1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
Tác giả Nguyễn Mạnh Đạt
Người hướng dẫn PGS-TS. Hoàng Thị Thanh Hằng
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 3,38 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1.6. Nội dung nghiên cứu (17)
    • 1.7. Đóng góp của đề tài nghiên cứu (17)
    • 1.8. Kết cấu của bài khóa luận (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (18)
    • 2.1. Tổng quan hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại (20)
      • 2.1.1. Khái niệm (20)
      • 2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại (21)
    • 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng TMCP Việt Nam (23)
      • 2.2.1. Các nhân tố nội tại (23)
      • 2.2.2. Các nhân tố vĩ mô (27)
    • 2.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan (29)
      • 2.3.1. Nghiên cứu trong nước (29)
      • 2.3.2. Nghiên cứu ngoài nước (30)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
    • 3.1. Quy trình các bước thực hiện nghiên cứu (36)
    • 3.2. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu (37)
      • 3.2.1. Về mô hình (37)
      • 3.2.2. Về giả thuyết (38)
    • 3.3. Dữ liệu thu thập (48)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu (49)
      • 3.4.1. Thống kê mô tả (49)
      • 3.4.2. Ma trận tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến (49)
      • 3.4.3. Mô hình bình phương tối thiểu dạng gộp (Pooled OLS) (0)
      • 3.4.4. Mô hình hồi quy ảnh hưởng cố định (FEM) (50)
      • 3.4.5. Mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) (51)
      • 3.4.6. Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) (51)
      • 3.4.7. Các kiểm định tiến hành lựa chọn mô hình (51)
      • 3.4.8. Kiểm định tự tương quan và phương sai sai số thay đổi (52)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (18)
    • 4.1. Phân tích kết quả nghiên cứu (53)
      • 4.1.1. Thống kê mô tả dữ liệu (53)
      • 4.1.2. Phân tích sự tương quan và kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (56)
      • 4.1.3. Phân tích kết quả hồi quy (59)
      • 4.1.4. Kiểm định tiến hành lựa chọn mô hình (62)
      • 4.1.5. Kiểm định những khuyết tật ở mô hình (64)
      • 4.1.6. Khắc phục những khuyết tật xuất hiện ở mô hình (65)
    • 4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu (67)
    • 5.1. Kết luận (73)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (74)
      • 5.2.1. Hàm ý chính sách về quy mô ngân hàng (74)
      • 5.2.2. Hàm ý chính sách về quy mô vốn chủ sở hữu (75)
      • 5.2.3. Hàm ý chính sách về chi phí hoạt động (75)
      • 5.2.4. Hàm ý chính sách về tăng trưởng GDP (76)
      • 5.2.5. Hàm ý chính sách về tỷ lệ lạm phát (77)
    • 5.3. Hạn chế của nghiên cứu (77)
  • PHỤ LỤC .................................................................................................................. 72 (84)

Nội dung

TÓM TẮT KHÓA LUẬN Bài nghiên cứu được thực hiện với mục đích đo lường mức độ của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.. Quy mô v

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển thứ 5 của khu vực Đông Nam Á và là nền kinh tế lớn thứ 35 của thế giới năm 2023 Đi cùng với một nền kinh tế phát triển là một hệ thống tài chính – tiền tệ vững mạnh và hệ thống ngân hàng thương mại chính là huyết mạch của nền kinh tế Hoạt động của ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế, xã hội của một đất nước Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian cung cấp các nhu cầu tài chính tạo nên sự tương tác cung cầu qua lại của các chủ thể Nếu có hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, ổn định thì nền kinh tế sẽ ngày càng ổn định và phát triển Hệ thống ngân hàng đóng vai trò huyết mạch tích cực, kịp thời, hiệu quả của nền kinh tế; là kênh dẫn vốn chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, nâng cao đời sống nhân dân Hoạt động ngân hàng gắn trực tiếp với người dân, doanh nghiệp, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Vì vậy, hệ thống ngân hàng có ổn định, lành mạnh, hiệu quả thì nền kinh tế mới bền vững và phát triển mạnh mẽ và ngược lại

Tình hình kinh tế của các quốc gia trên thế giới đang trong xu thế phát triển ngày càng lớn mạnh, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia đang vươn tầm và có sức ảnh hưởng sâu rộng về mặt kinh tế Hòa chung không khí hội nhập nền kinh tế, Việt Nam đang từng bước mở rộng mối quan hệ kinh tế và thương mại với các quốc gia trên toàn thế giới Điều đó không chỉ mang lại mang những cơ hội mà còn đưa ra những thách thức, trong đó có ngành Ngân hàng Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng Việt Nam, giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng luôn phải có những phương án kịp thời, đường lối chính sách đúng đắn để phát triển ngân hàng Đặc biệt trong thời điểm suy thoái kinh tế hiện nay, cùng với những diễn biến phức tạp ảnh hưởng của tình hình chính trị trên thế giới Nước ta có rất nhiều ngành nghề kinh tế bị ảnh hưởng, tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng, doanh nghiệp phá sản và các ngân hàng cũng chịu sức ảnh hưởng nặng nề Tỷ lệ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước cũng tăng mạnh mẽ, bên cạnh đó các ngân hàng cũng phải cạnh tranh với các tổ chức trung gian phi tài chính và các ngân hàng nước ngoài Chính vì thế đã đặt lên vai của những nhà quản trị ngân hàng thương mại những áp lực rất lớn

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều bài nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước cũng như nước ngoài có đề cập tới những nhân tố tài chính ảnh hưởng tới HQTC của những NHTM Tuy nhiên tại quốc gia ta, những bài thảo luận, khảo cứu về HQTC của những ngân hàng Việt Nam còn xuất hiện một số hạn chế Và hơn như thế, đó là sự quan tâm của các nhà quản trị ngân hàng đối với HQTC Các nhà quản trị cần tham khảo các nghiên cứu và phát hiện mới nhất của các nhà nghiên cứu khoa học về các yếu tố ảnh hưởng đến HQTC của ngân hàng TMCP Việt Nam, qua đó xây dựng chính sách, tạo dựng chiến lược cho ngân hàng trong tương lai Ngoài ra, sau khi xem xét các nghiên cứu về Việt Nam, tác giả phát hiện ra rằng bộ dữ liệu chưa được cập nhật mới Đây là một trong những điểm tác giả cho rằng là thiếu sót, vì những thay đổi trong kinh tế ở các năm trở lại gần đây là rất nhiều, thị trường tiền tệ chuyển biến khôn lường Tác giả đã tham khảo nghiên cứu trong nước được đăng mới nhất là Tăng Mỹ Sang (2024) nghiên cứu về các ảnh hưởng đến HQTC của 27 NHTM ở Việt Nam, nhưng chỉ từ giai đoạn năm 2018 đến năm 2022 Để đưa ra nhận định và củng cố kiến thức của những nghiên cứu trước đây, tác giả bổ sung thêm dữ liệu mới nhất được trích từ BCTC đã kiểm toán của các ngân hàng năm 2023 vào khóa luận này Qua đó, tác giả cho thấy tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến HQTC của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam

Do đó, để có một cái nhìn rõ nét, chân thực hơn về sự chi phối của những nhân tố tài chính tới HQTC của các ngân hàng TMCP đang hoạt động trong nước Tác giả đã quyết định đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm chủ đề để nghiên cứu Qua đó, tác giả đưa ra kết luận của bài nghiên cứu và đề xuất một số hàm ý chính sách với mục đích góp phần giúp các ngân hàng TMCP Việt Nam ngày càng nâng cao HQTC đồng thời cũng có những chính sách cấp thiết và phù hợp giúp các nhà quản trị ngân hàng có thể mở rộng được quy mô ngân hàng, tăng tính thanh khoản, hạ bớt các khoản chi phí và tăng cường khả năng quản trị rủi ro.

Mục tiêu nghiên cứu

Dựa trên cơ sở xác định, đo lường và phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tài chính đến HQTC của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam Qua đó, đưa ra kết luận về ảnh hưởng của các nhân tố đến HQTC của ngân hàng, đồng thời đề xuất một số hàm ý chính sách để phần nào có thể nâng cao HQTC của những ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Thứ nhất, xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng đến HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2013-2023

Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam từ đó phân tích và đưa ra đánh giá trong giai đoạn 2013-2023

Thứ ba, kết luận và đề ra một số hàm ý chính sách về tăng trưởng HQTC của những ngân hàng TMCP Việt Nam trong thời gian tới.

Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, các nhân tố kinh tế nào ảnh hưởng lớn đến HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2013-2023?

Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế tới HQTC của những ngân hàng TMCP Việt Nam ở những năm 2013-2023 ra sao?

Thứ ba, trình bày kết quả của nghiên cứu từ đó đề ra một số hàm ý chính sách như thế nào cho những ngân hàng TMCP Việt Nam ở tương lai sẽ mang lại kết quả nâng cao HQTC?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam

Về không gian: Mẫu nghiên cứu của bài khóa luận là dữ liệu thứ cấp của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam Tác giả đã thu thập số liệu của những ngân hàng này từ các BCTC đã được kiểm toán đồng thời các ngân hàng TMCP vẫn đang còn hoạt động tính đến thời điểm thực hiện đề tài nghiên cứu Ngoài ra, tác giả còn thu nhập và sử dụng dữ liệu của các yếu tố vĩ mô được tham khảo từ tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới (World Bank)

Về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu của những ngân hàng trong nước được thu thập trong khoảng thời gian 11 năm từ 2013-2023.

Phương pháp nghiên cứu

Đối với bài nghiên cứu này, tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu định lượng Sau khi dữ liệu được thu thập và xử lý thành dữ liệu bảng thì tác giả sử dụng phần mềm hệ thống STATA 15 để thực hiện chạy kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu Mô hình dùng để ước lượng dữ liệu bảng là mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) Ngoài ra, tác giả sử dụng kiểm định F để lựa chọn mô hình phù hợp giữa Pooled OLS và FEM, kiểm định Breusch và Pagan để lựa chọn REM và Pooled OLS và kiểm định Hausman để lựa chọn giữa 2 mô hình là FEM và REM

Ngoài ra, mô hình còn được khắc phục các khiếm khuyết bằng các mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS).

Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài là xác định sau đó đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến HQTC của ngân hàng thông qua thước đo là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cùng với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE Các nhân tố ảnh hưởng chính của đề tài là tỷ lệ các khoản nợ xấu, tổng nợ cho vay, tính thanh khoản, quy mô vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng xử lý dữ liệu thông qua phần mềm STATA 15 bằng các mô hình hồi quy ước lượng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Dựa vào đó đưa ra kết luận và đề xuất một số hàm ý chính sách để cố gắng mang lại được kết quả là nâng cao HQTC cho những ngân hàng TMCP tại nước ta.

Đóng góp của đề tài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu góp phần mang lại những phân tích, đo lường cụ thể về những nhân tố ảnh hưởng đến HQTC hay tỷ suất sinh lời của các ngân hàng TMCP Việt Nam Dữ liệu nghiên cứu của đề tài được cập nhật đến hết ngày 31/12/2023 Từ đó, đề tài cho ra kết quả nghiên cứu được cập nhật mới nhất của 24 ngân hàng trong vòng 11 năm qua Ngoài ra, tác giả đề xuất được những đường lối, giải pháp hỗ trợ các ngân hàng nâng cao HQTC Qua đó, kết quả của bài nghiên cứu còn giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra những chính sách và định hướng thúc đẩy các ngân hàng TMCP phát triển trong thời kỳ kinh tế suy thoái cũng như cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng như hiện nay.

