Ford Model T có thể được chia thành 84 bước, và mấu chốt là các bộ phận có thể hoán đổi cho nhau.
Trong tình hình cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, Ford Motor đã áp dụng một nguyên tắc quan trọng có tên là "Cá nhân hóa" để tối ưu hóa quy trình sản xuất và tạo môi trường làm việc hiệu quả hơn cho nhân viên của mình.
Cá nhân hóa trong ngữ cảnh này có nghĩa là mỗi nhân công trong nhà máy Ford được giao một công việc độc lập và ít liên quan đến các bộ phận sản xuất khác Điều này có nhiều ảnh hưởng tích cực đến quá trình sản xuất và tạo ra nhiều lợi ích đáng kể: Tăng tốc độ sản xuất: Việc phân công công việc theo mô hình cá nhân hóa đã giúp Ford nâng cao tốc độ sản xuất đáng kể Mỗi nhân công chịu trách nhiệm duy nhất cho một phần cụ thể của quá trình sản xuất, điều này giúp giảm thời gian chờ đợi và tối ưu hóa quy trình làm việc.
Tăng hiệu suất làm việc: Nhân công có tồn quyền chủ động trong phần công việc của họ Họ trở nên chịu trách nhiệm cao hơn đối với kết quả cuối cùng, và điều này thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn.
Môi trường làm việc thân thiện hơn: Với mỗi người làm một công việc cụ thể, nhân viên Ford ít phải tương tác với đồng nghiệp trong các bộ phận khác Điều này tạo ra một môi trường làm việc ít căng thẳng hơn, giúp họ tập trung vào công việc của mình mà không phải lo lắng về mối xung đột hoặc sự đố kị trong nhóm làm việc. Để minh họa rõ hơn về cách cá nhân hóa đã thúc đẩy sự cải thiện trong sản xuất ô tô tại Ford Motor, hãy xem xét ví dụ sau:
Khi một nhân công chịu trách nhiệm lắp ráp một bộ phận cụ thể của xe hơi, anh ta có thể tập trung hoàn toàn vào công việc này mà không cần phải lo lắng về các công đoạn khác Điều này giúp giảm thiểu sai sót và tăng độ chính xác trong quá trình lắp ráp Đồng thời, anh ta cũng có thể hiểu rõ hơn về công việc của mình và đặt ra các cách để cải thiện hiệu suất và tiết kiệm thời gian.
Tóm lại, nguyên tắc cá nhân hóa trong sản xuất đã mang lại nhiều lợi ích cho Ford Motor, bao gồm tăng tốc độ sản xuất, tăng hiệu suất làm việc và tạo ra môi trường làm việc thân thiện hơn Điều này đã giúp Ford Motor duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp ô tô và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
2.3.4 Định mức thời gian bắt buộc để hoàn thành một nhiệm vụ công việc Tại Ford Motor, nguyên tắc định mức thời gian bắt buộc để hoàn thành một nhiệm vụ công việc được áp dụng một cách khoa học và hiệu quả Công ty thực hiện việc xác định định mức thông qua một quá trình cụ thể, bao gồm các bước sau:
- Xác định công việc cụ thể: Để bắt đầu quá trình xây dựng định mức, công ty xác định công việc cụ thể mà một công nhân cần thực hiện Điều này có thể bao gồm lắp ráp một phần cụ thể của xe hơi hoặc thực hiện một công đoạn trong quy trình sản xuất.
Đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp tổ chức lao động tại Ford Motor
Henry Ford đã áp dụng rất thành công phương pháp tổ chức lao động của F.W. Taylor và những người kế nhiệm ông tại Công ty Ford Motor Theo nội dung tổ chức lao động theo nguyên tắc của F.W Taylor chúng ta có thể thấy ưu điểm nổi bật nhất của lý thuyết này là nó được phân chia theo chức năng quản lý Việc áp dụng phương pháp của Taylor và tư tưởng quản lý “chuyên môn hóa”, “tiêu chuẩn hóa” đã giúp nâng cao đáng kể năng suất lao động của công nhân nhà máy.
