Qua 07 năm thực hiện quy hoạch, theo thống kê đến nay toàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có 800 công trình thủy lợi các loại 126 hồ chứa, 528 đập dâng, 07 đập, cống ngăn mặn và 139 trạm bơm, tổng
Trang 1VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THỦY LỢI TỈNH QUẢNG NGÃI
ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050
ĐỊA ĐIỂM: TỈNH QUẢNG NGÃI
Trang 3MỞ ĐẦU
1 KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU, SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH 1.1 Khái quát vùng nghiên cứu
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có
thị xã và 11 huyện, dân số trung bình toàn tỉnh năm 2021 là 1.244.132 người,
1.2 Sự cần thiết lập quy hoạch Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, do Viện Quy hoạch Thủy lợi thực hiện và được phê duyệt tại Quyết định số 1742/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 Tại thời điểm thực hiện Quy hoạch trên toàn tỉnh Quảng Ngãi gồm 671 công trình thủy lợi với năng lực tưới thực tế khoảng 42.178 ha, quy hoạch được lập với cơ sở tài liệu về hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng các ngành kinh, cơ sở hạ tầng, hiện trạng khí tượng thủy văn có đến năm 2014, tài liệu về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 Quy hoạch đã đề xuất giải pháp cấp nước các ngành (nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt) và các giải pháp về tiêu úng, phòng, chống lũ, hạn chế xâm nhập mặn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Qua 07 năm thực hiện quy hoạch, theo thống kê đến nay toàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có 800 công trình thủy lợi các loại (126 hồ chứa, 528 đập dâng, 07 đập, cống ngăn mặn và 139 trạm bơm), tổng năng lực tưới thiết kế là 68.943 ha, tổng năng lực tưới thực tế 48.460 ha, đạt 70,3% so với năng lực thiết kế và đã xây dựng được khoảng 72,6 km đê sông, đê biển và đê cửa sông, 69,9 km kè bảo vệ bờ…Mặc dù hiện trạng công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được xây dựng khá nhiều so với các địa phương khác trong vùng Nam Trung bộ, tuy nhiên qua đánh giá cho thấy khoảng 200 công trình được xây dựng từ năm 1990 trở về trước, hầu hết là công trình nhỏ, vì vậy đến nay nhiều công trình hư hỏng xuống cấp, mất an toàn công trình và không đảm bảo năng lực tưới thiết kế, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, lũ lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Mặt khác đến nay các hồ chứa Đăk Đrinh, Nước Trong trên sông Trà Khúc đã đi vào vận hành khai thác, hồ thủy điện Thượng Kon Tum trên sông Sê San đã phát điện và chuyển nước sang lưu vực sông Trà
dựng có phạm vi, quy mô, nhiệm vụ khác hẳn so với trước đây, làm biến đổi dòng chảy cả về mùa lũ và mùa kiệt
Ngoài ra về hiện trạng địa hình lòng sông, bãi sông, hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các khu đô thị ven sông làm thay đổi chế độ dòng chảy trên các lưu vực sông; Đặc điểm khí tượng thủy văn ngày càng cực đoan hơn; Kịch bản biến đổi khí hậu đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2021, theo đó dự báo các yếu tố khí hậu có nhiều biến động so với kịch bản đã được công bố trước đây
Trang 4Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi đang triển khai thực hiện, trong đó cần tích hợp các giải pháp thủy lợi và phòng chống thiên tai vào quy hoạch này
Từ các cơ sở pháp lý và thực tiễn như đã nêu trên, để bảo đảm phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi, khai thác và quản lý tài nguyên nước theo quan điểm phát triển bền vững đáp ứng được yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế - xã hội và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai có liên quan đến nước gây ra, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở, kỹ thuật, nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, từng bước xây dựng xã hội an toàn hơn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì việc thực hiện “Điều chỉnh, Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” kịp thời tích hợp vào quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi (đang được triển khai thực hiện) là rất cần thiết
2 CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH 2.1 Thông tin chung
Địa điểm thực hiện Quy hoạch: Tỉnh Quảng Ngãi Đại diện chủ đầu tư: Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi Đơn vị tư vấn: Viện Quy hoạch Thủy lợi - Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng và Đầu tư Quảng Ngãi
Đại diện liên danh: Viện Quy hoạch Thủy lợi Địa chỉ: 162A Trần Quang Khải - Hoàn Kiếm - Hà Nội 2.2 Cơ sở pháp lý
- Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; - Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017; - Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006; - Luật Phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; - Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012; - Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019; - Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; - Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Phòng, chống thiên tai và luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
- Nghị quyết của Chính phủ số 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 của Chính phủ về việc ban hành danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc
Trang 5gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;
- Nghị Quyết số 131/NQ-CP ngày 15/9/2020 của Chính phủ về việc bổ sung các quy hoạch tại Phụ lục danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 12/02/2019 của Chính phủ;
- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
- Nghị định số 53/2019/NĐ-CP ngày 17/6/2019 của Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;
- Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Quyết định số 1588/QĐ-TTg ngày 24/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thủy lợi khu vực miền Trung giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng
- Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050
- Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Quyết định số 4110/QĐ-BNN-TCTL ngày 19/10/2015 của Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Trà Bồng – Trà Khúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Quyết định số 1742/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Quyết định 1421/QĐ-UBND ngày 29/09/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch Phòng chống lũ và chỉnh trị sông Trà Khúc đoạn từ hạ lưu đập Thạch Nham đến Cửa Đại
- Quyết định số 1202/QĐ-UBND ngày 31/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Phòng chống lũ và chỉnh trị sông Trà Khúc đoạn từ hạ lưu đập Thạch Nham đến Cửa Đại (giai đoạn 2015-2024)
Trang 6- Các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi: 983/QĐ-UBND ngày 22/11/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và chỉnh trị sông Trà Câu đoạn từ hạ lưu đập tràn xả lũ hồ chứa nước Núi Ngang đến cửa Mỹ Á; 986/QĐ-UBND ngày 22/11/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và chỉnh trị sông Trà Bồng đoạn từ xã Trà Bình đến cửa Sa Cần; 988/QĐ-UBND ngày 22/11/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và chỉnh trị sông Vệ đoạn từ xã Hành Tín Tây đến cửa Lở;
- Quyết định số 1153/QĐ-UBND ngày 06/8/2021 Phê duyệt Nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, định hướng đến năm 2050
- Văn bản số 4742/BNN-PCTT ngày 22/7/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về nội dung điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi
- Công văn số 6348/BNN-TCTL ngày 22/9/2022 về việc tham gia ý kiến về nội dung Điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Báo cáo thẩm tra Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi ngày 09/9/2022 và ý kiến góp ý của các Sở, ngành, địa phương
- Báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý - Các Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định và tài liệu khác có liên quan
Trang 8PHẦN I ĐIỀU KIỆN VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, RANH GIỚI VÙNG NGHIÊN CỨU Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ, trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ vĩ độ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ kinh độ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung vì vậy nền kinh tế của tỉnh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của miền Trung Quảng Ngãi có bờ biển dài hơn 130 km có nhiều cửa biển lớn như Sa Kỳ, Cửa Đại, Mỹ Á, Sa Huỳnh…Phía Đông giáp Biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây
hành chính cấp huyện, thị, thành phố: 01 thành phố, 01 thị xã và 11 huyện, dân số trung bình toàn tỉnh năm 2021 là 1.244.132 người, mật độ dân số 241,3 người/km2
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Trang 91.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH Quảng Ngãi có địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, với đặc điểm chung là núi lấn sát biển, địa hình có tính chuyển tiếp từ địa hình đồng bằng ven biển ở phía Đông đến địa hình miền núi cao ở phía Tây Vùng núi chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, cùng đồng bằng nhỏ hẹp chiếm 1/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh
Từ vùng núi đến đồng bằng, địa hình của tỉnh có sự chuyển tiếp không liên tục, vùng núi ở phía Tây có độ cao từ 1.500÷1.800 m, vùng đồng bằng có độ cao từ 5÷30m, hình thành các bậc địa hình cao thấp nằm kề cận nhau Nhìn chung địa hình tỉnh Quảng Ngãi có 04 dạng chính sau:
1.2.1 Địa hình đồi núi
Tiếp giáp phía Đông Trường Sơn, phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây Bắc và phía Tây của tỉnh Vùng rừng núi tiếp giáp phía Đông hệ Trường Sơn Nam chiếm 56% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm các huyện miền núi: Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long và một số xã phía Tây các huyện đồng bằng gồm các huyện Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long và Ba Tơ Vùng này có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000 m như Cà Đam (1.600 m), Đá vách (1.500 m); U Bò (1.100m); Cao Muôn (1.085m) càng xuôi về phía Đông các đỉnh núi có độ cao thấp dần từ 400÷600m đến 200÷300m…Đây là địa bàn cư trú
của nhiều đồng bào dân tộc ít người với nền kinh tế chậm phát triển
1.2.2 Địa hình trung du
Vùng trung du là dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng chiếm khoảng 18% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, độ cao từ 30÷300 m Độ dốc tương đối lớn, lớp phủ thực vật kém, khả năng xói mòn lớn, phân bố rìa phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam các huyện đồng bằng như Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành,
Mộ Đức và thị xã Đức Phổ…
1.2.3 Địa hình đồng bằng
Đồng bằng Quảng Ngãi nhỏ hẹp nhưng khá đa dạng về hình thái, chiếm khoảng 24,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Nằm tiếp giáp với vùng ven biển, ở độ cao từ 30 m trở xuống Đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi có đặc điểm không liên tục mà bị phân cách bởi các sông, đồi núi xen kẽ, vừa thể hiện tính chất của đồng bằng phù sa và đồng bằng gò đồi
1.2.4 Địa hình ven biển
Diện tích khoảng 2.446,8 ha (chiếm khoảng 1,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), địa hình vùng bãi cát ven biển là sự hiện diện của các dải cát cao song song với đường bờ giữ vai trò như những đê cát chắn sóng tự nhiên, bảo vệ phần đất phía sau các cồn cát Địa hình này bao gồm các cồn cát, mũi đất, cửa sông, đầm nước mặn, đụn cát…tạo thành một dải hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng trung bình khoảng từ 2÷3km Bề mặt địa hình nhiều nơi bằng phẳng, trải trên diện rộng (Đức Phổ, Mộ Đức, Bắc Bình Sơn) là những nơi có bãi cát điển hình
nhất
Trang 101.3 ĐẤT ĐAI, THỔ NHƯỠNG
1.3.1 Đất đai
- Nhóm đất mặn: Chiếm khoảng 0,30% diện tích đất tự nhiên, phân bố xen kẽ với đất phù sa ở các vùng cửa sông thuộc các huyện Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Mộ Đức và Đức Phổ Nhóm đất mặn được chia ra 2 đơn vị đất và 2 đơn vị đất phụ
- Nhóm đất phù sa: Chiếm khoảng 18,66% tổng diện tích tự nhiên Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Mộ Đức, TX Đức Phổ, Nghĩa Hành và ở ven các sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ và Sông Trà Câu và một số suối ở các huyện miềm núi Nhóm đất phù sa được chia thành 3 đơn vị đất và 8 đơn vị đất phụ
- Nhóm đất Glây: Chiếm khoảng 0,40% diện tích tự nhiên, phân bố ở địa hình trũng vùng đồng bằng thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ Nhóm đất Glây được chia thành 2 đơn vị đất và 5 đơn vị đất phụ
- Nhóm đất xám: Chiếm khoảng 73,07% tổng diện tích tự nhiên Đây là nhóm đất chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các nhóm đất ở Quảng Ngãi Đất xám được phân bố ở tất cả các huyện trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ đồng bằng đến vùng núi cao Tuy nhiên diện tích lớn tập trung ở các huyện miền núi như Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng Đất xám của Quảng Ngãi được chia ra 6 đơn vị đất và 20 đơn vị đất phụ
- Nhóm đất đỏ Ferralit: Chiếm khoảng 1,58% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh Căn cứ vào màu sắc đất phản ánh mức độ phát triển của quá trình tích lũy sắt nhôm tương đối và rửa trôi các chất kiềm Nhóm này được phân ra 2 đơn vị đất, 8 đơn vị đất phụ
Trang 11
- Nhóm đất đen: Chiếm khoảng 0,45% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi, Lý Sơn và một số nơi khác Nhóm đất đen chia ra 4 đơn vị đất và 8 đơn vị đất phụ
- Nhóm đất nứt nẻ: Chiếm khoảng 0,12% diện tích tự nhiên Phân bố ở huyện Bình Sơn Nhóm đất này được phân thành 1 đơn vị đất, 1 đơn vị đất phụ
- Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: Chiếm khoảng 1,88% diện tích đất tự nhiên Nhóm đất này phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh, nơi thảm thực vật đã bị phá hủy một cách nghiêm trọng Nhóm đất này được chia ra 2 đơn vị đất và 4 đơn vị đất phụ
Bảng 1.1 Phân loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Nhóm đất Diện tích
(ha) Ký hiệu Tên FAO-UNESCO
1 Cát 6.290 AR Avenosols 2 Mặn 1.573 FLS salicthionic Fluviols 3 Phù sa 97.158 FL Fluvisols
4 Glây 13.174,8 GL Gleysols 5 Xám 376.547 AC Acrisols 6 Đỏ 8.142 FR Ferralsols 7 Đen 2.328 LV Luviols 8 Nứt nẻ 634 VR Vertisols 9 Trơ sỏi đá 9.696 LP Leptosols
1.4 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT Điều kiện địa chất khá phức tạp, phần phía Bắc thuộc địa khối Kon Tum bao gồm chủ yếu các thành tạo biến chất cổ và các phức hệ macma xâm nhập có tuổi từ Arke rozoi đến Kainozoi Phần trung tâm phía Tây của vùng là một khối nâng dạng vòm được cấu thành bởi các đá biến chất hệ tầng sông Re, có cấu trúc rất phức tạp gồm hàng loạt các nếp uốn nhỏ Phần phía Nam là các đá biến chất tướng granalit hệ tầng Kanak và phát triển chủ yếu hệ thống đứt gẫy phương Đông Bắc-Tây Nam Dọc theo phía Tây chủ yếu là hệ đứt gẫy Ba Tơ - Gia Vực Dọc các đứt gẫy xuất hiện nhiều thể macma xâm nhập nối tiếp với các thành tạo trầm tích Neogen và kỷ đệ tứ Các thành tạo chính trong vùng: Thành tạo biến chất cổ; Thành tạo macma phún xuất; Thành tạo trầm tích; Thành tạo macma xâm nhập
Trang 12CHƯƠNG 2 NGUỒN NƯỚC
2.1 KHÍ HẬU
2.1.1 Mạng lưới trạm khí tượng, trạm đo mưa và tình hình quan trắc
2.1.1.1 Mạng lưới trạm khí tượng và đo mưa
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 02 trạm đo khí tượng, 07 trạm đo mưa độc lập và 05 trạm thủy văn có đo mưa
Trong đó 02 trạm khí tượng: Quảng Ngãi và Ba Tơ quan trắc đầy đủ các yếu tố khí tượng (Nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm, tổng lượng bốc hơi, số giờ nắng)
