Phát triển BHTDXK ở Việt Nam.DOC

39 365 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Phát triển BHTDXK ở Việt Nam.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển BHTDXK ở Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 3

I KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY TẮC CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 3

1 Khái niệm và đặc diểm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 3

1.1.Khái niệm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 3

1.2 Đặc điểm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: 3

2 Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm tín dụng thương mại 5

3 Các quy tắc trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 6

3.1 Phạm vi bảo hiểm: 7

3.2 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm: 8

3.3 Phí bảo hiểm: 8

3.4 Giám định và bồi thường tổn thất: 9

II SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 10

1 Sự ra đời của bảo hiểm tín dụng là tất yếu khách quan 10

2 Lợi ích của bảo hiểm tín dụng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế 11

III LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 14

1 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới

14

2 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM 17

Trang 2

I TIỀM NĂNG CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT

NAM 17

1 Việt Nam là nước xuất khẩu có tiềm năng rất lớn 17

2 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là loại hình bảo hiểm mới được triển khai tại Việt Nam 20

II.THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM 20

III NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI KHI TRIỂN KHAI BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM 26

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM 29

I NHU CẦU VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 29

II KINH NGHIỆM KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TRÊN THẾ GIỚI 30

1 Sự bảo trợ của nhà nước trông việc thành lập là yếu tố quyết định 30

2 Phân tích hiệu quả đẩy mạnh xuất khẩu với chi phí đầu tư và vận hành tổ chức 32

III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM 34

1 Các giải pháp về phía Nhà nước 35

2 Các giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm 35

3 Các giải pháp khác 36

3.1 Giải pháp về phía khách hàng : 36

3.2 Giải pháp về phía các nhà môi giới : 36

KẾT LUẬN 37

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Kể từ khi gia nhập WTO, các chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam như thưởng thành tích xuất khẩu, thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu do Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thực hiện từ năm 2001 dưới hình thức cho vay lãi suất ưu đãi, theo quy định của WTO, đã không còn được thực hiện

Để phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO, Chính phủ đã tiến hành đổi mới cơ chế hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp theo hướng tham khảo và áp dụng các cơ chế hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) được WTO công nhận

Các cơ chế và chính sách hỗ trợ xuất khẩu hiện đang được áp dụng là: hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hỗ trợ về xây dựng thương hiệu, hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp và hỗ trợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Các biện pháp hỗ trợ tín dụng này tập trung vào các công cụ cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư; cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vay), bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng Tuy nhiên những hỗ trợ này được đánh giá là chưa đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phát triển mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu

Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong tình hình mới, Bộ Công Thương hiện đang chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tài chính và các bộ, ngành nghiên cứu phát triển thêm một số hình thức hỗ trợ xuất khẩu mới, phù hợp với các quy định của WTO, mà một trong những hình thức đó là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Đây là hình thức khá phổ biến trên thế giới, nhưng lại chưa được áp dụng tại Việt Nam

Trang 4

Hoạt động bảo hiểm này phát triển mạnh tại châu Âu, chiếm 80% thị phần doanh số thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu toàn thế giới, đặc biệt như ở Pháp, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng được các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ áp dụng có hiệu quả để giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu

Hiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp là tất yếu và phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài Do vậy, nhu cầu về hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là cần thiết cho doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu, yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro.

Vì sự cần thiết của BHTDXK, em đã chọn đề tài “Phát triển BHTDXK ở Việt Nam” làm đề án môn học Kinh tế Bảo hiểm.

