Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
393,7 KB
Nội dung
"Chết trênđốngtài sản" vànhữngnỗilochưahết Tình trạng hàng tồn kho, với sự tham gia góp ý của các chuyên gia cũng như thông qua thực tiễn diễn biến thị trường, có nhiều cách giải quyết. Nhưng để đến được kết quả, cần có sự thông cảm, tin tưởng và chia sẻ lợi ích - đó lại là điều khó nhất! Không phải đến bây giờ, thời điểm giữa tháng 7 khi đi quá nửa chặng đường năm 2012 thì bài toán giải quyết hàng tồn kho mới được đề cập. Tuy nhiên từ lúc được "bắt mạch, chẩn bệnh" cho đến nay thì việc ách tắc hàng hóa gây nhiều hệ lụy đến nền kinh tế vẫn đang khiến doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng đau đầu. Mới đây, Dân trí được tiếp cận một báo cáo chuyên đề từ Trung tâm Thông tin Kinh tế (BIZIC) - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong đó có đưa ra nhiều thông tin dữ liệu cũng như đóng góp về cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hàng tồn kho. Bản báo cáo này ngay từ đầu đã đưa ra nhận định: "Quay vòng vốn nhanh là một trong các yếu tố quan trọng để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Do đó, nếu hàng tồn kho tăng cao thì doanh nghiệp bị ách tắc dòng luân chuyển vốn và khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân chính đẩy doanh nghiệp lâm vào tình trạng bi đát, thậm chí giải thể, phá sản." Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, chỉ số hàng tồn kho liên tục tăng cao so với cùng kỳ năm 2011. Đỉnh điểm là vào tháng 3, chỉ số này tăng lên đến mức kỷ lục 34,9%, trong khi cùng kỳ năm 2011 chưa đầy 20%. Mặc dù sau đó, chỉ số này đã có xu hướng giảm với 32,1% vào tháng tư và 29,4% vào tháng 5 nhưng vẫn khá cao so với cùng kỳ năm 2011. Không những vậy lại tăng trưởng lệch với sự tập trung quá cao vào các ngành nhạy cảm ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như xây dựng, xi măng, sắt thép, phân bón, thực phẩm Còn theo số liệu của Bộ Công thương, đến thời điểm 1/6, lượng tồn kho vẫn lớn, so cùng kỳ, tồn kho đồ uống không cồn tăng 23,8%, thuốc lá, thuốc lào tăng 41,4%; giấy nhăn và bao bì tăng 130%; sản xuất xi măng tăng 29,3%; sản xuất xe có động cơ tăng 116,7% Thị trường trong nước chủ yếu sôi động trong các hoạt động du lịch, dịch vụ. Đối với các mặt hàng thuộc nhóm hàng tiêu dùng, mặc dù doanh nghiệp đã có nhiều chương trình khuyến mãi nhưng hàng hóa tiêu thụ vẫn chậm. Các doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt độngnhưng không ít trong số đó vẫn trongtrạng thái cầm chừng do gặp khó khăn về đầu ra. Dự đoán, tình trạng tồn kho sẽ ngày càng xấu đi do nguồn cung hàng hóa trên thị trường hiện rất dồi dào nhưng tổng cầu có xu hướng giảm. Tính đến tháng 6 năm nay, mặc dù CPI đã bắt đầu giảm phát ở mức - 0,26% sau 38 tháng liên tục tăng ở ngưỡng dương nhưng chỉ số niềm tin tiêu dùng trong quý I đã hạ xuống mức thấp nhất kể từ quý III/2010 (số liệu khảo sát trực tuyến của Nielsen). Điều này cho thấy, người dân đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Tại một số địa bàn tiêu thụ hàng hóa trọng điểm như Hà Nộivà thành phố Hồ Chí Minh, sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh, doanh số bán hàng giảm từ 20 - 30% so với cùng kỳ năm 2011. Chỉ số tiêu thụ tại khu vực chế biến - chế tạo trong 5 tháng đầu năm hiện cũng “giậm chân tại chỗ” với mức 20,5% tăng 3,5% so với cùng kỳ. Số liệu Tổng cục Thống kê thông qua khảo sát 9.331 doanh nghiệp trên cả nướccho thấy, từ 1/1/2011 đến 1/4/2012, số doanh nghiệp phá sản, giải thể và doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, đang hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể (gọi chung là doanh nghiệp phá sản, giải thể) chiếm 8,4%. Trong đó số doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 4,1%; số doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 4,3%. Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế tạo ra GDP, do vậy, để đảm bảo được một mức độ tăng trưởng GDP hợp lý, Chính phủ đã xác định chính sách nửa cuối năm tập trung vào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó quan trọng nhất là giải phóng hàng tồn kho. Chưa "thông" lợi ích Từng trao đổi với Dân trí quanh câu chuyện này, chuyên gia kinh tế độc lập Vũ Đình Ánh đưa ra đánh giá, việc giảm và giãn thuế sẽ chỉ có thể giải quyết được một phần rất nhỏ những khó khăn của doanh nghiệp trong bối cảnh tình trạng sức khỏe xuống mức quá yếu. Tại thời điểm đó, tức vào đầu tháng 5, ông đã cho rằng, mấu chốt là sức mua ì ạch, cầu thấp, giá cao nên khó tiêu thụ, dẫn đến tồn kho cao. Vì vậy, theo ông, Nhà nước cần tính đến giãn lộ trình tăng giá điện, xăng dầu cho doanh nghiệp. Đây là một trong những phương án hỗ trợ về giá đầu vào của doanh nghiệp – bao gồm tất cả những yếu tố trên chứ không chỉ là vốn. Khi đó giá thành sản phẩm đến người tiêu dùng sẽ rẻ hơn, kích được “cầu” (bao gồm khả năng chi trả) và giải quyết được hàng tồn kho. Với những mặt hàng mang tính thời vụ, việc "xả hàng" được áp dụng như một biện pháp nhằm "cắt lỗ". Cũng chính vì đặt trong bối cảnh khó khăn của doanh nghiệp hiện nay cũng như việc chi trả của người dân bị eo hẹp lại mà việc tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hồi đầu tháng này đã gặp phải những phản ứng tiêu cực từ dư luận và bị "chê" là "tăng giá không khéo". Còn theo như TS Lê Đăng Doanh, từ rất sớm ông đã đề xuất phương án ngân hàng cho doanh nghiệp thế chấp hàng tồn kho để vay vốn vì theo lập luận của ông, hàng tồn kho chính là tài sản. Tuy nhiên, phương án này sau khi được phân tích và thông qua thực tiễn cho thấy nhiều rủi ro, bản thân các ngân hàng cũng e ngại. Trước hết phải nói đến là tính "đàng hoàng" của doanh nghiệp trong hoạt động thế chấp từ khâu bảo quản hàng tồn cho đến cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích. Ngoài ra, chưanói đến khả năng thẩm định của chuyên viên ngân hàng khi thực hiện kiểm định chất lượng tài sản tồn kho để cho vay ở những mặt hàng như gạo, gỗ, thủy sản không phải là dễ dàng. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng cần phải đáp ứng được phải có bảo hiểm hàng hoá tồn kho, phải thực thi các nghiệp vụ định giá hàng hoá bao gồm số lượng hàng, chất lượng hàng, thị trường tiêu thụ hàng khi phát mãi hoặc xác định tỉ lệ chiết khấu khi hoán chuyển hàng qua thị trường thứ cấp. Với những thủ tục trên không dễ để thực hiện phương án này dù vẫn là biện pháp đáng khuyến khích. Báo cáo của Bộ Công thương về tình hình sản xuất - kinh doanh 6 tháng có lưu ý, đến một phương án, đó là phải tiếp tục thực hiện sâu rộng Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam nhằm giảm nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước và kích thích sản xuất phát triển. Đến khâu này, lại phụ thuộc vào sự góp tay của người tiêu dùng. Làm thế nào để thay đổi thói quen "sính ngoại" cũng như thói quen "ham đồ rẻ, không quan tâm đến chất lượng" của người tiêu dùng trong nước là cả một quá trình. [...]... đẩy mạnh thị trường trong và ngoài nước, giảm lãi suất, kích thích tiêu dùng, phía cơ quan nhà nước chỉ góp được một phần, phần quan trọng vẫn ở tự lực doanh nghiệp Và hơn tất cả, trong khó khăn, nếu không có sự chia sẻ quyền lợi giữa các bên, từ nhà hoạch định chính sách, các bên thực thi chính sách và đối tượng áp dụng thì hiệu quả của chính sách vẫn là lý tưởng và nằm trên giấy mà thôi ... chương trình và được hưởng lợi, góp phần tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh Số doanh nghiệp này có ý nghĩa nhưng mới chỉ là một phần nhỏ trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam Khi mà gần 80% doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng trong khi tỷ lệ doanh nghiệp tiếp nhận được nguồn tín dụng ưu đãi hàng năm chỉ dao động khoảng 12 - 13% và chủ yếu là các doanh nghiệp lớn và vừa, doanh . "Chết trên đống tài sản" và những nỗi lo chưa hết Tình trạng hàng tồn kho, với sự tham gia góp ý của các chuyên. điểm là vào tháng 3, chỉ số này tăng lên đến mức kỷ lục 34,9%, trong khi cùng kỳ năm 2011 chưa đầy 20%. Mặc dù sau đó, chỉ số này đã có xu hướng giảm với 32,1% vào tháng tư và 29,4% vào tháng. giá điện, xăng dầu cho doanh nghiệp. Đây là một trong những phương án hỗ trợ về giá đầu vào của doanh nghiệp – bao gồm tất cả những yếu tố trên chứ không chỉ là vốn. Khi đó giá thành sản phẩm