1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thu hoạch văn miếu quốc tử giám nhóm 3

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thu hoạch Văn Miếu Quốc Tử Giám
Tác giả Nhóm 3
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 39,73 KB

Nội dung

Bài thu hoạch Văn Miếu- Quốc Tử Giám hiểu hơn về lịch sử, văn hóa của Việt Nam.Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới triều đại của vua Lý Thánh Tông. Trong khi đó, Quốc Tử Giám được vua Lý Nhân Tông thành lập năm 1076 là nơi chỉ dành riêng cho con của hoàng đế và các gia đình quan lại quyền quý.

Trang 1

BÁO CÁO THU HOẠCH VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM –

NHÓM 3

1 Giới thiệu chung về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những di sản văn hóa lâu đời và quý giá của dân tộc Việt Nam, là quần thể di tích đa dạng, phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội

Tọa lạc tại phía Nam của kinh thành Thăng Long, quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám với kiến trúc chủ thể là Văn Miếu nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám -trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới triều đại của vua Lý Thánh Tông Trong khi đó, Quốc Tử Giám được vua Lý Nhân Tông thành lập năm 1076

là nơi chỉ dành riêng cho con của hoàng đế và các gia đình quan lại quyền quý

Vào năm 1253, Quốc Tử Giám đổi sang với tên gọi Quốc học viện đã được

mở rộng và thu nhận cả con của thường dân có sức học vượt trội xuất sắc Đến thời vua Trần Minh Tông (1300 – 1357), Chu Văn An được cử giữ chức quan Quốc tử giám tư nghiệp có vai trò tương đương với chức vụ hiệu trưởng hiện nay, chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của Quốc Tử Giám và trực tiếp dạy học cho các hoàng tử

Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện đã được Thủ tướng chính phủ công nhận là

Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012 Vào tháng 3/2010, 82 tấm bia Tiến sĩ triều

Lê – Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là

Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương Đến ngày 27/7/2011, 82 bia Tiến sĩ lại tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu

Trước đây, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc

và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi quan trọng

Trang 2

2 Đối tượng được thờ

2.1 Khổng Tử (551-479 TCN)

Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước

Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) Khổng Tử hết sức đề cao việc học tập, ông là người “học không biết mỏi, dạy không biết chán” Tương truyền, ông có đến 3000 học trò, trong đó có 72 Hiền triết

Khổng Tử là người sáng lập ra trường phái Nho gia vào cuối thời Xuân thu Ông là một trong những học giả uyên bác nhất trong xã hội thời bấy giờ Ông được tôn sùng là “nhà hiền triết của thời đại” Tư tưởng của Khổng Tử đối với Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung đều có những ảnh hưởng sâu sắc Ông được liệt vào “mười nhà văn hóa lớn của thế giới”

2.2 Á Thánh Mạnh Tử (371-289 TCN)

Tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, là triết gia Nho giáo Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử Ông được xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử) Mạnh Tử người đất Trâu nước Lỗ, thời Chiến quốc, là dòng dõi công tộc Manh tôn, cha mất sớm, mẹ họ Cừu, thường gọi là bà Mạnh Mẫu Bà là tấm gương mẫu mực của bậc làm mẹ, nổi tiếng vì sự tích muốn dạy con thành người tốt mà ba lần phải dời nhà

Ông là người đưa ra thuyết "tính thiện", coi Nhân nghĩa là tiêu chuẩn để phân biệt vương đạo và bá đạo trong đường lối trị nước của kẻ cầm quyền và là đại diện xuất sắc của Nho gia đã nêu cao tư tưởng "Dân vi quý", coi chính sự hà khắc còn hung bạo hơn hổ báo Cũng với quan điểm đó, Mạnh Tử có lập trường lên án chiến tranh, đòi hỏi tầng lớp thống trị phải thực hành đường lối nhân chính

Tác phẩm chủ yếu là tập Mạnh Tử gồm 7 thiên, ghi lại những cuộc biện thuyết hùng hồn của Mạnh Tử

2.3 Thuật Thánh Tử Tư ( 492-431 TCN)

Tự Tử Tư, con của Khổng Lý (tự Bá Ngư) Cháu đích tôn của Khổng tử, học trò của Tăng Sâm Tử Tư được coi là người thừa kế chính thống của học thuyết

Trang 3

Khổng tử Sách Trung dung do Tử Tư biên soạn là tác phẩm danh tiếng tiêu biểu cho nhân sinh quan của triết học Nho gia Những lời bình luận của Tử Tư về tâm, tính được coi là tinh tế, có sức gợi mở Tư tưởng của Tử Tư: "Bất thiên, bất dịch, trung dung chi đạo" (không thiên lệch, không thay đổi, ấy là đạo trung dung) có vị trí quan trọng trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc

Tử Tư từng đi chu du giảng học ở nước Tống, nước Vệ, đem tinh hoa của học thuyết Khổng tử truyền bá rộng khắp, đương thời mến mộ Nho gia thường gọi

Tử Tư là Thuật thánh vì ông là người có công truyền thuật tư tưởng sự nghiệp của Khổng Phu Tử

2.4 Tông Thánh Tăng Tử ( 505-436 TCN)

Tên thật là Tăng Sâm, tự Tử Tư, người thành Nam Vũ thời Xuân Thu Trong

số học trò của Khổng tử, Tăng Sâm không phải là người thông minh mẫn tuệ nhất, nhưng hiểu biết cặn kẽ, chắc chắn, lĩnh hội sâu sắc đạo lý xuyên suốt của học thuyết Khổng tử Đạo "Trung thứ" của Khổng tử được Tăng Sâm phát huy tiếp nối truyền thụ cho Tử Tư

Khi Khổng tử qua đời, Tăng Sâm mới 27 tuổi, tự mình tu dưỡng học vấn, nổi tiếng với câu nói: "Mỗi nhật tam tỉnh ngô thân" (hàng ngày ba lần kiểm xét bản

thân mình) “Đại học” và “Hiếu kinh” là hai tác phẩm do Tăng Sâm ghi lại lời

Khổng tử dạy học trò Người đời coi học phái Tăng Tử bảo tồn được tinh tuý của học thuyết Khổng tử

2.5 Phúc Thánh Nhan Tử ( 513-482 TCN)

Người nước Lỗ, họ Nhan, tên Hồi, tự là Tử Uyên, nên cũng gọi là Nhan Uyên, học trò của Khổng tử, cùng với Tăng Sâm, được coi là hai học trò xuất sắc nhất của Khổng môn Nhan Uyên bẩm tính thông minh, hiếu học, nghe một biết mười, chưa từng giận dữ với một ai, không phạm lỗi lầm đến lần thứ hai Hoàn cảnh túng thiếu, "một nắm cơm, một bầu nước, ở trong ngõ hẹp", Nhan Hồi có tiếng là người an bần lạc đạo, hợp ý Khổng tử trong số các học trò Người đời sau coi Nhan Hồi là người thừa kế lý tưởng của đạo thống Khổng môn

Nhan Hồi mất khi mới 32 tuổi, được Nho gia suy tôn là bậc "thánh", lại gọi

là Phục thánh vì theo sự đánh giá của Khổng tử, Nhan Hồi là người có đức nhân,

Trang 4

biết "sửa mình khôi phục lễ" (Khắc kỷ phục lễ vi nhân) được xếp hàng đầu trong

Tứ phối

2.6 Chu Văn An (1292-1370)

Ông nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách và mở trường dạy học Đến thời vua Trần Minh Tông (1314-1329) đã mời Thầy ra Thăng Long giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám, chăm lo giáo dục, đào tạo nhân tài và rèn cặp các vị Thái tử Sau khi mất, vua Trần Nghệ Tông cảm phục tài năng và đức độ của Thầy Chu Văn An đã ban tước là Văn Trinh công, tên thụy là Khang Tiết và cho phối thờ tại Văn Miếu Khu Thái Học được hoàn thành vào năm 2000 là công trình kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội Năm 2003, Thầy đã được làm tượng và thờ tại đây

Cuộc đời và sự nghiệp của Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An có ảnh hưởng sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân trong chiều dài lịch sử Ngày nay, Thầy trở thành biểu tượng cho một người Thầy có kiến thức uyên bác, đạo đức sáng ngời, cả cuộc đời thầy đã dành cho việc dạy chữ, dạy người, các thế hệ người Việt Nam luôn tôn kính và ngưỡng vọng

2.7 Vua Lý Thánh Tông (1023-1072)

Lý Thánh Tông huý là Nhật Tôn, là con trưởng của vua Lý Thái Tông Năm

1028, được phong làm Đông cung Thái tử Khi Lý Thái Tông băng hà, ông lên ngôi báu, ở ngôi 17 năm (1054 - 1072)

Lý Thánh Tông là vị vua sáng, có tinh thần tự lập, tự cường, đặt quốc hiệu Đại Việt với mong ước xây dựng một nước Việt hùng mạnh Sử sách chép ông là vị vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình,

vỗ về người ở xa, an ủi người gần, hậu lễ dưỡng liêm, tôn sùng đạo học, định rõ chế độ, văn sự thi hành mau chóng bên trong, phía Nam bình Chiêm, phía Bắc đánh Tống, uy vũ hiển hách bên ngoài

Năm 1070, nhận rõ vai trò quan trọng của Nho giáo đối với việc củng cố và xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng Văn Miếu Sự kiện này được Nhà sử học Ngô Sĩ Liên ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư:

“Mùa thu tháng 8 dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu công và Tứ phối, vẽ

Trang 5

tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế Hoàng thái tử đến học ở đây” Trong lịch sử Việt Nam, Lý Thánh Tông được đánh giá là bậc vua hiền Ông mất năm

1072, thọ 50 tuổi

2.8 Vua Lý Nhân Tông ( 1066-1128)

Lý Nhân Tông huý là Càn Đức, là con trưởng của vua Lý Thánh Tông và Linh Nhân Hoàng thái hậu (tức Nguyên phi Ỷ Lan), ở ngôi 56 năm (1072 - 1128)

Lý Nhân Tông là vị vua sáng suốt, hiếu nhân, thông âm luật, chế ca nhạc, là vị vua giỏi của thời Lý Ông là người mộ đạo Phật, nhưng lại chăm lo mở mang nền Nho học Việt Nam Vua Lý Nhân Tông (tức Thái tử Lý Càn Đức) là người học trò đầu tiên vào học tại Văn Miếu (1070)

Sau khi lên ngôi được 3 năm, năm 1075, Lý Nhân Tông cho tổ chức khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam, để kén chọn nhân tài đó là khoa Minh kinh bác học và Nho học tam trường Một năm sau đó, năm 1076, vua cho lập Quốc Tử Giám, "chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám" Việc mở khoa thi đầu tiên năm 1075 và lập Quốc Tử Giám năm 1076 là những sự kiện quan trọng, đặt cơ sở cho sự ra đời của chế độ giáo dục, khoa cử Nho học ở Việt Nam

2.9 Vua Lê Thánh Tông (1442-1497)

Lê Thánh Tông huý Hạo, tự là Tư Thành, lên ngôi năm 1460, khi mới 18 tuổi, ở ngôi 38 năm với 2 lần đặt niên hiệu là Quang Thuận và Hồng Đức.Lê Thánh Tông là vị vua anh minh quyết đoán, văn võ kiêm toàn, anh hùng tài lược Dưới thời Lê Thánh Tông, quốc gia Đại Việt đạt đến sự phát triển rực rỡ về mọi mặt Ông đặc biệt chú ý đến phát triển văn hóa và giáo dục của đất nước

Dưới thời Lê Thánh Tông, nhiều công trình lớn được soạn thảo như Luật Hồng Đức, Hồng Đức bản đồ, Đại Việt sử ký toàn thư… Giáo dục và thi cử thời Lê Thánh Tông được xem là thịnh đạt, quy định rõ ràng nhất trong lịch sử giáo dục và khoa cử thời quân chủ Lê Thánh Tông tổ chức 12 khoa thi và lựa chọn được 502 vị Tiến sĩ Năm 1483, Lê Thánh Tông đã cho tu sửa lại Văn Miếu, mở rộng Quốc Tử Giám Đặc biệt, năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng những tấm bia Tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhằm mục đích biểu dương những người hiền

Trang 6

tài, qua đó khuyến khích dân chúng học tập Lê Thánh Tông vượt khỏi tầm nhà chính trị, nhà vua, trở thành một nhà văn hoá lớn

Đây là ba vị vua đã có công xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và phát triển nền giáo dục Nho học Việt Nam

3 Giới thiệu Hồ Văn

Nằm đối diện với khu cổng chính của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám Trước đây, giữa hồ có gò Kim Châu, trên dựng một phương đình, gọi là “Phán Thuỷ đình”, là nơi diễn ra các buổi bình thơ của Nho sĩ Nay phương đình này không còn, trên gò vẫn còn tấm bia dựng năm Tự Đức 18 (1865) ghi lại việc việc nạo vét hồ Trải qua nhiều biến động của lịch sử, Hồ Văn đã ngày càng bị thu hẹp lại do lấn chiếm và cây cỏ mọc um tùm, năm 1998 nhà nước đã cho tu sửa, kè hồ

và mở cửa cho khách tham quan Ngày nay, mỗi dịp tết đến xuân về nơi đây thường

tổ chức các buổi trình diễn Thư pháp và nhiều người dân đến xin chữ đầu năm để cầu may mắn…

Vườn Giám nằm ở phía Tây của di tích Ngày nay, Vườn Giám vẫn là khoảng không gian quan trọng của khu di tích, hiện trưng bày nhiều cây cảnh, nhà bát giác, vào các dịp lễ Tết còn là địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như: Múa rối nước, đánh đu, trình diễn thơ…

4 Giới thiệu Nghi môn ngoại

Nghi môn ngoại (tứ trụ): được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn, đỉnh trụ đặt hai tượng nghê chầu, hai trụ ngoài thấp hơn, đỉnh trụ đắp hình chim phượng, đuôi chụm vào nhau, 4 đầu quay về 4 hướng, thân trụ đắp nổi các đôi câu đối chữ Hán Hai bên nghi môn có 2 bia “Hạ mã” (xuống ngựa)

Tứ trụ Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long được làm vào thời Nguyễn, trên đỉnh trụ có tượng đôi Nghê chầu ở hai trụ giữa, cao hơn; tượng Phượng múa ở trụ hai bên thấp hơn Đôi Nghê chầu ở hai trụ giữa đến nay còn bảo tồn khá nguyên vẹn và mang tính mỹ thuật cao Trong văn hóa Việt Nam, Nghê là một trong những linh vật được coi trọng, tượng trưng cho trí tuệ, tương truyền Nghê còn có thể phân biệt được người tốt, kẻ xấu Tạo hình linh vật Nghê là linh thú có ngón chân và móng vuốt, đuôi giống của loài chồn sóc Đôi linh vật Nghê chầu trên hai trụ giữa ở

Trang 7

Văn Miếu có đôi mắt tròn to, nhìn chúc xuống như dò xét lòng ngay gian của những người đến nơi đây Miệng nghê ngậm ngọc báu, tượng trưng cho nguồn sáng trí tuệ và sự minh bạch Linh vật Nghê xuất hiện tại Văn Miếu khá nhiều, ở các vị trí khác nhau, đa dạng về loại hình, thể hiện các cung bậc cảm xúc khác nhau, phong phú về chất liệu, mang giá trị văn hóa đặc sắc Hình tượng con Nghê ở chốn thiêng nơi tôn sùng đạo Học của nước nhà chứa đựng những bất ngờ thú vị của văn hóa Việt Nam

Hai đỉnh hai trụ ngoài thấp hơn đắp nổi 4 con chim phượng xoè cách chắp đuôi vào nhau vô cùng đẹp mắt Cũng theo quan niệm xưa thì Phượng là linh vật thuộc tầng trên, với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trăng, lưng cõng

cả bầu trời, lông là cây cỏ, cánh chở gió, đuôi là tinh tú, chân là đất Bởi vậy, Phượng hoàng là loài chim linh vật tượng trưng cho vũ trụ, cho trời đất với tư cách vận chuyển cả bầu trời, mỗi khi chim phượng hoàng bay là cả vũ trụ đang chuyển động Và vì thế, hình ảnh bốn con chim phượng chắp đuôi vào nhau trên đỉnh nghi môn Văn Miếu tượng trưng cho bốn phương đất trời, tức là cả vũ trụ, trời đất đều hội tụ nơi đây, làm nên linh khí muôn đời còn mãi

