tác động của chiến tranh việt nam với quan hệ xô-mỹ(1954-1991) doc

32 667 3
tác động của chiến tranh việt nam với quan hệ xô-mỹ(1954-1991) doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP LỚN =================== PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong thời kỳ từ năm 1954 dến năm 1991, quan hệ quốc tế có nhiều sự biến chuyển trong bối cảnh chiến tranh lạnh. Năm 1954,với chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân dân Việt Nam đã buộc Pháp ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Nhưng ngay sau đơ, đế quốc Mỹ đã thay thế thực dân Pháp nhảy vào miền Nam Việt Nam, lập nên chính quyền bù nhìn tay sai nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Trước sự xâm lược trắng trợn của đế quốc Mỹ, nhân dân Việt Nam anh hùng đã đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi bè lũ cướp nước và tay sai. Trong quá trình đấu tranh này, nhân dân Việt Nam đã được tiếp sức, ủng hộ rất mạnh từ phía các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô. Chiến tranh Việt Nam thật sự là sự đối đầu giữa hai cực của thế giới do hai siêu cướng đứng đằng sau, giữa Liên Xô và Việt Nan Dân Chủ Cộng Hòa với Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã có tác động rất lớn đến quan hệ Xô – Mỹ trong một thời gian dài và tác động không nhỏ đến quan hệ quốc tế. Tìm hiểu được ảnh hưởng của chiến tranh Việt Nam đối với quan hệ Xô- Mỹ về mát lý thuyết có thể làm sáng tỏ hơn một phần nào đó quan hệ quốc tế trong bối cảnh chiến tranh lạnh. Về thực tiễn, tìm hiểu quan hệ Xô- Mỹ dưới tác động của chiến tranh Việt Nam sẽ góp thêm mọt yuw liệu trong học tập và nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế. Với nhứng lí do trên cùng với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Bùi Thị Thảo, tôi dã chọn đề tài: “ Tác động của uộc chiến tranh Việt Nam với quan hệ Xô- Mỹ ( 1954- 1991). DƯƠNG TRƯỜNG PHONG  1 BÀI TẬP LỚN =================== 2. Lịch sử vấn đề: Đề tài “ Tác động cuộc chiến tranh Việt Nam đối với quan hệ Xô- Mỹ” không phải hoàn toàn mới bởi vì đã có nhiều tác phẩm công bồ có liên quan đến đề tài. Trên thực tế, đã có nhiều sách đề cập đến những vấn đề liên quan đến đề tài như tác phẩm “ Liên bang Xô Viếtchiến tranh Việt Nam” của ILIAV. GAIDUK hay tác phẩm “ Đặc biệt tin cậy, vị đại sứ ở Washingtơn qua sáu đời tổng thống Mỹ” của ĐÔBRYNIN…, tuy nhiên các tác phẩm này chỉ đề cập một phần nhỏ chứ không giải quyết hoàn toàn vấn đề tác động của chiến tranh Việt Nam đén quan hệ Xô- Mỹ như thế nào, vì vậy đây là một đề tài hoàn toàn mới mà nhiệm vụ đề tài cần giải quyết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những sự kiện, những mối quan hệ tác động trong chính sách mỗi nước trong chiến tranh Việt Nam từ đó cung cấp cái nhìn khách quan hơn về chính sách của Xô- Mỹ trng cuộc chiến này. Xác định mục đích như trên, đề tài có nhiệm vụ: Tìm hiểu, nghiên cứu các sự kiện xảy ra trong giai đoạn này đồng thời đưa ra những đánh giá khách quan, khoa học về tác động của cuộc chiến tranh Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tác động của cuộc chiến tranh Việt Nam đối với quan hệ Xô- Mỹ trng giai đoạn 1954 đến 1991. 