1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - LỊCH SỬ DESIGN - đề tài - Phong cách trẻ Phong trào cải cách & nghệ thuật mới

55 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong cách trẻ Phong trào cải cách & nghệ thuật mới
Chuyên ngành Lịch sử Design
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 10,8 MB

Nội dung

Phương thức sản xuất mới: sản xuất công nghiệp => làm cho sản xuất sản phẩm không còn theo hình thức thủ công mà thay vào đó là các chủ xí nghiệp và kĩ sư => Phân công lao động nạn bóc l

Trang 1

Phong cách trẻ Phong trào cải cách & nghệ thuật mới

Trang 2

Quá trình công nghiệp hóa – kỹ thuật – cơ khí hóa

Khởi điểm của các cuộc cách mạng bắt đầu vào thời đại lý trí (1687-1789) CM trí thức thắng lợi của chủ nghĩa tư bản và những phát minh kỹ thuật quan trọng thời cận hiên đại như: thoi dệt (1733), máy kéo sợi dây (1767), máy hơi nước James Watt (1765),… Đã giúp công nghiệp cất cánh hình thành một nền văn minh mới: Văn minh công nghiệp

1765, James Watt sáng chế ra máy hơi nước

 Khởi đầu cho CM công nghiệp tại Anh năm 1765

 Tiền đề cho sản xuất công nghiệp hàng loạt, tạo đà thúc đẩy phát triển nền

công nghiệp cơ khí

Bản vẽ thiết kế - giai đoạn quá độ chuyển từ sản xuất thủ công lên cơ khí (giai

đoạn tách giữa lao động cơ bắp và lao động cơ khí )

 Môn Vẽ Kĩ thuật được chuyên môn hóa, trở thành bộ môn hàng đầu trong sản xuất công nghiệp

Những yêu cầu quan trọng nhất của Design hiện đại như công năng, sự thuần khiết và chuẩn xác hình thành nhưng con người còn nặng về tín ngưỡng => chưa được coi trọng

Trang 3

1848 Cách mạng công nghiệp toàn Châu Âu, Anh trở thành “công xưởng của thế giới”

• Các lò gốm sứ lớn ở Anh không chỉ sản xuất phục vụ riêng cho giới quý

tộc mà còn sản xuất hàng loạt

• Các xưởng sản xuất đồ gỗ như Wedgwood pottery (gốm men xanh)

• Xuất bản sách giới thiệu các mẫu mã hàng hóa, hướng dẫn cho lý luận và

phong cách nửa đầu TK XIX (K.F Schinkel và G.Semper)

• Thị dân hình thành tạo nên các đô thị, làm thay đổi nếp sống đô thị và ảnh hưởng đến quan niệm về Design

Trang 4

Phương thức sản xuất mới: sản xuất công nghiệp => làm cho sản xuất sản phẩm không còn theo hình thức thủ công mà thay vào đó là các chủ xí nghiệp và kĩ sư => Phân công lao động (nạn bóc lột sức lao động (phụ nữ và trẻ em)) => xã hội đói nghèo, sinh hoạt khốn cùng).

 Hậu quả: Sự phân hóa giai cấp tư sản và vô sản => mâu thuẫn đối kháng

tăng: điều kiên sinh hoạt quá tồi tệ của giai cấp công nhân, sự gia tăng của ô nhiễm môi trường, sự nhàm chán thừa thãi của các trang trí hoa văn => Phong trào nổi loạn, phong trào cải cách nhằm khắc phục hậu quả của công nghiệp hóa

Phân công lao động

Trang 5

Trong một thời đại mà hình dáng của rất nhiều sản phẩm còn mang nặng dấu ấn của phương thức sản xuất thủ công, đặc biệt là chủ các xí nghiệp sản xuất