Bảng 2.1 Các trạm khí tượng và trạm đo mưa
trạm (m) Kinh độ Vĩ Độ
2.1.2 Đặc điểm khí hậu
Trang 132.1.2.1 Đặc điểm chung
Tỉnh Quảng Ngãi có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nội chí tuyến, chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình dãy Trường sơn và các nhiễu động thời tiết ngoài biển Đông Trong vùng nghiên cứu có 02 mùa khí hậu khác nhau: Khí hậu mùa Đông; Khí hậu mùa hạ
2.1.2.2 Các đặc trưng khí hậu
a Nhiệt độ
Khí hậu Quảng Ngãi mang tính nhiệt đới điển hình, nền nhiệt độ cao và thay
Vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi và thung lũng thấp có nhiệt độ trung bình
dưới 21oC.
nhất là từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, các tháng có nhiệt độ thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau Theo thống kê từ năm 1976 đến 2020 cho thấy nhiệt độ có xu hướng tăng
Bảng 2.2 Nhiệt độ bình quân tháng tại các trạm
Tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng 12, ở vùng núi 68 giờ/tháng đạt bình quân 2,2 giờ/ngày Ở đồng bằng ven biển: 84 giờ/tháng bình quân đạt: 2,7 giờ/ngày
Bảng 2.3 Số giờ nắng bình quân tháng tại các trạm
Trang 14Độ ẩm tương đối trung bình năm trong vùng khoảng 84÷85% Vào các tháng mùa mưa (từ tháng 9 tới tháng 12) độ ẩm không khí đạt từ 85%÷90%, vào các tháng mùa khô chỉ còn đạt trên dưới 80% Độ ẩm không khí thấp nhất có thể xuống tới mức 30%, ở Ba Tơ trị số độ ẩm thấp nhất quan trắc được 30%, ở Quảng Ngãi trị số này là 34%
Vào các tháng mùa khô lượng bốc hơi có thể đạt tới 95÷100 mm/tháng Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 7 đạt 104 mm/tháng tại trạm Ba Tơ và 95 mm/tháng tại trạm Quảng Ngãi Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 12, chỉ đạt 31 mm/tháng tại trạm Ba Tơ và 46 mm/tháng tại trạm Quảng Ngãi
Bảng 2.5 Lượng bốc hơi ống piche bình quân tháng tại các trạm
Tốc độ gió trung bình hàng năm ở vùng nghiên cứu khoảng 1,2÷1,4 m/s Tốc độ gió lớn nhất đã quan trắc được ở trạm Ba Tơ và Quảng Ngãi khoảng 40 m/s do bão lớn gây ra
Bảng 2.6 Tốc độ gió bình quân tháng tại các trạm
Trang 15Nhìn chung lượng mưa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông Vùng mưa lớn chủ yếu ở vùng núi cao như Trà Bồng, Ba Tơ, Giá Vực, Sơn Giang, Minh Long từ 3.400÷3.700 mm và vùng trung du, đồng bằng ven biển lượng mưa chỉ còn 2.100÷2.500 mm
* Biến động của mưa năm theo thời gian
Theo thời gian, sự biến động của mưa năm ở vùng nghiên cứu khá lớn, năm mưa nhiều có thể gấp 3÷4 lần năm mưa ít
Do địa hình nên trong vùng nghiên cứu xuất hiện các đỉnh mưa phụ vào tháng 5 và tháng 6, ở thời kỳ này gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam hoặc Đông Nam thổi tới, càng về phía Tây của tỉnh lượng mưa này càng rõ nét hơn với lượng mưa trung bình tháng chiếm khoảng 4÷7% lượng mưa năm, tuy nhiên giá trị bình quân của tháng 5 và tháng 6 cũng không vượt quá giá trị bình quân các tháng trong năm
Như vậy, qua biến trình mưa trong vùng cho thấy sự chênh lệch giữa tháng mưa nhiều và tháng mưa ít khoảng 400÷800 mm Tức là tháng mưa nhiều có tổng lượng mưa gấp khoảng 1,5÷20 lần tháng mưa ít Sự phân phối mưa trong năm rất không đồng đều, đó là điều không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
Bảng 2.7 Lượng mưa bình quân tháng tại các trạm
* Mưa thời đoạn ngắn
Qua tính toán thống kê tài liệu mưa thực đo tại các trạm trong và lân cận vùng nghiên cứu cho thấy thời gian mưa của các trận mưa lớn thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày nhưng lượng mưa lớn nhất trong trận chỉ từ 1 đến 3 ngày Lượng mưa lớn nhất thời đoạn 1, 3, 5 ngày liên tục thường tập trung vào tháng 10 đến tháng 12 với tỉ lệ % xác suất lần lượt là 18%, 32% và 38%, đây cũng là thời gian thường bị ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới và các đợt không khí lạnh Lượng mưa 1 ngày có thể đạt trên 700 mm ngày Lượng mưa ngày lớn nhất đo được đạt 747,4 mm ngày 29/9/2009 tại trạm Trà Bồng, 530,0 mm tại Mộ Đức, 524,9 mm tại trạm Quảng Ngãi Ngày 3/12/1986 đã gây mưa lớn tại Giá Vực là 723,2 mm,
Trang 16Sơn Hà 578,0mm Trà Khúc 573,8mm ngày 23/10/2021 An chỉ 599,7 mm ngày 19/11/1987 Đặc biệt trận mưa lũ tháng 11 và tháng 12 năm 1999 đã gây mưa rất lớn trên toàn tỉnh, lượng mưa 1 ngày max đạt 677,2 mm tại Sơn Giang, 642,5 mm tại trạm Minh Long Lượng mưa 3 ngày max ở đợt mưa này đạt 1.694,8 mm tại trạm Ba Tơ, 1.598,4 mm tại trạm Sơn Giang, 1.554,8 mm tại trạm Minh Long và 924,0 mm tại trạm Sơn Hà, đặc biệt lượng mưa 5 ngày max của đợt này đạt từ 1.800÷2.000 mm tại các trạm Ba Tơ, Sơn Giang, Minh Long Cường độ mưa lớn là nguyên nhân sinh ra lũ lụt và xói mòn trên lưu vực Lượng mưa lớn nhất thời đoạn 1, 3, 5 ngày liên tục biến động khá lớn với hệ số Cv đạt từ 0,35 ÷ 0,8
Bảng 2.8 Đặc trưng thống kê mưa lớn nhất năm thời đoạn 1; 3; 5 ngày
Trang 17Ngày P%
X3ma x mm
Từ ngày Đến ngày P%
X5ma x mm
Từ ngày Đến ngày P%
1 Quảng Ngãi 525 8/10/1967 1,26% 852 9/11/1964 11/11/1964 1,14% 1008 7/11/1964 11/11/1964 1,03%
12 Lý Sơn 418 18/5/1986 2,87% 705 24/11/1993 26/11/1993 1,51% 911 3/9/2009 7/9/2009 1,17%
Tần suất mưa điểm tại các trạm được đánh giá như sau: Trong đợt mưa từ 23÷27/10/2021 tại trạm Trà Khúc trên sông Trà Khúc có tần suất lượng mưa 5 ngày lớn nhất từ 0,6÷1,3% Lượng mưa lớn nhất tập trung trong ngày 23/10/2021 đo được là 573,8mm ứng với tần suất 0,62% Đây là lượng mưa lớn nhất đo được tại trạm tính đến thời điểm hiện tại
Lượng mưa 1 ngày Max trong vùng từ 418,4 ÷747,4 mm/ngày Mưa ngày lớn nhất trong vùng nghiên cứu đo được là 747,4mm/ngày tại Trà Bồng trong ngày 29/9/2009, tại Giá Vực lượng mưa 1 ngày lớn nhất đo được ngày 3/12/1986 là 723 mm/ngày Ngày 3/12/1999 tại Sơn Giang là 677 mm/ngày và Ba Tơ là 661mm/ngày xuất hiện ngày 15/11/2013 Do mật độ trạm đo mưa rất dày đặc nên có thể thấy rõ được những trận mưa lớn bao phủ trong toàn lưu vực
Thượng nguồn Trà Khúc tại các trạm Sơn Giang, Ba Tơ, Sơn Hà xuất hiện các trận mưa rất lớn với lượng mưa từ 578÷677 mm, với tần suất mưa từ 0,65%÷1,15%
Vùng hạ lưu sông Trà Khúc tại các trạm như Trà Khúc xuất hiện các trận mưa lớn từ 574÷600 mm, với tần suất mưa tương ứng từ 0,32÷0,62%
Trên sông Vệ đã xuất hiện mưa lớn với tần suất từ 0,34÷1,82%, với lượng mưa đo được tại trạm Mộ Đức ngày 29/9/2009 là 530 mm
2.2 MẠNG LƯỚI SÔNG NGÒI Các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đều xuất phát từ Đông Trường Sơn
và hẹp nên vào mùa mưa (có lượng mưa rất nhiều) dòng chảy cường độ mạnh,
Trang 18thường gây ra lũ lụt lớn, gây tác hại cho sản xuất và đời sống, mặt khác cũng mang về cho đồng bằng một lượng phù sa đáng kể Với mạng lưới sông suối dày đặc, các phụ lưu của 04 dòng sông chính: Sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ và Trà Câu đều bắt nguồn từ những vùng núi cao có độ dốc lớn với lượng nước nhiều là những nguồn thuỷ năng có giá trị
Hình 2.1 Bản đồ mạng lưới sông ngòi và lưới trạm khí tượng thuỷ văn
2.2.1 Sông Trà Bồng
Sông Trà Bồng nằm ở phía Bắc tỉnh, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của huyện Trà Bồng thuộc khu vực xã Trà Hiệp và Trà Lâm, chảy qua huyện Bình
chảy cơ bản từ Tây sang Đông, đoạn cửa sông hướng rẽ hướng Nam - Bắc Phần lớn sông chảy qua vùng địa hình rừng núi có độ cao 200÷1.300 m, phần còn lại chảy trong vùng đồng bằng xen đồi trọc và bãi cát Phía thượng nguồn của sông Trà Bồng có nhiều phụ lưu gồm nhiều sông suối như suối Nun, suối Cà Đú, sông Trà Bói ở các xã Trà Thủy, Trà Giang Về tới hạ lưu phía Đông huyện Bình Sơn có thế đất khá cao, nên sông Trà Bồng không còn chảy xiết như đoạn trên Đoạn
Trang 19gần cửa sông còn có những vùng có độ cao 10÷40 m Sông Trà Bồng có 5 nhánh cấp I, ở vùng hạ lưu còn có các nhánh sông suối nhỏ chảy ngược, hợp nước vào sông chính trước khi đổ ra biển