Kết cấu của bài khóa luận

Bài khóa luận bao gồm 5 chương sau và có giới thiệu cùng với kết luận cho mỗi chương

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong chương này, các nội dung được tác giả trình bày nhằm bao quát nội dung đề tài, làm tiền đề cho các lý luận tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tổng quan hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại

Khái niệm hiệu quả tài chính (Financial Efficiency) được nêu ra trong nhiều nghiên cứu về kinh tế và trong quản trị tài chính HQTC là sự kết hợp giữa “hiệu quả” và “tài chính” để làm rõ hiệu quả về mặt tài chính từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động tạo ra giá trị về kinh tế Tài chính là “phương thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm (nguồn lực tài chính) nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của các chủ thể trong phát triển kinh tế - xã hội” Việc sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh tế được gọi là hiệu quả hoạt động kinh doanh, đây có thể đề cập là HQTC (Nguyễn Quang Minh, 2020)

Theo Athanasoglou và ctg (2005), HQTC của ngân hàng rất cần thiết đối với sự bình ổn của nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái Có thể nói rằng sự phát triển của hệ thống kinh tế của mỗi quốc gia phải đi cùng với HQTC của các ngân hàng Từ đó, sẽ cần có nhiều hơn nữa các nghiên cứu và phân tích về HQTC của các ngân hàng để nhanh chóng phát hiện ra những điểm yếu và sửa chữa chúng để thúc đẩy sự phát triển vững chắc của nền kinh tế

Tại Việt Nam, Tăng Mỹ Sang (2024) cho rằng HQTC thể hiện kết quả kinh tế đạt được trong một thời gian xác định, được phản ánh qua những dữ liệu công bố trên BCTC của các ngân hàng Do đó, công cụ đo lường được sử dụng để đánh giá HQTC là phương pháp tỷ số tài chính Một trong những chỉ số phổ biến nhất là HQTC Chỉ số này được đo lường bằng một số chỉ số tài chính như lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc biên lợi nhuận ròng (NIM) Do trong hoạt động, trong kinh doanh của ngân hàng thường dùng đòn bẩy tài chính rất cao nên trong các chỉ số tài chính trên thì tỷ số ROA được các nghiên cứu sử dụng phổ biến nhất để nhận định và đánh giá HQTC của những ngân hàng trong nước HQTC là kết quả của quá trình quản trị ngân hàng Dựa vào lý thuyết đại diện, các nhà quản lý ngân hàng phải đưa ra những quyết định chính xác nhằm mục tiêu đem lại hiệu quả cao nhất nhằm tối đa hóa nguồn giá trị từ các cổ đông Đặc điểm hoạt động của ngân hàng là chịu ảnh hưởng mạnh bởi nhiều yếu tố khác nhau Những yếu tố này được chia thành ba nhóm gồm yếu tố nội tại, yếu tố bên ngoài và yếu tố công nghệ

HQTC chung quy được xác định bằng tỉ số giữa kết quả và chi phí được trả ra để nhận được kết quả đó Cho rằng HQTC đề cập đến việc đáp ứng các yêu cầu cần thiết để cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao nhất với chi phí thấp nhất có thể

Như vậy, chúng ta có thể hiểu, HQTC của ngân hàng TMCP là khả năng thực hiện các mục tiêu của các NHTM dựa trên các nguồn lực tài chính hiện có bao gồm tài sản, vốn

2.1.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại

Theo Hoàng Ngọc Tiến và cộng sự (2020), các nghiên cứu thực nghiệm trước đây sử dụng các phương pháp ước lượng khác nhau để đo lường và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến HQTC của các NHTM Việt Nam Và các bài nghiên cứu này đo lường HQTC của các NHTM bằng ba chỉ số tài chính: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – ROE (Return On Equity), Tỷ suất sinh lời trên tài sản – ROA (Return On Assets) và Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên – NIM (Net Interest Margin)

• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Theo Sehrish Gul và ctg (2011), chia thu nhập ròng cho tổng tài sản để có được tỷ lệ được gọi là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Phần lớn các nghiên cứu ước tính lợi nhuận của các ngân hàng đều sử dụng lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ROA định lượng thu nhập trên mỗi đồng tài sản và chứng minh việc quản lý ngân hàng tạo ra lợi nhuận từ nguồn đầu tư thực tế của ngân hàng có hiệu quả như thế nào ROA càng cao thì khả năng quản lý cơ cấu tài sản cũng như sự linh hoạt trong việc di chuyển giữa các loại tài sản nhằm ứng phó nhanh chóng với những biến động kinh tế càng tốt (Saeed và ctg, 2013), trong khi ROA thấp hơn có thể cho thấy chính sách đầu tư quá tích cực hoặc chi phí vận hành cao (Goyal, 2013)

• Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE được gọi là tỷ lệ giữa lợi nhuận và vốn sở hữu (vốn cổ đông) của cổ đông phổ thông Nó là chỉ tiêu tài chính đánh giá được khả năng sinh ra tiền lời của công ty từ mỗi đơn vị vốn cổ đông (còn được gọi là tài sản ròng hoặc tài sản trừ đi nợ phải trả) ROE đo lường được sự hoạt động hiệu quả của một công ty sử dụng tiền đầu tư để đạt được tăng trưởng thu nhập Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ số giữa thu nhập ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang, 2013) Theo Goyal (2013), tỷ lệ này cho thấy mức độ hiệu quả mà các nhà lãnh đạo ngân hàng đã dùng vốn cổ đông Tỷ lệ này càng cao có nghĩa là ngân hàng đã dùng vốn cổ đông một cách hợp lý và hiệu quả, ngân hàng đã cân bằng được lượng vốn sở hữu của ngân hàng và lượng vốn ngân hàng đi vay từ đó tận dụng lợi thế chính là khả năng cạnh tranh

• Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

NIM là thước đo sự chênh của thu nhập lãi do ngân hàng làm ra và tiền lãi trả lại cho người cho vay (ví dụ: tiền gửi), so sánh với lượng tài sản tạo ra lợi nhuận của họ Nó thường được biểu thị bằng phần trăm số tiền mà tổ chức tài chính kiếm được từ các khoản vay trong một khoảng thời gian cụ thể và các tài sản khác trừ đi lãi suất trả cho các khoản vay chia cho số lượng tài sản trung bình mà nó kiếm được thu nhập trong khoảng thời gian đó (trung bình tài sản sinh lời) Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được định nghĩa là thu nhập lãi ròng chia cho tổng tài sản thu nhập (Sehrish Gul và ctg, 2011) Biên lãi ròng là chỉ tiêu đo lường cho thấy được sự chênh lệch giữa khoản lời trong thu nhập mà ngân hàng nhận được đến từ những khoản vay và chứng khoán so với khoản lãi từ chi phí vay của vốn vay Chỉ tiêu đó đã thể hiện chi phí của các dịch vụ trung gian trong ngân hàng và HQTC của ngân hàng Biên lãi ròng càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng càng cao và ngân hàng càng ổn định Vì vậy, nó là một trong những thước đo quan trọng về lợi nhuận của ngân hàng Tuy nhiên, biên lãi ròng cao hơn có thể phản ánh các hoạt động cho vay rủi ro hơn liên quan đến dự phòng rủi ro cho vay đáng kể (Khrawish, 2011).

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng TMCP Việt Nam

2.2.1 Các nhân tố nội tại

Các yếu tố quyết định cụ thể của ngân hàng là các yếu tố nội tại được xác định bởi các quyết định quản lý và mục tiêu chính sách của ngân hàng Như dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng, tính thanh khoản, quy mô vốn chủ sở hữu và đòn bẩy tài chính Tác giả sử dụng 6 đặc điểm cụ thể của ngân hàng sau đây làm nhân tố nội tại quyết định HQTC của ngân hàng

• Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Nguyễn Việt Hùng (2008) đã chứng minh rằng nợ quá hạn ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao thường đi kèm với khả năng thu hồi nợ kém Điều này gây áp lực cho tài chính và ảnh hưởng đến khả năng vay vốn tiếp theo của ngân hàng Ngân hàng cũng phải dành thêm nguồn lực và thời gian để tìm phương án xử lý với nợ quá hạn, dẫn đến giảm lợi nhuận ròng Đặc thù của các ngân hàng TMCP là họ hoạt động tạo ra lợi nhuận dựa trên khả năng quản trị và xử lý rủi ro của chính mình Để đánh đổi tạo ra được lợi nhuận cao thì ngân hàng phải chấp nhận được rủi ro lớn nhưng bên cạnh đó luôn tồn tại những rủi ro lớn như là không thu hồi được vốn (Dietrich và Wanzenried, 2014) Do đó, các khoản nợ xấu (NPL), hay tỷ lệ nợ của nhóm 3, 4, 5 trên tổng khoản nợ ngân hàng cho vay, là một tiêu chí tài chính được dùng làm đại diện cho HQTC của các ngân hàng Một số nghiên cứu đã tiết lộ rằng ảnh hưởng dẫn đến rủi ro tín dụng ngày càng tăng có liên quan đến HQTC kém Nghiên cứu khác cho thấy rằng, các NHTM có số lượng tài sản rủi ro cao có thể nhận được lợi nhuận lớn hơn để bù lại cho những rủi ro tài chính gia tăng Việc này có khả năng đúng đối với các nền kinh tế đang phát triển, các thị trường mới, nơi mà ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô cao hơn với các thị trường phát triển rất nhiều và sự chênh lệch lãi suất vay của các NHTM có thể tăng lên trước nguy cơ vỡ nợ gia tăng (De Blas, 2013)

• Dư nợ cho vay (LOAN)

Một trong những hình thức cấp tín dụng đặc trưng nhất là cho vay, trong đó tổ chức tín dụng chuyển hoặc cam kết chuyển tiền cho khách hàng trong một khoảng thời gian xác định để sử dụng vào mục đích cụ thể Điều này được thực hiện theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (Nguyễn Đình Hùng, 2019) Dư nợ cho vay là nguồn thu nhập chính và được dự đoán sẽ có ảnh hưởng có lợi đến HQTC của ngân hàng Trong khi các nhân tố khác không thay đổi, càng có nhiều khoản tiền gửi quy chuyển thành khoản vay thì biên lãi suất và thu nhập càng lớn

Tuy nhiên, nếu ngân hàng tăng rủi ro để có tỷ lệ cho vay trên tài sản cao hơn thì lợi nhuận có thể giảm Hơn nữa, do các khoản cho vay ngân hàng là nguồn thu nhập chính nên các nhà nghiên cứu đã dự đoán rằng các tài sản không chịu lãi suất sẽ có ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận Ngoài ra cũng dự đoán rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản lớn hơn sẽ làm giảm nhu cầu vay nợ bên ngoài, dẫn đến HQTC cao hơn Đó cũng là dấu hiệu nhận biết những ngân hàng có trong tay tiềm lực tài chính tốt sẽ có khả năng ứng phó đối với chi phí phá sản thấp hơn, từ đó làm bớt được khoản phải trả từ việc kêu gọi đầu tư vốn (Sehrish Gul và ctg, 2011)