đồ gỗ đang tìm cách thể hiện các hìn hdáng truyền thống cổ điển của phong cách lịch sử qua sản xuất bằng các máy tiện, máy khắc thì Michael Thornet đã biết sử dụng phương thức sản xuất mới hiệu quả, đơn giản trong sản xuất đồ gỗ ông đã sử dụng áp lực của hơi nước để ép các thanh gỗ, uốn gỗ theo những hình dáng mới cong lượn, tạo ra hình thức mới cho

đồ gỗ Bàn ghế của Thornet nhẹ nhàng, giá cả phải chăng và tiện dụng hơn hẳn các loại bàn ghế cầu kỳ trước đây Thành công của ông đồng thời cũng ảnh hưởng đến chủ nghĩa Tân công năng về sau này.

Michael Thonet (1796 - 1871) – Designer của thế kỉ XIX

Trang 6

Ghế uốn Thonet Vienna Caf số 14 thiết kế năm1859

Trang 7

• Sản xuất hàng loạt theo phương pháp công nghiệp đã sản sinh ra nhiều

đồ gỗ và các sản phẩm tiêu dùng hiện đại nhưng đáng tiếc là các sản phẩm này lại trang trí bằng các hình dáng cổ lỗ, cũ kỹ đôi khi còn xấu xí và sao chép các hình mẫu rẻ tiền, không hợp lý và phù phiếm Các mẫu đồ

gỗ quá cồng kềnh, thô kệch không thể phù họp với điều kiện sống chật chội tại các đô thị

• Nhu cầu cải cách thúc bách dư luận xã hội Những người xã hội dân chủ

và phong trào công đoàn đòi cải thiện điều kiện sống và phải sản xuất các mặt hàng tiện dụng và rẻ tiền phục vụ số đông lao động Tầng lớp trí thức

tư sản nhận thấy nguy cơ của các phong cách lai tạp đang phá hoại ý thức hệ thẩm mỹ và hạn chế sự phát triển của các sản phẩm sản xuất hiện đại

• Các phong trào xuất hiện đầu tiên ở Anh rồi lan sang Đức với mong muốn tìm một lối thoát và bắt đầu bằng cuộc cải cách trong lĩnh vực thủ công

mỹ nghệ

Sự hình thành các phong trào cải cách

Mục đích của các phong trào cải cách đều giống nhau ở chỗ nhằm khắc phục các hậu quả của quá trình công nghiệp hóa và tẩy chay chủ nghĩa lịch sử nhưng khác nhau

về phương pháp giải quyết bằng các chính sách trong kinh tế chính trị và thẩm mỹ.

Trang 8

Nhà thiết kế người Anh Ebenezer Howard là người xây dựng kế hoạch đầu tiên về một dự án có tên gọi là Thành phố vườn.

Năm 1891 hãng Krupp xây dựng các khu nhà ở đầu tiên cho công nhân của mình

Năm 1909, thành phố vườn đầu tiên được thực hiện tại Dresden – Hellerau Đức

Ebenezer Howard

Trang 9

 Những phong trào cách tân trong thủ công mỹ nghệ và trong các lĩnh vực

xã hội đã đánh dấu sự ra đời của lịch sử mỹ thuật công nghiệp, khi nhận

thức của con người dần dần thấy được mối quan hệ của nền sản xuất công nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến công nghệ, hình dáng, công năng và sử dụng của sản phẩm

Trang 10

Quá trình công nghiệp hóa là một sự chuyển động to lớn của kỹ thuật và cơ khí Người ta gọi thế kỷ 19 là thế kỷ của Kỹ Sư Phát minh về kỹ thuật đặc biệt được phát triển mạnh mẽ ở Mỹ vào giữa thế kỷ XIX:

Tác động của khoa học kĩ thuật thời kì công nghiệp hóa Đăng ký bản quyền tác giả

Trang 11

1874: xe điện đầu tiên chạy ở New York

Trang 12

1876, P.Remington đưa vào sản xuất chiếc máy đánh chữ

(cơ khí) đầu tiên

Trang 13

1835, S.Colt đăng kí bản quyền khẩu súng lục của mình.