Nhánh suối Sâu (xã Bình Minh, huyện Bình Sơn) bắt nguồn từ núi Đá Miếu (xã Bình An, huyện Bình Sơn) theo hướng Bắc - Nam, gặp sông chính tại An Phong (xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn), dài 19 km
Nhánh sông Bí chảy từ Đông Phước (xã Bình Thanh, huyện Bình Sơn) theo hướng Nam - Bắc, gặp sông chính ở Thượng Hà (xã Bình Thới, huyện Bình Sơn) tiếp giáp giữa hạ lưu và cửa sông dài 12 km
2.2.2 Sông Trà Khúc
Sông Trà Khúc nằm ở gần giữa tỉnh, là sông lớn có lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác trong toàn tỉnh Sông Trà Khúc bắt nguồn từ rừng núi Kon Plong - Kon Tum Phần thượng nguồn sông chảy theo hướng Bắc Nam qua địa phận các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây khi đến Thạch Nham sông chảy theo hướng Tây - Đông đổ ra biển ở Cổ Lũy Sông Trà Khúc có chiều dài 148km, diện
18,5% Sông Trà Khúc có 03 nguồn chính: Nguồn thứ nhất từ vùng Giá Vực phía Tây huyện Ba Tơ, chảy theo hướng Nam- Bắc, đến địa hạt huyện Sơn Hà gọi là sông Re
Nguồn thứ hai bắt nguồn từ vùng Đông Kon Tum và huyện Sơn Tây, với các suối lớn, nhỏ hợp nước với nhau chảy theo hướng Tây- Đông xuống Sơn Hà, gọi là sông Rinh (Đắk Rinh) Một nguồn nước rất quan trọng của sông Rinh là sông Tang Sông Tang bắt nguồn từ huyện Trà Bồng, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, hợp nước với sông Rinh ở đoạn làng Lô, làng Mùng xã Sơn Bao phía Tây Bắc huyện Sơn Hà
Nguồn thứ ba bắt nguồn từ Tây Nam huyện Sơn Hà giáp với huyện Sơn Tây, chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc, gọi là sông Xà Lò (Đắk Sêlô)
2.2.3 Sông Vệ
Sông Vệ bắt nguồn từ vùng núi phía Tây của huyện Ba Tơ thuộc các xã Ba Tô, Ba Giang và Ba Nam Sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đổ ra biển Đông tại cửa Cổ Lũy và cửa Đức Lợi, sông dài 109 km, diện tích lưu vực
Đức, Nghĩa Hành và một phần diện tích của huyện Tư Nghĩa Độ cao trung bình
2.2.4 Sông Trà Câu
Bắt nguồn từ vùng núi Ngang, núi Đá Chát với độ cao 400 m thuộc huyện Ba Tơ Dòng sông chính chủ yếu chảy theo hướng Tây - Đông, đoạn trên thường gọi là sông Vực Liêm Ở cuối nguồn, sông Trà Câu nhập lưu với sông Thoa tại Sa Bình, xã Phổ Minh, thị xã Đức Phổ, rồi đổ ra cửa Mỹ Á cách đó khoảng 2,5 km
Trang 20Sông Trà Câu có chiều dài sông 32 km, diện tích lưu vực 485 km2; chiều dài lưu vực 19 km và chiều rộng bình quân lưu vực 14 km Đây là con sông nhỏ nhất trong các con sông của tỉnh, nước thường cạn kiệt về mùa khô
Lưu vực sông Trà Câu bao gồm một phần phía Đông và Đông Nam huyện Ba Tơ, các xã Phổ Phong, Phổ Thuận, Phổ Nhơn thị xã Đức Phổ Lớp phủ thực vật chủ yếu là rừng thưa và đồi núi trọc
2.3 NGUỒN NƯỚC MẶT
2.3.1 Mạng lưới trạm thủy văn, tình hình quan trắc
Trên các hệ thống sông thuộc vùng nghiên cứu có 5 trạm thuỷ văn trong đó có 2 trạm đo dòng chảy và mực nước là Sơn Giang, An Chỉ và 3 trạm đo mực nước là Trà Khúc, Sông Vệ và Châu Ổ
Bảng 2.10 Các trạm thủy văn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
2.3.2 Tình hình quan trắc các trạm thủy văn
- Trạm Châu Ổ trên sông Trà Bồng nằm ngay phía dưới hạ lưu cầu Quốc lộ bên bờ bắc của sông Mực nước ở đây chỉ được đo trong mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 Trạm không có thiết bị đo tốc độ nên không có dữ liệu về lưu lượng dòng chảy Có một con đê bên phía bờ Bắc khiến cho nước lan tỏa về phía bờ Nam gần trạm đo
- Trạm An Chỉ trên sông Vệ: Là trạm có đo lưu lượng dòng chảy, cũng
giống như trạm Sơn Giang, ở đây có đo đạc mực nước, lưu lượng dòng chảy, lượng mưa, nhiệt độ nước và nồng độ phù sa
- Trạm sông Vệ đặt tại Cầu Sông Vệ trên sông Vệ Trạm này cũng tương tự như trạm Châu Ổ trên sông Trà Bồng, chỉ ghi mực nước vào mùa mưa Trạm nằm ngay phía dưới cầu quốc lộ về phía hạ lưu bên bờ Bắc
- Trạm Sơn Giang trên sông Trà Khúc nằm ở thượng nguồn sông Trà Khúc, vị trí trạm được đặt nằm giữa hai thác, hai bên bờ đều có núi cao khống chế lũ lớn Về mùa kiệt lòng sông rộng có nhiều bãi nổi nên có dòng chảy xiết Trạm Sơn Giang có hồ sơ ghi lại các dữ liệu về mực nước, lưu lượng dòng chảy và lượng mưa, nhiệt độ nước và nồng độ phù sa Các số đo tốc độ được lấy thường
Trang 21xuyên trên các nhánh lên và xuống của đường quá trình lũ, tạo nên một đường cong quan hệ mực nước – lưu lượng dạng vòng Trận lũ cao nhất ghi lại được xảy ra vào năm 1986 khi đo nước tràn mạnh qua hữu ngạn và gây ngập cả trạm đo trên tả ngạn
- Trạm Trà Khúc được đặt ngay tại cầu Trà Khúc gần thành phố Quảng Ngãi, thuộc bên bờ Bắc (tả ngạn) ngay phía trên thượng lưu của cầu Trạm không đo tốc độ mà chỉ lấy mực nước Trạm đã được rời từ vị trí phía hạ lưu của cầu vào năm 1999 khi xây dựng khách sạn Mỹ Trà
Các trạm thuỷ văn chủ yếu được bố trí chủ yếu ở huyện lỵ thị trấn, vùng đồng bằng ven biển và được xây dựng từ sau ngày giải phóng Miền Nam, số liệu quan trắc đảm bảo đọ tin cậy
2.3.3 Các đặc trưng thủy văn dòng chảy
2.3.3.1 Dòng chảy năm
- Dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm
Căn cứ vào tài liệu thực đo tại Sơn Giang và An Chỉ cho thấy lượng dòng chảy rất phong phú với mô đuyn dòng chảy bình quân nhiều năm đạt 70÷80
chảy: 75,35 l/s/km2 và tổng lượng dòng chảy năm: 6,27 tỷ m3 nước Tại trạm thủy
Mo (l/s/km 2 )
1 Sơn Giang Trà Khúc 2.641 1977-2021 199 75,35 2 An Chỉ Vệ 854 1981-2021 60 70,25
Bảng 2.12 Tần suất dòng chảy năm tại các trạm thủy văn TT Trạm Sông Thời đoạn Qo Cv Cs Q P% (m
3 /s) 10% 20% 50% 75% 85% 90%
1 Sơn Giang Trà Khúc 1977-2021 199 0,33 0,79 286 250 191 152 134 123
1977-2013 199 0,32 0,80 284 249 191 153 136 126 2 An Chỉ Vệ 1981-2021 60 0,49 1,13 100 82,1 54,6 38,2 31,3 27,3
- Biến động dòng chảy năm
Sự biến đổi của dòng chảy năm trong nhiều năm khá lớn, hệ số biến sai Cv dòng chảy năm đạt 0,33 ở trạm Sơn Giang; 0,40 tại An Chỉ, năm nhiều nước gấp 4÷5 lần năm ít nước
Tại trạm thủy văn Sơn Giang mô số dòng chảy năm nhỏ nhất khoảng 24,13
Trang 22Tại trạm thủy văn An Chỉ mô số dòng chảy năm nhỏ nhất khoảng 17,03
Bảng 2.13 Biến động dòng chảy năm tại các trạm thủy văn TT Trạm Sông F
(km 2 ) Thời đoạn
Mtb (l/skm 2 )
Mmax (l/skm 2 ) Năm Mmin
(l/skm 2 ) Năm Mmax
Mtb Mmax Mmin
1 Sơn Giang Trà
Khúc 2.641 1977-2021 75,5 136 1996 24,13 1982 1,80 5,63 2 An Chỉ Vệ 854 1981-2021 70,3 149 1999 17,03 2012 2,12 8,77
- Phân phối dòng chảy năm
Theo chỉ tiêu vượt trung bình, mùa lũ là các tháng liên tục trong năm có lưu lượng bình quân tháng lớn hơn lưu lượng bình quân năm với xác suất xuất hiện trên 50% Theo chỉ tiêu này mùa lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi kéo dài từ tháng 10 tới tháng 12 Tuy nhiên mùa lũ ở đây cũng không ổn định, nhiều năm lũ xảy ra từ tháng 8, tháng 9 và cũng có năm sang tháng 1 năm sau vẫn có lũ Điều này chứng tỏ lũ lụt ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cứu có sự biến động khá mạnh mẽ Trong năm, dòng chảy phân bố không đều, mặc dù mùa lũ chỉ chiếm trong 3 tháng nhưng lượng nước trong mùa lũ chiếm từ 65÷73% lượng nước trong năm nên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi Tháng 11 là có tổng lượng nước lớn nhất trong năm phổ biến từ 20÷33% tổng lượng nước cả năm Mùa kiệt từ tháng 1 tới tháng 9, lưu lượng mùa kiệt chiếm 27÷35%, lượng nước nhỏ nhất xảy ra vào hai thời kỳ tháng 4 và tháng 7, 8 hàng năm
Bảng 2.14 Đặc trưng dòng chảy theo mùa tại các trạm thủy văn Trạm Sông Thời đoạn
Mùa lũ Mùa cạn Thời gian % Lượng nước
so với năm Thời gian
% Lượng nước so với năm
Sơn Giang Trà Khúc 1977 - 2021 10-12 65,1 1-9 34,9
2013 - 2021 10-12 71,1 2-9 28,9 An Chỉ Vệ 1981 - 2021 10-12 72,4 1-9 27,6
2.3.3.2 Dòng chảy lũ
Các nguyên nhân chính gây ra mưa lũ là do bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, không khí lạnh gây ra Các hình thái này hoạt động riêng lẻ hoặc phối hợp với nhau và có thể phân ra làm 3 dạng chính như sau:
- Bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động đơn độc hoặc phối hợp với các hình thái khác (trừ không khí lạnh)
- Bão hoặc áp thấp nhiệt đới phối hợp với không khí lạnh - Không khí lạnh, hội tụ nhiệt đới và các hình thái thời tiết khác + Bão hoặc ATNĐ và dải HTNĐ kết hợp với KKL là hình thái nguy hiểm có thể gây mưa và lũ lớn trên diện rộng
+ Bão đổ bộ liên tiếp trong thời gian ngắn là nguy hiểm nhất - Mưa thời đoạn ngắn
Trang 23Qua tính toán thống kê tài liệu mưa thực đo tại các trạm trong và lân cận vùng nghiên cứu cho thấy thời gian mưa của các trận mưa lớn thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày nhưng lượng mưa lớn nhất trong trận chỉ từ 1 đến 3 ngày Lượng mưa lớn nhất thời đoạn 1, 3, 5 ngày liên tục thường tập trung vào tháng 10 đến tháng 12 với tỉ lệ % xác suất lần lượt là 18%, 32% và 38%, đây cũng là thời gian thường bị ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới và các đợt không khí lạnh Lượng mưa 1 ngày có thể đạt trên 700 mm ngày Lượng mưa ngày lớn nhất đo được đạt 747,4 mm ngày 29/9/2009 tại trạm Trà Bồng, 530,0 mm tại Mộ Đức, 524,9 mm tại trạm Quảng Ngãi Ngày 3/12/1986 đã gây mưa lớn tại Giá Vực là 723,2 mm, Sơn Hà 578,0mm Trà Khúc 573,8mm ngày 23/10/2021 An chỉ 599,7mm ngày 19/11/1987 Đặc biệt trận mưa lũ tháng 11 và tháng 12 năm 1999 đã gây mưa rất lớn trên toàn tỉnh, lượng mưa 1 ngày max đạt 677,2 mm tại Sơn Giang, 642,5 mm tại trạm Minh Long Lượng mưa 3 ngày max ở đợt mưa này đạt 1.694,8mm tại trạm Ba Tơ, 1.598,4 mm tại trạm Sơn Giang, 1.554,8mm tại trạm Minh Long và 924,0mm tại trạm Sơn Hà, đặc biệt lượng mưa 5 ngày max của đợt này đạt từ 1.800÷2.000 mm tại các trạm Ba Tơ, Sơn Giang, Minh Long Cường độ mưa lớn là nguyên nhân sinh ra lũ lụt và xói mòn trên lưu vực Lượng mưa lớn nhất thời đoạn 1, 3, 5 ngày liên tục biến động khá lớn với hệ số Cv đạt từ 0,35 ÷ 0,8
- Đặc điểm thuỷ văn mùa lũ Mùa lũ hàng năm trên các lưu vực sông tỉnh Quảng Ngãi kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 Tuy nhiên mùa lũ ở đây cũng không ổn định, nhiều năm lũ xảy ra từ tháng 9 và cũng nhiều năm sang tháng 1 năm sau vẫn có lũ Điều này chứng tỏ lũ lụt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có sự biến động khá mạnh mẽ
Ngoài lũ chính vụ ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn xảy ra lũ sớm, lũ muộn và lũ tiểu mãn
Lũ tiểu mãn: Xảy ra từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm Lưu lượng lũ tiểu
thủy văn An Chỉ vào ngày 13/6/2004.Lũ sớm: Xảy ra từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm gọi là lũ sớm Qua số liệu
vào ngày 29/9/2009 Đây là thời kỳ lũ gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp vì trùng vào thời kỳ thu hoạch vụ hè thu
Lũ muộn: Lũ xảy ra vào nửa cuối tháng 12 (từ 16/12) đến tháng 01 năm sau được coi là lũ muộn Lũ thời kỳ này ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng của sản xuất nông nghiệp
Do đặc điểm địa hình dòng sông ngắn, dốc, mùa lũ nước tập trung nhanh, bờ sông thấp nên khi lũ lớn nước chảy tràn bờ gây ngập lụt cho vùng hạ lưu
Một số trận lũ lớn xảy ra trong tỉnh Quảng Ngãi: Năm 1999, 2003, 2009, 2013, 2020…
Trang 24Bảng 2.15 Mực nước lũ một số trận lũ lớn trong vùng
Sông Trạm Cấp báo động (cm)
Trận lũ tháng 12/1999
Trận lũ tháng 10/2003
Trận lũ tháng 9/2009
Trận lũ tháng 11/2013 BĐ1 BĐ2 BĐ3 Hmax
(cm) Ngày
Hmax (cm) P% Ngày
Trà Khúc Sơn Giang 3818 4/12 4016 17/10 4056 29/9 4162 1,55 15/11 Trà Khúc Trà Khúc 350 500 650 836 4/12 808 17/10 812 29/9 876 0,9 15/11 Sông Vệ An Chỉ 1036 5/12 1002 17/10 922 29/9 1043 0,82 15/11 Sông Vệ Sông Vệ 250 350 450 537 29/9 603 4,5 16/11
+ Tiếp đó là trận mưa lũ từ ngày 1÷6/12/1999, lượng mưa tỉnh Quảng Ngãi tại Sơn Giang 1.916 mm, Ba Tơ 1.974 mm, Minh Long 1.803 mm, Trà Bồng 1.119 mm Cường độ mưa ở Quảng Ngãi đều thuộc loại lớn nhất trong vòng 40 năm trở lại đây Lượng mưa 24 giờ tại Sơn Giang 767 mm, tại Minh Long (643mm) xảy ra vào ngày 4/12/1999 Mực nước đỉnh lũ tại cầu Trà Khúc trên sông Trà Khúc đạt 8,36 m vượt báo động III 2,86 m
- Năm 2009: Từ ngày 28÷29/9/2009 do ảnh hưởng của bão số 9, tính đến 13h ngày 29/9, lượng mưa đo được tại tỉnh Quảng Ngãi: 300÷500 mm, có nơi trên 550 mm như Trà Bồng: 678 mm Quảng Ngãi: 566 mm
Mực nước lũ sông Trà Bồng tại Châu Ổ: 5,85 m, trên báo động III: 1,75 m, sông Trà Khúc tại cầu Trà Khúc 8,12 m (lúc 1h/30/9), trên báo động III: 2,42 m; thấp hơn mực nước lịch sử năm 1999: 0,24 m, sông Vệ tại cầu Sông Vệ 5,37 m (lúc 22h/29/9) trên báo động III 1,27 m;
- Năm 2013: Bão số 15 giảm cấp nhanh thành ATNĐ khi đi vào đất liền, nhưng hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với nhiễu động gió Đông hoạt động trên cao và không khí lạnh tăng cường đã gây mưa rất lớn và lũ lên nhanh tại các sông vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Tại tỉnh Quảng Ngãi lượng mưa trong
Trang 253 ngày từ 15÷17/11, lượng mưa phổ biến 500÷600 mm, có những nơi đặc biệt lớn như Minh Long 959 mm, Ba Tơ 953 mm
Mực nước lũ trên các sông: Sông Trà Bồng tại Châu Ổ là 4,78 m trên báo động III là 0,28 m vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1964 là 0,67 m; Sông Trà Khúc tại cầu Trà Khúc là 8,76 m, trên BĐ 3 là 2,26 m, cao hơn đỉnh lũ năm 1999 là 40 cm; Sông Vệ tại cầu sông Vệ là 6,03 m, trên báo động III là 1,53 m, cao hơn đỉnh lũ năm 1999 là 4 cm
- Năm 2016: Từ giữa tháng 10/2016, đã xảy ra liên tiếp 05 đợt mưa lũ lớn trên diện rộng với cường độ cực đoạn, bất thường và kéo dài Tổng lượng mưa tập trung trong khoảng 2 tháng lớn hơn trung bình nhiều năm, tại Minh Long 2.729 mm Mưa lớn đã làm lũ trên các sông vượt báo động III, trên sông Vệ xấp xỉ lũ lịch sử
- Năm 2017: Ngày 04/11/2017, cơn bão số 12 (Damrey) đã đổ bộ vào Việt Nam với sức gió lên đến 135 km/giờ Khu vực chịu tác động của bão Damrey tập trung ở khu vực Nam Trung bộ (Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa)
- Năm 2020: Liên tiếp qua 4 đợt mưa lũ từ tháng 10 đến đầu tháng 11, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng mưa lớn từ 400÷600 mm, hoàn lưu mưa sau bão của cơn bão số 9 năm 2020 đã gây ảnh hưởng ngập lụt nghiêm trọng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Mực nước lũ lớn nhất đo được tại các trạm thủy văn trên các lưu vực sông cụ thể: Trên sông Trà Khúc, mực nước tại trạm thủy văn Trà Khúc là 7,73 m trên BĐIII là 1,23 m; trên sông Vệ, tại trạm thủy văn sông Vệ là 5,77 m trên BĐIII là 1,27 m; trên sông Trà Bồng, tại trạm thủy văn Châu Ổ là 4,21 m trên BĐIII là 0,11 m; trên sông Trà Câu, tại trạm thủy văn Trà Câu là 6,55 m trên BĐIII là 1,05m
- Năm 2022: Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp với hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với không khí lạnh tăng cường mạnh đã gây mưa lớn và ngập lụt, úng từ ngày 31/3 đến 02/2/2022 tại một số địa phương thuộc khu vực Nam Trung Bộ trong đó có tỉnh Quảng Ngãi, lượng mưa đo được tại các trạm dao động từ 150÷370 mm (Trà Phú: 370 mm, Trà Nham: 305 mm, TP Quảng Ngãi: 288 mm ) Trận mưa lũ bất thường đã gây ngập úng trên diện rộng khoảng gần 7.000 ha cây trồng vụ Đông Xuân năm 2021÷2022
Lưu lượng đỉnh lũ:
Căn cứ số liệu thực đo tại các trạm thủy văn có liệt tài liệu từ năm 1977 đến năm 2021 cho thấy:
vào ngày 3/12/1986
Trang 26Tại trạm An Chỉ trên sông Vệ khống Flv: 854 km2 lưu lượng đỉnh lũ lớn
Bảng 2.17 Tần suất lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất tại các trạm
Bảng 2.18 Đặc trưng dòng chảy kiệt tháng tại các trạm
Kiệt tháng Qkt
tại Sơn Giang như vào tháng 2, 3, 4 năm 1982, 1989
quân nhiều năm đạt Ro = 23,7 kg/s Tổng lượng vận chuyển bùn cát G là 0,747 triệu tấn/năm
Hệ số xâm thực trên lưu vực sông Trà Khúc tại Sơn Giang là 276,1 tấn/năm Tại An chỉ trên sông Vệ là 341,8 tấn/năm