Bia Hạ mã: Hai bên khu Tiền án của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

có hai tấm bia đề chữ “Hạ mã”, có nghĩa là xuống ngựa Bia do Thượng thư Bộ công, Tư nghiệp Quốc Tử Giám Nguyễn Hoản cho dựng năm 1771 Bia được đặt trong nhà che bia, bên dưới là bệ, kiến trúc nhỏ nhắn và vuông vắn rất hài hòa với toàn bộ không gian xung quanh Xưa kia, bia “Hạ mã” cùng với tứ trụ (4 cột trụ) trước cổng Văn Miếu, được xem là mốc giới hạn xác định ranh giới chiều ngang của Văn Miếu Bia “Hạ mã” được dựng lên để nhắc nhở những người đi qua đây,

dù là bậc công hầu hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe, đều phải xuống ngựa đi bộ ngang qua để biểu thị lòng tôn kính với các bậc Tiên thánh, Tiên hiền

Dịch chi tiết câu đối trên tứ trụ

Trên ba mặt của thân trụ, có 3 đôi câu đối, gồm tổng cộng 56 chữ chia đều mỗi cột 28 chữ Ở mặt giáp phố Quốc Tử Giám là cặp đối mỗi bên 9 chữ Theo lối xưa, bên tay phải theo hướng từ Hồ Văn nhìn sang là vế xuất đối, đọc trước, có chữ cuối vần trắc (có dấu ngã, hỏi, sắc, nặng) bên trái là vế đối, đọc sau, có chữ cuối vần bằng (không dấu hoặc dấu huyền)

Trang 8

Cặp 1:

* Phiên âm:

Đạo nhược lộ nhiên, đắc kỳ môn nhi nhập

Thánh tức thiên dã, bất khả giai nhi thăng

* Dịch nghĩa:

Đạo như đường vậy, tìm được cửa thì vào

Thánh tức trời cao, không thang nào với tới

(Đạo giống như lối đi đúng, phải tìm được đúng cửa mới vào lối đi đó mà đi được Thánh cũng giống Trời cao, không thể có thang để cứ trèo là lên được)

Vế 1: Ca ngợi đạo học như là con đường, ai cũng có thể bước vào con đường đó và đều có thể học hành tốt, thi cử đỗ đạt thành danh Vế 2: Ca ngợi Khổng Tử, Thánh

ở đây tức là Khổng Tử, Khổng Tử như là trời, cao vời vợi không ai có thể sánh được Vì Văn miếu là nơi thờ Khổng Tử ca ngợi ở vế 2, là trung tâm nho học của

cả nước ca ngợi ở vế 1

 Câu đối có liên quan tới 2 truyện được ghi chép trong Luận ngữ

Luận ngữ là sách do học trò và hậu thế ghi chép lại những lời nói, hành vi của Khổng tử, học trò ông và người đương thời Luận ngữ là sự tóm lược những bài giảng, các buổi học và thuật lại nhiều sự việc, nét sinh hoạt của thầy trò Khổng

tử Sách gồm 20 thiên (tương đương với 20 chương), mỗi thiên gồm nhiều bài Cách đặt tên thiên: lấy hai chữ xuất hiện đầu thiên làm tựa đề Có lẽ thật khó đặt một cái tên bao quát nội dung phong phú của thiên Mỗi thiên có nhiều bài (mỗi bài chỉ là một câu nói, một đối thoại hoặc một câu chuyện rất ngắn)

Cặp 2:

* Phiên âm:

Đông Tây Nam Bắc do tư đạo

Công khanh phu sỹ xuất thử đồ

* Dịch nghĩa:

Trang 9

Bốn phương Đông Tây Nam Bắc đều theo lối ấy

Thảy công, khanh, phu, sỹ, đều từ đường này

(Đông, Tây, Nam, Bắc đều bắt đầu từ con đường này mà ra Công, khanh, phu, sĩ cũng phải xuất phát từ con đường này là con đường học)

 Câu đối nói lên tầm ảnh hưởng rộng khắp và vai trò của đạo Nho, cũng như thể hiện rằng nơi đây từng là nơi đào tạo nho học lớn nhất đất nước Khẳng định vị trí vai trò của nho học, của văn miếu

Cặp 3:

* Phiên âm:

Cương thường đống cán tồn thiên địa

Đạo đức cung tường tự cổ kim

* Dịch nghĩa:

Rường cột cương thường còn mãi cùng trời đất

Cung tường đạo đức có từ xưa tới nay

(Rường cột của quan hệ xã hội, tư cách đạo đức tốt đẹp cần có của mỗi người luôn luôn tồn tại cùng trời đất Đạo đức nơi trường học vốn có từ xưa đến nay)

* Giải thích:

Cương thường là một khái niệm Nho học, gồm Tam Cương định ra quan hệ chủ chốt, căn bản của mỗi người trong xã hội gồm quan hệ vua tôi (trung), cha con (hiếu), vợ chồng (hòa hợp) và Ngũ Thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín

Cung tường: Cung là cái nhà lớn, tường là vách lũy bao quanh Tử Cống (học trò Khổng Tử) có câu ví Thầy là “Cung tường”, muốn chỉ sự uyên bác, vĩ đại của Khổng Tử Vì vậy, sau này hai chữ “cung tường” dùng để chỉ Văn miếu hoặc nhà Thái học

Cặp 4:

* Phiên âm:

Sổ nhẫn cao kiên, tải đắc hứa đa đạo viện

Vạn cổ chiêm ngưỡng, y nhiên nhất đại cung tường

Trang 10

* Dịch nghĩa:

Mấy thước cao dày, chở được bao nhiêu đạo viện

Muôn đời chiêm ngưỡng, vẹn nguyên một khối cung tường

(Chỉ vài nhận mà cao vời vợi, đã đào tạo được rất nhiều khóa học Muôn đời chiêm ngưỡng, vẫn mãi là trường do nhà Vua lập lớn nhất)

Cặp 5:

* Phiên âm:

Niết nhi bất truy, ma nhi bất lân

Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên

* Dịch nghĩa:

Nhuộm mà không thâm, mài mà chẳng mòn

Ngửa trông càng cao, dùi vào càng cứng

 Câu này xuất phát từ câu nói của Nhan Uyên (học trò của Khổng Tử) và Tử Cống khi bàn về đạo Khổng, Nhan Uyên ca ngợi: Đạo của Phu Tử ngẩng lên nhìn thì nó càng cao; đào sâu thì nó càng chắc Ta muốn bỏ không được; nhưng đem hết tài sức của mình ra học cũng vẫn còn cái gì vòi vọi, đứng sừng sững trước mặt, dù có muốn vươn tới cũng không sao đạt đến được

Kết luận: Với những ý nghĩa như vậy, hai tấm bia Hạ Mã cùng với bốn cây cột tứ

trụ nghi môn đã trải qua hàng trăm năm binh lửa chiến tranh và thiên tai, mặc cho thời gian và thiên nhiên phủ lên mình lớp màu cũ kỹ của thời gian, vẫn đứng sừng sững, trang nghiêm trước Văn Miếu Quốc Tử Giám, nơi đền đài hương khói của văn hiến nước nhà, như là sự biểu tượng của sự bền vững, trường tồn của nền văn hiến dân tộc dù trải qua biết bao biến cố lớn lao của lịch sử thăng trầm, để lại cho con cháu hôm nay một dấu ấn để ghi nhớ và tiếp nối

5 Giới thiệu Nghi môn nội

Qua tứ trụ chúng ta sẽ thấy một chiếc cổng lớn được xây dựng theo kiểu kiến trúc tam quan với hai tầng ba cửa, cửa lớn ở chính giữa, hai cửa nhỏ hai bên, phía trên đề 3 chữ Hán “Văn Miếu Môn” tức là cổng văn miếu, còn gọi là Nghi môn

Ngày đăng: 27/09/2024, 22:12

w