Trang 14

Ngành đường sắt cũng được cơ khí hóa :

Tàu Pullmann do hãng G.M thiết kế.

Trang 16

Do sự phát triển của sản xuất hàng loạt => việc đăng ký bản quyền tác giả

đã trở thành nhu cầu tất yếu

Tuy vậy, có một điều ít ai để ý tới: lúc này xu hướng và phong cách lịch sử với các loại bàn ghế có tính phô trương vẫn chiếm ưu thế

Những sản phẩm máy móc và bàn ghế lắp đặt này có hình dáng kỹ thuật khô khan, thiếu hẳn những đường nét trang trí nghệ thuật Các hình dáng kỹ thuật đó được hình thành trên cơ sở kinh tế cho sản xuất hàng loạt

Trang 17

• Đô thị hóa bùng nổ, dân số tăng nhanh.

• Những tiến bộ kĩ thuật của thế kỉ XIX mang lại những phương thức sản xuất mới, những thiết bị với công năng mới nhưng vẫn chưa có thẩm mỹ

mới cho các sản phẩm công nghiệp

• Các chủ xí nghiệp mong muốn phô diễn sự giàu có bằng một phong cách phô trương có tính lịch sử đầy ắp các hoa văn rườm rà thông qua các sản phẩm nội thất như cửa sổ, cửa kính, các vật dụng bằng gỗ quý, vải vóc đắt

tiền…

• Các mẫu mã sản phẩm của các thời đại khác nhau được sao chép khắp nơi; các xưởng thủ công và xí nghiệp đua nhau chép lại để sản xuất, biến chúng thành các hàng hóa hàng lọat vừa rẻ vừa xấu

Chủ nghĩa lịch sử - Phong cách phô trương

 Chủ nghĩa lịch sử bị lên án và coi là VẬT CẢN đối với sự phát triển Ông Semper là người đầu tiên đã lên tiếng cho rằng Chủ nghĩa lịch sử đã LỖI THỜI, CỔ HỦ với mong muốn đoạn tuyệt cái cũ và đã được nhiều đại diện các hãng ủng hộ

Trang 18

Triển lãm thế giới và hội chợ quốc tế

• Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã tạo đà thông thương về hàng

1876, Triển lãm tại Philadelphia cũng bị lên án là 1 thất bại thảm hại

1884, Triển lãm thế giới tại Chicago

1889, triển lãm quanh tháp Eiffel, Paris

1897, Triển lãm thế giới tại Brussel

Trang 19

William Morris (1834-1896)

“ Have nothing in your houses which you do not know to be useful or believe to be beautiful (1880)”

Trang 20

• William Morris sinh ngày 24/3/1834 tại Elm House, Walthamstow,

London Morris nhìn thấy hậu quả của của sản xuất công nghiệp hàng loạt, đó là sự ô nhiễm môi trường, là lao động khổ sai, là hàng loạt hàng hóa xấu xí Ông gọi đó là “công trình thống trị nhơ bẩn của chủ nghĩa tư bản và đó là kẻ thù của nhân loại”

• Morris kêu gọi tạo cho xã hội những đồ dùng được sản xuất theo phương pháp thủ công với một trình độ thẩm mỹ cao Ông yêu cầu các hãng lược

bỏ mọi sự rườm rà về hoa văn trang trí cũng như các chất liệu bất hợp lý

để sáng tạo ra các trang trí đơn giản, rõ ràng và khúc chiết

Trang 21

Red House

Trang 25

Phong trào cách tân trong Mỹ thuật mỹ nghệ

Được đưa ra bởi William Morris cùng với sự kết hợp của nhà triết học, nhà phê bình nghệ thuật J.Ruskin và họa sĩ W.Crane

Phong trào này đoạn tuyệt với chủ nghĩa lịch sử và coi thiên nhiên là nguồn cảm hứng sáng tạo, tạo ra vẻ đẹp bắt nguồn từ cây cỏ, hoa lá và cấu trúc tạo hình hợp lý