5. Cơ sở phương pháp luận: Phương pháp luận của đề tài này là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu tài liệu. DƯƠNG TRƯỜNG PHONG  2 BÀI TẬP LỚN =================== 6. Giả thuyết khoa học của đề tài: Nếu hiểu biết các tác động của chiến tranh Việt Nam trong quan hệ Xô- Mỹ giai đoạn 1954- 1991 sẽ hiểu rõ hơn về tình hình quan hệ quốc tế trong giai đoạn thế giới đầy biến động này 7. Đóng góp của đề tài: Tìm hiều đề tài này sẽ có nhứng đóng góp nhất định về mặt lý thyueets và thực tế trong ccong tác nghiên cứu, học tập cũng như có thể là tài liệu tham khảo cho các học sinh, sinh viên trong vấn đề quan hệ quốc tế. 8. Bố cục của đề tài: Đề tài này bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và hai chương. Chương 1: Quan hệ Xô- Mỹ trước năm 1954 Chương 2: Tác động của chiến tranh Việt Nam đối với quan hệ Xô- Mỹ ( 1954- 1991) DƯƠNG TRƯỜNG PHONG  3 BÀI TẬP LỚN =================== NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN HỆ XÔ- MỸ TRƯỚC NĂM 1954. 1.1: Quan hệ Xô- Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) Ngày 1/ 9/ 1939, không tuyên chiến, quân Đức tiến công vào Ba Lan, mở đầu cho chiến tranh thế giới thư hai. Trước hành động của quân Đức, Anh và Pháp buộc phải đứng về phía Ba Lan tuyên chiến với Đức ( 3/9). Thế là ba cướng quốc châu Âu cùng vời Ba Lan đã bước vào cuộc chiến tranh thế giới. Tuy đã tuyên chiến vối Đức nhưng liên quân Anh, Pháp không có một hành động nào đở đòn cho Ba Lan mà vẫn “ án binh bất động”. Việc thực hiện “chiến tranh kỳ quặc” này đã dung túng cho quân Đức mở rộng chiến tranh thế giới. Trong khi chủ nghĩa phát xít đang bành trướng thì chính quyền Mĩ cũng thi hành một số chính sách trung lập nhằm dung túng cho chủ nghĩa phát xít hoành hành trên thế giới. Sở dĩ các nước Anh, Pháp, Mỹ thi hành những chính sách dung tung cho chủ nghĩa phát xít vì các nước này muốn giữ nguyên trật tự thế giới. Họ lo ngại phát xít nhưng vẫn thù ghét cộng sản. Vì thế hộ thi hành những chính sách hai mặt nhằm tăng cường sức mạnh cho mình và dẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Tuy nhiên trước sự hình thành trục tam giác Béclin – Rôma – Tôkiô, các nước Anh, Pháp, Mỹ cũng buộc lòng hải có những cam kết với nhau sẽ ủng hộ nhau khi bị tấn công. Riêng Liên Xô, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các nước tư bản dân chủ để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Sau khi Nhật và Đức rút khỏi Hội Quốc Liên, Liên ô đã gia nhập vào tổ chức này vào thắng 9/1934. Mặc dù biết tổ chức quốc tế này bị Anh, Pháp… thao túng nhưng Liên Xô muốn biến diễn đàn Hội Quốc Liên để đấu tranh cho hòa bình. DƯƠNG TRƯỜNG PHONG  4 BÀI TẬP LỚN =================== Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh(1/9/1939 đến 22/6/1940) Mỹ vẫn chưa xem Liên Xô là đồng minh mà vẫn xem Liên Xô là kẻ thù nên đã thực hiện dung túng cho chủ nghĩa phát xít, thi hành chính sách trung lập nhăm buôn bán vũ khí cho cả hi phe để kiếm lợi. Trong lúc đó, sau hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau kí với Đức, Liên Xô đẫ tích cực chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu sắp xảy ra đã đi đầu trong ngọn cờ đấu tranh chống phát xít. Ngày 22/6/1941, vào 3 giờ 30 sáng, không tuyên chiến và không dưa ra một yêu sách gì, phát xít Đức đã bất ngờ tấn công lên khắp biên giới phía Tây của Liên Xô từ Biển Đen đến Ban tích với mục tiêu độc chiếm kho tàng tài nguyên vô tận của Liên Xô và tiêu diệt chế độ xã hội chủ nghĩa, kẻ thù số một của chủ nghĩa phát xít. Lợi dụng khi phát xít Đức tấn công Liên Xô và các nước tu bản Châu Âu bị bại trận, Nhật Bản đã quyết định “Nam tiến” đánh vào khu ảnh hưởng của các nước Mỹ, Anh, Pháp… Ngày 7/12/1941, vào 7 giờ 55 phút sáng giờ địa phương, các máy bay trên tàu sân bay của Nhật đã oanh tạc cảng Trân châu buộc Mỹ phải tham chiến vào chiến tranh thế giới. Việc Mỹ và Liên Xô tham chiến trong chiến tranh thế giới có ý nghĩa rất lớn cho cục diện chiến tranh, lúc này, kẻ thù nguy hiểm trước mắt của cả Liên Xô và Mỹ đều là chủ nghĩa phát xít, vì vậy hai bên đều hợp tác trong chiến đấu. Ngày 15/8/1941, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh đã gửi một thông điệp chung cho chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, trong đó đề nghị tổ chức ại Matxcơva một họi nghị để bàn về việc ung cấp cho nhau những nguyên liệu và vật tư chiến tranh Chính phủ Liên Xô đã chấp nhận yêu cầu đó. Hội nghị đã được tiến hành ở Matxcơva từ ngày 29/9 đến ngày 1/10/1941. Văn kiện hội nghị được kí kết ngày 1/10/1941 quy định sự giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế trong những năm sắp tới giữa Liên Xô và Anh, Mỹ. DƯƠNG TRƯỜNG PHONG  5 BÀI TẬP LỚN =================== Cuối năm 1941, sự cần thiết hình thành chính thức một mặt trận đồng minh chống phát xít trên phạm vi cả thế giới càng trở nên bức thiết và điều kiện để thành lập mặt trận đó dã đầy đủ. Thắng lợi của Liên Xô trong trận Matxcơva đã nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế và nhân dân thế giới đòi hỏi phải liên minh với Liên Xô. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, nước Mỹ đã bị lôi cuốn vào chiến tranh, trận tuyến chống phát xít trên thế giới đã rõ ràng. Ngày 1/1/1942, 26 nước trên thế giới trong đó có Liên Xô, Mỹ đã ra tuyên bố Liên Hợp Quốc. Ngày 11/7/1942, tại Oasinhtơn đã kí kết hiệp ước Liên Xô – Mỹ vì những nguyên tắc tương trợ trong quá trình chiến tranh chống xâm lược. Như vậy có thể thấy rõ các nước Liên Xô – Mỹ đã đứng cùng một trận tuyến đồng minh chống phát xít. Đến năm 1943, với việc ngày 20/3/1943 quân Liên Xô chiến thắng oanh liệt tại Xtalingrát đã giúp cho Anh, Mỹ mở cuộc tấn công ở Bắc Phi. Quân Đức đại bại ở Liên Xô không đủ sức chống đỡ ở Bắc Phi nữa đã bị quân Mỹ - Anh dồn đến khu vực Đông Bắc Tuynidi và phải hạ khí giới. Tháng 10/1943, hội nghị các ngoại trưởng Liên Xô, Mỹ, Anh họp tại Matxcơva đã thông qua nhiều quyết định quan trọng về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh… Ngày 23/11/943, hội nghị Têhêran đẫ được khai mạc đã thỏa thuận các vấn đề về thời gian, phạm vi các chiến dịch… Sau khi mặt trận Xô – Đức và mặt trận thứ hai được mở phát xít Đức nhanh chóng bị đánh bại… Qua những sự kiện trên, có