Trang 272.4 THỦY TRIỀU Vùng bờ biển tỉnh Quảng Ngãi dài khoảng 130 km trải dài trên 6 huyện, thị, thành phố: Bình Sơn, Sơn Tịnh, TP Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Mộ Đức và thị xã Đức Phổ, ngoài ra có huyện đảo Lý Sơn
Chế độ triều: Chế độ triều vùng biển Quảng Ngãi khá phức tạp, là chế độ triều hỗn hợp - vừa có nhật triều, vừa có bán nhật triều không đều Trong một tháng có những ngày chỉ có 01 lần triều lên và 01 lần triều xuống, tạo ra 01 đỉnh triều, 01 chân triều (nhật triều) và có những ngày 02 lần triều lên, 02 lần triều xuống tạo ra 02 đỉnh và 02 chân, với biên độ không bằng nhau (chế độ bán nhật triều không đều) Tại các cửa sông Cổ Lũy, Đức Lợi, Trà Câu, Mỹ Á số ngày nhật triều tăng dần và nhiều hơn số ngày bán nhật triều trong tháng một ít
Từ số liệu đo đạc cho thấy chu kỳ một con triều tại các cửa sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi khoảng 24÷25 giờ; Những ngày nhật triều thời gian triều lên trung bình từ 14÷15 giờ, dài nhất lên đến 18 giờ, ngắn nhất là 12 giờ Thời gian triều xuống 9÷10 giờ, dài nhất 15 giờ, ngắn nhất 9 giờ; Những ngày bán nhật triều, thời gian triều lên mỗi lần thường 6÷7 giờ Thời gian triều xuống lần thứ nhất 3÷4 giờ, lần thứ hai 6÷7 giờ Thời gian triều xuống ngắn nhất là 2 giờ, dài nhất là 9 giờ
2.5 NƯỚC DƯỚI ĐẤT
2.5.1 Đặc trưng địa chất thủy văn
Theo Báo cáo quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 -2020 và tầm nhìn đến 2030 của Sở Tài nguyên và môi trường cho thấy:
* Các tầng chứa nước lỗ hổng
Các trầm tích Holocen phân bố dọc theo các đồng bằng ven biển và ven các sông suối trong vùng, trên diện tích vùng hạ Trà Khúc, sông Vệ với diện tích khoảng 762 km2 Thành phần chủ yếu là cát, cát chứa sạn sỏi, sét, cuội đa khoáng chiều dày thay đổi từ 3÷20 m, trung bình 13 m Nước chứa trong các tầng này thuộc loại nước không áp, mực nước tĩnh thường nằm trong khoảng 2÷3 m
* Tầng chứa nước Pleistocen dưới - trên (qp)
Phân bố ở đồng bằng Quảng Ngãi, Mộ Đức, Đức Phổ với diện tích khoảng
đổi từ 3÷38 m, dày nhất ở đồng bằng Quảng Ngãi Những nơi địa hình cao chiều dày mỏng từ 3÷10 m Nước dưới đất thuộc loại nước không áp có mực nước tĩnh thường nằm trong khoảng 3 m
Động thái nước dưới đất biến đổi rõ rệt theo mùa, biên độ dao động từ 1÷3m Các tầng chứa nước Pleistocen dưới - trên có mức độ chứa nước từ giàu đến trung bình, diện phân bố rộng, đây là đối tượng cung cấp nước có triển vọng nhất trong vùng Tùy thuộc vào nguồn gốc thành tạo và đặc điểm thạch học của các trầm tích bở rời mà các tầng chứa nước Pleistocen dưới - trên mang những đặc điểm chứa nước khác nhau và được mô tả chi tiết như sau: Các tầng chứa nước
Trang 28trầm tích hỗn hợp sông - sông biển Pleistocen giữa - trên (amQ1) Phân bố chủ yếu ở phần trũng của đồng bằng Quảng Ngãi, Mộ Đức, Đức Phổ, với diện tích
thay đổi từ 3÷38 m, mực nước tĩnh thường gặp trong khoảng 2÷3 m
* Các tầng chứa nước khe nứt
- Các tầng chứa nước thành tạo phun trào bazan Pliocen – Pleistocen dưới
* Đới chứa nước Đệ Tư không phân chia (q)
- Đới chứa nước trầm tích Đệ tứ không phân chia chủ yếu là thành tạo vỏ phong hoá các đá xâm nhập, biến chất trên địa bàn tỉnh thuộc các vùng quy hoạch Thượng Trà Bồng, Thượng Trà Khúc và Thượng sông Vệ Bao gồm các tàn tích - sườn tích, lũ tích (edQ, apdQ, adQ), chúng phát triển hầu hết trên gốc trước Kainozoi, ven rìa tây các đồng bằng Trà Khúc, ở thượng nguồn các sông lớn
cuội sỏi, dăm màu xám nâu, xám tro rời rạc với chiều dày thay đổi từ 2 ÷18 m Nước thuộc loại nước ngầm có mặt thoáng tự do Mực nước dưới đất thay đổi từ 1÷3 m
* Đới chứa nước hệ thống đứt gãy kiến tạo (F)
Các đứt gãy trong vùng nghiên cứu phát triển khá mạnh mẽ và theo nhiều phương khác nhau, nhưng chủ yếu là phương á kinh tuyến (F1-F2, F3, F4, F7, F12)
* Các thực thể địa chất rất nghèo nước
Thành phần chủ yếu là đá phiến thạch anh, quaczit, đá hoa dolomit, gneibiotit, plagiogneis 2 pyroxen, cuội kết, cát kết, riolit, đất phiến sét chiều dày thay đổi từ 500÷1.000 m
2.5.2 Trữ lượng, chất lượng nước dưới đất
Trữ lượng nước dưới đất trên địa phận tỉnh Quảng Ngãi được tính toán theo
- Trữ lượng động tự nhiên: Là giá trị cung cấp của nó trong điều kiện tự nhiên Giá trị cung cấp bằng tổng đại số của lượng dòng chảy vào (thấm của nước mưa, thấm từ sông, thấm xuyên từ tầng chứa nước nằm trên và nằm dưới) và lượng nước thoát đi (bốc hơi, cung cấp cho dòng chảy mặt, thấm lên tầng chứa nằm trên hay xuống tầng chứa nước nằm dưới) Trữ lượng động tự nhiên được
Trang 29biểu thị bằng lưu lượng tự nhiên của dòng chảy nước dưới đất tại một thiết diện nào đó của tầng chứa nước
- Trữ lượng tĩnh: Là thể tích nước trọng lực chứa trong tầng chứa nước trong điều kiện tự nhiên
- Trữ lượng khai thác tiềm năng: Là lượng nước dưới đất có thể nhận được hợp lí về kinh tế và kĩ thuật bởi các công trình với chế độ khai thác nhất định và chất lượng nước thoả mãn nhu cầu sử dụng trong thời gian tính toán
- Trữ lượng khai thác dự báo: Là lượng nước có thể lấy được từ tầng chứa nước bằng các công trình khai thác hợp lí về kinh tế và kĩ thuật, đảm bảo phát triển bền vững nguồn nước
Bảng 2.19 Trữ lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi TT Vùng tính trữ lượng/
Tầng chứa nước
Trữ lượng động (m 3 /ngđ)
Trữ lượng tĩnh (m 3 /ngđ)
Trữ lượng tiềm năng
(m 3 /ngđ)
Trữ lượng khai thác
dự báo (m 3 /ngđ)
1 H Lý Sơn 25.671,77 677,4 26.349,17 15.626,62 2 H Bình Sơn 39.627,41 2686 21.313,30 33.162,82 3 H Mộ Đức 53.952,87 2.669,40 56.622,20 33.252,63 4 TX Đức Phổ 38.599,45 1.955,40 40.554,80 23.804,96 5 H Sơn Tịnh 41.971,51 2.681,40 44.652,90 26.067,76 6 H Nghĩa Hành 105.512,30 7.731 113.243 65.858,63 7 H Tư Nghĩa 137.293,20 11.238 148.531,10 86.084,43 8 H Ba Tơ 208.793,20 46.270,50 255.063 140.545,20 9 H Minh Long 207.580,60 13.968,30 221.548 129.157,90 10 H Trà Bồng 109.766,05 50.579,40 200.344,90 130.350,82 11 H Sơn Hà 256.836,20 23.178,20 286.714 165.961,50 12 H Sơn Tây 263.384,70 17.809,20 281.193 163.907,80 13 TP Quảng Ngãi 117.075,30 27.000 144.075 79.155,21
Tổng 1.606.064,56 208.444,20 1.840.204,37 1.092.936,28
Nguồn: Báo cáo quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến 2030
2.5.3 Chất lượng nước dưới đất
Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất năm 2020 cho thấy: Tại hầu hết các vị trí quan trắc thông số Fe nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09-MT: 2015/BTNMT Tuy nhiên, thông số pH như đã đánh giá ở phần trên (Chất lượng nước dưới đất) có 9/37 vị trí quan trắc thấp hơn ngưỡng giới hạn dưới của quy
quan trắc cao hơn quy chuẩn; thông số Cl- có 3/37 vị trí quan trắc vượt quy chuẩn;
22/37 vị trí quan trắc vượt quy chuẩn Thông số Coliform được xem là một trong những nhân tố chính cho phép đánh giá chất lượng nước dưới đất bị ô nhiễm hay không bị ô nhiễm Như vậy, có thể nhận thấy chất lượng nước dưới đất tại 22/37 vị trí quan trắc đã bị ô nhiễm
Trang 30vi sinh Do đó, việc sử dụng nước dưới đất vào mục đích sinh hoạt cần phải được đun sôi, nấu chín hay có biện pháp xử lý thích hợp trước khi sử dụng, nhằm bảo đảm sức khỏe của cộng đồng dân cư Ngoài ra, cần bố trí vị trí nhà vệ sinh và trại chăn nuôi hợp lý
phép tại các khu vực như: Khu làng nghề chế biến hải sản Đức Lợi, khu vực chôn lấp rác thải tập trung Nghĩa Kỳ, khu vực xử lý chất thải rắn Bình Nguyên; đặc biệt lưu ý các vị trí giếng nước gần với khu vực canh tác nông nghiệp (trồng hoa màu) và giếng nước Xó La ở huyện đảo Lý Sơn Các giếng nước tại các khu vực này khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt hay các mục đích khác cần phải được xử lý thích hợp trước khi sử dụng
2.6 NHẬN XÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.6.1 Thuận lợi
- Lợi thế về vị trí: Quảng Ngãi là tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam, nằm ở tâm điểm của cả nước, Quảng Ngãi có vị trí mang tầm chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam và Hành lang kinh tế Đông - Tây, các tuyến giao thông về đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không thuận tiện và thông suốt, là cửa ngõ ra biển của các tuyến đường hành lang Đông - Tây nối với đường hàng hải quốc tế qua biển Đông và Thái Bình Dương
- Lợi thế về du lịch: Trải dài trên hơn 130 km bờ biển Quảng Ngãi có những bãi tắm sạch đẹp, nên thơ như: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Khe Hai với những bãi cát trắng mịn, làn nước trong xanh như hòa quyện trong mây trời thành một khoảng không xanh ngắt bất tận Đặc biệt, Đảo Lý Sơn là đảo tiền tiêu của Tổ quốc với vị trí nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam và nằm ngay cửa ngõ của Khu Kinh Tế Dung Quất cũng như của cả khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung đang thu hút đông đảo lượng khách du lich Đảo Lý Sơn là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo với những nét hoang sơ vẫn còn lưu giữ
- Lợi thế về nguồn nước: Tương đối dồi dào là điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng các công trình trữ nước trong mùa mưa
- Sông ngắn, dốc, tổng lượng lũ lớn, lũ tập trung nhanh, gây khó khăn trong công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai
- Nền địa chất yếu là nguyên nhân chính gây nên sạt lở bờ sông, bờ biển
Trang 31- Môi trường ở một số vùng đồi núi và ven biển bị suy thoái do mất rừng, do ô nhiễm
- Biến đổi khí hậu có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn, tình trạng mưa, lũ, hạn hán, gió, bão có xu hướng diễn biến phức tạp, khó dự báo chính xác và đòi hỏi chi phí kiểm soát lớn
Trang 32CHƯƠNG 3 NGUỒN LỰC XÃ HỘI
3.1 TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NGÃI Tỉnh Quảng Ngãi gồm có 13 huyện, thị và thành phố với 173 xã, phường và thị trấn Khu vực đồng bằng gồm: Thành phố Quảng Ngãi, các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức và thị xã Đức Phổ; Khu vực miền núi gồm: Các huyện Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long và Ba Tơ; Khu vực hải đảo: Huyện Lý Sơn
Bảng 3.1 Đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ngãi
Dân số trung bình năm 2021 toàn tỉnh là 1.244.132 người, mật độ dân số
trung bình năm 2020 của tỉnh Quảng Ngãi đạt 1.233,40 nghìn người, dân số nam 609,70 nghìn người, chiếm 49,43%; dân số nữ 623,70 nghìn người, chiếm 50,57%; Tăng 1,50 nghìn người, tương đương tăng 0,12% so với năm 2019
Giai đoạn từ 2010-2021, dân số Quảng Ngãi có tỷ lệ tăng ổn định từ 0,10% đến 0,14%, nguyên nhân chính là vì Quảng Ngãi không có sự tăng đột biến từ
việc nhập cư từ các tỉnh, đồng thời việc di cư cũng không có nhiều biến động
Tỷ số giới tính chung của dân số năm 2021 là 97,76 nam/100 nữ; tỷ suất sinh thô là 13,6‰; tỷ suất chết thô là 5,13‰ Tuổi thọ trung bình của dân số toàn tỉnh năm 2021 là 72,5 tuổi, trong đó nam là 69,9 tuổi và nữ là 75,3 tuổi2
2
Theo niên giám thống kê năm 2021
Trang 333.2.1.2 Dân tộc
Quảng Ngãi là một tỉnh có có nhiều cộng đồng dân cư cùng sinh sống với cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh, Hrê, ngoài ra còn nhiều dân tộc khác như Ca Dong, Cor…Dân tộc Kinh chiếm khoảng 87% dân số toàn tỉnh, tập trung nhiều ở vùng đồng bằng ven biển và các thị trấn, thành phố Trình độ văn hóa, dân trí khá cao so với các dân tộc khác, có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất Dân tộc ít người như Hre, Cor, Xu Đăng…chiếm khoảng 13% sống thưa thớt ở các huyện miền núi Cộng đồng dân cư miền núi còn gặp nhiều khó khăn, cần sự quan tâm đầu tư để giảm chênh lệch đời sống của người dân ở các vùng miền, giữa khu vực đồng bằng và khu vực miền núi
- Người Ca Dong chủ yếu sống ở vùng Mang Xinh huyện Trà Bồng và huyện Sơn Tây Phương thức sản xuất là luân canh, quần canh, tự cung, tự cấp, du canh, du cư Nơi ở thường ở sườn đồi, có nguồn nước, nhà ở dạng nhà sàn, tỷ lệ hộ nghèo cao
- Người H’rê chủ yếu sống ở vùng núi thuộc 3 huyện: Ba Tơ, Minh Long và Sơn Hà Về kinh tế - xã hội, bước đầu hình thành vùng sản xuất tập trung hướng sản xuất hàng hóa theo mô hình cánh đồng lớn (vùng mía); áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về giống mới, quy trình thực hiện vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng; thâm canh, tăng năng suất lúa và các loại cây hoa màu Hình thành các trang trại vừa và nhỏ, mô hình hợp tác xã; nhà ở dần được thay thế từ nhà sàn truyền thống sang nhà xây cấp 4 hoặc nhà sàn kiên cố Nhiều huyện miền núi đã thực hiện hiện thành công xây dựng nông thôn mới
3.2.2 Lao động
Năm 2021, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 59,9%, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 46%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị khoảng 5,2%
Năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh đạt 657,7 nghìn người, trong đó lực lượng lao động nam chiếm 52,7%; lực lượng lao động nữ chiếm 47,3%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 20,57%; lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 79,43% Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2021 đạt 657,7 nghìn người, trong đó: Lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 221,2 nghìn người, chiếm 34% tổng số lao động đang làm việc của toàn tỉnh; khu vực công nghiệp và xây dựng 118,69 nghìn người, chiếm 18%; khu vực dịch vụ 317,76 nghìn người, chiếm 48%
Năm 2021, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 21,96%, trong đó khu vực thành thị đạt 44,45%; khu vực nông thôn đạt 17,92% Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2021 là 3,19%, trong đó khu vực thành thị 5,15%; khu vực nông thôn 2,84% Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi là 3,07%, trong đó khu vực thành thị 2,36%; khu vực nông thôn 3,19%
Trang 34Nhìn chung, nguồn nhân lực của Quảng Ngãi khá dồi dào, chiếm 59,4% dân số của tỉnh, tạo nguồn lao động trẻ đầy năng lực cho phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh
3.2.3 Phân bố dân cư
Nhìn chung về mật độ phân bố dân cư, cũng như khuynh hướng trên, các khu vực ven biển và duyên hải mật độ dân cư cao hơn khu vực miền núi, trong đó huyện Lý Sơn là địa phương có mật độ dân cư cao nhất, kế đến là TP Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn, còn lại là các huyện ven biển, đồng bằng 5 huyện miền núi là nơi mật độ thấp trong đó thấp nhất là huyện Sơn Tây, cao nhất trong các huyện miền núi là huyện Sơn Hà
Bảng 3.2 Phân bố dân số theo đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Dân số (người)
Mật độ dân số
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2021
3.3 ĐỜI SỐNG DÂN CƯ Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người một tháng chung toàn tỉnh theo giá hiện hành đạt 3.236,2 nghìn đồng, trong đó khu vực thành thị đạt 3.928,3 nghìn đồng, khu vực nông thôn đạt 3.022,4 nghìn đồng Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều đã giảm từ 6,41% năm 2021 xuống còn 5,53% năm 2020, trong đó thành thị giảm từ 2,11% xuống còn 1,78% và nông thôn giảm từ 7,51% xuống còn 6,26%
Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều đã giảm từ 7,69% năm 2019 xuống dưới 6,4% năm 2021, trong đó thành thị giảm từ 2,31% xuống còn 2,11% và nông thôn giảm từ 8,63% xuống còn 7,51%, khu vực miền núi giảm từ 26,41% xuống còn 22,01% và đồng bằng giảm từ 3,73% xuống còn 3,11%
Trang 353.4 NHẬN XÉT VỀ NGUỒN LỰC XÃ HỘI Tỉnh Quảng Ngãi có ưu thế nguồn nhân lực lao động dồi dào, tuy nhiên lao động có trình độ cao hiện còn đang chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là lao động trong ngành nông lâm nghiệp với trình độ lao động thấp, số lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao Vì vậy vấn đề nâng cao trình độ và tay nghề của người lao động cần được quan tâm và cải thiện Số lượng lao động lớn vừa là nguồn lực phát triển, đồng thời vấn đề đi kèm là giải quyết việc làm cho số lao động dư thừa Do đó cần có chiến lược đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng thu hút lao động, tạo việc làm cho các lao động địa phương Đồng thời mở rộng các hình thức đào tạo nghề phổ thông cho lao động nông thôn Đặc biệt đối với dân tộc ít người đa phần đời sống dân cư còn khó khăn, cần phải giảm chênh lệch đời sống, tạo nên sự ổn định trong cộng đồng dân cư
Dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng trên địa bàn tỉnh Dân số tập trung ở khu vực đô thị và vùng đồng bằng ven biển, trong khi diện tích ở khu vực này chỉ chiếm hơn 20% diện tích đất tự nhiên nên phần lớn đất đai bị chia cắt manh mún rất khó khăn cho việc hình thành nên một nền sản xuất hàng hóa Khó khăn cho phát triển nền kinh tế chung của toàn tỉnh
Trang 36PHẦN II ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG 4 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
4.1 NỀN KINH TẾ CHUNG
4.1.1 Cơ cấu phát triển kinh tế
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi năm 2021: Công nghiệp, xây dựng 40,6%; dịch vụ 24,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 18,4%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 16,07% Tổng sản phẩm năm 2021 trên địa bàn tỉnh (GRDP) giá so sánh 2010 đạt 52.955,9 tỷ đồng
4.1.2 Kết quả phát triển kinh tế
Năm 2021, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt thấp chủ yếu là do khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng âm và các khu vực còn lại có mức tăng trưởng thấp Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trong đó khu vực dịch vụ chịu tác động mạnh nhất; Tổng sản phẩm năm 2021 trên địa bàn tỉnh (GRDP) giá so sánh 2010 đạt 52.955,9 tỷ đồng; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 9.448,84 tỷ đồng; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 20.656,77 tỷ đồng; khu vực dịch vụ đạt 14.232,16 tỷ đồng và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 8.618,13 tỷ đồng) Tổng sản phẩm năm 2021 trên địa bàn tỉnh (GRDP) giá hiện hành đạt 97.392,54 tỷ đồng; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 17.886,78 tỷ đồng; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 39.565,18 tỷ đồng; khu vực dịch vụ đạt 24.290,47 tỷ đồng và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 15.650,12 tỷ đồng)
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt thấp chủ yếu là do khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng âm và các khu vực còn lại có mức tăng trưởng thấp Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trong đó khu vực dịch vụ chịu tác động mạnh nhất
Bảng 4.1 Tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế từ năm 2010 - 2021
Năm
Tổng sản phẩm theo giá SS 2010
(10 9 đ)
Tổng sản phẩm theo giá hiện hành
(10 9 đ)
Cơ cấu kinh tế (%)
Tổng số
Nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp
và XD
Dịch vụ
Thuế sản phẩm trừ sản
phẩm trợ cấp
2010 29.353,66 29.353,66 100 18,8 59,3 21,8 0,126 2011 31.216,83 37.115,44 100 20,0 58,3 21,6 0,115 2012 33.520,24 44.629,74 100 18,3 60,4 21,2 0,069 2013 38943,528 55.795,01 100 15,6 62,0 22,3 0,045 2014 39.222,75 60.519,52 100 16,5 59,7 23,7 0,083 2015 43.902,51 60.706,32 100 18,2 55,7 26,0 0,097 2016 46.139,91 57.695,50 100 20,3 49,2 30,4 0,100 2017 46.710,03 64.202,27 100 19,0 50,3 30,6 0,054 2018 51.977,26 76.615,30 100 17,5 53,7 28,0 0,781
Trang 37Năm
Tổng sản phẩm theo giá SS 2010
(10 9 đ)
Tổng sản phẩm theo giá hiện hành
(10 9 đ)
Cơ cấu kinh tế (%)
Tổng số
Nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp
và XD
Dịch vụ
Thuế sản phẩm trừ sản
phẩm trợ cấp
2019 50.478,51 86.883,36 100 17,4 38,4 28,6 15,605 2020 49.935,17 85.508,84 100 19,5 36,9 28,6 14,974 2021 52.955,90 97.392,54 100 18,4 40,6 24,9 16,069
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi
4.2 NÔNG NGHIỆP
4.2.1 Sử dụng đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp năm 2021 của tỉnh là 455.409,68 ha (chiếm 88,34% DTTN) Trong đó đất trồng lúa 43.507,92 ha, đất trồng cây hàng năm khác 51.963,91 ha, đất nuôi trồng thủy sản 1.093,65 ha, diện tích còn lại chủ yếu là đất trồng cây lâu năm và đất rừng sản xuất
Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
(ha)
Cơ cấu (%)
Trang 38Năm 2021 thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất trồng trọt hơn so với các năm; trong đó, sản xuất vụ Đông Xuân đạt kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2020; sản xuất vụ Hè Thu do bị ảnh hưởng nắng hạn, cơn bão số 5 và số 9 nên ảnh hưởng đến năng suất một số cây trồng Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 500.564 tấn, trong đó: Lúa 441.657 tấn, tăng 5% (22.856 tấn) so với năm 2020; Ngô: 58.907 tấn, tăng 15 tấn so với năm 2020
Cây lúa: Diện tích lúa cả năm 2021 là 72.571,5 ha So với năm 2020, tăng 2,3% (1.640 ha); năng suất bình quân đạt 60,9 tạ/ha; tăng 3,1% (1,9 tạ/ha); sản lượng 441.657 tấn, tăng 5,5% (22.856 tấn)
Trong đó: - Vụ Đông Xuân: Diện tích là 38.036 ha, năng suất bình quân đạt 63,9 tạ/ha (Trong đó năng suất bình quân các huyện đồng bằng 67 tạ/ha, năng suất bình quân các huyện miền núi 52,6 tạ/ha), sản lượng 242.994 tấn
- Vụ Hè Thu: Diện tích là 33.397,8 ha, năng suất bình quân đạt 58,8 tạ/ha (Trong đó năng suất bình quân các huyện đồng bằng 62 tạ/ha, năng suất bình quân các huyện miền núi 46 tạ/ha), sản lượng đạt 196.227 tấn
- Vụ Mùa: Diện tích là 1.137,7 ha, năng suất bình quân đạt 21,4 tạ/ha (Trong đó năng suất bình quân các huyện đồng bằng 39,6 tạ/ha, năng suất bình quân các huyện miền núi 19 tạ/ha), sản lượng đạt 2.436 tấn
Cây ngô: Diện tích 10.220,9 ha, năng suất bình quân đạt 57,6 tạ/ha, sản lượng 58.907 tấn (trong đó năng suất bình quân các huyện đồng bằng 60,2 tạ/ha, năng suất bình quân các huyện miền núi 30,4 tạ/ha)
Cây thực phẩm: - Rau các loại: Diện tích 13.877,6 ha, năng suất bình quân đạt 169,6 tạ/ha, sản lượng đạt 235.296 tấn
- Đậu các loại: Diện tích 3.076,2 ha, năng suất bình quân đạt 19,7 tạ/ha, sản lượng đạt 6.054 tấn
Cây công nghiệp ngắn ngày: - Cây lạc: Diện tích 6.119,4 ha, năng suất bình quân 24,1 tạ/hạ, sản lượng 14.761,4 tấn
- Cây mía: Diện tích mía 384,7 ha, năng suất bình quân đạt 575,7 tạ/ha, sản lượng đạt 22.149 tấn
- Cây mỳ (sắn): Diện tích 17.102,2 ha, năng suất bình quân đạt 180,9 tạ/ha, sản lượng đạt 309.349 tấn
Diễn biến diện tích một số cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:
Trang 39Bảng 4.3 Diện tích cây lương thực có hạt phân theo đơn vị hành chính
II Khu vực miền núi 17.618,3 17.713,1 17.658,6 17.563,1 17.392,1 16.955,6 16.798,9
8 Huyện Trà Bồng 1.916,0 1.954,4 1.970,8 1.963,5 1.958,0 2.814,2 2.953,9 9 Huyện Tây Trà 1.149,0 1.025,2 1.027,0 1.032,6 1.152,1
10 Huyện Sơn Hà 5.714,7 5.769,4 5.745,6 5.743,7 5.661,8 5.628,3 5.319,1 11 Huyện Sơn Tây 1.873,1 1.721,3 1.707,4 1.666,8 1.684,8 1.676,0 1.670,9 12 Huyện Minh Long 1.531,2 1.510,7 1.532,3 1.550,6 1.542,0 1.541,8 1.547,1 13 Huyện Ba Tơ 5.434,3 5.732,1 5.675,5 5.605,9 5.393,4 5.295,3 5.307,9
III Khu vực hải đảo 165,0 155,0 115,0 28,0 15,0 8,0 3,0
14 Huyện Lý Sơn 165,0 155,0 115,0 28,0 15,0 8,0 3,0
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2021
Bảng 4.4 Diện tích lúa cả năm phân theo đơn vị hành chính
Đơn vị: ha
TỔNG SỐ 75.720,7 75.772,7 75.428,3 74.760,6 73.088,9 70.931,2 72.571,5 I Khu vực đồng bằng 59.012,6 58.906,1 58.594,8 58.000,0 56.567,3 54.830,0 56.665,4
Trang 40Bảng 4.5 Diện tích ngô cả năm phân theo đơn vị hành chính
Đơn vị: ha
TỔNG SỐ 10.228,6 10.357,8 10.626,5 10.431,9 10.331,0 10.226,8 10.220,9 I Khu vực đồng bằng 9.153,4 9.356,3 9.686,4 9.601,4 9.445,5 9.364,4 9.325,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2021
Bảng 4.6 Diện tích cây hàng năm phân theo đơn vị hành chính