Chuyểnsựbềnvữngthành giá trịkinhdoanh Một tia sáng trong thời kì suy thoái kinh tế đó là hiệu quả đã đứng đầu trong chương trình kinh doanh. Gói kích thích kinh tế gần đây của Mỹ bao gồm hơn 11 tỷ USD hỗ trợ cho hiệu quả năng lượng hy vọng sẽ đạt được thành công trong việc tiết kiệm năng lượng, tiền bạc và công việc. Và tất cả các công ty đang theo đuổi hiệu quả để giảm chi phí trong khi nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường. Ví dụ: Công ty KKR mới vừa công bố một chương trình thí điểm với Quỹ phòng vệ Môi trường đã tiết kiệm 16 triệu USD tại 3 công ty của mình nhờ những biện pháp như giảm sử dụng nhiên liệu của xe tải (tại công ty US Foodservice), giảm sử dụng giấy (tại công ty Primedia) và sử dụng nhiều nguyên liệu tái chế hơn (tại công ty Sealy). Những công ty khác từ GE đến Wal - Mart đều công bố những kết quả tương tự. Mối quan tâm vào hiệu quả đặt ra câu hỏi: Liệu các công ty có thực sự biết làm thế nào để quản lý và tối ưu hiệu quả? Theo kinh nghiệm của chúng tôi tại GreenOrder, câu trả lời (thường thường) là không. Mặc dù ý định có tốt đến đâu, hầu hết các công ty chỉ với tay đến những quả thấp nhất trên cái cây gọi là hiệu quả và ngừng lại trong khi họ có thể trèo cao hơn và ở trên đó có cái để xác định hiệu quả được thúc đẩy bởi sự đổi mới thực sự. Có những sự đột phá mang lại lợi thế cạnh tranh thực sự. Suy thoái có thể đem lại cho những nhà quản lý thường từng bận rộn thêm thời gian để tìm ra hiệu quả ở mức cao hơn. Dĩ nhiên, họ có thể muốn nắm bắt được những gì dễ đạt được trước. Thậm chí có thể còn quan trọng hơn thế, thành tựu hiệu quả thường chỉ là xảy ra một lần mà không được chuyển đổi thành các chương trình có thể được tái tạo, quy mô lại và trở thành một phần của văn hoá doanh nghiệp. Tóm lại: Hầu như tất cả các công ty có thể làm được nhiều hơn thế để làm cho hiệu quả trở nên hiệu quả và giátrị hơn. Điều này đòi hỏi việc tiếp cận hiệu quả một cách hệ thống như là một ưu tiên quản lý - với sự đào tạo, việc đặt ra mục tiêu, những biện pháp cặn kẽ và cơ chế báo cáo. Một trong những điều đầy triển vọng về nỗ lực của KKR là công ty này dự định áp dụng những kết quả của mình vào hạng mục đầu tư đa dạng của công ty. Dưới đây là một vài bài học làm thế nào để tạo ra "lộ trình" chiến lược để đem hiệu quả lên mức cao hơn mà tôi và các đồng nghiệp đã rút ra được : 1. Tận dụng tài năng của nhà quản lý hiện tại: Hiệu quả không chỉ là công việc của các chuyên gia. Có sự chuẩn bị và hoạt động, lãnh đạo các bộ phận có thể quản lý được hiệu quả - giống như quản lý chất lượng - một phần của những kỹ năng chuyên môn của họ. Ví dụ: Xây dựng trên những cam kết để hỗ trợ sản xuất, GE đã tiến hành hơn 200 chiến dịch "truy tìm kho báu" năng lượng tại các khu vực làm việc, tạo điều kiện cho các nhóm tại cơ sở tìm ra cơ hội hiệu quả và đã tiết kiệm được hơn 100 triệu USD. 2. Vượt trên vấn đề năng lượng: Trong khi tiết kiệm năng lượng là cách nhiều lợi ích và hiển nhiên nhất để giảm chi phí và ảnh hưởng môi trường, thì có những lợi ích hiệu quả hấp dẫn khác có liên quan đến nước, nguyên vật liệu và các quá trình từ nông nghiệp đến sản xuất. Tiết kiệm cũng có thể có trong việc quản lý rác thải, phân nguồn, hậu cần, thiết kế sản phẩm và đóng gói, đi lại và hành vi ứng xử thường ngày của các nhân viên. Ví dụ: Thay vì vứt bỏ quần áo nhựa đã qua sử dụng tại bãi rác, vốn rất tốn kém, Wal - Mart giờ đây bán lại chúng cho các cơ sở tái chế để tạo thêm thu nhập. 3. Hệ thống mở rộng: Bởi vì hiệu quả có liên quan tới các trách nhiệm đa dạng của công ty, điều này mang lại lợi nhuận từ việc suy nghĩ một cách sáng tạo chính từ bên trong và ngoài doanh nghiệp. Nhận thức được điều này, Wal-Mart đã tạo ra những hệ thống chia sẻ bí quyết hoạt động tốt nhất giữa những nhà quản lý ở các vai trò cương vị khác nhau, từ quản lý năng lượng đến mua bán, với đầu vào từ những cổ đông bao gồm những nhà cung cấp và những người hoạt động môi trường. Bạn cũng có thể làm được điều này dù bạn chỉ là một doanh nghiệp nhỏ hơn rất nhiều: Hãy nói với người bán hàng, khách hàng và những đối tác khác để nhìn nhận cái gì đang phục vụ họ. 4. Lôi cuốn sự tham gia của nhân viên: Hiệu quả không chỉ tốt cho mọi người và trái đất, nó còn tốt cho cả tinh thần của nhân viên. Tưởng tượng rằng CEO của công ty bạn thông báo rằng thay vì cắt giảm nhân sự hơn nữa, công ty quyết định giảm lượng rác thải. Công ty cần phải cung cấp việc đào tạo về hiệu quả cho những nhân sự quan trọng, kêu gọi tất cả nhân viên cùng loại bỏ sự không hiệu quả cũng như khuyến khích và trao phần thưởng cho những người có đóng góp tốt nhất. Khi chúng ta đối mặt với suy thoái sâu cùng với nhu cầu ngày càng tăng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường của các công ty, hiệu quả cần phải là một ưu tiên của các công ty. Không chỉ là sự gắn kết với các quá trình, nó đòi hỏi việc tạo ra một văn hoá của sự hiệu quả có thể bao quát và được nội bộ hoá bởi toàn bộ doanh nghiệp của bạn. . Chuyển sự bền vững thành giá trị kinh doanh Một tia sáng trong thời kì suy thoái kinh tế đó là hiệu quả đã đứng đầu trong chương trình kinh doanh. Gói kích thích kinh tế gần đây. trọng hơn thế, thành tựu hiệu quả thường chỉ là xảy ra một lần mà không được chuyển đổi thành các chương trình có thể được tái tạo, quy mô lại và trở thành một phần của văn hoá doanh nghiệp ở trên đó có cái để xác định hiệu quả được thúc đẩy bởi sự đổi mới thực sự. Có những sự đột phá mang lại lợi thế cạnh tranh thực sự. Suy thoái có thể đem lại cho những nhà quản lý thường