thể thấy rằng quan hệ Xô – Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai là quan hệ đồng minh chống phát xít vì mục tiêu chung của nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới. DƯƠNG TRƯỜNG PHONG  6 BÀI TẬP LỚN =================== 1.2: Quan hệ Xô – Mỹ từ năm 1945 đến 1954: Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ngày 14/8/1945, quan hệ đồng minh giữa Liên Xô và Mỹ không còn là quan hệ gắn bó chống phát xít nữa mà chuyển sang một giai đoạn đối đầu gay gắt. Ngày 5/3/1946, sau một bức điện dài 8000 chữ đề nghị ngăn chặn Liên Xô mở rộng ảnh hưởng từ đại diện Mỹ tại Mos – cow, Gioocgiơ Kennan, gửi quốc vụ viện Mỹ, cựu thủ tướng Anh Churchill trong bài phát biểu có tên “Bức màn sắt” tại Phuntơn (Bang Mítsuri – Mỹ) đã kêu gọi các nước đế quốc tiến hành cuộc chiến tranh trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự chống Liên Xô và các nước dân chủ Đông Âu. Bài phát biểu nhanh chóng được chính phủ Mỹ tán thành. Sự kiện này đã mở đầu thời kì chiến tranh lạnh diễn ra trên thế giới hơn 4 thập niên (1946 – 1989), gây nên tình trạnh đối đầu căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và các nước phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Dựa vào ưu thế quân sự, nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử và sự giàu mạnh bậc nhất về kinh tế, Mỹ đã đề ra chiến lược toàn cầu hóa mang tên: “ngăn chặn Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản” với tham vọng nắm quyền lãnh đạo thế giới. Chiến lược này nhằm một mục tiêu cơ bản: + Phát triển nước Mỹ hùng mạnh một cách toàn diện; + Chống Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cộng sản quốc tế; + Tăng cường vai trò thống trị hệ thống tư bản thế giới và khống chế các nước đồng minh phương Tây của Mỹ; + Ngăn chặn, đẩy lùi, chống phá phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mở rộng hệ thống thuộc địa thực dân kiểu mới. DƯƠNG TRƯỜNG PHONG  7 BÀI TẬP LỚN =================== Tháng 3/1947, Tổng thống Truman đã đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ, chính thức đưa ra “học thuyết Truman”. Theo Truman thì các nước Đông Âu “vừa mới bị cộng sản thôn tính” và những đe dọa tương tự đang diễn ra ở nhiều nơi khác ở Châu Âu, ở Italia, Pháp và cả nước Đức nữa. Vì vậy, Mỹ phải đứng ra “đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do”, phải giúp đỡ cho các dân tộc trên thế giới chống lại “sự đe dọa” của chủ nghĩa cộng sản, chống lại “sự bành trướng” của nước Nga. Nhà cầm quyền ở Washingtơn ngông cuồng, tự tin vào sức mạnh vô địch toàn diện của mình, say sưa (Tổng thống Trruman) với tham vọng làm chủ thế giới như họ đã huyênh hoang tuyên bố lúc bấy giờ: “hiện nay chúng ta và chỉ có chúng ta có bom nguyên tử, chúng ta có thể áp đặt chính sách của chúng ta trên toàn thế giới”. Để thực hiện chiến lược toàn cầu hóa của mình, Mỹ đã tạo nên một bầu không khí về một cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới. Thuật ngữ “chiến tranh lạnh” xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ ngày 26/7/1947, có nghĩa là chiến tranh không nổ súng song luôn luôn gây ra tình trạng căng