ẢnhhưởngcủakhíH2Stớicôngtáckhoan- Các biệnphápphòngchống Khí hydro sunfua (H2S) là khí không màu, độc, dễ cháy, với hàm lượng tương đối thấp (10 ppm) cũng có thể gây nguy hại rất lớn. Sự xuất hiện củakhíH2S là nguyên nhân của việc ăn mòn nhanh chóngcác loại thiết bị máy móc và các đường ống dẫn. Mọi người cần có nhận thức về mối nguy hại này, được hướng dẫn cách phòng tránh thích hợp nhằm loại bỏ những ảnh hưởng, rủi ro do khíH2S gây ra. Giới thiệu chung Khi có khí H 2 S xuất hiện trong quá trìnhkhoan hay quá trình thử vỉa, cácbiệnpháp xử lí sau đây sẽ được sử dụng. Có thể xử lí khí H 2 S bằng phương pháp đốt bỏ ngoài khơi (phương pháp này gây ra sự lãng phí tài nguyên và ô nhiễm bầu khí quyển) hoặc dùng các phương pháp chế tạo các loại vật liệu khử H 2 S phù hợp với các điều kiện trên giếng khoan ngoài khơi cũng như trên đất liền. Có thể sử dụng 1 trong 3 quy trình công nghệ sau: - Quy trình hấp thụ trong pha lỏng (quy trình ướt). - Quy trình hấp thụ trên chất rắn (quy trình khô). - Quy trình chuyển hóa thành những hợp chất khác không độc hại hoặc ít độc hại hơn nhờ chất xúc tác. Cácbiệnpháp này liên quan đến các vấn đề sau: Quy trình xử lí; hành động tại chỗ; trách nhiệm của chuyên gia, nhân viên và các thiết bị cần thiết. Cho dù biệnpháp nào được sử dụng thì sự hiểu biết và tuân thủ các chỉ định của chuyên gia phải được đặt lên hàng đầu. Do đó để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các kế hoạch xử lí thì phải có quy trình hướng dẫn cụ thể và việc diễn tập phải được thực hiện nghiêm túc theo định kỳ. Kế hoạch xử lí bao gồm 4 mảng chính: - Đào tạo, huấn luyện nhân viên - Y tế dự phòng - Thiết bị - Kế hoạch hành động tại chỗ Ảnhhưởngcủakhí H 2 S đến côngtác khoan Khí hyđrô sunfua với tỷ trọng 1,1895 nặng hơn không khí, do đó khí này luôn tập trung không phân tán quanh khu vực xuất hiện khí với mật độ dày. Nhiệt độ bắt cháy là 260 o C (500 o F). H 2 S là chất khí cực độc (độc tính ngang với HCN và cao hơn CO từ 5 đến 6 lần). Người lao động khi làm việc trong môi trường có khí H 2 S, có thể quen với mùi và không nhận ra sự tồn tại của nó dẫn đến những nguy hại về sau. Với hàm lượng thấp, khí H 2 S gây ảnhhưởng đến đường hô hấp, niêm mạc và giác mạc. Với hàm lượng cao, H 2 S làm tê liệt thần kinh khứu giác, bất tỉnh và có thể dẫn đến tử vong. Dưới đây là bảng phân loại cácảnhhưởngcủakhí H 2 S theo nồng độ. Giá trị giới hạn củakhí H 2 S là 10 ppm. Các hoạt động khi có sự tồn tại củakhí H 2 S với hàm lượng cao hơn không được phép kéo dài quá 8 giờ. Hầu hết những thông báo chỉ dẫn đều nhấn mạnh 6 - 7 ppm là hàm lượng tối đa mà khí H 2 S được phép tồn tại, nhưng không quá 12 giờ. Đào tạo, huấn luyện nhân viên - Các chuyên gia, các nhà cố vấn khoan, đại diện nhà thầu và đốc công khoan có trách nhiệm đào tạo và huấn luyện cho nhân viên. - Toàn bộ người lao động phải được đào tạo nhuần nhuyễn về cách sử dụng các thiết bị thở khác nhau có sẵn trên giàn khoan. - Tất cả cán bộ công nhân viên phải được đào tạo để đối phó và làm việc trong môi trường có ảnhhưởngcủakhí H 2 S. - Toàn bộ người lao động phải được diễn tập cơ bản tình huống rời bỏ tàu thường xuyên (hàng tuần), chú ý đến hướng gió và sự xuất hiện củakhí H 2 S. - Trong trường hợp khẩn cấp, nếu được yêu cầu làm việc thì cần phải có thêm đồng nghiệp hỗ trợ cùng làm việc (còn gọi là làm việc theo hệ Buddy System). Y tế dự phòng - Tất cả những người làm việc trong đội khoan, nhân viên thử giếng… phải được kiểm tra theo định kỳ để xác định xem có bị nhiễm khí H 2 S hay không. - Trước khi ra giàn, nhân viên y tế phải kiểm tra sức khỏe của tất cả cán bộ nhân viên (đối với giàn khoan ngoài khơi). - Nhân viên y tế phải có sẵn một bộ dụng cụ chuyên dụng để xử lí tại chỗ trường hợp người lao động bị ngộ độc khí H 2 S. - Khi làm việc trong môi trường có rủi ro cao về nhiễm khí H 2 S, người lao động cũng phải được đào tạo sơ bộ trước để có thể tự xử lí tình huống ngộ độc H 2 S khi nhân viên y tế không có mặt. Yêu cầu về thiết bị, dụng cụ - Các thiết bị được đưa ra giàn khoan dùng để đo mức hàm lượng H 2 S trong chất lưu khai thác, các dụng cụ trợ thở, bình dưỡng khí phải đạt tiêu chuẩn quốc tế và phải do cáccông ty dịch vụ chuyên ngành cung cấp. - Các thiết bị này được lắp đặt gọn gàng ở những nơi có khả năng xuất hiện khí H 2 S sao cho không ảnhhưởng đến cáccông việc thông thường khác trên giàn khoan. - Các thiết bị này phải được kiểm tra ít nhất một tuần một lần để đảm bảo khi tình huống khẩn cấp xảy ra, chúng có thể được sử dụng ngay. - Các thiết bị, dụng cụ này bao gồm: + Bộ dụng cụ hít thở chịu áp suất trong khoảng thời gian 30 phút cùng với các bình dưỡng khí để có thể cung cấp khí sử dụng trong vòng một giờ. + Máy hỗ trợ hô hấp. + Dụng cụ xách tay phát hiện khí H 2 S có đèn báo hiệu. + Máy dò khí SO 2 di động. + Máy dò di động cáckhí dễ gây cháy. + Máy dò điện tử khí H 2 S di động. + Hệ thống kiểm tra định lượng khí H 2 S trong bộ dụng cụ đo log bùn khoan với ít nhất 6 sensor (cảm ứng) điều khiển phát hiện khí H 2 S từ xa. + Tấm chắn gió. + Cờ báo hiệu cho máy bay trực thăng không được hạ cánh khi có sự cố H 2 S xảy ra trong trường hợp bị mất thông tin liên lạc (khi giàn khoan ngoài khơi). + Mặt nạ trợ thở (ít nhất là 20 chiếc có sẵn trên giàn khoan). + Nếu có yêu cầu, các vật liệu hấp thụ khí H 2 S khi khoan hoặc hoàn thiện giếng cũng được chuẩn bị sẵn có trên giàn khoan. + Túi thoát hiểm (phao) (nếu được yêu cầu) cũng được trang bị cho từng nhân viên trên giàn khoan. + Cácbiển báo, barie… Kế hoạch khoan qua vùng có khí H 2 S Kế hoạch này phải có sự hợp táccủa giám sát khoan, nhà thầu khoan, kỹ sư khoan, nhà thầu xử lí H 2 S và phải được kỹ sư trưởng thông qua. Kế hoạch này bao gồm các nội dung chính sau: a. Vị trí đặt thiết bị báo động có sự xuất hiện khí H 2 S, thiết bị thử giếng, vùng an toàn, thiết bị hô hấp (dụng cụ thở), tấm chắn gió… b. Các yêu cầu đối với các thiết bị này (dụng cụ thở…) c. Kế hoạch xử lí H 2 S ngắn gọn, dễ thực hiện khi thải khí này vào không khí. d. Sơ đồ hình cây quy trình xử lí khẩn cấp, các ghi chú. e. Danh bạ các số điện thoại liên lạc khẩn cấp. Kế hoạch hành động tại chỗ Kế hoạch này phải được soạn thảo cụ thể, rõ ràng, có hướng dẫn đầy đủ cho người lao động dễ dàng thực hiện. Mọi sự phát hiện khí H 2 S phải được thông báo ngay lập tức cho giám sát viên. Tất cả cán bộ nhân viên phải tập trung đến nơi an toàn và phải mặc quần áo bảo hộ, đeo bình dưỡng khí và mang theo túi thoát hiểm (phao) trong vòng 10 phút khi có báo động khẩn. Giám sát an toàn viên hoặc người quản lí phải có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở mọi người sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm và nếu có thể dẫn họ đến nơi an toàn. Nếu có người bị nhiễm độc khí H 2 S, ngay lập tức phải đưa họ tới nơi có không khí trong lành và tiến hành sơ cứu kịp thời (do khí H 2 S trong máu sẽ bị oxy hóa nhanh, nên những triệu chứng bị nhiễm độc sẽ mất đi khi không còn tiếp xúc với nó nữa). Người bị nhiễm độc khí H 2 S cần được nghỉ ngơi. Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào khu vực đó và phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp. Khi khu vực nguy hiểm đã được kiểm tra, xác định thì cácbiển báo, barie phải được đặt ở đó để cảnh báo cho mọi người. . Ảnh hưởng của khí H2S tới công tác khoan- Các biện pháp phòng chống Khí hydro sunfua (H2S) là khí không màu, độc, dễ cháy, với hàm lượng tương. nhân viên - Y tế dự phòng - Thiết bị - Kế hoạch hành động tại chỗ Ảnh hưởng của khí H 2 S đến công tác khoan Khí hyđrô sunfua với tỷ trọng 1,1895 nặng hơn không khí, do đó khí này luôn tập trung. vong. Dưới đây là bảng phân loại các ảnh hưởng của khí H 2 S theo nồng độ. Giá trị giới hạn của khí H 2 S là 10 ppm. Các hoạt động khi có sự tồn tại của khí H 2 S với hàm lượng cao hơn không