Một trong những yếu tố khác ảnh hưởng tới HQTC của ngân hàng TMCP chính là tính thanh khoản NHTM có khả năng đáp ứng các trách nhiệm của mình, chủ yếu đối với người gửi tiền, được gọi là tính thanh khoản Mức độ thanh khoản có mối quan hệ thuận với lợi nhuận của ngân hàng (Uyen Dang, 2011) Theo tác giả trên, các tỷ số tài chính phổ biến nhất thể hiện tình hình mức độ thanh khoản là tỷ lệ của tổng khoản nợ ngân hàng cho vay trên toàn bộ tiền gửi, cùng với tổng tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản Các tỷ số tài chính khác nhau được các học giả khác sử dụng để đánh giá tính thanh khoản Ví dụ, Ilhomovich (2009) đo lường mức độ thanh khoản của các ngân hàng Malaysia bằng cách sử dụng tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi Tuy nhiên, nghiên cứu từ Trung Quốc và Malaysia cho thấy không xuất hiện sự tương quan giữa hiệu suất ngân hàng và mức độ thanh khoản (Said và Tumin, 2011)

Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản được sử dụng trong nghiên cứu này như một thước đo tính thanh khoản (LIQ) Tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng càng có tính thanh khoản cao Thiếu thanh khoản là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự phá sản của ngân hàng Tuy nhiên, việc nắm giữ tài sản lưu động có chi phí cơ hội đem lại cho ngân hàng nguồn lợi nhuận cao hơn Từ đó tìm mối liên hệ tích cực giữa tính thanh khoản của ngân hàng và lợi nhuận Tuy nhiên, trong thời điểm bất ổn, các ngân hàng có thể chọn cách tăng khối lượng tiền mặt đang có để giảm thiểu rủi ro (Alper và Anbar, 2011)

• Quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô ngân hàng (SIZE) được coi là yếu tố quan trọng quyết định HQTC của bất kỳ ngân hàng nào trong nước và ngoài nước Từ những cơ hội trong đầu tư, mở rộng khoản mục trong các đầu tư, uy tín ngân hàng và sự tiếp xúc để sở hữu vốn cổ phần của ngân hàng đều bị ảnh hưởng bởi quy mô ngân hàng Những ngân hàng với quy mô lớn sẽ có nguồn vốn dồi dào hơn những ngân hàng bé vì họ có thể tiếp cận thị trường vốn cổ phần dễ dàng hơn Bên cạnh đó, các ngân hàng lớn có khả năng thực hiện được nhiều hoạt động khác nhau hơn các ngân hàng nhỏ, điều này cho phép họ mở rộng các khoản mục đầu tư cùng với giảm thiểu khả năng tín dụng bị rủi ro Trong kinh tế, quy mô được đặc trưng bởi lợi thế về chi phí mà các ngân hàng có được nhờ quy mô của chúng, với chi phí trên mỗi đơn vị giảm khi quy mô tăng lên HQTC ngân hàng tăng lên cùng với tốc độ tăng trưởng, dẫn đến chi phí biến đổi thấp hơn và lợi nhuận cao hơn

Các nhà khoa học đều phát hiện được mối tương quan tích cực giữa ROA và chỉ tiêu tài chính quy mô ngân hàng Mặt khác, số ít các bài còn lại cho kết quả rằng SIZE có ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận ngân hàng (Rahman, 2015)

• Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP)

Vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng trong việc đánh giá HQTC của ngân hàng, nó có thể đóng vai trò là đại diện cho rủi ro và chi phí pháp lý Trong các thị trường vốn không hoàn hảo, các ngân hàng có vốn hóa tốt yêu cầu vay ít hơn để duy trì tài sản của mình Ngoài ra các ngân hàng còn có chi phí huy động vốn thấp hơn do ít rủi ro mất khả năng thanh toán hơn Hơn nữa, trong bối cảnh thông tin bất cân xứng, một ngân hàng có vốn hóa tốt có thể gửi tín hiệu đến thị trường rằng HQTC được kỳ vọng sẽ hơn mức trung bình Các ngân hàng có vốn hóa tốt sẽ ít rủi ro hơn và thu nhập sẽ thấp hơn vì vốn chủ sở hữu tốt sẽ an toàn hơn Thông thường, có mối tương quan nghịch giữa vốn và lợi nhuận Nếu vốn tối thiểu là một hạn chế ràng buộc đối với các ngân hàng và được xem như một chi phí, một mối quan hệ tích cực trong phạm vi các ngân hàng cố gắng chuyển một phần chi phí pháp lý sang khách hàng của họ Lợi nhuận cũng có thể dẫn đến tăng vốn nếu được tái đầu tư toàn bộ hoặc một phần

Các nhà nghiên cứu sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản làm đại diện cho vốn và dựa trên những điều đã nói ở trên, mô hình hóa nó như một biến được xác định trước chứ không phải là một biến ngoại sinh thuần túy (Flamini và ctg, 2009) Athanasoglou (2005) nhận thấy rằng vốn chủ hữu có ảnh hưởng không tốt và đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng

• Chi phí hoạt động (CIR)

Tất cả các chi phí liên quan đến tài sản, nhân viên và quản lý công vụ được gọi là chi phí hoạt động Ngân hàng sẽ có HQTC cao hơn nếu họ có khả năng quản lý các chi phí này một cách hiệu quả Trái ngược, khoản lợi nhuận của họ sẽ bị sụt giảm nếu các khoản phải trả tăng Quản lý chi phí kém là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận kém (Olweny và Shipho, 2011)

Trong kinh tế, HQTC của ngân hàng, hiệu quả chi phí hoạt động thường được dùng để đánh giá hiệu quả quản lý tại ngân hàng Mathuva (2009) quan sát thấy CIR của các ngân hàng trong nước cao khi so sánh với các nước khác và do đó có các ngân hàng địa phương cần giảm chi phí hoạt động để có thể cạnh tranh trên toàn cầu Beck và Fuchs (2004) đã kiểm tra các yếu tố khác nhau góp phần tạo ra lãi suất cao lan rộng trong các ngân hàng Kenya Chi phí chung được coi là một trong những thành phần quan trọng nhất của chênh lệch lãi suất cao Một phân tích về chi phí chung cho thấy rằng nó được thúc đẩy bởi chi phí lương nhân viên tương đối cao hơn so với các ngân hàng khác ở các quốc gia Saharan African Mặc dù mối quan hệ giữa chi tiêu và lợi nhuận có vẻ rõ ràng, hàm ý rằng chi phí cao hơn có nghĩa là lợi nhuận thấp hơn và ngược lại, điều này có thể không phải lúc nào cũng đúng Nguyên nhân là do mức chi phí cao hơn có thể liên quan đến số lượng các hoạt động ngân hàng cao hơn và do đó doanh thu cao hơn Tương đối thị trường kém cạnh tranh nơi các ngân hàng được hưởng quyền lực thị trường, chi phí được chuyển cho khách hàng; do đó sẽ có một mối tương quan xáu giữa chi phí chung và lợi nhuận (Flamini và ctg, 2009) Neceur (2003) tìm thấy một kết quả tiêu cực và ảnh hưởng sâu sắc của chi phí chung đến lợi nhuận cho thấy rằng chi phí đó được chuyển cho người gửi tiền và người cho vay về lãi suất tiền gửi thấp hơn/hoặc lãi suất cho vay cao hơn

2.2.2 Các nhân tố vĩ mô

HQTC của ngân hàng TMCP sẽ nhạy cảm với các biến số kinh tế vĩ mô Trong các tài liệu về các yếu tố bên ngoài quyết định, nhìn chung hai biến kinh tế vĩ mô được sử dụng: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm Việt Nam thực tế hàng năm (GDP), tỷ lệ lạm phát hàng năm (INF) Trong nghiên cứu của này, tác giả cũng sử dụng 2 chỉ tiêu là GDP và INF

• Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

GDP là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (hay tổng sản phẩm Việt Nam) của bất kỳ quốc gia nào Đây là giá trị sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một thời gian nhất định và trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia GDP cũng là thước đo sức khỏe kinh tế trong một nền kinh tế và thường được sử dụng như một chỉ báo kinh tế Trong các nghiên cứu trước đây, tăng trưởng GDP là thước đo các điều kiện kinh tế vĩ mô

Theo Athanasoglou và ctg (2008) và Andreas và Gabrielle (2009), có mối tương quan đồng biến giữa chỉ tiêu vĩ mô là tăng trưởng kinh tế và nhu cầu tín dụng Tín dụng trong nền kinh tế sẽ tăng mạnh, dẫn đến tăng thu nhập từ lãi và các khoản sinh lời của những NHTM GDP cao hơn cũng giúp cải thiện thu nhập và khả năng vay nợ Do đó, tăng trưởng kinh tế sẽ có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng TMCP

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình các bước thực hiện nghiên cứu

Hình 3.1 Quy trình các bước nghiên cứu

Bước 1: Nêu rõ nội dung cần thực hiện trong nghiên cứu Ở bước này, tác giả đưa ra nội dung nghiên cứu cần thực hiện là các nhân tố ảnh hưởng đến HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam

Bước 2: Nhằm cung cấp nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu và định hướng cho nghiên cứu, tác giả đã xem xét các nghiên cứu trước đó có liên quan, bao gồm cả nghiên cứu trong nước và ngoài nước Bên cạnh, tác giả sẽ trình bày về các lý thuyết

Bước 1: Xác định rõ nội dung để nghiên cứu

Bước 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

Bước 3: Xây dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu

Bước 4: Chạy mô hình nghiên cứu và kiểm tra mô hình

Bước 5: Phân tích kết quả chạy mô hình và thảo luận các kết quả

Bước 6: Đưa ra kết luận và hàm ý chính sách cho nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh tới HQTC các ngân hàng như: khái niệm, các chỉ tiêu đo lường, các bài nghiên cứu cùng đề tài đã được các nhà khoa học thực hiện trước đó

Bước 3: Dựa vào cơ sở lý thuyết được xây dựng ở bước 2, trong bước 3 này tác giả thu thập và xử lý số liệu từ các BCTC đã kiểm toán của các ngân hàng TMCP Việt Nam Sau đó mô tả các biến và xây dựng mô hình, phương pháp nghiên cứu

Bước 4: Ở bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng các mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM)

Sử dụng kiểm định F để chọn lựa ra mô hình phù hợp giữa Pooled OLS và FEM và kiểm định Hausman để lựa chọn giữa 2 mô hình là FEM và REM Ngoài ra, mô hình còn được khắc phục các khiếm khuyết bằng các mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) Dữ liệu của bài nghiên cứu đều được thực hiện bởi phần mềm STATA 15.1

Bước 5: Ở bước 5 này, tác giả đưa ra kết quả đo lường, phân tích về mức độ ảnh hưởng của những chỉ tiêu tài chính tới HQTC ngân hàng, qua đó nêu ra quan điểm cá nhân của tác giả về kết quả thực hiện được so với kết quả của những bài nghiên cứu đã có trước đó

Bước 6: Bước cuối cùng, tác giả đưa ra kết luận và hàm ý chính sách để giúp nâng cao HQTC của ngân hàng TMCP Việt Nam thông qua bài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến HQTC của ngân hàng TMCP Việt Nam.

Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Bằng cơ sở những nghiên cứu thực nghiệm từ những nhà nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước có liên quan, sau khi xử lý cơ sở lý thuyết cũng như chọn lọc trên các bài nghiên cứu từ đó xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng các nhân tố đặc trưng của ngân hàng (nhân tố nội tại) và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng (nhân tố vĩ mô) để phát triển mô hình Bên cạnh đó, tác giả còn dùng 2 thước đo là ROA, ROE đại diện để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam Do vậy, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu tổng quát dưới đây:

ROA i,t = β 0 + β 1 NPL i,t + β 2 LOAN i,t + β 3 LIQ i,t + β 4 SIZE i,t + β 5 CAP i,t + β 6

ROE i,t = β 0 + β 1 NPL i,t + β 2 LOAN i,t + β 3 LIQ i,t + β 4 SIZE i,t + β 5 CAP i,t + β 6

ROAi, t là tỷ lệ lợi nhuận ròng chia tổng tài sản của ngân hàng i trong các năm t

ROEi, t là tỷ lệ lợi nhuận ròng chia vốn chủ sở hữu của ngân hàng i trong các năm t β là hằng số

NPLi,t là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i trong các năm t

LOAN i,t là dư nợ cho vay của ngân hàng i trong các năm t

LIQi,t là thanh khoản của ngân hàng i trong các năm t

SIZEi,t là quy mô ngân hàng của ngân hàng i trong các năm t

CAPi,t là quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng i trong các năm t

CRi,t là chi phí hoạt động của ngân hàng i trong các năm t

GDPt là tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các năm t

INFt là tỷ lệ lạm phát trong các năm t ui,t là sai số trong mô hình

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Những bài nghiên cứu trước đây khi nói đến đánh giá HQTC, các nhà khoa học đa phần dùng tỷ số tài chính ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (hay hệ số xoay vòng của tài sản, chỉ tiêu hoàn vốn của tài sản, tỷ số sinh lời trên tổng tài sản) được viết tắt là ROA (Return On Assets) ROA định lượng thu nhập trên từng đồng tài sản, chứng minh việc quản trị ngân hàng tạo ra lợi nhuận từ nguồn đầu tư thực tế của ngân hàng có hiệu quả ra sao Qua đó, có công thức tổng quát của ROA như sau:

Biến phụ thuộc ROA - lợi nhuận trên tổng tài sản - là thước đo tài chính thiết yếu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng Nó được lấy từ dữ liệu từ BCTC đã được kiểm toán và công thức dựa trên nghiên cứu trước đó ROA càng cao thì khả năng quản lý cơ cấu tài sản cũng như sự linh hoạt trong việc di chuyển giữa các loại tài sản nhằm ứng phó nhanh chóng với những biến động kinh tế càng tốt (Saeed và ctg, 2013; Goyal, 2013), trong khi ROA thấp hơn có thể cho thấy chính sách đầu tư quá tích cực hoặc chi phí vận hành cao (Goyal, 2013) Các bài nghiên cứu của các tác giả trên đã sử dụng ROA làm biến đại diện cho HQTC Do đó ở bài khóa luận này, tác giả cũng dùng ROA làm thước đo để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE trong những bài nghiên cứu trước đây khi nói đến đánh giá HQTC của các ngân hàng TMCP, các nhà nghiên cứu đa phần sử dụng tỷ số tài chính này để đánh giá Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, viết tắt là ROE Đây là một thước đo tài chính cần thiết cho các nhà đầu tư, nó cho họ biết được lợi nhuận ở từng đồng vốn của các nhà đầu tư (Goyal, 2013) Tác giả đưa ra công thức tổng quát của ROE như sau:

Biến phụ thuộc ROE - lợi nhuận trên vốn chủ hữu - là thước đo tài chính thiết yếu phản ánh HQTC của ngân hàng Nó được lấy từ dữ liệu từ BCTC đã được kiểm toán và công thức dựa trên nghiên cứu trước đó Qua các bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước như Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), Goyal

(2013) cùng rất nhiều tác giả khác đã sử dụng ROE làm biến đại diện cho HQTC Do đó, tác giả cũng sử dụng ROE cùng với ROA để làm chỉ số để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam

Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Về hoạt động kinh doanh của các NHTM mang tính đặc thù là ngân hàng hoạt động cho ra lợi nhuận dựa trên khả năng quản lý rủi ro của ngân hàng Đặc biệt trong đó bao gồm rủi ro tín dụng xuất hiện ở hoạt động cho vay Do đó, các khoản nợ xấu, hay tỉ số giữa nợ nhóm 3, 4, 5 trên tổng các khoản ngân hàng cho vay, là một chỉ tiêu được sử dụng làm đại diện cho nhân tố ảnh hưởng cho HQTC của ngân hàng Tại Việt Nam, hoạt động chủ yếu của các ngân hàng là cho vay nên nợ xấu cao đồng nghĩa với việc là rủi ro ngân hàng cao Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có công thức tổng quát:

Theo bài nghiên cứu Kwan và Eisenbeis (1995), họ đã thấy được sự nghịch biến trong sự tương quan giữa HQTC và NPL Và các bài nghiên cứu của các tác giả:

“Nguyễn Việt Hùng (2018); Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013)” cũng cho ra kết quả tương tự Cùng nhận định với những tác giả trên, từ đó tác giả đặt ra các giả thuyết nghiên cứu:

➔ Giả thuyết H 1 : Tỷ lệ nợ xấu ảnh hưởng ngược chiều (-) tới HQTC của ngân hàng

Dư nợ cho vay (LOAN)

Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng là một trong những hoạt động tín dụng chính mà bất kỳ ngân hàng nào đều có Hoạt động cho vay của ngân hàng là nguồn lợi nhuận lớn nhất cho nên hoạt động cho vay luôn được kỳ vọng là mang lại ảnh hưởng tích cực cho HQTC của các ngân hàng Bởi vì nếu những khoản nợ này và lãi được thanh toán đúng hạn thì sẽ mang lại cho ngân hàng lợi nhuận rất lớn Dư nợ cho vay, viết tắt là LOAN, được tính bằng công thức sau:

Qua các nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried (2014), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) từ kết quả có thể thấy được HQTC và dư nợ cho vay (LOAN) của ngân hàng trong các nghiên cứu này có mối quan hệ đồng biến với nhau

Có cùng nhận định với các nhà nghiên cứu trên, từ đó tác giả đặt ra giả thuyết nghiên cứu:

➔ Giả thuyết H 2 : Dư nợ cho vay ảnh hưởng cùng chiều (+) tới HQTC của ngân hàng

Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản được sử dụng trong nghiên cứu này như một thước đo tính thanh khoản (LIQ) Ilhomovich (2009) đo lường mức độ thanh khoản của các ngân hàng Malaysia bằng cách sử dụng tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi Tuy nhiên ở nghiên cứu này, tác giả sử dụng tỷ lệ tài sản thanh khoản (tiền mặt, vàng bạc, đá quý) trên tổng tài sản của ngân hàng để đo lường tính thanh khoản và đưa ra công thức tổng quát như sau:

Nghiên cứu do Jaouad (2018) thực hiện đã điều tra sự ảnh hưởng của các đặc điểm riêng của ngân hàng, quản trị ngân hàng, cấu trúc thị trường tài chính và điều kiện kinh tế vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Maroc, được đo bằng lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tác giả đã nhận được kết quả tính thanh khoản (LIQ) có mối quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc ROA và ROE Bên cạnh đó Doğan (2013) cũng đồng tình với kết quả trên, có mối quan hệ tích cực và chặt chẽ giữa tính thanh khoản, 2 biến ROA, ROE trong cả ba mô hình Việc tăng tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng làm giảm rủi ro tài chính, tăng cơ hội đầu tư, tăng niềm tin tưởng của khách hàng và đối tác vào sự ổn định của ngân hàng, qua đó làm tăng HQTC của ngân hàng Tuy nhiên, phát hiện trong nghiên cứu từ Trung Quốc và Malaysia cho thấy không có sự ảnh hưởng giữa hiệu suất ngân hàng và mức độ thanh khoản (Said và Tumin, 2011) Cùng nhận định với các nhà nghiên cứu trên, từ đó tác giả đặt ra giả thuyết nghiên cứu:

➔ Giả thuyết H 3 : Tính thanh khoản ảnh hưởng cùng chiều (+) tới HQTC của ngân hàng

Quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô ngân hàng được đo bằng logarit của tổng tài sản Quy mô ngân hàng (SIZE) được coi là một trong những nhân tố then chốt ảnh hưởng tới HQTC của những ngân hàng TMCP tại Việt Nam Vậy tác giả có công thức của quy mô ngân hàng như sau:

Theo nghiên cứu của Liu (2013), tác giả tiến hành nghiên cứu thứ ba, sử dụng cách tiếp cận đặc biệt để điều tra ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến HQTC của ngân hàng Sử dụng dữ liệu từ Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang, Thị trường Chứng khoán Nasdaq và Ngân hàng Dự trữ Liên bang về 8677 ngân hàng Hoa Kỳ từ năm 2007 đến năm 2012, kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa quy mô và lợi nhuận cho thấy nền kinh tế của ngành ngân hàng Hoa Kỳ đã trải trong suốt thời gian của cuộc khủng hoảng tài chính Trong kinh tế, quy mô được đặc trưng bởi lợi thế về chi phí mà các ngân hàng có được nhờ quy mô của chúng, với chi phí trên mỗi đơn vị giảm khi quy mô tăng lên HQTC ngân hàng tăng lên cùng với tốc độ tăng trưởng, dẫn đến chi phí biến đổi thấp hơn và lợi nhuận cao hơn Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tài chính đã buộc ngành ngân hàng sụp đổ Rủi ro tín dụng đã nổi lên như là rủi ro đáng kể nhất đối với ngành tài chính – ngân hàng Những tổ chức tài chính hay ngân hàng có mức độ khối lượng tài sản càng lớn sẽ càng tạo độ tin tưởng cao cho người gửi tiền và thu hút đầu tư Đồng ý với nghiên cứu của Mouna và ctg (2017), họ đã chứng minh rằng quy mô có ảnh hưởng lớn và tích cực đến lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cũng như lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), nghĩa là quy mô của ngân hàng lớn hơn lợi nhuận của nó Kỳ vọng này phù hợp với nghiên cứu trước đó, chỉ ra rằng các tổ chức lớn hoạt động tốt hơn các tổ chức nhỏ hơn về mặt lợi tức đầu tư Điều này rất có thể là do lợi thế kinh tế theo quy mô và đa dạng hóa đầu tư Do đó, HQTC của ngân hàng được ảnh hưởng tích cực bởi quy mô ngân hàng Chỉ ra rằng sự thành công của một ngân hàng bị ảnh hưởng đáng kể bởi quy mô của nó (Zeitun và Tian, 2014) Cùng nhận định với những đề tài nghiên cứu trước đó, từ đó tác giả đặt ra giả thuyết nghiên cứu:

➔ Giả thuyết H 4 : Quy mô ngân hàng ảnh hưởng cùng chiều (+) tới HQTC của ngân hàng

Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP)