thẳng, đặt nhân loại “bên miệng hố chiến tranh”. Với sự ra đời của “chủ nghĩa Truman”, mối quan hệ đồng minh giữa Liên Xô với Mỹ và các nước phương Tây trong thời kì chiến tranh chống phát xít đã tan vỡ và thay vào đó là chiến tranh lạnh. Để thực hiện chiến tranh lạnh, Mỹ đã tìm cách lôi kéo các nước đồng minh vào những tổ chức kinh tế, chính trị, quân sự để qua đó khống chế, thao túng các nước này… DƯƠNG TRƯỜNG PHONG  8 BÀI TẬP LỚN =================== Ngày 5/6/1947, ngoại trưởng Mỹ Macsan đọc diễn văn đưa ra “phương án phục hưng Châu Âu”, trong đó nhấn mạnh chỉ cần một bộ phận hoặc toàn bộ các nước châu Âu cùng nhau xây dựng mộ kế hoạch “phục hưng” thì Mỹ sẽ vui lòng mở rộng viện trợ đến châu Âu Ngày 12/7/1947, các nước Anh, Pháp triệu tập ở Pải hội nghị gồm 16 nước chấp nhận viện trợ của Mỹ. Tháng 4/1948, Quộc hội Mỹ thông qua “ đạo luật viện trợ nước ngoài” với những quy định có lợi cho Mỹ và buộc các nước nhận “ viện trợ “ phải thủ tiêu việc buôn bán với các nước xã hội chũ nghĩa, hủy bỏ kế hoạch quôc hữu hóa và các lực lượng tiến bộ ra ngoài chính phủ của các nước nhận ‘ viện trợ”. Để đối phó với “chủ nghĩa Truman” và “kế hoạch Macsan”, tháng 9/1947, theo sáng kiến của Đảng cộng sản Liên Xô, tại Vacsava đẫ tiến hành hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản Liên Xô, Bungari, Hunggari, Ba Lan, Rumani, Tiệp Khắc, Nam Tư, Pháp, Italia. Hội nghị đã thông qua bản tuyên bố trong đó phân tích tình hình thế giới lúc này đã chia thành hai phe: “ đế quốc” và “tư bản” ( do Mỹ đứng đầu) và phe “chống đế quốc” , chống tư bản ( do Liên Xô đứng đầu). Hội nghị quyết định thành lập cơ quan thông tin của một số Đảng cộng sản và công nhân gọi là cục thông tin quốc tế ( KOMINFORM) với nhiệm vụ tổ chức việc thông tin, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hành động đấu tranh cách mạng giữa các Đảng một cách tự nguyện. Sau khi các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, ngày 8/1/1949, Liên Xô và các nước Anbani, Ba Lan, Bungari, Hungari, Rumani, Tiệp Khắc đã quyết định thành lập tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa: Hội đồng tưng trợ kinh tế ( SEV). Như vậy, trên thế giới đã xuất hiện hai khối kinh tế đối lập nhau: Khối kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa (SEV) với thị trường riêng của nó và khối kinh tế tư bản chủ nghĩa. DƯƠNG TRƯỜNG PHONG  9 BÀI TẬP LỚN =================== Sau khi đã thực hiện “chủ nghĩa Truman” và “kế hoạch Macsan”, Mỹ ra sức tiến hành chia cắt nước Đức, phục hồi chủ nghĩa quân phiệt ở Tây Đức thành một tiền đồn ngăn chặn nguy cơ thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đang đe dọa ở nhiều nước châu Âu. Tại châu Á, Mỹ cũng gấp rút thực hiện cuộc chia cắt Triều Tiên và coi đó là một bộ phận quan trọng trong chính sách “ ngăn chặn” nguy cơ thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và thiết lập nện thống trị của Mỹ ở khu vực này. Với chính sách “ngăn chặn” Mỹ định bao vây quân sự, kinh tế Liên Xô và các nước Đông Âu, hy vọng rằng Liên Xô sẽ suy yếu, kiệt quệ rồi đi đến chổ tự tiêu diệt, và ở các nước Đông Âu giai cấp tư sản có điều kiện lên nắm chính quyền, thiết lập nền thống trị tư bản chủ nghĩa. Ở Đức và Triều Tiên, Mỹ không chỉ muốn “ ngăn chặn” sự “bành trướng của chủ nghĩa cộng sản” mà còn muốn cấu kết với các thế lực phản động ở hai nước này để tiến tới tiêu diệt lực lượng cách mạng và xâm lược, thống trị toàn đất nước Đức, Triều Tiên. Nhưng âm mưu và hy vọng của Mỹ đã hoàn toàn bị phá sản, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không những không bị ngăn chặn mà còn được hình thành tư châu Âu sang châu Á và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Để tiến lên thêm một bước nữ trong việc thực hiện âm mưu thống trị thế giới và các nước XHCN, chống lại phong trào giải phóng dân tộc mà Liên Xô đang nắm ngọn cờ lãnh đạo, Mỹ đã tiến hành thành lập các khối quân sự xâm lược nhằm tập hợp lực lượng phản cách mạng đặt dưới sự chỉ huy của Mỹ để bao vây Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân Đông Âuvà các nước có cao trào giải phóng dân tộc. Bước đầu tiên trên con đường xây dựng các khối quân sự xâm lược là “Hiệp định phòng thủ tây bán cầu” ký giữa Mỹ và các nước chư hầu của Mỹ o hội nghị Riode faneiro tháng 9/1947. Tiếp đó, ngày 4/4/1949, tại Washintơn , Mỹ cùng 11 nước đã ký hiệp định chung thành lập khối hiệp ước quân sự BắC Đại Tây Dương (NATO). Trước tình hình của mỹ cùng với các nước chư hầu liên tiếp thành lập các khối quân sự, đưa DƯƠNG TRƯỜNG PHONG  10 [...]... lập Việt Nam khỏi khu vực và lôi kéo đồng minh ở Đông Nam Á tham gia trực tiếp vào chiến tranh Việt Nam 2.3: Tác động của chiến tranh Việt Nam đối với quan hệ Xô – Mỹ (1954 – 1991) 2.3.1: Tác động của chiến tranh Việt Nam đối với quan hệ Xô – Mỹ từ 1954 – 1975 Cuộc chiến tranh Việt Nam đã có tác động rất lớn đến quan hệ quốc tế trong bối cảnh chiến tranh lạnh Thực chất đây là sự đối đầu Đông – Tây giữa... cuộc đàm phán về vũ khí chiến DƯƠNG TRƯỜNG PHONG 24  BÀI TẬP LỚN =================== lược, rằng một sự cải thiện mối quan hệ tay đôi tùy thuộc vào mong muốn của Liên Xô “làm một số việc với Việt Nam Như vậy có thể thấy rằng, tác động của chiến tranh Việt Nam với quan hệ Xô – Mỹ và rất lớn và quan hệ Xô – Mỹ giai đoạn này tốt hay không tùy thuộc vào chính sách của họ với Việt Nam Các nhà lãnh đạo thừa... sách mạnh dạn hơn với Đông Nam Á, thế giới thứ ba cũng như với Trung Quốc Xét về khía cạnh này, chiến tranh Việt Nam là một bước ngoặt trong quan hệ quốc tế sau 1945 và là phần mở đầu cho hai thập kỉ cuối cùng của chiến tranh lạnh” 2.2: Chính sách của Mỹ đối với chiến tranh Việt Nam Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời kì chiến tranh lạnh là quyết tâm phát động và theo đuổi... Việt Nam , hòn đá tảng lớn cản trở sự phát triển quan hệ Xô – Mỹ trong giai đoạn này và quan hệ Xô – Mỹ có thể có những bước tiến hơn sau chiến tranh Việt Nam 2.3.2 :Tác động của chiến tranh Việt Nam đối với quan hệ Xô – Mỹ từ 1976 đến 1991 Trong thập kỷ 1970, sự hòa dịu trong quan hệ Xô - Mỹ không có gì vững chắc Vào cuối thập kỷ đó, sự căng thẳng và chiến tranh lạnh” đã thay thế cho sự hòa dịu Nguyên... học của đề tài……………………………2 7 Đóng góp của đề tài…………………………………….3 8 Bố cục của đề