2 Biện pháp đảm bảo khử trùng nguồn nước: Công nghệ sản xuất giống các đối tượng cá biển theo khuôn khổ của dự án sẽ được thực hiện theo nguyên tắc an toàn sinh học, nghĩa là
Trang 1Viện Thủy sản Trung ương I 1
CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Tên chủ dự án đầu tư
Chủ dự án đầu tư:
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I
Người đại diện theo pháp luật: GS TS Phan Thị Vân - Viện trưởng
Địa chỉ trụ sở chính: phường Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Điện thoại:0222.6290313 Fax: 024.38273070
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I hoạt động theo Quyết định số 465/QĐ-BNN-TCCB ký ngày 06 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Chức năng, Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I và Quyết định số 2007/QĐ-BNN-TCCB ngày 04/6/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi Khoản 2, Khoản 3, Điều 3 Quyết định số số 465/QĐ-BNN-TCCB ký ngày 06 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2 Tên dự án đầu tư
- Tên dự án: Trại sản xuất giống hải sản của Phân viện Nghiên cứu Nuôi
trồng thủy sản Bắc Trung Bộ
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, trong quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An
* Khu đất dự án có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp: Đường dân sinh ra biển; - Phía Nam giáp: Đất quy hoạch Khu lịch nghỉ dưỡng; - Phía Đông giáp: Biển Đông;
- Phía Tây giáp: Đê biển hiện trạng
* Quy mô của dự án đầu tư
- Loại hình dự án: Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng
phòng hộ với diện tích dưới 20 ha do đó căn cứ Mục 6 Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Dự án thuộc nhóm II – Các dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấy đến môi trường
- Tổng vốn đầu tư của dự án: 14.996.694.000 đồng (đã được xác định tại Công văn số 1953/BNN-KH ngày 08/3/2017 của Bộ NN&PTNT), do đó dự án thuộc nhóm C theo tiêu chí quy định của Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019
Trang 2Viện Thủy sản Trung ương I 2
Hình 1.1 Vị trí thực hiện dự án
- Nhu cầu lao động: khoảng 20 lao động; - Diện tích sử dụng đất: 69.000,00 m2, trong đó:
+ Diện tích xây dựng nhà và công trình: 3.642,0 m2; + Diện tích đường giao thông nội bộ và đất khác: 23.286,0 m2; + Diện tích cây xanh, thảm cỏ: 2.873,5 m2;
+ Diện tích cây xanh phòng hộ: 14.799,6 m2; + Diện tích đất mặt nước: 24.398,9 m2; + Mật độ xây dựng toàn khu: 5,23%; + Tầng cao xây dựng: từ 1 đến 2 tầng
Trang 3Viện Thủy sản Trung ương I 3
Quy hoạch khu đất thực hiện dự án gồm các phân khu chức năng chính như sau:
- Khu A: Khu hành chính, gồm các hạng mục công trình: Nhà trực, nhà
làm việc chính, nhà nghỉ cán bộ công nhân viên, nhà nghỉ chuyên gia, nhà nghỉ học viên, bãi đỗ xe và sân thể thao
- Khu B: Khu nghiên cứu sản xuất, gồm các hạng mục công trình: Nhà
xưởng sản xuất giống, nhà lưu giữ và sản xuất thức ăn tươi sống, nhà xưởng sản xuất thức ăn chế biển và nhà kho
- Khu C: Khu ao nuôi thực nghiệm, bao gồm: ao cấp nước, ao nuôi và ao
xử lý nước thải
- Các công trình phụ trợ, bao gồm: Trạm biến áp, đường truyền tải điện, sân
đường nội bộ, bể cấp nước sinh hoạt, đường ống cấp và thoát nước thải
Các hạng mục công trình gồm:
Bảng 1.1 Các hạng mục công trình theo quy hoạch được xây dựng
ST
HIỆU
DIỆN TÍCH
TỶ LỆ
MẬT ĐỘ XÂY DỰNG
TẦN G CAO
(m 2 ) (%) (%) (tầng)
A TỔNG DIỆN TÍCH LẬP QUY HOẠCH
2.3 Đất xưởng sản xuất giống giáp xác (Thực hiện ở giai đoạn 2) SX-3 1.772,40 2,57 30,47 1
3 Đất ao cấp nước ACN 6.030,20 8,74 - - 4 Đất ao nuôi trồng thủy sản 14.990,5
0 21,73 -
4.1 Ao nuôi cá bố mẹ AN-1 2.741,30 3,97 - -
4.2 Ao sản xuất giống nhuyễn thể AN-2 2.560,80 3,71 - -
4.3 Ao sản xuất giống nhuyễn thể AN-3 2.571,10 3,73 - -
4.5 Ao sản xuất giống (Thực hiện ở giai đoạn 2) AN-5 2.018,50 2,93 - -
Trang 4Viện Thủy sản Trung ương I 4
4.6 Ao nuôi thực nghiệm (Thực hiện ở giai
5 Đất ao xử lý nước thải AXL 3.378,20 4,9 - - 6 Đất nhà nghỉ chuyên gia và học viên
(Thực hiện ở giai đoạn 2) NCG 2.034,80 2,95 17,69 2
7 Đất nhà nghỉ cán bộ, công nhân viên NCN 1.625,20 2,36 20,00 2 8 Đất công trình hạ tầng kỹ thuật
(Đất nhà chứa nước mặt cung cấp sản xuất)
HTK T
730,10 1,06 - 1
9.1 Đất cây xanh TDTT khu nhà nghỉ cán bộ, công nhân
CX-1 1.746,30 2,53 - -
9.2 Đất cây xanh cảnh quan CX-2 455,20 0,66 - -
9.3 Đất cây xanh TDTT khu nhà nghỉ chuyên gia và học viên
ĐN1 ĐN2 ĐN3
300,0 300,0 4.314,5
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
3.1 Công suất của dự án đầu tư
Sản xuất 200.000 cá giống, 30 triệu hậu ấu trùng tôm – cua, 30 triệu hậu ấu trùng ngao, hàu
3.2 Công nghệ của dự án đầu tư
3.2.1 Công nghệ nghiên cứu, sản xuất giống, nuôi lưu trữ, nuôi thành phẩm
3.2.1.1 Công tác tạo đàn bố mẹ:
a) Đối với các đối tượng nuôi đã có: Lựa chọn những đàn, cá thể có ngoại
hình tốt, khỏe mạnh, kiểm tra dịch bệnh nuôi nhốt trong môi trường tự nhiên và nhân tạo để phát triển thành đàn bố mẹ
b) Đối với đối tượng nuôi mới: Lựa chọn trong quá trình khai thác, nhập từ
nước ngoài nuôi nhốt trong môi trường tự nhiên và nhân tạo để phát triển thành đàn bố mẹ
Trang 5Viện Thủy sản Trung ương I 5
Lựa chọn
Kiểm dịch, chăm sóc
Hình 1.2 Quy trình tạo đàn bố mẹ
3.2.1.2 Công tác sản xuất giống, nuôi lưu giữ:
a) Đối với các đối tượng nuôi đã có: Từ đàn bố mẹ đã được lựa chọn áp dụng
quy trình sản xuất giống ít thay nước (sự dụng hệ thống lọc sinh học tuần hoàn) để sản xuất giống Nhiệm vụ chủ yếu công tác sản xuất giống, nuôi lưu giữ của Phân viện sẽ hướng tới chọn giống theo gia phả để sản xuất ra đàn bố mẹ mới – tiến tới chọn giống theo phương pháp gen di truyền
b) Đối với các đối tượng nghiên cứu mới: Từ đàn bố mẹ đã được lựa chọn
hoặc nhập nội nghiên cứu, sản xuất giống và cũng như với các đối tượng đã có công tác nghiên cứu, sản xuất giống, nuôi lưu giữ chủ yếu hướng tới chọn giống theo gia phả và tạo ra đàn bố mẹ kế tiếp
Hình 1.3 Quy trình sản xuất cá hương giống
3.2.2 Quy trình vận hành nghiên cứu, sản xuất trong khu công nghệ giống cá biển
Cá bố mẹ được đưa vào bể tắm để loại ký sinh trùng sau đó tiêm kích dục tố cho vào bể đẻ của khu vực riêng biệt Cá bố mẹ sẽ làm quen với môi trường mới Sau 24-30 giờ quá trình đẻ trứng tại các bể đặt ở khu bể đẻ sẽ được thực hiện Trứng cá của nhóm cá có kích thước lớn được vớt lên cho vào bể ấp để ấp và ương lên thành giai đoạn 6-8 ngày tuổi Nhóm cá hương kích thước lớn sẽ tiếp tục được chuyển sang bể ương lớn hơn để ương thành cá 18-20 ngày tuổi Nhóm cá có kích thước bé sẽ chuyển sang bể ương khác để ương thành cá 18-20 ngày tuổi Sau đó, cả hai nhóm này sẽ chuyển sang khối bể lớn hơn để ương thành cá giống lớn 12-15 cm đối với cá có kích thước lớn và 6-8 cm đối với cá có kích thước bé