Ford có thể thúc đẩy sự đào tạo và phát triển của nhân viên trong một thời gian ngắn để đảm bảo họ có đủ kỹ năng để thực hiện công việc quản lý của công ty Đội ngũ này thực hiện nghiêm túc và đầy đủ nhiệm vụ được giao Nếu căn cứ vào những loại công việc khác nhau về mặt quản lý để phân công cho từng người theo năng lực khác nhau của họ thì mỗi người chỉ cần có khả năng về một số mặt là có thể đảm nhiệm được công việc đó.
Phương pháp này cũng thể hiện rằng nếu toàn bộ phân xưởng sử dụng dụng cụ, thiết bị, phương pháp đúng tiêu chuẩn quy định, do thực hiện quản lý khoa học sẽ giúp công ty chuẩn hóa khâu tiền sản xuất kế hoạch và ban hành lệnh sản xuất chi tiết được chỉ huy và hỗ trợ trực tiếp bởi trưởng nhóm tại nơi làm việc nên dù công việc của công ty phức tạp vẫn có thể thấy công nhân lương thấp đảm nhiệm, giúp giảm chi phí nhân công, giá thành sản phẩm, giúp tăng lợi nhuận của công ty và khả năng bán sản phẩm với giá thấp để cạnh tranh.
Ngoài ra, chế độ trả tiền lương của Ford theo phương pháp Taylor giúp khuyến khích người lao động làm việc hoàn thành định mức và vượt định mức, người lao động say mê làm việc hơn Qua đó tạo động lực cho lòng trung thành của đội ngũ nhân công, và cải thiện mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, giảm thiểu mâu thuẫn và xung đột giữa hai bên.
2.4.2 Ưu điểm của công tác tổ chức lao động theo phương pháp của F.W Taylor Đối với hoạt động sản xuất của Công ty:
Quy trình dây chuyền lắp ráp cho phép Ford sản xuất ô tô nhanh hơn và giá thành được giảm đáng kể Năm 1914, nhà máy Highland Park có thể sản xuất ra 1 chiếc Model T trong vòng 93 phút, cho phép Ford giảm chi phí sản xuất xuống dưới 300 USD trên 1 đơn vị sản phẩm, thấp hơn gần 600 USD so với giá 15 năm trước Model T được coi là một trong những chiếc xe có giá cả phải chăng nhất dành cho tầng lớp trung lưu vào thời điểm đó Việc sở hữu một chiếc ô tô không còn được coi là một sản phẩm xa xỉ dành riêng cho giới thượng lưu Hiện nay, sau đại dịch Covid 19, Ford nằm trong top 10 nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới Đối với người lao động:
Vào những ngày đầu năm 1914, Ford đã tăng lương mà ông đang trả cho công nhân của mình từ 2,83 đô la cho ngày làm việc 9 giờ lên 5,00 đô la cho ngày làm việc 8 giờ. Kết quả là Ford đã cải thiện đáng kể tinh thần làm việc của công nhân và tiếp tục phát triển cơ sở khách hàng tiềm năng của mình Việc tăng lương và giảm giờ làm của Ford đã giúp cho công nhân có cuộc sống tốt hơn, năng suất lao động ở mức cao, trung thành với công việc hiện tại và có thể mua được sản phẩm mà họ chế tạo.
Với việc sắp xếp lao động một cách khoa học, chuyên môn hóa công nhân ở mọi cấp độ của tổ chức, từ dây chuyền lắp ráp đến bộ phận điều hành đã phát huy được sở trường của người lao động, khiến họ hoàn toàn có thể phát huy vừa đủ năng lực ở mức tốt nhất nhằm mục đích đạt được nhu yếu, nâng cao hiệu suất lao động trên toàn diện và tổng thể và không có động tác thừa.
Việc xác lập định mức thời hạn sản xuất tối ưu giúp người lao động bắt buộc phải tập trung vào công việc của mình để hoàn thành đúng thời gian quy định để cho dây chuyền sản xuất không bị lỡ nhịp gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất Điều này đã tạo ra một môi trường sản xuất hiệu quả, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đánh giá hiệu suất công nhân. Đối với ngành sản xuất thế giới
Dây chuyền lắp ráp của Ford dẫn đến nhu cầu thị trường lớn đối với ô tô và thay đổi quy trình sản xuất hàng loạt trên nhiều sản phẩm và ngành công nghiệp.
Ngành công nghiệp ô tô đã tiếp tục phát triển mạnh trong suốt thế kỷ 20 và 21, tận dụng hiệu quả mới và giảm chi phí, đồng thời dẫn đến những cải tiến thường xuyên đối với quy trình sản xuất trên tất cả các ngành.
2.4.3 Nhược điểm của công tác tổ chức lao động theo phương pháp của F.W Taylor Định mức lao động thường rất cao, đòi hỏi công nhân phải làm làm việc cật lực mới hoàn toàn có thể hoàn thành xong được định mức và vượt định mức Điều này có thể gây ra căng thẳng và làm giảm sự hài lòng của nhân viên làm việc tại Ford
Tại Ford, sau khi áp dụng dây chuyền lắp ráp vào sản xuất, công nhân thường bị coi là một phần của máy móc sản xuất, họ cảm thấy nhàm chán vì giờ đây họ chỉ làm một hoặc hai nhiệm vụ thay vì làm nhiều việc để chế tạo toàn bộ một chiếc xe.
Dân chủ và cơ hội công bằng trong các xí nghiệp sản xuất chưa được quan tâm Đây là hạn chế ảnh hưởng lớn nhất đến tâm trí người lao động, khiến năng suất lao động giảm sút, bởi ai cũng có cơ hội như nhau để phát huy hết năng lượng và tiềm năng của mình, sức mạnh của bạn ở mức cao nhất.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY FORD MOTOR
Ford Motor cần có những chính sách luân chuyển lao động đối với các vị trí khác nhau Sự luân chuyển cần đảm bảo sự phù hợp với năng lực và nguyện vọng của người lao động Đi kèm với các chính sách luân chuyển là một số chính sách đãi ngộ, giúp người lao động có thêm động lực tham gia vào quy trình luân chuyển lao động của doanh nghiệp Thứ hai, triển khai các nhóm bán tự quản
Việc tổ chức các nhóm bán tự quản này sẽ giúp người lao động chủ động và có trách nhiệm hơn trong công việc, doanh nghiệp qua đây có thể tìm thấy được những lao động có tố chất lãnh đạo, từ đó xây dựng được lộ trình phát triển phù hợp.
Ngoài ra, đây còn là giải pháp giúp người lao động có hứng thú với công việc hơn, tạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc giữa các đồng nghiệp, cải thiện được áp lực tâm lý khi làm việc Xây dựng một môi trường lành mạnh, thân thiện.
Thứ ba, sắp xếp đúng người, đúng việc
Về chuyên môn hóa sản xuất theo dây chuyền, mỗi công nhân thì có trình độ chuyên môn riêng nên sẽ sắp xếp vào những công đoạn cần những kỹ năng đó Để có thể đạt được hiệu quả công việc tốt nhất, người quản lý cần xác định đúng khả năng của người lao động để đưa họ vào vị trí phù hợp nhất.
Thứ tư, xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Ta có thể thấy rằng việc tăng năng suất lao động không những phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh như: điều kiện lao động, chế độ nghỉ ngơi… mà còn phụ thuộc vào tâm lý người lao động và bầu không khí trong tập thể lao động Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp Ford Motor phù hợp và vững mạnh, cần phải xây dựng trên hai tiêu thức quan trọng nhất: mức độ quan tâm của nhà quản lý đối với người lao động và mức độ gắn bó, mong muốn của người lao động với doanh nghiệp.