Dữ liệu thu thập

Bài khóa luận lấy từ nguồn số liệu thứ cấp của 24 ngân hàng TMCP tở nước ta Dữ liệu này được thu thập từ các BCTC đã kiểm toán và các ngân hàng TMCP vẫn đang còn hoạt động tính đến thời điểm thực hiện đề tài nghiên cứu Tất cả các số liệu được thu thập từ giai đoạn năm 2013 đến năm 2023 Ngoài ra, tác giả còn thu nhập và sử dụng dữ liệu của các yếu tố vĩ mô GDP và INF được tham khảo từ tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới (World Bank)

Bảng 3.2 Các ngân hàng nghiên cứu

Mã CK Sàn Ngày niêm yết

ABB UPCOM 2020-12-28 Ngân hàng TMCP An Bình

ACB HOSE 2020-12-09 Ngân hàng TMCP Á Châu

BAB HNX 2021-03-03 Ngân hàng TMCP Bắc Á

BID HOSE 2014-01-24 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BVB UPCOM 2020-07-09 Ngân hàng TMCP Bản Việt

CTG HOSE 2009-07-16 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam EIB HOSE 2009-10-27 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam HDB HOSE 2018-01-05 Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM

KLB UPCOM 2017-06-29 Ngân hàng TMCP Kiên Long

LPB HOSE 2020-11-09 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

MBB HOSE 2011-11-01 Ngân hàng TMCP Quân Đội

NAB UPCOM 2020-10-09 Ngân hàng TMCP Nam Á

NVB HNX 2010-09-13 Ngân hàng TMCP Quốc Dân

OCB HOSE 2021-01-28 Ngân hàng TMCP Phương Đông

PGB UPCOM 2020-12-24 Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển SGB UPCOM 2020-10-15 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

SHB HOSE 2009-04-20 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

STB HOSE 2006-07-12 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

TCB HOSE 2018-06-04 Ngân hàng TMCP Kĩ Thương Việt Nam

TPB HOSE 2018-04-19 Ngân hàng TMCP Tiên Phong

VAB UPCOM 2021-07-20 Ngân hàng TMCP Việt Á

VCB HOSE 2009-06-30 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VIB HOSE 2020-11-10 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

VPB HOSE 2017-08-17 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Phân tích kết quả nghiên cứu

4.1.1 Thống kê mô tả dữ liệu

Tác giả muốn đưa ra một quát sát tổng quan rõ nét nhất về đặc điểm cho tất cả các biến trong khóa luận nên đã sử phương pháp thống kê mô tả

Kết quả bên dưới bảng 4.1 là kết quả phân tích thống kê mô tả những biến số trong nghiên cứu cụ thể là những đặc điểm về số lần xuất hiện, các giá trị min, max, trung bình và mức độ lệch chuẩn của từng biến Sau đó đưa ra nhận định sơ bộ của tác giả với kết quả mô hình này

Bảng 4.1 Thống kê mô tả cho các biến Tên biến

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Giá trị lớn nhất ROA 264 0.0089557 0.0067967 -0.0069566 0.0323799

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê từ STATA 15 của tác giả

Dựa theo bảng 4.1 cho thấy ROA có số quan sát là 264 với giá trị trung bình là 0,0089 có nghĩa là trung bình các ngân hàng TMCP trong nghiên cứu đạt lợi nhuận bằng 0,89% trên tổng tài sản của họ Độ lệch chuẩn là 0,67% chứng minh được các ngân hàng trong bài không có sự chênh lệch nhiều về ROA Giá trị của biến ROA dao động trong khoảng từ -0,69% tới 3,24% Trong đó ROA đạt giá trị lớn nhất chính là Ngân hàng Techcombank năm 2021 với ROA đạt mức 3,24% và thấp nhất chính là Ngân hàng NCB năm 2023 có ROA đạt mức -0,69%

Biến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có số quan sát là 264 với giá trị trung bình là 0,1054 có nghĩa là trung bình các ngân hàng TMCP trong nghiên cứu đạt được lợi nhuận là 10,54% trên tổng tài sản của họ Độ lệch chuẩn của biến ROE là 6,9% chứng tỏ được các ngân hàng trong nghiên cứu có sự chênh lệch nhiều hơn về giá trị so với ROA Giá trị của biến ROE dao động trong khoảng từ -13,14% tới 26,38% Trong đó ROE đạt giá trị lớn nhất chính là Ngân hàng VIB năm 2021 với ROE đạt mức 26,38% và nhỏ nhất là Ngân hàng NCB ở năm 2023 với ROE đạt mức -13,14%

Biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) có số quan sát trong mô hình là 264 với giá trị trung bình trong toàn mẫu là 0.0131 và độ lệch chuẩn là 1,27% Biến NPL có giá trị dao động từ 0,29% tới 17,11% Trong đó NPL đạt giá trị cao nhất chính là Ngân hàng NCB vào năm 2023 với NPL đạt mức 26.38% và thấp nhất là Ngân hàng Techcombank năm 2020 có mức tỷ số nợ xấu đạt 0,29% Qua đó cho thấy được NPL của các ngân hàng luôn được ở trong trại thái kiểm soát tốt, bên cạnh đó vẫn còn một số ngân hàng nhỏ đang có mức nợ xấu cao ở trạng thái báo động

Biến dư nợ cho vay (LOAN) có giá trị dao động trong khoảng từ 36,73% đến 80,06% Trong đó dư nợ cho vay đạt giá trị cao nhất chính là Ngân hàng BIDV năm

2020 với dư nợ cho vay đạt mức 80,06% và nhỏ nhất là Ngân hàng NCB năm 2016 với dư nợ cho vay đạt 36,73% Trung bình giá trị không gian mẫu là 0,6137 cùng với mức độ lệch chuẩn là 9,08% Bảng thống kê mô tả cho ta thấy được dư nợ cho vay của các ngân hàng trong giai đoạn 2013-2023 là rất cao Cho vay luôn là hoạt động tạo ra lợi nhuận chính cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP, do đó các ngân hàng luôn có dư nợ cho vay (LOAN) ở mức rất lớn

Biến tính thanh khoản (LIQ) có giá trị dao động trong khoảng từ 0,21% đến 2,62% Trong đó tỷ lệ thanh khoản đạt giá trị cao nhất chính là Ngân hàng Sacombank năm 2013 với LIQ đạt mức 2,62% và tỷ lệ thanh khoản thấp nhất là ngân hàng SHB năm 2023 với tỷ lệ thanh khoản đạt 0,21% Giá trị biến LIQ trung bình là 0,0082 với mức độ lệch chuẩn 0,39% Nhìn chung, tính thanh khoản của các ngân hàng TMCP những năm gần đây đang suy giảm

Biến quy mô ngân hàng (SIZE) có số quan sát trong mô hình là 264 với giá trị trung bình trong toàn mẫu là 14.2083 và độ lệch chuẩn là 51,35% Với độ lệch chuẩn có giá trị cao như vậy có thể thấy được quy mô không đồng đều giữa các ngân hàng Biến SIZE có giá trị dao động từ 13.1668 tới 15.3618 Trong đó quy mô ngân hàng (SIZE) đạt giá trị cao nhất bởi Ngân hàng BIDV vào năm 2023 với tỷ lệ quy mô ngân hàng là 15.3618 và thấp nhất chính là Ngân hàng SGB năm 2013 với quy mô ngân hàng là 13.1668 Qua bảng thống kê mô tả cho thấy quy mô của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam có sự chênh lệch rõ rất, ngân hàng lớn hơn thường đi cùng với lợi nhuận tốt hơn cũng như là độ nhận diện thương hiệu cao khi cạnh tranh trên thương trường

Biến quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) dao động trong khoảng từ 4,06% đến 82,9% Trong đó quy mô vốn chủ sở hữu đạt giá trị cao nhất chính là Ngân hàng TPBank năm 2023 với quy mô vốn chủ sở hữu đạt mức 2,62% và quy mô vốn chủ sở hữu thấp nhất là Ngân hàng BIDV năm 2017 với tỉ suất vốn sở hữu đạt 0,21% Bảng thống kê mô tả chỉ ra mức độ tương đồng về quy mô vốn chủ sở hữu giữa các ngân hàng TMCP không có sự chêch lệch quá nhiều, đây là một lợi thế vì nếu chênh lệch cao sẽ gây ra bất lợi cho việc thu hút vốn trên thị trường

Biến chi phí hoạt động (CIR) có giá trị nhỏ nhất là 0,2270 và giá trị lớn nhất là 1,7224 Trong đó chi phí hoạt động đạt lớn nhất chính là Ngân hàng NCB năm

2023 với chi phí hoạt động sở hữu đạt mức 1,7224 và thấp nhất là Ngân hàng SHB năm 2022 với chi phí hoạt động đạt 0,2270 Nhìn chung, qua thống kê mô tả các ngân hàng TMCP đều có chi phí hoạt động rất cao, nhưng trong thực tế thì các ngân hàng đang cố gắng giảm thiểu tối đa các loại chi phí để tối ưu hóa lợi nhuận

Biến tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) có số quan sát trong mô hình là 264 với giá trị trung bình trong toàn mẫu 5,98% cùng với giá trị mức độ lệch chuẩn 1,75% Biến GDP có giá trị dao động từ 2,56% tới 8,02% Trong đó tốc độ tăng trưởng (GDP) đạt giá trị nhỏ nhất năm 2021 với GDP ở mức 2,56% và đạt đỉnh năm 2022 với GDP là 8,02%

Biến tỷ lệ lạm phát (INF) có số quan sát trong mô hình là 264, trung bình giá trị INF toàn mẫu là 3,21% và mức độ lệch chuẩn 1,39% INF có giá trị dao động từ 0,63% tới 6,59% Trong đó tỷ lệ lạm phát (INF) đạt giá trị nhỏ nhất vào năm 2015 với tỷ lệ lạm phát (INF) là 0,63% và cao nhất là vào năm 2013 với tỷ lệ lạm phát (INF) là 6,59%

4.1.2 Phân tích sự tương quan và kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 4.2 dưới đây là kết quả phân tích mức độ tương quan giữa các biến trong mô hình Hệ số tương quan giữa các biến được tác giả sử dụng để kiểm tra mối liên hệ giữa các biến phụ thuộc với các biến độc lập và mối liên hệ giữa các biến độc lập với nhau

ROA ROE NPL LOAN LIQ SIZE CAP CIR GDP INF ROA 1.0000

Nguồn: Theo dữ liệu thống kê từ STATA 15 của tác giả

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Bảng 4.12 Tóm tắt giả thuyết nghiên cứu và kết quả thực nghiệm

Kỳ vọng Kết quả Kỳ vọng Kết quả

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp sau nghiên cứu

Ghi chú: Các ký hiệu (+), (-), (0) lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa ảnh hưởng cùng chiều tới biến phụ thuộc, ảnh hưởng ngược chiều tới biến phụ thuộc, không có ý nghĩa thống kê

