1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo sản phẩm dự án học phần kịch bản truyền thông tên dự án văn miếu – quốc tử giám

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Tác giả Đào Thanh Xuân
Người hướng dẫn Cô Lại Thị Hải Bình
Trường học Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Chuyên ngành TTĐPT
Thể loại báo cáo sản phẩm dự án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 9,63 MB

Nội dung

Bằng các hiểu biết thực tế, em có thể vận dụng kiến thức đã học và trong có là niềm đam mê với môn học vào việc xây dựng và viết kịch bản truyền thông cho dự án của học phần này.Để đi đế

Trang 1

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

-

-BÁO CÁO SẢN PHẨM DỰ ÁN HỌC PHẦN KỊCH BẢN TRUYỀN THÔNG

TÊN DỰ ÁN:

VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

Họ tên sinh viên: Đào Thanh Xuân

Mã sinh viên: 2273240182

Ngành học/Chuyên ngành: TTĐPT

Khóa học: Khóa 10

Hà Nội, 2023

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi hoàn thành môn học Kịch bản truyền thông thì em đã được trang bị những kiến thức và hiểu biết thực tế về phương pháp viết kịch bản cho các sản phẩm truyền thông như kịch bản điện ảnh, kịch bản quảng cáo, kịch bản truyền hình Bằng các hiểu biết thực tế, em có thể vận dụng kiến thức đã học và trong

có là niềm đam mê với môn học vào việc xây dựng và viết kịch bản truyền thông cho dự án của học phần này

Để đi đến được thành công ngày hôm nay không chỉ nhờ vào sự cố gắng của bản thân em mà còn là những sự hỗ trợ, giúp đỡ từ mọi người xung quanh

em Trong suốt quá trình học tập, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp

đỡ không chỉ từ bạn bè mà hơn hết còn là sự ân cần, giúp đỡ từ cô giảng viên Lại Thị Hải Bình Với lòng “Tôn sư trọng đạo”, em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành Bài báo cáo sản phẩm dự án đã được em thực hiện trong khoảng thời gian

là 10 ngày, khi làm báo cáo thì những thiếu sót và hạn chế của em là điều không thể tránh khỏi, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô

để em được cải thiện hơn trong những bài sau

Cuối cùng, em muốn gửi lời chúc đến cô Lại Thị Hải Bình, chúc cô có thật nhiều sức khỏe, công tác tốt và đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài: 3

2 Mục tiêu đề tài đạt được: 4

3 Giới hạn phạm vi: 4

4 Phương pháp thực hiện: 4

5 Điều kiện thực tiễn: 4

6 Kế hoạch và tổ chức thực hiện: 5

7 Đóng góp dự án: 5

PHẦN KỊCH BẢN NỘI DUNG DỰ ÁN 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH MÔ TẢ DỰ ÁN 13

PHẦN KẾT LUẬN 17

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể nằm trong danh sách các Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, là niềm tự hào của con dân đất Việt Với bề dày văn hóa - lịch sử lâu đời, khu di tích đã trở thành điểm đến hấp dẫn trong các chuyến tham quan, khám phá du lịch tại Hà Nội Đồng thời, đây cũng là nới mà các cô cậu học trò, sĩ tử đến cầu may mắn trước mỗi kỳ thi quan trọng

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một quần thế di tích nằm ở số 58 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội Đây không chỉ là ngôi trường đại học đầu tiên ở nước ta mà còn là nơi lưu trữ những dấu ấn văn hóa – lịch sử nghìn năm văn hiến

Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là trường đại học đầu tiên của nước ta

mà còn như một ngọn nến luôn rực cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của người Việt Đến nơi đây bạn dường như được tiếp thêm động lực từ những bảng vàng rực rỡ của ông cha, nạp vào nguồn năng lượng tràn đầy để vững tin trong hành trình nổ lực học tập và khám phá tri thức nhân loại

Bên cạnh đó, ngày nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc và là địa điểm tham quan nổi tiếng hu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế khi đến với Hà Nội Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân thủ đô trong những ngày tết truyền thống với ước muốn năm mới an lành, hoặc trong những mùa thi quan trọng của đất nước với niềm tin đỗ đạt của các “sĩ tử”

