1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam
Tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh
Người hướng dẫn TS. Đặng Kinh Bắc
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 5,34 MB

Nội dung

Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Thị Diệu Linh

ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG CỬA SÔNG THU BỒN, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI, 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại bộ môn Địa mạo và Địa lý - Môi trường biển, Khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo bộ môn cũng như các thầy

cô trong khoa Địa lý đã nhiệt tình chỉ bảo, tạo điều kiện cho em học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian học vừa qua, trang bị thật nhiều kiến thức khoa học quý báu

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Đặng Kinh Bắc - người thầy đã dẫn dắt em trong suốt quá trình nghiên cứu, định hướng cách tư duy, cách làm việc khoa học để luận văn của em được hoàn thành trọn vẹn nhất

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, anh chị và các em đã cổ vũ, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Để hoàn thiện được luận văn này và có được kết quả tốt và độ tin cậy cao như vậy, học viên đã nhận được hỗ trợ rất nhiều về cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu và đặc biệt là nguồn hỗ trợ về tài chính từ đề tài: “Nghiên cứu đánh giá, xói lở, bồi tụ, tạo đảo và đề xuất giải pháp tổng thể nhằm ổn định vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam” mã số TNTM.2021.562.08 do GS.TSKH Phạm Hoàng Hải làm chủ nhiệm

Luận văn nghiên cứu được tài trợ bởi Chương trình học bổng đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VinBigdata) mã số VINIF.2022.ThS.048 Em xin chân thành cảm ơn đến Quỹ đã giúp em có kinh phí thực hiện luận văn tốt nhất

Tuy nhiên, vì thời gian và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Do vậy, em mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét và đánh giá từ các thầy, cô cũng như các anh chị để luận văn của

em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2023

HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Diệu Linh

Trang 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu 2

3.1 Nội dung nghiên cứu 2

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Cơ sở tài liệu và dữ liệu 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

7 Cấu trúc luận văn 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đánh giá dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông 4

1.1.1 Các khái niệm cơ bản 4

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến đánh giá dịch vụ hệ sinh thái 9

1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến vùng cửa sông 13

1.1.4 Các nghiên cứu liên quan đến đánh giá dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông cho phát triển bền vững 16

1.2 Cơ sở lý luận về đánh giá dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông 17

1.2.1 Một số đặc trưng vùng cửa sông 17

1.2.2 Các hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông 18

1.2.3 Dịch vụ hệ sinh thái tiếp cận theo địa mạo 21

1.2.4 Mối quan hệ giữa dịch vụ hệ sinh thái và phát triển bền vững 24

1.2.5 Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông 25

1.3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 30

1.3.1 Cách tiếp cận 30

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 31

Trang 5

1.3.3 Quy trình nghiên cứu 35

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HỆ SINH THÁI VÙNG CỬA SÔNG THU BỒN TỈNH QUẢNG NAM 37

2.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 37

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến điều kiện phát triển hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn, Quảng Nam 38

2.2.1 Các nhân tố tự nhiên 38

2.2.2 Các hoạt động nhân sinh khu vực nghiên cứu 43

2.2.3 Một số tai biến trong khu vực nghiên cứu 46

2.3 Các hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn 48

2.3.1 Các hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái trên cạn vùng cửa sông Thu Bồn 49 2.3.2 Các hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái vùng nước/đất ngập nước vùng cửa sông Thu Bồn 55

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI VÙNG CỬA SÔNG THU BỒN 63

3.1 Chỉ thị đánh giá dịch vụ hệ sinh thái 63

3.2 Xu hướng về biến đổi sử dụng đất và đô thị hóa vùng cửa sông Thu Bồn 65

3.3 Mô hình Bayesian Belief Networks đánh giá giá trị DVHST vùng cửa sông 67

3.3.1 Xây dựng ma trận dịch vụ hệ sinh thái 67

3.3.2 Mối quan hệ tương hỗ giữa các dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn 68

3.3.3 Mạng lưới BBN trong đánh giá dịch vụ hệ sinh thái cửa sông 70

3.4 Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn 72

3.4.1 Giá trị dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn 72

3.4.2 Giá trị dịch vụ hệ sinh thái trên các đơn vị địa mạo 86

3.4.3 Kịch bản biến đổi dịch vụ hệ sinh thái 91

3.5 Định hướng và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên khu vực 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ALOS Vệ tinh quan sát trái đất của Nhật Bản (Advanced Land Observing Satellite) ARCGIS Phần mềm do công ty ESRI của Mỹ sản xuất

BBN Mô hình Bayesian Belief Networks (mô hình mạng lưới niềm tin Bayesian)

TNTN Tài nguyên thiên nhiên

TB-ĐN Tây Bắc - Đông Nam

UNESCO Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc

UAV Thiết bị bay không người lái (Unmanned aerial vehicle)

VCS Vùng cửa sông

Trang 7

Hình 1.3 Mối tương quan giữa địa hình, các quá trình địa mạo với thực - động vật 22

Hình 1.4 Sơ đồ mối quan hệ giữa quá trình địa mạo và dịch vụ hệ sinh thái [57] 23

Hình 1.5 Các giá trị kinh tế và phương pháp định giá giá trị DVHST [Brander, 2013] 27

Hình 1.6 Một số mô hình cho đánh giá DVHST [74] 29

Hình 1.7 Cấu trúc mô hình Bayesian Belief Network để mô hình hóa mối quan hệ giữa các DVHST 35

Hình 1.8 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 36

Hình 2.1 Ranh giới vùng nghiên cứu tại vùng cửa sông Thu Bồn 37

Hình 2.2 Bản đồ địa mạo vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam 39

Hình 2.3 Resort bị phá hủy sau bão (a) và bờ biển đoạn Duy Hải đang bị xâm thực, sạt lở kéo dài (b) 48

Hình 2.4 Hệ sinh thái bãi cát biển tại bãi biển Cửa Đại, tỉnh Quảng Nam 51

Hình 2.5 Đụn cát tiền tiêu với hàng cây phi lao ven biển Cửa Đại 53

Hình 2.6 Đụn cát vàng tại xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên 53

Hình 2.7 Show diễn “Ký ức Hội An” diễn ra trên đảo Ký Ức Hội An 54

Hình 2.8 Một phần cảnh quan hệ sinh thái rừng dừa ngập mặn và một số HST khác tại phường Cẩm Thanh chụp từ UAV 57

Hình 2.9 Hệ sinh thái rừng dừa ngập mặn Cẩm Thanh, Thành phố Hội An 59

Hình 2.10 Hoạt động tham quan tới Khu du lịch rừng dừa tại vùng cửa sông Thu Bồn 59

Hình 2.11 Hệ sinh thái cỏ biển tại Cửa Đại, TP.Hội An 61

Hình 2.12 Một phần cảnh quan hệ sinh thái tại vùng cửa sông Thu Bồn chụp từ UAV 62

Hình 3.1 Sơ đồ hiện trạng thay đổi loại hình sử dụng đất vùng cửa sông Thu Bồn giai đoạn 1991-2020 66

Hình 3.2 Mối quan hệ giữa các dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn 69

Hình 3.3 Mạng lưới Bayesian để đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn 71

Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện giá trị dịch vụ hệ sinh thái cung cấp vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam 75

Trang 8

Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện giá trị dịch vụ hệ sinh thái điều tiết tại vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam 77 Hình 3.6 Đường kè phía ngoài biển và mở rộng bãi biển Cửa Đại chụp bằng UAV 78Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện giá trị dịch vụ hệ sinh thái văn hóa vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam 81Hình 3.8 Tổng giá trị dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam 83 Hình 3.9 Biểu đồ tổng giá trị dịch vụ hệ sinh thái của 6 nhóm địa mạo 86Hình 3.10 Biểu đồ giá trị DVHST trên các nhóm địa mạo giai đoạn từ 1991-2020 89 Hình 3.11 Cây muống biển và xây dựng khu du lịch sát biển trên đụn cát tiền tiêu 90Hình 3.12 Kịch bản đô thị hóa và phát triển du lịch và kịch bản bảo tồn cảnh quan thiên nhiên đến năm 2030 93

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Một số định nghĩa về dịch vụ hệ sinh thái 7 Bảng 1.2 Đánh giá một số tiêu chí DVHST bới công cụ mô hình hóa và ra quyết định 28 Bảng 1.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của BBN trong mô hình DVHST 30 Bảng 2.1 Diện tích, dân số và mật độ dân số vùng cửa sông Thu Bồn 43 Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của CTCP Du lịch dịch vụ Hội An trong 3 năm gần đây 45 Bảng 2.3 Một số dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn 48 Bảng 3.1 Chỉ thị đánh giá dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn 63

Bảng 3.2 Bảng ma trận đánh giá khả năng cung cấp các DVHST của các loại HST khác nhau tại vùng cửa sông Thu Bồn 67Bảng 3.3 Thay đổi trong hệ sinh thái và sử dụng đất của hai kịch bản tới năm 2030 92

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Vùng cửa sông với nhiều hệ sinh thái (HST) có năng suất sinh học cao và đặc thù, lợi thế lớn về mặt tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan đang tạo điều kiện lớn trong phát triển ngành du lịch sinh thái Để khai thác lợi ích đó, người dân và các nhà quản lý tại đây đã đưa ra nhiều chính sách và thay đổi về sử dụng đất, kéo theo những thay đổi chức năng và giá trị mà các HST này cung cấp Do đó, những kết quả nghiên cứu dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) đóng vai trò quan trọng hướng trong công tác bảo tồn và đảm bảo sự phát triển bền vững vùng cửa sông

Khoảng 2/3 dân số Việt Nam sinh sống tại vùng cửa sông ven biển gồm đô thị, công trình kinh tế dân sinh, quốc phòng - an ninh Vùng cửa sông này là vùng nhạy cảm, chịu nhiều rủi ro thiên tai từ hoạt động phát triển kinh tế, không chỉ dưới hạ nguồn, mà còn trên thượng lưu các con sông Điển hình tại vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam - vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, hệ sinh thái nơi đây đa dạng

và phong phú Hệ sinh thái rừng dừa ngập mặn đặc trưng không những có giá trị văn hóa - lịch sử, mà còn là môi trường thuận lợi cho các loại thuỷ sản sinh sống và phát triển Do vậy, năm 2009, vùng cửa sông Thu Bồn được xác định là vùng đệm của Khu

dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An Với những giá trị nổi trội cả về thiên nhiên

và văn hóa, phố cổ Hội An và khu du lịch ven biển trở thành địa điểm hấp dẫn đối với

du khách trong nước và quốc tế, là động lực phát triển kinh tế của cả vùng

Tuy nhiên, hàng năm vùng cửa sông Thu Bồn hứng chịu tác động trực tiếp từ 3 đến 5 trận lũ, đe dọa tới đời sống và sự an toàn của gần 70% dân số trong vùng Đường

bờ biển biến động xảy ra hiện tượng xói lở thường xuyên, phá hủy nhiều công trình xây dựng Quá trình đô thị hóa và phát triển du lịch ven biển diễn ra nhanh khiến các

cơ quan quản lý khó kiểm soát hết các vấn đề phát sinh Ví dụ như, chỉ trong vòng 12 năm (từ 2004 đến 2016), diện tích một số HST đất ngập nước trong khu dự trữ sinh quyển đã bị mất khoảng 112,5ha (gồm 77,1ha rừng dừa nước, 34,6ha thảm cỏ biển và 0,8ha rạn san hô) [23] Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và xây dựng cơ sở hạ tầng đã gây áp lực lên công tác bảo tồn, làm suy giảm cấu trúc và chức năng của các HST tự nhiên Nhiều loài động vật và thực vật mất nơi cư trú Khi đó tính toàn vẹn của HST cửa sông bị phá vỡ, suy giảm nguồn cung cấp dịch vụ HST

Đánh giá DVHST được coi là cơ sở để định lượng và hạch toán môi trường, nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong chính sách về sử dụng đất Nhằm đánh giá

sự mất cân bằng trong phát triển kinh tế - xã hội và công tác bảo tồn, cách tiếp cận DVHST được tập trung áp dụng trong nghiên cứu này Hướng nghiên cứu DVHST đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và trao đổi các thông tin khác nhau, vừa cung cấp thông tin vừa tác động đến quá trình ra quyết định, lựa chọn các phương án đánh đổi (trade-offs), và mô hình hóa các kịch bản tương lai Tới nay nhiều nghiên cứu bắt đầu quan tâm hơn tới DVHST Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu tập trung

Trang 10

vào một HST cụ thể như rừng, rừng ngập mặn, cỏ biển, và tiếp cận theo hướng lượng giá kinh tế ở các khu bảo tồn hoặc dự trữ sinh quyển Kết quả của các nghiên cứu chưa có hệ thống, đặc biệt tại vùng cửa sông Do đó, nghiên cứu này định hướng đánh giá tổng hợp các loại hình DVHST vùng cửa sông thông qua việc phát triển mô hình Bayesian Belief Network (BBN) Nghiên cứu hướng tới đánh giá mối tương hỗ giữa các DVHST, và dưới áp lực của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tới khả năng cung ứng các loại hình dịch vụ này Nhờ vào cách tiếp cận xác suất, mô hình sẽ đánh giá sự cân bằng giữa công tác phát triển kinh tế và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa

trên các kịch bản khác nhau Từ đó, đề tài “Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông Thu Bồn, Quảng Nam” được lựa chọn thực hiện

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái theo thời gian từ năm 1991 đến năm 2020 tại vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam dưới tác động của đô thị hóa và tai biến thiên nhiên, làm cơ sở định hướng quản lý nguồn tài nguyên và phát triển bền vững

3 Nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu xác lập cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu về vùng cửa sông và dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông;

- Nghiên cứu xác định các loại hình DVHST vùng cửa sông Thu Bồn;

- Lập ma trận và đánh giá DVHST vùng cửa sông và theo các đơn vị địa mạo dựa trên mô hình BBN;

- Nghiên cứu đề xuất phương pháp ứng dụng mô hình cho đánh giá DVHST phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên cửa sông Thu Bồn, Quảng Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để giải quyết được các nội dung trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thu thập, phân tích, đánh giá và tổng quan các tài liệu đã được công bố liên

quan đến nội dung của đề tài;

- Khảo sát thực địa; phỏng vấn vấn delphi phục vụ công tác xây dựng ma trận DVHST;

- Biên tập và xây dựng các bản đồ: bản đồ địa mạo, bản đồ hệ sinh thái, bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Xây dựng mô hình BBN trong đánh giá DVHST vùng cửa sông khu vực nghiên cứu;

- Tổng hợp và tiến hành làm luận văn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Ranh giới vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam

Trang 11

- Đối tượng nghiên cứu: Các loại hình HST, các dạng địa mạo và các giá trị (nguồn lợi tài nguyên) mà các HST vùng cửa sông Thu Bồn mang lại cho người dân

5 Cơ sở tài liệu và dữ liệu

- Bài báo đã được công bố của học viên liên quan tới đề tài nghiên cứu về mô hình BBN, dịch vụ hệ sinh thái và dữ liệu của đề tài đã trực tiếp tham gia: KC.09.17/16-20 do PGS.TS Đặng Văn Bào chủ trì và đề tà QG.21.17 do TS Đặng Kinh Bắc chủ nhiệm; TNTM.2021.562.08 do GS.TSKH Phạm Hoàng Hải chủ nhiệm

- Các nghiên cứu, đề tài, tạp chí về HST, DVHST, mô hình BBN;

- Các ảnh viễn thám Sentinel-2, ALOS cho vùng cửa sông cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam;

- Các số liệu khảo sát, đo đạc về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và sinh thái liên quan đến vùng nghiên cứu;

- Các số liệu thống kê về kinh tế - xã hội từ năm 2015 tới nay và quy hoạch phát triển của khu vực nghiên cứu, các số liệu thu thập từ công tác điều tra xã hội học;

- Các thông tư, nghị định, quy định về bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái,… vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Nghiên cứu đã tiến hành xác định được các loại hình DVHST vùng cửa sông;

- Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình BBN phục vụ đánh giá mối liên hệ giữa các DVHST theo các kịch bản biến đổi sử dụng đất và tai biến thiên nhiên;

- Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng cung cấp DVHST tại vùng cửa sông Thu Bồn trong giai đoạn 30 năm;

- Nghiên cứu đã đánh giá DVHST theo các đơn vị địa mạo tại vùng cửa sông Thu Bồn;

- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào công tác quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên vùng ven biển, định hướng cho chiến lược phát triển bền vững vùng cửa sông tại tỉnh Quảng Nam

7 Cấu trúc luận văn

Luận văn được trình bày trong 98 trang đánh máy; 29 hình; 9 bảng, và không bao gồm phần giới thiệu Ngoài phần mở đầu, kết luận, luân văn bao gồm 3 chương và các mục nhỏ thuộc chương, cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Đặc điểm hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam Chương 3: Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đánh giá dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

Hình 1.1 trí vùng cửa sông trong các phân bậc của đới ven bờ (Iman & Nordstrom, 1971)

Theo hình trên, VCS là nơi chuyển tiếp sông - biển thuộc đới biển ven bờ nơi tương tác mãnh liệt của lục địa - đại dương Một trong 4 vùng tiếp xúc lớn nhất hành tinh: Lục địa - đại dương, khí quyển - thủy quyển (mảng nước) với quần xã sinh vật mảng nước, vùng tiếp xúc nước - đáy và cuối cùng là đất ngập nước, nơi chuyển tiếp

từ nơi đất cao (vùng ven biển) xuống nơi nước sâu (-6m) dưới mực triều kiệt

B Phân loại

Các cửa sông được phân loại dựa trên các quá trình và đặc điểm chính, chẳng hạn như phạm vi thủy triều, lăng kính thủy triều, địa hình, địa mạo, đặc điểm độ mặn

Trang 13

và năng lượng hệ sinh thái (Davies, 1964; Nichols, 1985; Kennish, 1986) Các loại hình địa hình phân loại chúng thành các thung lũng sông bị ngập nước, vịnh hẹp, cửa sông có rào chắn và các loại khác (Pritchard, 1952; Dyer, 1997), trong khi các loại hình hình thái phân nhóm dựa trên các đặc điểm vật lý do tác động qua lại giữa dòng chảy của lưu vực và tải trọng trầm tích, thủy triều, sóng và các yếu tố khác các quá trình ven biển (Dalrymple, 1992)

Phân loại cửa sông tại Việt Nam

Tất cả VCS ven biển Việt Nam chịu ảnh hưởng của thủy triều, với chế độ thủy thạch động lực rất phức tạp và đa dạng Theo Vũ Trung Tạng [31], do lịch sử hình thành, cấu trúc địa chất, đặc điểm địa mạo, lực lượng tương tác sông - biển khác nhau

và tồn tại trong các điểu kiện khí hậu không giống nhau nên các hệ cửa sông nước ta

có thể phân biệt thành các dạng: 1) Cửa sông châu thổ như hệ cửa sông Hồng và sông Cửu Long; 2) Cửa sông hình phễu (Hải Phòng - Quảng Yên, Soi Ráp); 3) Dải đầm phá ven biển miền Trung; 4) Các vụng, vịnh nông ven bờ nhận nước ngọt từ sông suối đổ ra; 5) Các sình lầy được phủ bởi RNM Tây Nam Bộ trong sự tương tác sông - biển, các hệ kênh rạch chằng chịt nhận khối lượng lớn nước ngọt từ sông Cửu Long

Trong khuôn khổ đề tài “Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển - cửa sông Việt Nam và các giải pháp phòng tránh” của Nguyễn Văn Cự (chủ nhiệm) và cuốn sách Địa mạo Việt Nam của Lê Đức An và cộng sự [1] đã phân loại theo hai nguyên tắc: theo dấu hiệu địa chất - địa mạo và hình thái động lực thủy văn; theo mức độ tác động của các yếu tố động lực sông - biển Song đã chỉ ra được 10 dạng cửa sông thuộc

3 loại cửa sông chính là (1) cửa sông lõm (Estuary): Dạng có bãi bồi phát triển thành

doi, bar hay val cát thẳng góc với đường bờ dọc Quảng Ninh - Hải Phòng; dạng có bãi bồi phát triển thành cồn, bãi ngầm hẹp ở ven bờ có mặt ở ven biển Nghệ An - Hà Tĩnh

(2) Cửa sông phẳng (Liman) phát triển ở ven biển Trung Bộ, bờ biển mài mòn - san

bằng, ít nguồn bồi tích Dạng có bãi bồi phát triển thành val cát chắn cửa, song song với đường bờ: cửa Đà Nông (Phú Yên), cửa Đà Rằng (Phú Yên), cửa Nhật Lệ (Quảng Bình) Dạng phát triển cồn ngầm, đảo chắn: cửa Đại Cổ Lũy (Quảng Ngãi), cửa Đại

(Quảng Nam) (3) Cửa sông lồi (Delta) thường bãi bồi cửa sông phát triển thành doi,

bar đảo, cồn ngầm trước cửa sông hoặc kéo dài dọc bờ có mặt chủ yếu ở dải ven biển của đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, Nam Bộ và đồng bằng ven biển Thanh Hoá

=> Sự phân loại cửa sông của Lê Đức An đã được áp dụng phổ biến trong nghiên cứu Theo đó, vùng cửa sông Thu Bồn thuộc dạng cửa sông phẳng (Liman)

1.1.1.2 Hệ sinh thái

Mặc dù khái niệm về hệ sinh thái đã có từ lâu đời, nhưng hệ sinh thái lần đầu tiên trở thành một đơn vị nghiên cứu cách đây chưa đầy một thế kỷ, khi Arthur Tansley đưa ra khái niệm ban đầu vào năm 1935: “Các hệ tự nhiên bao gồm các bộ phận hữu sinh và vô sinh trao đổi với nhau không ngừng hoặc một hệ bao gồm các sinh vật và môi trường vô sinh bao quanh chúng” Sau đó, ông định nghĩa: “HST bao

Trang 14

gồm không chỉ phức hệ sinh vật mà còn cả phức hệ các yếu tố tự nhiên tạo thành môi trường của quần xã sinh vật (Biome) - yếu tố nơi cư trú (Habitat) theo nghĩa rộng hơn

HST là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau (Luật ĐDSH, 2008) [28] Hệ sinh thái là hệ thống các quần xã sinh vật sống chung với nhau và phát triển trong cùng một môi trường nhất định, các quần xã sinh vật sống chung trong môi trường đó sẽ có quan hệ tương tác với nhau và cả với môi trường mà chúng sống trong đó Chức năng của hệ sinh thái là duy trì môi trường sống cho mọi sinh vật Có thể nói chức năng của

hệ sinh thái rất quan trọng trong sinh học và nền kinh tế

HST có thể được minh họa bằng công thức: Quần xã sinh vật + môi trường xung quanh + năng lượng mặt trời = HST [21]

Một hệ sinh thái bao gồm có 2 thành phần chính: Thành phần vô sinh, đó là các yếu tố vật lý để tạo nguồn năng lượng như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, dòng chảy, v.v Các yếu tố vô cơ gồm những nguyên tố và hợp chất hóa học cần thiết cho tổng hợp chất sống Các chất vô cơ có thể ở dạng khí (O2, CO2, N2), thể lỏng (nước), dạng chất khoáng (Ca, PO43-, Fe, v.v.) tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất Các yếu tố hữu cơ gồm các chất mùn, acid amin, protein, lipid, glucid đóng vai trò làm cầu nối giữa thành phần vô sinh và hữu sinh, chúng là sản phẩm của quá trình trao đổi vật chất giữa 2 thành phần vô sinh và hữu sinh của môi trường Thành phần hữu sinh đó là các tập đoàn sinh vật Sự tồn tại và phát triển của mỗi cá thể trong 1 HST đều liên quan chặt chẽ với môi trường lý hóa của nó Các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định

Có nhiều cách phân loại HST khác nhau Chủ yếu dựa vào đặc điểm nơi cư trú (habitat), Cục Nghề cá biển Quốc gia Hoa Kỳ thuộc tổ chức NOAA phân chia các HST biển toàn cầu theo sơ đồ phân loại 13 bậc HST biển Việt Nam gồm 10 bậc (từ

4 - 13) Trong đó, HST vùng biển ven bờ bậc 6; HST cửa sông và đầm phá bậc 8; HST vùng nước trồi bậc 7; Các HST vùng trên triều, HST vùng gian triều và HST vùng dưới triều bậc 9; HST vùng gian triều đủ sáng bậc 10; Các HST bãi triều rạn

đá, HST bãi cát biển và HST bãi triều bậc 11; Các HST thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rạn san hô áp bờ cấp 12; Các HST đơn quần xã như HST rừng bần, HST rừng đước, cấp 13 [34] Tại nghiên cứu của Lê Xuân Cảnh (2021), đã chỉ ra 14 HST vĩ

mô tại Việt Nam gồm: HST núi; HST đồi; HST ven sông; HST nước nội địa; HST nông nghiệp; HST nông thôn; HST thành thị; HST mỏ; HST rừng; HST đồng cỏ; HST ven biển; HST đảo; HST nước mặn; HST rừng ngập mặn [6]

Việt Nam có 3 nhóm HST chính: (i) HST trên cạn; (ii) HST đất ngập nước (ĐNN) (gồm ĐNN nội địa và ĐNN ven biển), và (iii) HST biển

Dựa theo tự nhiên bao gồm: HST tự nhiên và HST nhân sinh Đặc biệt khi HST được hình thành nhân tạo thì chức năng của nó đã được định hướng theo mục

Trang 15

tiêu sử dụng của con người và thuộc tính của HST thì phát triển ngẫu nhiên không định hướng trước Các hệ sinh thái nhân sinh thuộc kiểu HST hiện đại, bị tác động bởi hoạt động kinh tế, văn hóa của con người từ sớm và tác động tiếp tục biến đổi HST tự nhiên, làm chúng diễn thế theo hướng nhân sinh [19]

1.1.1.3 Dịch vụ hệ sinh thái

a, Khái niệm

Khái niệm về DVHST dần được phát triển trong nửa sau của thế kỷ 20 (Costanza, 1997; Daily 1997; Odum, 2000) Sau đó là sự phát triển khái niệm về DVHST, nhưng Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ (MEA, 2005) được coi là một tài liệu cơ bản, nơi các định nghĩa và cách tiếp cận được trình bày cùng với những giải thích về lý do tại sao việc phát triển thêm khái niệm về DVHST là cần thiết Ngày nay, khái niệm DVHST hoàn toàn được chấp nhận như một cơ sở quan trọng cho việc bảo tồn thiên nhiên, quy hoạch cảnh quan, cũng như sử dụng có trách nhiệm và bền vững các nguồn tài nguyên trong các loại HST khác nhau

Bảng 1.1 Một số định nghĩa về dịch vụ hệ sinh thái

1 Các điều kiện và quá trình do các HST tự nhiên và các loài sinh

vật tạo ra để duy trì và đáp ứng cuộc sống của con người Daily (1997)

2 DVHST là các hợp phần của thiên nhiên trực tiếp có được và sử

dụng để mang lại sức khỏe cho con người

Boyd and Banzhaf (2007)

3 Đóng góp của các cấu trúc và chức năng của HST kết hợp với các

yếu tố đầu vào khác để con người hạnh phúc

Burkhard et al (2012)

Millennium Ecosystem Assesment (2005)1 đã định nghĩa DVHST là “những lợi ích thu nhận được từ các hệ sinh thái” Theo định nghĩa này, DVHST đề cập đến những đóng góp khác nhau từ tự nhiên đến lợi ích của con người, có sự tham gia của

ba hình thức vốn khác nhau (gồm hình thức vốn từ xã hội, con người và xây dựng) Vốn “tự nhiên” đề cập đến khả năng vốn có của các HST để cung cấp DVHST, không bao gồm những đóng góp từ các hoạt động con người, trong khi đó đầu vào của vốn

“xã hội” là con người để tối ưu hóa nguồn cung của DVHST Các lợi ích liên quan có thể được hữu dụng, không hữu dụng, giới hạn hoặc không tùy thuộc vào loại DVHST

b, Phân loại

Việc phân loại DVHST hiện được dựa trên định nghĩa, điều kiện địa lý, thời gian, đối tượng, quy mô không gian Theo CICES2, DVHST được phân loại thành ba loại bao gồm: (1) cung cấp, (2) điều tiết và duy trì, và (3) các dịch vụ văn hóa Theo phân loại DVHST được cập nhật năm 2017, hệ thống phân loại cũng đã quan tâm tới

1 Millennium Ecosystem Assessment (2005): Tổ chức Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ, thành lập năm 2001;

2 CICES: (Common International Classification of Ecosystem Services) – một hệ thống phân loại dịch vụ hệ sinh

Trang 16

các DVHST có tính phi sinh học, như khoáng sản và năng lượng, năng lượng gió do sự phụ thuộc của chúng vào các “quy trình tự nhiên”, thay vì chỉ tập trung vào các “quy trình sống” (Haines-Young và Potschin, 2018)

- DVHST cung cấp: Đây là những sản phẩm có được từ các HST, bao gồm

lương thực, tơ sợi, nhiên liệu, nguồn gen, các chất sinh hóa, dược phẩm và thuốc tự nhiên, các sản phẩm trang trí và nước ngọt

- DVHST điều tiết: Là những nguồn lợi có được từ hoạt động điều tiết của

các quá trình HST, bao gồm duy trì chất lượng không khí, điều tiết khí hậu, điều tiết nước, kiểm soát xói lở, lọc nước và xử lý chất thải, điều tiết dịch bệnh, kiểm soát sinh vật, thụ phấn và phòng chống bão

- DVHST văn hóa: Là những nguồi lợi phi vật chất mà con người có được từ

các HST thông qua sự làm giàu về tinh thần, phát triển nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo,

và trải nghiệm về mỹ học Những dịch vụ này bao gồm sự đa dạng về văn hóa, các giá trị tinh thần và tôn giáo, hệ thống tri thức, các giá trị giáo dục, cảm hứng, các giá trị

mỹ học, các mối quan hệ xã hội, cảm giác về nơi chốn, các giá trị di sản văn hóa, giải trí và du lịch sinh thái

1.1.1.4 Phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững (PTBV) được Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới thông qua năm 1987: “những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ” Tổ chức ngân hàng châu Á đã đưa ra định nghĩa: “PTBV là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường” PTBV cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không tổn hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai” PTBV không chỉ là cách phát triển có tính đến chi phí môi trường mà thực ra là một lối sống mới

Hình 1.2 Mối quan hệ giữa 3 hệ thống “Kinh tế - xã hội - môi trường” theo các

hướng tiếp cận khác nhau

A: Mô hình truyền thống [58], B: Mô hình chuột Mickey [71], C: Mô hình PTBV mạnh mẽ [71]

Mô hình truyền thống được Elkington (1997) xây dựng, giao điểm của ba

vòng tròn thể hiện khả năng bền vững, ba thành phần này có cùng trọng số Giả định

Trang 17

tiến bộ công nghệ và khoa học sẽ giải quyết mọi vấn đề môi trường, bao gồm cả sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Các giới hạn cuối cùng do môi trường (sinh quyển)

áp đặt lên hoạt động kinh tế và xã hội đều bị bỏ qua [46] Mô hình chuột Mickey tập

trung vào lợi nhuận kinh tế hơn là lợi nhuận môi trường và xã hội Việc thiếu sự giao thoa giữa ba khía cạnh dẫn đến tính không bền vững Tuy nhiên, trên thực tế, nền kinh tế và xã hội không thể tồn tại ngoài môi trường [69]

Mô hình bền vững mạnh mẽ cho thấy toàn bộ sự sống - bao gồm cả con người

- đều được chứa trong sinh quyển Cách tiếp cận thừa nhận nền kinh tế tồn tại như một hệ thống con của hệ sinh thái và do đó đặt ra những hạn chế đối với việc mở rộng kinh tế và xã hội [69,71] Điều này giả định rằng thiên nhiên cung cấp những

chức năng mà công nghệ không thể thay thế được [61] Do đó, mô hình thừa nhận sự

cần thiết phải bảo tồn tính toàn vẹn sinh thái.  Một khi chúng ta mất đi những chức năng đó, chúng ta không thể phục hồi hoặc sửa chữa nhiều tài nguyên và dịch vụ hệ sinh thái Đây là lý do tại sao khía cạnh môi trường lại quan trọng đến vậy [47]