Tỷ lệ nợ xấu (NPL): Biến này được dự đoán sẽ ảnh hưởng ngược chiều tới HQTC của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam Tuy nhiên trong bài khóa luận này, biến NPL lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu Biến NPL trong bài không có ý nghĩa nhưng không phải trong các nghiên cứu trước đó về NPL ảnh hưởng ngược chiều tới HQTC của các ngân hàng là không phù hợp, ví dụ như các nghiên cứu của Kwan và Eisenbeis (1995), Nguyễn Việt Hùng (2018) Họ cho kết luận rằng tăng hiệu quả tín dụng rõ ràng là cần thiết nếu muốn tăng lợi nhuận, nhưng bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng theo Càng nhiều dư nợ, càng nhiều khoản nợ rủi ro Trong giai đoạn khó khăn, nhiều khoản nợ đã không thể thu hồi, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng Chi phí thu hồi nợ cộng thêm khâu xử lý các tài sản tăng lên do các khoản nợ xấu này Nguyên nhân trong bài khóa luận này, hệ số NPL không mang ý nghĩa thống kê có thể là do mẫu dữ liệu khác nhau so với các nghiên cứu khác hoặc khác nhau trong phương pháp xây dựng mô hình hồi quy có thể dẫn đến sự khác biệt trong mối quan hệ với biến này hay cũng có thể độ lớn của mẫu dữ liệu trong bài khóa luận này là chưa đủ để biến số NPL mang ý nghĩa thống kê

Dư nợ cho vay (LOAN): Trong bài khóa luận này, biến LOAN với tỷ lệ “dư nợ cho vay/tổng tài sản” không ảnh hưởng ở cả 2 mô hình Kết quả này khác với kết luận của Dietrich và Wanzenried (2014), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang

(2013) Nguyên nhân của sự khác biệt trong nghiên cứu này có thể là do các ngân hàng TMCP của Việt Nam ở khoảng thời gian trở lại đây đẩy mạnh doanh số cho vay quá nhanh để thúc đẩy tăng trưởng quy mô hoạt động của ngân hàng, từ đó dẫn đến hệ lụy là các khoản tín dụng này có thể không hiệu quả, thiếu ổn định (Trúc & Thanh,

2015) Qua đó, dư nợ cho vay (LOAN) không ảnh hưởng rõ ràng tới HQTC của ngân hàng TMCP

Tính thanh khoản (LIQ): Theo bộ dữ liệu, biến LIQ không mang ý nghĩa thống kê, nghĩa là trong nghiên cứu này không tìm thấy ảnh hưởng giữa tính thanh khoản và HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam Khác với mong đợi ban đầu của tác giả là ảnh hưởng cùng chiều đến HQTC của các ngân hàng TMCP Trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, kết quả này cũng trái ngược hoàn toàn với kết luận của các tác giả như Jaouad (2018) và Doğan (2013) Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này lại trùng khớp với các nghiên cứu từ Trung Quốc và Malaysia, kết quả đều cho ra không có mối tương quan giữa HQTC của ngân hàng và mức độ thanh khoản (Said và Tumin, 2011) Nguyên nhân có thể là do bản chất của ROA và ROE khi làm thước đo HQTC cho việc tạo ra lợi nhuận từ tất cả tài sản mà ngân hàng sở hữu, trong đó có cả cho vay khách hàng và các khoản đầu tư dài hạn Các nhân tố đó không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tính thanh khoản của ngân hàng Tuy nghiên, tác giả cho rằng biến LIQ không mang ý nghĩa thống kê trong bài khóa luận này là do sự khác biệt trong công thức đo lường tính thanh khoản Ở bài này, tác giả đã sử dụng tỷ lệ tài sản thanh khoản là tiền mặt, vàng bạc, đá quý chia cho tổng tài sản của ngân hàng, còn ở các nghiên cứu khác, họ đã sử dụng các công thức như tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi, tổng giá trị giao dịch trên tổng số tiền trong nền kinh tế hay là 1 trên tỷ lệ tiền dự trữ

Quy mô ngân hàng (SIZE): Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng

(SIZE) có mối tương quan đồng biến với cả 2 ROA và ROE của ngân hàng TMCP Việt Nam ở mức ý nghĩa 1% và mức độ ảnh hưởng rất đáng kể Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Zeitun và Tian (2014) Kết quả nghiên cứu có nghĩa là các ngân hàng với quy mô càng lớn có chi phí phá sản thấp nên quy mô ngân hàng được cho là có ảnh hưởng tích cực đến HQTC của ngân hàng Và hơn nữa, khi một ngân hàng hoạt động ở quy mô lớn sẽ có lợi thế lớn hơn về hình ảnh, uy tín, thương hiệu, sức mạnh tài chính để tiếp cận các nguồn vốn tốt hơn Phát hiện này ủng hộ giả thuyết ban đầu của tác giả cũng như nghiên cứu trước đây của Liu (2013), Mouna và ctg

(2017) Các ngân hàng có quy mô lớn thường có năng lực kinh doanh tốt hơn, độ tin cậy của khách hàng cao hơn các ngân hàng nhỏ Hơn nữa, dựa trên chi phí đại diện, các ngân hàng lớn thường có nhiều thông tin thị trường hơn các ngân hàng nhỏ, bất cân xứng thông tin, khiến cho việc vay vốn trở nên dễ dàng hơn Ngoài ra có thể là do các ngân hàng quy mô lớn tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào, cơ sở hạ tầng hiện đại hơn, công nghệ thông tin phát triển hơn, … Do đó, quy mô ngân hàng tăng làm giảm chi phí cho một đơn vị tài sản, dẫn đến làm tăng HQTC của ngân hàng

Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP): Qua quá trình nghiên cứu, biến quy mô vốn chủ sở hữu cho ra kết quả tỷ số “vốn chủ sở hữu/tổng tài sản” ảnh hưởng ngược chiều tới ROA nhưng lại không mang ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này Còn đối với mô hình có ROE thì biến CAP cho ra kết quả ảnh hưởng ngược chiều tới HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam với mức ý nghĩa thống kê là 1% Kết quả này phù hợp với giả thuyết ban đầu của tác giả và cũng giống với nghiên cứu của Bùi Vĩnh Thanh (2022) Ngoài ra, ROE sẽ giảm nếu như ngân hàng đó đi vay nợ càng nhiều Nguyên nhân có thể là do các ngân hàng được tác giả thu thập để phân tích trong nghiên cứu này có tỷ lệ nợ ngắn hạn cao, chính điều đó đã làm tăng rủi ro thanh khoản và chi phí lãi vay, từ đó làm giảm ROE Nếu lợi nhuận vào của các ngân hàng TMCP

Việt Nam không tăng ở mức cao hơn nữa thì hành động tăng quy mô vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm ROE Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với phát hiện của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) Các ngân hàng lớn có vốn chủ sở hữu lớn hơn các ngân hàng nhỏ sẽ phải trả chi phí cơ hội nắm giữ tiền mặt cao hơn cũng như họ sẽ không được hưởng lợi từ thuế thu nhập Bên cạnh đó, các cổ đông còn không được lợi từ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính từ đó ảnh hưởng xấu đến HQTC của các ngân hàng TMCP Ngoài ra, khi vốn chủ sở hữu của ngân hàng được nắm phần lớn bởi 1 nhóm cổ đông, thì những quyết định bỏ qua những khoản đầu tư mạo hiểm hay quyết định đưa ra những chính sách không hợp lý cũng có thể gây ra giảm HQTC của ngân hàng

Chi phí hoạt động (CIR): Biến chi phí hoạt động trong bài khóa luận này có mối liên hệ nghịch biến với HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam Trong cả 2 mô hình với 2 biến phụ thuộc là ROA và ROE thì biến CIR đều có ý nghĩa thống kê ở mức là 1% Qua đó, biến CIR thể hiện được sự ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới HQTC của các ngân hàng Hệ số Coef lần lượt là -0.0184 và -0.1683 có nghĩa là khi CIR của ngân hàng mà tăng 1 đơn vị thì HQTC của ngân hàng theo biến phụ thuộc ROA sẽ giảm 0.0184 đơn vị Tương tự với ROA, chi phí hoạt động trên thu nhập của ngân hàng mà tăng 1 đơn vị thì HQTC của ngân hàng theo biến phụ thuộc ROE sẽ giảm 0.1683 đơn vị Kết quả này trùng kết quả với Komidouv và ctg (2005), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) Mô hình cho thấy thực trạng thực tế của hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam trong những năm gần đây, các ngân hàng luôn phải tăng chi phí hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng do áp lực mở rộng mạng lưới hoạt động, gia tăng mạnh mẽ nguồn nhân lực cũng như là nâng cao chất lượng ngân hàng Quá trình gia tăng này đã làm tăng chi phí hoạt động lên rất cao Tuy nhiên, để NHTM hoạt động với hiệu quả tốt nhất, phải đầu tư nhiều chi phí hoạt động để thực hiện các mục tiêu dài hạn, ngoài khả năng quản lý tốt để nâng cao HQTC của ngân hàng Quản lý chi phí là một phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của ngân hàng HQTC sẽ giảm khi ban quản trị quản lý chi phí kém Do đó, chi phí hoạt động sẽ có mối quan hệ ngược chiều với HQTC

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): Dựa vào kết quả nghiên cứu, đúng với kỳ vọng ban đầu của tác giả đặt ra, biến tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ảnh hưởng cùng chiều tới HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong cả 2 mô hình là ROA và ROE Với mức ý nghĩa thống kê ở 1% trên 2 mô hình hồi quy cho ra được sự ảnh hưởng mạnh mẽ của GDP tới HQTC của các ngân hàng Kết quả của nghiên cứu này tương thích với các nghiên cứu của Zeitun và Tian (2014) và (Alper & Anbar, 2011) HQTC của ngân hàng được cho là rất nhạy cảm với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các sự ảnh hưởng sâu sắc của các biến vĩ mô tới HQTC của các ngân hàng thường được thực hiện trong rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm Tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh có liên quan đến chi phí vốn thấp hơn và hiệu suất HQTC cao Khi các biến vĩ mô này được kỳ vọng thuận lợi sẽ cải thiện rất lớn tới HQTC ngân hàng GDP được nghiên cứu và có kết quả là có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa đáng kể đến chỉ số hiệu suất ROA và ROE mà không có mối quan hệ tiêu cực với bất kỳ chỉ số hiệu suất nào khác

Tỷ lệ lạm phát (INF): Dựa vào kết quả nghiên cứu, đúng với kỳ vọng ban đầu của tác giả đặt ra, biến tỷ lệ lạm phát (INF) ảnh hưởng cùng chiều tới HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong cả 2 mô hình là ROA và ROE Với mức ý nghĩa thống kê ở 1% trên 2 mô hình cho thấy được sự ảnh hưởng mạnh mẽ của INF tới HQTC của các ngân hàng Kết quả của nghiên cứu này đồng kết quả với các nghiên cứu của Flamini và ctg (2009), Gul và ctg (2011), Bourke (1989) Nguyên nhân có thể là do khi tỷ lệ lạm phát tăng, các ngân hàng TMCP siết chặt tiền mặt và điều chỉnh lãi suất một cách hiệu quả để tăng doanh thu hoạt động cho ngân hàng Tỷ lệ lạm phát cao thì sẽ dẫn đến nhu cầu về tiền cao qua đó thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh và giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội Xã hội phát triển sẽ thúc đẩy được các hoạt động kinh doanh của các NHTM ngày càng mạnh mẽ Trong các năm trở lại đây, NHNN cũng đã đưa ra nhiều phương án cũng như các chính sách kiểm soát lạm phát mang lợi ích cho các ngân hàng TMCP Các chính sách hỗ trợ các ngân hàng trong việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay thích hợp từ đó tối đa hóa được doanh thu cũng như giảm thiểu chi phí Qua đó, tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng cùng chiều tới HQTC của các ngân hàng trong nước

