Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)Dạy môn electric keyboard tự chọn cho học sinh cấp 2 trường Việt Anh, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)
Trang 1PHẠM NGUYỄN NGỌC MINH
DẠY MÔN ELECTRIC KEYBOARD TỰ CHỌN CHO HỌC SINH CẤP 2 TRƯỜNG VIỆT ANH, QUẬN PHÚ NHUẬN, TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨNGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
TP Hồ Chí Minh - 2023
Trang 2NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS ĐẶNG HUY HOÀNG
TP Hồ Chí Minh - 2023
Trang 3Đại học, các Phòng, Khoa, Trung tâm tại Nhạc viện Thành phố Hồ ChíMinh, các Giáo sư, Tiến sĩ, Quý Thầy Cô cùng toàn thể anh chị em vàbạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành Luận vănnày.
Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến người Thầy đã trựctiếp hướng dẫn và dìu dắt tôi trên con đường nghiên cứu - TS ĐặngHuy Hoàng
Tôi xin cám ơn gia đình đã luôn hỗ trợ, khích lệ tinh thần để tôicó được kết quả như ngày hôm nay
Luận văn không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô, đồng nghiệp và bạn bèđể luận văn có thể được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cám ơn!
Trang 4tôi Mọi số liệu nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực, có nguồn gốcxuất xứ rõ ràng Những kết luận của luận văn chưa từng công bố trongbất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Ngày 20 tháng 12 năm 2023
Tác giả luận văn
Phạm Nguyễn Ngọc Minh
Trang 51 E.K Electric keyboard2 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
Trang 6Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 13
1.1.6 Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ lứa tuổi THCS 23
1.1.7 Phương pháp giảng dạy áp dụng trong thực nghiệm 25
1.2 Cơ sở thực tiễn 28
1.2.1 Khái quát trường quốc tế Việt Anh 27
1.2.2 Thực trạng dạy và học Electric keyboard tự chọn tại trường quốc tế Việt Anh 30
Trang 7MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài
Giữa thế kỉ XX, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, E.K (đàn phímđiện tử) đã xuất hiện và cải tiến không ngừng cho đến ngày nay Tại Việt Nam,E.K đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: biểu diễn, giảng dạy
Trường Việt Anh là trường quốc tế Vương quốc Anh hoạt động theo hìnhthức nội trú Bên cạnh các môn học bắt buộc được qui định trong chương trình,trường còn có các lớp tự chọn môn năng khiếu, trong số đó có lớp học E.K HScác cấp 1, cấp 2 và cấp 3, tùy theo sở thích và nguyện vọng của bản thân đều cóthể đăng kí tham gia học môn này
Việc tham gia môn học tự chọn được học ở phòng học âm nhạc riêng vớiđầy đủ nhạc cụ, được hỗ trợ cho việc luyện tập trong và sau giờ học Mục tiêucủa môn học nhằm giúp HS có thể trình diễn được các tiểu phẩm ở mức độ cơbản, hay tự đệm hát được các bài hát trong chương trình môn âm nhạc tại trường
Hiện nay, việc dạy học môn E.K tự chọn có nhiều hạn chế nên chưa thậtsự hiệu quả Đầu tiên là không có chương trình giảng dạy thống nhất do trườngquy định mà do GV tự biên soạn Từ đó dạy các nội dung theo sở thích của HS:chỉ dành cho độc tấu các bài hát theo trào lưu thị trường, không học kiến thức,nhạc lí và nội dung kĩ thuật
Thứ hai, do cách quản lý môn tự chọn của trường quốc tế Việt Anh, HStham gia môn tự chọn không được xếp theo trình độ mà theo lớp văn hóa đanghọc Dẫn đến việc trong một lớp có nhiều trình độ khác nhau, GV không thểgiảng dạy chung các nội dung về kiến thức, nhạc lí, và các hoạt động luyện tập,thực hành…Tại trường quốc tế Việt Anh, cần có một chương trình thống nhấtmôn E.K tự chọn bậc THCS, có đủ các kĩ năng; cũng như cách thức giảng dạymới, hiệu quả
Trang 8Với tất cả lí do đã nêu, chúng tôi chọn đề tài “Dạy môn E.K tự chọn choHS cấp 2 trường Việt Anh, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh” làm đề tàinghiên cứu bậc Cao học.
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tìm kiếm và tham khảo cáctư liệu từ nguồn sách, tài liệu, công trình nghiên cứu về dạy học môn Âm nhạctrường phổ thông cũng như đệm đàn E.K và dạy E.K
Tác giả Lê Vũ - Quang Đạt (1999), Phương pháp học đàn Organ
Keyboard, tập 1,2, Nhà xuất bản Trẻ Các tác giả thiết kế các bài tập đơn giản để
người học có thể áp dụng ngay những gì đã học và từng bước nâng cao kỹ năng.Bộ tài liệu từng bước hướng dẫn người học đến cách thức tập trung vào các kỹthuật chơi đàn nâng cao như sử dụng cả hai tay đồng thời, chuyển đổi giữa cácchế độ âm thanh và phối hợp nhịp nhàng giữa hiệu ứng và nội dung nhằm tănghiệu quả trình diễn
Tập 01 bao gồm 06 phần:Phần 1: Nhạc lý
Phần 2: Thực hành giúp người học nắm được số ngón tay và vị trí bàn tay.Phần 3: Luyện ngón, tiết tấu với một số mẫu gam quen thuộc
Phần 4: Người học làm quen với các dạng dấu hóa.Phần 5: Liên ba, đảo phách
Phần 6: Phần bổ sung gồm 16 ca khúc và một số bài theo thể loại dân ca.Tập 02 bao gồm 54 bài học gồm các tác phẩm để người học luyện tập vàthực hành cho hệ thống các kiến thức nhạc lí và kĩ thuật căn bản đã được học
Tác giả Xuân Tứ với 4 bộ tài liệu dạy học Electric keyboard bao gồm:
Trang 9+ Xuân Tứ (2002), Hướng dẫn dạy và học đàn Organ 1, Nhà xuất bản
Âm nhạc gồm 3 phần: Phần 01: Bao gồm những kiến thức nhạc lí cơ bản và một số kĩ thuật cănbản sử dụng đàn phím điện tử cùng với một số bài tập thu hẹp, mở rộng ngón;kỹ thuật bấm luồn ngón 1
Phần 02: Gồm có 24 bài hát trong và ngoài nước để người học luyện tập;ngoài ra còn 6 bài đi kèm với vai trò giúp người học luyện ghi bộ nhớ và luyệntai nghe các bài phối hợp với các bài trong và ngoài nước như: “Bài học đầutiên”, “Don Juan”, “Hội làng” …
Phần 03: Gồm những bài luyện kỹ thuật trong đó đáng chú ý là những bàiluyện kĩ thuật 2 tay của các tác giả nổi tiếng trên thế giới như C Czerny (15 bài);Hanon (04 bài kèm biến tấu)
+ Xuân Tứ (2002), Hướng dẫn dạy và học đàn Organ 2, Nhà xuất bản
Âm nhạc, tác giả đã biên soạn gồm những tác phẩm có trình độ nghệ thuật và kĩthuật được nâng cao gồm 5 phần:
Phần 01: Những tác phẩm Việt Nam bao gồm các tác phẩm mới, các bàidân ca, các ca khúc mới, các bài nhạc trẻ Việt Nam đã được tác giả biên soạn lại,phối âm, chuyển soạn cho đàn Organ như: “Chiều trên nương”, “Khúc ngẫuhứng số 12” – sáng tác trên chủ đề “Lý chiều chiều”
Phần 02: Những tác phẩm nước ngoài. Phần 03: Gồm 15 bài tập kỹ thuật luyện ngón (Etudes). Phần 04: Gồm 61 bài tập có tác dụng bổ trợ kỹ thuật (Exercises). Phần 05: Bảng luyện Gam của tất cả các giọng trưởng và thứ
+ Xuân Tứ (2004), Phương pháp dạy và học đàn phím điện tử, Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, là bộ tài liệu mang tính chấtgồm những vòng tròn đồng tâm Nội dung trong sách hướng dẫn người học cách
Trang 10giai điệu hóa phần đệm thủ pháp nối tiếp các hợp âm theo nhiều dạng khác nhau.Tác giải đưa ra nhiều vòng hòa thanh để luyện tập cho việc thực hành đệm cácca khúc.
Phần 1: Giới thiệu về kĩ năng đàn và phối hợp âm cho các ca khúc Trongđó tác giả hướng đến việc giúp người học nắm được các cách thức về Chữ viếttắt của hợp âm - hợp âm tự động; Cách thức phối hợp 02 tay; bè cho giai điệu;Áp dụng khóa Fa – phối hợp 02 tay…
Phần 2: Các gam và 14 bài tập kỹ thuật luyện ngón phối hợp 02 tay. Phần 3: Các hợp âm ba và hợp âm bảy
Phần 4: Gồm một số tác phẩm tiêu biểu của tác giả tuyển chọn và biên
soạn như: Người ở đừng về; Hội Lim; Tuổi học trò; Tình yêu chung thủy; Biển
nhớ;Hoa ban và cô gái Thái; Đã lâu về chốn đây; Quê hương tôi…
Tác giả Ngô Ngọc Thắng (2007), Phương pháp học đàn Organ – Lý
thuyết và thực hành, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.
Tác giả giới thiệu một số nội dung về lí thuyết âm nhạc phù hợp vớingười bắt đầu học E.K Đây là tài liệu về dạy học đàn dành cho những ngườimới bắt đầu học của tác giả Ngô Ngọc Thắng Nội dung quyển sách bao gồm:
Phần 1: Lý thuyết gồm các kiến thức nhạc lí căn bản. Phần 2: Các gam và bài tập kỹ thuật luyện ngón giúp người học thực hànhphát triển kĩ thuật ngón tay gồm 20 bài về cách đàn các nhịp phối hợp hai tay;giãn ngón, rút ngón, thế ngón cho các hợp âm; phách mạnh, phách nhẹ và đảophách; 16 bài thực hành phối hợp hai tay
Phần 3: Gồm các bài học đi kèm với các bài tập thực hành cụ thể để ngườihọc có thể áp dụng ngay những gì đã học, giúp củng cố kiến thức và phát triểnkỹ năng một cách hiệu quả Thông qua đó, người học sẽ nắm được những kiến
Trang 11thức căn bản về nhạc lí cũng như lí thuyết trong việc trình diễn một tác phẩmnhư: Ten little indians, Bố là tất cả, Bông hồng tặng cô, Mùa hoa anh đào…
Tác giả Lê Vũ - Quang Đạt (2008), Độc tấu trên đàn Organ, tập 1,2,
Nhà xuất bản Trẻ Các tác giả cung cấp một loạt các tác phẩm độc tấu từ cổ điểnđến hiện đại, giúp người học khám phá và thể hiện nhiều phong cách âm nhạckhác nhau như J S Bach, F Chopin cho Electric keyboard độc tấu và
những tác phẩm được sáng tác trên một số làn điệu dân ca Việt Nam: Lý cây
bông, Lý qua đèo, Lý chiều chiều, Liên khúc Lý ngựa Ô, hoặc sử dụng giai
điệu trong ca khúc nổi tiếng như: Ngựa Ô thương nhớ (sáng tác: Trần Tiến).
Thông qua 44 tác phẩm của tập 1 và 28 tác phẩm của tập 2, giúp ngườihọc có thể luyện tập về biểu diễn độc tấu trên E.K với các kỹ thuật biểu diễn nhưlegato, staccato để tạo nên những hiệu ứng trong lúc biểu diễn một cách sốngđộng
Như vậy, có thể nhận thấy rằng việc kết hợp giữa tài liệu lý thuyết và thựchành tạo ra một nền tảng vững chắc cho HS trong việc phát triển khả năng đệmhát và biểu diễn độc tấu Tài liệu lý thuyết giúp HS hiểu các nguyên tắc âm nhạccơ bản, trong khi tài liệu thực hành cung cấp cơ hội để áp dụng kiến thức đó vàphát triển kỹ năng chơi nhạc cụ thể Sự kết hợp này đảm bảo HS không chỉ hiểuvề âm nhạc mà còn có khả năng thực hiện và trình diễn nó một cách tự tin vàhiệu quả
Những bộ tài liệu về kiến thức nhạc lí, lý thuyết và thực hành… đã đượcchúng tôi tiếp thu và áp dụng trong việc giảng dạy các lớp âm nhạc Qua đó,giúp HS cảm thụ âm nhạc và hình thành các kĩ năng cơ bản trong việc biểu diễn.Các bộ tài liệu trên đã đóng vai trò rất quan trọng với những giá trị như sau:
Cung cấp kiến thức cơ bản:
Trang 12Các bộ tài liệu lý thuyết cung cấp kiến thức về nhạc lý cơ bản như nốtnhạc, gam, hợp âm, nhịp điệu, và cấu trúc bài hát Điều này giúp HS hiểu đượccách các yếu tố âm nhạc kết hợp với nhau để tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh.
HS học cách đọc và phân tích bản nhạc, hiểu các ký hiệu âm nhạc và cáchchúng ảnh hưởng đến cách chơi và biểu diễn
Xây dựng nền tảng kĩ thuật
Hướng dẫn HS luyện tập và thực hành các kỹ thuật biểu diễn như cáchkiểm soát âm lượng, tốc độ, và cảm xúc khi chơi nhạc, điều này giúp HS trìnhdiễn các tác phẩm một cách tự tin và biểu cảm hơn
HS có thể áp dụng lý thuyết vào thực tế qua việc luyện tập với các bài tậptừ đơn giản đến phức tạp HS có cơ hội thực hành việc biểu diễn tác phẩm, từviệc chuẩn bị đến trình diễn trước công chúng, giúp cải thiện kỹ năng giao tiếpvà diễn cảm khi biểu diễn
Một số tài liệu nghiên cứu có liên quan:
+ Lê Anh Tuấn (2010), Phương pháp dạy học âm nhạc ở Tiểu học và
Trung học cơ sở, NXB Đại học Sư phạm Cuốn sách giới thiệu về các phương
pháp dạy những nội dung âm nhạc cho HS bậc TH - THCS Chúng tôi đã lựachọn những nội dung nhạc lí cơ bản, phù hợp với chuẩn năng lực, kĩ năng củachương trình để hướng dẫn cho HS Đối tượng học loại đàn này tùy thuộc từnghoàn cảnh cụ thể sẽ có những đặc điểm khác nhau về trình độ, khả năng tiếp thu.Vậy nên luận văn đang hướng đến việc thực hiện xây dựng một chương trìnhdạy học E.K phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài
+ Đặng Hùng Dũng (2013), Nâng cao năng lực đệm đàn Organ cho sinh
viên sư phạm học viện âm nhạc Huế, Luận văn thạc sĩ, Học viện âm nhạc Huế.
Đề tài nghiên cứu về các giải pháp nâng cao khả năng đệm đàn cho người họctrong môi trường chuyên nghiệp Tác giả tập trung vào việc hướng dẫn các
Trang 13phương pháp giúp người học lựa chọn được tốc độ phù hợp cho bài hát; lựa chọnvà khai thác các âm sắc Trên cơ sở sự đa dạng về âm thanh, ứng dựng tính năngđa dạng của âm sắc căn cứ vào tính chất của mỗi đoạn để chọn âm sắc phù hợpnhằm góp phần tăng thêm hiệu ứng khi biểu diễn, trong đó có cả nội dung tácgiả hướng dẫn người học cách thức đệm các bài dân ca Việt Nam Bên cạnh đó,tác giả còn đề xuất thêm một số giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao kĩ năng đệmđàn phím điện tử Trong phạm vi nghiên cứu đề tài của mình, chúng tôi có vậndụng một số mẫu hợp âm áp dụng vào cho HS tại trường Việt Anh luyện tập.
+ Lê Văn Vũ (2015), Hướng dẫn soạn phần đệm ca khúc trên đàn
phím điện tử trong chương trình đào tạo hệ Cao đẳng sư phạm Âm nhạc tại trường CĐ Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật
Trung ương Tác giả đã trình bày cụ thể những thủ pháp soạn phần đệm trên
Electric keyboard Trong đó tác giả tập trung vào cách đệm các ca khúc thiếuniên, nhi đồng cho đối tượng HS bậc tiểu học và trung học cơ sở Đây là đề tàitheo hướng phát triển lối đánh đàn Piano trên Electric keyboard với một số âmhình, cách đệm được thực hiện trên Electric keyboard Đề tài này đã được chúngtôi tham khảo và áp dụng qua một số bài hát cho HS
+ Nguyễn Hoàng Phương Thi (2016), Biên soạn tài liệu dạy đệm đàn
Organ điện tử - Ngành âm nhạc Đại học Đồng Tháp, Luận văn thạc sĩ, Nhạc
viện Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đã tổng hợp các mẫu thực hành đệm hátcác bài hát đã được biên soạn trong chương trình âm nhạc Trung học cơ sở; Cácthủ pháp sáng tạo phần Intro, Enterlude, Ending; Học các thủ pháp soạn đệm cơbản cho ca khúc Ngoài ra, tác giả còn đề xuất một số gợi ý về tiêu chuẩn đánhgiá đối với người học như cách thức phân loại đối với các nhóm có năng lực giỏi,khá và trung bình dựa trên việc có khả năng soạn được phần mở đầu, phần kết;cách thức chọn âm hình đệm hát thích hợp; có khả năng soạn đệm hòa âm vàđệm hát… Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi dựa trên nội
Trang 14dung tác giả đề xuất một số tiêu chuẩn đánh giá đối với người học, để giúpchúng tôi trong việc phân loại và đánh giá năng lực của HS dựa trên các kỹ năngcụ thể Hệ thống đánh giá này giúp chúng tôi có thể tham khảo để có thêm cáctiêu chí giúp xác định mức độ tiến bộ của HS, từ đó đưa ra các hướng dẫn vàđiều chỉnh phù hợp với từng nhóm năng lực (giỏi, khá, trung bình).
+ Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018), Dạy học môn đàn phím điện tử cho
hệ trung cấp sư phạm âm nhạc, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình,
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương Trong luậnvăn của mình, tác giả đề xuất bổ sung những bài luyện ngón, luyện gam của cáctác giả nổi tiếng nước ngoài trong việc xây dựng tài liệu dạy học và soạn đệmcho ca khúc trên đàn phím điện tử Tác giả đặc biệt chú ý đến vai trò của nhữngâm hình tiết tấu thay đổi nhằm giúp người học phát triển kĩ thuật, tăng cườngphản xạ tự nhiên của các ngón tay cũng như điều chỉnh được âm lượng và tiếttấu nhịp điệu trong quá trình diễn tấu Ngoài ra, tác giả đề xuất thêm cách thứcsoạn đệm cho từng loại ca khúc như trữ tình, hành khúc, dân ca… Qua đề tài màtác giả trình bày, chúng tôi đã rút ra được một số nội dung quan trọng để triểnkhai áp dụng như cách thức kiểm tra bài cũ, phương pháp dạy bài mới; cách lựachọn tốc độ, mẫu đệm, âm sắc… cho từng bài; cách thức nhận xét, đánh giá vàđộng viên đối với HS
Từ các công trình đã được công bố của các tác giả cho thấy các tài liệutrên đã trình bày khá chi tiết về các vấn đề dạy học E.K, cũng như nhiều khíacạnh khác nhau nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy E.K cho các cơ sở đào tạonói chung Tuy nhiên, việc hướng đến giảng dạy môn E.K tự chọn tại trườngViệt Anh chưa có luận văn hay tài liệu nào cũng những nét riêng phù hợp với đềtài mà luận văn chúng tôi đang hướng đến Chính vì vậy mà đề tài của chúng tôisẽ không bị trùng lặp trên phương diện này
Trang 153 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu về phương pháp giảngdạy môn E.K tự chọn cho HS cấp 2 tại trường quốc tế Việt Anh, quận PhúNhuận, TP Hồ Chí Minh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Giảng dạy môn E.K trình độ cơ bản trong chươngtrình tự chọn cho HS bậc THCS tại trường quốc tế Việt Anh
Nội dung chương trình giảng dạy bao gồm:
- Khung chương trình dạy học môn Electric Keyboard, bao gồm các
phương pháp, tài liệu, và nội dung học tập phù hợp với lứa tuổi và trình độ củaHS, các nội dung áp dụng giảng dạy ở mức độ cơ bản như cài đặt và sử dụngnhạc cụ, diễn tấu các bài hát thiếu nhi phù hợp lứa tuổi, các mẫu luyện tập kĩthuật cơ bản
- Phương pháp giảng dạy và các kỹ thuật được áp dụng để nâng cao hiệuquả giảng dạy và học tập môn E.K
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian năm học 2023
2022-Phạm vi không gian: HS tại trường Việt Anh, nhóm đối tượng các em HSkhối 6,7,8,9 đăng kí tham gia môn E.K tự chọn
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng chương trình phù hợp cho HS, đưa ra hệ thống nội dung bàihọc như tiểu phẩm, luyện ngón, các bài tập kĩ thuật nhằm rèn luyện các kĩ năngvà kiến thức như: Kĩ năng chơi đàn bằng 2 tay, diễn tấu các tác phẩm ở mức độ
Trang 16cơ bản với sự kết hợp giai điệu ở tay phải và hợp âm ở tay trái Kĩ năng phântích bài cơ bản, sử dụng và cài đặt nhạc cụ Các nội dung kiến thức về nhạc lí,nốt nhạc, nhịp phách, hợp âm…
Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy đang được sử dụng phổ biến hiệnnay Nghiên cứu các đặc điểm của phương pháp giảng dạy đang được áp dụng,kết hợp với các phương pháp khác nhằm thông qua đó tìm ra phương pháp giảngdạy phù hợp nhất đối với HS
Đổi mới cách thức giảng dạy môn E.K tự chọn, bậc THCS tại trườngquốc tế Việt Anh
Qua đó, luận văn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn E.K tựchọn cho HS trường quốc tế Việt Anh, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau:- Tìm hiểu thực trạng dạy môn E.K tự chọn bậc THCS trường quốc tếViệt Anh (cơ sở Phú Nhuận)
- Chọn lựa các nội dung giảng dạy E.K thích hợp cho chương trình học tựchọn tại trường quốc tế Việt Anh
- Nghiên cứu sắp xếp, phân chia nội dung giảng dạy thành các bài học cụthể theo từng cấp độ
- Nghiên cứu chọn lựa và kết hợp các phương pháp giảng dạy phù hợpcho từng giai đoạn học tập của HS
- Thực nghiệm sư phạm, tiến hành khảo sát để kiểm chứng kết quảnghiên cứu
- Kiến nghị một số giải pháp giúp việc học E.K môn tự chọn, bậc THCStrường quốc tế Việt Anh phát triển theo hướng tích cực và hiệu quả hơn
Trang 175 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:Phương pháp phân tích:
Thông qua việc quan sát và đánh giá sự tiếp thu của HS, chúng tôi sẽ tiếnhành phân tích để chọn lựa, sắp xếp, triển khai giảng dạy những nội dung phùhợp với năng lực và hoàn cảnh của HS
Phương pháp tổng hợp:Chúng tôi chọn lọc, sưu tầm về lý thuyết, bài luyện ngón, tiểu phẩm từmột số tài liệu đã được đề cập trong phần lịch sử nghiên cứu của các tác giả nhưLê Vũ – Quang Đạt; Tác giả Xuân Tứ; Tác giả Ngô Ngọc Thắng…, cũng như tàiliệu SGK lớp 6-9 của Bộ GD&ĐT, đưa những nội dung phù hợp vào chươngtrình môn học E.K tự chọn, bậc THCS trường quốc tế Việt Anh
Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm giảng dạy, thu thập kết quả đểchứng minh tính khả thi của kết quả nghiên cứu
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định tính khả thi của cácbiện pháp đã đề xuất Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thu nhận thông tinvề việc thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vi của HS, cóđược sự đánh giá tổng quan về chương trình thực nghiệm sư phạm; ở đây là kiếnthức, kĩ năng, thái độ, tình cảm của HS đối với việc học E.K tự chọn tại trườngViệt Anh
Phương pháp này sử dụng ở chương 2 của luận văn.Chúng tôi phát phiếu khảo sát cho các HS để đánh giá thái độ, kiến thức,kĩ năng của các em này trong quá trình thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn, hỏi ý kiến đánh giá của các GV dự buổithực nghiệm
Trang 18Phương pháp này sử dụng ở chương 2 của luận văn.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:Đưa ra những lựa chọn bài bản, chương trình nội dung môn học phù hợp,đóng góp phương pháp giảng dạy được áp dụng nhằm xây dựng chương trìnhchuẩn cho môn E.K tự chọn bậc THCS
Giải quyết các nội dung về mặt lý luận của luận văn Ứng dụng một sốphương pháp giảng dạy cho môn E.K tự chọn bậc THCS
Ý nghĩa thực tiễn:Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâmđến việc giảng dạy E.K ở trường phổ thông, nhất là các GV đang giảng dạy E.Kmôn tự chọn bậc THCS
Cơ sở thực tiễn trình bày tổng quan về trường quốc tế Việt Anh, đánh giáthực trạng dạy bộ môn E.K tự chọn tại trường
Từ những cơ sở trên, luận văn triển khai nội dung chính của đề tài ởchương 2
Chương 2 Xây dựng chương trình giảng dạy và thực nghiệm sư phạm
Trang 19Ở chương này, chúng tôi trình bày các căn cứ, nguyên tắc để xây dựngchương trình, các nội dung dạy môn E.K tự chọn cho HS bậc THCS trường quốctế Việt Anh, nghiên cứu quy cách nhận xét, đánh giá đối tượng học Chúng tôicũng trình bày mục đích, yêu cầu, phương pháp, kế hoạch thực nghiệm; quátrình và kết quả thực nghiệm dạy các tiết tự chọn môn E.K khối lớp 6, 7, 8trường quốc tế Việt Anh.
Trang 20Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm dạy học
Các nhà lý luận phương Tây đã có nhiều tìm tòi nhằm chuyển hóa dạyhọc mang tính truyền thống sang dạy học tích cực Đại diện tiêu biểu cho quanniệm này là Jean Vial [34], theo ông, quá trình dạy học chủ yếu quyết định bởi 3yếu tố tạo thành 3 đỉnh của 1 tam giác, đó là: Nội dung dạy học - khách thể, GV- tác nhân, HS - chủ thể Các yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại lẫnnhau Jean Vial so sánh 3 yếu tố này ở các cấp độ khác nhau theo chiều hướngtiến triển tích cực và việc tương tác ở từng cấp độ sẽ ứng với phương pháp dạyhọc tương ứng
Jean Vial qua cuốn sách Histoire de l'éducation [34] cho rằng: Dạy học làtoàn bộ các thao tác có mục đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết,các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được hoặc cộng đồng đã đạt được vàobên trong một con người Dựa trên quan điểm phát triển, nhất là phát triển vềkhoa học và công nghệ cho rằng dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thaotác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy vànăng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết,các kĩ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được Trên cơ sở đó việc dạyhọc có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộcsống của mỗi người học
Trong Từ điển tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên [13, tr.244] cókhái niệm về mặt ý nghĩa, “dạy” mang nhiều ý nghĩa về hoạt động tương táctruyền đạt có tính hệ thống, có phương pháp
Dạy học là hoạt động hướng dẫn giữa GV và HS, GV có thể tiếp nhậnphản hồi, giải đáp thắc mắc song song với truyền đạt, bao gồm trong đó cả tính
Trang 21“động” nhiều hơn là “giảng” mang nặng về tính truyền đạt kiến thức, lí thuyếtcủa GV hướng đến HS, thường theo hướng một chiều, kiến thức được GV gửiđến HS thông qua ngôn ngữ nói.
Điều kiện vật chất trong dạy học như: sách, vở, phòng học, nơi sinh sống(nông thôn, thành thị, núi cao, ven biển), địa điểm dạy học… tất cả đều tác độngđến quy trình tổ chức dạy học
Hoạt động dạy gồm 2 chức năng truyền đạt và điều khiển, luôn luôntương tác và thống nhất với nhau, xuất phát từ lôgic khoa học của khái niệm vàlôgic sư phạm tâm lí học lĩnh hội Từ vị trí chủ thể tổ chức, người dạy hướngdẫn, quyết định chất lượng giáo dục, đảm bảo các nội dung chính
Người dạy xác định hoạt động dạy hướng đến mục đích người học nắmvững toàn bộ kiến thức với nhận thức biến đổi, liên hệ với thực tiễn thông quacác kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, thực hành Đồng thời người dạy đảm bảongười học phát triển nhân cách, đạo đức và những giá trị nhân sinh khác với ýnghĩa trở thành nguồn lực lao động có ích trong tương lai, phục vụ xã hội, đấtnước, tổ quốc
Người dạy có nghĩa vụ vận hành hệ thống kiến thức tác động vào đốitượng học tập bằng những phương pháp sư phạm khác nhau, nhằm hình thànhnhận thức của người học phát triển theo đúng mục đích giáo dục Trong đóngười dạy xây dựng nội dung hoạt động dạy, chuyển tải khối lượng kiến thứcđảm bảo người học tiếp thu chủ động, tích cực và hiệu quả
Người dạy tiến hành nhiều phương pháp dạy khác nhau, giúp người họcnhanh chóng nắm vững kiến thức, triển khai ứng dụng lý thuyết vào thực tiễnqua kiểm nghiệm, đối chứng và thành thạo các kĩ năng thực hiện
Tóm lại, theo chúng tôi, dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thaotác có tổ chức và định hướng của người dạy giúp người học hình thành năng lực
Trang 22tư duy, hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, tăng cường hiểubiết, hoàn thiện kĩ năng, gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa của nhân loại; trêncơ sở đó, có khả năng giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống, xã hội.
1.1.2 Dạy học âm nhạc
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật gồm thanh nhạc và khí nhạc, dùng đểdiễn tả tình cảm, cảm xúc của con người (âm thanh) hoặc khơi gợi, dẫn dắt cảmxúc, sự liên tưởng của người khác thông qua giai điệu (khí nhạc) Tất cả nhữngâm thanh này đều bắt nguồn từ trong cuộc sống, diễn tả lại những tình cảm củacon người trong cuộc sống hàng ngày với những giai điệu, nhịp điệu, giai điệurõ ràng theo 4 tính chất sau:
- Cao độ: Mức độ trầm bổng của âm thanh- Trường độ: Mức độ ngắn dài của âm thanh- Cường độ: Mức độ mạnh nhẹ của âm thanh- Âm sắc: có thể giống nhau về cao độ, trường độ, cường độ nhưng khácnhau về âm thanh
Dạy học âm nhạc bao gồm các phương pháp, kỹ thuật và hoạt động nhằmtruyền đạt kiến thức và kỹ năng âm nhạc cho HS Mục tiêu của dạy học âm nhạclà giúp người học hiểu và cảm nhận âm nhạc, phát triển khả năng thực hành vàbiểu diễn âm nhạc, cũng như khơi dậy niềm đam mê và sự sáng tạo trong âmnhạc
Dạy học âm nhạc không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức và kỹnăng mà còn chú trọng đến việc phát triển toàn diện con người, giúp HS cảmnhận và yêu thích âm nhạc, đồng thời phát triển các kỹ năng mềm như sự tự tin,khả năng làm việc nhóm, và khả năng tư duy sáng tạo Đối với việc dạy học âmnhạc trong trường phổ thông, có thể hiểu một số khía cạnh trong hoạt động dạyhọc âm nhạc như:
Trang 23a/ Kiến thức âm nhạc: Bao gồm lý thuyết âm nhạc, lịch sử âm nhạc, vàhiểu biết về các thể loại, phong cách và tác phẩm âm nhạc.
b/ Kỹ năng âm nhạc: Bao gồm kỹ năng đọc nhạc, kỹ năng sử dụng nhạccụ, kỹ năng hát…
c/ Phương pháp giảng dạy: Có thể là dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân,dạy học qua trò chơi, hoặc sử dụng công nghệ để hỗ trợ việc học
d/ Hoạt động trải nghiệm: HS có thể tham gia các hoạt động như biểudiễn, tham gia các hình thức diễn tấu như độc tấu, hòa tấu; tham gia câu lạc bộâm nhạc, hoặc tham gia các cuộc thi âm nhạc
e/ Phát triển thẩm mỹ âm nhạc: Giúp HS phát triển khả năng cảm nhận vàđánh giá âm nhạc một cách sâu sắc, từ đó hình thành thẩm mỹ âm nhạc riêng củamình
f/ Tính sáng tạo: Khuyến khích HS sáng tạo trong âm nhạc, từ việc sángtác nhạc đến việc biểu diễn và thể hiện cảm xúc qua âm nhạc Đối với HS trongđề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi hướng HS đến việc sáng tạo ra các câunhạc dạo đầu, gian tấu, câu kết bài…
Dạy học âm nhạc không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức và kỹnăng mà còn chú trọng đến việc phát triển toàn diện con người, giúp HS cảmnhận và yêu thích âm nhạc, đồng thời phát triển các kỹ năng mềm như sự tự tin,khả năng làm việc nhóm, và khả năng tư duy sáng tạo
1.1.3 Nhạc cụ Electric keyboard
E.K đã có mặt trên thế giới từ những năm 1950 và nhanh chóng trở nênphổ biển ở Việt Nam Cuối những năm 1980 đến đầu năm 1990, E.K trở nênthông dụng hơn và việc học E.K đã trở thành trào lưu Trong giai đoạn này, E.Kđã trở thành công cụ đắc lực, hữu hiệu đưa kiến thức âm nhạc phổ thông đếncông chúng E.K được hòa nhập và đến gần hơn với mọi người, có mặt trong
Trang 24nhiều hoạt động âm nhạc quần chúng; đã xuất hiện nhiều loại đàn đa dạng vềthương hiệu, chất lượng, giá cả, ngày càng dẫn đến việc phổ biến hơn, dễ thu hútmọi người.
Tại Việt Nam, E.K thường được gọi là đàn Organ Với tên này, người tadễ nhầm lẫn với một loại đàn khác là Organ nhà thờ (Church Organ/Pipe Organ)hay còn gọi là Đại phong cầm, vốn được sử dụng trong nhà thờ hoặc các phònghòa nhạc lớn
Trải qua quá trình phát triển, E.K phân thành nhiều loại khác nhau, vớihình dáng, chức năng, phù hợp với mục đích của người sử dụng: Có loại có mộttầng phím, có loại nhiều tầng phím; loại có dàn pedal đạp cho các nốt bass; cóloại có loa phát âm thanh đi liền, có loại không có loa mà kết nối thông qua thiếtbị âm thanh bên ngoài
E.K sử dụng nguồn điện để hoạt động, một số có thể dùng pin và đâycũng là nhược điểm vì không sử dụng được khi không có điện
E.K có 61 phím (hơn 5 quãng 8) hoặc 88 phím (hơn 7 quãng 8).E.K có hệ thống kĩ thuật vừa tương đồng vừa khác biệt với đàn Piano Sựtương đồng giữa E.K và Piano là cấu tạo bàn phím Khác biệt so với đàn Pianolà E.K có thể mô phỏng âm sắc hầu hết các loại nhạc cụ phổ biến trên thế giớihoặc tạo các âm thanh điện tử (synthesize) Nhưng nổi bật nhất vẫn là hệ thốnghòa âm tự động (Auto accompaniment), tạo âm hưởng dàn nhạc đệm phong phú(nhạc cụ dây (kéo, gẩy), kèn (gỗ, đồng), nhạc cụ gõ (định âm, không định âm)…với các tiết tấu tự động đã cài đặt sẵn
Với sự phát triển công nghệ và nhu cầu sử dụng, ngày nay E.K có thêmnhiều tính năng như có thêm phần thu âm, có thể làm beat, có thêm bộ nhớ lưutiếng, hỗ trợ đọc đĩa CD, USB
Trang 25Người học trong hệ thống hòa âm tự động có thể dùng các cách bấm hợpâm nâng cao (finger bass, full keyboard) để tạo hiệu quả phong phú hơn Hoặcngười học sử dụng cần Pitch bend để thay đổi cao độ của nốt, tạo các hiệu ứngđặc trưng của âm nhạc truyền thống Việt Nam như rung, vỗ, nhấn, luyến láy…
Theo bộ từ điển The New Grove Dictionary of Music and Musicians [29],những người đầu tiên tiếp cận và sử dụng cây đàn này đa phần là các nghệ sĩAccordion và Piano Trải qua một thời gian nghiên cứu, họ đã nhanh chóng vậndụng những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn từ các giáo trình Piano, Accordion,từ đó viết riêng giáo trình cho E.K
Hiện nay tại Việt Nam, E.K được sử dụng phổ biến và được giảng dạy ởnhiều trường âm nhạc chính quy Một số thương hiệu nhạc cụ nổi tiếng nhưCasio, Yamaha đã hợp tác với một số trường học, cung cấp nhạc cụ cho cáctrường này
Đối với các GV âm nhạc trường phổ thông, E.K được xem là công cụquan trọng, sử dụng thường xuyên trong các giờ lên lớp chính khóa, giờ hoạtđộng ngoại khóa và các hoạt động phong trào của nhà trường E.K cũng là côngcụ thiết thực nhằm hỗ trợ truyền tải tốt hơn những kiến thức âm nhạc cần thiếtđến HS, giúp cho giờ học trở nên sinh động và thu hút hơn Đặc biệt, trong cáctiết học âm nhạc, các em không chỉ được nghe giai điệu, hòa âm, mô hình tiếttấu mà còn được học cách phân biệt âm sắc HS còn được rèn luyện bằng cácthao tác cảm thụ âm nhạc, nhận biết các câu, đoạn nhạc, phân biệt điệu trưởng,điệu thứ…
1.1.4 Khái niệm dạy học Electric keyboard
Dạy học E.K có nhiều cách hiểu và giải thích.Tại Việt Nam, môn học E.K được giảng dạy ở nhiều nơi, từ các trườngâm nhạc chuyên nghiệp cho đến các trung tâm âm nhạc; đối tượng theo học đa
Trang 26dạng từ trẻ em đến người trưởng thành Mục đích học tập cũng như nội dungchương trình học phụ thuộc vào nhóm đối tượng theo học và kế hoạch giảng dạycủa đơn vị đào tạo Nhạc cụ được sử dụng cho môn học là E.K, được giảng dạydưới hình thức 1 GV - 1 HS hoặc học tập dưới hình thức lớp 1 GV - nhiều HS.Khi tham gia môn học, người học cần phải luyện tập nhiều nội dung như kĩ thuật,trình diễn tác phẩm, thao tác cài đặt trên E.K…
PGS TS NSUT Xuân Tứ đã khẳng định để dạy học E.K một cách hiệuquả, người học cần có: “hiểu biết cơ bản về lý thuyết âm nhạc đặc biệt là hòathanh để ứng dụng trên đàn Đồng thời phải rèn luyện kĩ năng diễn tấu, dần dầnlàm chủ được trên phím đàn” [25, tr.5] Đồng thời ông nêu 3 tiêu chí dạy họcE.K: “có phương pháp, có hệ thống, học với niềm hứng thú say mê” [25, tr.3]
Từ những khái niệm trên về E.K cho thấy việc xây dựng một chươngtrình giảng dạy E.K có những đặc điểm riêng
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi nêu khái niệm về dạy học E.K đólà nhằm trang bị cho người học hệ thống kiến thức cơ bản về sử dụng nhạc cụ,kiến thức về nhạc lí cơ bản, kĩ năng xử lí bài và diễn tấu các tác phẩm ca khúcthiếu nhi phù hợp lứa tuổi, hướng dẫn HS phương pháp luyện tập để đạt mụcđích cuối cùng là HS có thể độc lập sử dụng E.K để diễn tấu các tác phẩm
1.1.5 Môn tự chọn
Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, trong chươngtrình giáo dục phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giaiđoạn
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Âm nhạc là môn học bắt buộc từ lớp 1 đếnlớp 9, bao gồm những kiến thức và kĩ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc,đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc Chương trình giáo dục âmnhạc giúp HS trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt
Trang 27động âm nhạc nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ, nhận thức được sự đa dạng củathế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loạihình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trịâm nhạc truyền thống.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Âm nhạc là môn học đượclựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của HS Nội dung mônhọc bao gồm kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về hát, nhạc cụ, nghe nhạc,đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc Những HS có sở thích, năngkhiếu hoặc định hướng nghề nghiệp liên quan còn được chọn thêm các chuyênđề học tập Nội dung giáo dục âm nhạc ở giai đoạn này giúp HS tiếp tục pháttriển các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quanvới các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội, ứng dụng kiến thức vào đời sống, đápứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc
Chương trình môn Âm nhạc tuân thủ các quy định cơ bản được nêutrong Chương trình tổng thể, bao gồm: những định hướng chung cho tất cả cácmôn học (quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các địnhhướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục,điều kiện thực hiện và phát triển chương trình); định hướng xây dựng chươngtrình môn Âm nhạc ở ba cấp học Đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, cácquan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng chương trình:
Chương trình tập trung phát triển ở HS năng lực âm nhạc, biểu hiện củanăng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc thông qua nội dung giáo dục vớinhững kiến thức cơ bản, thiết thực; chú trọng thực hành; góp phần phát triển hàihoà đức, trí, thể, mĩ và định hướng nghề nghiệp cho HS
Chương trình kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình mônÂm nhạc hiện hành, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình củamột số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới Nội dung giáo dục của chương trình
Trang 28được thiết kế theo hướng kết hợp giữa đồng tâm với tuyến tính; thể hiện rõ đặctrưng nghệ thuật âm nhạc và bản sắc văn hoá dân tộc; tích hợp cao ở các lớp họcdưới, phân hoá dần ở các lớp học trên.
Chương trình xây dựng những hoạt động học tập đa dạng, với sự phongphú về nội dung và hình thức, nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của HS; tạo đượccảm xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập
Chương trình vừa bảo đảm những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhấttrong cả nước, vừa có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khảnăng học tập của HS các vùng miền
Ngoài việc qui định chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, bên cạnhđó là việc qui định các chương trình môn học và hoạt động giáo dục cho các cấpTH, THCS, và THPT Những tiết học tự chọn trong các trường học 2 buổi/ngàyđã có vai trò ngày càng trở nên quan trọng Với mục đích dạy học tự chọn là đểgóp phần củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kĩ năng; nâng cao kiến thức,kĩ năng một số môn học và hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáodục, góp phần hướng nghiệp cho HS, giúp HS phát triển toàn diện Đức - Trí -Thể - Mỹ
Các môn học tự chọn và chủ đề tự chọn: Thời lượng dạy học tự chọntrong kế hoạch giáo dục được sử dụng để dạy các môn học tự chọn, chủ đề tựchọn theo kế hoạch giảng dạy của đơn vị đào tạo
Ở một số trường cho phép HS chuyển đổi giữa các môn học tự chọnnhưng vẫn phải đảm bảo đủ số tiết môn học tự chọn Tổng số tiết yêu cầu HShọc môn tự chọn mỗi năm học là 37 tuần = 35 tiết học + 2 tiết kiểm tra (riênglớp 9 chỉ học học kì 1 bao gồm 17 tiết + 1 tiết kiểm tra)
HS học môn tự chọn sau khi tham gia đầy đủ tiết học và 1 tiết kiểm trahọc kì và đạt yêu cầu, thì có thể xin chuyển sang môn tự chọn khác và cần tham
Trang 29gia đủ số tiết học và kiểm tra cuối kì của môn học mới theo đúng quy định củanhóm các môn học tự chọn (HS cần đảm bảo đủ 35 tiết học + 2 tiết kiểm tra cuốimỗi học kì và được thay đổi tối đa 2 môn tự chọn trong 1 năm học).
Ưu điểm của các môn học tự chọn là HS được lựa chọn theo sở thích, HSsẽ học tập và tiếp thu dựa trên tinh thần tự nguyện, sự yêu thích của bản thân,đem lại thái độ học tập tích cực và đạt hiệu quả tốt, tạo môi trường học tập vuivẻ, tự nhiên
1.1.6 Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ lứa tuổi THCS
1.1.6.1 Đặc điểm của hoạt động học tập trong trường THCS
Học tập là hoạt động chủ đạo của HS, ở bậc THCS, việc học tập của cácem có những thay đổi cơ bản, việc học tập ở trường là một bước ngoặt quantrọng trong đời sống của trẻ Ở TH, trẻ học tập các hệ thống, các sự kiện và hiệntượng, hiểu những mối quan hệ cụ thể và đơn giản giữa các sự kiện và hiệntượng đó Ở trường THCS, việc học tập của các em phức tạp hơn một cách đángkể Các em bắt đầu làm quen dần với cách tiếp cận cụ thể sang khái quát, tăngcường khả năng thực hành, ứng dụng; chuyển sang nghiên cứu có hệ thốngnhững cơ sở của khoa học, học tập thêm nhiều phân môn… Mỗi môn học gồmnhững khái niệm, những quy luật được sắp xếp thành một hệ thống tương đốisâu sắc Điều đó đòi hỏi các em phải có tinh thần tự giác học tập và độc lập cao
Thái độ tự giác đối với học tập ở bậc THCS cũng tăng lên rõ rệt Ở HSTH, thái độ đối với môn học phụ thuộc vào thái độ của các em đối với GV vàđiểm số nhận được Nhưng ở THCS, thái độ đối với môn học do nội dung mônhọc và sự đòi hỏi phải mở rộng tầm hiểu biết chi phối Thái độ đối với môn họccủa HS cũng dần trở nên phân hóa (môn “hay”, môn “không hay”)
Trang 301.1.6.2 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi HS THCS
Về mặt tri giác, HS đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiệntượng phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng Khối lượng tri giác tăng lên,tri giác của HS trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn
Về mặt trí nhớ, đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là năng lực ghinhớ được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũngđược nâng cao Các em có những kĩ năng tổ chức hoạt động tư duy, biết tiếnhành các thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu
GV cần dạy cho HS phương pháp ghi nhớ lôgic, giải thích cho các em rõviệc cần thiết phải ghi nhớ chính xác những định nghĩa, những qui luật, rènluyện cho các em có kĩ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễnđạt của mình GV cần chỉ cho các em thiết lập các mối liên tưởng ngày càngphức tạp hơn, gắn tài liệu mới với tài liệu cũ, giúp cho việc lĩnh hội tri thức cóhệ thống hơn, đưa tài liệu cũ vào hệ thống tri thức
Về mặt tư duy, hoạt động tư duy của HS THCS đã có những biến đổi cơbản so với TH Tư duy trừu tượng phát triển mạnh là một đặc điểm cơ bản củahoạt động tư duy ở tuổi THCS Nhưng thành phần của tư duy hình tượng - cụthể vẫn được tiếp tục phát triển, vẫn giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tưduy Các em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải bao giờcũng phân biệt được chúng
Ở lứa tuổi THCS, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các embiết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ Các em đã biết vận dụng líluận vào thực tiễn, biết lấy những điều quan sát được, kinh nghiệm riêng củamình để minh họa kiến thức
Từ những đặc điểm trên, GV cần lưu ý phát triển tư duy trừu tượng choHS THCS để làm cơ sở cho việc lĩnh hội các khái niệm khoa học trong chương
Trang 31trình học tập GV chỉ dẫn cho các em những biện pháp để rèn luyện kĩ năng suynghĩ; tư duy phản biện, khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức.
1.1.7 Phương pháp giảng dạy áp dụng trong thực nghiệm
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã áp dụng một số phương phápgiảng dạy trong tiết học, khác với những phương pháp học trước đây của HS khiGV chỉ đưa bài và áp dụng một số phương pháp như phân tích về chọn tiếng,điệu nhạc, tốc độ, sau đó là cho HS đọc nốt và tập đàn Những phương phápchúng tôi áp dụng là:
+ Phương pháp thuyết trình, trực quan khi cho HS nghe mẫu các tácphẩm âm nhạc, xem các hình ảnh tư liệu có liên quan đến nội dung bài học nhưnhạc cụ, tác giả…
+ Phương pháp phân tích nội dung bài học, nội dung các tác phẩm, các kĩthuật được sử dụng, các nhóm âm hình tiết tấu, cấu trúc, các kí hiệu âm nhạc…
+ Phương pháp so sánh, minh họa, dẫn chứng, ví dụ sự khác nhau giữacác nội dung bài học, giữa các kĩ thuật như legato với staccato và các sắc thái âmnhạc được sử dụng trong tác phẩm, lựa chọn âm sắc, tiết điệu phù hợp; so sánh,minh họa sự khác nhau về đặc điểm tính chất và các trình diễn các loại nhịp 2/4,3/4, 6/8…
+ Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin và đánh giá kết quả buổi học,mức độ tiếp thu bài của HS
+ Phương pháp dạy học theo góc: Học theo góc có nghĩa là HS của lớpđược học tại các vị trí/khu vực khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ được giaotheo quy định của GV về thời gian tối đa cho hoạt động ở mỗi góc và các cáchhướng dẫn để HS chọn góc, luân chuyển góc cho hiệu quả (nếu bài học yêu cầuHS học theo hệ thống quay vòng các góc)) HS được khuyến khích hoạt động và
Trang 32các hoạt động này có tính đa dạng về nội dung và bản chất, hướng tới việc thựchành, khám phá và thực nghiệm.
Chúng tôi đã tiến hành thay đổi một số phương pháp cho phù hợp hơnvới tình hình học tập của HS:
Cân bằng giữa phương pháp thuyết trình và phương pháp thị phạm:Thời gian dùng phương pháp thuyết trình chiếm 20% giờ dạy, 30% giờdạy dùng phương pháp thị phạm và 50% giờ dạy dùng phương pháp truyềnngón Việc phân chia thời gian và sắp xếp sử dụng hai phương pháp thuyết trìnhvà thị phạm rất rõ ràng, chặt chẽ, logic; mỗi một nội dung cụ thể Điều này đãgiúp cho GV xác định và sắp xếp được các nội dung cần truyền tải đến HS, vàchủ động điều khiển, cuốn hút sự chú ý tập trung của HS theo suốt các hoạt độngcủa mình; Bên cạnh đó HS còn được phát biểu cảm nhận của mình khi nghe GVlàm mẫu, hào hứng lấy đó làm đích để luyện tập…
Các nội dung quan trọng của môn học E.K, các kĩ năng mà HS cần có:- Kĩ năng cơ bản:
+ HS cần hiểu các khái niệm cơ bản về nhạc lí như nhịp điệu, các loại giá trịnốt nhạc, và các ký hiệu nhạc lý cơ bản HS cần có khả năng nhận diện các nốtnhạc trên khuông nhạc và đọc bản nhạc cơ bản
+ HS cần phát triển kỹ năng điều khiển ngón tay một cách linh hoạt và chínhxác để thực hiện các bài tập và tác phẩm trên đàn E.K, có thể kết hợp đàn 2 taycùng lúc với hợp âm tay trái và giai điệu ở tay phải
- Kĩ năng nâng cao:+ HS cần biết cách điều chỉnh âm lượng và âm sắc của đàn, các loại tínhnăng để phù hợp với từng tác phẩm và phong cách âm nhạc
Trang 33+ HS cần biết cách sử dụng kỹ thuật biểu cảm để thể hiện cảm xúc và phongcách âm nhạc trong quá trình trình diễn tác phẩm HS có khả năng sáng tạo trongviệc phối hợp các hợp âm, tạo ra các phần nhạc mới và áp dụng các kỹ thuật âmnhạc để phát triển ý tưởng âm nhạc cá nhân dưới sự hướng dẫn của GV.
+ HS có thể độc lập diễn tấu các tác phẩm đã học với sự kết hợp cả 2 tay
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Khái quát trường quốc tế Việt Anh
Trường quốc tế Việt Anh là trường dân lập quốc tế bao gồm 3 cấp TH THCS - THPT, thuộc hệ thống giáo dục trưởng Education của Vương quốc Anh
-Trường quốc tế Việt Anh với 880 HS (theo danh sách HS năm 2022) vớihơn 100 phòng học và phòng chức năng Trường hiện có 3 cơ sở, mỗi cơ sở gồmcó 3 cấp TH-THCS-THPT và 1 cơ sở mầm non, được xây dựng ở các quận GòVấp, Phú Nhuận, Bình Tân tại TP Hồ Chí Minh Mỗi cơ sở của nhà trường đềucó hệ thống quản lí, giám sát và làm việc độc lập
Quan điểm của nhà trường đối với việc giáo dục là mỗi HS có điểm mạnh,điểm yếu, mối quan tâm, điểm xuất phát khác nhau Vì vậy, mục tiêu của trườngquốc tế Việt Anh là giúp mỗi em tiến bộ, so với chính bản thân mình, qua từngnăm học, tiến dần về mục tiêu cuộc đời đã được thiết lập của bản thân
Nhà trường với định hướng đào tạo HS Giỏi chuyên Anh, được thành lậpvới sứ mệnh là “Tạo ra môi trường học tập vui vẻ và thực dụng”, “Vui vẻ” đểHS hạnh phúc khi đến trường, trải nghiệm trạng thái học tập hiệu quả nhất.“Thực dụng” là tập trung thời gian và nguồn lực của HS để thu thập những hànhtrang, rèn luyện những kĩ năng cần có cho thành công và hạnh phúc tương laicủa chính mình; thước đo thành công của nhà trường là “Sự tiến bộ của từngHS”
Trang 34Để HS có thể lấy bằng Tốt nghiệp quốc gia, đủ điều kiện thi vào cáctrường đại học trong nước và quốc tế, chương trình sử dụng nội dung theo giáotrình chuẩn của Bộ GD&ĐT kết hợp song song với các giáo trình theo hệ thốngquốc tế của nhà trường, áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến và hiện đạitrên thế giới, ứng dụng rèn luyện các kĩ năng quan trọng nhằm giúp HS pháttriển một cách toàn diện, sau này sẽ trở thành người công dân toàn cầu trong thờiđại 4.0.
Trường có các Câu lạc bộ ngoại khoá được thành lập và phát triển theoxu hướng, năng khiếu và đam mê của HS: Xã hội, Âm nhạc, Bóng đá, Bóng rổ,Yoga, Gym
Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đàotạo giáo dục Trường quốc tế Việt Anh trang bị đầy đủ thiết bị máy móc hiện đạicho Lớp học, Thư viện, Phòng Thí nghiệm, Phòng học âm nhạc, nhằm phục vụcho nhu cầu dạy của GV và học của HS Trường còn trang bị ký túc xá, phònggym, canteen, sân sinh hoạt chung, phòng y tế, hồ bơi… phục vụ cho nhu cầunhà ở, sinh hoạt và chăm sóc sức khoẻ cho HS Trường có 1 phòng học nhạcriêng với đầy đủ nhạc cụ cơ bản cho 25 HS (1 Piano, 25 E.K của các hãng Casio,Yamaha), các thiết bị dụng cụ hỗ trợ cho việc học tập của HS (máy chiếu, loa,dụng cụ gõ nhịp…) (xem Phụ lục 2, tr.3)
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát sosánh trên phạm vi quận Phú Nhuận, giữa trường công lập THCS Cầu Kiệu vàtrường quốc tế Việt Anh về các đặc điểm khác nhau giữa cơ sở vật chất, chươngtrình giảng dạy và một yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giảng dạy, học tậpmôn âm nhạc nói chung và E.K nói riêng (xem Phụ lục 2, tr.4)
Những vấn đề khác nhau cơ bản đến từ kinh phí hoạt động và chươngtrình giảng dạy Do có sự đầu tư về kinh phí nhiều hơn nên trường quốc tế ViệtAnh đã trang bị được phòng học nhạc riêng với đầy đủ dụng cụ cho từng HS,
Trang 35trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và học tập của GV và HS Phònghọc được thiết kế tối ưu về không gian với độ an toàn cao từ các thiết bị học tập;có nhiều khu vực riêng đáp ứng nhu cầu giải trí của HS như hồ bơi, khu thể dụcthể thao, khu nghệ thuật.
Về hệ thống cấu cấu, chương trình giảng dạy, các môn học của trườngquốc tế Việt Anh có phần giống với chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT nhưcác trường công lập trong khu vực, với đội ngũ GV 50 người trong và ngoàinước, 100% đều đạt yêu cầu về chứng chỉ và bằng cấp Ngoài các lớp chínhkhóa trường có kết hợp thêm một số nội dung môn học khác theo chương trìnhchuẩn quốc tế và chương trình giảng dạy song ngữ Trường quốc tế Việt Anhngoài việc có môn Âm nhạc theo chương trình của Bộ GD&ĐT, còn có thêmmôn E.K được giảng dạy dưới hình thức môn học tự chọn
Trường quốc tế Việt Anh có những yêu cầu về chuẩn đầu vào của HS,ngoài những yêu cầu chung của bậc THCS theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, HScũng cần đạt được IELTS 5.0 (hoặc tương đương) Trường cũng chú trọng đếnyếu tố thực hành, giúp HS cân bằng giữa thực hành và lí thuyết, đề cao việc thựchành và đưa lí thuyết vào thực tế, tạo điều kiện để HS khám phá kĩ năng của bảnthân, phát huy tính tư duy sáng tạo
Hình thức học ở trường quốc tế Việt Anh là nội trú, khác với các trườngcông lập trong khu vực, điều này dẫn đến những đặc điểm khác nhau trong quátrình học tập Ngoài giờ học chính khóa, thời gian còn lại trong ngày HS sẽ sinhhoạt và rèn luyện tại trường Các em có nhiều thời gian để học tập và giao tiếptrong một môi trường lớn hơn so với trong gia đình Điều này giúp các em tự tinhơn thông qua quá trình học tập và giao tiếp, chủ động và thích nghi với môitrường học tập, nắm bắt các ứng dụng công nghệ trong học tập nhanh chóng
Trang 361.2.2 Thực trạng dạy và học E.K tự chọn tại trường quốc tế Việt Anh
Trường thuộc hệ thống quốc tế Vương quốc Anh, chú trọng về cơ sở vậtchất với đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy và học âm nhạc
Trong những năm học vừa qua, trường quốc tế Việt Anh đã có các mônhọc tự chọn là những môn HS được phép lựa chọn theo năng khiếu, sở thích,nhu cầu, điều kiện và định hướng phù hợp với HS Ví dụ, trong các môn học tựchọn sẽ có các môn thanh nhạc, nhạc cụ, tin học, hội họa, bóng rổ, cầu lông (cácmôn học có thể thay đổi theo kế hoạch hoạt động giảng dạy của nhà trường) HScó thể lựa chọn một trong những môn học tự chọn mà nhà trường đang giảngdạy
Các GV đều có trình độ đại học đúng chuyên ngành sư phạm âm nhạc,tốt nghiệp các trường âm nhạc chuyên nghiệp Có GV tốt nghiệp chuyên ngànhE.K Nhạc viện TP Hồ Chí Minh, thuận lợi cho việc dạy môn E.K tự chọn
Lực lượng đội ngũ GV trẻ và năng động, nắm bắt được tâm lí HS CácGV có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học như tranh ảnh, các loại máynghe nhạc, băng, đĩa, giáo án điện tử
Ngoài ra, GV cũng được Nhà trường tạo điều kiện để tham gia học cáckhóa cảm thụ âm nhạc, nâng cao chuyên môn giảng dạy, nhằm mang đến choHS những giờ học thú vị hơn
Quá trình dạy và học tại trường đã đạt được một số kết quả nhất định, tuynghiên có thể tốt hơn nếu điều chỉnh một số nội dung về chương trình học cũngnhư phương pháp và cách thức giảng dạy
Hiện nay HS được phân chia lớp E.K theo khối lớp văn hóa (6, 7, 8, 9)(do cách quản lý của trường quốc tế Việt Anh), không theo trình độ chuyên mônđàn E.K dẫn đến tình trạng trình độ chuyên môn đàn E.K giữa các HS không
Trang 37đồng đều trong cùng một lớp, GV khó có thể dạy chung phần kiến thức cho cácem.
Ví dụ có HS lớp 8 mới tham gia môn học được xếp vào lớp E.K của cácem học lớp 8 (lớp này có những em đã học từ các HK trước): trình độ của emnày không bằng các em khác trong lớp.Vì không chia lớp E.K theo trình độchuyên môn nên các lớp E.K tự chọn không xây dựng thang đo chuẩn kiến thức,kĩ năng, năng lực đầu vào và đầu ra cho từng học kỳ
Nhà trường hiện chưa có chương trình giảng dạy thống nhất để áp dụngcho môn học E.K, mà do GV dạy tự biên soạn
Thông qua kết quả khảo sát (xem phụ lục tr.9) Việc dạy và học môn E.Ktự chọn tại trường chúng tôi nhận thấy một số vấn đề:
+ Có 98% HS yêu thích và 2% chưa yêu thích môn học.+ Có 2% HS thường xuyên tập đàn tại nhà, trong khi đó 14% ít tập và84% không tập đàn
+ Có 18% HS từng học đàn trước đây trong khi 72% chưa từng học.+ Đa số HS còn gặp khó khăn với các bài luyện tập kĩ thuật Gam chiếm60,34% và luyện ngón chiếm 10,34%
Từ những kết quả khảo sát cho thấy đa số HS có kiến thức nhạc lí chưavững, tinh thần học còn thụ động, chưa tích cực trong giờ học, thiếu sự tương tácgiữa GV-HS và HS-HS Nhiều HS tuy yêu thích âm nhạc nhưng năng khiếuchưa tốt dẫn đến nhiều hạn chế trong quá trình học tập Sau giờ học các HS sẽ ởlại trường nên các em không có nhiều thời gian để luyện tập thêm ngoài giờ học
Trang 38Tiểu kết chương 1
Mặc dù xuất hiện chưa lâu nhưng E.K đã phổ biến trên thế giới và ViệtNam E.K có những đặc điểm như âm sắc đa dạng, hệ thống hòa âm tự động tạoâm hưởng dàn nhạc đệm phong phú, có thể thu âm, làm beat…
Đối với các GV âm nhạc trường phổ thông, E.K được xem là công cụquan trọng, sử dụng thường xuyên trong các giờ lên lớp chính khóa, giờ hoạtđộng ngoại khóa và các hoạt động phong trào của nhà trường
Môn học E.K là môn học có giá trị thực tiễn cao, đáp ứng được nhu cầucủa xã hội, đặc biệt là đối với những hoạt động phong trào, văn nghệ quần chúng
Việc dạy và học môn E.K tự chọn, bậc THCS trường quốc tế Việt Anh cómột số vấn đề, trong đó đáng chú ý nhất là việc không có chương trình giảngdạy thống nhất (chỉ do GV tự biên soạn) và việc phân chia lớp E.K tự chọn theokhối văn hóa (không chia theo trình độ chuyên môn đàn E.K)
Việc GV tự biên soạn chương trình đưa đến việc GV đáp ứng yêu cầu tậpnhững bài nhạc thị trường của HS (đưa đến học vẹt, học tủ nếu bài nhạc vượtquá trình độ chuyên môn đàn E.K), cũng như chỉ dạy tác phẩm độc tấu, bỏ quacác kiến thức nhạc lý, kĩ năng cần thiết; không chú ý đến phương pháp giảngdạy; không chú trọng yếu tố âm nhạc truyền thống dân tộc, dân ca…
Việc phân chia lớp E.K tự chọn không theo trình độ chuyên môn đàn E.Kdẫn đến trình độ các HS không đồng đều trong lớp Từ đó GV khó có thể dạychung phần kiến thức cho các em Mặt khác, lớp E.K tự chọn không thể xâydựng thang đo chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực đầu vào và đầu ra cho từnghọc kỳ: việc cần thiết thực hiện để nâng cao trình độ HS lớp E.K tự chọn
Để giải quyết 2 vấn đề trên, trong chương 2 chúng tôi tiến hành xây dựngchương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượnggiảng dạy môn E.K tự chọn bậc THCS trường quốc tế Việt Anh
Trang 39Chương 2 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY
2.1 Xây dựng chương trình
Trường quốc tế Việt Anh hiện tại chưa có chương trình thống nhất ápdụng cho môn E.K tự chọn bậc THCS, các bài học mang tính tự phát và khôngcố định, chưa có một hệ thống cụ thể và thang đo chuẩn đầu ra về yêu cầu trìnhđộ cũng như phân chia nội dung Do đó, chúng tôi tiến hành xây dựng chươngtrình
Nội dung chương trình chủ định xây dựng cho HS một nền tảng kĩ thuậttheo từng trình độ, tiếp cận các tác phẩm âm nhạc trong và ngoài nước, các bàihát dân ca, âm hưởng dân ca…
Chương trình dạy môn tự chọn E.K được xây dựng tham khảo từ nhữngtài liệu liên quan đến E.K đã xuất bản, được chúng tôi lựa chọn với tiêu chí lànhững kĩ thuật diễn tấu cơ bản Nội dung phải đảm bảo phù hợp với năng lực HS,điều kiện thực tế trong các tiết học E.K tự chọn
Xây dựng chương trình giảng dạy là một quá trình thiết kế, điều chỉnh,sửa đổi dựa trên việc đánh giá, kiểm tra có định kì Quá trình này sẽ lựa chọn,điều chỉnh hoặc thay thế các nội dung của môn học nhằm phù hợp hơn, tiến bộhơn, đáp ứng yêu cầu đào tạo
Do phạm vi đào tạo là cấp THCS và trình độ của người học thuộc hệkhông chuyên, học E.K như là một tiết học tự chọn, nên các kĩ thuật được đưa raở mức độ làm quen và vừa sức HS, mang tính điển hình, khái quát và không quáđi sâu cũng như nâng cao
Để xây dựng chương trình đào tạo, chúng tôi thực hiện qua các bước:Do phạm vi đào tạo là cấp THCS và trình độ của người học thuộc hệkhông chuyên, học E.K như là một tiết học tự chọn, nên các kĩ thuật được đưa
Trang 40ra ở mức độ làm quen và vừa sức HS, mang tính điển hình, khái quát vàkhông quá đi sâu cũng như nâng cao.
Để xây dựng chương trình đào tạo, chúng tôi thực hiện qua các bước:
Phân tích bối cảnh, nhu cầu đào tạo, chuẩn kiến thức kĩ năng tối thiểu cho chương trình.
Chúng tôi đánh giá tình hình hiện tại, bao gồm các nguồn lực sẵn có,trình độ của HS, và các mục tiêu giáo dục tổng thể ở cấp THCS Chúng tôi tậptrung xác định để hiểu rõ đặc điểm của HS, như độ tuổi, khả năng học tập, vàkiến thức nền tảng đã có Bằng cách phân tích kỹ lưỡng bối cảnh và nhu cầuđào tạo cũng như xác định các kiến thức và kỹ năng tối thiểu, chúng tôi có thểtạo ra một chương trình đào tạo toàn diện và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu củaHS cấp THCS học môn Electric Keyboard như một tiết học tự chọn
Xác định mục tiêu đào tạo.
Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo: Được đưa ra từ việc thu thậpthông tin từ GV, HS và phụ huynh để hiểu rõ nhu cầu và mong đợi từ chươngtrình đào tạo; Xem xét các xu hướng giáo dục trong tương lai và những kỹnăng mà HS cần có
Xây dựng chuẩn kiến thức và kĩ năng cho chương trình: gồm một sốmục tiêu cụ thể như sau:
- Năng lực cốt lõi: Xác định các kỹ năng và kiến thức cơ bản mà HS
phải đạt được sau khi hoàn thành khóa học
-Tiêu chí đánh giá: Phát triển các tiêu chí để đánh giá xem HS đã đạtđược mức độ thành thạo mong muốn hay chưa; Xây dựng tiêu chí và thiết lậpcác cách thức đánh giá kết quả học tập rõ ràng và có thể đo lường được, phùhợp với các tiêu chuẩn và mục tiêu giáo dục