Bài trình bày của em gồm có 3 phần :

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM

Trang 5

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU

I KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY TẮC CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU

1 Khái niệm và đặc diểm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

1.1.Khái niệm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Ban đầu, BHTDXK là loại hình bảo hiểm nhằm bồi thường cho nhà xuất khẩu (ngân hàng nhà xuất khẩu) trước rủi ro khi nhà nhập khẩu (ngân hàng nhà nhập khẩu) không thanh toán khoản nợ cho nhà xuất khẩu (ngân hàng nhà xuất khẩu) Sau này, khi thị trường phát triển, BHTDXK là loại hình bảo hiểm nhằm cung cấp bồi thường tài chính về các khoản nợ khó đòi theo các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu phát sinh do các rủi ro thương mại hoặc rủi ro chính trị trong giao dịch thương mại quốc tế

BHTDXK là hình thức bảo đảm tài chính cho nhà xuất khẩu trong các hợp đồng xuất nhập khẩu có điều kiện thanh toán theo hình thức tín dụng mở (open account) trước rủi ro nợ xấu, mất khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu do mất khả năng thanh toán, phá sản hoặc vì bất ổn chính trị tại quốc gia nhập khẩu.

Tùy theo tính chất, giá trị hàng hóa (hàng hóa thông thường như nông sản, nguyên liệu, thiết bị điện tử,…; hàng hóa tư liệu sản xuất như trang thiết bị, máy móc đến các dự án lớn) và phương thức thanh toán, hình thức sản phẩm BHTDXK có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn Nếu như WTO hay OECD quy định các sản phẩm BHTDXK trung hạn và dài hạn được phép có sự hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ (được các tổ chức tổ chức tín dụng thuộc Nhà nước trợ cấp và bảo lãnh kinh doanh) thì sản phẩm BHTDXK ngắn hạn, về cơ bản là sản phẩm bảo hiểm thương mại (trừ bảo hiểm cho rủi ro chính trị).

1.2 Đặc điểm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu:

+ Cần kỹ năng chuyên môn cao

Trang 6

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chịu sự điều hành trực tiếp của một cơ quan thuộc Chính phủ quản lý và chịu sự điều chỉnh theo các quy định pháp lý kinh doanh bảo hiểm thương mại dù hoạt động theo nguyên tắc thị trường và quy luật cung cầu

Vì liên quan tới hoạt động giao thương toàn cầu với giá trị giao dịch lớn nên yêu cầu về vốn, năng lực điều hành và chuyên môn đối với tổ chức bảo hiểm tín dụng rất cao Quy trình đánh giá, phân tích rủi ro nhận bảo hiểm, kiểm soát quản lý rủi ro, xử lý khiếu nại và thu hồi nợ trên phạm vi rộng

Vì vậy, tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phải có kỹ năng chuyên môn cao, sử dụng công nghệ tiên tiến để tiếp cận hệ thống thông tin kinh doanh, tài chính minh bạch và tin cậy Ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cung cấp dịch vụ gia tăng như cập nhật thông tin doanh nghiệp theo các nhóm ngành hàng của từng quốc gia, phân tích rủi ro quốc gia

+ Nhà nước đóng vai tro chủ đạo của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Đối với các nước đang phát triển, hoạt động của tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn đầu luôn những trở ngại Cụ thể là thiếu cơ chế thông tin đầy đủ và minh bạch về tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp Luật pháp về đăng ký và quản trị doanh nghiệp chưa đồng bộ, thiếu sự giám sát theo dõi và quản lý thi hành luật tập trung

Quá trình giải quyết tranh chấp, xử lý thi hành án chậm chạp, chưa minh bạch, gây khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ Hệ thống dịch vụ kiểm toán chưa đủ tin cậy, việc thực thi chuyên môn chưa đáp ứng chuẩn mực kiểm toán quốc tế nên thông tin tài chính về doanh nghiệp có thể sai lệch Thiếu hệ thống các công ty thu hồi nợ và hoạt động thu hồi nợ kém hiệu quả Thiếu nguồn nhân lực có khả năng điều hành và kinh nghiệm chuyên môn

Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý và kinh doanh trên nguyên tắc WTO song song với nghiên cứu hoàn thiện mô hình của tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Trang 7