Chương thứ tư của khóa luận, tác giả đã thực hiện phân tích thống kê mô tả và đánh giá kết quả nghiên cứu theo các giá trị trung bình, tối thiểu, tối đa và độ lệch chuẩn bằng cách sử dụng các biến quan sát trong mô hình Sau đó, phân tích ma trận hệ số tương quan được sử dụng để xác định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong nghiên cứu này và các mô hình Pooled OLS, FEM và REM lần lượt được thực hiện Sau đó, tác giả sử dụng kiểm định F-test để so sánh mức độ phù hợp của mô hình Pooled OLS và mô hình FEM Cùng với kiểm định Breusch and Pagan để xem giữa mô hình Pooled OLS và mô hình REM đâu là mô hình phù hợp hơn Kết quả cho ra FEM và REM là 2 mô hình phù hợp hơn mô hình Pooled OLS Sau đó tác giả sử dụng kiểm định Hausman để xác định liệu có mối tương quan giữa các biến độc lập hay không Theo kết quả nghiên cứu, mô hình FEM phù hợp nhất với biến ROA đồng thời mô hình FEM cũng phù hợp nhất với biến phụ thuộc ROE Cuối cùng, tác giả thực hiện kiểm tra khuyết tật trên mô hình hồi quy và kết quả cho thấy khuyết tật tự tương quan và phương sai thay đổi nhưng không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến Vì vậy, tác giả đã sử dụng mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) để giải quyết hai vấn đề nêu trên Từ đó tác giả cho ra kết quả phân tích cuối cùng, dựa vào các biến có ý nghĩa là CAP, SIZE, CIR, GDP và INF để thảo luận các kết quả nghiên cứu này Ở chương cuối cùng của bài khóa luận, tác giả sẽ kết luận từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách sau khi hoàn thành bài phân tích này

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Kết luận

Bài khóa luận nghiên cứu các nhân tố là tỷ lệ nợ xấu, dư nợ cho vay, tính thanh khoản, quy mô vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam Tác giả sử dụng những số liệu từ 24 ngân hàng trong nước từ các năm 2013-2023 qua các bước xác định và đo lường cũng như chạy các mô hình ước lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan Qua đó, tác giả kết luận và đề xuất một số hàm ý chính sách góp phần nâng cao HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam Ngoài ra, tác giả kỳ vọng những đóng góp sẽ giúp các ngân hàng ngày càng phát triển, từ đó là điểm tựa thúc đẩy đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng lên cao trên trường quốc tế trong thời kỳ tình hình kinh tế chung khó khăn và sự cạnh tranh gắt gao giữa các ngân hàng Với kết quả đưa ra sau quá trình đo lường và phân tích, tuy không được 100% như kỳ vọng ban đầu nhưng cũng đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đề ra ở chương đầu tiên như sau:

Thứ nhất, tác giả đã xác định được các nhân tố tỷ lệ nợ xấu, dư nợ cho vay, tính thanh khoản, quy mô vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến HQTC của 24 ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2013-2023

Thứ hai, các nhân tố quy mô ngân hàng (SIZE), chi phí hoạt động (CIR), tỷ lệ lạm phát (INF), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ảnh hưởng rõ rệt, mạnh mẽ tới HQTC của các ngân hàng Trong đó, các nhân tố quy mô ngân hàng ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng cùng chiều, còn biến chi phí hoạt động ảnh hưởng ngược chiều tới HQTC của ngân hàng Nhân tố quy mô vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng tới HQTC của ngân hàng TMCP Việt Nam nhưng ảnh hưởng ngược chiều với mô hình ROE, còn với biến ROA không có ảnh hưởng Còn lại các nhân tố tỷ lệ nợ xấu, dư nợ cho vay và tính thanh khoản không mang ý nghĩa trong nghiên cứu này

Thứ ba, qua những phân tích và kết quả của nghiên cứu, tác giả kết luận và đề xuất một số hàm ý chính sách về nâng cao HQTC của các ngân TMCP Việt Nam trong tương lai.

Hàm ý chính sách

5.2.1 Hàm ý chính sách về quy mô ngân hàng

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích cho ra kết quả quy mô ngân hàng (SIZE) là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới HQTC của ngân hàng TMCP tại Việt Nam Biến quy mô ngân hàng trong bài khóa luận này đều ảnh hưởng cùng chiều và tích cực tới HQTC được đo lường bằng ROA và ROE ở mức ý nghĩa thống kê cao nhất

Từ đó, để nâng cao được HQTC của các NHTM thì tác giả đề xuất các ngân hàng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng uy tín và nâng cao uy tín trên thị trường bằng cách tăng quy mô của ngân hàng Từ kết quả nghiên cứu, các ngân hàng nên tăng tổng số tài sản của họ, nhưng chỉ với vốn chủ sở hữu hơn là nợ Gia tăng tài sản bằng cách huy động vốn tiền gửi từ khách hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, … cũng là một trong những cách rất phổ biến của các ngân hàng TMCP Các ngân hàng nên có những mức lãi suất ưu đãi để thu hút khách hàng gửi tiền tăng hiệu quả cạnh tranh với các ngân hàng khác Các ngân hàng có thể tăng trưởng quy mô bằng cách thu hút vốn và thành lập liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước Điều này không chỉ cho phép ngân hàng mở rộng quy mô và nguồn lực tài chính mà còn cho phép họ sử dụng công nghệ tiên tiến để hỗ trợ phát triển thị trường

Hơn nữa, khi các ngân hàng TMCP phát triển, họ phải tập trung phát triển đội ngũ nhân sự có trình độ cao, có khả năng quản lý cũng như có những phương án kịp thời để xử lý với các rủi ro tốt, đồng thời phải đảm bảo ban lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn xa và khả năng quản trị tốt Song, với việc mở rộng quy mô, các NHTM phải tăng doanh thu kinh doanh, cụ thể là lãi suất cho vay, đi đôi với mở rộng quy mô ngân hàng Nhờ đó, ngân hàng càng lớn thì càng mang lại lợi nhuận càng nhiều cho hoạt động kinh doanh Tăng trưởng doanh thu đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư rất nhiều Đầu tiên là, ngân hàng đảm bảo hạn mức cho vay với lãi suất hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Sau đó, cần xây dựng chính sách hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, quảng bá thương hiệu và đặc biệt là nâng cao uy tín của ngân hàng, tạo dựng niềm tin cho khách hàng, vì đặc thù của ngành này đòi hỏi ngân hàng phải có uy tín cao sau những bê bối của ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong thời gian vừa qua tạo dựng hình ảnh không tốt trong mắt khách hàng về ngành này

5.2.2 Hàm ý chính sách về quy mô vốn chủ sở hữu

Kết quả nghiên cứu bài khóa luận này chỉ ra ảnh hưởng đáng kể giữa quy mô vốn chủ sở hữu và HQTC của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam Biến quy mô vốn chủ sở hữu (CAP) tuy không có nghĩa thống kê khi đo lường với biến phụ thuộc ROA nhưng vẫn ảnh hưởng ngược chiều tới HQTC của các ngân hàng TMCP khi đo lường với ROE Kết quả cho ra đúng kỳ vọng của tác giả ban đầu với mức ý nghĩa thống kê 1% Bởi vì các ngân hàng được tác giả thu thập để phân tích trong nghiên cứu này có tỷ lệ nợ ngắn hạn cao, chính điều đó đã làm tăng rủi ro thanh khoản và chi phí lãi vay, từ đó làm giảm HQTC của ngân hàng Tác giả khuyến nghị các ngân hàng TMCP hạn chế tăng vốn chủ sở hữu bằng cách đi vay, đặc biệt là đi vay ngắn hạn bởi vì các gói vay này có lãi suất rất cao Chi phí lãi vay ảnh hưởng cực kỳ lớn tới lợi nhuận của ngân hàng, nếu lợi nhuận vào của các ngân hàng TMCP Việt Nam không tăng ở mức cao hơn nữa thì hành động tăng quy mô vốn chủ sở hữu bằng cách vay sẽ làm giảm đi lợi nhuận, từ đó làm giảm HQTC của các ngân hàng Các ngân hàng lớn có vốn chủ sở hữu lớn hơn các ngân hàng nhỏ sẽ phải trả chi phí cơ hội nắm giữ tiền mặt cao hơn cũng như họ sẽ không được hưởng lợi từ thuế thu nhập, vậy nên ban quản trị của ngân hàng nên có những biện pháp để cân đối vốn chủ sở hữu ở mức hợp lý, tối ưu hóa lợi nhuận

5.2.3 Hàm ý chính sách về chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động là nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực tới HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam qua kết quả nghiên cứu Vậy nên để nâng cao HQTC, các ngân hàng cần phải quản lý chi phí hoạt động của ngân hàng một cách chặt chẽ, phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận Điều đó phản ánh được năng lực quản trị của ban lãnh đạo ngân hàng qua việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh Các NHTM cần tiết kiệm chi phí trong khâu quản lý cũng như đẩy mạnh năng suất lao động qua những cách như tinh gọn bộ máy hoạt động ngân hàng bằng cắt giảm nhân sự không cần thiết, nâng cao cơ sở hạ tầng để đáp ứng với nhu cầu thời đại 5.0, áp dụng những công nghệ mới đặc biệt là máy móc cũng như hệ thống ngân hàng điện tử (ngân hàng số) Mục đích của việc này là để cung cấp các dịch vụ, sản phẩm của NHTM trên nền tảng công nghệ, nhanh gọn, tiện lợi, tránh rườm rà như những cách thủ công trước đây Nghiên cứu, thử nghiệm trí tuệ nhân tạo vào các hoạt động trong ngân hàng Từ đó, tiết kiệm được rất nhiều các khoản chi trong hoạt động kinh doanh của NHTM Cần tuyển chọn, bồi dưỡng kinh nghiệm cho đội ngũ nhân sự của ngân hàng để có năng lực tốt, ban quản trị về mảng chi phí cần lập ra những kế hoạch, quản lý những khoản chi phí của ngân hàng cũng như đưa ra các phương án để giảm thiểu các chi phí đó ở mức tối đa Qua đó, giảm chi phí hoạt động của các ngân hàng TMCP và nâng cao được HQTC

5.2.4 Hàm ý chính sách về tăng trưởng GDP

Trong thời kỳ GDP tăng trưởng chậm xảy ra trong thời điểm được dự báo kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái như hiện nay thì khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp cao, chất lượng tín dụng xấu, dẫn đến lợi nhuận ngân hàng sẽ sụt giảm và HQTC của các NHTM sẽ giảm theo Để đối phó với những thách thức, khó khăn và giảm thiểu được rủi ro này thì nhà nước cần khẩn trương đưa ra những chính sách hỗ trợ về thuế, phí cho các doanh nghiệp trong nước Kinh tế tư nhân ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng GDP, do đó NHNN nên có các chính sách tín dụng để tài trợ cho các khu vực kinh tế tư nhân, mục đích vừa là giúp các ngân hàng đạt mục tiêu kinh doanh nhưng cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phân bổ vốn hợp lý trong nền kinh tế nước nhà Ngoài ra, các ngân hàng cần tăng cường các hoạt động kết nối có hiệu quả với các doanh nghiệp cũng như chủ động trong việc cơ cấu lại các khoản vay trong thời kỳ diễn biến khó khăn hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi hỗ trợ phát triển kinh tế Qua đó, ngành ngân hàng đóng góp cho quá trình tăng trưởng kinh tế (GDP) và nâng cao được HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam

5.2.5 Hàm ý chính sách về tỷ lệ lạm phát

Dưới tình hình tỷ lệ lạm phát (INF) tăng cao và liên tục trong các năm trở lại đây, thì cơ quan chính phủ cũng như NHNN cần đề ra và thực hiện những chính sách kịp thời ứng biến với sự bất ổn định của lạm phát đối với nền tài chính – tiền tệ của quốc gia Theo kết quả nghiên cứu của bài khóa luận, tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng cùng chiều tới HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam Trong các năm trở lại đây, NHNN cũng đã đưa ra nhiều phương án cũng như các chính sách kiểm soát lạm phát mang lợi ích cho các ngân hàng TMCP Các chính sách hỗ trợ các ngân hàng trong việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay thích hợp từ đó tối đa hóa được doanh thu cũng như giảm thiểu chi phí Các NHTM cũng phải theo dõi sát các dự báo lạm phát để đưa ra các phương án kinh doanh hợp lý Khi tỷ lệ lạm phát tăng như hiện nay, các ngân hàng TMCP nên siết chặt tiền mặt và điều chỉnh lãi suất một cách hiệu quả để tăng doanh thu hoạt động cho ngân hàng Tỷ lệ lạm phát cao thì sẽ dẫn đến nhu cầu về tiền cao qua đó thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh và giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội Xã hội phát triển sẽ thúc đẩy được hoạt động kinh doanh từ những NHTM ngày càng vươn tầm.

Hạn chế của nghiên cứu

Bài khóa luận đã đạt được kết quả đo lường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam Tuy nhiên, đề tài này vẫn còn tồn tại một số những hạn chế cần được khắc phục như:

Thứ nhất, về dữ liệu tác giả thu thập đưa vào nghiên cứu chỉ là 24 ngân hàng TMCP, chưa đầy đủ được tổng thể tất cả các ngân hàng TMCP Việt Nam để có thể đánh giá một cách tổng quan về cũng như là chính xác nhất về ảnh hưởng của các nhân tố tới các NHTM Bộ dữ liệu tác giả phân tích, đo lường chỉ có ý nghĩa đánh giá được trong khoảng thời gian 11 năm trở lại đây

Thứ hai, về số lượng các nhân tố ảnh hưởng tác giả thực hiện nghiên cứu trong bài khóa luận bị giới hạn do số liệu các ngân hàng công bố trong BCTC nhiều năm còn khuyết dẫn đến việc tác giả không thu thập được Tác giả chỉ thực hiện đánh HQTC dựa trên thước đo ROA và ROE, bên cạnh đó vẫn còn một số chỉ tiêu khác có thể dựa vào để đánh giá

Thứ ba, kết quả vẫn còn tồn tại 3 biến là tỷ lệ nợ xấu (NPL), dư nợ cho vay (LOAN) và tính thanh khoản (LIQ) không có ý nghĩa trên cả 2 mô hình Đây là một điểm trừ rất lớn tác giả nhận định trong bài khóa luận này Do rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về HQTC của các ngân hàng TMCP, các biến này đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy

Chính vì những hạn chế của bài khóa luận đã liệt kê ở trên, tác giả kỳ vọng trong tương lai sẽ xuất hiện những bài nghiên cứu khác cùng đề tài về đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến HQTC của ngân hàng TMCP ở nước ta một cách tổng quát hơn, chính xác hơn, sử dụng các mô hình hồi quy cũng như các kiểm định hợp lý hơn qua đó đưa ra những bài nghiên cứu toàn diện mang tính thực tiễn cao

Sau khi đã có được kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh đến HQTC của các ngân hàng TMCP Việt Nam, tác giả kết luận được các biến tỷ lệ nợ xấu, dư nợ cho vay và tính thanh khoản không mang ý nghĩa thống kê trong bài khóa luận này Các biến quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng tích cực tới HQTC của ngân hàng TMCP đồng thời hai biến còn lại là quy mô vốn chủ sở hữu và chi phí hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến HQTC của NHTM trong nước Trên cơ sở kết luận này, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm mục tiêu nâng cao HQTC cho các ngân hàng TMCP Việt Nam trong thời gian tới Tiếp theo đó, ở chương thứ 5 này, tác giả thảo luận một số hạn chế còn tồn tại liên quan đến bài nghiên cứu này đồng thời tác giả kỳ vọng sẽ có những nghiên cứu khác có thể bù đắp được những khoảng trống tri thức cũng như thiếu sót của bài khóa luận này

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Vĩnh Thanh (2022) Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Hoàng Ngọc Tiến, Dương Nguyễn Thanh Tâm và Đinh Việt Linh (2020) Hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, 106(107), 13-24

Nguyễn Đình Hùng (2019) Ngân hàng và Tài chính Nhà xuất bản Giáo dục

Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2015) Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Nguyễn Quang Minh (2020) Hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nguyễn Văn Đạo (2014) Phân tích hồi quy tuyến tính và ứng dụng Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ

Nguyễn Việt Hùng (2008) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Doctoral dissertation, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Phan Thị Hằng Nga và ctg (2022) Ảnh hưởng của Covid 19 đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam Tạp chí Nghiên cứu Tài chính- Marketing, 1-14

Tăng Mỹ Sang (2024) Hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời đại công nghệ số Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương, 34(1), 3-11

Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 85, trang 11-15

Abubakar, A (2015) Relationship between financial leverage and financial performance of deposit money banks in Nigeria International Journal of Economics, Commerce and Management, 3(10), 759-778

Alarussi, A S., & Alhaderi, S M (2018) Factors affecting profitability in Malaysia Journal of Economic Studies, 45(3), 442–458

Alper, D., & Anbar, A (2011) Bank Specific and Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: Empirical Evidence from Turkey Business and Economics Research Journal

Al-Taani, K (2013) The Relationship between Capital Structure and Firm Performance: Evidence from Jordan Journal of Finance and Accounting, 1 (3), 41-

Anarfo Bugri, E (2015) Capital Structure and Bank Performance –Evidence from Sub Sahara Africa, European Journal of Accounting Auditing and Finance Research, 3(3), 1-20

Athanasoglou, P P., Asimakopoulos, I., & Georgiou, E (2005) The effect of merger and acquisition announcement on Greek bank stock returns Bank of Greece Economic Bulletin, (24)

Athanasoglou, P P., Brissimis, S N., Delis, M D (2008) Bank-specific, industry-specificand macroeconomic determinants of bank profitability Journalof International Financial Markets, Institutions and Money 18, 121-136

Beck, T & Fuchs, M (2004) Structural Issues in the Kenyan Financial System: Improving Competition and Access

Bourke, P (1989) Concentration and other determinants of bank profitability in Europe, North America and Australia Journal of Banking & Finance, 13(1), 65-

Dang, Uyen (2011) The CAMEL Rating System in Banking Supervision: a Case Study of Arcada University of Applied Sciences, International Business

De Blas, B., & Russ, K N (2013) All banks great, small, and global: Loan pricing and foreign competition International Review of Economics & Finance, 26, 4-24

Dietrich, A., & Wanzenried, G (2014) The determinants of commercial banking profitability in low-, middle-, and high-income countries The Quarterly Review of Economics and Finance, 54(3), 337-354

Doğan, M (2013) Does firm size affect the firm profitability? Evidence from Turkey Research Journal of Finance and Accounting, 4(4), 53-59

Farrar, D E., and Glauber R R (1967) Multicollinearity in Regression Analysis: The Problem Revisited Economics and Statistics, pp Vol 49, No 1 (Feb.,

Flamini, V., McDonald, C., & Schumacher, L (2009) The Determinants of Commercial Bank Profitability in Sub-Saharan Africa

García-Herrero, A., Gavil, S., & Santab rbara, D (2009) What explains the low profitability of Chinese banks? Journal of Banking & Finance, 33(11), 2080-

Goyal, P., Rahman, Z., & Kazmi, A A (2013) Corporate sustainability performance and firm performance research: Literature review and future research agenda Management Decision, 51(2), 361-379

Greene, W H (2003) Econometric Analysis Pearson Education Indiap, 7th Edition

Gul, S., Irshad, F & Zaman, K (2011) Factors Affecting Bank Profitability in Pakistan Romanian Economic Journal, 14(39)

Gujarati, N D., and Porter, D C (2009) Basic econometrics International edition McGraw-Hill/Irwin, a business unit of the McGraw-Hill companies.Inc., New York

Ilhomovich, S.E (2009) Factors affecting the performance of foreign banks in Malaysia Malaysia: A thesis submitted to the fulfillment of the requirements for the degree Master of Science (Banking) College of Business (Finance and Banking)

Jaouad, E., & Lahsen, O (2018) Factors affecting bank performance: empirical evidence from Morocco European Scientific Journal, 14(34), 255-267

Khrawish, H A (2011) Determinants of commercial banks performance: Evidence from Jordan International Research Journal of Finance and Economics, 81(1), 148-159

Kosmidou K, Pasiouras F & Tsaklanganos A (2007) Domestic and multinational determinants of foreign bank profits: The case of Greek banks operating abroad, J Multinatl Finan, Manage, 17:1-15

Kwan, S H., & Eisenbeis, R A (1995) An analysis of inefficiency in banking: A stochastic cost frontier approach FRBSF Econ Rev, 2, 16-26

Le, T D., & Ngo, T (2020) The determinants of bank profitability: A cross- country analysis Central Bank Review, 20(2), 65-73

Liu, S (2013) Determinants of the profitability of the US banking industry during the financial crisis (Doctoral dissertation, Clemson University)

Mathuva, D (2009) Capital Adequacy, Cost Income Ratio and the Performance of Commercial Banks: The Kenyan Scenario International journal of Applied Economics and Finance

Mouna, A., Jianmu, Y., Havidz, S A H., & Ali, H (2017) The impact of capital structure on Firms performance in Morocco International Journal of Application or Innovation in Engineering & Management, 6(10), 11-16

Olweny, T., & Shipho, T M (2011) EFFECTS OF BANKING SECTORAL FACTORS ON THE PROFITABILITY OF COMMERCIAL BANKS IN KENYA

Rahman, B A., & Agrawal, A (2013) Finite element modeling methods for photonics Artech House

Saeed, M S (2013) Bank-related, Industry-related and Macroeconomic Factors Affecting Bank Profitability: A Case of the United Kingdom, Research Journal of Finance and Accounting

Said, R.M., Mohd, H.T (2011) Performance and Financial Ratios of Commercial Banks in Malaysia and China

Smith, R., Staikouras, C., & Wood, G (2003) Non-interest income and total income stability

Stock, J H., & Watson, M W (2003) Introduction to econometrics (Vol

Zeitun, R., & Tian, G G (2014) Capital structure and corporate performance: Evidence from Jordan Australasian Accounting Business Finance Journal, Forthcoming.

Ngày đăng: 29/09/2024, 17:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN