LỊCH SỬ TRIẾT LÝ NHO GIÁO Bs Phan Thượng Hải biên soạn Là một học phái triết học vào cuối thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Nho Gia từ Khổng tử đề ra một lý thuyết triết học, gọi là Nho Học; d
Trang 1LỊCH SỬ TRIẾT LÝ NHO GIÁO Bs Phan Thượng Hải biên soạn
Là một học phái triết học vào cuối thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Nho Gia từ Khổng tử đề ra một lý thuyết triết học, gọi là Nho Học; dùng làm đường lối để con người học và hành trong đời sống con người (nhân sinh), gọi là Đạo hay Nho Đạo; hoặc tu hành, gọi là Nho Giáo
Nho Giáo Chính Thống khởi đầu với Tứ Thư (Luận Ngữ, Mạnh Tử, Trung Dung và Đại Học) đến cuối thời Chiến Quốc Từ thời nhà Hán (thế kỷ thứ 3 tr CN), với lý thuyết gia Đổng Trọng Thư, Nho Giáo trở thành nền giáo hóa chính thức của chính quyền quân chủ Trung Quốc cho đến đầu thế kỷ thứ 20 Trong thời nhà Tống và nhà Minh có xuất hiện thêm Tân Nho Giáo gồm 2 phái Lý Học (với triết gia chính là Chu Hi) và Tâm Học (với triết gia chính là Vương Thủ Nhân) Cho đến hiện đại, triết học của Nho Giáo Chính Thống của Khổng tử và Mạnh tử vẫn là căn bản và phổ thông nhất
Bài viết nầy trình bày lịch sử triết học nhân sinh và chính trị của Nho Giáo theo dòng lịch sử từ Khổng tử (trong thời Xuân Thu) cho đến Vương Thủ Nhân (trong thời nhà Minh)
Bố cục:
Lịch sử trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc (trang 1) Triết học của Nho Giáo Chính Thống
Khổng tử (trang 6) Mạnh tử (trang 18) Tuân tử (trang 22) Sách Dịch Truyện (trang 24) Sách Trung Dung (trang 26) Sách Đại Học (trang 30) Lịch sử trong thời nhà Tần và nhà Hán (trang 32) Triết học của Đổng Trọng Thư (trang 34)
Lịch sử từ thời Nam Bắc Triều đến nhà Đường (trang 41) Lịch sử từ thời nhà Tống đến nhà Minh (trang 42)
Triết học của Tân Nho Giáo
Chu Đôn Di (trang 46) Trương Tái và Trình Hạo (trang 48) Phái Lý Học: Trình Di và Chu Hi (trang 50) Phái Tâm Học: Lục Cửu Uyên và Vương Thủ Nhân (trang 55) Kết Luận (trang 60)
LỊCH SỬ TRONG THỜI XUÂN THU VÀ CHIẾN QUỐC a) Bối cảnh Lịch sử
Nước Tàu từ năm 1046 tr CN lúc bắt đầu triều đại của nhà Chu có hệ thống chính trị và xã hội
đặc biệt cho tới khi Tần Thủy Hoàng thống nhất nước Tàu vào năm 221 tr CN Hệ thống chính trị chịu ảnh hưởng bởi Thuyết Thiên Mệnh và chế độ Phong Kiến (Feudalism)
Trang 2Lãnh thổ nước Tàu lúc bấy giờ gọi là Thiên hạ với hệ thống chính trị của dân tộc (người) Hoa Hạ Trên hết có quyền cai trị tối cao của toàn Thiên hạ là Thiên tử theo Thuyết Thiên Mệnh Thiên tử là Vương của nhà Chu Thiên Hạ gồm có Trung Quốc và các Phương Quốc Thiên
tử cai trị trực tiếp Trung Quốc và phong cho Công hay Hầu để trực tiếp cai trị Phương Quốc Có nhiều Công và nhiều Hầu (nên gọi là Chư Hầu) vì có nhiều Phương Quốc Các Công và các Hầu dưới quyền lãnh đạo của Thiên tử do đó Thiên tử cai trị Thiên Hạ gồm có trực tiếp cai trị Trung Quốc và gián tiếp cai trị các Phương Quốc Các Công và các Hầu là bà con thân thuộc của Thiên Tử nhà Chu hoặc là những đối thủ trước đã đầu hàng nhà Chu và được giữ lãnh thổ của mình Tại Trung Quốc và các Phương Quốc, Thiên Tử và các Công Hầu có các Quan lại của mình là những Khanh và những Đại Phu Các Quan Lại được Thiên Tử và các Công Hầu phong cho "đất" riêng trong "Quốc" gọi là Ấp hay Thái Ấp Quan lại cũng có những Gia thần riêng của mình Quan lại và Gia thần giúp việc cai trị trong Quốc và Ấp
Giới Quý tộc gồm có Vương của Thiên hạ và Trung Quốc; Công và Hầu của các Phương Quốc; các Quan lại có những Ấp hay Thái Ấp và các Gia thần
Hệ thống "Quân Thần" (Chúa và bề tôi) được kể từ trên xuống dưới:
Ở Thiên Hạ: Vương là "Quân" và Công hay Hầu là "Thần" Tại Trung Quốc: Vương là "Quân" và các Quan lại (của Vương) là "Thần" Tại mỗi Phương Quốc: Công hay Hầu là "Quân" và các Quan lại (của Công hay Hầu) là "Thần"
Tại mỗi Thái Ấp: Quan lại là "Quân" và các Gia thần (của Quan Lại) là "Thần" Quân = chúa, nhà lãnh đạo = sovereign, ruler
Thần = bề tôi hay tôi thần = subject
Ngoài giai cấp Quý tộc cai trị và làm chủ và sở hữu đất đai, Thiên hạ có giai cấp Thứ dân bị trị
và lệ thuộc vào giai cấp Quý tộc Đa số Thứ dân làm ruộng hay làm công cho giai cấp Quý Tộc trong thời bình và đánh giặc cho họ trong thời chiến Trước khi có Nho Học của Nho Gia, danh
từ "Quân tử" được dùng cho người Quý tộc và "Tiểu nhân" được dùng cho người Thứ dân
Giới Quý tộc có học thuật và giáo dục còn giới Thứ dân thì không có
Từ năm 771 tr CN (bắt đầu của thời Xuân Thu), Thiên Tử nhà Chu không còn kiểm soát
được các Công Hầu của các Phương Quốc Nhiều Phương Quốc hùng mạnh hơn Trung Quốc của Vương nhà Chu Hệ thống chính trị và xã hội rạn nứt và không còn theo đúng trật tự từ trên xuống dưới nữa Có nhiều sự soán đoạt và tranh dành quyền lợi trong giới Quý tộc Nhiều Thứ dân nhờ tài ba trở thành Quý tộc và ngược lại nhiều Quý tộc thành Thứ dân Nhờ những Thứ
dân từ giai cấp Quý tộc nầy, giáo dục và học thuật được truyền bá một phần trong giới Thứ dân Sĩ là những người có học thuật và tư tưởng và được giáo dục Những người giỏi về ngành học
thuật (và tư tưởng) nào đó và dạy trong giới Quý tộc (hay sau nầy trong Thứ dân) thì được gọi là
Thầy (= Tử) Sĩ thường là thuộc giới Quý tộc hoặc là có nguồn gốc từ giai cấp Quý tộc nhưng
vì sự thay đổi chính trị xã hội mà phải thành Thứ dân Thường là Sĩ làm gia thần cho Quan lại (trừ những ẩn sĩ) Vào cuối thời Xuân Thu và trong thời Chiến Quốc (chấm dứt khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước vào năm 221 tr CN), từ những Thầy nầy, tư tưởng học thuật được chia
ra rất nhiều Học phái (= Gia) từ rất nhiều Thầy; nên có Bách Gia Chư Tử Bách Gia hay
những học phái đưa ra triết học nhân sinh và chính trị chính yếu là áp dụng cho những kẻ Sĩ, và
Trang 3nới rộng hơn nữa cho toàn thể giới quan lại quý tộc Hạng thứ dân (nông, công và thương) có rất ít người theo học những Chư Tử nầy thì cũng được coi như trở thành kẻ Sĩ
Quân tử = Superior man Tiểu nhân = Small man Tử = Thầy (chuyên nghiệp) = professional teacher Chư Tử = many professional teachers
b) Lục Gia Từ những "Thầy" nầy, các Học phái được thành lập Chữ "Phái" là do chữ "Gia" trong
Hoa văn Chữ "Gia" để chỉ gia đình hay gia cư; nó cũng chỉ về cá nhân, riêng tư Ta có thể bảo rằng không thể có "Gia" tư tưởng trước khi có người đem tư tưởng của họ ra dạy với tư cách tư
nhân (Gia = Học phái triết học)
Cũng vậy, vì có nhiều Thầy chuyên môn trong các ngành kiến thức hay nghệ thuật, cho nên ta
tìm thấy nhiều "Gia" từ những nguồn gốc khác nhau:
1 Nho Gia: từ những người chuyên dạy sách cổ điển và lễ nhạc là những nhà nho hay học giả (scholars), gọi là nho sĩ (Confucianists)
2 Mặc Gia: từ những chuyên gia về nghề binh, đó là những hiệp sĩ (knights) 3 Danh Gia: từ những chuyên gia về nghề ăn nói, đó là những biện sĩ (debators) 4 Âm Dương Gia: từ những chiêm gia về bùa thuật, chiêm bốc, thiên văn, toán số, được gọi là phương sĩ hay người làm nghề thuật số (practitioners of occult arts)
5 Pháp Gia: từ những người giỏi về khoa chính trị thực hành, có thể giữ chức vụ cố vấn riêng cho các Vương Công Đại phu, được biết đến dưới tên "pháp thuật chi sĩ" hay người biết
phương lược (men of methods)
6 Đạo Gia: từ những người vốn có học thức và tài năng nhưng đau lòng vì những đảo lộn chính trị của thời đại, bèn lánh khỏi xã hội để ẩn náo trong thiên nhiên, đó là ẩn sĩ (hermits)
Đây là những Học Phái hay "Gia" chính, theo Tư Mã Đàm đời nhà Hán (cha của Tư Mã Thiên,
người viết Sử Ký), gọi là Lục Gia Thật ra có nhiều "Gia" hơn nữa nên thường có từ ngữ "Bách Gia, Chư Tử" (Bách = 100)
Lục Gia = Six schools
Nho Gia = School of literati (Literatus = Scholar = Học giả), known to the West as Confucian school or Confucianist school
Mặc Gia = Mohist school Mặc Gia có tên từ người sáng lập là Mặc tử (Mo tzu) Danh Gia = School of Names
Âm Dương Gia = Yin-Yang school Pháp Gia = Legalist school
Đạo Gia = School of the Way
Lục Gia (trừ Đạo Gia), nhất là Nho Gia, áp dụng chính yếu đại đa số cho quan lại quý tộc và thiểu số cho những thứ dân muốn trở thành quan lại quý tộc Những Nho Sĩ theo đúng triết học của Nho Gia được Nho Gia thật sự gọi là người Quân tử
Trang 4c) Nho Gia Khổng Tử (551-479 tr CN) là Thầy dạy tư (private teacher) đầu tiên của Trung Quốc
Khổng Tử giảng dạy Lục Nghệ là di sản văn hóa của thời xưa (thông thường được dạy
trong giới quý tộc) Danh từ "Lục Nghệ" có nghĩa là "sáu nghề" nhưng thường được hiểu là "sáu Kinh" Ấy là Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc và Xuân Thu Kinh Xuân Thu là bộ sử của nước Lỗ, tổ quốc của Khổng Tử từ năm 722 đến 479 tr CN, năm mất của Khổng Tử Kinh Nhạc nay là bộ
sách riêng nên chỉ còn Ngũ Kinh
Ngoài những giải thích về Lục Nghệ, Khổng Tử còn đưa ra những ý kiến riêng về Nhân
sinh trong quốc gia xã hội và liên quan giữa người và Trời Do đó Khổng Tử là người sáng lập Nho Gia
Lục Nghệ = Six classics
Kinh Dịch = Book of changes Kinh Thi = Book of odes (or poetry) Kinh Thư = Book of history
Kinh Lễ = Book of rites or rituals Kinh Nhạc = Book of music Kinh Xuân Thu = Book of spring and autumn annals Thời kỳ từ năm 770 đến 481 tr CN gọi là thời Xuân Thu vì đó là giai đoạn được chép trong Kinh Xuân Thu Tiếp theo là thời Chiến Quốc (480-222 tr CN), sở dĩ mang tên ấy là do những cuộc
chiến tranh tàn khốc giữa các nước chư hầu với nhau Nho Học trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc nầy dựa trên Luận Ngữ, Trung Dung và Đại Học là những lời của Khổng Tử và các
môn đồ sống trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc và Mạnh Tử (371-289 tr CN), sống trong thời Chiến Quốc (tác giả của sách Mạnh Tử) Tuy nhiên cũng phải kể đến tư tưởng của Tuân Tử (298-238 tr CN) và các Nho Gia của Dịch Truyện trong thời kỳ nầy Sách Trung Dung và sách Đại Học là hai chương trong sách Lễ Ký
Đến đời nhà Tống (960-1279), các nhà Đạo Học (Tân Nho Giáo) đã gom sách Trung Dung và sách Đại Học cùng với sách Luận Ngữ và sách Mạnh Tử làm thành bộ Tứ Thư Nội dung và
chú giải của Tứ Thư ngày nay dựa trên những Đạo Học Gia đời Tống nầy
Nho Gia không giữ vai trò độc tôn trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc (770-222 tr CN) Thời kỳ nầy có "Bách Gia" đáng kể là Lục Gia, tranh luận với nhau: Nho Gia, Mặc Gia, Đạo