Trong điều kiện hiện tại, cần thiết phát huy nội lực về tổ chức quản lý điều hành và chuyên môn, quan hệ quốc tế của hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm trong nước Đồng thời hợp tác với các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu quốc tế để từ đó thiết lập cơ cấu chấp nhận và chuyển giao rủi ro bảo hiểm tín dụng phù hợp

Có nhiều hình thức hoạt động đối với cơ quan tín dụng xuất khẩu (ECA) có thể được tài trợ bởi nhà nước Cụ thể như một Bộ của Chính phủ, một cơ quan chính phủ, hoặc một cơ quan chính phủ độc lập, một công ty cổ phần bán công, một công ty tư nhân hoạt động theo hợp đồng với nhà nước và theo trách nhiệm của nhà nước, một cơ quan tư nhân hoạt động theo một hợp đồng với nhà nước và được nhà nước tái bảo hiểm toàn bộ.

+ Rủi ro phụ thuộc rất lớn vào bên thứ 3

BHTDXK khác với bảo hiểm thương mại truyền thống là bồi th ường cho những thiệt hại từ rủi ro kinh doanh (như hối đoái, mất khả năng thanh toán) và rủi ro chính trị, không phải những rủi ro mang tính bất ngờ, không ường trước được như thiên tai, tai nạn … Như vậy, trong khi bảo hiểm thương mại phụ thuộc rất lớn vào công tác quản trị rủi ro tốt thì BHTDXK lại phụ thuộc rất lớn vào bên thứ ba.

2 Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm tín dụng thương mại

Những rủi ro thường gặp

- Rủi ro thương mại (rủi ro của người nhập khẩu )

+Phá sản của nhà nhập khẩu, hoặc không có khả năng thanh toán +Vỡ nợ

+Từ chối nhận hàng

- Rủi ro chính trị ( rủi ro từ đất nước nhà nhập khẩu)

+Hạn chế hoặc cấm thanh toán ngoại hối +Hạn chế hoặc cấm giao dịch nhập khẩu +Huỷ bỏ giấy phép nhập khẩu

+Kéo dài thanh toán của chính phủ

Trang 8

+Chiến tranh, cách mạng hoặc các sự kiện tương tự.

- Doanh nghiệp xuất khẩu, ngân hang se được bồi thường trong trường hợp xảy ra một trong các sự kiện sau:

+Người nhập khẩu lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán +Tình trạng không thanh toán nợ đúng hạn kéo dài.

3 Các quy tắc trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Vì đây là một loại hình bảo hiểm thương mại nên cũng phải tuân thủ theo các quy tắc sau:

+Nguyên tắc 1 : Số đông bù số ít

Đây là nguyên tắc xuyên suốt, không thể thiếu trong bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào, theo đó hậu quả của rủi ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy.

Vì vậy, khi triển khai loại hình BHTDXK, phải có số người tham gia vừa đủ để có thể huy động được số phí cần thiết để giải quyết chi bồi thường cho các tổn thất có thể xảy ra trong cộng đồng những người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp phải áp dụng quy luật số lớn Vì vậy, doanh ngiệp bảo hiểm chỉ có thể triển khai một sản phẩm BHTDXK khi có nhiều nhu cầu về cùng một loại bảo đảm đó.

+Nguyên tắc 2 : Rủi ro có thể được bảo hiểm

Đây là nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.Theo nguyên tắc này, các rủi ro xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn sữ xảy ra thì bị tử chối bảo hiểm

Để đảm bảo nguyên tắc này, trong đơn BHTDXK cần phải có các rủi ro loại trừ Đối với các rủi ro được nhận bảo hiểm lại có thể xem xét để phân loại, sắp xếp từng mức độ khác nhau và áp dụng các mức phí thích hợp Đối với các rủi ro có xác xuất xảy ra lớn hơn thì mức phí phải nộp cao hơn

Nguyên tắc này nhằm tránh cho các doanh nghiệp bảo hiể phải bồi thường cho những tổn thất quá lớn, đồng thời giúp doanh nghiệp có thể tính được các

Trang 9

mức phí chính xác, lập nên được một quĩ bảo hiểm đầy đủ để bảo đảm cho công tác bồi thường.