Ảnh hưởng và tác động lớn đến phong cách trẻ và sự phát triển của liên đoàn thủ công Đức và Bauhaus

Trang 26

• Khởi đầu của phong cách trẻ được đánh dấu vào lúc chuyển giao thế kỉ,

nhưng mầm mống của nó đã bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỉ XIX

• Phong cách trẻ đã lấy từ các hình trang trí thiên nhiên, của phong trào mỹ thuật mỹ nghệ để nâng cao, cách điệu nó lên thành những đường nét chuyển động nhịp nhàng, biến chúng thành những hoa văn Hình trang trí

đó là những bông hồng, các thân cây mềm mại, bởi chúng cũng là những biểu tượng có nội dung sâu xa Các hình thể này được cấu trúc tự do, không cân đối đẽ tạo nên vẻ đẹp tự nhiên hợp lý Không gian được coi trọng như không tác phẩm nghệ thuật tổng thể, hoa văn được coi là cầu nối của không

cỏ cây hoa lá

Phong cách trẻ

Trang 27

Lọ hoa sứ của hãng Doulton & Co.,

London 1893 phong cách Art Deco (Anh)

Trang 28

Ghế “Con sên” (Snails) của Bugatti 1902

Trang 29

Áp phích do Lo Alphonse Mucha thiết kế năm 1890

Trang 30

• Phong cách trẻ Đức hay còn gọi là Jugendstil do Riemerschmid khởi

xướng

• Đặc điểm: mang nhiều tính kết cấu – kĩ thuật và pha tạp tính dân gian thủ công nghiệp, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa duy lý và các mẫu mực của

sản xuất đã có từ trước tại Anh

• Phát triển mạnh trong ngành thiết kế đồ họa, bao gồm minh họa đen trắng và màu, kí tự tay thiết kế, thậm chí kiến trúc và đồ nội thất bằng nhiều cách tương tự như những truyền thống của nghệ thuật và phong trào Thủ công mỹ nghệ

Những nhà thiết kế tiêu biểu:

• Riemershmid (người khởi xướng phong trào Jugendstill): bộ dao ăn, ghế

bành, ghế tựa (1899)…

• J.M Olbrich: nội thất phòng ngủ (1901)

• P.Behrens: nội thất phòng ăn (1903)

Phong cách trẻ Đức - Jugendstil

Trang 35

Ghế tựa do Riemerschmid thiết kế năm 1899

Trang 36

Phong cách trẻ Đức - Jugendstil

Khắc gỗ màu của Behrens năm 1898

Trang 37

Art nouveau là một trường phái quốc tế, một phong cách nghệ thuật, kiến

trúc, nghệ thuật ứng dụng (đặc biệt là nghệ thuật trang trí) phổ biến vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 (1890–1905) tại Paris

Đặc điểm: thường được trang trí bằng các nhành cây dây leo và các loại hoa

lá mang tính biểu tượng cao Và các hoa văn trang trí đó được các nghệ sĩ tài hoa nâng lên một tầm cao mới

VD: các nghệ nhân đồ gỗ như A.Charpentier, L.Majorrelle (sử dụng hình dáng của cỏ cây hoa lá cách diệu dơn giản đưa vào sản phẩm của họ)

Tiêu biểu: các lọ hoa, bình dựng và cốc tách đựng thủy tinh của E.Galle

và A.Daum

Trên hết tại Pháp: H.Guimard đã thiết kế cửa nhà ga tàu điện ngầm Paris theo một phong cách mới ( kết hợp hòa hòa giữa thẫm mĩ với cấu trúc kĩ thuật hiện đại)

Phong cách trẻ Pháp Art Nouveau

Trang 38

Trong thiết kế nội thất:

Phong cách trẻ Pháp Art Nouveau

Trang 39

Trong thiết kế nội thất:

Phong cách trẻ Pháp Art Nouveau

Trang 40

Trong thiết kế nội thất:

Phong cách trẻ Pháp Art Nouveau

Trang 42

Lối lên xuống ga tàu điện ngầm Metropolitain paris

1900 do H Guimard thiết kế

Trang 43

Nghệ thuật mới Bỉ

Brussel từ lâu là trung tâm hội nghị của các nghệ sĩ và các nhà thiết kế tiến

bộ Trong hiệp hội còn có 2 kiến trúc sư nổi tiếng nhất là đại biểu của phong cách trẻ lúc bấy giờ: Henry-Clément vande Velde và Victor Horta

Ở Brussel, người ta đưa hoa văn vào trang trí nội thất Horta nhanh chóng ứng dụng các loại vật liệu mới , kết cấu bằng sắt và thủy tinh của cung pha lê London 1851 và cấu trúc tháp Eiffel 1884-1889 để trang trí hoa lá lên mặt phẳng và các kết cấu chịu lực theo phong cách trẻ Cống hiến của Horta là ông đã biết ứng dụng vật liệu xây dựng mới để thiết kế thành các cấu trúc

tự do , tạo nên những không gian lớn đầy ánh sáng và trang hoàng chúng một cách hài hòa trong một nội thất thống nhất về phong cách

H.van de Velde kịch liệt chống đối sự tùy tiện trong nghệ thuật và chủ nghĩa lịch sử , ông ca ngợi nghệ thuật thủ công Những bàn ghế do ông thiết kế có chất lượng cao về nghệ thuật và giá trị nhưng ông cũng không tán thành công nghiệp hóa

Trang 44

Nghệ thuật mới Bỉ

Trang 45

Ghế bành Van de Velde thiết kế năm 1904

Trang 46

Nghệ thuật mới Bỉ

Một số kiểu ghế do Mackintosh thiết kế

Trang 47

Secession Vienna

Tại Vienna 1897, một hiệp hội ly khai được thành lập, phong cách của hiệp hội ly cũng giống như những phong trào khác là chống lại các viện hàn lâm

và chủ ngĩa lịch sử và dựa trên ý tưởng vể một tác phẩm mỹ nghệ tổng thể

và cuộc cải cách ngành thủ công

Dưới ảnh hưởng của Mackintosh, một ngôn ngữ tạo dáng trong sáng cũng

đã hình thành và phát triển ngôn ngữ đó thể hiện tính ngay ngắn, vuông thành sắc cạnh và sự rõ ràng của các đường nét

Tại Vienna, người ta đã khắc phục được phong cách trẻ Các bản thảo chuẩn xác của Hoffmann và Moser trở thành những xu lực cho liên đoàn thủ công Đức và Bauhaus

Trang 48

Secession Vienna

Trang 50

Áp phích quảng cáo triễn lãm Secession Vienna năm 1903

Trang 51

Secession Vienna

Bộ bàn ghế do Hoffmann thiết kế năm 1906

Trang 52

Secession Vienna

Ghế bành do O Wagner thiết kế năm 1906.

Trang 53

Phong cách trẻ giữa nghệ thuật và công nghiệp

Phong cách trẻ quốc tế là 1 phong trào cải cách mà ngày nay người ta phải

• Họ đề cao những vật liệu đắt tiền thường được chế tạo thủ công và chỉ

có tầng lớp giàu có đại tư sản mới có thể với tới

 Cuối cùng, cuộc trỗi dậy chính đáng chống lại chủ nghĩa lịch sử và đa số mặt hàng công nghiệp xấu xí về nhiều phương diện đã dẫn tới sự thụt lùi và thậm chí còn làm trì hoãn ngành thiết kế công nghiệp hiện đại

Trang 54

Những đóng góp của phong cách trẻ:

• Tạo ra kiểu trang trí năng động hơn

• Tìm kiếm trong ngành kiến trúc những cảm xúc mới về không gian và trong thiết kế là cách sử dụng, có ý thức hơn đối với vật liệu và lựa chọn những hình dáng phù hợp với thiết kế