Gia, Danh Gia, Pháp Gia và Âm Dương Gia Triết học của Nho Gia trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc là từ Khổng tử, Mạnh tử, Tuân tử và các tác giả của sách Trung Dung, Đại Học và Dịch Truyện
d) Nho Giáo Chính Thống
Từ sách Trung Dung, Nho Học và Nho Đạo của Nho Gia thành ra Nho Giáo Nho Giáo trong
thời Xuân Thu và Chiến Quốc gọi là Nho Giáo Chính Thống (Orthodox Comfucianism)
Trang 5Nho Giáo Chính Thống gồm có Tứ Thư (4 quyển sách): Luận Ngữ, Mạnh Tử, Trung Dung và
Đại Học
Sách Luận Ngữ (Analects) ghi những lời dạy đa số là của Khổng tử và thiểu số là của
các môn đồ của ông nhất là Tăng Sâm (Tăng tử), người tiếp nối Khổng Tử
Sách Mạnh Tử (Book of Mencius) ghi những lời dạy của thầy Mạnh tử Sách Trung Dung (Doctrine of the Mean) và sách Đại Học (Great Learning) là sách của
các đệ tử và đồ tôn hay sau nữa của Khổng Tử Trong đó có Khổng Cấp (tự là Tử Tư) là cháu nội của Khổng tử, nối theo thầy Tăng tử
Người thành lập Nho Giáo là Khổng tử (vào cuối thời Xuân Thu)
Để quốc gia xã hội và quốc gia được ổn định, Khổng tử đưa ra thuyết Chính Danh trong quốc gia xã hội Chính Danh là lý do Nhân Luân phải có trong xã hội (gọi là Luân Lý) để cho xã hội có trật tự Nhân Luân là những tương quan trong xã hội: vua tôi, thầy trò, cha con, vợ chồng, anh em và bạn bè Từ Luân Lý, mỗi cá nhân phải có 5 Đức Tính Đó là Nho Học (Triết học của Nho Gia) Từ Nho Học với những triết lý, Khổng Tử chủ trương người Quân tử phải học và hành triết học nầy Đó là Đạo hay Nho Đạo, thực tế là học và hành về 5 Đức Tính nên còn gọi là Đạo Đức
Năm Đức tính là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và Tín Khổng Tử nói nhiều về Nhân và phân biệt Nghĩa với Lợi "Nhân là thương người" (Luận Ngữ 12.22) Thi hành Nhân là thi hành Trung Thứ Trung là "hãy làm cho người điều gì mình muốn người làm cho mình" Thứ là "điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người" Thi hành Nghĩa là mọi người phải làm nhiệm vụ Trung Thứ của mình, và trong khi làm nhiệm vụ (bổn phận) phải gạt bỏ mọi ý đồ riêng tư (Lợi)
Nhân Sinh Quan của Khổng tử là Đạo Đức dựa trên Luân Lý xã hội (Đức) Tín trong 5 Đức, là Tri Thiên Mệnh, là cái gần nhất với Vũ Trụ Quan trong triết lý của Khổng Tử
Vị thầy chính thống sau Khổng Tử là Mạnh tử (vào thời Chiến Quốc), là người viết sách Mạnh
Tử
Nhân Sinh Quan của Mạnh tử (Đạo Đức) dựa thêm trên Bản Tính Thiện của con người Mạnh Tử cho rằng từ Bản Tính Thiện của con người khác con vật nên phải có Luân Lý trong con người và con người dễ có Đạo Đức Ông cũng chủ trương Nhân Nghĩa có thứ bậc và "Nới lòng mình cho tới người"
Khí Hạo Nhiên của Mạnh Tử là sự kiện liên quan giữa người và vũ trụ, là cái tinh thần của người đã hợp nhất với vũ trụ Nó mang tính chất vũ trụ quan trong triết lý của Mạnh Tử
Sách Trung Dung và sách Đại Học (cũng vào thời Chiến Quốc) tiếp theo sách Luận Ngữ, chú
trọng phát triển (Đức) Trí Trí không chỉ là biết người để học (và hành) những Đức tính khác
của Đạo Đức mà biết toàn thể sự vật để tu hành Đạo Đức
Sách Trung Dung viết: "Cái Trời phó cho gọi là Tính, noi theo Tính gọi là Đạo, tu Đạo gọi là Giáo" Chúng ta phải hoàn thiện Nho Đạo (Đạo Đức) bằng cách Tu chớ không chỉ đơn thuần Học và Hành một cách bình thường Tu để tránh coi Đạo như chuyện bình thường (Dung) và để đạt tới Minh Thành Nho Đạo cần phải Học Hành của Khổng Tử được sách Trung Dung biến thành Nho Giáo cần phải Tu Hành
Sách Trung Dung, dựa trên Dịch Truyện, đưa ra những tiêu chuẩn "tu hành" của Đạo Đức: Trung Hòa, Dung Thường và Minh Thành
Sách Đại Học tiếp nối với Tu Thân trong 3 cương lĩnh và 8 điều mục Có thể nói sách Đại Học thuần túy là nói về phương pháp tu hành của Nho Giáo
Trang 6Các Triết gia của Nho Giáo Chính Thống trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc:
Khổng tử (551 - 479 tr CN) Mạnh tử (372 - 289 tr CN) Tuân tử (316 - 237 tr CN) Các triết gia của sách Dịch Truyện Các triết gia của sách Trung Dung Các triết gia của sách Đại Học
TRIẾT HỌC CỦA KHỔNG TỬ a) Nhân Sinh Quan trong Quốc Gia Xã Hội * Chính Danh và Luân Lý
Với bối cảnh quốc gia xã hội vào thời Xuân Thu như trên, Khổng Tử nghĩ rằng muốn cho quốc
gia xã hội có trật tự thì trước hết phải Chính Danh Mục đích của Nho Học từ Khổng tử là "trật tự của quốc gia và xã hội"
Chính Danh có nghĩa là mọi vật (hay đúng hơn là mọi người) trong thực tại cần phải hợp với cái
Danh nó mang Đó là chính trị của Khổng Tử: “Ắt phải Chính Danh” (Luận Ngữ 13.3) Đó là phép trị dân: “Chúa (sovereign) cho ra chúa, tôi (subject) cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con” (LN 12.11) Nói cách khác mỗi cái danh bao hàm một số điều kiện tạo nên bản chất một
loại sự vật mà danh liên hệ đến
Vậy trong những tương quan của con người (nhân luân) trong xã hội, mỗi cái Danh đều bao hàm một số trách nhiệm (responsibilities) và bổn phận (duties) nào, và những cá nhân mang danh ấy phải có những trách nhiệm và bổn phận phù hợp với Danh ấy Đó là ý nghĩa lý thuyết “Chính Danh” của Khổng Tử
Ta có thể nói Chính Danh là Luân lý (hợp lý cho Nhân luân) Nhân luân là những tương quan
của con người (= Nhân) trong xã hội như: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em và bạn bè Chính Danh = Rectification of Names
Nhân luân = Social relationships, Human relationships Luân lý = Social ethics
* Nhân Nghĩa Từ Luân Lý, mỗi cá nhân trong quốc gia xã hội phải có (những) Đức (hay Đức tính) Về Đức tính của mỗi cá nhân trong quốc gia xã hội thì Khổng Tử nhấn mạnh đến Nhân Nghĩa nhất là Nhân
“Nghĩa” là phần “ta phải làm” trong hoàn cảnh nào Đó là vô thượng mệnh lệnh Khổng Tử
nói: "Người Quân tử làm việc cho thiên hạ, không nhất thiết phải như thế nầy, không nhất thiết
không phải như thế kia, cứ hợp Nghĩa thì làm." (LN 4.10) Trong nhân quần xã hội mọi người
Trang 7đều có những điều phải làm, làm nhiệm vụ vì nhiệm vụ, bởi vì những điều ấy phải làm về
phương diện Luân lý
Nếu làm nhiệm vụ vì lý do khác không vì Luân lý thì hành vi ta không hợp "Nghĩa", dẫu cho ta
có làm tròn bổn phận Lúc đó ta chỉ hành động vì “Lợi” Với nhà nho “Nghĩa” và “Lợi” là hoàn toàn đối lập “Quân tử biết rõ về Nghĩa, Tiểu nhân biết
rõ về Lợi” (LN 4.16) Sự phân biệt nầy là tối quan trọng trong việc giáo dục Đạo Đức
Ý niệm "Nghĩa" có phần thiên về hình thức (formal), ý niệm “Nhân” mới có tính chất cụ thể
(concrete) Bản tính (essence) hình thức của bổn phận mọi người trong xã hội là cái “ta phải làm”, tức là ta phải làm hết những bổn phận ấy Nhưng bản tính thực chất của những bổn phận đó là “thương người” tức là “Nhân”
“Nhân là thương người” (LN 12.22) Cha phải cư xử theo lối người cha thương con phải làm,
con phải cư xử theo lối người con thương cha phải làm Người nào thật lòng thương người khác
thì có thể làm tròn bổn phận mình trong xã hội Khổng Tử nói: "Nếu quyết chí thực hành Đức Nhân thì không làm điều ác." (LN 4.4)
"Thương người" tức là không làm điều ác tức là không hại người, và giúp cho người được tốt đẹp "Người Quân tử giúp người thành người tốt đẹp, không giúp người thành người ác Kẻ Tiểu nhân thì ngược lại." (LN 12.16)
Chữ “Nhân” không phải để chỉ một Đức riêng mà còn để chỉ chung mọi Đức tính Do đó
“người có Nhân” là đồng nghĩa với người có mọi Đức tính hoàn toàn “Nhân” có thể hiểu là
“Toàn Đức” (Perfect Virtue)
Đức = Virtue Nhân = Human-heartedness Nghĩa = Righteousness Lợi = Profit
Quân tử = Superior man Tiểu nhân = Small man Thương người = Loving others
* Trung Thứ Trọng Cung hỏi về Nhân Khổng Tử đáp: “…Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho
người” (LN 12.2) Ở đoạn khác: “Kẻ Nhân là hễ muốn lập cho mình thì lập cho người, hễ muốn cho mình nên thì lo cho người nên Có thể lấy mình mà xử với người, ấy khá gọi là đường lối của Nhân” (LN 6.28) Vậy thi hành Nhân là trọng kẻ khác Muốn lập cho mình thì lập cho người
Trang 8Hậu Nho gọi đó là “Phép Thước Tấc” (Hiệt Củ Chi Đạo), ta phải lấy mình làm mẫu mực để cư
xử với người Sách Đại Học nhấn mạnh đến phương diện tiêu cực của Trung Thứ Sách Trung Dung nhấn mạnh đến phương diện tích cực Trong mỗi trường hợp, cái “thước tấc” định phép cư xử là ở tại ta chứ không ở đâu khác
Sách Đại Học viết: “Điều mình ghét ở người trên thì chớ đem mà sai kẻ dưới; điều mình
ghét ở kẻ dưới thì chớ đem mà thờ người trên Điều mình ghét ở người trước thì chớ đem mà đãi kẻ sau; điều mình ghét ở kẻ sau thì chớ đem mà đãi kẻ trước Điều mình ghét ở người bên mặt thì chớ đem mà trao cho người bên trái; điều mình ghét ở người bên trái thì chớ đem mà trao cho
người bên mặt Ấy gọi là phép thước tấc.” (Đại Học X.2)
Sách Trung Dung của Tử Tư (cháu nội Khổng Tử) viết: “Trung Thứ không xa đạo lắm
đâu Việc gì làm cho mình mà không muốn thì đừng làm cho người…Thờ cha như ta muốn con thờ ta…Thờ vua như ta muốn kẻ dưới thờ ta…Thờ anh như ta muốn em thờ ta…Đối với bạn thì
hãy làm trước như ta muốn bạn đối với ta…” (Trung Dung XIII.3 và 4) Trung Thứ là Nhân Thi hành Trung Thứ là thi hành Nhân Và sự thi hành ấy khiến ta phải nhận lấy những trách nhiệm (responsibilities) và bổn phận (duties) xã hội, trong đó có Nghĩa
Do đó Trung Thứ trở thành chỗ bắt đầu và chỗ dừng lại trong đời sống Đạo Đức của một người Đó là người Quân tử
Trong Luận Ngữ, Khổng tử nói: “Sâm (tên thực của Tăng tử), Đạo ta do một lẽ mà thông suốt tất cả” Tăng tử đáp: “Vâng” Khổng tử ra đi Môn nhân hỏi: “Vậy là nghĩa gì?” Tăng tử đáp:
“Đạo của phu tử chỉ là Trung Thứ mà thôi” (LN 4.15)
Tại mỗi người đều có “thước tấc” để cư xử, và “thước tấc” có thể xử dụng bất kỳ lúc nào Đó là
Nhân Nó giản dị như vậy nên Khổng Tử nói: “Nhân có xa đâu? Nếu ta muốn Nhân thì Nhân ấy đến liền” (LN 7.29)
Trung = Conscientiousness to others Thứ = Altruism
Phép thước tấc = Hiệt Củ Chi Đạo = Principle of applying a measuring square Đạo = the Way or Truth
* Lễ và Trí Cá nhân thi hành Nhân là điều phải làm (= Nghĩa) nhưng cũng làm trong khiêm cung kính cẩn và trung thực với người (= Lễ) và trong sự sáng suốt, không mê hoặc và hiểu biết người (= Trí)
Người quân tử có đức Trí mà có đức Lễ tức là "thư thái mà không kiêu căng" (LN 13.26)
Theo Lễ thì luôn "cư xử khiêm cung và làm việc kính cẩn" (LN 13.19) Nghĩa là ngoài
"thương người" (Nhân) ta phải "trọng người" Đó là Lễ vậy
Ngoài Nhân và Lễ, Khổng Tử nhấn mạnh đến Trí "Đừng lo người không biết mình, hãy lo mình không biết người" (LN 1.16) Trí là "biết người" (LN 12.22) và người Trí thì sáng