+Nguyên tắc 3 : Phân tán rủi ro

Kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là không nhận những rủi ro quá lớn,vượt quá khả năng tài chính của công ty Tuy nhiên, để vừa nhận những hợp đồng lớn như vậy mà vừa đảm bảo tốt hoạt động kinh doanh của công ty, các nhà bảo hiểm thường áp dụng nguyên tắc phân tán rủi ro Theo nguyên tắc này, có hai phương thức được sử dụng : đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm BHTDXK cũng phải áp dụng nguyên tắc này khi các hợp đồng bảo hiểm có STBH quá lớn.

+Nguyên tắc 4 : Trung thực tuyệt đối

Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cân nhắc các điều kiện, điều khoản để soạn thảo hợp đồng bảo đảm cho quyền lợi của hai bên Các doanh nghiệp bảo hiểm khi triển khai BHTDXK phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm được đảm bảo, công bằng, điều đó thể hiện sự trung thực của doanh nghiệp bảo hiểm.

Và ngược lại, nguyên tắc này cũng đòi hỏi người tham gia bảo hiểm phải trung thực khi khai báo rủi ro khi tham gia bảo hiểm giúp doanh nghiệp xác định được mức phí phù hợp.

+Nguyên tắc 5 : Quyền lợi có thể được bảo hiểm

Nguyên tắc này yêu cầu người tham gia bảo hiểm phải có lợi ích tài chính bị tổn thất nếu đối tượng được bảo hiểm gặp rủi ro.

Nguyên tắc này nhằm loại trừ khả năng bảo hiểm tài sản cho người khác, hoặc cố tình gây thiệt hại hoặc tổn thất để thu lợi từ một đơn bảo hiểm.

3.1 Phạm vi bảo hiểm:

- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong ngắn hạn - Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trung và dài hạn - Bảo hiểm đầu tư

Trang 10

* Trong ngắn hạn, BHTDXK bảo hiểm những giao dịch xuất khẩu theo các điều khoản thanh toán D/P,D/A,OA or L/C có thời hạn không quá 2 năm Bao gồm :

+ Bảo hiểm toàn diện

+ Bảo hiểm toàn bộ doanh thu + Bảo hiểm thư tín dụng

+ Bảo hiểm những hợp đồng đặc biệt * Các yếu tố để tính phí bảo hiểm + Các loại rủi ro từ nước nhập khẩu + Sử dụng điều kiện thanh toán nào + Thời hạn thanh toán

* Trong trung và dài hạn, BHTDXK bảo hiểm các hợp đồng cung cấp máy móc, thiết bị lớn ,các dự án xuất khẩu có thời hạn tín dụng liên quan lớn hơn 1 năm và không quá 10 năm.Bao gồm:

+ Bảo hiểm tín dụng người mua + Bảo hiểm tín dụng người cung cấp.

3.2 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm:

+ Giá trị bảo hiểm : Là giá trị của khoản tín dụng mà công ty xuất nhập

khẩu ký với Ngân hàng để thực hiện xuất khẩu hàng hóa của công ty Hoặc cũng có thể là khoản tiền Ngân hàng cho công ty xuất khẩu vay để thực hiện hoạt động xuất khẩu của công ty đó trong trường hợp Ngân hàng tham gia bảo hiểm.

