CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT

Một phần của tài liệu Phát triển BHTDXK ở Việt Nam.DOC (Trang 36 - 39)

ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM

Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, tiềm năng xuất khẩu sang thị trường của 150 nước thành viên là rất lớn, bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống. Vì vậy, nghiên cứu thành lập một tổ chức BHTDXK có ý nghĩa thiết thực và cấp bách.

Các mô hình tổ chức và lịch sử phát triển của các tổ chức BHTDXK trên thế giới cho thấy, sự bảo trợ của nhà nước trong việc thành lập là yếu tố quyết định. Ban đầu, tổ chức BHTDXK cần được nhà nước đầu tư về công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và khả năng tài chính. Ngay cả ở châu Âu, mặc dù đã có một giai đoạn phát triển vài thập kỷ, nhưng đến nay hầu hết tổ chức BHTDXK vẫn do nhà nước sở hữu hoặc đứng sau tài trợ/bảo lãnh với cơ chế chính sách về vốn, ưu đãi thuế, tái bảo hiểm cứu cánh... Tuy nhiên, để bảo đảm hoạt động BHTDXK phù hợp với nguyên tắc WTO (không được coi là trợ cấp xuất khẩu), tổ chức BHTDXK cho dù thuộc sở hữu nhà nước (phục vụ mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu) thì cũng phải thực hiện kinh doanh theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh và chịu sự điều chỉnh của luật pháp về bảo hiểm và thương mại.

Nhìn từ góc độ DN BHTDXK, chi phí đầu tư ban đầu và vận hành nghiệp vụ rất lớn, cùng với lo lắng về tiềm năng thị trường, mức độ rủi ro, hiệu quả kinh doanh là những rào cản đáng kể. Do đó, Nhà nước cần hỗ trợ, tạo cơ sở vốn đầu tư ban đầu cho trang bị công nghệ và tuyển dụng nguồn nhân lực, ưu đãi về thuế (nhiều quốc gia không áp thuế thu nhập, thuế VAT) và có chính sách bù đắp chi phí hoạt động trong 2 - 3 năm đầu tiên.

Đối với các nhà xuất khẩu, để đẩy mạnh việc tham gia BHTDXK, bên cạnh ban hành các chính sách tuyên truyền, khuyến khích DN mua bảo hiểm, Nhà nước có thể xem xét cho phép ngân hàng hỗ trợ lãi suất nhằm giảm chi phí cho DN.

1. Các giải pháp về phía Nhà nước

+ Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý và kinh doanh trên nguyên tắc WTO song song với nghiên cứu hoàn thiện mô hình của tổ chức cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

+ Xây dựng chính sách để đầu tư, khuyến khích phát triển BHTDXK. Ban hành các thông tư, nghị định hướng dẫn cụ thể để đề án triển khai BHTDXK được nhanh chóng đạt được những muc tiêu đã đề ra.

+ Ban hành các chính sách khuyến khích các ngân hàng, các nhà xuất khẩu có điều kiện tham gia bảo hiểm nhiều hơn.

+ Giám sát chặt chẽ hoạt động của các công ty bảo hiểm thực hiện nghiêp vụ này, đồng thời tao điều kiện cho các công ty bảo hiểm muốn tham gia vào thị trường bảo hiểm này.

2. Các giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm

+ Vì tính chất toàn cầu của BHTDXK, nên các công ty bảo hiểm cần nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, phải thu thập rủi ro đối với từng quốc gia, tùng lĩnh vực nghành nghề….mạng lưới dao dịch trên thế giới.

+ Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên để đáp ứng được yêu cầu của nghiệp vụ này.

+ Có các chương trình hấp dẫn thu hút khách hàng tham gia, đồng thời phải có những sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng.

+ Tuyên truyền và giới thiệu cho khách hàng biết về sản phẩm của công ty mình.

3. Các giải pháp khác

3.1. Giải pháp về phía khách hàng :

+ Nhà nước phải tác động mạnh đến khách hàng

+ Tìm hiểu và nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của BHTDXK, từ đó có ý thức tham gia loại hình bảo hiểm này.

+ Tìm hiểu rõ lợi ích của công ty khi tham gia loại hình bảo hiểm này

3.2. Giải pháp về phía các nhà môi giới :

KẾT LUẬN

BHTDXK là loại hình bảo hiểm rất cần thiết cho bối cảnh kinh tế Việt Nam hội nhập WTO hiện nay. BHTDXK có tiềm năng phát triển rất lớn do nhu cầu ngày càng gia tăng nhanh, tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam rất lớn. Vì vậy, phát triển loại hình BHTDXK tại Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết, cần có sự kết hợp chặt chẽ của Nhà nước và các công ty bảo hiểm.

Do hạn chế về kiến thức, giới hạn về thời gian và tài liệu cũng như kinh nghiệm bản thân... chắc chắn đề án về “Phát triển Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam” em nêu ra trong đề án này chưa toàn diện và sâu sắc. Đây cũng chỉ là 1 góc nhìn về lạm phát dưới lăng kính của một sinh viên. Vì vậy em rất mong nhận được sự thông cảm của các thầy, cô giáo.

Em xin chân thành cảm ơn cô Lệ Huyền đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành đề án này một cách thuận lợi nhất!

Một phần của tài liệu Phát triển BHTDXK ở Việt Nam.DOC (Trang 36 - 39)