Thức ăn sẽ lấy từ nơi có nuôi và nhân đại trả tảo, luân trùng làm thức ăn cho cá ở giai đoạn đầu Những giai đoạn tiếp theo sẽ dùng thức ăn công nghiệp
Cá hương giống
Trứng Cá bột
Trang 6Viện Thủy sản Trung ương I 6
Để đảm bảo việc thực thi công nghệ mới tạo ra con giống sạch bệnh, có chất lượng, khu nhà sản xuất cần phải có hệ thống xử lý tuần hoàn nước để hoạt động hiệu quả và tiết kiệm hơn Việc cho ăn thức ăn tươi sống cũng sẽ được tự động hóa bằng hệ thống bơm định lượng Ngoài ra, phải xây tường bao quanh và tạo ra buồng cách ly chung cho khu nhà sản xuất giống cá
- Các bể dùng để ương cá bột thành cá hương giống đối với các loài có kích thước bé sẽ được lắp đặt thêm hệ thống xử lý nước – hệ lọc sinh học đơn giản cho mỗi một nhóm bể (20-25m3) bao gồm 4 bộ phận: lọc cát, skimer, buồng lọc cá sinh học có giá thể nhựa, bộ diệt khuẩn
Ngoài ra, toàn bộ khối nhà sản xuất giống cá sẽ được cách ly với các khối khác Hoạt động được thực hiện trong các khối này tuân thủ các nội quy để đảm bảo răng cá ương nuôi trong khối này có điều kiện an toàn sinh học cao, không bị các mầm bệnh thâm nhập
3.2.3 Các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học trong quá trình sản xuất giống cá biển:
3.2.3.1 Quy trình vận hành nước tại các khu nuôi ao thực nghiệm: bao gồm ao cấp nước, ao nuôi và ao xử lý nước thải
(1) Quy trình vận hành ao cấp nước
Hình 1.4 Quy trình vận hành ao cấp nước
Nguồn nước biển được lấy bằng đường ống lấy nước đặt nằm ngang, một đầu ống cắp mép nước biển, đầu kia nối với máy bơm Bơm vào Sato đặt trên cao sau đó dẫn về ao, cuối đường dẫn nước có gắn túi lọc mịn nhằm ngăn chặn các loài giáp xác và cá tạp
Tại ao cấp nước, tiến hành kiểm tra các yếu tố chất lượng môi trường nước cơ bản - Nếu các thông số về chất lượng nước đã đảm bảo, nước sẵn sàng để đưa vào các ao nuôi sử dụng;
- Nếu các thông số chất lượng nước chưa được đảm bảo, tùy vào từng trường hợp để có biện pháp xử lý để đạt tiêu chuẩn trước khi cho vào ao nuôi
Kiểm tra, xử lý để đạt tiêu chuẩn đầu
vào
Ao nuôi Biển
Trang 7Viện Thủy sản Trung ương I 7
- Nếu trong nước cấp có chứa mầm bệnh virus nguy hiểm cho vật nuôi thì tiến hành xả bỏ và vệ sinh toàn bộ ao cung cấp nước
(2) Biện pháp đảm bảo khử trùng nguồn nước:
Công nghệ sản xuất giống các đối tượng cá biển theo khuôn khổ của dự án sẽ được thực hiện theo nguyên tắc an toàn sinh học, nghĩa là toàn bộ quá trình nuôi vỗ, quá trình ấp trứng, ương cá bột hương sẽ được thực hiện theo các quy phạm thực hiện tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn sinh học Cụ thể: Nguồn nước ấp trứng được khử trùng và xử lý trước khi trứng được đưa vào bể ấp
(3) Biện pháp khử trùng nguồn trứng
Trứng thu được từ bể đẻ sẽ được rửa bằng dung dịch khử trùng và loại bỏ ký sinh trùng, sau đó đưa vào bể ấp Sau 20-30 giờ, phôi sẽ hoàn thành các giai đoạn phát triển và sẽ thu được cá bột
(4) Biện pháp sau ấp, ương, phân kích cỡ:
Cá bột được chuyển sang hệ thống ương với nguồn nước được xử lý và tuần hoàn nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của yếu tố thời tiết cũng như nguy cơ rủi ro nhiễm bệnh Thức ăn sống cho cá (tảo, luân trùng) đều được nuôi trong môi trường nước sạch sẽ được cho ăn theo các định mức tiêu chuẩn Khi cá đạt kích thước cá hương (8-10 ngày ương), cá sẽ được san chuyển sang các bể ương cá lớn hơn cũng trong điều kiện nước tuần hoàn để ương tới giai đoạn 18-20 ngày Thức ăn ở giai đoạn này là động vật phù du như actemia, hoặc copepodae
Tiếp theo, cá này sẽ đưa ra ương ở các bể ngoài trời có mái che thành con giống tiêu chuẩn 12-14 cm cho nhóm cá có kích thước lớn và cá 6-8cm cho nhóm cá có kích thước bé Mỗi lần nhân rộng ra là một lần phân kích cỡ để tạo cho đàn cá phát triển đồng đều Thức ăn ở giai đoạn này là thức ăn hỗn hợp giữa copepodae và thức ăn công nghiệp Ở giai đoạn cuối cá sẽ được luyện hoàn toàn để ăn thức ăn công nghiệp
Môi trường nước trong các bể ương đã được hệ sinh học xử lý, nhằm loại bỏ các chất dư thừa, giảm lượng amoniac và một số chất hòa tan trong nước, giảm thiểu các vi khuẩn có thể là nguồn gốc gây bệnh cho cá ở các giai đoạn Như vậy, có thể nói rằng với công nghệ tuần hoàn khép kín, việc ấp trứng, ương nuôi cá bột hương giống sẽ được chủ động cơ bản về môi trường
Các nghiên cứu về công nghệ cho ăn, thức ăn (hướng tới công thức ăn với tỷ lệ protein động vật thấp), công nghệ nuôi cá trong ao, các công nghệ nuôi kết hợp… sẽ được triển khai trong các bể của khu thí nghiệm với sự chính xác cao, vì các hệ thống được nâng cấp hoặc xây mới đều đạt tiêu chuẩn cho các thí nghiệm Vì vậy, các công nghệ mới, các quy trình mới sẽ được hình thành tại Trung tâm, làm cơ sở cho chuyển giao công nghệ, cho đào tạo nhân lực cũng như cho các hoạt động khuyến ngư của các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng như các tỉnh Trung Trung Bộ
Trang 8Viện Thủy sản Trung ương I 8
Với công nghệ này, mỗi m3 nước có thể ương được 1.000-2.000 cá ương giống (tùy thuộc loài và quy cỡ con giống cần đạt)
(4) Công nghệ xử lý nước bằng hệ thống tuần hoàn lọc sinh học:
Hệ thống tuần hoàn nước thông qua bộ lọc sinh học là phần quan trọng nhất của công nghệ tiên tiến để xử lý môi trường nuôi đáp ứng các yêu cầu của “an toàn sinh học”, trong quá trình triển khai các nghiên cứu xây dựng công nghệ
Vai trò của hệ thống tuần hoàn nước là giảm hoặc loại bỏ các chất cặn bã, những hợp chất hữu cơ, vô cơ ở dạng thải rắn hoặc hòa tan trong nước do hoạt động sống của động vật nuôi tạo ra Năng lực, khả năng và công suất của hệ thống này phụ thuộc nhiều yếu tố ngoại cảnh như: lượng thức ăn, mật độ nuôi thả, lượng chất bài tiết của đối tượng được nuôi… Với nhiệm vụ là giảm tối đa lượng chất thải rắn, các vật thể lơ lửng, các hợp chất ni tơ (đặc biệt là ammoniac NH3+ và nitorite NO2-) hòa tan trong nước, hệ thống tuần hoàn nước được xem là hệ thống liên kết một số phương tiện thiết bị như bể (hoặc bộ phận) tách cặn bã thô, bể (hoặc bộ) lọc các vật lơ lửng, bộ khử hợp chất ni tơ, bộ thanh trùng… đồng thời hệ thống này đảm bảo ngăn chặn sự thâm nhập của các mầm bệnh vào hệ thống nuôi
Thiết kế và lắp đặt hệ tuần hoàn hiện nay, mô hình đơn giản nhất có 5 hợp phần gồm: bộ tách các phế thải, lọc tinh, bộ phận tăng ô xy, bộ lọc sinh học để loại bỏ amooniac và nitorite, và cuối cùng là bộ phận thanh trùng Trong trường hợp xử lý nước biển, hệ tuần hoàn còn có bộ tách protein (skimmer) Sơ đồ tuần hoàn được
thể hiện ở bản vẽ dưới đây:
Hình 1.4 Sơ đồ tuần hoàn nước trong ao nuôi
Trang 9Viện Thủy sản Trung ương I 9
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư Sản phẩm của dự án là cá giống, hậu ấu trùng tôm – cua, hậu ấu trùng ngao, hàu cung cấp cho các cơ sở có nhu cầu
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Dự án
4.1 Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng
a Máy móc thiết bị
Giai đoạn thi công xây dựng sử dụng các máy móc thiết bị bao gồm:
Bảng 1.2 Các loại máy móc, thiết bị thi công
TT Tên loại máy Đơn
vị
Số lượng
Nơi sản xuất Tình trạng
b Nhu cầu vật liệu xây dựng
Địa điểm xây dựng Dự án nằm trong địa bàn xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, các loại vật liệu xây dựng chính, phụ đều được tập hợp từ các đại lý ở địa phương nên việc cung ứng vật liệu cho Dự án là thuận lợi
Các nguyên vật liệu như: cát vàng, đá dăm, bê tông, thương phẩm, xi măng, sắt thép,… Chủ dự án sẽ hợp đồng với các đại lý vật liệu xây dựng trên địa bàn
Xăng dầu phục vụ máy móc thi công được mua tại các cây xăng lớn trên địa
bàn huyện Diễn Châu
c Nhu cầu nhiên liệu
Nguồn điện: Được lấy từ tuyến điện cấp cho các ao nuôi tôm chạy dọc tuyến
đường đê biển
Điện cấp đến trạm biến áp 22kV/0,4kV rồi cấp cho các công trình theo các cột điện chạy dọc theo các tuyến đường giao thông
Nhu cầu sử dụng xăng dầu phục vụ hoạt động của các máy móc thi công được mua từ các đơn vị trên địa bàn
d Nhu cầu sử dụng nước
Trang 10Viện Thủy sản Trung ương I 10
Nước cấp cho dự án phục vụ cho sinh hoạt của công nhân trên công trường và phục vụ các hoạt động xây dựng được lấy từ nguồn nước giếng khoan tại chỗ
- Nước sinh hoạt của công nhân thi công: tạm tính số lượng công nhân thi công thường xuyên ăn ở trên công trường khoảng 20 người Do công nhân chủ yếu là dân địa phương, cuối ngày về sinh hoạt tại gia đình nên theo TCXDVN 33:2006 cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình - tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn sử dụng nước cho mỗi công nhân thi công là 70 lít/ngày
Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt giai đoạn thi công là:
Qsh = 20 người x 70 lit/người/ngày/1000 = 1,4 m3/ngày Nhu cầu sử dụng nước xây dựng: do bê tông phục vụ công tác xây dựng các hạng mục chủ yếu được mua tại các trạm trộn bê tông nên nhu cầu sử dụng nước giai đoạn xây dựng khá ít khoảng 1 m3/ngày
Nhu cầu nước bảo dưỡng máy móc, thiết bị: máy móc, thiết bị, phương tiện thi công được bảo dưỡng tại các trạm sửa chữa riêng, không thực hiện bảo dưỡng tại Dự án
Nước rửa lốp xe và rửa thiết bị: lượng nước này ước tính khoảng 1m3/ngày Nhu cầu nước phun tưới ẩm: (chiều dài đoạn đường tưới ẩm là 1km), tần suất 2 lần/ngày: 1 xe x 1 m3/xe x 2 lần/ngày = 2 m3/ngày
Như vậy, nhu cầu sử dụng nước xây dựng là: Qxd = 4 m3/ngày Tổng nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn xây dựng Dự án khoảng 5,4 m3/ngày
4.2 Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp
điện, nước của dự án đầu tư
a Máy móc thiết bị phục vụ giai đoạn hoạt động:
Dự án khi đi vào hoạt động chủ yếu sử dụng các thiết bị hiện có của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, của các dự án đã được đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và viện trợ của nước ngoài đã đầu tư cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I
Các thiết bị cho phòng nghiên cứu công nghệ giống và nuôi trồng thủy sản đã được đầu tư và sẽ được tái sử dụng
Các thiết bị quan trắc, phân tích cảnh báo môi trường, các thiết bị phân tích sâu như phân tích thuốc trừ sâu, dầu mỡ, chẩn đoán các mầm bệnh, virus, phân tích dịch tễ học… cũng sử dụng các thiết bị đã được đầu tư trước đây
Ngoài ra, dự án cần đầu tư các thiết bị văn phòng và một số thiết bị đồng bộ với công trình xây dựng mới, cụ thể:
Trang 11Viện Thủy sản Trung ương I 11
Bảng 1.3 Nhu cầu máy móc trong giai đoạn hoạt động ổn định của Cơ sở
LƯỢNG
Tình trạng
I Thiết bị cấp thoát nước
1 Máy bơm cấp nước biển vào
Mới 100%
II Thiết bị điện
(Nguồn: Dự án đầu tư)
b Nhu cầu nguyên vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng
Nguyên liệu đầu vào của dự án được tổng hợp tại bảng dưới đây:
Bảng 1.4 Nhu cầu nguyên liệu của dự án
(dự kiến)
4 Điện năng Vận hành hoạt động của trại kW 350,000
6 Nước Hoạt động sinh hoạt của
7 Thuốc sử dụng trong thủy sản, thức ăn…… Thức ăn sử dụng nuôi tôm
8 Khử trùng nước
9 Chế phẩm sinh học Tăng hiệu quả xử lý nước thải lít 300
c Nhu cầu cấp nước
- Nguồn nước: Nguồn nước cấp cho khu quy hoạch sử dụng nguồn nước ngầm
Nước ngầm được xử lý sơ bộ, đảm bảo vệ sinh, được bơm lên đài nước, tự chảy theo các ống cấp nước D40 - D50
Trang 12Viện Thủy sản Trung ương I 12
+ Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy: 15l/s Nhu cầu sử dụng nước của Trạm chủ yếu phục vụ cho hoạt động vệ sinh và ăn uống của nhân viên Nước cấp sinh hoạt của nhân viên văn phòng:
Q1 = 20 người * 100l/người/ngày = 2,0m3/ngày (Áp dụng TCVN 33:2006)
+ Nước dự trữ PCCC: 1 đám cháy kéo dài khoảng 2 giờ, định mức cấp nước chữa cháy là 15l/s => Lượng nước dự trữ PCCC là 162m3/đám cháy (TCVN 2622:1978)
- Mạng lưới cấp nước phân phối: Mạng lưới đường ống phân phối được bố
trí mạng lưới vòng kết hợp với mạng lưới cụt, các tuyến ống bám dọc theo các trục đường giao thông và những vị trí thuận lợi để cấp đến tất cả các đối tượng dùng nước Đường ống có đường kính D= 40 ÷ 50 Ống cấp nước là ống nhựa HDPE
- Nước cấp cho các ao sản xuất: Được lấy từ Biển thông qua giếng chứa nước
Biển
Bảng 1.5 Thống kê hệ thống cấp nước của dự án
Nhu cầu nước biển cấp cho các ao nuôi, ao ương khoảng 2.000 m3/ngày đêm Tổng nhu cầu cấp nước của Dự án được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn vận hành
TT Hoạt động dùng nước Quy mô Tiêu chuẩn
dùng nước
Lượng nước cần cấp (m 3 /ngày)
d Nhu cầu cấp điện
Nguồn điện: Được lấy từ tuyến điện cấp cho các ao nuôi tôm chạy dọc tuyến
đường đê biển
Trang 13Viện Thủy sản Trung ương I 13
Điện cấp đến tram biến áp 22kV/0,4kV rồi cấp cho các công trình theo các cột điện chạy dọc theo các tuyến đường giao thông
Cấp điện chiếu sáng giao thông:
- Hệ thống đèn chiếu sáng giao thông được kết hợp với các cột điện sinh hoạt Sử dụng bóng điện LED tiết kiệm điện năng, tăng hiệu năng chiếu sáng
5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
5.1.Nguồn gốc, hiện trạng sử dụng đất
Nguồn gốc: Vị trí đề xuất thực hiện dự án chủ yếu là đất rừng phòng hộ thuộc địa bàn xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Ngoài ra, do điều chỉnh quy hoạch dự án, khu vực thực hiện dự án điều chỉnh sẽ thu hồi một phần đất hoa màu và đất ở của 2 hộ dân Hiện nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Sản I đang phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để tiến hành đo đạc, xác định diện tích các loại đất cụ thể để bồi thường, thu hồi đất, chuyển mục đích, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án
5.2.Tiến độ thực hiện dự án
a Tổng vốn đầu tư: 14.996.694.000 đồng
b Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án - Quý I/2023: Chuẩn bị đầu tư (các hồ sơ thủ tục liên quan đến triển khai dự án) - Quý II- Quý III/2023: Giải phóng mặt bằng và xây dựng
- Quý IV/2023: Lắp đặt máy móc, thiết bị - Từ 2024: Vận hành chạy thử hệ thống ao nuôi và đi vào hoạt động
Trang 14Viện Thủy sản Trung ương I 14
CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, dự án phù hợp với Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được tổ chức lập theo Quyết định số 1179/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Dự án phù hợp với Quyết định số 5441/QĐ-UBND.CN về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2025, có tính đến năm 2030
Dự án phù hợp với quy hoạch phát triển của Khu kinh tế Đông Nam theo nội dụng Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 15/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An đến năm 2040
Căn cứ đề nghị của Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I tại Tờ trình số 506/TTr-VTS1 ngày 15/12/201; Thỏa thuận quy hoạch của UBND xã Diễn Trung và UBND huyện Diễn Châu; Báo cáo thẩm định của Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam tại Công văn số 148/KKT-QHXD ngày 06/02/2018 và Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 02/4/2018 và đã được UBND huyện Nghi Lộc đưa vào kế hoạch sử dụng đất năm 2018
Giao thông: Giao thông đối ngoại, nằm gần 02 tuyến đường: Đường quốc lộ 1A và đường ngang N2 (Đoạn 2) thuộc quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam và gần tuyến đường Cứu hộ, cứu nạn và tái định cư các khu dân cư ven biển đang được Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An triển khai xây dựng, sớm được đưa vào sử dụng trong thời gian tới nên rất thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, vận tải hàng hóa, nghiên cứu khoa học
Hệ thống cấp điện: Hệ thống cấp điện của dự án được đấu nối vào hệ thống
lưới điện 35kV chạy qua thuộc nguồn điện của xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu,
tỉnh Nghệ An
Hệ thống cấp nước: Trong quá trình hoạt động, dự án sử dụng nước giếng
khoan để sử dụng cho mục đích sinh hoạt Khi hệ thống cấp nước của khu vực hoàn thiện, dự án sẽ đấu nối với nguồn nước sinh hoạt của khu dân cư xung quanh
Hệ thống thoát nước: Chưa được đầu tư xây dựng Tuy nhiên do vị trí khu
đất thực hiện dự án sát với hệ thống thoát nước tự nhiên đổ ra biển, vì vậy rất thuận lợi để cải tạo và bố trí thoát nước cho nội bộ dự án để kết nối với hệ thống thoát nước tự nhiên của khu vực
Trang 15Viện Thủy sản Trung ương I 15
Hệ thống thông tin liên lạc: Đã được xây dựng và đi vào hoạt động
Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu: Vị trí xây dựng công trình nằm gần tuyến đường Cứu hộ, cứu nạn và tái định cư các khu dân cư ven nên thuận tiện cho việc cung cấp nguyên vật liệu Các loại vật liệu như cát, sỏi, gạch, sắt, thép, xi măng được cung cấp tại các cửa hàng ở xã Diễn Trung và thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất từ các ao nuôi được thu gom về ao xử lý nước thải để đạt cột B – QCVN 40:2011/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, Kq = 1 Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, Kf = 1) trước khi thải ra vùng biển thuộc xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An do đó không làm ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nước biển tiếp nhận
Trang 16Viện Thủy sản Trung ương I 16
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN 1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật
1.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường
Dự án được thực hiện xây dựng chủ yếu trên đất rừng phòng hộ thuộc địa bàn xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
1.1.1 Điều kiện kinh tế khu vực thực hiện dự án
a Công nghiệp, giao thông, xây dựng
- Sản xuất công nghiệp: tình hình dịch bệnh Covid-19, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện; nhất là các cơ sở sản xuất công nghiệp lĩnh vực may mặc, điện tử có đơn nhập hàng, đơn xuất hàng phụ thuộc nhiều vào các nước bị ảnh hưởng lớn của dịch bệnh Covid-19 như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc,… như Nhà máy giày gia Viet Glory xã Diễn Trường, Nhà máy may Nam Thuận xã Diễn Mỹ, Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm; còn các cơ sở sản xuất công nghiệp có nguồn nguyên liệu và sản phẩm tiêu thụ nội địa như các cơ sở chế biến nông sản, hải sản, cơ khí;… Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 4.300 tỷ đồng, bằng 97,9KH, tăng 12,64% so cùng kỳ
- Giao thông: Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp; các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi được đầu tư cơ bản hoàn thành hạ tầng đô thị, nông thôn từng bước được hoàn thiện Tỷ lệ đường huyện cứng hóa đến năm 2020 đạt 75% (166/224,5km), đường đảm bảo quy mô theo quy hoạch đường cấp V - đồng bằng trở lên đạt 42% (94km/224,5km), tỷ lệ đường xã cứng hóa đạt 93%, tỷ lệ đường xóm cứng hóa 87%
- Đầu tư, xây dựng: Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, trật tự xây dựng được tăng cường Trong năm 2020, tổ chức thẩm định 121 công trình, qua thẩm định đã cắt giảm 1,67 tỷ đồng so với dự toán; cấp GPXD nhà ở riêng lẻ cho hộ gia đình, các nhân và doanh nghiệp được 92 công trình: nghiệm thu hồ sơ 106 công trình hoàn thành
b) Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Trồng trọt: Diện tích thâm canh lúa chất lượng cao đạt trên 5.000 ha, chiếm 55% diện tích đất sản xuất; xây dựng được 71 cánh đồng lớn, một giống với diện tích 1.500 ha, 48 mô hình liên kết, bao tiêu sản phẩm làm tăng năng suất, hiệu quả từ 25- 30%, các cánh đồng chuyên canh sản xuất rau an toàn với thu nhập bình quân đạt từ 200 - 300 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 22 mô hình nhà màng và hơn 400 ha sản xuất rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGap có doanh thu trên 400 triệu đồng/ha/năm Sản lượng lương thực có hạt giữ mức ổn định, bình quân đạt trên 130 ngàn tấn/năm
- Chăn nuôi, thủy sản: Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, gia trại; hình thành các khu chăn nuôi tập trung có kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; ngoài chăn nuôi gia súc, gia cầm, con nuôi
Trang 17Viện Thủy sản Trung ương I 17
đặc sản như dê, lợn rừng, vịt trời, hươu…được nuôi ở nhiều địa phương Tổng sản lượng thủy sản năm 2020 đạt 49.900 tấn, vượt 29,6% KH Công nghiệp chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển khá
c) Thương mại và dịch vụ: Hoạt động thương mại dịch vụ trong năm 2020 có
nhiều biến động, thời gian cuối quý I, đầu quý II và giữa quý III phát triển chậm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tuy nhiên, các tháng cuối năm phát triển trở lại do nhu cầu mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ của người dân tăng cao Giá trị sản xuất thương mại-dịch vụ ước đạt 6.540 tỷ đồng, bằng 80% kế hoạch, tăng 9,62% so với cùng kỳ
1.1.2 Điều kiện văn hóa - xã hội
a) Văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông: Hoạt động văn hóa, văn nghệ,
nghệ thuật, thể thao diễn ra sôi nổi, rộng khắp, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục phát triển, chất lượng, hiệu quả được nâng lên Việc bảo tồn các giá trị văn hoá, các di tích lịch sử được chú trọng Đến cuối năm 2020 toàn huyện có 86,2% hộ gia đình văn hóa (mục tiêu đề ra 80 - 85%), 83% làng, khối, cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt mục tiêu đề ra; 94,6% số xã, thị trấn có thiết chế văn hóa, thể thao đạt tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (mục tiêu đề ra 80 - 85%)
b) Giáo dục và đào tạo: Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được nâng cao,
công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục truyền thống tiếp tục được quan tâm Trong 5 năm liền huyện được công nhận là đơn vị tiên tiến xuất sắc Hàng năm, có 1.800 đến 2.200 học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học và Cao đẳng, số giáo viên giỏi, học sinh giỏi xếp trong tốp đầu của tỉnh Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng 94,1% vào năm 2020 (mục tiêu đề ra 90%), cao hơn 1,3 lần so với mức bình quân chung của toàn tỉnh, chất lượng phổ cập giáo dục tiếp tục được giữ vững
(Nguồn: Báo cáo tông kết KT - XH 2020 của UBND huyện Diễn Châu)
1.2 Dữ liệu về tài nguyên sinh vật
Theo kết quả khảo sát của đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học đảo Ngư, đảo Mắt và biển ven bờ Nghệ An”, Nghệ An là tỉnh có lợi thế vùng biển, đảo, hải phận rộng 4.230 hải lý với hai hòn đảo là Đảo Ngư, Đảo Mắt Vùng biển Nghệ An tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao (cá chàm, rắn biển, các loại ốc, nhuyễn thể hai mảnh…) Trong đó, cá biển và thân mềm là 2 nhóm động vật đa dạng và phong phú hàng đầu trong các nhóm động vật thủy sinh
Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội ) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50 - 1.000 tấn ra vào
Nguồn lợi hải sản khu vực biển Nghệ An có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó, có 62 loài có giá trị kinh tế cao, có thể chi thành 2 nhóm sau: Nhóm gần bờ có
Trang 18Viện Thủy sản Trung ương I 18
121 loài chiếm 45,3% (trong đó, cá nổi có 20 loài bằng 7,5% cá đáy và gần đáy 101 loài, tương ứng 37,8%) Nhóm xa bờ 146 loài chiếm 54,7% (trong đó, cá nổi 39 loài bằng 14,6%, cá đáy và gần đát 107 loài bằng 40,1%) Có nhiều loại cá có giá trị kinh tế xuất khẩu cao Trữ lượng cá biển ước tính khoảng 75.000 – 80.000 tấn Khả năng cho phép khai thác hàng năm khoảng 35.000 tấn
Có 20 loài tôm thuộc 8 giống và 6 hộ trong đó có tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm,… Trữ lượng 680 – 700 tấn, phân bố tại các bãi tôm chính như: Bãi tôm từ Cửa Lạch Bạng đến Lạch Quèn (huyện Quỳnh Lưu), Bãi tôm vịnh Diễn Châu, Bãi tôm vùng Đảo Ngư đến ngoài Đảo măt Mực phân bố khắp vùng biển và khá đa dạng về thành phần loài nhưng chỉ có một số nhóm loài đạt sản lượng cao như Mực cơm, mực ống và mực nang
Ngoài ra, biển Nghệ An còn có các loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao như: Ốc hương, Ngao, Điệp, Sò Lông…
2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án 2.1 Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn tiếp nhận nước thải
2.1.1 Đặc điểm địa chất xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Theo kết quả khảo sát địa chất do Công ty tư vấn thiết kế (Công ty CP Quy hoạch kiến trúc TNT) thực hiện vào tháng 4/2021 cho thấy trong khu vực dự kiến xây dựng có địa tầng, địa chất tương đối đồng nhất Cấu trúc địa tầng và chỉ tiêu cơ lý cơ bản của các lớp đất như sau:
- Lớp 1: Cát hạt nhỏ màu đen bão hoà nước Diện tích phân bố rộng khắp, chiều dày lớp thay đổi nhiều từ 0,8 - 3,3m;
- Lớp 2: Sét màu nâu đỏ trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng nửa cứng Diện tích phân bố rộng khắp, chiều dày thay dổi nhiều từ: 2,6 - 13m;
- Lớp 3: Cát hạt thô màu vàng bão hòa nước, kết cấu chặt chẽ Diện tích phân bố rộng khắp, chiều dày thay đổi từ: 3,2 - 5,8m;
- Lớp 4: Đá sa thạch màu vàng nhạt, vàng trắng đốm đỏ, phong hóa nặng không đồng đều Diện tích phân bố rộng khắp và nằm ngay dưới lớp 3, chiều dày thay đổi từ: 3,6 - 4,8m;
2.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Dự án thuộc địa phận huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Bắc Trung Bộ với một số đặc điểm chính sau:
Trang 19Viện Thủy sản Trung ương I 19
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 18,3 0C (tháng 1) đến 21,8 0C (tháng 11)
Bảng 3.1 Lượng mưa khu vực thực hiện dự án
Đặc trưng
Các tháng trong năm 2018
Ttb (oC) 16,5 22,9 22,1 25,0 27,0 31,1 30,2 28,9 28,1 25,8 21,4 20,1 Tmax 24,5 34,5 34,9 37,8 35,8 38,2 37,3 36,6 36,7 31,9 35,3 27,8 Tmin 10,1 16,6 15,6 18,5 21,7 24,3 24,7 24,2 22,7 21,0 13,3 12,5 Biên độ 14,4 17,9 19,3 19,3 14,1 13,9 12,6 12,4 14,0 10,9 22,0 15,3
Đặc trưng
Các tháng trong năm 2019
Ttb (oC) 18,8 21,6 22,5 24,9 30,1 31,5 29,7 27,9 28,4 24,1 21,8 20,1 Tmax 26,6 36,2 37,2 39,2 39,9 39.0 40,0 34,6 36,6 32,4 27,4 29,1 Tmin 12,5 11,0 12,2 18,0 24,2 23,2 24,5 23,6 23,0 15,9 17,6 11,0 Biên độ 14,1 25,2 25,0 21,2 15,7 15,8 15,5 11,0 13,6 16,5 9,8 18,1
Đặc trưng
Các tháng trong năm 2020
Ttb (oC) 17,5 13,6 20,8 25,2 27,3 30,3 30,3 29,6 27,6 25,5 21,9 18,5 Tmax 27,0 24,0 31,6 38,0 35,4 38,5 38,0 38,7 34,7 31,5 31,0 25,0 Tmin 11,5 9,1 10,5 19,0 20,3 24,6 25,8 23,4 23,7 21,5 13,9 13,6 Biên độ 15,5 14,9 21,1 19,0 15,1 13,9 12,2 15,3 11,0 10,0 17,1 21,4
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ)
Từ năm 2018 đến năm 2020, nhiệt độ trung bình trong khu vực giao động không lớn (từ 24,50C 25,120C) Biên độ giao động nhiệt trung bình của mỗi năm giao động từ 12,90C 16,790C; qua đó cho thấy nền nhiệt tương đối ổn định
b Độ ẩm: Đây là vùng có khí hậu nóng ẩm, do đó độ ẩm trong vùng tương đối
lớn, độ ẩm bình quân từ 75 94% và thay đổi không nhiều giữa các vùng Độ ẩm trung bình thấp nhất từ 27 65% vào các tháng chịu ảnh hưởng của gió Lào (từ tháng 4 8)
Bảng 3.2 Độ ẩm khu vực thực hiện dự án
Đặc trưng Các tháng trong năm 2018
Độ ẩm TB (%) 87 86 94 88 85 69 76 83 82 83 84 88 Độ ẩm thấp nhất (%) 40 37 52 57 52 48 47 50 45 43 49 64
Độ ẩm TB (%) 91 88 83 89 78 70 73 84 83 86 84 83 Độ ẩm thấp nhất (%) 65 27 32 40 41 45 43 55 52 50 35 48
Đặc trưng Các tháng trong năm 2020
Độ ẩm TB (%) 84 85 85 82 76 69 66 70 84 92 83 89 Độ ẩm thấp nhất (%) 55 55 42 50 50 49 47 45 51 63 53 58
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ) c Bức xạ
Trang 20Viện Thủy sản Trung ương I 20
- Số giờ nắng trung bình năm từ 1.500 giờ đến 1.800 giờ Bức xạ tổng cộng đạt 120-130 kcal/cm2/năm
- Từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm bức xạ tổng cộng nhỏ hơn 400 kcal/cm2/ngày, thời gian còn lại trong năm đều lớn hơn 400 kcal/cm2/ngày
d Bốc hơi
- Lượng bốc hơi bình quân là 800 - 900 mm/năm (kết quả đo bằng ống Piche) - Tháng 7 là tháng có lượng bốc hơi lớn nhất so với các tháng trong năm - Tháng 2 là tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất
e Đặc điểm mưa
Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1655,3 mm - Số ngày mưa trong năm: 150 - 160 ngày - Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 827,5mm (tháng 10/2017) - Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 0,4mm (tháng 6/2019) - Cường độ mưa trung bình lớn nhất: 100 mm/h
f Gió và hướng gió
Gió ở Nghệ An thổi theo hai hướng chủ đạo vào hai mùa Đông và Hè Vào mùa Đông (tháng 9 đến tháng 3 năm sau), gió thổi theo các hướng Bắc (Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc) với tần suất mỗi hướng dao động trong khoảng 10-34%, trong đó hướng Tây Bắc có tần suất lớn hơn cả Ngược lại, trong mùa hè (tháng 5 đến tháng 8), hướng gió thịnh hành là hướng Nam, Tây Nam và Đông Hướng Nam có tần suất lớn nhất đạt 15-30%, hai hướng Tây Nam và Đông có tần suất dao động trong khoảng 9-13% Tần suất lặng gió ít thay đổi trong năm, dao động trong khoảng 23-37%
g Thời tiết đặc biệt và các thiên tai do khí hậu
Khu vực tỉnh Nghệ An nói chung chịu tác động ảnh hưởng khá mạnh của rất nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt như khô nóng, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa đá, mưa phùn, giá rét, lũ lụt, ngập úng ; và vì vậy, cũng là nơi xuất hiện nhiều hơn và mức độ khốc liệt hơn so với các vùng khác do đặc thù của địa hình mặt đệm và sự xuất hiện của khá nhiều dạng thời tiết cực đoan
* Thời tiết khô nóng: Thời tiết khô nóng được gây nên bởi hiệu ứng “phơn”
của gió mùa Tây Nam sau khi vượt qua dãy Trường Sơn Thời tiết khô nóng được đánh giá thông qua số ngày khô nóng Đây là ngày có nhiệt độ tối cao tuyệt đối ≥ 350C và độ ẩm tối thấp tuyệt đối ≤ 650C Thời tiết khô nóng có thể xuất hiện vào thời kỳ tháng 3 đến tháng 9, tuy nhiên quan trắc được nhiều vào các tháng mùa hè
(tháng 5-8) với khoảng 6-17 ngày/tháng
* Dông tố, lốc và mưa đá: Dông thường xuất hiện vào thời kỳ từ tháng 3 đến
tháng 10, nhiều nhất vào các tháng 5-9 với khoảng 6-15 ngày dông/tháng Dông đôi khi xuất hiện còn kèm theo mưa đá Trung bình mỗi năm quan trắc được 0,004 - 0,1
Trang 21Viện Thủy sản Trung ương I 21
ngày mưa đá
* Bão, áp thấp nhiệt đới và lũ lụt: Bão thường xuất hiện bắt đầu từ tháng 8 và
kết thúc vào tháng 11 hoặc 12 Theo số liệu thống kê trong nhiều năm, bình quân mỗi năm tỉnh Nghệ An có 3 đến 6 cơn bão đi qua trong đó có 2-4 cơn bão có ảnh
hưởng trực tiếp Thời gian bão đổ bộ vào Nghệ An thường từ cuối tháng 6 đến tháng
12 (trong đó 70% số cơn bão đổ bộ vào trong 3 tháng 8, 9,10)
2.1.3 Chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận
Chế độ thủy triều ở vùng biển Bắc Trung bộ là chế độ bán nhật triều không đều Chế độ bán nhật triều không đều là mỗi ngày toàn vùng có 2 lần triều lên xuống với 2 chân và 2 đỉnh triều không đều nhau
Bảng 3.3 Thống kê số liệu thủy triều vùng tuyến đi qua
1 Lạch Vạn 2,55 2,34 2,29 1,86 Cửa Lạch Vạn, cách bờ biển
khoảng1,5km 2 Cửa Hội 2,87 2,45 2,36 1,60 Sông Lam, cách bờ biển khoảng 1,2
km
Qua bảng số liệu trên cho thấy ở vùng biển Bắc Trung bộ có sự dao động thuỷ triều tương tự nhau từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh Tuỳ theo vị trí trạm đo ở cách bờ biển xa hay gần mà có sự dao động biên độ triều bé hay lớn Cũng thấy rõ rằng tuy các trạm ở gần cửa ra của các sông lớn nhưng tác động tổ hợp lũ sông + triều không thấy rõ
- Chế độ thủy triều ở vùng biển Bắc Trung bộ là chế độ bán nhật triều không đều Chế độ bán nhật triều không đều là mỗi ngày toàn vùng có 2 lần triều lên xuống với 2 chân và 2 đỉnh triều không đều nhau
2.2 Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải
2.2.1 Mô tả hiện trạng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải
Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là biển Đông khu vực xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Vùng biển này nằm ở phía bắc của bãi biển Cửa Hiền Bãi biển khu vực này bằng phẳng, cát mịn, nước biển trong xanh, không có dấu hiệu ô nhiễm
2.2.2 Đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải
Căn cứ số liêuẹ báo cáo kết quả chương trình quan trắc giám sát chất lượng nước biển mùa du lịch thuộc chương trình quan trắc môi trường tỉnh Nghệ An năm 2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường, chất lượng môi trường nước biển đợt 4, ngày 25/5/2020 như sau: 4 bãi biển Quỳnh Phương, Diễn Thành, Cửa Lò và Cửa Hội: 13 thông số giám sát bao gồm nhiệt độ, pH, oxy hòa tan (DO), độ đục, độ muối, chất rắn lơ lửng (TSS), Amoni (NH4+), Phosphat (PO43-), Xianua (CN-), Asen (As), Mangan (Mn), Sắt (Fe), Coliforms đạt giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước biển ven bờ đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước (QCVN 10-MT:2015/BTNMT) Theo đó, Chất lượng môi trường biển tại bãi biển Quỳnh
Trang 22Viện Thủy sản Trung ương I 22
Phương, Diễn Thành, Cửa Hội đạt yêu cầu 13/13 giá trị các thông số giám sát đều nằm trong giới hạn cho phép
Khu vực biển Cửa Hội tiếp giáp với vùng biển Diễn Thành, không có hoạt động khai thác quá mức và sản xuất công nghiệp trên bờ biển, do đó nguy cơ ô nhiễm môi trường nước biển là không hiện hữu
2.3 Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải
Vùng biển khu vực xã Diễn Trung được sử dụng để cung cấp trực tiếp cho các hộ nuôi trồng thủy sản trong đê (nuôi tôm, cá, nhuyễn thể) Ngoài ra, đây cũng là vùng biển ngư dân địa phương thường xuyên có hoạt động đánh bắt hải sản
2.4 Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải
Vùng biển khu vực thực hiện dự án chủ yếu tiếp nhận nước thải sinh hoạt của một số hộ gia đình ven biển, nước thải nuôi trồng thủy sản của các hộ nuôi trồng ở trong đê biển Ngoài ra, vùng biển khu vực dự án tiếp giáp với bãi Cửa Hiền, là khu vực có phát triển dịch vụ du lịch và nhà hàng dọc bờ biển, do đó cũng tiếp nhận nước thải từ khu vực này
3 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án
- Chất lượng môi trường không khí:
Kết quả quan trắc từ năm 2016 – 2020 hầu hết có giá trị nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT (6 giờ - 21 giờ) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 05:2013/BTNMT (Trung bình 1 giờ) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 06:2009/BTNMT (Trung bình 1 giờ) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh Chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nguy cơ bị ô nhiễm tiếng ồn và NH3 Trong giai đoạn 2016 – 2020, kết quả quan trắc tiếng ồn có 14,95% lần đo có giá trị vượt giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT từ 1,014 – 1,243 lần, 85,05% giá trị đo nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn; kết quả quan trắc NH3 có 3,16% giá trị phân tích vượt giới hạn cho phép của QCVN 06:2009/BTNMT từ 1,01 – 2,78 lần, 96,84% giá trị phân tích nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn
- Chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án:
Theo kết quả Báo cáo kết quả quan trắc trên địa bàn tỉnh Nghệ An hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 của Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Nghệ An thì mạng lưới quan trắc môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An được thực hiện tại các vị trí thuộc 06 lưu vực sông thuộc 04 tuyến quan trắc (dọc Quốc lộ 48, dọc Quốc lộ 7, tuyến các huyện ven biển và địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) với 61 điểm quan trắc;
Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất khu vực Dự án được trình bày trong các bảng dưới đây:
Trang 23Viện Thủy sản Trung ương I 23
Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất
QCVN 09-MT :2015/ BTNMT
2 TSS mg/l < 2 < 2 < 2 < 2 - 3 Độ cứng mg/l 103,8 109,1 106,8 111,7 500 4 NH 4+-N mg/l <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 1 5 NO 3--N mg/l 0,56 0,62 0,52 0,61 15 6 SO 42- mg/l 38,6 42,5 39,3 41,6 400
09-BTNMT
2 TSS mg/l < 2 < 2 < 2 < 2 - 3 Độ cứng mg/l 102,7 109,5 107,3 112,2 500 4 NH 4+-N mg/l <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 1 5 NO 3--N mg/l 0,53 0,65 0,56 0,63 15
Trang 24Viện Thủy sản Trung ương I 24
Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất
8 Cu mg/l <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 1
10 Mn mg/l 0,006 0,007 0,006 0,009 0,5 11 Colifor
Nhận xét: Qua phân tích các mẫu nước ngầm khu vực Dự án nhận thấy giá trị tất
cả các chỉ tiêu phân tích đều đảm bảo giới hạn cho phép của MT:2015/BTNMT Điều này chứng tỏ, chất lượng nước dưới đất ở khu vực xung quanh dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm và vẫn đảm bảo chất lượng cho mục đích sinh
QCVN09-hoạt
e Chất lượng đất
Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng đất khu vực thi công Dự án được trình bày trong bảng 2.8
Bảng 3.7 Kết quả phân tích chất lượng đất
QCVN 03 -MT:2015 /BTNMT
Trang 25Viện Thủy sản Trung ương I 25
QCVN 03 -MT:2015 /BTNMT
Nguồn: Công ty TNHH 1TV Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, tháng 5/2021
Ghi chú: (*): cột đất nông nghiệp;
(**): Cột đất lâm nghiệp
Nhận xét: Nhìn chung, đất nông nghiệp, lâm nghiệp tại vị trí dự án có các chỉ
tiêu vẫn còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nằm dưới ngưỡng cho
phép của QCVN 03-MT:2015/BTNMT
CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Trang 26Viện Thủy sản Trung ương I 26
1 Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án
1.1 Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất, giải phóng mặt bằng
Dự án có thu hồi, chuyển mục đích đất rừng phòng hộ và một phần đất ở, đất hoa màu đề thực hiện do đó ảnh hưởng đến đất ở và canh tác của một số hộ dân trong khu vực Ngoài ra, việc chiếm dụng đất rừng phòng hộ làm ảnh hưởng đến vành đai chắn biển, chắn sóng khu vực, ảnh hưởng đến khả năng chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công
trình ven biển
Quá trình GPMB, dự án sẽ phát quang lớp thực vặt bề mặt khu đất dự án Khối lượng sinh khối lớp phủ thực vật của dự án nếu không được đưa đi xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của công nhân làm việc trên công trường
1.2 Đánh giá tác động của việc vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị
Đối với bụi và khí thải phát sinh từ khói thải xe vận chuyển, ta có thể sử dụng số liệu thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo tải lượng ô nhiễm phụ thuộc tải trọng và vận tốc từ các phương tiện vận tải có tải trọng từ (3,5 - 16) tấn như sau:
Bảng 4.1 Tải lượng các chất ô nhiễm từ xe chạy trên đường
STT Chất ô nhiễm Định mức tải lượng (kg/1000km)
+ Dung tích xe ôtô chở: 5 tấn;
Trang 27Viện Thủy sản Trung ương I 27
+ Vậy ước tính số lượt xe vận chuyển trong một ngày là: 2 lượt; cả đi và về là 4 lượt
Từ định mức tải lượng của các khí thải trong bảng trên, ta tính được tải lượng ô nhiễm của các chất khí thải trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu nạo vét theo công thức sau:
E =
36008
E: Tải lượng chất ô nhiễm, mg/m.s E0: Định mức tải lượng, kg/1000km n: Số lượt xe trong ngày
Bảng 4.2 Tải lượng chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông thải ra môi trường
STT Chất ô nhiễm Định mức tải lượng E o
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc TN&MT tổng hợp, tháng 10/2022)
Đối tượng chịu tác động bởi hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu đi tiêu thụ là công nhân thi công trong công trường, khu vực dân cư dọc theo các tuyến đường vận chuyển vật liệu thi công
1.3 Đánh giá tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình 1.3.1 Bụi, khí thải từ hoạt động thi công
1 Bụi phát sinh từ hoạt động tập kết nguyên vật liệu thi công
Quá trình trút đổ, tập kết nguyên vật liệu sẽ làm phát sinh chất ô nhiễm, chủ yếu là bụi Nguyên vật liệu có khả năng phát tán bụi là những nguyên vật liệu xây dựng rời (bao gồm: đất, cát, đá …)
- Tổng khối lượng vật liệu thi công bao gồm khối lượng vật liệu thi công các hạng mục công trình: 929,5 tấn Thời gian thi công: 6 tháng (156 ngày, 1248 giờ)
- Hệ số phát thải ô nhiễm:
Trang 28Viện Thủy sản Trung ương I 28
Theo tài liệu: “Hướng dẫn đánh giá nhanh nguồn phát thải các chất ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí - Phần 1: Kỹ thuật thống kê nhanh các nguồn gây ô nhiễm môi trường”, hệ số phát thải bụi từ quá trình trút đổ nguyên vật liệu của WHO, năm 1993 là 0,075 kg/tấn vật liệu
Áp dụng công thức tính toán nồng độ bụi phát thải: Cbụi (mg/m3/h) = tải lượng bụi (kg/ngày) x 106/8/V
Trong đó: V là thể tích bị tác động trên bề mặt dự án V = S x H (m3) Với: S: Diện tích khu vực dự án (30.038 m2)
H: Chiều cao đo các thông số khí tượng (H = 10 m) Như vậy, tải lượng, nồng độ bụi phát sinh từ quá trình trút đổ nguyên vật liệu thi công dự án được tính toán ở bảng sau:
Bảng 4.3 Tải lượng bụi phát sinh từ quá trình trút đổ, tập kết nguyên
Giai đoạn thực hiện
Khối lượng vật liệu thi
công (tấn)
Hệ số phát
thải (kg/tấn
vật liệu)
Thời gian thi công (h)
Nồng độ bụi (mg/m 3 /h)
QCVN 05:2013/B
TNMT (mg/m 3 )
Tuy nhiên hoạt động này diễn ra trong suốt quá trình thi công dự án nên phát thải các chất ô nhiễm là liên tục Do vậy, chủ đầu tư và đơn vị thi công cần phải có biện pháp giảm thiểu các tác động từ hoạt động này
2 Bụi và khí thải từ hoạt động của các phương tiện thi công
Theo tính toán tại chương 1, tổng lượng dầu tiêu hao là 6.702 lít, tức 4,78 kg/h (tỷ trọng của dầu diesel là 0,89 kg/lít, thời gian làm việc là 6 tháng (156 ngày, ngày làm 8h)
Theo tài liệu “Đánh giá nhanh ô nhiễm môi trường” của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, năm 1993), động cơ Diesel tiêu thụ 1,0 tấn nhiên liệu sẽ phát thải ra môi
Trang 29Viện Thủy sản Trung ương I 29
trường 4,3kg bụi; 20×S kg SO2; 55 kg NO2; 28 kg CO Kết quả tính toán dự báo tải lượng phát thải do máy móc, thiết bị phục vụ thi công như bảng sau:
Bảng 4.4 Dự báo tải lượng bụi, khí thải từ hoạt động phương tiện thi công
TT Tên chất
gây ô nhiễm
Định mức phát thải
(kg/tấn nhiên liệu)
Khối lượng dầu tiêu thụ
Ghi chú: S - Hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (%); S = 0,05% đối
với xăng và dầu diesel dùng trong giao thông - QCVN 01:2009/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu sinh học
Áp dụng mô hình Pasquill do Gifford cải tiến tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong không khí (Đánh giá tác động môi trường Phương pháp và ứng dụng - Lê Trình - NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 2000) Tính toán nồng độ các chất khí thải và
bụi như sau:
Cx,0,0 = (y2 + yoQ 2)1/2zu (mg/m3) [I] Trong đó:
Cx,0,0: Nồng độ trên mặt đất của khí độc hoặc bụi ở khoảng cách x đến nguồn về phía cuối gió (mg/m3)
Q: Lưu lượng phát thải của khí hoặc bụi từ nguồn (mg/s) u: Tốc độ gió thường gặp tại khu vực (m/s) Theo Chương II, thì tốc độ gió thường xuất hiện nhiều nhất trong khu vực dự án là u = 2m/s
δyo: là ¼ độ rộng phát tán của nguồn điểm theo trục trùng với hướng gió (m) và được xác định theo công thức δyo = 0,25x
x: Khoảng cách từ nguồn theo trục trùng với hướng gió δy: Hệ số khuếch tán theo chiều ngang và δz: Hệ số khuếch tán theo chiều đứng Các hệ số khuyếch tán này phụ thuộc vào độ bền vững của khí quyển
Với điều kiện thời tiết khu vực dự án chọn độ bền vững khí quyển là B: không bền vững loại trung bình
Khi đó, δy, δz được xác định theo công thức: δy = 0,16x (1+0,0001x) - 0,5 và δz = 0,12x
Trang 30Viện Thủy sản Trung ương I 30
Dựa vào công thức [I] và các các dữ liệu thời tiết của khu vực ta có thể dự báo sự phát tán chất ô nhiễm trong giai đoạn chuẩn bị của dự án như sau:
Bảng 4.5 Dự báo sự phát tán nồng độ chất ô nhiễm trong giai đoạn thi công
Phạm vi
Chất ô nhiễm
Tải lượng
(mg/s)
Khoảng cách tới nguồn (m)
Nồng độ
(mg/m3)
QCVN 05:2013/ BTNMT (mg/m3)
Khu vực thi công
Nhận xét: Qua bảng kết quả dự báo sự phát tán nồng độ bụi, khí thải từ các
hoạt động phá dỡ trên công trường so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh cho thấy:
+ Trong phạm vi bán kính < 20m nồng độ SO2 vượt giới hạn cho phép + Trong phạm vi bán kính < 35 m nồng độ NO2 vượt giới hạn cho phép + Trong phạm vi bán kính < 5 m nồng độ Bụi vượt giới hạn cho phép
Trang 31Viện Thủy sản Trung ương I 31
Như vậy, với phạm vi bán kính gây ảnh hưởng như trên thì bụi, khí thải sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân thi công và khu vực lân cận dự án, ảnh hưởng đến chất lượng không khí, cảnh quan, môi trường khu vực
Bụi phát sinh chủ yếu là bụi san lấp mặt bằng, bụi đất đá, kích thước lớn, khả năng phát tán không xa nên chủ yếu tác động đến sức khỏe công nhân trực tiếp thi công, khu vực nhà máy, làm giảm tầm nhìn trong không khí, có thể cản trở quá trình quang hợp của cây xanh
Khí thải (SO2, NO2, CO) cản trở quá trình hô hấp, gây tác động xấu đến sức khỏe của công nhân làm việc trên công trường, công nhân của nhà máy
Do đó, đơn vị thi công phải có các giải pháp để giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động này
3 Bụi, khí thải phát sinh do đốt cháy que hàn
Hoạt động hàn xì các cấu kiện thép của dự án sẽ phát sinh ra môi trường một lượng đáng kể bụi, khí thải từ việc đốt cháy các que hàn
Khí thải hơi hàn là một hỗn hợp của các oxit kim loại, silicat, florua và các khí CO, CO2, O3
Các phân tử khói hàn được hình thành chính từ sự bay hơi của kim loại và của các chất hàn khi nóng chảy Khi nguội đi những hơi nay sẽ ngưng tụ và phản ứng với oxy trong khí quyển hình thành nên các phân tử nhỏ mịn (fine particles) Khoảng 90% khói sinh ra từ lớp thuốc bảo vệ trên que hàn bị đốt cháy
Các phân tử này có kích thước từ 0.01 – 1 micron Những phân tử này có tính độc hại cho công nhân rất cao Các phân tử càng bé thì càng nguy hiểm
4 Tác động do nước mưa chảy tràn
Quá trình thi công xây dựng nếu gặp trời mưa, nên khả năng xói mòn kéo theo đất cát xuống sông, gây tăng độ đục và hiện tượng bồi lắng, ảnh hưởng đến chất lượng nước cũng như đời sống của các sinh vật
Để đánh giá tác động của nước mưa chảy tràn trên diện tích khu vực đối với môi trường xung quanh dự báo lưu lượng nước mưa chảy tràn như sau:
Q = C × I × A (m3/ngày), (Nguồn: Sổ tay Kỹ thuật Môi trường, 2005)
Trong đó: - Q: lượng nước mưa chảy tràn tối đa (m3/ngày); - C: Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ, độ dốc Chọn C = 0,3 đối khu vực mặt đất san lấp mặt bằng (69.000 m2)
Trang 32Viện Thủy sản Trung ương I 32
Bảng 4.6 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ
TT Loại mặt phủ Hệ số dòng chảy (C)
(Nguồn: TCXDVN 51:2006 -Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình)
I: Lượng mưa tối đa trung bình ngày khu vưc thực hiện dự án (268 mm) A: Diện tích xây dựng khu vực dự án (m2), A = 69.000 m2
Thay vào I có lượng nước mưa chảy tràn trong ngày xảy ra tại khu vực dự án ngày mưa lớn nhất như sau:
Q = (0,3 × 0,268 m × 69.000 m2) = 5.547,6 m3/ngày Nước mưa chảy tràn qua bề mặt dự án mang theo các chất ô nhiễm trên mặt đất như xi măng, váng dầu nhớt, đất đá, rác gây đục và ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng trực tiếp đến các thuỷ sinh vật sống trong các nguồn nước này
5 Tác động do nước thải từ hoạt động thi công xây dựng
Trong giai đoạn xây dựng nước thải phát sinh chủ yếu từ các quá trình vệ sinh dụng cụ, máy móc thi công, phương tiện vận chuyển…
Nguồn thải này chứa thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu là chất rắn lơ lửng, vôi vữa, gây ách tác dòng chảy, lưu vực tiếp tiếp nhận, từ đó ảnh hưởng đến đời sống của các thủy sinh vật trong nước do bùi đất làm tăng độ đục, ngăn cản quá trình cung cấp oxy và quang hợp của các thủy sinh vật trong nước Nguồn nước thải này, nếu không được thu gom và xử lý sẽ gây tác động lâu dài đến môi trường
6 Đánh giá, dự báo tác động do chất thải rắn
* Tác động do chất thải rắn xây dựng
Chất thải rắn xây dựng phát sinh trong quá trình thi công dự án chủ yếu là vật liệu xây dựng hư hỏng, rơi vãi (như mẫu kim loại, gạch vỡ, xi măng rơi vãi, bao bì xi măng )
- Chất thải rắn xây dựng rơi vãi, hư hỏng: quá trình thi công xây dựng sẽ phát sinh các loại chất thải rắn bao gồm: bê tông, gạch đá, cát, thép vụn, vỏ bao xi