+ Số tiền bảo hiểm : Dựa trên cơ sở giá trị bảo hiểm

3.3 Phí bảo hiểm:

Các yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm: + Quốc gia của đối tác

+ Khả năng tài chính của đối tác

+ Thời gian thanh toán (càng dài càng nhiều rủi ro + Ngành nghề

Trang 11

+ Lượng khách hàng tốt xấu của DN,

+ Doanh số bán cho đối tác (doanh số càng cao, phí càng thấp)… Phí bảo hiểm được xác định bằng công thức :

Cũng như các loại hình bảo hiểm khác, công tác giám định và bồi thường tổn thất trong BHTDXK phải tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định để đảm bảo quyền lợi cho công ty bảo hiểm cũng như người được bảo hiểm Đó là, việc giám định và giải quyết bồi thường phải đảm bảo kịp thời, chính xác, khách quan và thỏa đáng Ngoài ra do tính chất phức tạp và đặc điểm đặc thù của các đối tượng bảo hiểm trong BHTDXK các nhà bảo hiểm có thể trực tiếp hoặc thuê giám định viên chuyên nghiệp thực hiện công tác giám định.

3.4.2 Các bước cơ bản trong giám định và bồi thường tổn thất :

3.4.2.1 Nhận thông báo tổn thất và yêu cầu giám định:

Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, người được bảo hiểm phảo thực hiện các biên pháp hạn chế đề phòng tổn thất phát sinh thêm Sau một khoảng thời gian nhất định, người được bảo hiểm phải hoàn thành hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm các giấy tờ sau và gửi cho công ty bảo hiểm:

- Thông báo chi tiết bằng văn bản về tổn thất

- Giấy yêu cầu giám định (theo mẫu của người bảo hiểm) - Giấy chứng nhận bao hiểm

- Hóa đơn thanh toán phí bảo hiểm

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổn thất - Các giấy tờ hóa đơn khác nếu có

Trang 12

3.4.4.3 Giải quyết khiếu nại và bồi thường:

Trách nhiêm bồi thường của công ty bảo hiểm căn cứ vào hiệu lực bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm Trách nhiệm của công ty bảo hiểm chỉ phát sinh đối với đối tượng được bảo hiểm và khi người được bảo hiểm khiếu nại yêu cầu bồi thường trong thời gian quy định Giới hạn trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm được căn cứ vào :

- GTBH, STBH

- Mức giới hạn trách nhiệm đối với bên thứ 3

- Giới hạn trách nhiệm đối với các tổn thất do các rủi ro bổ sung.

II SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 1 Sự ra đời của bảo hiểm tín dụng là tất yếu khách quan

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của rất nhiều quốc gia Nhưng khi có khủng hoảng kinh tế, hoạt động xuất khẩu có thể là gánh nặng cho ngân sách nhà nước và chính các công ty xuất khẩu.

Phương thức thanh toán bằng L/C hiện chiếm đến 90% kim ngạch mua bán hàng hoá trên thế giới Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa yên tâm về rủi ro ở một số nước nhập khẩu và ngân hàng phát hành L/C nên yêu cầu nhà nhập khẩu phải mở L/C được xác nhận của một ngân hàng thứ ba (thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thế giới) Thế nhưng, do hậu

Trang 13

quả của khủng hoảng, nhiều ngân hàng lớn trên thế giới cắt giảm mạnh hạn mức xác nhận thư tín dụng Muốn an toàn, tránh rơi vào cảnh khó khăn trước nguy cơ đối tác có thế “xù nợ”, loại hình bảo hiểm này đã ra đời.

2 Lợi ích của bảo hiểm tín dụng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế

BHTDXK là sản phẩm của thị trường tài chính, thuộc chuyên ngành bảo hiểm với vai trò bảo vệ nhà xuất khẩu trước rủi ro thương mại và rủi ro chính trị, qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, đối với cả góc độ doanh nghiệp và quốc gia xuất khẩu, cụ thể:

+ Nhiều cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp:

Kể từ khi gia nhập WTO, các chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam như thưởng thành tích xuất khẩu, thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu do Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thực hiện từ năm 2001 dưới hình thức cho vay lãi suất ưu đãi, theo quy định của WTO, đã không còn được thực hiện

Để phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO, Chính phủ đã tiến hành đổi mới cơ chế hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp theo hướng tham khảo và áp dụng các cơ chế hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) được WTO công nhận