Tiêu chuẩn đánh giá PTBV sinh thái theo IUCN, UNEP (1991): Đầu tư phát triển kinh tế phải đem lại lợi nhuận và tổng sản phẩm trong nước Xã hội phải đảm bảo công bằng xã hội, giáo dục, đào tạo và phúc lợi xã hội phải được chăm lo, các giá trị đạo đức phải được bảo vệ và phát huy Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng trong phạm vi còn được tái tạo và hợp lý, nằm trong khả năng chịu đựng của HST Chất lượng môi trường phải ngăn ngừa và quản lý ô nhiễm, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và các yêu cầu thẩm mỹ

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến đánh giá dịch vụ hệ sinh thái

Trong những thập kỷ gần đây, nhân loại đã quan tâm nhiều đến vấn đề phát triển bền vững dựa vào HST, tiếp cận dựa vào HST để quản lý và bảo tồn ĐDSH, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội dựa vào HST, Việc nghiên cứu đánh giá HST đã trở thành công cụ quan trọng cho đánh giá và kiểm soát các tác động đến môi trường trong quá trình phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ phục vụ đời sống con người, đòi hỏi phải có cách tiếp cận đầy đủ, chính xác và hệ thống về chức năng hay dịch vụ của các HST

Các HST có tiềm năng cung cấp một loạt các dịch vụ có tầm quan trọng cơ bản đối với hạnh phúc, sức khỏe, sinh kế và sự tồn tại của con người [70] Trong những năm

1970, một quan điểm đã được đưa ra để tăng sự quan tâm của mọi người thông qua khái niệm “các dịch vụ của thiên nhiên” hoặc “dịch vụ môi trường” (SCEP, 1970), hướng tới các lợi ích từ ĐDSH tự nhiên và HST hỗ trợ sức khỏe của con người Người tiên phong trong lĩnh vực này là Sears (1956) về vai trò của HST trong xử lý chất thải và các chu trình dinh dưỡng Khi đó, các nhà khoa học môi trường và kinh tế bắt đầu quan tâm đến các vấn đề về môi trường và tài nguyên tự nhiên, những nghiên cứu ban đầu tập trung vào việc định giá DVHST Các nghiên cứu đã phát triển theo cấp số nhân trong vài thập

kỷ qua, đặc biệt là sau Đánh giá HST Thiên niên kỷ [49] Kể từ năm 1983, khi bài báo

Trang 18

đầu tiên sử dụng thuật ngữ DVHST đã được xuất bản (Ehrlich và Mooney, 1983), 2.386 bài báo về chủ đề này đã được xuất bản trên các tạp chí Xu hướng này, cho đến nay, theo cấp số nhân [52] Theo đó, từ năm 1990, khái niệm DVHST trở nên phổ biến hơn

và thực hiện trên quy mô lớn hơn Những nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu cơ chế hoạt động của HST và tác động của con người đến DVHST Đối với vùng bờ biển từ năm 1997 đến năm 2006, tỷ lệ xuất bản trung bình là 2,5 bài báo mỗi năm Sau đó, tỷ lệ xuất bản đã tăng lên 23 bài báo mỗi năm [51] Những năm gần đây, các nghiên cứu mới nhất tập trung vào việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đô thị hóa và các thay đổi đất đai đến DVHST và quản lý các HST để đảm bảo bền vững và đa dạng sinh học

Các nghiên cứu về đánh giá DVHST trên thế giới thường tiếp cận qua cách định giá kinh tế giá trị của DVHST Suy nghĩ khởi đầu về việc định giá các DVHST là đánh giá dựa trên lý thuyết kinh tế tiêu chuẩn nhưng với nền tảng là khoa học tự nhiên (Daily, 1997; Pagiola, 2004; MA, 2005; Barbier, 2007) Các nhà phân tích có thể dựa trên giá thị trường hay hành vi phi thị trường phụ thuộc vào các đặc điểm của HST hoặc dịch vụ được đề cập để định giá Nhiều nước đã và đang tiến hành lượng giá kinh

tế các dạng tài nguyên, làm cơ sở cho thiết lập các khu bảo tồn, sử dụng khôn khéo giữa bảo vệ và khai thác Kể từ đầu thế kỷ XXI đến nay, nhiều nghiên cứu đã tính toán được giá trị tiềm năng của các HST ven biển cho việc duy trì môi trường sống cho các loài chim di cư, bảo vệ khỏi bão, chống xói mòn, xử lý nước và đa dạng sinh học (Barbier, 2017; Berrios, 2017, ) Tổng giá trị của các dịch vụ tạo ra bởi các HST biển

và ven biển được ước tính là 29,5 nghìn tỷ USD mỗi năm [53] Đặc biệt, các tác giả đã nhấn mạnh vùng đất ven biển là một trong những HST có giá trị nhất trên thế giới

Vùng đất ven biển chứa đựng nhiều HST tự nhiên đang bị sử dụng và đe dọa nặng nhất trên toàn thế giới: 50% đầm lầy muối, 35% rừng ngập mặn, 30% rạn san hô

và 29% cỏ biển đã bị mất hoặc suy giảm chất lượng do các hoạt động của con người [43] Suy suy giảm này ảnh hưởng tới khả năng cung cấp DVHST như: thủy sản giảm 33%; giảm 69% việc cung cấp môi trường sống cho các sinh vật biển; giảm 63% các dịch vụ điều tiết từ thảm thực vật và vùng đất ngập nước [44] Cấu trúc và chức năng của HST tạo giá trị đến đời sống con người được đánh giá bởi ba loại lợi ích chính: (i) các lợi ích và giá trị sinh thái, (ii) lợi ích xã hội và giá trị văn hóa, và (iii) lợi ích và giá trị kinh tế Việc đánh giá các DVHST được coi là cơ sở để định lượng và hạch toán môi trường và các tài liệu tham khảo, đồng thời là một vấn đề quan trọng trong chính sách sử dụng đất Tuy nhiên, rất ít DVHST đã được lập bản đồ

Tại Việt Nam, thuật ngữ “dịch vụ môi trường” được sử dụng phổ biến hơn so với thuật ngữ “dịch vụ hệ sinh thái” Việc sử dụng thuật ngữ “dịch vụ môi trường” đã tập trung vào việc bảo vệ HST rừng và bảo tồn ĐDSH DVHST được quan tâm nhiều hơn ở Việt Nam trong thực tiễn bảo tồn những năm đầu thế kỉ XXI Những nghiên cứu đầu tiên về đánh giá DVHST là khi đánh giá HST rừng ngập mặn Các hướng nghiên

cứu chính về DVHST tại Việt Nam gồm: 1 Đánh giá giá trị (lượng giá) các dịch vụ

hệ sinh thái và tác động của sự suy thoái môi trường: Đây là hướng nghiên cứu được

Trang 19

áp dụng nhiều nhất tại VN Nghiên cứu này tập trung vào việc đo lường giá trị của

DVHST và tác động của các hoạt động con người đến môi trường và DVHST 2 Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến các dịch vụ hệ sinh thái: Nghiên cứu tập trung

vào việc khảo sát tác động của biến đổi khí hậu đến DVHST, bao gồm hiện tượng tăng mực nước biển, sự tăng cường của bão lụt và sự ảnh hưởng đến sinh thái hệ thực vật

và động vật 3 Đánh giá tác động của phát triển kinh tế và chính sách quản lý đến các dịch vụ hệ sinh thái: Tập trung đánh giá tác động của các hoạt động kinh tế và các chính sách quản lý đến DVHST và mức độ bảo vệ môi trường 4 Tìm hiểu các giải pháp quản lý và bảo vệ các dịch vụ hệ sinh thái: Nghiên cứu tập trung vào việc tìm

kiếm các giải pháp quản lý và bảo vệ DVHST, bao gồm các phương pháp bảo vệ đất

đai, quản lý sử dụng tài nguyên nước và chống rác thải 5 Nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất bền vững: Nghiên cứu này tập trung vào việc nghiên cứu và đánh giá các hệ

thống quy hoạch sử dụng đất để đảm bảo sự bền vững cho DVHST, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của các hoạt động kinh tế - xã hội

Những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu ở mức độ khái quát như: Giá trị kinh tế của HST rừng ngập mặn khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ mặc dù còn một số chức năng sinh thái chưa được ước tính Năm 2005, tác giả Đỗ Nam sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để định lượng giá trị bảo tồn của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Đỗ Nam Thắng sử dụng cách tiếp cận dựa vào thị trường ước lượng các giá trị sử dụng trực tiếp của các sản phẩm từ ĐNN tỉnh Cà Mau [22] Cho đến nay, các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên và môi trường ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào những nhóm truyền thống như giá thị trường, chi phí du lịch Các phương pháp tiên tiến được sử dụng trên thế giới như hàm sản xuất, đánh giá ngẫu nhiên, mô hình lựa chọn chưa được sử dụng nhiều, do những phương pháp này đòi hỏi phải tiếp cận mô hình lý thuyết kinh tế, quy trình thu thập thông tin chi tiết, kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu phức tạp, mặc dù chúng cho phép xác định các nhóm giá trị khó lượng hóa của HST như giá trị sử dụng gián tiếp và phi sử dụng Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu về lượng giá DVHST là các dự án nghiên cứu nhỏ Do đó, thông tin hiện

có về DVHST rất rời rạc, thiếu tính đại diện và không thể dễ dàng chuyển giao từ địa điểm này sang địa điểm khác khi cần có thông tin nhanh để tham khảo cho quá trình ra quyết định liên quan đến việc quản lý và sử dụng các HST

Bên cạnh các nghiên cứu đánh giá giá trị DVHST, một số nghiên cứu còn được

đánh giá theo hướng: đánh giá về sự thích nghi sinh thái, sinh khối của hệ sinh thái:

khả năng tạo bể chứa carbon của rừng trồng thuần loài trang ven biển xã Đa Lộc, tỉnh Thanh Hóa (Nguyễn Thị Hồng Hạnh và nnk, 2017) [17], rừng ngập mặn ven biển xã Hải Lạng, tỉnh Quảng Ninh (Nguyễn Thị Hồng Hạnh và nnk, 2018) [16] Đánh giá thích nghi sinh thái phục vụ phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn khu vực Mũi

Cà Mau, (Phạm Hạnh Nguyên, 2015) [24] Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương

do biến đổi khí hậu cũng được quan tâm: đối với sinh kế người dân tại vùng đệm

Vườn quốc gia Cát Bà [7], với các HST biển tiêu biểu tại khu dự trữ sinh quyển quần

Trang 20

đảo Cát Bà [27] Lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển một cách hài hòa, giữa các

DVHST, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Đánh đổi các dịch vụ hệ sinh thái

trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Hoàng Văn Thắng, 2015) [32] Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam còn rất ít các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, các nghiên cứu xây dựng bản đồ giá trị các DVHST ven biển còn hạn chế Bên cạnh đó, việc ứng dụng các mô hình đánh giá cho DVHST mới chỉ tập trung cho những năm gần đây Chẳng hạn, Đặng Kinh Bắc và nnk (2021) đã nghiên cứu phương pháp và kịch bản tổng hợp đánh giá dịch vụ hệ sinh thái đụn cát [54]: Trong nghiên cứu này, mô hình BBN đã phát triển cung cấp một mô hình đồ họa xác suất thể hiện sự phân bổ sử dụng đất trong các HST đụn cát và các mối quan hệ nhân quả giữa DVHST thu được từ các HST

Từ xưa, địa hình đã được xem là một thành phần chủ đạo trong cấu trúc của HST Nghiên cứu về địa mạo - sinh thái là xác định rõ mối tương tác lẫn nhau giữa các

hệ địa mạo và các HST và giữa địa hình và các hoạt động của các loài sinh vật trong các môi trường khác nhau Sự tương tác của sinh giới với quá trình địa mạo là yếu tố rất quan trọng trong sự tiến hóa của môi trường giống như quá trình phát triển của các đầm lầy muối, thực vật ngập mặn và các kiểu loại tài nguyên khác của vùng ven biển cũng như quá trình bồi tụ - xói lở bờ biển Ba quá trình chính liên quan đến địa mạo - sinh vật vùng ven biển: (1) quá trình xói lở sinh vật (bioerosion) gắn với sự xói lở chất đáy của đới bờ biển bởi đời sống của các tổ chức sinh vật, (2) bảo vệ sinh vật (bioprotection) là sự bảo vệ chất đáy từ các dạng xói lở khác nhau bởi vai trò của các

tổ chức sinh vật (như vai trò của thực vật ngập mặn và san hô chống lại sự xói lở bờ biển trong điều kiện của sóng, dòng chảy) và (3) quá trình xây dựng sinh vât (bioconstruction) là xây dựng các yếu tố vật lý của cấu trúc sinh thái lên chất đáy của đới bờ bởi sinh vật [64] Ba hướng nghiên cứu chủ yếu của địa mạo sinh vật hiện nay:

• Nghiên cứu những tác động của sinh vật lên các quá trình địa mạo: vai trò của sinh vật rừng ngập mặn trong quá trình giảm thiểu động lực sóng vùng biển Iriomote (1999); vai trò của những loài động vật hai mảnh vỏ trong việc tích trữ cát ven biển trên bờ biển xứ Wales (Naylor và Viles (2000)),…

• Nghiên cứu những đóng góp từ các quá trình hữu cơ của sinh vật vào sự phát triển địa mạo: vài trò của phong hóa sinh học trong việc tạo ra các Karren (Fiol và đồng nghiệp (1996)),

• Nghiên cứu tác động của các quá trình địa mạo về sự phát triển quần xã sinh thái: ví dụ như nghiên cứu rừng nhiệt đới của Scatena và Lugo (1995), nghiên cứu hải đảo ven biển của Hayden (1995),

Tại Việt Nam, hướng nghiên cứu về mối liên hệ giữa địa mạo với hệ sinh thái (địa mạo - sinh thái) nói chung và địa mạo - sinh thái vùng cửa sông, ven biển nói riêng còn khá mới mẻ Các công trình nghiên cứu về sự tương tác giữa địa mạo - sinh thái chủ yếu nghiêng về phân tích hay làm nổi bật vai trò của sinh vật đối với quá trình địa mạo và chưa đánh giá được hết vai trò của sinh vật với quá trình địa mạo Năm

Trang 21

2016, Vũ Văn Phái và nnk đã xắp xếp vị trí và vai trò của địa mạo - sinh vật trong tổng thể khoa học địa mạo nói riêng và các khoa học trái đất nói chung, đồng thời khẳng định là hướng nghiên cứu mới của địa mạo ở nước ta [25] Một số công trình kể đến như: Trần Đức Thạnh (2000) về đánh giá tác động của khai hoang lấn biển đến tiến hóa dải ven biển châu thổ sông Hồng Nghiên cứu mới chỉ đưa ra kết luận định tính về vai trò của con người đối với biến động hình thái địa hình vùng ven biển Bắc Bộ [35] Nguyễn Văn Thảo (2016) nghiên cứu biến động địa hình trong mối quan hệ với các hệ sinh thái vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh bằng công nghệ viễn thám và GIS theo các giai đoạn và nghiên cứu cũng làm rõ được mối quan hệ giữa đặc điểm địa mạo và các

hệ sinh thái, bước đầu lượng hóa được vai trò của sinh vật với địa mạo tại vùng ven biển Quảng Ninh [35] Năm 2018, Tống Phúc Tuấn đã “Nghiên cứu địa mạo-sinh thái làm cơ sở định hướng, sử dụng hợp lý lãnh thổ tỉnh Nghệ An” [38]

Các nghiên cứu về địa mạo sinh vật vùng ven biển trên thế giới và tại Việt Nam

đã góp phần làm sáng tỏ thêm vai trò của sinh vật đối với quá trình địa mạo của vùng

bờ biển và ngược lại quá trình địa mạo tác động lên các tổ chức sinh vật Trong đó, tác động của con người đối với quá trình địa mạo diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng làm biến đổi cả địa hình và các hệ sinh thái Hơn nữa, dưới sức ép về dân số, đô thị hóa, cũng như nhu cầu sử dụng các dạng tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội thì vai trò của con người đối với quá trình địa mạo, hệ sinh thái ngày càng phải nhấn mạnh Vì vậy, nghiên cứu về địa mạo - sinh thái vùng ven biển càng có ý nghĩa trong việc định hướng khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên vùng ven biển, hạn chế tác động tiêu cực từ mọi phía Các kết quả của nghiên cứu địa mạo - sinh thái có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý môi trường với 2 nội dung là quản lý tài nguyên (chính xác hơn là quản lý việc sử dụng tài nguyên) và quản lý tai biến

1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến vùng cửa sông

Pritchard, 1967 đã đưa ra khái niệm về vùng cửa sông, tuy nhiên khái niệm vẫn gặp hạn chế khi không đề cập đến tác động của thủy triều, bỏ qua những thành phần của hệ sinh thái CSVB như đầm phá ven bờ hoặc vùng biển nước lợ Ông cho rằng vùng vịnh ven biển, hồ nước mặn không được coi là các bộ phận thuộc vùng CSVB

Do những thiếu xót của định nghĩa Pritchard, Fairbridge (1980) đã đưa ra khái niệm hoàn thiện hơn Sự khác biệt cơ bản giữa 2 định nghĩa là việc xác định giới hạn trên của CSVB Theo định nghĩa của Pritchard thì giới hạn trên của CSVB là vùng thượng nguồn nơi nước biển còn vươn tới, còn theo Fairbridge thì đó là giới hạn vùng còn chịu tác động của thủy triều dù không còn sự pha trộn nước biển

Lịch sử nghiên cứu vùng cửa sông ven biển nước ta gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước, chinh phục dòng sông, quai đê lấn biển, khai khẩn đất đai miền Duyên hải, được bắt đầu từ triều đại phong kiến nhà Trần (Trần Thái Tông - 1248) Vào đầu thế kỷ XIX, đáng chú ý nhất là công cuộc khai khẩn nổi tiếng do Nguyễn Công Trứ lãnh đạo (1828-1830) ở vùng ven biển cửa sông Hồng và lập ra hai huyện

Trang 22

mới là Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) và huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) Cho đến nay bài học công cuộc khai khẩn này vẫn còn nguyên giá trị khoa học và thực tiễn

Hiện nay ở Việt Nam cho thấy các hướng nghiên cứu tại VCS được thực hiện

bao gồm: Nghiên cứu về biến đổi khí hậu: tập trung vào việc khảo sát tác động của

biến đổi khí hậu đến VCS: hiện tượng tăng mực nước biển, sự tăng cường của bão lụt

và sự ảnh hưởng đến sinh thái hệ thực vật và động vật Nghiên cứu về đánh giá dịch vụ

hệ sinh thái: đánh giá giá trị kinh tế của các DVHST bao gồm giá trị của các sản phẩm

thủy sản, giá trị của các hoạt động du lịch và giá trị của các dịch vụ sinh thái không

tưởng Nghiên cứu về quản lý tài nguyên thiên nhiên: tập trung phát triển các chiến

lược quản lý tài nguyên thiên nhiên bao gồm quản lý các khu vực đầm lầy, rừng ngập

mặn và các khu vực dự trữ sinh quyển Nghiên cứu về tác động của con người: đánh

giá tác động của con người đến môi trường và sinh thái hệ tại vùng cửa sông, bao gồm việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và các hoạt

động nông nghiệp Nghiên cứu về đa dạng sinh học: nghiên cứu và bảo vệ đa dạng

sinh học bao gồm việc khảo sát và giám sát các loài động vật và thực vật đặc hữu

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, các tác giả Ngô Đình Tuấn, Đỗ Tất Túc, Lương Phương Hậu, Nguyễn Văn Tuần, Trần Văn Túc, đã có nhiều nghiên cứu về diễn biến cửa sông, ven biển, biến hình lòng dẫn các sông miền Trung Về nghiên cứu địa chất - địa mạo có các công trình điển hình của các tác giả Lê Xuân Hồng (1996),

Lê Văn Ân (2004), Trần Đức Thạnh (1993) Các nghiên cứu về tai biến vùng cửa sông ven biển tiêu biểu là các công trình của Nguyễn Văn Cư (1987, 1998, 2010), Ngô Đình Tuấn (1995, 1998), Các báo cáo khoa học của các đề tài trên đề cập đến hiện trạng bồi tụ, xói lở bờ biển, cửa sông, xác định nguyên nhân, quy luật, cơ chế bồi, xói và dự báo sự phát triển hình thái cửa sông cũng như bờ biển nước ta: Phạm Huy Tiến và nnk (2002), Các nghiên cứu về chế độ thủy động lực, trầm tích vùng cửa sông: Lê Thanh Chương (2017), Nguyễn Ngọc Tiến (2018), Nghiên cứu về đặc điểm của hệ cửa sông (chủ yếu về đầm phá) và vũng vịnh ven bờ (Bùi Hồng Long, 2011; Trần Đức Thạnh, 2008; Nguyễn Văn Quân, 2016) [39] Các công trình trên đã tập hợp, bổ sung nhiều tự liệu về đặc điểm về điều kiện thủy văn, môi trường và đa dạng sinh học của một số thủy vực quan trọng như vịnh Hạ Long; các đầm phá Tam Giang, Thị Nại, Đề

Gi, Thủy Triều; vịnh Văn Phong; cửa sông Hội An, “đầm” Nha Phu; vinh Nha Trang, vịnh Cam Ranh Đây là những vùng đa dạng về sinh cư với phân bố của rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ đáy mềm, có năng suất sinh học cao, nhiều nguồn lợi đồng thới chịu nhiều áp lực từ phát triển kinh tế - xã hội

Các công trình nghiên cứu ở vùng cửa sông Thu Bồn

Cửa sông Thu Bồn là một trong số những cửa sông ở miền Trung đóng vai trò rất to lớn đến sự phát triển kinh tế của Quảng Nam - Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung

và xét về mặt khoa học thì cửa sông Thu Bồn là một kiểu cửa sông khá đặc biệt nên trong những năm gần đây, Nhà nước và các Bộ, ngành đã có những đầu tư đáng kể cho

Trang 23

các dự án điều tra cơ bản, các đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng diễn biến, các nhân tố tác động để có những giải pháp hợp lý phục vụ cho ổn định cửa sông và dải bờ biển kề cận

Có rất nhiều nghiên cứu tại VCS Thu Bồn theo nhiều hướng khác nhau là những tư liệu rất có giá trị khoa học và thực tiễn phục vụ cho xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, PTBV Các nghiên cứu dựa trên quan điểm địa chất, địa mạo của Đặng Văn Bào và Nguyễn Vi Dân (Lịch sử phát triển địa hình dải đồng bằng Huế

- Quảng Ngãi, 1996), Vũ Văn Phái (1996) nghiên cứu về địa mạo khu bờ biển hiện đại Trung bộ Việt Nam trong luận án Phó Tiến sĩ Nghiên cứu của Phạm Quang Sơn (Đặc điểm động thái VCS Thu Bồn và khu vực phố cổ Hội An) sử dụng phương pháp viễn thám, GIS và các bản đồ trong một khoảng thời gian từ 1965 đến 1996 để phân tích và ước tính sự biến động theo phương ngang VCS Thu Bồn Nghiên cứu tác động của hoạt động tân kiến tạo đối với sự biến đổi dòng chính thử nghiệm cho lưu vực sông Vu

Gia - Thu Bồn phục vụ bảo vệ các dòng sông, PGS.TS Trần Thanh Hải BĐKH/16-20

Nghiên cứu diễn biến hình thái vùng cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội, Đặng Đình Đoan, 2014 [13]

Hướng nghiên cứu về tai biến thiên nhiên: Tại vùng cửa sông Thu Bồn có rất nhiều các nghiên cứu tập trung đến quá trình xói lở - bồi tụ: Nghiên cứu tai biến thiên nhiên phục vụ phát triển đô thị dải đồng bằng ven biển Đà Nẵng-Quảng Ngãi của Đào Đình Bắc (1999-2000) Nghiên cứu, dự báo quá trình xói lở-bồi tụ tại dải ven biển Việt Nam với khu vực nghiên cứu trọng điểm là vùng biển Hội An do TSKH Lê Phước Trình (chủ trì) (2002-2003); Dự án điều tra hiện trạng cửa sông Thu Bồn và kiến nghị các giải pháp bảo vệ (Dự án 47) do Viện Khoa học Thuỷ lợi thực hiện (2009-2010) Nghiên cứu theo cách tiếp cận địa chất, địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến

lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn (Nguyễn Hiệu, 2007) [18], phục vụ quản lý môi trường

bờ biển tỉnh Quảng Nam trong đó có cửa sông Thu Bồn (Trần Văn Bình, 2014) [4] Nghiên cứu các giải pháp thoát lũ, phòng tránh xói lở và bồi lấp cửa sông Vu Gia - Thu Bồn của PGS TS Vũ Minh Cát chủ trì (2007) Nghiên cứu, đánh giá nguy cơ gây tai biến lũ lụt vùng hạ lưu sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam của Nguyễn Đức Thành, 2011 [33] Một số nghiên cứu đánh giá vùng cửa sông Thu Bồn là nơi có tốc

độ xói lở mạnh của tỉnh Quảng Nam [14,30] Các nghiên cứu đã cung cấp một số tư liệu về hiện trạng tai biến thiên nhiên, tìm ra nguyên nhân gây là xói lở, bồi tụ bờ biển, cửa sông tại khu vực cửa Đại và thành lập được tập bản đồ biến động địa hình và đường bờ, từ đó xác định xu thế biến động và giải pháp bảo vệ Các nghiên cứu cũng

sử dụng ảnh viễn thám cho công tác đánh giá biến động đường bờ từng thời kỳ

Các kết quả đã đạt được là đáng trân trọng, góp phần lý giải và làm sáng tỏ nhiều vấn đề về địa chất, địa mạo và tai biến thiên nhiên liên quan trong khu vực Những năm gần đây, với sự xuất hiện của đảo cát chắn phía trước cửa sông Thu Bồn,

đã có nhiều công trình nghiên cứu giải thích sự hình thành của đảo này [26,55] Các nghiên cứu sẽ giúp cho luận văn định hướng về quy hoạch của đảo cát chắn trên

Trang 24

1.1.4 Các nghiên cứu liên quan đến đánh giá dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông cho phát triển bền vững

Vùng cửa sông là một trong những môi trường đa dạng sinh học và là nguồn cung cấp DVHST quan trọng Tuy nhiên, các HST cửa sông và ven biển đang bị đe dọa Tính bền vững lâu dài của các dân cư phụ thuộc vào HST cửa sông và ven biển và các dịch vụ quan trọng mà chúng cung cấp, chẳng hạn như vùng đệm chống bão, sản xuất thủy sản và nâng cao chất lượng nước Nhận thức được những nguồn lợi từ HST

và sự bất lợi khi người dân phải chống chọi với thiên tai, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá HST và dịch vụ của chúng cho mục tiêu phát triển bền vững, công tác quy hoạch và bảo tồn ĐDSH

Một số nghiên cứu về HST vùng của sông được quan tâm như: Nghiên cứu thành phần loài và thảm thực vật vùng cửa sông - ven biển sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre (Phạm Thị Minh Chi, 2007); Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến một số HST ven biển tỉnh Thái Bình và khả năng ứng phó (Trần Văn Thụy, 2016); Đa dạng động vật phiêu sinh trong HST rừng ngập mặn Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng (Nguyễn Thị Kim Liên, 2013) Năm 2014, Kim Thị Thúy Ngọc đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các DVHST vào công tác quản lý, quy hoạch và bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam Năm 2021, học viên cùng cộng sự “Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước vùng cửa sông Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” Đề tài “Nghiên cứu biến động các hệ sinh thái bãi bồi cửa sông ven biển Hải Phòng” (PGS.TS Nguyễn Văn Quân, 2019-2021) Nghiên cứu đa dạng sinh học các hệ sinh thái ĐNN ven biển Đông Bắc Việt Nam (Nguyễn Mạnh Hà, 2022) Các nghiên cứu đều đánh giá được giá trị DVHST thông qua phương pháp định lượng giá trị tiền tệ, xác định hệ động-thực vật

có trong khu vực từ đó đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý và bảo tồn ĐDSH

Còn tại vùng cửa sông Thu Bồn, tiếp cận theo hướng phát triển bền vững: Đề tài cấp tỉnh (2007-2008) “Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Quảng Nam” (Sở Thủy sản Quảng Nam chủ trì phối hợp với Viện Hải dương học và Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Nam) Nguyễn Tác An (2006) đã xây dựng mô hình chiến lược QLTHĐB tỉnh Quảng Nam, nhằm sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao điều kiện sống của người dân Nghiên cứu về phát triển du lịch lưu vực sông Thu Bồn bằng thang điểm [2] Các nghiên cứu đưa ra hiện trạng về nguồn tài nguyên khu vực, đưa ra những số liệu phục vụ cho việc đánh giá biến động của các HST, địa hình bãi/bờ tại khu vực nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá về thành phần loài, đa dạng sinh học như: Nghiên cứu hệ sinh thái cỏ biển ở hạ lưu sông Thu Bồn và định hướng quản lý, bảo vệ (Nguyễn Thị

Tú, 2011); Tác động của xâm nhập mặn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản tại hạ lưu sông Thu Bồn, Quảng Nam [11]; Nghiên cứu tính liên kết giữa các HST của một số nguồn lợi cá quan trọng phục vụ khai thác bền vững ở Khu dự trữ Sinh quyển Thế giới

Trang 25

Cù Lao Chàm - Hội An (Nguyễn Văn Long, 2020) góp phần cung cấp những tư liệu sâu hơn về hiện trạng nguồn lợi, các đặc trưng cũng như tính liên kết nguồn lợi giữa các HST làm cơ sở khoa học cho việc khai thác hợp lý, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên Năm 2008, Nguyễn Hữu Đại đã đánh giá nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng cửa sông Thu Bồn cho mục tiêu bảo vệ, quản lý và xây dựng khu dự trữ sinh quyển Hội An - Cù Lao Chàm thuộc đề tài cấp tỉnh “Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Quảng Nam” Xác định nguồn lợi sinh vật tại các HST đất ngập nước điển hình ven biển, đã đánh giá HST trong các khu rạn san hô, hiện trạng và nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng ngập mặn, thảm cỏ biển Chỉ ra xu hướng biến đổi, suy giảm rạn san hô trong khu vực khảo sát, làm cơ sở cho nghiên cứu tiếp theo và giải pháp cụ thể để ngăn chặn sự suy giảm và phục hồi hệ sinh thái của vùng ĐNN Quảng Nam Năm 2022, Đặng Kinh Bắc và cộng sự đã có nghiên cứu về Đánh giá tiềm năng cung cấp dịch vụ hệ sinh thái đụn cát ven biển khu vực Sơn Trà (Đà Nẵng) - Tam Kỳ (Quảng Nam) Nghiên cứu đã phân tích 6 kiểu đụn cát và giá trị của từng kiểu đụn cát mang lại và có vai trò quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học, phòng tránh thiên tai, phát triển du lịch

Vậy, các nghiên cứu về đánh giá DVHST và DVHST vùng cửa sông Thu Bồn, mới chủ yếu tập trung cho đánh giá 1 hoặc một số HST nhất định Các nghiên cứu chỉ tập trung vào một số giá trị định lượng nên kết quả chưa thể hiện rõ tính tổng hợp; mối liên kết giữa các DVHST và HST còn thiếu Cùng với đó là hướng nghiên cứu về sự đánh đổi giữa các HST cần được quan tâm đánh giá hơn trong thời kỳ phát triển kinh

tế với suy giảm sinh học và biến đổi khí hậu

1.2 Cơ sở lý luận về đánh giá dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông

1.2.1 Một số đặc trưng vùng cửa sông

Với sự dao động lớn của các thông số đặc trưng, vùng cửa sông được chia ra thành các phần khác nhau, không chỉ khác nhau về độ muối, đặc điểm cấu tạo nền đáy, tính chất và tốc độ dòng chảy mà còn tồn tại ở đó các nhóm sinh vật với những đặc tính sinh thái khác nhau (McLusky, 1974) Ranh giới của vùng cửa sông thay đổi theo ngày đêm và theo mùa, do khối nước toàn vùng dịch chuyển tuỳ thuộc vào lượng nước của dòng sông đổ về cửa sông và hoạt động của thuỷ triều Trong mùa nước kiệt, giới hạn trên của vùng cửa sông tiến sâu vào đất liền, còn giới hạn dưới

ôm sát lấy các cửa sông Trong mùa lũ, “lưỡi” nước ngọt xâm nhập xa ra biển Sự tương tác sông - biển đã dẫn đến sự xâm nhập nước mặn vào hạ lưu, tạo ra cửa ngõ cho sự di nhập của các loài sinh vật biển vào nước ngọt và sinh vật nước ngọt ra biển, gây ra quá trình sắp xếp lại các trầm tích ở vùng cửa sông ven biển, Về phần đáy, ranh giới ngoài của vùng cửa sông chính là nơi diễn ra quá trình lắng đọng các vật do dòng sông mang ra, tuy ranh giới đó không thể tiến xa hơn ra biển so với lưỡi nước ngọt ở tầng mặt, nhưng có thể vượt quá độ sâu 15m

Trang 26

Trong nghiên cứu thuỷ văn cửa sông, chủ yếu các tác giả đều chia VCS thành

3 phần chính như: I.V Xamoilov chia thành: phần thuộc sông, cửa sông và cửa sông ven biển X.X.Baidin bao gồm: Đoạn gần cửa sông, đoạn cửa sông (vùng ngưỡng cửa sông) và vùng biển nông trước cửa sông Ba phần của VCS được xem là một hệ thống nhất, nó tồn tại không chỉ có các đặc trưng hình thái khác nhau, mà còn có chế

độ thuỷ động lực và điều kiện cảnh quan tự nhiên cũng rất khác nhau

Dựa vào độ cao của mực nước biển, hệ cửa sông chia thành 3 tiểu vùng [31]:

Tiểu vùng trên triều: phần đất phía trên, cao hơn mực triều cực đại, một phần

đất còn bị nhiễm mặn bao gồm phần đất quần cư, đất canh tác, đất tự nhiên bởi hệ thực vật hoang dã, các bãi lau sậy kể cả các đầm nuôi trồng thủy sản, Nằm trong giới hạn của VCS, nhưng do khoảng cách đối với nước mặn khác nhau, các hệ thống đê đập, sức cải tạo của con người mà cấu trúc và đặc tính của đất thay đổi, trước hết là sự ngọt hóa, phù hợp dần với đặc tính canh tác của cây trồng Hoạt động của con người tại đây rất mãnh liệt, tính chất hoang sơ của tự nhiên hầu như không còn Đây còn là địa bàn

mở rộng của nhiều ngành công nghiệp liên quan với nghề khai thác biển như khai thác

sa khoáng, phát tiển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền, mở mang bến bãi, các hải cảng để phát triển giao thông hằng hải, phát triển các điểm khu du lịch sinh thái, khu an dưỡng, nghỉ mát, Vùng này được coi là cửa ngõ để con người mở rộng hoạt động của mình ra toàn vùng cửa sông và biển xa bờ

Tiểu vùng triều: nơi ngập nước có chu kỳ, nơi tập trung của cây rừng ngập mặn

hoặc là các bãi bùn lầy, bãi cát phẳng, bờ đá; nơi sinh cư của các sinh vật vùng triều thích nghi với lối sống nửa đất nửa nước; nơi kiếm ăn của các loài sinh vật dưới triều khi ngập nước và nơi sinh sống của các đàn động vật trên cạn, nhất là chim nước khi phơi bãi Điều kiện sống trong vùng tuy khắc nghiệt, nhưng do tính đa dạng về nơi ở (dưới bùn, trong hang hốc tự nhiên, rễ, thân cây RNM, ) nên sinh vật vùng triều đa dạng Tiểu vùng này nói chung, còn giữ được vẻ hoang sơ, tuy nhiên, con người cũng

đã lợi dụng thế mạnh để thiết lập nên các cơ sở nuôi trồng rong câu, tôm, cua, cá, nơi khai thác và nuôi thả hàu, sò, trồng RNM,

Tiểu vùng dưới triều: tiều vùng chiếm phần lớn diện tích, ngập nước thường

xuyên thuộc phần trong của thềm lục địa, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong các chu trình sinh học biển Khối nước và thềm đáy của vùng là nơi sống và phát triển của các loài sinh vật cửa sông, nơi kiếm ăn và sinh sản của niều loài sinh vật biển Do vậy, đây là địa bàn hoạt động sôi nổi nhất của nghề cá “lộng” trong hơn nửa thế kỷ qua và ở đây đang hình thành những tụ điểm nuôi thả biển

1.2.2 Các hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông

Cửa sông là hệ sinh thái và là nơi trú ẩn của nhiều loài động thực vật, nơi có sự pha trộn giữa môi trường nước biển và nước ngọt đã tạo ra nguồn lợi thủy sản vô cùng

đa dạng và phong phú Tại vùng này, các yếu tố tự nhiên (vũng lầy, bùn, kênh lạch triều, ven bờ) và sinh học (thực vật nổi, động vật nổi, động vật đáy, cá và thảm thực

Trang 27

vật ngập mặn) tương tác lẫn nhau và hình thành một lưới thức ăn rất phức tạp Ở đây, phần lớn chất hữu cơ được tạo ra từ chất dinh dưỡng của đất do sông mang lại và mặt khác, từ chất dinh dưỡng do đại dương mang theo Các sinh vật này phụ thuộc vào các HST này để tồn tại, kiếm ăn và sinh sản Nền kinh tế của nhiều vùng ven biển tập trung xung quanh các cửa sông do có nhiều loài cá, động vật có vỏ hoặc tảo phong phú Ngày nay khu vực cửa sông đôi khi được sử dụng cho các mục đích giải trí, du lịch và khoa học Một trong những khả năng của vùng cửa sông là giữ được lượng nước lớn và ngăn lũ lụt Chúng cũng giúp ngăn chặn sự phá hủy bờ biển khi có bão

Hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển là một hợp phần trong hệ thống tài nguyên,

có một số HST đặc thù và độc đáo như HST đất ngập nước, bãi biển và cồn cát, rừng ngập mặn, đầm phá, bãi triều, Hầu hết các cây thực vật ngập mặn là những loài lưu niên (có thể tới 50 năm) Trong các HST, hàng hoá và dịch vụ là sản phẩm của tự nhiên, được sản sinh trong suốt quá trình tiến hoá lâu dài hàng trăm triệu năm, thậm chí hàng tỉ năm Sự hiểu biết về giá trị của các HST càng cao sẽ càng tạo nên những cảnh báo hữu ích cho nhân loại Về mặt lý thuyết, người ta có thể dễ dàng công nhận những giá trị vô cùng to lớn và quý giá các HST Nhưng trong thực tế, người ta lại dễ dàng khai thác triệt để các nguồn lợi được cung cấp từ HST đó

Theo Đỗ Công Thung (2004) vùng ven biển Việt Nam bị chia cắt bởi nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau đã tạo ra nhiều hệ sinh thái đặc thù của một vùng ven biển nhiệt đới Về mặt địa lý cảnh quan có thể chia vùng ven biển thành hai kiểu hệ sinh thái lớn: lục địa ven bờ và vùng triều Kiểu hệ sinh thái lục địa ven bờ gồm các hệ sinh thái tiêu biểu như đồng ruộng, đô thị, rừng Kiểu hệ sinh thái vùng triều có rừng ngập mặn, bãi triều bùn - cát, cỏ biển, bãi cát biển, v.v

Hệ sinh thái rạn san hô: Được coi là “rừng nhiệt đới của biển” và được xếp

hạng là một trong những hệ sinh thái đa dạng và phức tạp nhất trên thế giới San hô thực sự là những động vật nhỏ bé gọi là polip sống thành từng đàn dưới nước, thành từng mảng hoặc rạn san hô rộng lớn Mỗi khuẩn lạc bao gồm hàng ngàn polyp nhỏ Polyp tiết ra nước bọt canxi cacbonat vật chất cứng lại để tạo thành khối cấu trúc cứng của các rạn Hình thành rạn san hô điển hình

Hệ sinh thái thảm cỏ biển: nhóm thực vật bậc cao sống trong môi trường nước

biển và nước lợ ở độ sâu không lớn, nền nước nông, nước trong và không có sóng mạnh Cỏ biển ít gặp ở những vùng biển có năng lượng sóng mạnh đặc biệt là trong và gần vùng biển có sóng cồn, sóng vỡ hoặc vùng cửa sông nhập lưu của nhiều dòng sông lớn có mang theo nhiều bùn cát Hầu hết các thảm cỏ biển xuất hiện ở các vùng nước trũng đến độ sâu 30 m Cỏ biển là một đặc trưng của các hệ sinh thái vùng nhiệt đới,

có năng suất ngang với các rạn san hô

Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Là hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới

và cận nhiệt đới, được hình thành trên nền các thực vật vùng triều với tổ hợp động, thực vật đặc trưng Trong hệ sinh thái này, các động, thực vật, vi sinh vật trong đất và

Trang 28

môi trường tự nhiên được liên kết với nhau thông qua quá trình trao đổi chất và đồng hóa năng lượng Điểm nổi bật nhất là sản xuất ra một lượng lớn sinh khối và các chất mùn bã hữu cơ làm giàu cho môi trường ven biển Những mảnh vụn này sẽ là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật Hệ sinh thái RNM còn là nơi trú ẩn và phát triển của các loài động vật trên cạn và dưới nước, là lá chắn sóng, bão cho vùng đất liền, là “cỗ máy” lọc nước khổng lồ và có tác dụng lớn trong việc cân bằng môi trường nước ven biển và khả năng bảo vệ nền đáy Rừng ngập mặn điều tiết nhiệt độ mặt nước dưới tán rừng và ôxy hòa tan, độ mặn và pH đều phụ thuộc mạnh vào độ che phủ của tán rừng ngập mặn Ngoài ra, 45-65% độ phủ của rừng ngập mặn cung cấp thành phần dinh dưỡng hỗ trợ sự ổn định sinh thái cho nuôi tôm (Lê Bá Toàn, 2006)

Hệ sinh thái bãi triều bùn - cát: Vùng triều là vùng không ngập nước một

khoảng thời gian trong ngày theo chu kỳ thủy triều, với các yếu tố tự nhiên thay đổi do nước và không khí chi phối Bãi thuỷ triều là vùng không có thực vật vì thuỷ triều lên xuống theo chu kỳ bao gồm nhật triều, bán nhật triều và hỗn hợp triều Nền tảng sinh cư đáy mềm bùn sét bột và cát bùn, hiếm gặp bãi triều cát, thường nằm ở phần thấp đới gian triều Bãi triều thường bằng phẳng và không có thực vật phủ, được hình thành nhờ động lực dòng triều bồi lắng trầm tích mịn HST bãi triều có đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản rất cao, cũng là nơi nuôi trồng thủy hải sản mặn lợ phổ biến Động vật đáy phong phú thuộc các nhóm thân mềm, giáp xác, giun nhiều tơ… sống trên mặt hoặc đào hang hốc dưới lớp bùn và cũng thường gặp các lưỡng thê, bò sát, chim nước và thú

Hệ sinh thái bãi cát biển: Nền tảng sinh cư là đáy mềm cát cuội ở đới gian

triều, có mở rộng lên trên triều và xuống dưới triều Bãi có hình thái nghiêng dốc, hình thành do tích tụ sóng Thành phần cát đa dạng từ bãi cuội, sỏi và cát chiếm ưu thế, đa phần là khoáng vật thạch anh và các mảnh vụn đá Lớp mặt của bãi xáo động và biến dạng do sóng gió, nên điều kiện sống không ổn định đối với nhiều loài sinh vật Năng suất sinh học của hệ sinh thái này không cao do hạn chế số lượng vi sinh vật sinh sống Khu hệ sinh vật bãi cát biển tuy nghèo nhưng rất đặc thù, có những thích nghi đặc biệt, như cua ẩn cư đào hang, lỗ trong cát, hay rùa biển đẻ trứng vùi trong cát

Hệ sinh thái đụn cát: bao gồm gò, trảng cát nội đồng và cồn đụn cát chắn bờ

Hệ thực vật ở đây rất nghèo nàn Thực vật thân gỗ nguyên sinh còn rất thưa thớt và phần lớn thoái hoá thành dạng cây bụi Một số do người dân khai thác trắng nay chỉ còn dạng tái sinh chồi, tạo thành những khoảnh rú thứ sinh Ngoài thực vật tự nhiên, trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp triển khai các dự án trồng nhiều loài cây

gỗ phòng hộ khá thành công chống cát bay, cây trôi như keo lưỡi liềm, keo tai tượng, keo lá tràm, Trên các trảng cát nội đồng, người dân địa phương bố trí cây trồng khá

đa dạng nhưng diện tích manh mún Một vài nơi đã định hình chuyên canh ớt, lạc, khoai lang và cả lúa nước

Hệ sinh thái ngập nước thường xuyên: trong các đầm nuôi trồng thủy sản,

chim nước các động vật đáy (thân mềm, giáp xác, giun nhiều tơ, các loài thực vật

Trang 29

ngập mặn còn sót lại Do bị giữ nước liên tục khiến cho hệ thực vật ở đây suy giảm cả

về tính đa dạng và khả năng sinh trưởng, mật độ cây chỉ bằng một nửa so với số cây của quần xã thực vật ngập mặn ngoài đầm Hơn nữa, chiều cao và đuờng kính trung bình của các cây trong đầm cũng bé hơn đáng kể so với cây ngập mặn ở vùng tập trung Đặc trưng cấu trúc quần xã sinh vật các đầm nuôi quảng canh thường không khác so với vùng nước và vùng triều nơi đắp đầm về thành phần loài sinh vật Sự khác nhau chủ yếu

là về sinh khối của các đối tượng đó Thường các đối tượng nuôi trồng có sản lượng cao

do được quan tâm chăm sóc, bảo vệ Các đối tượng khác bị coi là sinh vật tạp nên bị tiêu diệt trong quá trình xử lý đầm nước khi nuôi và tiêu diệt trong khi nuôi

1.2.3 Dịch vụ hệ sinh thái tiếp cận theo địa mạo

Cho đến nay, rất nhiều các quốc gia đã nhận thấy được tầm quan trọng của các HST, điều kiện môi trường và các nền văn hoá ở đới bờ biển Sự đa dạng của các quá trình, địa hình, địa chất và chất nền đặc có trưng cho các đới bờ biển trên thế giới, cùng với ảnh hưởng của con người, đã tạo ra một loạt các HST phức tạp cung cấp các môi trường có giá trị cao Khi con người tác động đến địa hình làm các quá trình địa mạo thay đổi từ dó các HST biến đổi theo dẫn đến chức năng của HST cũng thay đổi Điều này đã dẫn đến việc đới bờ biển bị nhiều áp lực khác nhau Chính bởi vậy, vấn đề quản lý một cách hiệu quả và bền vững tài nguyên đới bờ biển là vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia có biển

Địa mạo là một dạng địa hình với các thuộc tính địa mạo cụ thể và quan trọng, được coi là thành phần của di sản văn hóa lãnh thổ như các tác phẩm nghệ thuật, di tích lịch sử, tài sản khoa học, v.v Địa mạo cũng sở hữu giá trị sinh thái, ví dụ, môi trường sống đặc trưng của một số loài động - thực vật nhất định; hoặc lịch sử có thể cung cấp một đặc điểm hình thái cụ thể có giá trị khoa học, chẳng hạn như hang động hoặc thềm biển là nơi định cư của con người cổ đại [68] Địa mạo và cảnh quan địa mạo là những đặc điểm quan trọng của di sản địa mạo dưới góc độ du lịch Địa mạo là hình thức phù điêu có giá trị khoa học, văn hóa, sinh thái và thẩm mỹ cao [42]

 Đối với hệ sinh thái

Địa hình được xem là “nền rắn” của mọi hệ sinh thái cho hệ sinh thái phát triển

và, do đó, địa hình cũng là một phần của sinh thái học, đồng thời hoạt động của sinh vật cũng là một phần của địa mạo học Chức năng của địa hình trong bất kể HST nào cũng là kiểm soát sự phân bố năng lượng và vật chất trong đó Khi địa hình bị biến đổi thì sự phân bố năng lượng và vật chất trong HST cũng bị thay đổi Cuối cùng HST cũng bị thay đổi Các hệ thống địa mạo động lực ở các giao diện thủy sinh trên cạn được đặc trưng bởi các dòng năng lượng và trầm tích quan trọng Chúng được cấu trúc địa mạo bởi chế độ nhiễu động (tức là tần suất, cường độ, thời gian, thời gian của lũ, gió và thủy triều) Các phản hồi giữa dòng chảy/thảm thực vật/trầm tích của sông dẫn đến sự tự tổ chức của các hình dạng bờ sông, các đảo thực vật và đồng bằng ngập lũ

Trang 30

Hình 1.3 Mối tương quan giữa địa hình, các quá trình địa mạo với thực - động vật

(A: Xác định biên sinh thái, nơi cư ngụ, tác động thông qua hệ thực vật B: Xác định nơi cư ngụ, nguy cơ xáo trộn do lửa, gió C: Tác động tới ổn định đất đai do quá trình xói mòn, trượt lở, đổ lở; can thiệp các quá trình dòng chảy do đắp đập, thay đổi bề mặt địa hình D: Quá trình trầm tích gây tác động tới các tổ chức sinh vật dưới nước thông qua thực vật E: Phá hủy thảm phủ, chi phối tăng trưởng do xáo trộn, chia cắt hoặc cứng hóa bề mặt địa hình F: Điều chỉnh vận chuyển trầm tích, đất đai và tích tụ vật liệu)

Địa hình mặt đất hiện nay là kết quả tác động tương hỗ của hàng loạt nhân tố như quá trình địa chất tạo ra độ bền vững của đất đá khác nhau đối với tác động ngoại sinh (gió, nhiệt độ, dòng chảy, sóng), cấu trúc kiến tạo và chuyển động nâng - hạ làm biến động độ cao, hình thái và phân tách địa hình Khí hậu tạo ra chế độ mưa, nhiệt độ, gió, v.v tác động trực tiếp đến lớp đất đá bề mặt và làm biến động hình thái bề mặt địa hình (tích tụ và xói mòn bề mặt địa hình) Chế độ thủy văn và hải văn với động lực là lưu lượng nước bề mặt,dòng chảy, sóng, thủy triều, v.v tác động đến lớp trầm tích bề mặt tạo ra các lạch triều và bãi tích tụ ven biển, v.v gia tăng lượng phù sa mịn được vận chuyển bằng trọng lực và dòng chảy từ các sườn đồi đến các kênh, và sau đó theo các con sông, từ đất liền tới bể trầm tích trên cạn và đại dương Hệ sinh vật với mức độ che phủ khác nhau là nguồn cung cấp vật liệu trầm tích tại chỗ cho bề mặt địa hình cũng như chống lại các ngoại lực tác động lên bề mặt địa hình Tác động của con người như làm đường giao thông, đào kênh, san lấp mặt bằng, phá rừng, khai thác khoáng sản, v.v làm thay đổi mạnh hình thái địa hình

Mỗi một dạng địa hình ở vùng cửa sông có một hoặc nhiều hệ sinh thái đặc trưng đi cùng bởi mối quan hệ mật thiết của chúng, là một nơi thích nghi cho những loài sinh vật nhất định phát triển, mà sinh vật là một hợp phần rất quan trọng của một

hệ sinh thái Thông thường, các cửa sông là cửa thủy triều của các con sông, và chúng thường được đặc trưng bởi trầm tích hoặc phù sa mang theo từ dòng chảy trên cạn cho phát triển rừng ngập mặn Hiện nay, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mực nước biển gia tăng, các tác động bờ biển có thể là mất mát hoặc hư hỏng cấu trúc HST, phân mảnh và gián đoạn mối quan hệ giữa các đặc điểm, sự gián đoạn của các quá trình tự nhiên (ví dụ: chế độ dòng chảy của sông và chu kỳ trầm tích) hoặc mất trạng thái tự nhiên (ví dụ sự ổn định của các khúc cua sông)

Trang 31

Như vậy, địa hình và HST có quan hệ tương hỗ rất mật thiết, mỗi một dạng địa hình sẽ quyết định tồn tại một hoặc nhiều hệ sinh thái đặc trưng đi kèm Với mỗi vùng lãnh thổ có đặc điểm địa hình và quá trình địa mạo khác nhau thì cũng có sự khác nhau

về HST Đây chính là đặc trưng cơ bản nhất của mối liên hệ giữa địa hình và các HST

 Đối với dịch vụ hệ sinh thái

Vùng biển Việt Nam là nơi có nhiều hệ sinh thái quan trọng như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm có biển, đầm phá, bãi bồi v.v., đã và đang cung cấp các dịch vụ

hệ sinh thái cho hoạt động KT-XH Việc bảo vệ các HST này đã và đang được tiến hành bằng nhiều công cụ như khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn bờ biển v.v và pháp luật về hành lang bảo vệ bờ biển đã cung cấp thêm một công cụ nhằm bảo vệ HST và dịch vụ hệ sinh thái vùng ven biển Sự hình thành các yếu tố cảnh quan

đa dạng là phần lớn bị ảnh hưởng bởi năng lượng, nước, trầm tích, chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và hóa chất di chuyển qua các phụ lưu thượng nguồn và qua các vùng ngập lũ với tốc độ và nồng độ khác nhau

Hình1.4 Sơ đồ mối quan hệ giữa quá trình địa mạo và dịch vụ hệ sinh thái [57]

Vùng biển là nơi có sự phân hóa rõ rệt về sinh vật và các dạng địa hình tiêu biểu Đặc biệt là vùng đất ngập nước, sinh vật có những điều kiện phát triển thuận lợi trên các đơn vị địa mạo ven bờ, tạo ra giá trị DVHST đất ngập nước bình quân trên một ha Tuy nhiên, vùng biển hiện đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các tác động của con người, bao gồm không chỉ từ các hoạt động phát triển tại chỗ như cải tạo đất,

mà còn từ các hoạt động gây ô nhiễm do nông nghiệp và công nghiệp cao Mất đa dạng sinh học, chức năng HST và thảm thực vật ven biển trong HST ven biển gây nên hiện tượng xâm lấn sinh học, giảm chất lượng nước và giảm khả năng bảo vệ bờ biển khỏi bão và lũ lụt Do đó, cần đánh giá chính xác các DVHST ven biển và thực hiện các chiến lược bảo tồn hiệu quả cho vùng bờ biển ven biển hướng tới mục tiêu PTBV

Xác định những đóng góp của các quá trình địa mạo đối với việc cung cấp dịch

vụ hệ sinh thái Cách tiếp cận dịch vụ hệ sinh thái đối với địa mạo sẽ:

• Khám phá quy trình quy mô phạm vi các địa mạo, đồng thời góp phần vào hiểu biết về các dịch vụ hệ sinh thái và sự phân bố theo không gian của chúng

• Giúp làm nổi bật “chi phí” của chức năng địa mạo

• Giúp xác định lợi ích thu được từ việc phục hồi trên nhiều DVHST

Đối với quốc gia ven biển như Việt Nam nói chung và vùng biển đảo nói riêng thì trong số các dịch vụ HST biển, dịch vụ hỗ trợ đóng góp một phần hết sức quan trọng đối với việc giảm nhẹ thiên tai do khu vực ven biển thường phải chống chịu với những cơn bão bất thường có cường độ lớn trong mùa mưa bão hàng năm Mặt khác, trong bối

KHÍ HẬU, ĐỊA CHẤT,

ĐỊA HÌNH

QUÁ TRÌNH ĐỊA MẠO

CẤU TRÚC MÔI TRƯỜNG SÔNG

HỆ SINH THÁI

DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI

Trang 32

cảnh của biến đối khí hậu toàn cầu với khả năng nước biển dâng cao, vai trò của các bức tường xanh chắn sóng để bảo vệ các công trình xây dựng công cộng và khu vực dân sinh

có tầm quan trọng đặc biệt Chẳng hạn như quá trình tích tụ trầm tích hạt mịn vùng cửa sông tạo thành những bãi triều Bãi triều này là nơi sinh sống và phát triểu chủ yếu cho rừng ngập mặn Dịch vụ mà HST RNM tạo ra không chỉ về dịch vụ cung cấp như thủy, hải sản, dược liệu, mật ong mà còn mang lại giá trị về dịch vụ điều tiết: tích trữ carbon, điều hòa khí hậu,… Ngược lại, nếu như qua trình xói lở vùng cửa sông diễn ra mạnh mẽ, diện tích bãi triều thu hẹp hoặc dưới tác động của biến đổi khí hậu thì chức năng HST RNM bị thay đổi: suy giảm về dịch vụ cung cấp thực phẩm, năng lượng đặc biệt đối với dịch vụ điều tiết bảo vệ bờ biển, lọc không khí Việc ổn định quá trình địa mạo sẽ giúp duy trì được nguồn tài nguyên to lớn Do đó Hopkins (2007) khuyến nghị rằng: “Cho phép các quá trình tự nhiên hình thành HST và cấu trúc của toàn bộ cảnh quan, sẽ tạo cơ hội tốt nhất có thể để bảo tồn lượng đa dạng sinh học lớn nhất ” [57]

1.2.4 Mối quan hệ giữa dịch vụ hệ sinh thái và phát triển bền vững

Được hình thành bởi các cấu trúc, chức năng và quy trình của HST, DVHST là nền tảng cho tất cả các khía cạnh của phúc lợi con người từ sinh kế cơ bản đến sự thịnh vượng và PTBV (MA, 2005) [62], góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đạt được các mục tiêu PTBV DVHST và Các mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) có chung quan điểm tổng hợp về tính bền vững và cách tiếp cận hệ thống sinh thái-xã hội (Johnson, 2019) Do vậy, chìa khóa để PTBV là đạt được sự cân bằng giữa việc khai thác TNTN để phát triển KT-XH và bảo tồn các DVHST Tuy nhiên, hiểu biết về cách thức các DVHST đóng góp vào sinh kế, ai được lợi và ai mất từ những thay đổi phát sinh do các tác động cho phát triển, là điều cần thiết Các lợi ích được tạo ra từ quản lý dựa trên DVHST để thực hiện SDGs thường bị bỏ qua và chưa được khai thác đúng mức (Yang, 2020) [45] Các SDGs được đưa vào là các mục tiêu nhằm bảo vệ, khôi phục và thúc đẩy việc sử dụng bền vững các HST và các dịch vụ của chúng (UN, 2015; Wood, 2018) [76]

Bảo vệ các HST nguyên vẹn giúp tăng cường khả năng phục hồi trước những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu [63] Sự suy thoái của các HST làm giảm khả năng cung cấp dịch vụ, góp phần làm tăng sự chênh lệch giữa con người và là nguyên nhân chính gây ra nghèo đói và xung đột xã hội Suy thoái HST và biến đổi khí hậu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến di cư [66] Do vậy, sự sống còn của nhân loại và sự bền vững của xã hội phụ thuộc vào các DVHST do HST tự nhiên cung cấp, một sinh quyển lành mạnh mới có thể điều hòa khí hậu và giữ ở mức phù hợp [60] Các giới hạn được xác định: (1) Biến đổi khí hậu; (2) sự thay đổi các chu trình sinh địa hóa (đặc biệt là các chu trình nitơ và phốt pho); (3) sự mất đi tính toàn vẹn sinh thái, đặc trưng bởi tốc độ mất đi các loài ngày càng tăng; (4) quá trình axit hóa đại dương và mở rộng các “vùng chết” đại dương; (5) sử dụng nước ngọt toàn cầu; (6) sự thay đổi trong việc sử dụng hoặc che phủ đất; (7) sự cạn kiệt của tầng bình lưu; (8) ô nhiễm hóa học và (9) tải lượng sol khí trong khí quyển [59,72]

Trang 33

DVHST đóng góp cho ít nhất 12 SDGs và hơn 40 mục tiêu nhỏ bằng cách hoạt

động trong việc cung cấp, điều tiết, hỗ trợ và văn hóa Trong số các DVHST, các dịch

vụ bao gồm cung cấp lương thực và nước (cây trồng, thủy sản, gia súc, nước ngọt và NTTS), bảo tồn ĐDSH và di sản thiên nhiên, điều hòa khí hậu là rất quan trọng để đạt được nhiều SDGs (Wood, 2018) Các DVHST quan trọng này cũng xuất hiện thường xuyên nhất 25% hàng đầu trong số tất cả các DVHST được đề cập trong tài liệu chương trình nghị sự 2030 (Geijzendorffer, 2017) Phục hồi HST, sử dụng bền vững DVHST và mở rộng môi trường sống của động vật hoang dã sẽ trực tiếp mang lại lợi ích cho cuộc sống dưới nước và trên cạn (SDG 14,15) DVHST cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo (SDG 1,2,11) DVHST cùng với sự can thiệp bền vững của con người sẽ hỗ trợ một môi trường sống lành mạnh (SDG 3,11), mang lại cơ hội việc làm và thu nhập (SDG 1,5,8,10,16), đảm bảo cung cấp nước sạch (SDG 6) và nông nghiệp hữu cơ (SDG 2,12), giảm thiểu biến đổi khí hậu (SDG 13) và tối ưu hóa việc sử dụng và quản lý DVHST bằng hợp tác liên ngành, giáo dục và đổi

mới (SDG 4,7,9,17) (Blicharska, 2019) [73]

Kể từ thế kỷ trước, DVHST đã bị khai thác mạnh mẽ, với nguy cơ tiệm cận hoặc vượt qua ngưỡng ổn định (Steffen, 2015) Một phần lớn các DVHST (78%) đã giảm đóng góp của họ cho sự thịnh vượng của con người trong những thập kỷ gần đây (IPBES, 2019) Dù khai thác DVHST ồ ạt nhưng lợi ích thu được không bù đắp được thiệt hại, thậm chí không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của mọi người dân Mất đa dạng sinh học và chia cắt HST đã trở thành một trong những tình trạng khẩn cấp về môi trường, đe dọa việc đạt được 80% mục tiêu SDG (UNEP, 2021) Chẳng hạn, khi tài nguyên đất bị suy thoái hoặc suy giảm đã tác động đến 40% dân số thế giới, cản trở mục tiêu hướng tới giảm nghèo, an ninh lương thực, nguồn nước và sức khỏe con người (SDG 1-3, 6) Hơn 2.500 xung đột liên quan đến TNTN đã xảy ra trên toàn thế giới (WEF, 2020), gây nguy hiểm cho sự phát triển của các xã hội hòa bình và hòa nhập (SDG 16, 17) (IPBES, 2019; UNEP, 2021)

Mối liên hệ cụ thể giữa DVHST biển và ven biển với SDGs đã được phân tích bởi Neumann 2015, người đã nhấn mạnh rằng một đại dương khỏe mạnh sẽ tác động tích cực đến 10 trong số 17 SDGs Hầu hết các nghiên cứu về mối liên kết DVHST - SDG đã được tiến hành ở cấp độ toàn cầu Theo Waldron et al đến năm 2020, các khoản đầu tư cần thiết để bảo vệ và quản lý hiệu quả 30% diện tích đất và đại dương trên thế giới đến năm 2030 lên tới 140 tỷ USD mỗi năm (tức 0,16% GDP toàn cầu), trong khi lợi ích kinh tế hàng năm thu được từ các khoản đầu tư đó sẽ là 1,2 đến cao gấp 3,8 lần [67]

1.2.5 Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông

Tầm quan trọng hay “giá trị” của các HST được nhìn nhận và thể hiện khác nhau bởi các nguyên tắc, quan niệm văn hóa, quan điểm triết học và trường phái tư tưởng khác nhau Đánh giá HST đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và trao

Trang 34

đổi các thông tin, vừa cung cấp thông tin vừa tác động đến quá trình ra quyết định, chẳng hạn, đánh giá HST có thể: đáp ứng nhu cầu cần có thông tin xác thực, tin cậy của các nhà hoạch định chính sách; lựa chọn các phương án đánh đổi (trade-offs) trong quá trình ra quyết định; mô hình hóa các kịch bản tương lai nhằm tránh các hậu quả lâu dài không lường trước; từ đó có sự lựa chọn, khả năng, hỗ trợ đưa ra các quyết sách giúp duy trì và kết hợp các dịch vụ phù hợp, Thực tế các DVHST ít được biết đến hoặc tầm quan trọng của chúng bị đánh giá thấp trong các quyết định chính trị [53] Đánh giá DVHST từ quy mô địa phương, quốc gia và toàn cầu Ở cấp quốc gia, đánh giá HST hỗ trợ các quá trình ra quyết định để đạt được các mục tiêu phát triển quốc gia và các kế hoạch, chiến lược quốc gia về ĐDSH; đáp ứng các nhu cầu thông tin cho các nhà hoạch định chính sách của các ngành khác nhau; tăng cường năng lực thông qua mối liên kết khoa học - chính sách và thúc đẩy việc lồng ghép ĐDSH và DVHST vào các chính sách, quy hoạch và kế hoạch phát triển

Mặc dù, ở Việt Nam, khung chính sách về ĐDSH và DVHST đã tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên hệ thống chính sách vẫn chưa đề cập chi tiết tới việc đánh giá HST Vì vậy, các HST chưa được đánh giá đúng mức và các giá trị dịch vụ HST chưa được cân nhắc trong quá trình ra quyết định Trong quá trình xây dựng chính sách, mối liên kết giữa khoa học - chính sách - thực tiễn chưa chặt chẽ, vì vậy chính sách hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu, lợi ích thiết thực từ cơ sở

Hiện nay, để đánh giá dịch vụ hệ sinh thái các nhà nghiên cứu đã tiếp cận theo nhiều phương pháp khác nhau

Lượng giá kinh tế

Có hai cách tiếp cận ước tính giá trị của các hệ sinh thái tự nhiên, đó là lấy con người làm trung tâm và lấy sinh học làm trung tâm Theo quan điểm đầu tiên, bất cứ thứ gì trong tự nhiên đều có thể có giá trị vì nó mang lại lợi ích cho con người và họ quyết định giá trị của bất kỳ HST Theo cách tiếp cận thứ hai, mọi thứ trong tự nhiên đều có giá trị nội tại, độc lập với lợi ích của nó đối với con người [42] Theo cách tiếp cận khác, thiên nhiên có giá trị trực tiếp (sử dụng) và gián tiếp (không sử dụng) [19] Một số cho rằng không thể hoặc không có ý nghĩa khi các nhà kinh tế đưa ra giá trị cho những thứ khó hiểu như tính thẩm mỹ và lợi ích sinh thái lâu dài [60] Tuy nhiên, việc chuyển đánh giá dịch vụ hệ sinh thái sang cơ chế tài chính phù hợp vẫn chưa được giải quyết triệt để Nhưng việc đánh giá tính kinh tế của dịch vụ và lợi ích của chúng là rất quan trọng vì việc kiểm soát dịch vụ

Cho đến nay, có rất nhiều các quan điểm về các nhóm giá trị khác nhau trong tổng giá trị kinh tế Tuy nhiên, điểm chung giữa các quan điểm này là việc chia tổng giá trị kinh tế thành hai nhóm chính là các giá trị sử dụng (use value) và các giá trị phi

sử dụng (non use value)

Trang 35

Lập bản đồ các DVHST là một quá trình phức tạp đòi hỏi dữ liệu ở nhiều quy

mô khác nhau và xây dựng bằng các chỉ Do đó, các DVHST có thể được lập bản đồ phụ thuộc vào quy mô không gian của các mô hình cho tính toán các chỉ số và quy mô không gian mà dữ liệu có sẵn [70] Các phương pháp lập bản đồ DVHST có thể được phân thành 5 loại [50]: Bảng tra cứu/ ma trận; Bảng tra cứu với các ước tính dựa trên chuyên gia; Mối quan hệ nhân quả Phép ngoại suy từ dữ liệu sơ cấp; Mô hình DVHST Các mô hình có thể liên kết với các đơn vị không gian để đưa ra dự đoán rõ ràng về mặt không gian hoặc gợi ra nhu cầu của một số dịch vụ nhất định

Sự đa dạng của DVHST đã cản trở việc sử dụng một cách tiếp cận mô hình thống nhất

để đánh giá nhiều DVHST Do đó, xuất hiện các mô hình DVHST rõ ràng về không gian và đa ngành đã được phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Các mô hình

Trang 36

thay đổi từ các mô hình định tính cơ bản (Haines-Young và cộng sự, 2012) đến các mô hình cơ học phức tạp thường cố gắng định lượng hóa triệt để các dòng chảy giá trị DVHST (Kareiva và cộng sự, 2011) Kết quả điển hình của các mô hình định lượng phức tạp là khó khăn với việc ước lượng tham số trong trường hợp dữ liệu còn hạn chế, tính minh bạch của mô hình thấp và mất nhiều thời gian tính toán Mặt khác, các

mô hình định tính cơ bản còn mang tính chủ quan và không chắc chắn Khi có sự kết hợp của cả hai phương pháp nói trên, được gọi là phương pháp tiếp cận mô hình bán định lượng, có thể đóng góp đáng kể vào nghiên cứu DVHST

Hiện nay, đã có rất nhiều mô hình được phát triển cho đánh giá DVHST và hướng tới xây dựng bản đồ DVHST, tuy nhiên mỗi mô hình sẽ có chức năng đặc thù, đánh giá cho 1 hoặc 1 vài giá trị/dịch vụ, được trình bày tại hình 1.4 và bảng 1.2

Bảng 1.2 Đánh giá một số tiêu chí DVHST bới công cụ mô hình hóa và ra quyết định

Đặc trưng

Thống

kê quốc gia

Độ phân giải cao

Độ phân giải thấp

Trang 37

Hình 1.6 Một số mô hình cho đánh giá DVHST [74]

Sự ra đời gần đây của mô hình Bayesian Belief Network (BBN) có khả năng thu hẹp khoảng cách giữa các phương pháp định tính và định lượng vì nó có thể cung cấp một khung mô hình tích hợp ứng với các giá trị của DVHST Do tính minh bạch cao, khả năng kết hợp dữ liệu thực nghiệm với kiến thức chuyên môn và xử lý rõ ràng các điểm thường được coi là không chắc chắn, BBN có thể đóng góp đáng kể vào nghiên cứu mô hình DVHST Các mô hình BBN được sử dụng nhiều trong việc mô tả, phân tích, dự đoán và định giá DVHST BBN hiện là công cụ phổ biến trong mô hình môi trường, chẩn đoán y tế, các vấn đề phân loại và học máy Các ứng dụng trong mô hình môi trường bao gồm các mô hình phù hợp với môi trường sống, đánh giá rủi ro, đánh giá quản lý, hỗ trợ quyết định quy hoạch không gian và dự đoán tính dễ bị tổn thương của cảnh quan trước những thay đổi về áp lực của con người Mô hình BBN cũng có thể được áp dụng cho nhiều HST, khu vực khác nhau, được sử dụng bởi nhiều đối tượng, có sự tham gia và đánh giá của các bên liên quan Tuy nhiên, số lượng ứng dụng của BBN trong mô hình DVHST vẫn còn hạn chế, chưa được thực hiện rộng rãi Chẳng hạn, BBN đánh giá xem việc phát triển một dịch vụ hệ sinh thái cụ thể, chẳng hạn như đánh bắt cá, có thể gây ra mối đe dọa nào không cho HST và các dịch vụ hệ sinh thái khác mà nó cung cấp [48] Cách tiếp cận ma trận năng lực dựa trên chuyên gia để đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái, xem xét ý kiến của các bên liên quan, đã trở thành một trong những kỹ thuật đánh giá tiềm năng DVHST dần phổ biến hiện nay (Jacobs và cộng sự 2015), đặc biệt là trong bối cảnh của SDGs Ma trận năng lực là một bảng tra cứu liên kết các loại hệ sinh thái với DVHST có khả năng cung cấp bởi các HST này và cho phép đánh giá số lượng DVHST cao hơn so với các phương pháp đánh giá khác, có thể được áp dụng ở các quy mô khác nhau [75] Nó có thể khắc phục các vấn đề về giảm dữ liệu định lượng và tính không đồng nhất về không gian bằng

Trang 38

cách yêu cầu các chuyên gia ước tính điểm số [75] Mặt khác, khi được liên kết với các

kỹ thuật GIS, BBN cho phép các phương pháp lập bản đồ và mô hình hóa nhanh chóng được phát triển và thử nghiệm một cách hiệu quả và minh bạch, đồng thời chúng là công cụ xây dựng kịch bản có giá trị [56]

Bảng 1.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của BBN trong mô hình DVHST

- Tiềm năng bao gồm

- Các ứng dụng hiện tại cung cấp khả năng tích hợp phần mềm hạn chế

- Gia tăng mối quan tâm đến DVHST và

mô hình hóa DVHST;

- Cách tiếp cận thác đa ngành: ghép các mô hình con khác nhau;

- Mở rộng kiến thức hiện tại về BBN và các thuật toán suy luận liên quan;

- Tăng cường tính sẵn

có của dữ liệu môi trường

- Khả năng cung cấp dữ liệu hạn chế;

- Phát triển

mô hình kỷ luật đơn;

- Sự chấp nhận mô hình công cộng hạn chế;

- Hạn chế chấp nhận mô hình khoa học

Vậy, Roy Haines-Young cũng chỉ ra rằng, BBN là một mô hình “tầng” để phân tích, khác với các mô hình đơn giản khác như InVEST; các mô hình tích hợp về mức

độ phức tạp động của các tương tác giữa con người và môi trường (ARIES); và các mô hình dựa trên quy trình phức tạp đòi hỏi tài nguyên Các mô hình này sẽ cần các dữ liệu đầu vào cụ thể, đòi hỏi nguồn thông tin, dữ liệu phong phú Bên cạnh đó, các mô hình dường như chưa thể hiện rõ ràng sự phân phối DVHST, mối liên kết phức tạp giữa các chức năng, dịch vụ và lợi ích của HST

1.3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Cách tiếp cận

Cách tiếp cận tổng hợp

Tính tổng hợp đã được nhiều nhà khoa học xem là tiêu chuẩn hàng đầu để xem xét, đánh giá giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu về địa lý Vì vậy, để đánh giá dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng trong mối tác động qua lại, tương tác lẫn nhau để tạo nên sự phân hóa đa dạng HST và dịch vụ của chúng tại khu vực nghiên cứu Trên từng HST, cần xem xét đến hiện trạng sử

Trang 39

dụng,để đánh giá giá trị của từng hệ sinh thái trong việc bảo tồn và phát triển bền vững một cách tốt nhất

Cách tiếp cận về lãnh thổ

Bất kì thành phần tự nhiên nào cũng gắn với một lãnh thổ nhất định Để tạo ra các giá trị của HST trong phạm vi không gian của VCS là một quá trình phức tạp liên quan đến cả các điều kiện tự nhiên cũng như KT - XH không chỉ tại vùng cửa sông Thu Bồn mà còn xét đến các nhân tố và điều kiện của toàn lưu vực sông cũng như của toàn tỉnh Quảng Nam

Cách tiếp cận về phát triển bền vững

Các HST không chỉ vùng cửa sông mà toàn đới bờ biển là bức tường thành bảo

vệ bờ biển, vùng dân cư, hoạt động sản xuất nông ngư nghiêp mà còn là một hệ sinh thái độc đáo vùng ven biển có tính đa dạng sinh học cao Vì vậy, để tránh được các quyết định sai lầm, kém hiệu quả trong việc đánh giá giá trị sinh thái vùng cửa sông thì cần nghiên cứu trên quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững HST vùng cửa sông đòi hỏi phải có hiểu biết, nhận thức đúng đắn quản lý sinh thái vùng cửa sông Trong quá trình nghiên cứu, cần xem xét những tác động của việc sử dụng HST vùng cửa sông, đặc biệt là tác động của con người dẫn đến những mâu thuẫn, đánh đổi giá trị của các HST tại vùng cửa sông Bởi vì con người chỉ cần tác động đến một hợp phần thì đều dẫn đến sự thay đổi của các hợp phần khác

Cách tiếp cận lịch sử

Bất kì một thành phần hay một địa tổng thể tự nhiên nào cũng có quá trình phát sinh và phát triển Việc tiếp cận lịch sử nghiên cứu diễn biến và biến động sử dụng đất, HST có ý nghĩa khoa học rất lớn Từ đó, có thể phân tích và đánh giá được những ảnh hưởng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp đến các thành phần và giá trị của các HST khác nhau trong sự vận động và phát triển

Cách tiếp cận hệ thống

Tự nhiên là một thể tổng hợp nhiều thành phần, giữa các thành phần lại có quan

hệ tác động qua lại lẫn nhau trở thành một hệ thống hoàn chỉnh Mỗi một loài sinh vật nào đó là một bộ phận của một HST lớn hơn và ngược lại Chúng có tính phân bậc và mỗi hợp phần lại có quan hệ với các hợp phần xung quanh, có quan hệ hữu cơ với nhau Vì thế, khi nghiên cứu từng giá trị về DVHST thì cần phải đặt nó trong mối quan

hệ không thể tách rời với các HST và các nhân tố ảnh hưởng tới nó tại VCS Điều này thể hiện rõ trong quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.1 Nhóm phương pháp thu thập, tổng hợp, kế thừa và phân tích tài liệu

Các tài liệu, số liệu từ các nguồn thống kê chính thức, được thừa nhận về mặt pháp lý, bảo đảm độ tin cậy, chính xác của cơ quan Trung ương, địa phương thuộc khu vực nghiên cứu sẽ được thu thập, hệ thống hoá, xử lý, phân tích và đánh giá Các

Trang 40

thông tin, dữ liệu chính cần thu thập, tổng hợp bao gồm: điều kiện địa chất, địa mạo, đường bờ, khí tượng, thủy văn, hải văn; tiềm năng, phân bố các dạng tài nguyên; các

hệ sinh thái; danh lam thắng cảnh

Các thông tin, dữ liệu về hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ; hiện trạng môi trường, rủi ro ô nhiễm môi trường; tình hình, mức độ ảnh hưởng của bão, lũ quét, ngập lụt, biến đổi khí hậu,… Đồng thời, các thông tin dữ liệu về các giải pháp phòng, chống, giảm thiểu tác hại do thiên tai gây ra đối với vùng bờ, các công trình bảo vệ bờ biển Các thông tin, dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của khu vực nghiên cứu nhằm đánh giá và xây dựng kịch bản Bên cạnh đó, đề tài sẽ kế thừa những vấn đề lý luận khoa học, quan điểm tiếp cận và kinh nghiệm thực tiễn của các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu đã thực hiện ở trên thế giới và trong nước

Bên cạnh các nhóm phương pháp ở trên, nghiên cứu đã kế thừa từ các nguồn tài liệu như báo cáo, dự án trước đó có liên quan tới đề tài phục vụ công tác đánh giá DVHTS chính xác hơn

1.3.2.2 Nhóm phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa là phương pháp truyền thống và cũng là bắt buộc đối với các cuộc nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, khảo sát địa hình, địa mạo, các HST, nhằm phát hiện các đặc điểm chủ yếu của lãnh thổ, kiểm tra và bổ sung thêm các tài liệu đã

có hoặc đi sâu nghiên cứu thêm các vấn đề hay ý tưởng mới Tuyến khảo sát thuộc vùng cửa sông Thu Bồn được thực hiện trong tháng 7 năm 2022 Trong quá trình thực địa có quan sát trực tiếp, ghi chép, chụp ảnh làm tư liệu

1.3.2.3 Phương pháp phỏng vấn cộng đồng

Kết hợp phương pháp khảo sát thực địa, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn ngoài thực địa khu vực nghiên cứu đối với dân cư về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, tại địa phương và du khách về thời gian lưu trú, mục đích, sở thích, khi tới Quảng Nam Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để thu thập những dữ liệu

sơ cấp mà không thể tìm thấy trong các báo cáo, các niên giám hay quy hoạch của địa phương Tuy nhiên, nghiên cứu không xây dựng phiếu hỏi mà chỉ tham vấn để thu thập thêm thông tin để kết quả nghiên cứu rõ ràng hơn

Phỏng vấn Delphi (phỏng vấn chuyên gia nhiều vòng), thu thập và đối chiếu một cách có hệ thống về nhận định, đánh giá và cho một vấn đề cụ thể Phương pháp

là một quá trình lặp đi lặp lại được sử dụng để thu thập và chắt lọc các đánh giá của các chuyên gia bằng cách sử dụng một các câu hỏi xen kẽ với phản hồi Phương pháp Delphi được sử dụng trong nghiên cứu để lập ma trận về tiềm năng cung cấp dịch vụ

hệ sinh thái tại khu vực cửa sông Thu Bồn nhờ sự tham vấn của 21 chuyên gia trong

và ngoài nước Bảng câu hỏi được thiết kế để tập trung vào các vấn đề liên quan tới tiềm năng cung cấp DVHST của mỗi HST (chỉ thị cho đánh giá DVHST - bảng 3.1) Mỗi bảng câu hỏi tiếp theo được phát triển dựa trên kết quả của bảng câu hỏi trước đó Quá trình này sẽ dừng lại khi câu trả lời đạt được sự đồng thuận hay khi đã trao đổi

Ngày đăng: 28/09/2024, 14:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Lê Đức An, Uông Đình Khanh, (2011). Địa mạo Việt Nam: Cấu trúc - Tài nguyên - Môi trường. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 530tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa mạo Việt Nam: Cấu trúc - Tài nguyên - Môi trường
Tác giả: Lê Đức An, Uông Đình Khanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2011
[2] Trần Văn Anh, (2017). Đánh giá tuyến sông Thu Bồn (Quảng Nam) bằng phương pháp thang điểm tổng hợp phục vụ quản lý và phát triển du lịch. Tạp Chí Khoa Học Đại Học Huế, Số Đặc Biệt: Kỷ Niệm 60 Năm Khoa Địa Lý, Trường Đại Học Sư Phạm, Đại Học Huế, Vol. 126 N(October), 9tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Khoa Học Đại Học Huế, Số Đặc Biệt: Kỷ Niệm 60 Năm Khoa Địa Lý, Trường Đại Học Sư Phạm, Đại Học Huế, Vol. 126 N
Tác giả: Trần Văn Anh
Năm: 2017
[4] Trần Văn Bình, (2014). Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trường bờ biển tỉnh Quảng Nam. Luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Địa mạo và Cổ địa lý, Khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 141tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý môi trường bờ biển tỉnh Quảng Nam
Tác giả: Trần Văn Bình
Năm: 2014
[5] Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2020). Kịch bản biến đổi khí hậu. NXB Tài nguyên - môi trường và bản đồ Việt Nam, 286tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch bản biến đổi khí hậu
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nhà XB: NXB Tài nguyên - môi trường và bản đồ Việt Nam
Năm: 2020
[6] Lê Xuân Cảnh, (2021). Hiện trạng hệ sinh thái ở Việt Nam: Những thách thức và đề xuất một số giải pháp phục hồi. Tạp Chí Môi Trường, chuyên đề III (9), 6tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Môi Trường
Tác giả: Lê Xuân Cảnh
Năm: 2021
[7] Nguyễn Văn Công, (2012). Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm Vườn quốc gia Cát Bà. Luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Khoa học môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 88tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm Vườn quốc gia Cát Bà
Tác giả: Nguyễn Văn Công
Năm: 2012
[11] Đoạn Chí Cường, Võ Văn Minh, Từ Thị Thu Hiếu, Phạm Tài Minh, (2015). Tác động của xâm nhập mặn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản tại hạ lưu sông Thu Bồn, Quảng Nam. Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ Đại Học Đà Nẵng, 9(94), p.78–83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ Đại Học Đà Nẵng, 9
Tác giả: Đoạn Chí Cường, Võ Văn Minh, Từ Thị Thu Hiếu, Phạm Tài Minh
Năm: 2015
[12] Nguyễn Hữu Đại, Donald Macintosh, (2008). Hiện trạng tài nguyên đất ngập nước (chủ yếu là dừa nước) ở hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam) và vấn đề quản lý, bảo vệ, phục hồi. Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ Biển, 8(4), p.51-66 (15) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ Biển, 8
Tác giả: Nguyễn Hữu Đại, Donald Macintosh
Năm: 2008
[13] Đặng Đình Đoan, (2014). Nghiên cứu diễn biến hình thái khu vực cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, chuyên ngành Chỉnh trị sông và bờ biển, trường Đại học Thủy lợi, 266tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu diễn biến hình thái khu vực cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội
Tác giả: Đặng Đình Đoan
Năm: 2014
[14] Đặng Đình Đoan, Vũ Minh Cát, (2022). Nghiên cứu chế độ thủy động lực vùng cửa sông Thu Bồn (Quảng Nam) và đề xuất giải pháp chống bồi lấp, tạo luồng vận tải thủy và thoát lũ. Kỷ Yếu Ngày Hội Khoa Học Giảng Viên và Học Viên Sau Đại Học Lần Vi-Năm- 2022 (Tập 2), Tiểu Ban Khí Tượng, Thủy Văn và Động Lực Học Biển, p.1–6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ Yếu Ngày Hội Khoa Học Giảng Viên và Học Viên Sau Đại Học Lần Vi-Năm-2022 (Tập 2), Tiểu Ban Khí Tượng, Thủy Văn và Động Lực Học Biển
Tác giả: Đặng Đình Đoan, Vũ Minh Cát
Năm: 2022
[15] Đặng Thị Hà, Alexandra Coynel, (2019). Nghiên cứu ảnh hưởng của hồ Thủy điện sông Tranh 2 đến vận chuyển bùn cát trên sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. UED Journal OfSocialSciences, Humanities& Education-ISSN: 1859 -4603, 9(3), p.7–11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: UED Journal OfSocialSciences, Humanities& Education-ISSN: 1859 -4603, 9
Tác giả: Đặng Thị Hà, Alexandra Coynel
Năm: 2019
[16] Nguyễn Thị Hồng Hạnh, (2018). Nghiên cứu định lượng Cacbon trong rừng ngập mặn ven biển xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. VNU Journal of Science:Earth and Environmental Sciences, 34(3), 1–3. https://doi.org/10.25073/2588- 1094/vnuees.4291 Sách, tạp chí
Tiêu đề: VNU Journal of Science: "Earth and Environmental Sciences, 34
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Năm: 2018
[17] Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đàm Trọng Đức, (2017). Đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng trồng thuần loài Trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) ven biển xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Tạp Chí Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ, 3(Tập 33), 14–25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ, 3
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đàm Trọng Đức
Năm: 2017
[18] Nguyễn Hiệu, (2007). Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn. Luận án Tiến sĩ địa lý chuyên ngành Địa mạo và Cổ địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 177tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ thiệt hại do tai biến lũ lụt lưu vực sông Thu Bồn
Tác giả: Nguyễn Hiệu
Năm: 2007
[19] Nguyễn Đăng Hội, (2004). Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon Tum phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng. Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 150tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon Tum phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng
Tác giả: Nguyễn Đăng Hội
Năm: 2004
[20] Lê Văn Hưng, Nguyễn Đình Hòe, (2014). Xây dựng bộ tiêu chí xác định các khu vực trọng điểm cần quan tâm trong quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Tap Chi Sinh Hoc, 36(2), 189–202. https://doi.org/10.15625/0866-7160/v36n2.5110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tap Chi Sinh Hoc, 36
Tác giả: Lê Văn Hưng, Nguyễn Đình Hòe
Năm: 2014
[22] Trần Đình Lân, Nguyễn Thị Minh Huyền, Lê Quang Dũng, Nguyễn Thị Thu, (2013). Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam. Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ Biển, tập 13, số 4, p.317–323 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ Biển
Tác giả: Trần Đình Lân, Nguyễn Thị Minh Huyền, Lê Quang Dũng, Nguyễn Thị Thu
Năm: 2013
[23] Nguyễn Văn Long, Tống Phước Hoàng Sơn, (2020). Biến động các sinh cư tiêu biểu ở Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ Biển, 21(2), 191–200. https://doi.org/10.15625/1859-3097/15063 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ Biển, 21
Tác giả: Nguyễn Văn Long, Tống Phước Hoàng Sơn
Năm: 2020
[24] Phạm Hạnh Nguyên, Trương Quang Hải, Lê Kế Sơn, (2015). Đánh giá thích nghi sinh thái phục vụ phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau. Tạp Chí Khoa Học ĐHQGHN, 31(4), p.29–40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Khoa Học ĐHQGHN, 31
Tác giả: Phạm Hạnh Nguyên, Trương Quang Hải, Lê Kế Sơn
Năm: 2015
[42] Alexander, H, (1999). Nature’s services: Societal dependence on natural ecosystems. Edited by Gretchen C. Daily Island Press, 1997, 392 pages.https://doi.org/10.1016/S1066-7938(00)80033-0 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. trí vùng cửa sông trong các phân bậc của đới ven bờ (Iman & Nordstrom, 1971) - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 1.1. trí vùng cửa sông trong các phân bậc của đới ven bờ (Iman & Nordstrom, 1971) (Trang 12)
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa 3 hệ thống “Kinh tế - xã hội - môi trường” theo các - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa 3 hệ thống “Kinh tế - xã hội - môi trường” theo các (Trang 16)
Hình 1.3. Mối tương quan giữa địa hình, các quá trình địa mạo với thực - động vật. - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 1.3. Mối tương quan giữa địa hình, các quá trình địa mạo với thực - động vật (Trang 30)
Hình 1.5. Các giá trị kinh tế và phương pháp định giá giá trị DVHST [Brander, 2013]  Lập bản đồ DVHST - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 1.5. Các giá trị kinh tế và phương pháp định giá giá trị DVHST [Brander, 2013] Lập bản đồ DVHST (Trang 35)
Bảng 1.2. Đánh giá một số tiêu chí DVHST bới công cụ mô hình hóa và ra quyết định - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Bảng 1.2. Đánh giá một số tiêu chí DVHST bới công cụ mô hình hóa và ra quyết định (Trang 36)
Hình 1.6. Một số mô hình cho đánh giá DVHST [74] - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 1.6. Một số mô hình cho đánh giá DVHST [74] (Trang 37)
Hình 1.7. Cấu trúc mô hình Bayesian Belief Network để mô hình hóa mối quan hệ giữa - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 1.7. Cấu trúc mô hình Bayesian Belief Network để mô hình hóa mối quan hệ giữa (Trang 43)
Hình 1.8. Sơ đồ quy trình nghiên cứu - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 1.8. Sơ đồ quy trình nghiên cứu (Trang 44)
Hình 2.1. Ranh giới vùng nghiên cứu tại vùng cửa sông Thu Bồn - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 2.1. Ranh giới vùng nghiên cứu tại vùng cửa sông Thu Bồn (Trang 45)
Hình 2.2. Bản đồ địa mạo vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 2.2. Bản đồ địa mạo vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam (Trang 47)
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số vùng cửa sông Thu Bồn - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số vùng cửa sông Thu Bồn (Trang 51)
Hình 2.3. Resort bị phá hủy sau bão (a) và bờ biển đoạn Duy Hải đang bị xâm thực, - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 2.3. Resort bị phá hủy sau bão (a) và bờ biển đoạn Duy Hải đang bị xâm thực, (Trang 56)
Bảng 2.3. Một số dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Bảng 2.3. Một số dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn (Trang 56)
Hình 2.4. Hệ sinh thái bãi cát biển tại bãi biển Cửa Đại, tỉnh Quảng Nam - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 2.4. Hệ sinh thái bãi cát biển tại bãi biển Cửa Đại, tỉnh Quảng Nam (Trang 59)
Hình 2.5. Đụn cát tiền tiêu với hàng cây - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 2.5. Đụn cát tiền tiêu với hàng cây (Trang 61)
Hình 2.8. Một phần cảnh quan hệ sinh thái rừng dừa ngập mặn và một số HST khác - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 2.8. Một phần cảnh quan hệ sinh thái rừng dừa ngập mặn và một số HST khác (Trang 65)
Hình 2.9. Hệ sinh thái rừng dừa ngập mặn Cẩm Thanh, Thành phố Hội An - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 2.9. Hệ sinh thái rừng dừa ngập mặn Cẩm Thanh, Thành phố Hội An (Trang 67)
Hình 2.10. Hoạt động tham quan tới Khu du lịch rừng dừa tại vùng cửa sông Thu Bồn - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 2.10. Hoạt động tham quan tới Khu du lịch rừng dừa tại vùng cửa sông Thu Bồn (Trang 67)
Hình 2.11. Hệ sinh thái cỏ biển tại Cửa Đại, TP.Hội An - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 2.11. Hệ sinh thái cỏ biển tại Cửa Đại, TP.Hội An (Trang 69)
Hình 2.12. Một phần cảnh quan hệ sinh thái tại vùng cửa sông Thu Bồn chụp từ UAV - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 2.12. Một phần cảnh quan hệ sinh thái tại vùng cửa sông Thu Bồn chụp từ UAV (Trang 70)
Hình 3.1. Sơ đồ hiện trạng thay đổi loại hình sử dụng đất vùng cửa sông Thu Bồn giai đoạn 1991-2020 - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 3.1. Sơ đồ hiện trạng thay đổi loại hình sử dụng đất vùng cửa sông Thu Bồn giai đoạn 1991-2020 (Trang 74)
Bảng 3.2. Bảng ma trận đánh giá khả năng cung cấp các DVHST của các loại HST - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Bảng 3.2. Bảng ma trận đánh giá khả năng cung cấp các DVHST của các loại HST (Trang 75)
Hình 3.2. Mối quan hệ giữa các dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 3.2. Mối quan hệ giữa các dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn (Trang 77)
Hình 3.3. Mạng lưới Bayesian để đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 3.3. Mạng lưới Bayesian để đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn (Trang 79)
Hình 3.6. Đường kè phía ngoài biển và mở rộng bãi biển Cửa Đại chụp bằng UAV - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 3.6. Đường kè phía ngoài biển và mở rộng bãi biển Cửa Đại chụp bằng UAV (Trang 86)
Hình 3.8. Tổng giá trị dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 3.8. Tổng giá trị dịch vụ hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam (Trang 91)
Hình 3.9. Biểu đồ tổng giá trị dịch vụ hệ sinh thái của 6 nhóm địa mạo - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 3.9. Biểu đồ tổng giá trị dịch vụ hệ sinh thái của 6 nhóm địa mạo (Trang 94)
Hình 3.10. Biểu đồ giá trị DVHST trên các nhóm địa mạo giai đoạn từ 1991-2020 - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 3.10. Biểu đồ giá trị DVHST trên các nhóm địa mạo giai đoạn từ 1991-2020 (Trang 97)
Hình 3.11. Cây muống biển và xây dựng khu du lịch sát biển trên đụn cát tiền tiêu - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 3.11. Cây muống biển và xây dựng khu du lịch sát biển trên đụn cát tiền tiêu (Trang 98)
Hình 3.12. Kịch bản đô thị hóa và phát triển du lịch và kịch bản bảo tồn cảnh quan - Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông thu bồn, tỉnh quảng nam
Hình 3.12. Kịch bản đô thị hóa và phát triển du lịch và kịch bản bảo tồn cảnh quan (Trang 101)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w