suốt, "không mê hoặc" (LN 9.28) nhờ luôn suy nghĩ: "Học mà không suy nghĩ, ắt mờ mịt; suy nghĩ mà không học, ắt nguy hại." (LN 2.15)
Trang 9Đức "Trí" bổ túc cho đức "Nhân" Tể Ngã hỏi: "Người Nhân nghe báo cho biết rằng có
người té xuống giếng, người Nhân có nhảy theo xuống giếng không? Khổng tử đáp: "Sao lại làm như vậy? Người Quân tử có thể vội chạy lại xem chứ không thể bị hại; có thể bị gạt hợp lý
chứ không bị lừa vô lý." Đức Lễ còn bổ túc cho Đức Nghĩa nhờ "theo khiêm tốn mà nói và theo thành tín mà làm" (LN 15.27)
Lễ = Proper conduct, propriety Trí = Wisdom, knowledge Người Nhân = Virtuous man Người Trí = Wise man
b) Nhân Sinh Quan từ Vũ Trụ Quan * Tín và Biết Mệnh Trời
Từ đức Nghĩa, Nho Gia suy ra quan niệm “làm không vì gì cả” Ta làm những điều phải làm, chỉ bởi vì điều ấy hợp Nghĩa, chứ không phải vì những lý do ngoài cái Nghĩa
Luận Ngữ có kể lại một ẩn giả từng chế nhạo Khổng Tử là người “biết chẳng được mà cứ làm” (LN 14.41) Ta cũng đọc thấy rằng để đáp lời một ẩn giả khác môn đệ của Khổng Tử nói: “Quân tử ra làm quan (lại), là để thi hành điều nghĩa, dẫu biết rằng Đạo chẳng thi hành được” (LN 18.7)
Ta sẽ thấy Đạo Gia dạy thuyết “không làm gì cả" (vô vi) trong khi Nho Gia dạy ta “làm không vì gì cả” Với Nho Gia con người không thể không làm gì, vì ai cũng có việc gì phải làm Tuy nhiên điều họ làm là “không vì gì cả” bởi vì giá trị của việc con người làm không ở trong chính việc làm và cũng không ở trong kết quả bên ngoài
Đời của chính Khổng Tử là một thí dụ rõ rệt về chủ trương nầy Cá nhân thi hành Nhân Nghĩa với Đức Tín "Người không có đức tin (vô tín) như xe lớn
không có cái nghê, xe nhỏ không có cái ngột, thì làm sao mà đi được" (LN 2.21) Khổng Tử
cũng nói: "Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người" (LN 15.20) (Tín = vững tin) Người quân tử vững tin (Tín) vào Nhân Nghĩa vì biết Mệnh Trời (tri Thiên Mệnh)
Chính Khổng Tử đã nói về mình: “Đạo ta sắp được thi hành ư, ấy là do Mệnh; đạo ta phải vong phế đi ư, ấy cũng là do Mệnh” (LN 14.36) Ông cố làm hết sức mình nhưng giao phó kết quả cuối cùng vào Mệnh
Mệnh của Nho Gia là gì?
Người ta thường hiểu Mệnh là định mệnh (fate or destiny) hay mệnh lệnh (decree)
Đối với Khổng Tử, Mệnh có nghĩa là mệnh lệnh của Trời; nói cách khác ông quan
niệm Mệnh như một thế lực có ý thức nhằm một mục đích nhất định
Nhưng đối với các Nho Gia về sau, Mệnh chỉ có nghĩa là toàn thể những điều kiện và thế lực hiện có trong toàn vũ trụ Riêng cho sự thành tựu bên ngoài của các hành vi của ta thì luôn phải có sự kết hợp các điều kiện ấy, tức là Mệnh Nhưng sự kết hợp ấy không thuộc phạm vi kiểm soát của ta
Trang 10Như vậy, biết Mệnh hay biết Mệnh Trời có ý nghĩa gì?
Vì vậy đối với ta điều hay hơn cả là hãy thử thực hiện những điều ta đã biết là bổn phận (= Nhân Nghĩa) mà chẳng nên bận tâm đến sự thành bại Hành động như vậy tức là “biết Mệnh” Theo Nho Gia “biết Mệnh” là một đức tính cần thiết của người quân tử, cho nên Khổng Tử nói: “Chẳng biết Mệnh, không phải là quân tử” (LN 20.3)
Biết Mệnh có nghĩa là chấp nhận sự dĩ nhiên của cõi đời nầy và không quan tâm đến sự
thành bại bên ngoài Nếu hành động được như thế tức là, trên một phương diện, ta có thể không bao giờ thất bại Bởi vì nếu ta làm bổn phận, thì qua hành vi ta, bổn phận đã được thực
hiện theo Đạo Đức bất kể sự thành bại bên ngoài của hành vi
Do đó mà suy ta cần phải đừng lo gì đến thành công, đừng sợ gì về thất bại, và như vậy, ta sẽ được sung sướng Bởi vậy Khổng Tử nói: “Kẻ trí (the wise) thì chẳng hoặc (free
from doubts), kẻ nhân (the virtuous) thì chẳng lo (free from anxiety), kẻ dũng (the brave) thì
chẳng sợ (free from fear)” (LN 9.27) hay “Quân tử thì thản nhiên lồng lộng, tiểu nhân thì lo lắng bời bời” (LN 7.36) (The superior man is always happy, the small man sad)
Về phương diện Siêu luân lý nầy, Khổng Tử cũng giống như Socrate là người tin rằng mình có
nhiệm vụ thiêng liêng trong việc thức tỉnh dân tộc Hy Lạp Khổng Tử cũng tin đến một sứ
mệnh thiêng liêng Bởi thế khi bị vây khốn ở đất Khuông, ông nói: “Nếu Trời muốn để mất nên văn hóa thì chẳng cho những kẻ hậu tử (và cả ta) được dự vào Trời chưa để mất nền văn hóa ấy, thì người đất Khuông làm gì được ta?” (LN 9.5) Một người đương thời với Khổng Tử cũng nói: “Thiên hạ vô đạo đã lâu rồi, Trời khiến Phu tử làm chuông cảnh tỉnh” (LN 3.24) Vậy ta thấy
Khổng Tử tin rằng khi hành động ông đã vâng theo mệnh trời và được sự tán trợ của Trời, vậy ông cũng biết đến những giá trị cao hơn những giá trị Luân lý
Như vậy, Biết Mệnh Trời là không những tin theo Mệnh mà còn làm theo Mệnh Và như vậy, Tín vào Nhân Nghĩa vì biết Mệnh Trời trở thành Tín vào Mệnh Trời và thi hành Nhân Nghĩa theo Mệnh Trời (Thiên Mệnh)
Tín = Good faith Mệnh = Decree; Fate or Destiny Thiên Mệnh = Decree of heaven or Will of heaven Biết = Tri = Knowing, to know
* Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Nguồn gốc Nhân Sinh Quan của Khổng tử (Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín) đặt căn bản trên Mệnh hay Mệnh Trời (Thiên Mệnh)
Đối với các Nho Gia về sau, Mệnh Trời chỉ có nghĩa là toàn thể những điều kiện và thế lực hiện có trong toàn vũ trụ (Vũ Trụ Quan hay Vũ Trụ Luận) Riêng cho sự thành tựu bên ngoài của các hành vi của ta thì luôn phải có sự kết hợp các điều kiện ấy
Dù không tìm hiểu vũ trụ như những Nho Gia về sau, nhưng Khổng Tử có lẽ cũng ngụ ý Trời (Thiên) là Vũ Trụ, cũng giống như những Nho Gia về sau
Như vậy, Nhân Sinh Quan của Nho Gia (Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín) có mục đích giữ trật tự cho Quốc gia Xã hội khởi đầu từ Khổng tử:
cũng giúp cho Cá nhân được sung sướng
Trang 11và hợp lý vì dựa trên Mệnh Trời, đơn giản là đại diện cho Vũ Trụ Quan (của Khổng tử)
Từ Khổng tử,
Vũ Trụ Quan sau nầy được các Nho Gia nghiên cứu Vũ Trụ Luận dựa trên Dịch kinh và Dịch truyện cũng như các Âm Dương Gia) và dùng làm căn bản để giải thích Nhân Sinh Quan của Nho Gia
Riêng Mạnh tử và Tuân tử và sau nầy Vương Thủ Nhân lại chỉ nhấn mạnh căn bản trên Nhân Tính Luận
Nhân Sinh Quan = Conception of human living Nhân Tính Luận = Theory of human nature Vũ Trụ Quan = Conception of the universe Vũ Trụ Luận = Cosmological theory
* Nhân Sinh Quan và Nhân Tính Luận
Nho Học là triết học của Nho Gia từ Khổng tử thật ra là Nhân Sinh Quan trong quốc gia và xã hội
Từ Nho Đạo, Khổng tử vô tình nói tới Nhân Bản Tánh (bản tánh của con người) Theo Khổng
Tử, mỗi người phải Học và Hành Đạo (Nho Đạo) vì "theo Bản tánh, con người gần giống nhau; do luyện tập con người (mới) khác xa nhau" (LN 17.2) Dù có đề cập tới Nhân Bản Tánh (= Bản tánh của con người), nhưng Khổng Tử không nói về Bản tánh Thiện hay Ác mà sau nầy được
Mạnh Tử, Tuân Tử và Đổng Trọng Thư bàn luận sâu rộng
*
- Khổng tử là người sáng lập ra Nho Gia, một học phái triết học Triết học của Nho Gia gọi là
Nho Học (5 Đức) Nho Đạo là đường lối của Nho Học Nho sĩ của Nho Gia tuân theo (= học,
hành và tin theo) Nho Đạo - Từ Khổng tử,
Nho Học gồm Nhân Sinh Quan rồi từ từ phát triển:
Thêm chi tiết về Nhân Sinh Quan (Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín) Tìm ra căn bản của Nhân Sinh Quan là Vũ Trụ Luận và Nhân Tính Luận Nho Đạo từ từ thành Nho Giáo
c) Nho Gia từ Khổng tử * Nho Học = triết học của Nho Gia Để cho quốc gia và xã hội ổn định,
Khổng Tử đưa ra thuyết Chính Danh trong quốc gia xã hội Chính Danh là lý do Nhân luân phải có trong quốc gia và xã hội (gọi tắt là Luân lý) Nhân luân là những tương quan trong
xã hội như: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em và bạn
Trang 12Từ đó mỗi cá nhân phải có năm Đức, hay Đức tính: Nhân Nghĩa Lễ Trí và Tín, tức là biết
Khổng Tử nói: “Ta mười lăm tuổi đã để chí vào việc học; ba mươi, lòng đã vững; bốn mươi, chẳng còn nghi hoặc; năm mươi, biết mệnh trời; sáu mươi, vâng theo (mệnh trời); bảy mươi, tâm ta có muốn sự chi cũng không hề trái phép” (LN 2.4)
“Học” mà Khổng Tử nói ở đây không tương đương với ý nghĩa mà ta thường hiểu Trong Luận Ngữ ông nói: “Để chí về Đạo” (LN 7.6) Và: “Sáng nghe Đạo, chiều chết cũng vui” (Luận Ngữ 4.8) Đạo đây là đường lối (way) và là chân lý (truth) Chính vào hồi mười lăm tuổi Khổng Tử đã để hết tâm chí vào việc học Đạo Đức Điều bây giờ ta gọi là Học là để mở mang
kiến thức nhưng Học Đạo (theo Khổng Tử) là để nâng cao Đức tính
Khổng Tử cũng nói: “Hãy giữ vững nhờ Lễ” (Luận Ngữ 8.9) Còn nói: “Chẳng biết Lễ không thể đứng vững” (LN 20.3) Khổng Tử bảo rằng lúc ba mươi tuổi “lòng đã vững” nghĩa là
lúc bấy giờ ông đã hiểu rõ về Lễ và đã biết cách cư xử
Bảo rằng đến bốn mươi tuổi chẳng còn nghi hoặc nghĩa là lúc bấy giờ ông đã trở thành kẻ
Trí Vì, như đã nói trên, “kẻ Trí thì chẳng hoặc”
Cho đến trước năm mươi tuổi có lẽ Khổng tử chỉ biết đến những giá trị Luân lý Nhưng
đến năm mươi và sáu mươi tuổi ông đã biết mệnh Trời và vâng theo mệnh Trời Nói cách
khác lúc bấy giờ ông đã biết những giá trị siêu luân lý
Từ Chính Danh Luân lý của Quốc gia Xã hội, mỗi cá nhân phải có năm Đức Tính và biết Mệnh Trời, Khổng Tử dạy mỗi cá nhân phải Học và Hành theo đúng Đạo như vậy trong suốt đời mình Khổng Tử nói: "Để tâm trí vào đạo, giữ gìn đức, nương theo (đức) nhân, vui với
lục nghệ." (LN 7.6) và "Quân tử phải học mới thấu được đạo" (LN 19.7) Ông cũng nói: "Kẻ sĩ mà mong được ăn ở an nhàn thì không đáng là kẻ sĩ" (LN 14.2)
Người quân tử phải hành Đạo chứ không chỉ học cho biết mà thôi Tử Cống hỏi về quân tử Khổng Tử nói: "Thi hành điều mình muốn nói trước, rồi hãy nói sau." (LN 2.13)
Từ học và hành Đạo nhất là biết Mệnh, người Quân tử tìm thấy hạnh phúc trong đời mình:
"Biết đạo chẳng bằng yêu đạo, yêu đạo chẳng bằng sung sướng với đạo." (LN 6.18) Ta cần phải đừng lo gì đến thành công, đừng sợ gì về thất bại, và như vậy, ta sẽ được sung sướng Bởi vậy Khổng Tử nói: “Kẻ trí thì chẳng hoặc, kẻ nhân thì chẳng lo, kẻ dũng thì chẳng sợ” (LN 9.27) hay
“Quân tử thì thản nhiên lồng lộng, tiểu nhân thì lo lắng bời bời” (LN 7.36) * Nho Giáo - Tu (và Hành)
Từ Học và Hành của Nho Đạo, Khổng Tử vô tình nói đến Tu của Nho Giáo
Tử Lộ hỏi về quân tử Khổng Tử đáp: "Tu sửa mình cho nên kính cẩn." Hỏi: "Chỉ có vậy thôi sao?" Đáp: "Tu sửa mình để đem lại an cho người khác." Hỏi: "Chỉ có vậy thôi sao?"
Trang 13Đáp: "Tu sửa mình để đem lại an cho trăm họ Tu sửa mình để đem lại an cho trăm họ, dẫu vua Nghiêu vua Thuấn cũng thấy khó." (LN 14.43) Đây là quan niệm "Tu Thân" cho đến "Bình Thiên Hạ" sau nầy được các nhà Hậu Nho khai triển trong sách Trung Dung và Đại Học
Khổng Tử chỉ nhấn mạnh đến "Học và Hành" theo Nho Đạo chứ không đi xa hơn nữa Nếu bàn về "Tu" thì Nho Đạo trở thành Nho Giáo Sách Trung Dung nói: “Cái Trời phó cho gọi là Tánh, noi theo Tánh gọi là Đạo, tu Đạo gọi là Giáo Đạo là chẳng nên rời xa giây phút nào Rời xa được thì chẳng là Đạo nữa” (Trung Dung, Ch 1)
Nho = scholar ("literatus") = Học giả Nho Gia = School of literati = Confucianist school Nho sĩ = Confucianist
Gia = School = Học phái, hay Triết học phái (= School of philosophy) Khổng tử (người sáng lập Nho Gia) = Confucius
Nho Học = Triết học của Nho Gia = Philosophy of literati Học = Triết học = Philosophy
Nho Học = Khổng học = Confucianist philosophy, Philosophy of literati (scholars) Nho Đạo = Way or Truth of the school of literati = Confucianism
Đạo = Way, or Truth Đạo Đức = Virtue of the Way Nho Giáo = Spiritual culture of the Way of the school of literati = The cultivation of the Way of literati
= Confucianism Giáo = Spiritual culture Tánh (Tính) = Nature Tu = To cultivate Học = To learn Hành = To execute Tôn giáo = Religion Triết Học Chính Trị = Political Philosophy
* Nho Gia trong Thời Xuân Thu và Chiến Quốc Là một học phái triết học bắt đầu từ thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Nho Gia từ Khổng tử
đề ra một loại triết học, gọi là Nho Học;
dùng làm đường lối để con người học và hành trong đời sống con người (nhân sinh), gọi
là Đạo hay Nho Đạo;
hoặc tu hành, gọi là Giáo hay Nho Giáo Kẻ Sĩ học hành hay tu hành theo đúng với Nho Học, Nho Đạo hay Nho Giáo thì mới là người Quân tử, còn ngược lại là kẻ Tiểu nhân Theo Nho Gia, học và hành hoặc tu và hành luôn đi
đôi với nhau như là một; nhưng ngôn (lời nói) và hành (thực hành trong hành động hay hành vi) thì khác nhau
Nho Học, Nho Đạo và Nho Giáo chỉ áp dụng cho kẻ Sĩ để thành người Quân tử Kẻ Sĩ (trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc):
là hạng người giữa đại phu và thường dân, đó là những gia thần có học thuật của giới quý tộc sở hữu đất đai hay những thứ dân có học thuật làm Thầy dạy (học thuật) trong thứ dân
Trang 14là những người thứ dân có học thuật hoặc là những người quý tộc đã mất đất đai hay không có sở hữu đất đai (không còn là vương, công hầu, khanh và đại phu)
Triết học Nho Gia (Nho Học) của kẻ Sĩ là triết học nhân sinh trong quốc gia xã hội Khi Nho Học áp dụng nới rộng cho người cai trị trong chính trị thì bao gồm cho giới quý tộc cai trị sở hữu đất đai như vương, công hầu, khanh và đại phu Họ cũng phải trở thành người Quân tử của triết học nhân sinh trước rồi mới từ đó nới rộng đến chính trị Từ ngữ Sĩ và Quân tử của Nho Học, Nho Đạo và Nho Giáo được nới rộng cho những người nầy
Vương, công hầu, khanh và đại phu có học thuật và sở hữu đất đai (Trung Quốc, Phương Quốc
và Thái ấp) Những gia thần, phụng sự cho vương, công hầu, khanh và đại phu, cũng là những
người cai trị nhưng không có sở hữu đất đai tuy là cũng có học thuật
Từ ngữ "Nho" theo nghĩa đen là "học giả" (= người có học thuật) Khác với kẻ Sĩ, hạng thứ dân, nông, công và thương, là những người bị trị và không có sở hữu đắt đai thì không có học thuật đều là Tiểu nhân!
Nước Tàu từ năm 1046 tr CN lúc bắt đầu triều đại của nhà Chu có hệ thống chính trị và xã hội
đặc biệt cho tới khi Tần Thủy Hoàng thống nhất nước Tàu vào năm 221 tr CN Hệ thống chính trị chịu ảnh hưởng bởi Thuyết Thiên Mệnh và chế độ Phong Kiến (Feudalism)
Lãnh thổ nước Tàu lúc bấy giờ gọi là Thiên hạ với hệ thống chính trị của dân tộc (người) Hoa Hạ Trên hết có quyền cai trị tối cao của toàn Thiên hạ là Thiên tử theo Thuyết Thiên Mệnh Thiên tử là Vương của nhà Chu Thiên Hạ gồm có Trung Quốc và các Phương Quốc Thiên
tử cai trị trực tiếp Trung Quốc và phong cho Công hay Hầu để trực tiếp cai trị Phương Quốc Có nhiều Công và nhiều Hầu (nên gọi là Chư Hầu) vì có nhiều Phương Quốc Các Công và các Hầu dưới quyền lãnh đạo của Thiên tử do đó Thiên tử cai trị Thiên Hạ gồm có trực tiếp cai trị Trung Quốc và gián tiếp cai trị các Phương Quốc Các Công và các Hầu là bà con thân thuộc của Thiên Tử nhà Chu hoặc là những đối thủ trước đã đầu hàng nhà Chu và được giữ lãnh thổ của mình Tại Trung Quốc và các Phương Quốc, Thiên Tử và các Công Hầu có các Quan lại của mình là những Khanh và những Đại Phu Các Quan Lại được Thiên Tử và các Công Hầu phong cho "đất" riêng trong "Quốc" gọi là Ấp hay Thái Ấp Quan lại cũng có những Gia thần riêng của mình Quan lại và Gia thần giúp việc cai trị trong Quốc và Ấp
Giới Quý tộc gồm có Vương của Thiên hạ và Trung Quốc; Công và Hầu của các Phương Quốc; các Quan lại có những Ấp hay Thái Ấp và các Gia thần
Hệ thống "Quân Thần" (Chúa và bề tôi) được kể từ trên xuống dưới:
Ở Thiên Hạ: Vương là "Quân" và Công hay Hầu là "Thần" Tại Trung Quốc: Vương là "Quân" và các Quan lại (của Vương) là "Thần" Tại mỗi Phương Quốc: Công hay Hầu là "Quân" và các Quan lại (của Công hay Hầu) là "Thần"
Tại mỗi Thái Ấp: Quan lại là "Quân" và các Gia thần (của Quan Lại) là "Thần" Quân = chúa, nhà lãnh đạo = sovereign, ruler
Thần = bề tôi hay tôi thần = subject
Ngoài giai cấp Quý tộc cai trị và làm chủ và sở hữu đất đai, Thiên hạ có giai cấp Thứ dân bị trị
và lệ thuộc vào giai cấp Quý tộc Đa số Thứ dân làm ruộng hay làm công cho giai cấp Quý Tộc
Trang 15trong thời bình và đánh giặc cho họ trong thời chiến Trước khi có Nho Học của Nho Gia, danh
từ "Quân tử" được dùng cho người Quý tộc và "Tiểu nhân" được dùng cho người Thứ dân
Giới Quý tộc có học thuật và giáo dục còn giới Thứ dân thì không có
Sĩ là những người có học thuật và tư tưởng và được giáo dục Những người giỏi về ngành học
thuật (và tư tưởng) nào đó và dạy trong giới Quý tộc (hay sau nầy trong Thứ dân) thì được gọi là
Thầy (= Tử) Sĩ thường là thuộc giới Quý tộc hoặc là có nguồn gốc từ giai cấp Quý tộc nhưng
vì sự thay đổi chính trị xã hội mà phải thành Thứ dân Thường là Sĩ làm gia thần cho Quan lại (trừ những ẩn sĩ)
Vào cuối thời Xuân Thu và trong thời Chiến Quốc (chấm dứt khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước vào năm 221 tr CN), từ những Thầy nầy, tư tưởng học thuật được chia ra rất nhiều Học
phái (= Gia) từ rất nhiều Thầy; nên có Bách Gia Chư Tử Bách Gia hay những học phái đưa ra
triết học nhân sinh và chính trị chính yếu là áp dụng cho những kẻ Sĩ, và nới rộng hơn nữa cho toàn thể giới quan lại quý tộc Hạng thứ dân (nông, công và thương) có rất ít người theo học những Chư Tử nầy thì cũng được coi như trở thành kẻ Sĩ
Quân tử = Superior man Tiểu nhân = Small man Tử = Thầy (chuyên nghiệp) = professional teacher Chư Tử = many professional teachers
d) Triết học Chính trị * Chính quyền cai trị Chính quyền theo chế độ Phong Kiến trong thời nhà Tây Chu, thời Xuân Thu và thời Chiến
Quốc thuộc về những người Quý tộc (từ Thiên tử cho đến gia thần), được gọi là những người Quân tử Chính quyền cai trị những người Thứ dân, được gọi là những người Tiểu nhân
Từ cuối thời Xuân Thu có sự xuất hiện của Nho Gia Nho Học của Nho Gia là triết học nhân sinh của giới Quý tộc gồm luân lý chính danh và đạo đức Theo Nho Học, người Quý tộc hay nói rộng hơn là kẻ Sĩ phải học và hành theo đúng Nho Đạo (và sau nầy là tu theo Nho Giáo Chính Thống) thì mới được gọi là người Quân tử Dĩ nhiên, người Thứ dân không được giáo
dục bằng Nho Học thì vẫn là kẻ Tiểu nhân
Đối với Nho Gia, triết học chính trị đặt căn bản trên triết học nhân sinh (của người quân tử) Quốc gia là một tổ chức luân lý chính danh và đạo đức Đứng đầu quốc gia phải là người
Tề Cảnh Công hỏi Khổng Tử về phép cai trị Khổng Tử đáp: "Chúa làm hết đạo chúa,
bề tôi làm hết đạo bề tôi, cha làm hết đạo cha, con làm hết đạo con." (LN 12.11) Đó là chính
danh (theo đạo đức) của nhà cầm quyền sống theo đúng triết học nhân sinh (Nho Học)
Trang 16Nhà cầm quyền làm gương thì dân sẽ tuân theo như lời của Khổng Tử khuyên Quý
Khang Tử: "Chính trị là chính đáng Ngài lãnh đạo chính đáng thì ai còn dám bất chính?" (LN 12.17)
Khổng tử cũng nói: "Ngài muốn cai trị cần gì dùng biện pháp giết người Ngài ước muốn
thiện thì dân sẽ hóa thiện Đức của quân tử (người cầm quyền) như gió, đức của tiểu nhân
(người dân) như cỏ Gió thổi trên thì cỏ rạp xuống." (LN 12.19)
Theo Khổng tử, nếu người cai trị tự riêng mình theo đúng chính danh đạo đức, "dù không ra lệnh, dân cũng theo; nhưng nếu không chính danh thì dù ra lệnh dân cũng không
theo." (LN 13.6)
Tuy nhiên, Khổng Tử cũng chủ trương Dân tín phục là yếu tố quan trọng nhất của Quốc gia:
Tử Cống hỏi về phép cai trị Khổng Tử nói: "Lương thực cho đủ, binh bị cho đủ, dân tin chính quyền" Tử Cống hỏi: "Trong ba điều ấy nếu phải bỏ một điều thì bỏ điều nào trước?" Đáp: "Bỏ binh bị." Tử Cống hỏi: "Trong hai điều còn lại nếu bất đắc dĩ phải bỏ một điều nữa thì bỏ điều nào?" Khổng Tử đáp: "Bỏ lương thực Từ xưa đến nay vẫn có người chết Nếu dân không tin, chính quyền không đứng vững" (LN 12.7)
Người quân tử cai trị người thứ dân không có học (tiểu nhân) bằng cách tự mình sống theo đúng
Nho Đạo với triết học gồm chính danh luân lý theo đạo đức để làm gương cho thứ dân và như vậy được dân tín phục Đó là tóm tắt triết học chính trị của Khổng tử
Tuy nhiên Khổng tử cũng đề cập tới giáo hóa và pháp lệnh cũng như ân huệ Ông nói:
"Không giáo hóa dân để dân phạm tội rồi giết, như vậy là ngược ngạo Không bảo trước mà đòi hoàn thành công việc ngay, như vậy là hung bạo Ra lệnh thì chậm mà lại hạn định thời gian, như vậy là hại dân Khi cho dân cái gì thì so đo bỏn xẻn, như vậy là cử chỉ của một viên chức
nhỏ." (LN 20.2) Riêng về đức Lễ, người quân tử phải trang nghiêm (LN 2.20) chứ không cung
kính đối với thứ dân, mặc dù vẫn trung thực để có được dân tín cẩn Chính thể Quân chủ với Thuyết Thiên Mệnh và chế độ Phong Kiến trong thời Xuân Thu không còn vững chắc nữa Tuy cũng nhận thức như vậy nhưng Khổng tử cũng tuân theo và ca tụng những vị Thánh vươnng trong quá khứ như vua Nghiêu, vua Thuấn
Triết học chính trị của ông chỉ là lý tưởng, Khổng tử cũng chấp nhận là không áp dụng được vào môi trường chính trị đương thời của ông nên ông nói: "Rợ Di Địch còn có chúa (sovereign, ruler), không như các nước trong Thiên hạ lại không có" (LN 3.5) Cuộc đời của Khổng tử chứng minh điều nầy
* Khổng tử trong môi trường Chính trị đương thời
Thuộc dòng Quý tộc đã bị sa sút, Khổng tử làm gia thần dạy học cho những Quý tộc cầm quyền
nước Lỗ là một nước chư hầu, ở Sơn Đông ngày nay; rồi được làm Quan lại (chức Tư Khấu)
trong triều đình của Lỗ Định Công một thời gian ngắn Nhưng vì "chúa" của mình không "đạo
đức" nên ông từ bỏ mà đi sang nhiều nước chư hầu khác để xin làm quan lại hay gia thần nhưng
không thành công Cuối cùng Khổng tử trở về nước Lỗ dạy học thuật và tư tưởng của mình cho
thứ dân Các sử gia cho rằng ông là vị Thầy dạy tư (cho thứ dân) đầu tiên (vì từ trước đến giờ
chỉ có giáo dục trong giới quý tộc mà thôi) Nhiều đệ tử của ông cũng trở thành gia thần cho các quan lại trong các nước chư hầu
Trang 17Luận Ngữ 2.21:
Hoặc vi Khổng Tử viết: "Tử hề bất vi chính?" Tử viết: "Thư vân: 'Hiếu hồ vi hiếu, hữu vu huynh đệ' Thi ư hữu chính Thị diệc vi chính, hề kỳ vi chính?"
nhà Chu Theo thuyết Thiên Mệnh, Thiên tử là nhà lãnh đạo tối cao toàn Thiên hạ chính là Vương của nhà Chu Khổng tử không có chủ trương thay đổi hay thay thế bằng triều đại của nhà khác hơn là nhà Chu, tuy không tôn vinh Vương của nhà Chu là Thánh vương Theo ông, so sánh với 2 triều đại trước là của nhà Hạ và nhà Thương thì triều đại của Thiên tử nhà Chu vẫn tốt
hơn Khổng tử nói: "Nhà Chu so với hai triều đại đi trước văn hóa rực rỡ biết bao! Ta theo nhà Chu." (LN 3.14)
Tuy nhiên, Khổng tử quan niệm rằng trong tương lai có sự thay đổi của triều đại mặc dù ông không giải thích rõ ràng nguyên nhân như Đổng Trọng Thư sau nầy Tử Trương hỏi: "Có thể biết được mười đời sau không?" Khổng tử đáp: "Nhà Ân theo lễ của nhà Hạ, thêm bớt gì ta có thể biết được Nhà Chu theo lễ của nhà Ân, thêm bớt gì ta có thể biết được Sau này có nhà nào thế nhà Chu, dù trăm đời cũng có thể biết được." (LN 2.23)
* Liên hệ Quân Thần Sự liên hệ "Quân Thần" (Chúa và bề tôi) theo Nho Học được Khổng tử định nghĩa khi ông trả
lời Lỗ Hầu Định Công hỏi: "Chúa (= Quân) dùng bề tôi, bề tôi (= Thần) phụng sự chúa, phải
thế nào?" Khổng Tử đáp: "Chúa dùng bề tôi theo lễ, bề tôi phụng sự chúa theo trung (loyal)."
(LN 3.19)
Tuy nhiên "Quân" và "Thần" phải chính danh theo đúng đạo đức nhân nghĩa, nếu không thì
không còn là "Quân" hay là "Thần" nữa Nếu Chúa không có Đạo Đức thì không phải là Chúa của bề tôi nữa, như vậy bề tôi không phải có sự trung thành lý tưởng hay bắt buộc nữa
Giới Quý tộc trong thời Xuân Thu của Khổng tử gồm có Vương của Thiên Hạ và Trung Quốc; Công và Hầu của các Phương Quốc; các Quan lại có những Ấp hay Thái Ấp và các Gia Thần
Hệ thống "Quân Thần" (Chúa và bề tôi) được kể từ trên xuống dưới:
Ở Thiên Hạ: Vương là "Quân" và Công hay Hầu là "Thần" Tại Trung Quốc: Vương là "Quân" và các Quan Lại (của Vương) là "Thần"
Trang 18Tại mỗi Phương Quốc: Công hay Hầu là "Quân" và các Quan Lại (của Công hay Hầu)là "Thần"
Tại mỗi Thái Ấp: Quan Lại là "Quân" và các Gia Thần (của Quan Lại) là "Thần" Quân = chúa, nhà lãnh đạo = sovereign, ruler
Thần = bề tôi hay tôi thần = subject
TRIẾT HỌC CỦA MẠNH TỬ Mạnh tử từ sách Mạnh Tử viết thêm về Nho Học (triết học của Nho Gia):
Bổ túc chi tiết về Nhân Sinh Quan của Khổng tử Đưa ra Nhân Tính Luận để giải thích Nhân Sinh Quan của Nho Gia Đưa ra Vũ Trụ Luận để giải thích Nhân Sinh Quan của Nho Gia,
a) Nhân Sinh Quan (trong Quốc Gia Xã Hội) * Nhân Luân và Lễ
Khổng Tử nói về Chính Danh Luân lý nhưng cũng không giải thích tại sao Mạnh tử giải thích chi tiết như sau:
Mạnh Tử nói: "Ăn no, mặc ấm, ở yên mà không có giáo dục thì gần với cầm thú Thánh Nhân (tức là vua Thuấn, vị thánh vương theo truyền tuyết) lấy làm lo bèn sai ông Khiết làm quan Tư Đồ để dạy nhân luân Cha con có thân ái, vua tôi có đạo nghĩa, vợ chồng có phân biệt, anh em có thứ bậc, bạn bè có tin cậy" (Mạnh Tử IIIa, 4) Nhân luân gồm có: vua tôi, cha con, chồng
vợ, anh em, bạn bè Sự tương quan nhân luân và những điều Lễ (nghĩa) dựa trên nhân luân ấy khiến cho con người phân biệt với Cầm thú Đó cũng có thể gọi là Luân lý Nguồn gốc xã
hội và quốc gia dựa trên những mối Nhân luân ấy
Quốc gia có là vì nó phải có chứ không vì công lợi như Mặc Gia Con người chỉ có
thể thực hiện và phát triển nhân cách (có đạo đức hay có Tứ Đức là Nhân Nghĩa Lễ và Trí, đúng
theo Khổng Tử) một cách đầy đủ trong phạm vi nhân quần (quốc gia và xã hội) * Nhân - Trung Thứ
Thi hành Nhân tức là (thi hành) Trung Thứ theo thứ bậc (grade) Bàn về thứ bậc ấy, Mạnh
Tử nói: “Người Quân tử đối với vật thì yêu mà không nhân Đối với dân thì nhân mà không thân Thân với người nhà mà nhân với dân Nhân với dân mà yêu vật” (Mạnh Tử VIIa, 45) Theo Mạnh Tử điều phải làm là nới rộng lòng thương cho nó bao trùm cả những người xa nhất
trong xã hội
“Săn sóc người già cả của ta cho tới người già cả của người Thương yêu trẻ con ta cho tới trẻ
con người” Đó là điểu mà Mạnh Tử gọi là “nới lòng mình cho lan tới người” (extending one's
scope of activities to include others) Đó là sự nới rộng căn cứ vào nguyên tắc yêu thương người có thứ bậc (principle of graded love)
Trang 19Nới rộng lòng thương người trong nhà cho nó bao trùm cả người ngoài có nghĩa là thi hành
“Trung” (lòng ngay thẳng đối với người) và “Thứ” (lòng vị tha đối với người) mà Khổng Tử chủ trương tức cũng như thi hành đạo Nhân
Sự phát triển “đầu mối Nhân” khiến ta yêu người một cách tự nhiên, nhưng cũng là điều tự
nhiên nếu ta yêu cha mẹ ta hơn yêu mọi người nói chung Lòng Nhân là đức tính phát sinh tự
nhiên do từ bản tính con người chứ không vì công lợi như Mặc Tử b) Từ Nhân Tính Luận đến Nhân Sinh Quan
* Bản Tánh Thiện của con người Khổng Tử nói nhiều về Nhân Nghĩa và còn phân biệt Nghĩa và Lợi Thi hành Đức Nhân là thi
hành Trung Thứ Thi hành Nghĩa là mọi người phải làm nhiệm vụ Trung Thứ của mình, và trong khi làm nhiệm vụ (bổn phận) phải gạt bỏ mọi ý đồ riêng tư (Lợi) Phải trở nên mẫu người
tự mình đặt ra Mẫu người đó là người Quân tử Tuy chủ trương những thuyết ấy (Nhân Nghĩa), tuy có ngụ ý là do trật tự xã hội, Khổng tử không nói rõ tại sao mọi người (cá nhân trong xã hội) phải làm như vậy Mạnh Tử cố gắng giải đáp bằng thuyết “Tính Thiện”
Nhân Tính Luận về Tánh Thiện của Mạnh Tử:
Trong bản tính con người có những yếu tố thiện và những yếu tố khác, không thiện
cũng không bất thiện Những yếu tố (elements) khác nầy có thể trở thành bất thiện nếu không kiềm thúc Loài người và những sinh vật khác đều có những yếu tố khác nầy Chúng đại biểu cho phần thú tính trong đời sống, vì vậy, đúng ra ta không thể coi chúng thuộc về "nhân" tính
được