Các cơ chế và chính sách hỗ trợ xuất khẩu hiện đang được áp dụng là: hỗ trợ về xúc tiến thương mại, hỗ trợ về xây dựng thương hiệu, hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp và hỗ trợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Các biện pháp hỗ trợ tín dụng này tập trung vào các công cụ cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư; cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vay), bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng Tuy nhiên những hỗ trợ này được đánh giá là chưa

Trang 14

đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phát triển mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu

Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong tình hình mới, Bộ Công Thương hiện đang chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tài chính và các bộ, ngành nghiên cứu phát triển thêm một số hình thức hỗ trợ xuất khẩu mới, phù hợp với các quy định của WTO, mà một trong những hình thức đó là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Đây là hình thức khá phổ biến trên thế giới, nhưng lại chưa được áp dụng tại Việt Nam

Hoạt động bảo hiểm này phát triển mạnh tại châu Âu, chiếm 80% thị phần doanh số thu phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu toàn thế giới, đặc biệt như ở Pháp, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng được các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ áp dụng có hiệu quả để giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu

Hiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp là tất yếu và phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài Do vậy, nhu cầu về hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là cần thiết cho doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu, yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro.

Khi có bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, uy tín của hàng hóa được đảm bảo nên ngân hàng có thể cho vay đến 90% giá trị hàng hóa thay vì tỷ lệ thấp như hiện nay bởi khoản thu về của DN được đảm bảo Tham gia vào hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, DN còn có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn tín dụng khác…

+ Giúp các doanh nghiệp an tam hơn trước các rủi ro:

Hiện nay có rất nhiểu thị trường lớn có nhu cầu rất lớn đối với những mặt hàng mà Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu rất lớn, tuy nhiên nhiều doanh

Trang 15

nghiệp còn ngại mở rộng sang các thị trường này vì tính rủi ro cao trong thanh toán.

Doanh nghiệp cần bảo hiểm tín dung xuất khẩu vì đây là hình thức khuyến khích các nhà nhập khẩu của nước ngoài nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam khi Việt Nam muốn giới thiệu sản phẩm ra thị trường mới Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng cần cho các nhà đầu tư ra nước ngoài vì hiện nay có rất nhiều ngành đầu tư ra nước ngoài như ngành cao su đầu tư rất nhiều vào nước Lào và Campuchia Cho nên, bên cạnh việc nhận được tín dụng từ các ngân hàng, các nhà đầu tư cũng cần bảo hiểm tối thiểu trong vòng 3 năm để không bị rủi ro về vốn.

Đơn vị bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn hỗ trợ DN trong quản lý rủi ro, nhất là khi có khách hàng mới, thị trường mới, giúp DN biết rõ khả năng tài chính của đối tác, tư vấn mức hạn cho nợ, hạn trả chậm, trả nhiều kỳ, thời gian thanh toán… giúp giảm thiểu nợ xấu.

+ Giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước:

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là loại bảo hiểm cho khoản thanh toán chậm trả trong một thời gian của nhà nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ nước ngoài Mô hình tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại các nước có khác nhau, tùy thuộc vai trò của nhà nước

Nhà nước vừa nắm sở hữu vừa thực hiện kinh doanh (như tại các nước Indonesia, Moroco, Hy Lạp, Hàn Quốc ); Nhà nước nắm sở hữu, một phần hoạt động kinh doanh được chuyển cho tư nhân (như tại Pháp, Đức, Ba Lan ); Nhà nước chỉ nắm vai trò sở hữu, còn toàn bộ hoạt động kinh doanh do tư nhân thực hiện (tại Trung Quốc, Slovenia, Cộng hòa Séc ); nhà nước chỉ là một trong những cổ đông, kinh doanh hoàn toàn theo nguyên tắc thương mại (tại Tây Ban Nha, Na Uy )

Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng được xác định là để thúc đẩy các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ Cụ thể là đối với doanh nghiệp: bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu; tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế và phát

Trang 16

triển kỹ năng tài chính cho nhà xuất khẩu Đối với quốc gia xuất khẩu: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán và tạo công việc làm cho người lao động.Do đó, BHTDXK sẽ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước

+ Thúc đẩy xuất khẩu phát triển:

Không chỉ đóng vai trò là công cụ che chắn và giảm thiểu rủi ro cho nhà xuất khẩu, BHTDXK tạo ra lợi thế cạnh tranh rõ rệt cho nhà xuất khẩu trong việc chủ động cung cấp tín dụng cho người mua (không có được ở các phương thức thanh toán L/C, thanh toán trả trước), tự tin khi xâm nhập thị trường xuất khẩu mới, tăng năng lực tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng và tổ chức tài chính, qua đó phát huy tối đa năng lực sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ, mở rộng thị trường Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng xuất khẩu (ECA) cũng là nguồn cung cấp thông tin thị trường, năng lực và tình trạng tài chính của người mua giúp nhà xuất khẩu thực hiện các giao dịch kinh doanh an toàn và hiệu quả Các quốc gia xuất khẩu cũng được hưởng lợi nhờ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và tăng thu ngoại hối cải thiện cán cân thanh toán quốc gia Vì những lợi ích đó nên hầu hết các nước phát triển đều thành lập các tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (ECA) để tăng cường năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu.

III LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới

Công cụ này ra đời trong giai đoạn Đại suy thoái từ những năm 1930, khi mà kinh tế thế giới suy sụp và đứng trước nguy cơ không thể phục hồi Các cơ quan bảo hiểm xuất khẩu (ECA) được thành lập đã trở thành một công cụ đắc lực để thúc đẩy xuất khẩu.

Trang 17

Tại các nước phát triển, BHTDXK được triển khai từ rất sớm, là cánh tay phải của Chính phủ trong việc bảo vệ các nhà xuất khẩu trước rủi ro thương mại và chính trị, qua đó góp phần thúc đẩy xuất khẩu Vì vậy, phần lớn các nước phát triển đều có tổ chức chuyên về BHTDXK (gọi tắt là ECA) Châu Âu là khu vực có sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động BHTDXK, chiếm trên 80% thị phần doanh thu phí BHTDXK toàn thế giới Đến nay, có các tổ chức BHTDXK lớn như Coface của Pháp, Autradius của Hà Lan, Euler Hermes của Đức…

Tại các nước đang phát triển, BHTDXK ra đời muộn hơn, ví dụ như năm 1957, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập Công ty bảo lãnh tín dụng xuất khẩu (ECGC) 100% vốn nhà nước với chức năng chính là bảo vệ các nhà xuất khẩu trước các rủi ro về chính trị và thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá; hỗ trợ các nhà xuất khẩu tìm kiếm khách hàng và thị trường mới, triển khai sản phẩm mới và nâng cao khả năng vay vốn của các nhà xuất khẩu Tại Thái Lan, EXIM Thai được thành lập theo quy định của Luật Ngân hàng xuất nhập khẩu Thái Lan năm 1993 để cung cấp các dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng như BHTDXK (ngắn hạn, trung và dài hạn), đánh giá rủi ro ngân hàng/nhà nhập khẩu, bảo hiểm đầu tư Tại Trung Quốc, năm 2001, ngay sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã thành lập Tổ chức BHTDXK – SINOSURE vào tháng 12/2001 trên cơ sở sáp nhập hai phòng BHTDXK của Công ty bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc (PICC) và Ngân hàng xuất nhập khẩu (EXIM)

Cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, theo OECD, hoạt động BHTDXK phải bảo đảm nguyên tắc “không mang tính ưu đãi, hỗ trợ phát triển” Vì vậy, mô hình hoạt động của các ECA từng bước được chuyển đổi từ cơ chế tài trợ nhà nước sang nguyên tắc kinh doanh thương mại theo cơ chế thị trường, nhiều ECA được cổ phần hoá hoặc không còn được Nhà nước tài trợ đối với hoạt động BHTDXK ngắn hạn Hiện nay, trên thế giới có 7 tổ chức triển khai BHTDXK lớn, bao gồm 5 ECA hàng đầu thế giới là Euler Hermes, Atradius, Coface, CESCE, Mapfre và 2 tập đoàn bảo hiểm lớn là AIG (Mỹ) và QBE (Úc) Các tổ chức này mở rộng triển khai BHTDXK trên toàn thế giới, có

Trang 18

thể dưới hình thức mở chi nhánh, công ty con hay hợp tác nhận tái bảo hiểm với công ty bảo hiểm gốc tại nước sở tại Sau đó, các ECA và DNBH thương mại (AIG, QBE) đều thực hiện nhượng tái cho các tổ chức tái bảo hiểm hàng đầu thế giới như MunichRe hay SwissRe.

2 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam

BHTDXK còn khá mới mẻ ở Việt Nam dù đã được bàn thảo từ năm 2006 Ngày 13/7/2010, một đề án về BHTDXK do Bộ Tài chính chủ trì đã được trình Chính phủ

Hiện nay, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam có 28 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) với tổng nguồn vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ tính đến hết năm 2008 tương ứng là 11.638 tỷ đồng và 5.497 tỷ đồng Các doanh nghiệp này có tổng cộng 372 chi nhánh, công ty thành viên và có trên 38.000 đại lý bảo hiểm Căn cứ vào Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm, BHTDXK là một loại hình của bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính - thuộc nghiệp vụ kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Theo Giấy phép thành lập và hoạt động do Bộ Tài chính cấp cho các DNBH, phần lớn các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai BHTDXK Tuy nhiên, hiện mới có 03 DNBH bắt đầu triển khai BHTDXK, bao gồm:

- Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí (PVI); - Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh); - Công ty TNHH bảo hiểm QBE (Việt Nam).

Trang 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM

I TIỀM NĂNG CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM

1 Việt Nam là nước xuất khẩu có tiềm năng rất lớn

Theo kết quả của báo cáo "Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam", tiềm năng xuất khẩu lớn nhất thuộc về các ngành hàng: hạt điều, dầu lửa, đồ gỗ, than đá, da giày

Tiếp đó là sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản, cao su, đóng tàu, thuỷ tinh, cà phê, máy móc nông nghiệp, hạt tiêu, đồ gia dụng, đồ chơi và hàng may mặc.

Đây là báo cáo do Trung tâm Thương mại Thế giới UNCTAD/WTO (ITC) và Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Thương mại thực hiện.

Trong đó, các chuyên gia đánh giá những ngành hàng may mặc, giày dép, dầu lửa, thuỷ hải sản, đồ gỗ và cà phê không chỉ đóng vai trò trụ cột quan trọng nhất của Việt Nam ở thời điểm hiện tại về mặt doanh thu xuất khẩu mà sẽ vẫn giữ vững vai trò này trong tương lai, được xếp vào nhóm những ngành hàng có chỉ số tiềm năng xuất khẩu cao nhất Kim ngạch xuất khẩu của mỗi ngành hàng này có thể đạt mức trên 500 triệu USD/năm.

Còn các ngành hàng quy mô trung bình nhưng lại có tiềm năng xuất khẩu cao gồm cao su, thủ công mỹ nghệ, than đá, đồ gia dụng, hạt tiêu và hạt điều Đồ chơi, thuỷ tinh, máy móc nông nghiệp và đóng tàu là những ngành hàng nhỏ về mặt doanh thu xuất khẩu ở hiện tại nhưng lại có tiềm năng quan trọng hơn trong tương lai.

Ngược lại, tiềm năng xuất khẩu có thể sẽ giới hạn (dưới 100 triệu USD/ năm/ ngành hàng) đối với sản phẩm sữa, sản phẩm từ sợi đay, rau quả, gạo, hoa tươi, ô tô - xe máy, hàng dệt gia dụng.

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:05

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan