Mục tiêu nghiên cứu: Cuộc khảo sát “Nghiên cứu thói quen mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử trong thời kỳ bình thường mới” được thực hiện với mục tiêu: + Hiểu được mức độ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG
ĐỀ TÀI MÔN HỌC XUẤT SẮC UEH500 NĂM 2022
TÊN CÔNG TRÌNH:
NGHIÊN CỨU THÓI QUEN MUA SẮM TRỰC TUYẾN
TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG
THỜI KỲ BÌNH THƯỜNG MỚI
ĐỀ TÀI THUỘC KHOA/VIỆN: TOÁN – THỐNG KÊ
MSĐT (Do BTC ghi):
TP Hồ Chí Minh - 2022
Trang 2MỤC LỤC
I/ TÓM TẮT: 2
II/ GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ: 2
1 Mục tiêu nghiên cứu: 2
2 Khái quát phương pháp thực hiện khảo sát: 2
3 Các khái niệm: 2
3.1 Khái niệm sàn thương mại điện tử: 2
3.2 Khái niệm thời kỳ bình thường mới: 3
4 Quy trình thực hiện: 4
5 Các thang đo được sử dụng 4
IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 7
1.Đặt giả thuyết 7
2 Phân tích và kiểm định các giả thuyết 8
2.1 Thông tin cá nhân 8
2.2 Thông tin khảo sát chi tiết 9
2.2.1 Đối với những người không sử dụng sàn thương mại điện tử 10
2.2.2 Đối với những người sử dụng sàn thương mại điện tử: 11
2.2.3 Thói quen mua sắm của những người sử dụng sàn thương mại điện tử 11
2.2.4 Sàn thương mại điện tử ưa thích 14
2.2.5 Yếu tố quyết định sử dụng sàn thương mại điện tử 14
2.2.6 Đánh giá của mọi người về sàn thương mại điện tử 15
2.2.7 Dịch bệnh ảnh hưởng như thế nào đếnphương thức thanh toán của khách hàng 17
V/KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ HẠN CHẾ 18
1.Kết luận 18
1.1.Thói quen mua hàng 18
1.2 Đánh giá chất lượng của sàn thương mại điện tử 18
2.Khuyến nghị 18
3.Hạn chế 19
Tài liệu tham khảo 20
1
Trang 3NGHIÊN CỨU THÓI QUEN MUA SẮM TRỰC TUYẾN TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THỜI KỲ BÌNH THƯỜNG MỚI
I/ TÓM TẮT:
Do ảnh hưởng phức tạp của đại dịch COVD – 19 nên xu hướng mua sắm của khách hàng trên
các sàn thương mại điện tử ngày càng tăng Bời sự an toàn và tiện lợi, mọi người vẫn giữ thói
quen mua hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử đó sau khi xã hội trở lại trạng thái
bình thường mới Từ đó, các sàn thương mại điện tử cũng chứng minh được sự cần thiết của
mình đối với nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Theo số liệu thống kê từ bản đồ thương
mại Việt Nam, từ cuối năm 2019 đến cuối năm 2021, có khoảng hơn 100 triệu lượt truy cập
vào website của các sàn thương mại điện tử Từ đó, nhóm nghiên cứu nhận thức được tầm quan
trọng của sàn thương mại điện tử nên đã thực hiện khảo sát nghiên cứu thói quen sử dụng của
mọi người trong thời kỳ bình thường mới
II/ GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ:
1 Mục tiêu nghiên cứu:
Cuộc khảo sát “Nghiên cứu thói quen mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử
trong thời kỳ bình thường mới” được thực hiện với mục tiêu:
+ Hiểu được mức độ ảnh hưởng của dịch COVID - 19 đến thói quen mua hàng của mọi
người
+ Cách tiếp cận của mọi người đối với sàn thương mại điện tử
2 Khái quát phương pháp thực hiện khảo sát:
- Phương pháp khảo sát: khảo sát trực tuyến
- Thời gian khảo sát: từ ngày 23/02/2022 đến ngày 03/03/2022
- Số mẫu khảo sát: 250
- Địa điểm khảo sát: trực tuyến
- Đối tượng khảo sát: Những người sử dụng sàn thương mại điện tử từ 14 đến trên 30 tuổi
- Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiênIII/ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
3 Các khái niệm:
3.1 Khái niệm sàn thương mại điện tử:
Sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) là một website thương mại điện tử cho phép
các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu của website có thể tiến hành
toàn bộ hoặc một phần quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website đó
Trang 4Và ở Việt Nam ta, Định nghĩa Sàn giao dịch TMĐT được quy định cụ thể trong Điều 3
Nghị Định Số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử Pháp luật quy định về sàn giao
dịch TMĐT nêu rõ, nếu website cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác đăng
ký tài khoản, đăng tải thông tin, hình ảnh quảng cáo về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ
để kinh doanh thì bắt buộc phải đăng ký dưới dạng sàn giao dịch TMĐT
Tuy nhiên, hiện đăng ký sàn giao dịch TMĐT chỉ các thương nhân, tổ chức mới được
tiến hành, không áp dụng cho cá nhân Do vậy, để website được duy trì, người thành lập
cần đăng ký hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể Sau đó mới tiến hành
bước tiếp theo là đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT (sàn giao dịch TMĐT) Hồ
sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư số
12/2013/TT-BCT quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan
đến website thương mại điện tử
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch
vụ sàn giao dịch TMĐT là thương nhân, tổ chức thiết lập website TMĐT để các thương
nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán
hàng hóa, dịch vụ trên đó
Việc tổ chức giao dịch trên sàn TMĐT được diễn ra dưới các hình thức:
1 Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới
thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
2 Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu
hàng hóa hoặc dịch vụ;
3 Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán
hàng hóa và dịch vụ;
4 Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định
Hiện nay, hình thức tạo lập website cho phép phép người tham gia được mở các gian
hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ đang rất phổ biến Người
tham gia trưng bày, giới thiệu hàng hoá có thể phải đăng ký thành lập doanh nghiệp
hoặc hộ kinh doanh theo quy định
3.2 Khái niệm thời kỳ bình thường mới:
Giai đoạn thứ tư của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam được ghi nhận bắt đầu từ ngày 27
tháng 4, Việt Nam xác nhận BN 2857 là lễ tân khách sạn bị lây từ các chuyên gia người
Ấn Độ đến ngày 11 tháng 10, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP[19] nhằm
"Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", thay thế chỉ thị 15,
16, 19 Và kẻ từ thời điểm đó trở đi đến hiện tại Việt Nam bước vào trạng thái “bình
3
Trang 5thường mới”.Thật vậy, “Bình thường mới” là khái niệm được dùng để đề cập tới sự thay
đổi các hoạt động, quan hệ xã hội và hành vi của con người sau đại dịch Covid-19.“Bình
thường mới” là khi làm bất cứ việc gì, phải vừa đảm bảo tính hiệu quả vừa đảm bảo mục
tiêu chống dịch Và Trạng thái “bình thường mới” là trạng thái mà ở đó đất nước vừa tập
trung chống dịch vừa khôi phục và phát triển lại nền kinh tế như trước khi xảy ra đại
dịch Một số trạng thái bình thường mới có thể hình dung như:
1 Việc đeo khẩu trang có thể là bắt buộc khi hoạt động cộng đồng: Đi học, đi chợ, đi du
lịch, người trên phương tiện giao thông công cộng, khi gặp gỡ giao lưu với người khác
trong một thời gian nhất định (3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc lâu hơn)
2 Người từ các nước đang có dịch hay lây nhiễm Covid- 19 đến Việt Nam phải được thử
có virus hay không và cách ly 14 ngày nếu có dấu hiệu đáng nghi ngờ lây nhiễm Ngay
lúc xuống máy bay, rời xe lửa, ô tô có thể phải được thử (xác suất hoặc tập trung vào
một số đối tượng hoặc một thời gian nhất định)
3 Khi phát hiện có người bị dương tính với Covid- 19 thì người đó và tất cả những người
tiếp xúc (F1, F2, F3) phải được cách ly triệt để, ít nhất 14 ngày
4 Khoảng cách giữa người với người trong các hoạt động thường xuyên (sản xuất, nhà
hàng, nhà hát, lớp học, tàu xe…) phải được quy định, có mức tối thiểu
5 Quy mô một số hoạt động đông người bị giới hạn trong một thời gian nhất định (sự kiện
văn hóa, thể thao, mitting, du lịch, hội họp…)
6 Thường xuyên phải rửa tay sát khuẩn, xe, phương tiện giao thông được sát khuẩn định
kỳ
4 Quy trình thực hiện:
5 Các thang đo được sử dụng
Trang 6STT CÂU HỎI Thang đo
1 Bạn có sử dụng sàn thương mại điện tử không?
(Shopee, Lazada, )
Thang đo danh nghĩa
2 Tại sao bạn lại không sử dụng sàn thương mại
điện tử?
Thang đo danh nghĩa
3 Trong tương lai bạn có định sử dụng sàn thương
mại điện tử nào không?
Thang đo danh nghia
4 Trong đợt dịch này bạn có sử dụng sàn thương
mại điện tử không?
Thang đo danh nghĩa
5 Bạn biết sàn thương mại điện tử nào? Thang đo danh nghĩa
6 Mua sắm online chiếm bao nhiêu phần trăm chi
tiêu của bạn hàng tháng
Thang đo thứ bậc
7 Bạn biết các sàn thương mại điện tử qua đâu Thang đo danh nghĩa
8 Bạn sử dụng sàn thương mại điện tử nào nhiều
nhất? (Chỉ chọn 3)
Thang đo danh nghĩa
9 Lý do sử dụng sàn thương mại điện tử? Thang đo danh nghĩa
10 Mức độ thường xuyên sử dụng Thang đo thứ bậc
11 Bạn hay mua sản phẩm gì? Thang đo danh nghĩa
12 Bạn thường hay mua sản phẩm tại mức giá nào? Thang đo thứ bậc
13 Trung bình số đơn mua hàng tháng? Thang đo thứ bậc
14 Khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử, Thang đo danh nghĩa
5
Trang 7bạn thường sử dụng phương thức thanh toán nào
nhất?
15 Bạn không sử dụng hình thức thanh toán khi
nhận hàng do vẫn lo sợ về nguy cơ nhiễm bệnh
Thang đo danh nghĩa
16 Đánh giá chất lượng dịch vụ của các sàn thương
mại điện tử như thế nào?
Thang đo thứ bậc
17 Hãy đánh giá mức độ đồng ý của bạn về các
quan điểm sau đây về sản phẩm, giá cả, kênh
phân phối của sàn thương mại điện tử
Thang đo thứ bậc
18 Tổng kết lại mức độ hài lòng của bạn đối với sàn
thương mại điện tử mà
bạn sử dụng chính
Thang đo thứ bậc
19 Bạn sẽ tiếp tục sử dụng các sàn thương mại điện
tử trong thời gian tới chứ?
Thang đo danh nghĩa
20 Bạn có hay giới thiệu bạn bè người thân dùng
sàn thương mại điện tử này?
Thang đo danh nghĩa
21 Giới tính của bạn là gì? Thang đo danh nghĩa
22 Bạn bao nhiêu tuổi? Thang đo thứ bậc
23 Thu nhập trên một tháng của bạn
khoảng bao nhiêu?
Thang đo thứ bậc
IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1.Đặt giả thuyết
Giả thuyết 1: Phần đông người sử dụng các sàn thương mại là những người nằm trong nhóm
tuổi thanh thiếu niên và thanh niên và có giới tính là nữ
Trang 8Giả thuyết 2: Phần lớn người dân đang sử dụng sàn thương mại điện tử.
Giả thuyết 3: Lý do chủ yếu dẫn đến việc không sử dụng sàn thương mại điện tử chính là do
muốn được trực tiếp đến cửa hàng để tham khảo
Giả thuyết 4:Phần nhiều những người không sử dụng sàn thương mại điện tử dự định sẽ sử
dụng chúng trong tương lai
Giả thuyết 5: Gần như tất cả những người sử dụng sàn thương mại điện tử trong thời kỳ dịch
bệnh vẫn đang tiếp tục sử dụng chúng khi bước vào thời kỳ bình thường mới
Giả thuyết 6: Chi tiêu cho các hoạt động mua sắm trên các sàn thương mại điện tử chiếm ít nhất
10% trong hầu hết tổng chi tiêu hàng tháng của những người sử dụng các sàn thương mại điện
tử
Giả thuyết 7: Đa số mọi người chỉ mua từ 5 đơn hàng trở xuống và tần suất phần trăm nữ giới
có tỷ lệ mua từ 5 đơn hàng trở xuống nhiều hơn nam giới
Giả thuyết 8: Hầu hết nam giới mua sản phẩm công nghệ, hầu hết nữ giới mua sản phẩm quần
áo
Giả thuyết 9: Nam giới có lựa chọn mặt hàng có tính phân hóa hơn nữ giới
Giả thuyết 10: Quảng cáo qua Facebook hay Youtube chính giúp mọi người biết đến các sàn
thương mại tốt nhất
Giả thuyết 11: Phần đông những người sử dụng sàn thương mại điện tử chỉ sử dụng 3 sàn
thương mại điện tử tiêu biểu: Shopee, Tiki, Lazada
Giả thuyết 12: Shopee là sàn thương mại được mọi người ưa chuộng nhất hiện nay
Giả thuyết 13: 5 ưu điểm sau đây chính là 5 yếu tố làm trong phần đông mọi người sử dụng các
sàn thương mại điện tử:
1 Nhiều sự lựa chọn về mức giá và mặt hàng
2.Nhiều phương thức thanh toán
3.Nhiều ưu đãi
4.Tiết kiệm thời gian
5.Không cần di chuyển nhiều khi mua hàng
Giả thuyết 14: Dịch vụ giao hàng nhanh và tiềm năng có thể tham khảo chất lượng sản phẩm
không thực sự đáp ứng được khách hàng
Giả thuyết 15: Bạn sử dụng hình thức thanh toán khi nhận hàng do đã bớt sợ về nguy cơ nhiễm
bệnh
7
Trang 9Giả thuyết 16: Hầu hết mọi người đều hài lòng và sẵn sàng giới thiệu cho người khác về sàn
thương mại điện tử
2 Phân tích và kiểm định các giả thuyết
Với tổng số 250 người tham gia khảo sát nhóm đã thu được kết quả như sau:
2.1 Thông tin cá nhân
Trước tiên chúng ta rút ra được từ 250
mẫu khảo sát là có 165 đối tượng tham
gia khảo sát có giới tính nữ chiếm
66% và 33% còn lại tương đương 85
mẫu là nam
Và trong những mẫu khảo sát trên thì có 123
người tham gia có độ tuổi từ 14 đến 18
chiếm 49.2% tiếp đến là nhóm tuổi từ
19-30 chiếm 43.2% và ít nhất là những người
có độ tuổi trên 30 khi chỉ có 21 người tham
gia tương đương 8.4%
Hơn thế nữa có tới 150 đối tượng có thu
nhập hàng tháng dưới 1 triệu VND chiếm
60% tiếp theo là 61 đối tượng có thu nhập
hàng tháng từ 1 tới 5 triệu VND chiếm
24.4% tiếp đến là những đối tượng có thu
nhập hàng tháng từ 5 đến 10 triệu VND
Trang 10với 22 mẫu chiếm 8.8% và ít nhất chính là những mẫu có thu nhập hàng tháng từ 10 triệu VND
trở lên với chỉ 17 mẫu tương đương 6.8%
Tất cả những điều kể trên đã phần nào
khái quát sơ lược về các mẫu tham gia đợt
khảo sát này Phần lớn các mẫu tham gia
cuộc khảo sát đến từ độ tuổi thanh thiếu niên
và vị thành niên khi hai nhóm tuổi kể trên đã
chiếm tới 92.4% số người khảo sát và cũng
vì phần lớn những người tham gia vẫn còn
ngồi trong ghế nhà trường hay mới tốt nghiệp đại học nên thu nhập hàng tháng của phần đông
đối tượng thuộc vào nhóm dưới 1 triệu VND và từ 1 đến 5 triệu VND, 2 nhóm này chiếm tới
84.4% trong đó nhóm có thu nhập dưới 1 triệu đã chiếm tới 60%
2.2 Thông tin khảo sát chi tiết
Qua thống kê ta thấy, hầu hết mọi người đều sử dụng các sàn thương mại điện tử Với mẫu
khảo sát là 250 mẫu, đã có 228 mẫu đang sử dụng các sàn thương mại điện và 22 mẫu không sử
dụng cùng với đó là những thông tin ở phần 2.1 ta có thể thấy được phần lớn những người đang
sử dụng sàn thương mại điện tử đang ở độ tuổi từ thanh thiếu niên đến vị thành niên và có giới
tính là nữ
=> Kết quả này phù hợp với giả thuyết 1 và giả thuyết 2
2.2.1 Đối với những người không sử dụng sàn thương mại điện tử.
9
Trang 11Ta có thể thấy được qua số liệu khảo sát, có rất nhiều lý do khác nhau khi không sử dụng
các sàn thương mại điện tử 50% số người không sử dụng các sàn thương mại điện tử vì
không quen với việc mua sắm online, 23% muốn mua hàng trực tiếp hơn, 14% số người
vì không có thời gian, các nguyên nhân khác như cảm thấy mua qua mạng quá phức tạo
và không thử được sản phẩm khi mua hàng qua mạng lần lượt là 4% và 9%
=> Kết quả không phù hợp với giả thuyết 3
Tuy nhiên, phần lớn người không sử dụng các sàn thương mại điện tử sẽ sử dụng trong
tương lai
=> Kết quả này phù hợp với giả thuyết 4
Trang 122.2.2 Đối với những người sử dụng sàn thương mại điện tử:
Qua khảo sát, với câu hỏi này, 100% mọi người sử dụng các sàn thương mại điện tử
trong đợt dịch này Dữ liệu trên cho chúng ta
thấy được ảnh hưởng của các sàn thương mại
điện tử lên đời sống của người dân trong đợt dịch
COVID-19 là lớn đến mức nào, với nhiều người
sàn thương mại điện tử chính là phương tiện duy
nhất và cũng có thể là an toàn nhất để giúp họ có
thể tiếp cận với lương thực thực phẩm, những đồ
dùng cá nhân và nhiều thứ nữa do vào thời điểm
đó cả đất nước đang thực hiện giãn cách xã hội,
họ không thể ra đường mọi lúc và mỗi khi ra
đường thì nguy cơ lây nhiễm bệnh sẽ tăng cao hơn
Sau câu hỏi trên, để tìm hiểu nhiều hơn và xu
hướng người tiêu dùng, mẫu khảo sát đã có câu hỏi
tiếp theo như trên, với 90% sẽ tiếp tục sử dụng các
sàn thương mại điện tử trong tương lai Bên cạnh
đó, cũng có 7.9% không chắc sẽ sử dụng các sàn
này trong thời gian tới và 2.1% số người sẽ không
sử dụng các sàn thương mại điện tử trong tương lai
=> Kết quả này phù hợp với giả thuyết 5
2.2.3 Thói quen mua sắm của những người sử dụng sàn thương mại điện tử
Chúng ta có thể thấy được có 66 mẫu tham gia nói rằng họ chỉ dành ra dưới 10% tổng chi tiêu
mỗi tháng cho việc mua sắm online mặc dù đây là lựa chọn được chọn nhiều nhất khi chiếm
11