“Người ta ai cũng có lòng chẳng nỡ (thấy người khổ) Bỗng thấy đứa trẻ sắp rơi xuống giếng ai cũng lo sợ thương xót Do đó mà xem không có lòng thương xót không phải là người, không có lòng hổ sợ không phải là người, không có lòng từ nhượng không phải là người, không có lòng phải trái không phải là người Lòng thương xót (feeling of commiseration) là đầu mối của Nhân Lòng hổ sợ (feeling of shame and dislike) là đầu mối của Nghĩa Lòng từ nhượng (feeling of modesty and yielding) là đầu mối của Lễ (propriety) Lòng phải trái (sense of right or wrong) là đầu mối của Trí (wisdom)" (Mạnh Tử IIa, 6)
Trong bản tính nguyên lai mọi người đều có sẵn “Tứ Đoan” (= Bốn đầu mối) kể trên, nếu mà khéo phát triển (hay tự nhiên không bị ngoại cảnh ngăn trở) thì chúng sẽ trở thành “Tứ Đức” (Nhân Nghĩa Lễ Trí) là bốn đức tối cao của Nho gia
Chính bốn đầu mối nầy phân biệt con người và con vật Vậy phải mở rộng "bốn đầu
mối", vì "bốn đầu mối" có được mở rộng ta mới thật trở nên "người" Mạnh Tử nói: "Cho nên người khác với cầm thú chẳng có chi nhiều Thứ dân thì bỏ mất, quân tử thì giữ lấy" (Mạnh Tử IVb, 19) Mạnh Tử giải thích nguồn gốc của Nhân Sinh Quan (Nhân, Nghĩa, Lễ và Trí) của
Khổng tử và Nho Gia từ Bản Tánh Thiện của Nhân Tính Luận của mình
Tính (Tánh) = Nature Tính thường đồng nghĩa với Nhân tính = Human nature Tính Thiện = Bản Tánh Thiện = Tánh Bản Thiện = Goodness of human nature
Trang 20Ác = bad, evil Thiện = good Tứ Đoan = Four beginnings = Bốn đầu mối Tứ Đức (Nhân Nghĩa Lễ Trí) = Four constant virtues
c) Từ Vũ Trụ Quan đến Nhân Tính Luận và Nhân Sinh Quan Từ Vũ Trụ Quan của mình, Mạnh tử bắt đầu giải thích Đức Tín trong Nhân Sinh Quan của
Khổng tử rồi giải thích Nhân Tính Luận của mình và mở rộng Nhân Sinh Quan của mình
* Biết và Hợp Nhất với Trời Đối với biết Mệnh Trời và Trời, Mạnh Tử cũng giãi bày quan niệm của ông rõ ràng hơn Khổng
Tử
Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử quan niệm Trời là Vũ Trụ Nhưng theo Mạnh Tử thì vũ trụ bên ngoài thuần túy là vũ trụ tâm linh Nói về Trời, Mạnh Tử hiểu là vũ trụ tâm linh và sự hiểu biết vũ trụ tâm linh và sự hiểu biết tâm linh ấy Mạnh Tử gọi là biết Trời
Từ Vũ Trụ Quan nầy, Mạnh tử giải thích Nhân Tính Luận và mở rộng Nhân Sinh Quan của mình
(2) Khi phát triển hết Bản Tính mình không những con người có thể biết Trời mà còn có thể hợp làm một (hợp nhất) với Trời
Hơn nữa người nào phát triển hết lòng chẳng nỡ (thấy người khổ), Tánh Thiện, thì cũng có được đức Nhân
Dĩ nhiên con đường đến Nhân là thi hành Trung Thứ Do sự thi hành Trung Thứ, lòng vị kỷ và vị lợi ngày càng giảm đi
Và khi chúng biến mất thì ta sẽ cảm thấy không còn sự phân biệt giữa ta và người, cũng
không thấy sự phân biệt giữa cá nhân và vũ trụ Điều ấy có nghĩa là ta đã hợp nhất với vũ trụ Điều ấy khiến ta hiểu rằng “muôn vật đều đủ ở trong ta”
Từ "muôn vật đều đủ trong ta", Mạnh tử đi xa hơn nữa với thuyết "Khí Hạo Nhiên"
(bàn trong đoạn tiếp theo)
Trang 21Biết Trời = knowing heaven Hợp nhất với Trời = to become one with heaven
* Khí Hạo Nhiên
Tuy nhiên ta cũng thấy yếu tố thần bí trong triết học Mạnh Tử Mạnh Tử thuật lại sự phát triển
của việc đào luyện tinh thần của ông và Khí Hạo nhiên (Hạo Nhiên Chính Khí)
Mạnh Tử nói: “Cái Khí ấy rất lớn rất mạnh Nuôi cho ngay ngắn, không làm hại, thì nó choán khắp khoảng trời đất Cái khí ấy là do Nghĩa và Đạo hợp nên, không như vậy nó sẽ hư đi” (Mạnh Tử IIa, 2)
Khí Hạo nhiên là một từ ngữ riêng biệt của Mạnh Tử Khí có nghĩa là Hơi hay Sức
mạnh tinh thần Chữ “Khí” nầy cũng như chữ “Khí” dùng trong thành ngữ “sĩ khí” hay “dũng khí” “Hạo nhiên” là "rất lớn lao"
Khí Hạo nhiên là sự kiện liên quan tới người và vũ trụ do đó biểu thị một giá trị siêu luân lý Nó là cái tinh thần của người đã hợp nhất với vũ trụ, khiến cho Mạnh Tử phải nói rằng nó “choán khắp cả trời đất”
Phương pháp nuôi dưỡng khí hạo nhiên có 2 mặt
Mặt thứ nhất có nghĩa là “hiểu Đạo” nghĩa là hiểu đường lối hay nguyên lý dẫn ta tới nơi cao cả của tâm thần
Phương diện kia được Mạnh Tử gọi là “tập Nghĩa” ấy là trong vũ trụ ta phải làm những điều như là “dân Trời”
Sụ phối hợp của 2 phương diện ấy được Mạnh Tử gọi là “phối hợp Nghĩa và Đạo” “Ta khéo nuôi Khí Hạo Nhiên của ta”
Nếu luôn thi hành Nhân Nghĩa thì Khí Hạo Nhiên sẽ xuất hiện một cách tự nhiên ngay trong mỗi chúng ta
Mặc dù tiếng Khí Hạo Nhiên có 1 âm vang huyền bí, theo Mạnh Tử, tất cả mọi người đều có thể thực hiện được Ấy là vì nó không gì khác hơn là sự phát triển đầy đủ bản tính con người và vì tất cả mọi người đều giống nhau cũng như mọi người đều giống nhau về hình trạng thân thể Do đó mọi người đều có thể trở thành Thánh nhân nếu để cho bản tính nguyên thủy được phát tiển trọn vẹn “Mọi người đều có thể thành Nghiêu Thuấn”
d) Triết học Chính trị * Chính quyền
Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng Quốc gia là một tổ chức Đạo Đức, đứng đầu quốc gia phải là người cầm quyền có đạo đức nhưng ông nhấn mạnh rằng chỉ riêng Thánh Nhân mới thật đáng làm Vua và chính trị của Thánh nhân gọi là Vương Chính
Tuy nhiên Mạnh tử còn đi xa hơn Khổng tử Nếu ông Vua thiếu những đức tính đạo đức của một người cầm đầu thì dân chúng có quyền đạo đức để lật đỗ ngôi vua Vì Vua nầy chỉ là
một “Thằng” (mere fellow) (Mạnh Tử Ib, 8)
Trang 22Theo Mạnh tử, quốc gia phải được xây dựng trên cơ sở kinh tế lành mạnh bằng “Phép tỉnh điền”
Thánh nhân = Sage Vương = King Thánh vương = Sage king Bá = military lord
Vương chính = Government of a sage king Bá chính = Government of a military lord Phép Tỉnh Điền = well-field system
Hai chữ “Thiên hạ” (Under Heaven) có nghĩa đen là “dưới Trời” Ngày xưa người Trung Quốc
gọi Thiên hạ là chỉ giới hạn trong biên giới nước Tàu nhưng họ nghĩ đến Thế Giới nói chung vì lúc đó sự hiểu biết về Thế Giới của họ không đi quá giới hạn nước Tàu
TRIẾT HỌC CỦA TUÂN TỬ
Tuân tử là đối thủ của Mạnh tử trong Nho Học, nhất là về Nhân Tính Luận Các nhà Nho về sau
thường theo triết học của Mạnh tử Hậu thế cho rằng Mạnh tử thuộc ngành Lý tưởng (Idealistic wing) và Tuân tử thuộc ngành Duy thực (Realistic wing) của Nho Gia
a) Từ Nhân Tính Luận đến Nhân Sinh Quan * Bản Tính Ác của con người
Tuân tử không chủ trương dựa trên Tánh Thiện như Mạnh Tử
Trang 23Theo Nhân Tính Luận của Tuân tử,
Con người sinh ra không những không có “đầu mối Thiện” (Thiện đoan) nào mà trái lại có những "đầu mối Ác" (Ác đoan, beginnings of evilness), thật sự như có lòng ham lợi và
dục vọng
Nhưng con người đồng thời cũng có trí thông minh (intelligence) và trí thông minh có
thể khiến con người thành người tốt
Theo Tuân tử: “Tính Người là Ác, Thiện là do người làm ra” (Tuân Tử, thiên 17) Do đó
Tính Người (Nhân Tính) phải được giáo hóa chứ không phát triển tự nhiên được
Nhưng Tuân tử cũng đồng ý với Mạnh tử là mỗi người đều có thể thành Thánh nhân nếu
muốn Như vậy căn nguyên của Thiện trong Đạo Đức là đâu? Tuân tử nêu ra 2 lý do:
Trước hết con người không thể sống lẻ loi mà phải trong tổ chức xã hội lý do là vì để có đời sống ấm no người ta cần sự cộng tác và giúp đỡ lẫn nhau
Cũng vậy con người phải đoàn kết để chiến thắng vạn vật
Tuân Tử vô tình đã cắt nghĩa về nguồn gốc Xã Hội mà Mạnh Tử không có bàn tới
Tính Bản Ác = Evilness of human nature Tính Bản Thiện = Goodness of human nature
* Đức Lễ của Tuân tử Vì 2 lẽ ấy, con người cần có tổ chức xã hội và muốn có tổ chức xã hội thì cần đến lề lối cư xử (rules of conduct) Lề lối ấy là Lễ, nó chiếm một địa vị trọng yếu trong Nho Gia
Tuân Tử nói:
"Lễ bắt đầu từ đâu? Đáp: Người sinh ra là có lòng ham muốn (dục vọng), muốn thì tranh nhau Tranh nhau thì loạn Các vua trước ghét loạn nên đặt ra Lễ Nghĩa để phân biệt” (Tuân tử, thiên 19)
"Thiên hạ muốn và ghét những điều giống nhau Muốn thì nhiều mà vật thì ít nên không khỏi tranh nhau” (Tuân tử, thiên 10)
Mọi người phải cùng sống chung mà muốn sống chung mà khỏi xung đột thì giới hạn phải được đặt ra trong sự đi tìm những điều ham muốn của mỗi người Công dụng của Lễ là đặt ra giới hạn ấy Nơi đâu có Lễ thì có Đạo Đức Người nào hành động theo Lễ là hành động theo Đạo Đức Hành động trái với Lễ là trái với Đạo Đức
Tuân tử phân biệt giữa tự nhiên (nature) và giáo hóa (culture) Người phải đặt ra Nhân luân và Lễ bởi vì có vậy mới phân biệt với cầm thú (animals) Theo lý lẽ ấy, thì con người phải có Đạo
Đức không phải vì con người không thể không cần mà vì bắt buộc phải có Lý luận nầy gần với Mạnh Tử
Theo lý luận trên, Lễ là lề lối cư xử trong xã hội Theo định nghĩa nầy, Lễ có nhiệm vụ qui định Lễ dùng để qui định lòng ham muốn của con người Lề lối cư xử của Tuân Tử gần như Luật Lệ của Quốc gia?
Theo Nho Gia, Lễ có nghĩa rất rộng: lễ nghi (ceremonies), nghi điển (rituals) hay lề lối cư xử trong xã hội (rules of social conducts) Nhưng trong nghĩa lễ nghi và nghi điển, lễ có vai trò
Trang 24khác: vai trò tế nhị hóa làm thanh cao hóa tâm tính con người Đối với Nho Gia lễ nghi trọng
yếu nhất lả Tang và Tế (mourning and sacrifice) Theo Tuân tử, âm Nhạc (music) có có công dụng của một khí cụ giáo hóa đạo đức
Như vậy quan niệm của Tuân tử về Nhân luân và Lễ trong Xã Hội cũng như Giáo hóa trong
chính trị Quốc Gia đều giống Mạnh Tử Tuy nhiên Tuân Tử nhấn mạnh nhiều đến Lễ nhưng không nói nhiều về cách cai trị (chính trị) như Mạnh Tử
* Tâm Trí (Luận Lý)
Trong thiên "Chính Danh", Tuân Tử viết: "Cái có thể biết ở nơi người gọi là Biết (Tri) Biết mà
có hợp với người gọi là Trí" (Tuân Tử, thiên 22) Khả năng hiểu biết chia làm hai Một bên Tuân Tử gọi là "Thiên quan" như tai, mắt Bên kia chính là Tâm vậy Thiên quan thu nhận cảm giác, Tâm giải thích những cảm giác ấy, để cho
chúng một ý nghĩa Tuân Tử viết: "Tâm làm cho rõ sự biết (Nếu) Ngũ quan sắp đặt mà không biết, Tâm làm rõ ý nghĩa mà không biết, thì bấy giờ chẳng ai không bảo là không biết"
c) Vũ Trụ Quan * Tham Thiên Địa Mạnh Tử nói rằng khi phát triển hết tâm mình thì biết tính (mình) và biết tính (mình) thì biết Trời Như vậy Thánh Nhân muốn thành Thánh Nhân phải “biết Trời”
Nhưng Tuân Tử chủ trương ngược lại: “Thánh Nhân không cần biết Trời” (Tuân Tử, thiên 17) Theo Tuân Tử có 3 thế lực của vũ trụ là Trời Đất và Người (Thiên, Địa, Nhân) “Trời có 4
mùa, Đất có vật sản (resources), Người có văn hóa (culture) Vì vậy có thể gọi là tham Thiên
Địa” (Tuân Tử, thiên 17) Thiên chức của Người là dùng những gì Trời Đất cho để tạo nên sự giáo hóa
Tham Thiên Địa = to form a trinity with Heaven and Earth
TRIẾT HỌC CỦA SÁCH DỊCH TRUYỆN Kinh Dịch vốn là sách để bói Các nhà Siêu hình học của Nho Gia (Confucianist Metaphysics)
sau Khổng tử mượn một phần của Kinh Dịch để thành Vũ Trụ Luận của mình và từ đó giải thích
về Nhân Sinh Quan (= Đạo Đức) Những phần nầy làm thành Dịch Truyện Nho Học có thêm Vũ Trụ Luận từ Dịch Truyện
Kinh Dịch = Dịch Kinh = Book of Changes Dịch Truyện = The Appendices (of the Book of Changes)
Trang 25a) Vũ Trụ Luận (của Dịch Truyện) * Biến Dịch
Một trong 3 nghĩa của Dịch là biến dịch Dịch Truyện nhấn mạnh rằng mọi vật trong vũ trụ là luôn luôn ở trong quá trình biến đổi Đó là đạo biến hóa (transformation) của muôn vật là Đạo của Vũ Trụ, nó dùng để giải thích Nho Học
* Âm Dương
Dịch Truyện chép: "Một Dương (Yang) một Âm (Ying) gọi là Đạo (Way), tiếp nó là thiện, thành
nó là tính (người và vật)" Đó là cái đạo sinh thành muôn vật (production of things) và sự sinh đó là hoàn thành lớn nhất của Trời Đất
Khi một vật được sinh ắt cần phải có vật sinh ra nó và cũng cần phải có cái làm chất liệu để có thể có sự sinh Cái thứ nhất là yếu tố chủ động, cái thứ hai là yếu tố bị động
Yếu tố chủ động thì mạnh, đó là Dương; yếu tố bị động thì thuận, đó là Âm Muôn vật sinh thì cần có sự hợp tác của hai yếu tố Âm Dương ấy
Dịch Truyện chép: "Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (Âm Dương), Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái (Tám Quẻ) Vậy Thái Cực là Đạo (sự sinh thành)
Một hữu thể có thể là Dương trong chiều nầy và Âm trong chiều khác, tùy theo sự tương quan với những hữu thể khác Chẳng hạn người đàn ông là Dương đối với vợ nhưng là Âm đối với cha
Tuy nhiên yếu tố Dương siêu hình sinh mọi vật thì chỉ có thể Dương mà thôi, và yếu tố siêu hình từ đó mọi vật sinh thì chỉ có thể là Âm mà thôi
Sau nầy Đổng Trọng Thư áp dụng rất nhiều từ Âm Dương Dịch = Yi = Changes = Biến dịch
Âm = Ying Dương = Yang Thái cực = Supreme ultimate Lưỡng Nghi = Two Forms Tứ Tượng = Four Emblems Bát Quái = Eight Trigrams = Tám quẻ
b) Nhân Sinh Quan (của Nho Gia) từ Vũ Trụ Luận (của Dịch Truyện) * Chính Danh và Luân lý
Từ thuyết Âm Dương, mục Tự Quái (trong Dịch Truyện) nói:
"Có Trời Đất sau mới có muôn vật Có muôn vật sau mới có trai gái (nam nữ) Có trai gái sau mới có vợ chồng Có vợ chồng sau mới có cha con Có cha con sau mới có vua tôi Có vua tôi sau mới có trên dưới Có trên dưới sau mới có lễ nghĩa"
Trang 26Đó là giải thích của Chính Danh và Luân lý của Nho Học vậy * Khiêm của Đức Lễ
Cá nhân thi hành Nhân là điều phải làm (= Nghĩa) nhưng cũng làm trong khiêm cung và kính cẩn người (= Lễ) và trong sự sáng suốt, không mê hoặc và hiểu biết người (= Trí)
Dịch Truyện cũng cho rằng Khiêm nhường là đức lớn Lời thoán quẻ khiêm nhận xét:
"Đạo Trời làm vơi chỗ đầy mà thêm cho khiêm Đạo Đất biến đầy mà trôi vào khiêm Đạo người ghét đầy mà thích khiêm Khiêm cao mà sáng, thấp mà không nhảy qua được Đó là mục đích sau cùng của người quân tử"
Từ sự biến dịch, Nho Gia có Khiêm trong Đức Lễ Theo Nho Gia, Lễ là cách cư xử giữa cá nhân trong xã hội trong sự khiêm cung và kính cẩn dựa
trên Luân lý và "khác Cầm Thú" Sự hiểu biết về Vũ Trụ như trên đã đưa thêm một lý do mới
Trong sự biến dịch, nếu sự vật phải đạt tới sự hoàn bị và nếu trạng thái hoàn bị phải được giữ,
thì tác dụng phải được xảy ra đúng chỗ, đúng lúc và đúng cách Trong Dịch Truyện, sự đúng ấy
thường được chỉ bởi tiếng Chính (ngay, đúng) và Trung (ở giữa)
Về Chính thì lời thoán quẻ "gia nhân" nói: "Đàn bà có vị chính ở trong, đàn ông có vị
chính ở ngoài Đàn ông đàn bà mà chính, là nghĩa lớn của Trời Đất Cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ: như vậy đạo nhà chính Nhà mà chính thì thiên hạ định vậy"
"Trung" nghĩa là không quá nhiều không quá ít Dịch Truyện bảo rằng muốn làm được
việc gì thì cần phải có ý đừng được nhiều quá; và muốn khỏi mất vật gì, thì phải bổ sung vật ấy bằng cái đối lập Vì vậy "Hệ Từ" nói: "Nguy là để yên vị, mất là để giữ còn; loạn là để có trị Cho nên quân tử yên mà không quên nguy, còn mà không quên mất, trị mà không quên loạn Cho nên thân yên mà nước nhà giữ được"
Chính = correct, proper
Trung - mean, center, middle TRIẾT HỌC CỦA SÁCH TRUNG DUNG a) Trí Tri
Cá nhân thi hành Nhân là điều phải làm (= Nghĩa) nhưng cũng làm trong khiêm cung và kính cẩn người (= Lễ) và trong sự sáng suốt, không mê hoặc và hiểu biết người (= Trí)
Đức Trí của Khổng Tử là nhấn mạnh đến biết người Từ Vũ Trụ luận của Dịch Truyện, Nho Gia hiểu rộng thêm là hiểu sự vật (= Trí Tri)
Trang 27Từ Chính Trung của Dịch Truyện, sách Trung Dung nói rộng hơn về Trí Tri của Đức Trí,
triển khai thêm Thời Trung và cuối cùng là Trung Hòa của con người, xã hội và sự vật (nhân sinh, thế giới và vũ trụ)
* Chính Trung và Thời Trung của Đức Trí
Ý niệm Trung được khai triển đầy đủ trong sách “Trung Dung” Nghĩa thật của Trung là: không
quá nhiều không quá ít, tức là Chính Trung “Chính Trung”, Nho gia gọi là “Trung” Áp
dụng vào Nho Học, Luận Ngữ có nói 2 câu bàn luận giữa Khổng tử và Tăng tử Khổng tử nói: "Không ở chức vị nào thì đừng mưu tính việc của chức vị đó." Tăng Tử nói: "Quân tử không đi ra khỏi địa vị của mình." (LN 14.26)
Thời gian là một phần tử trọng yếu của ý niệm “Chính Trung” Cho nên Nho Gia thường dùng
chữ “thời” đi đôi với chữ “trung”, chẳng hạn trong tiếng “Thời Trung”
Mạnh tử nói về Khổng tử: “Có thể làm quan thì làm quan, có thể dừng thì dừng; có thể làm lâu thì làm lâu, có thể đi gấp thì đi gấp, Khổng tử là như vậy Khổng tử là Thánh có đức thời trung” (Mạnh Tử IIa, 2)
Trung = Mean Chính Trung = just right Thời Trung = timely mean
* Trung Hòa của Đức Trí Sách Trung Dung nói: “Trung Hòa rất mực thì Trời Đất được yên, muôn vật được nuôi” (Trung
Dung, Ch 1)
Khi tình cảm chưa bộc lộ thì tâm không đi quá, cũng không bất cập Nó ở trong sự
Chính Trung Đó là ví dụ về trạng thái Trung Khi tình cảm được bộc lộ mà đều trúng tiết, cũng gọi là trung, vì Hòa là do trung, và trung dung để hòa những gì khác có thể không hòa
Những điều đã được nói về tình cảm thì cũng có thể áp dụng đối với ước muốn Một
người nếu mọi ước muốn được thỏa và mọi tình cảm được bộc lộ mà ở vào mực trung thì người ấy đạt tới cái hòa bên trong nó làm cho tinh thần mạnh khỏe Cũng vậy, khi các ước muốn và tình cảm của mọi hạng người trong xã hội đều được thỏa, và được bộc lộ ở vào mực trung thì xã hội cũng đạt tới cái hòa bên trong nó dẫn đến thái bình trật tự
Trung Hòa = Mean and Harmony
"Hòa" thì bao hàm "Dị": hợp mọi cái Dị để thành Hòa "Đồng" nghĩa là đồng nhất, đối lập với
"Dị" Hòa nghĩa là điều hòa, bao hàm Dị, hợp mọi cái Dị để thành Hòa Tuy nhiên để thành
Hòa thì mọi cái Dị phải có phân lượng nhất định, ấy là Trung Vậy tác dụng của Trung là thành Hòa
Một xã hội khéo tổ chức là một cái Hòa trong đó những người tài giỏi và làm nhiều nghề
khác nhau có một địa vị thích hợp, giữ những chức vụ xứng đáng ai cũng được thỏa mãn như nhau không có xung đột
Trang 28Một thế giới lý tưởng cũng là một cái Hòa Sách Trung Dung nói: “Muôn vật sống với
nhau mà không cùng hại Mọi đạo lưu hành với nhau mà không cùng trái Ấy là điềm làm cho Trời Đất lớn vậy” (Trung Dung, Ch 30) Một cái “Hòa” như vậy không chỉ bao gồm xã hội con
người nên còn là Thái Hòa Trong lời đoán quẻ Càn, ta thấy chép: “Lớn thay cái đức đầu cả của
Càn Giữ hợp được Thái Hòa Mới hay tốt và chính bền” Hòa = harmony
Dị = difference Đồng = uniformity or identity Thái hòa = supreme harmony
b) Từ Nho Đạo đến Nho Giáo Từ hiểu biết (= Trí Tri) Trung và Hòa, Đức Trí của Nho Học hiểu biết Dung và Thường, Minh và Thành; tức là hiểu biết sự khác biệt giữa Nho Đạo và Nho Giáo cũng như sự thiết yếu của
Nho Giáo
* Dung và Thường của Đức Trí
Sách Trung Dung nói:
“Cái Trời phó cho gọi là Tính, noi theo Tính gọi là Đạo, tu Đạo gọi là Giáo (What
Heaven confers is called the nature The following of this nature is called The Way or Tao The cultivation of this Way is called spiritual culture) Đạo là chẳng nên rời xa giây phút nào Rời
xa được thì chẳng là Đạo nữa” (Trung Dung, Ch 1) Ở đây ta bắt gặp ý niệm về sự trọng yếu của cái bình thường là một khái niệm chủ yếu khác của sách Trung Dung Khái niệm nầy được diễn tả bởi từ “Dung” của nhan đề quyển sách, có nghĩa là bình thường (= Thường)
- Nhân luân và Đạo Đức của Nho Học hầu như quá thường và quá quen với một số người
(như ăn uống) nên họ cho là ít có giá trị Nhưng nếu quả là như vậy chỉ vì các điều ấy rất trọng yếu đến nỗi không ai là không cần tới Ăn uống, giữ nhân luân đạo đức, là làm theo Tính người
Cái ấy không gì khác hơn là Đạo - Cái ta gọi là Giáo không gì khác hơn là tu theo Đạo ấy Bởi vì Đạo quả là cái mà không ai là
không là không cần tới, thì tại sao lại phải cần tới Giáo? Tại vì mọi người đều không đủ ý thức về việc nầy “Người ta chẳng ai là không ăn uống nhưng ít người biết được mùi vị của nó” (Trung Dung, Ch 4)
Chức năng của Giáo là làm cho mọi người hiểu rằng thật ra không ít thì nhiều ai cũng thực hành Đạo để cho họ có ý thức về điều họ làm (là trọng yếu) Hơn nữa mặc dù mọi người
nhất thiết phải hành Đạo trong một mức nào đó họ vẫn không thế nào làm hết Đạo Vì vậy không ai sống trong xã hội mà không có nhân luân nhưng ít người có thể làm hết nhân luân
Chức năng của Giáo là hoàn thiện (to perfect) những gì mà thật ra con người đã thực
hiện được vào một mức thấp hay cao Vì vậy mọi người dẫu ngu và chẳng ra gì đến đâu, hành
Đạo bằng cách nào đó thì sự giáo hóa vẫn cần thiết để dẫn dắt họ đến Minh Thành
Trang 29Dung = common Thường = ordinary Minh = Enlightenment Thành = Perfection
* Minh và Thành của Đức Trí Trong sách Trung Dung, sự hoàn thiện này gọi là Thành, là thành thật và trung thực (sincerity and realness) Thành đi đôi với Minh, là sáng tỏ (enlightenment)
Sách Trung Dung nói:
“Từ Thành đến Minh gọi là Tính, từ Minh đến Thành gọi là Giáo, Thành thì Minh, Minh thì Thành” (Trung Dung, Ch 21)
(Giải thích) Điều ấy có nghĩa là ai hiểu rõ ý nghĩa của Nhân luân nhật dụng tức là những công việc hằng
ngày như ăn uống sống có lễ nghĩa thì đã là Thánh Nhân (người hoàn thiện) Điều ấy cũng là khi ta thực hành đức Thành mà ta hiểu rõ (= Minh) Ta không hiểu hết ý nghĩa các điều ấy
nếu không thực hành Ta cũng không thể thực hành cho đến hoàn thiện nếu không hiểu hết ý nghĩa việc ta làm
Đức Trí của Nho Học là hiểu biết Dung và Thường, Minh và Thành; tức là hiểu biết sự khác biệt giữa Nho Đạo và Nho Giáo
* Minh Thành và Tham Thiên Địa
Sách Trung Dung còn nói:
“Thành, là không phải tự thành cho mình mà thôi mà còn Thành cho vật Thành được mình là Nhân, Thành được vật là Trí Vậy Thành là đức của Tính là Đạo hợp cả trong ngoài” (Trung Dung, Ch 25)
Sách Trung Dung cũng nói:
“Duy kẻ chí Thành trong thiên hạ có thể làm trọn Tính mình Làm trọn được Tính mình thì có thể làm trọn Tính người Làm trọn được tính người thì có thể làm trọn Tính vật Làm trọn được Tính vật thì có thể giúp vào việc hóa dục của Trời Đất Có thể giúp vào việc hóa dục của Trời Đất thì có thể tham Thiên Địa” (Trung Dung, Ch 22)
Giải thích: - Trong khi ta tự hoàn thiện mình thì cũng phải lo cho người tự hoàn thiện như vậy Không
thể tự hoàn thiện mình mà không biết tới hoàn thiện người Lý do là vì ta chỉ có thể làm trọn Tính ta qua nhân luân tức là trong phạm vi nhân quần xã hội Ý tưởng nầy có gốc từ truyền thống Khổng Mạnh theo đó ta phải tu (dưỡng) bằng cách thực hành Trung Thứ Nhân Nghĩa tức
là ta phải giúp người Tu (dưỡng) là làm trọn những gì ta đã nhận của Trời, giúp người là giúp vào sự hóa dục của Trời Đất Hiểu rõ ý nghĩa các điều ấy là ta có thể tham Thiên Địa Trong sách Trung Dung, sự hiểu biết ấy gọi là “Minh”, tham Thiên Địa gọi là "Thành"
Trang 30- Phải chăng cần đến những điều khác thường mới có thể tham Thiên Địa?