• Họ chống đồi lại các viện hàn lâm cổ và thay thế các hình mẫu lịch sử

bằng những hình mẫu về cây cỏ hoa lá

• Họ nhận thức được các vấn đề công nghiệp hóa

• Những hương pháp và cách suy nghĩ mang tính lý luận về chức năng của

các vật dụng

• Họ vận dụng các phong cách hiện đại tiên phong

• Họ tìm được những ngôn ngữ tạo hình xác thực

Phong cách trẻ giữa nghệ thuật và công nghiệp

Trang 55

Phát minh máy hơi nước của James Watt đã bắt đầu dấy lên làn sóng cách mạng công nghiệp bùng nổ

mà khởi điểm là nước Anh sau đó lan ra toàn châu Âu Sự áp dụng hơi nước để uốn dẻo gỗ trong sản xuất của Micheal Thonet là một phương pháp quan trọng Người ta bắt đầu chú ý đến việc sản xất hàng loạt các sản phẩm với kiểu dáng đơn giản và phù hợp Các nhà thiết kế lúc bấy giờ đã cảm thấy hoàn toàn mệt mỏi trước các thiết kế sao chép lại các kiểu dáng cũ của chủ nghĩa lịch sử, xấu xí và thô kệch bởi công nghệ chưa đáp ứng được với các thiết kế hoa văn phức tạp, rườm rà

William Morris, Ebenezer Howard,… là các nhà thiết kế có tư tưởng tiến bộ nhưng họ chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm các thiết kế để khắc phục lại những hậu quả mà công nghiệp hoá mang lại, giải phóng đời sống đói khổ cho công nhân Thế nhưng việc thiết kế nhà vườn của Howard vượt quá điều kiện và khả năng của công nhân lúc đó Sự nhận thấy hậu quả của sản xuất công nghiệp của Morris và các việc làm của ông cũng chỉ dừng lại ở việc ông được mệnh danh là chiến sĩ bảo vệ môi trường Chính vì thế chưa

có một sự thúc đẩy mạnh mẽ nào làm cho Phong cách trẻ phát triển vụt lên vượt bậc và thành công.Họ vẫn có mong muốn được tự do, được thay đổi thoát khỏi lối sáng tác xưa cũ lỗi thời của chủ nghĩa lịch

sử, nhưng bởi quá đặt nặng vấn đề tính nghệ sĩ cá nhân, vẫn hướng về lao động thủ công mà quên đi vai trò và khả năng phát triển của nền công nghiệp Lối suy nghĩ và tư tưởng cũ đã thấm nhuần bấy lấu khiến sự đột phá của họ vẫn bị ám ảnh và quay về với các kiều dáng trang trí cũ, sự thay đổi mới mẻ bây giờ chỉ là sự thay đổi kiểu hoa văn mới từ những kiểu hoa văn cũ của chủ nghĩa lịch sử.Những sản phẩm của họ vẫn hướng đến các tầng lớp quý tộc và sử dụng những vật liệu đắt tiền Chính vì thế họ không thể đưa phong trào này lên đỉnh điểm mà nó tự khắc thụt lùi và thất bại.

Tuy nhiên bản thân sự phát triển và thất bại của phong cách trẻ đã mang đến những đóng góp cho sự phát triển sau này của design Sự phát triển và tầm quan trọng của bản vẽ kỹ thuật đã góp phần định hình cho các phong cách hình thành sau này mà gần nhất là chủ nghĩa cấu trúc Nga và Bauhaus: nghệ thuật tạo hình Nói chung Phong cách trẻ đã hoàn thành được nhiệm vụ của nó là bước đệm quan trọng cho sự phát triển Design công nghiệp thế giới thoát khỏi các hình thức nghệ thuật cũ lỗi thời.

KẾT LUẬN

Ngày đăng: 30/09/2024, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w