Là sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện, em rất mong dự án học phần của em sẽ mang đến cho mọi người một bức tranh toàn cảnh về Văn Miếu -Quốc Tử Giám – nơi di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của Việt Nam Và cũng là nơi mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình phát triển văn hóa của Việt Nam, là

Trang 5

bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo trong khu vực và nền văn hóa mang ý nghĩa nhân văn của toàn thế giới Từ đó em có thể quảng bá được hình ảnh của Việt Nam đến với bạn bè khắp năm châu bốn bể

2 Mục tiêu đề tài đạt được:

- Khi chọn đề tài này em mong muốn đến cho người xem:

+ Hành trình khám phá văn hóa và lịch sử của Văn Miếu – Quốc Tử Giám + Văn Miếu – Quốc Tử Giám – nơi niềm tự hào của mảnh đất hình chữ S + Điểm tham quan, du lịch trải nghiệm thú vị khi đến với Thủ đô Hà Nội

3 Giới hạn phạm vi:

- Phạm vi nội dung: căn cứ vào trình bày dự án cũng như niềm yêu thích với môn Kịch bản truyền thông nên em đã có buổi đi chiêm nghiệm và trải nghiệm tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Nơi đây em đã được tìm hiều về các giá trị văn hóa – lịch sử của Việt Nam

- Phạm vi không gian: Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm tại số 58 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, Thủ đô Hà Nội

- Phạm vi thời gian: thực hiện trong 10 ngày (từ ngày 09/05 đến ngày 19/05)

4 Phương pháp thực hiện:

- Thực hiện quay và làm video giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Từ Giám, một địa điểm tham quan và du lịch không thể bỏ qua ở Hà Nội

5 Điều kiện thực tiễn:

- Toàn cảnh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám

- Tiềm năng về du lịch

- Thực hiện quay bằng đồ công nghệ cá nhân: điện thoại, máy ảnh, máy quay,

Trang 6

6 Kế hoạch và tổ chức thực hiện:

ST

T

Nội dung hoạt động Thời gian Sản phẩm

1 Xây dựng kế hoạch, lên ý tưởng

đề tài, chi phí, phương tiện di

chuyển, địa điểm

09/05/2023 Bản kế hoạch dự

kiến

2 Thu thập thông tin, viết kịch

bản nội dung dự án

10-13/05/2023 Tài liệu tham

kháo và kịch bản nội dung dự án tạm thời

3 Thực hiện theo kế hoạch, quay

video

14/05/2023 Tổng hợp được

các cảnh quay

4 Hoàn thành báo cáo sản phẩm

dự án và hậu kì video

15-19/05/2023 Bản báo cáo đầy

đủ và video hoàn chỉnh

- Tài chính và nhân sự: cá nhân tự chi trả từ tiền vé đến phương tiện đi lại và tự thân vận động trong quá trình quay dựng dự án

7 Đóng góp dự án:

- Thông qua quá trình tìm hiểu đề tài, em mong muốn trình bày được một cách ngắn gọn, xúc tích:

+ Một là, bức tranh toàn cảnh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám

+ Hai là, tiềm năng di lịch

+ Ba là, giới thiệu đến tất cả mọi người từ trong nước đến nước ngoài về Văn Miếu

Trang 7

PHẦN KỊCH BẢN NỘI DUNG DỰ ÁN

ST

T Thời lượng Nội dung Hình ảnh dự kiến Cỡ cảnh

1 22s Xuất hiện đầu tiên là điểm

tham quan nằm ngay trước cổng Văn Miếu, đó là hồ Văn còn có tên gọi khác là

hồ Minh Đường hay hồ Giám Theo ghi chép của

sử liệu, hồ Văn là công trình hồ rộng lớn, rộng đến một vạn chín trăm thước

Giữa lòng hồ là gò Kim Châu, trên gò có Phán Thủy Đường Phán Thủy Đường cũng chính là nơi diễn ra các buổi bình văn của nho sĩ kinh thánh xưa

- Khung cảnh hồ Văn

- Gò Kim Châu

- Phán Thủy Đường

- Toàn cảnh

- Trung cảnh

2 17s Khu vực thứ 2 đó chính là

Văn Miếu Môn Là cổng tam quan bên ngoài di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám Tổng thể cổng tam quan có 3 cửa và 2 tầng, tầng trên đề 3 chữ Văn Miếu Môn theo chữ Hán

- Đường đi đến Văn Miếu Môn

- Cận cảnh cổng tam quan

- 2 tấm bia Hạ mã

- Toàn cảnh

- Trung cảnh

Trang 8

cổ Phía trước Văn Miếu

Môn là 2 tấm bia Hạ mã

nằm 2 bên và tứ trụ nghi

môn ở giữa

Tương truyền, khi đi qua

Văn Miếu, dù là công hậu

hay khanh tướng thì đều

phải xuống ngựa, hạ võng

đi bộ, ít nhất từ tấm bia Hạ

mã này đến tấm bia Hạ mã

bên kia Điều này cho

thấy, Văn Miếu là một

công trình mang tính trang

trọng, tôn nghiêm và có ý

nghĩa lớn lao đối với các

Vương triều phong kiến

3 17s Khu vực thứ 3 là Đại

Trung Môn Đại Trung

Môn là lớp cổng thứ 2 của

Văn Miếu, qua Văn Miếu

Môn Công trình gồm 3

gian được xây dựng trên

nền gạch cao, lợp ngói

mũi hài theo kiểu mái đình

thời xưa Cổng phụ bên

trái Đại Trung Môn mang

tên Đại Tài, cổng phụ bên

phải gọi là Thành Đức

- 3 gian của Đại Trung Môn

- Cổng phụ bên trái

- Cổng phụ bên phải

- Toàn cảnh

- Trung cảnh

Trang 9

Trước và sau Đại Trung

Môn là một khoảng không

gian rộng lớn với những

con đường song song nối

dài, hồ nước, cây cỏ Tất

cả tạo nên một Văn Miếu

– Quốc Tử Giám đầy uy

nghiêm những cũng không

kém phần tĩnh mịch, thanh

nhã chốn “văn vật sở đô”

4 17s Đến với khu vực thứ 4, ta

thấy được Khuê Văn Các,

đây là công trình được xây

dựng bới Tổng trấn

Nguyễn Văn Thành vào

năm 1805, dưới thời nhà

Nguyễn Đây là lầu vuông

8 mái, gồm 4 mái thượng

và 4 mái hạ, cao gần 9

thước Công trình nằm

trên một nền đất vuông,

chiều dài mỗi cạnh chừng

6,8m

Khuê Văn Các gây ấn

tượng với du khách bằng

lối kiến trúc dạng cổ lầu

cực kỳ độc đáo Tầng dưới

có 4 trụ gạch vuông được

- Khuê Văn Các

- Kiến trúc của Khuê Văn Các

- Toàn cảnh

Trang 10

chạm trổ hoa văn tinh xảo,

làm bệ đỡ cho tầng gác

bên trên Tầng trên là kiến

trúc sơn son thếp vàng với

2 lớp mái ngói đỏ chồng

lên nhau tạo thành công

trình 8 mái đặc biệt

Tường gác nổi bật với các

ô cửa sổ tròn, được ví như

mặt trời và ngôi sao khuê

đang tỏa sáng

5 26s Khu vực thứ 5 là nơi đặc

biệt nhất khi đến với Văn

Miếu Đó là Giếng Thiên

Quang và bia Tiến sĩ, đây

là 2 công trình mà du

khách không thể bỏ qua

khi đến tham quan Văn

Miếu – Quốc Tử Giám

Giếng Thiên Quang có

dạng hình vuông, ngụ ý

tượng trưng cho mặt đất,

được đặt ngay phía sau

Khuê Văn Các Giếng

Thiên Quang và Khuê Văn

Các là đại diện cho tinh

hoa đất trời quy tụ về

trung tâm văn hóa – giáo

- Giếng Thiên Quang

- 82 tấm bia Tiến sĩ trên lưng rùa

- Toàn cảnh

- Trung cảnh

- Đặc tả

Trang 11

dục Đế đô Thăng Long

xưa

Bên cạnh Giếng Thiên

Quang chính là 2 dãy bia

đá lớn – bia Tiến sĩ Mỗi

tấm bia là một tác phẩm

điêu khắc, vừa mang tính

nghệ thuật, vừa có ý nghĩa

về mặt tâm linh 82 tấm

bia Tiến sĩ được đặt trên

lưng 82 con rùa bằng đá

xanh Trên bia đá là thông

tin của 82 thủ khoa trong

các kỳ khoa cử qua từng

triều đại phong kiến Việt

Nam

6 30.6s Phỏng vấn du khách khi

tới Văn Miếu: Điều gì

khiến anh (chị) chọn Văn

Miếu - Quốc Tử Giám là

địa điểm tham quan, du

lịch của mình và sau khi

tới đây anh (chị) đã có ấn

tượng như thế nào về nơi

này?

Nhân vật được phỏng vấn

- Trung cảnh

7 17.7s Tiếp theo chúng ta đi đến

Đại Thành Môn và Đại

Bái Đường Nằm trong

quần thể di tích Văn Miếu

- Đại Thành Môn

và Đại Bái Đường

- Thượng điện

- Gian thờ và

- Toàn cảnh

- Trung cảnh

Trang 12

- Quốc Tử Giám, Đại

Thành Môn cũng có cấu

trúc tương tự như Đại

Trung môn Qua khỏi Đại

Thành Môn, du khách sẽ

đến với một khoảng sân

rộng lát đá Bát Tràng, dẫn

tới khu điện thờ Đại Bái

Đường – khu vực trung

tâm của Quốc Tử Giám

Đại Bái Đường có tổng 9

gian, 2 tường hồi 2 bên,

mặt trước và sau để trống

Trong Đại Bái đường chỉ

có án hương thờ ở gian

chính giữa, các gian còn

lại đều bỏ không Khu

điện thờ này được làm nới

hành lễ trong các kỳ tế tự

xuân thu thời xưa

tượng các vị tổ đạo Nho

8 21.7s Công trình nằm ở vị trí sau

cùng của khu di tích là

Điện Đại Thành Khu Điện

Đại Thành với cửa Khổng

sân Trình Đây là khu quan

trọng nhất của Văn Miếu

với Điện Đại Thành thờ

Khổng Tử cùng Tứ Phối

- Điện Đại Thành - Toàn

cảnh

- Trung cảnh

- Cận cảnh

Trang 13

và Thập Triết Tòa tiền Tế

với nhiều di vật quý như

bức hoành phi với nội

dung vô cùng sâu sắc với

y môn, mộc môn, chuông

khánh, hạc đồng, Tạo

nên sự cao quý, tôn

nghiêm, quy chuẩn

9 7.4s Với hơn 700 hoạt động, đã

đào tạo ra cho đất nước

hàng nghìn nhân tài cho

đất nước, Quốc Tử Giám

được coi như trường đại

học đầu tiên của Việt

Nam, là biểu tượng cho

nền khoa cử của nền giáo

dục phong kiến nước ta

Ngày nay, văn miếu là địa

điểm du lịch được nhiều

người lựa chọn, đây còn là

nơi các sĩ tử đến cầu mong

may mắn, đỗ đạt trước mỗi

kì thi

- Hình ảnh tổng quát về Văn Miếu

- Trung cảnh

- Cận cảnh

Trang 14

DANH MỤC HÌNH ẢNH MÔ TẢ DỰ ÁN

Hình 1.1 Hồ Văn

Hình 1.2 Văn Miếu Môn

Trang 15

Hình 1.3 Đại Trung Môn

Hình 1.4 Khuê Văn Các

Trang 16

Hình 1.5 Hồ Thiên Quang

Hình 1.6 Vườn Bia Tiến Sĩ

Trang 17

Hình 1.7 Đại Thành Môn

Hình 1.8 Điện Đại Thành

Trang 18

PHẦN KẾT LUẬN

Đúc kết từ những bài giảng từ thầy cô và sự cố gắng không ngừng nghỉ từ chính bản thân, em đã hoàn thành bài dự án một cách hoàn chỉnh và chỉn chu nhất Những lời góp ý từ thầy, cô sau bài báo cáo là một phần để em được rút kinh nghiệm cũng như phương hướng để thực hiện cho các sản phẩm tiếp theo

Từ đó em có thể hoàn thiện hơn nữa vào các dự án lần tới

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 04/04/2024, 15:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w