Không, chẳng cần làm gì ngoài những việc bình thường, và làm “trong sự trung dung”, với sự hiểu rõ Nhờ đó ta mới có thể đi đến sự hợp cả trong ngoài Sự hợp ấy không
những là sự tham Thiên Địa mà còn gọi là sự hợp nhất giữa Người và Trời Đất Cho nên ta vẫn đạt được sự hợp nhất với “phương ngoại” mà không mất sự hợp nhất với “phương nội” Chính do sự phát triển của ý tưởng nầy mà các Đạo Học Gia về sau đã chỉ trích triết học xuất thế của Phật Gia
Đó là đường lối Nho Gia để đưa tâm thần tới trạng thái trong đó cá nhân hợp nhất với vũ trụ Nói có khác với phương pháp Đạo Gia qua sự phủ nhận hiểu biết đưa tâm thần ra khỏi
sự phân biệt của thế gian, của “nầy” và “kia” Phương pháp Nho Gia, về phần họ là gồm trong việc đưa tâm thần ra khỏi phân biệt ta và người, do sự nới rộng lòng Nhân
Sách Đại Học và sách Trung Dung là 2 chương trong sách Lễ Ký (Book of Rite)
Sách Trung Dung nói: “Cái Trời phó cho gọi là Tính, noi theo Tính gọi là Đạo, tu Đạo gọi là Giáo" Nho sĩ phải hoàn thiện Nho Đạo bằng cách "Tu" chứ không chỉ đơn thuần "Học và
Hành" một cách bình thường Do đó sách Trung Dung nhấn mạnh đến Nho Giáo: Tu để tránh
coi Đạo như chuyện bình thường (Dung Thường) và để đạt tới Minh Thành
Sách Đại Học tiếp nối với đường lối Tu bắt đầu với "Tu Thân" và 3 cương lĩnh 8 điều mục
* 3 Cương Lĩnh và 8 Điều Mục
Để nói rõ tính chất thế giới của triết học Trung Quốc, ta hãy quay về những tư tưởng trong sách Đại Học
Đoạn đầu nói như sau:
“Đạo của đại học là ở tại làm sáng đức sáng, tại thân dân, tại dừng nơi chí thiện Xưa kẻ muốn làm sáng đức sáng trong Thiên hạ, ắt trước phải trị nước Muốn trị nước, trước phải tề gia; muốn tề gia, trước phải tu thân Muốn tu thân trước phải chính tâm Muốn chính tâm trước phải thành ý Muốn thành ý trước phải trí tri Trí tri ở tại cách vật”
“Cách vật thì biết mới thấu Biết thấu thì ý mới thành Ý thành thì tâm mới chính Tâm chính thì thân mới tu Thân tu thì nhà mới tề Nhà tề thì nước mới trị Nước trị thì thiên hạ mới bình” (Câu 2)
Những câu trên được biết dưới “ba cương lĩnh” và “tám điều mục” của sách Đại Học
Ba Cương Lĩnh là: Làm Sáng Đức Sáng (Minh Minh Đức), Thân Dân và Dừng Nơi Chí
Thiện
Trang 31Tám Điều Mục là: Trí Tri, Cách Vật, Thành Ý, Chính Tâm; Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc,
Bình Thiên Hạ Ba Cương Lĩnh = Three main cords
Làm Sáng Đức Sáng (Minh Minh Đức) = To manifest one's illustrious mind Thân Dân = to love the people
Dừng Nơi Chí Thiện = to rest in the highest good Tám Điều Mục = eight minor wires
Trí Tri = extension of knowledge Cách Vật = investigation of things Thành Ý = sincerity of thought Chính Tâm = rectification of mind Tu Thân = cultivation of one's own self Tề Gia = regulation of the family Trị Quốc = setting in order of the state Bình Thiên Hạ = bringing of peace to the world Theo các Nho Gia đời sau,
- Ba cương lĩnh thật ra chỉ là một, tức là làm “Sáng đức sáng” (Minh minh đức)
Thân dân là một cách làm sáng đức sáng còn dừng nơi chí thiện là làm sáng đức sáng ở
nơi hoàn thiện nhất
Có thể nói, "Sáng Đức sáng" là Minh và "Dừng nơi Chí Thiện" là Thành của sách Trung Dung
- Tám “điều mục” thật ra cũng chỉ là một, tức là Tu Thân
Các trình tự đi trước tu thân chỉ là những đường lối và phương tiện để tu thân cho đến
mức hoàn thiện hay, như trong sách nói, để “dừng nơi chí thiện” Ta không thể tu thân cho đến mức hoàn toàn mà lại không có thử làm cho tròn bổn phận mình trong xã hội Ta không thể tu thân mà đồng thời lại không giúp người tự tu
- Làm sáng đức sáng cũng là tu thân Câu nói thứ nhất được chứa trong câu thứ hai Vì vậy
một ý được qui về một ý duy nhất Không cần phải đứng đầu một nước hay một tổ chức quốc tế mới có thể trị quốc và bình thiên hạ Chỉ cần cố gắng hành động tốt trong phạm vi một phần tử của một quốc gia và của thiên hạ Như vậy về phần ta là góp phần vào việc trị quốc bình thiên
hạ Do lòng thành làm điều thiện ta dừng nơi chí thiện Tu Thân (Tu của Nho sĩ trong Nho Giáo) của Đại Học =
Sáng Đức Sáng (Minh Minh Đức): Trí Tri là Cách Vật -> Thành Ý -> Chính Tâm Sáng Đức Sáng (Minh Minh Đức) đến Thân Dân (phạm vi hoạt động) và dừng Nơi Chí Thiện (mục đích cuối cùng là hoàn thiện) Thân Dân (phạm vi hoạt động) = Tề gia, Trị nước và Bình thiên hạ (Cách vật = hiểu biết sự vật Trí Tri là Đức Trí)
Chú thích:
Minh Đức = Ngũ Đức của Đạo Đức = Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín Tề gia, Trị nước, Bình thiên hạ = Thân dân = Nhân luân và Luân lý của Quốc Gia Xã Hội
Sáng Đức Sáng = Minh Dừng Nơi Chí Thiện = Thành (của Trung Dung)
Trang 32Nhận xét
Không cần phải đứng đầu một nhà, một nước hay một tổ chức quốc tế mới có thể tề gia,
trị quốc hay bình thiên hạ Chỉ cần cố gắng hành động tốt trong phạm vi một phần tử của một
gia đình, một quốc gia hay của thiên hạ Như vậy về phần ta là góp phần vào việc tề gia trị
quốc bình thiên hạ
Ở đây ta không cần bàn tới vấn đề tìm hiểu tại sao “cách vật” (hiểu biết sự vật) lại có thể là đường lối và phương tiện tu thân Ta sẽ lại thấy vấn đề ấy trong phần sau khi bàn tới Đạo Học Gia (Tân Nho Giáo)
b) Triết học Chính Trị
Tác giả cuốn sách Đại Học đã suy nghĩ bằng từ ngữ triết học chính trị quốc tế và hòa bình thế giới Tác giả không phải là người đầu tiên suy nghĩ như thế nhưng sự hệ thống hóa của tác giả thật có ý nghĩa Với tác giả sự yên trị của quốc gia mình không phải là mục đích cuối cùng về mặt tu thân
Như trên ta thấy, sách Đại Học nới rộng tư tưởng một quốc gia của Trung Quốc thành ra Thế giới (tức là Thiên hạ) gồm nhiều Quốc gia
LỊCH SỬ TRONG ĐỜI NHÀ TẦN VÀ NHÀ HÁN a) Nhà Tần và Nhà Hán
Nhà Tần thống nhất Trung Quốc năm 221 tr CN Trong nhiều biện pháp chính trị của nhà Tần,
trọng yếu nhất là thống nhất tư tưởng Thừa tướng Lý Tư đề nghị: Mọi sử thư, trừ sử nhà Tần; mọi trước tác về tư tưởng 'Bách Gia"; mọi văn chương, trừ văn chương được học quan cất giữ; và trừ sách y dược, thuật số, canh nông, nghề trồng cây; đều phải giao cho nhà cầm quyền để
đem đốt Còn ai muốn học thì "lấy quan làm thầy" Tần Thủy Hoàng chuẩn y đề nghị nầy và
cho thi hành vào năm 213 tr CN Tuy nhiên phương pháp tàn bạo của nhà Tần khiến nhà Tần bị sụp đổ nhanh chóng, vả sau khi nhà Hán lên ngôi thì một phần lớn văn hiến cũ cùng những trứ tác của "Bách Gia" lại được đưa ra ánh sáng
Nhà Tần chỉ tồn tại một thời gian ngắn Nhà Hán (206 tr CN – 220) kế thừa ý tưởng thống nhất
chính trị của nhà Tần bằng cách thiết lập một trật tự chính trị và xã hội mới Đổng Trọng Thư (179 tr CN – 104 tr CN) là lý thuyết gia chính của khuynh hướng nầy
Từ thời nhà Hán, chế độ Phong Kiến chấm dứt nhưng còn thuyết Thiên Mệnh áp dụng cho
Thiên tử trị vì toàn Thiên Hạ Thiên Hạ chỉ còn là Trung Quốc của Thiên tử vì các Phương Quốc đều đã thuộc về Trung Quốc của Thiên tử (là Hoàng Đế) Từ đó nước Tàu có tên là Trung Quốc Người Hoa Hạ dưới triều đại của nhà Chu đã thôn tín đất nước của những người Rợ và đồng hóa
họ Đến thời nhà Hán thì được gọi chung là người Hán Đó là nguồn gốc của Trung Quốc (về lãnh thổ) và người Hán (về dân tộc)
Nhà Hán cũng nghĩ rằng nếu muốn sự nhất thống chính trị được lâu dài, thì cần phải lần thứ hai, trong đường hướng khác, để thống nhất tư tưởng trong đế quốc Sự thử thách mới nầy, được