tài…………………………………….3 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Quan hệ Xô- Mỹ trước năm 1954………………….4 1.1: Quan hệ Xô- Mỹ trong chiến tranh thế giới thư hai(1939-1945)…4 1.2: Quan hệ Xô- Mỹ từ 1945-1954………………………………… 7 Chương 2: Tác động của chiến tranh Việt Nam đối với quan hệ Xô- Mỹ(1954-1991)………………………………………………… 11 2.1: Chính sách của Liên... Mỹ đó là cách thức Liên Xô tham chiến, tác động sự leo thang của Mỹ trong quan hệ Xô – Mỹ và triển vọng cho mối quan hệ Trung – Mỹ đang được cân nhắc ở Washintơn Sự leo thang của Mỹ trong ciến tranh Việt Nam đã thực sự làm quan hệ Xô – Mỹ xấu đi Từ rất nhiều cuộc thảo luận ở Washintơn đầu năm 1965 mà chúng có thể ảnh hưởng đến quan hệ Xô – Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam và cũng có thể rút ra 2 kết... trong quan hệ quốc tế sau năm 1945 Nó đã mở đầu cho hai thập kỷ cuối cùng của chiến tranh lạnh Dưới tác động của chiến tranh Việt Nam, quan hệ Xô- Mỹ đã có rất nhiều biến chuyển trong sự hợp tác cũng như đấu tranh giữa hai nước DƯƠNG TRƯỜNG PHONG 29  BÀI TẬP LỚN =================== Tháng 11/1965, trong quá trình Mỹ tiến công xâm lược Việt Nam, chính phủ Liên Xô đã thể hiện thái độ của mình trong quan. .. Mỹ đối với cuộc chiến tranhViệt Nam cũng như làm rõ một số vấn đề về tác động của cuộc chiến tranh Việt Nam đối vối quan hệ giữa hai siêu cường thế giới này TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trường ĐHSP Huế- Khoa Lịch Sử, Một số vấn đề lịch sử 2 ILYAV.GAIDUK, Liên bang Xô Viếtchiến tranh Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân DƯƠNG TRƯỜNG PHONG 30  BÀI TẬP LỚN =================== 3 PGS.TS LÊ VĂN ANH, Quan hệ Mỹ-... sách” ngăn chặn” của Mỹ đã dẩy quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ hai nước nói riêng từ chỗ đồng minh đến chỗ căng thẳng và đối đầu một cách gay gắt trên toàn thế giới DƯƠNG TRƯỜNG PHONG 11  BÀI TẬP LỚN =================== CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUAN HỆ XÔ – MỸ (1954 – 1991) 2.1: Chính sách của Liên Xô đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam Đầu năm 1964,... đối với nhân dân Việt Nam - Thực hiện chính sách xâm lược Việt Nam, mở rộng chiến tranh Việt Nam thành chiến tranh Đông Dương nhằm mục tiêu làm bá quyền ở khu vực Đông Nam Á - Quyết tâm tiêu diệt nước Việt Nam mặc cho những thiện chí của toàn Đảng, toàn dân ta và bất chấp dư luận tiến bộ thế giới - Tiến hành chiến tranh thông qua lính đánh thuê và quân đội lệ thuộc - Bằng viện trợ, Mỹ đã cô lập Việt Nam . “ Tác động của uộc chiến tranh Việt Nam với quan hệ Xô- Mỹ ( 1954- 1991). DƯƠNG TRƯỜNG PHONG  1 BÀI TẬP LỚN =================== 2. Lịch sử vấn đề: Đề tài “ Tác động cuộc chiến tranh Việt Nam. về tác động của cuộc chiến tranh Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tác động của cuộc chiến tranh Việt Nam đối với quan hệ Xô- Mỹ trng giai đoạn. Xô và Việt Nan Dân Chủ Cộng Hòa với Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã có tác động rất lớn đến quan hệ Xô – Mỹ trong một thời gian dài và tác động không nhỏ đến quan hệ quốc

Ngày đăng: 28/06/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan