TVC quảngcáovà
những điềucònchưa
biết?
Trước đây, khi ti vi mới ra đời thì bắt đầu xuất hiện hình thức quảngcáo trên
truyền hình (TVC – TV Commercial). Ngày nay, khi các hình thức quảng
cáo mới xuất hiện như quảngcáo trên internet, quảngcáo trên các màn hình
trên các siêu thị, sân bay, khu trung tâm thành phố thì TVC được hiểu theo
nghĩa rộng hơn.
Theo cách hiểu hiện nay của nhiều người, TVC là các mẫu quảngcáo bằng
video clip ngắn với sự kết hợp của hình ảnh, chuyển động và âm thanh, được
trình chiếu trên màn hình tại bất kỳ nơi đâu, không chỉ riêng trên tivi nữa.
TVC đã trở thành vũ khí không thể thiếu của rất nhiều nhãn hàng để tấn
công vào tâm trí người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp
trong nước chưa biết đến hiệu quả của TVC.
Lửa Việt - Công ty chuyên thiết kế ý tưởng và sản xuất TVC quảngcáo
TVC quảngcáo mang lại hiệu quả quảngcáo nhanh chóng và rộng rãi. TVC
quảng cáo có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi từ công sở đến trường học, gia
đình, khu vui chơi…
Không ai có thể phủ nhận hiệu quả nhanh chóng và rộng rãi của hình thức
quảng cáo TVC. Nhưng nếu biên tập TVC không có mục tiêu rõ ràng thì
khoản tiền để làm TVC sẽ trở nên lãng phí.
Phần 1: Các thuật ngữ
Client: Khách hàng đặt quảng cáo.
Agency: Công ty thực hiện các dịch vụ quảngcáo theo đơn đặt hàng.
Production House: Công ty sản xuất phim quảngcáovà các dịch vụ
khác có liên quan theo đơn đặt hàng. Đôi khi client làm việc trực tiếp với
Production House từ lên kịch bản đến sản xuất và hoàn thiện TVC.
Đôi khi chỉ là chuyển lời thoại (lời bình) từ ngôn ngữ bất kỳ sang
ngôn ngữ Việt. ( Adaptation )
Producer: Nhà sản xuất. Người này là đại diện của Production House
làm việc với Agency và Client. Vai trò cực kỳ quan trọng.
Director: Đạo diễn
Director Treatment: Xử lý góc máy của đạo diễn. Từ kịch bản của
Agency, Director sẽ phát triển góc máy quay sao cho đẹp và hiệu quả nhất.
Công việc này phải được sự chấp thuận của Creative Director và Client
trước khi tiến hành quay phim.
Director Reel: Các tác phẩm của Director do Production House giới
thiệu để Agency và Client chọn ai bỏ ai đạo diễn cho TVC.
Director of Photography (DOP)/ Cameraman: Người chuyển tải ý
tưởng trên giấy của agency và tiếng la hét của Director thành những thướt
phim đầy nghệ thuật, đậm cá tính.
Art Director/ Set Designer: Người chỉ đạo mỹ thuật và dựng cảnh cho
phim.
Music Composer-Sound Engineer-Sound Designer: Người soạn nhạc
cho phim.
Hair, Make-up: Nghệ sĩ tạo hình cho mái tóc,
Talent/ Extra Talent/ Background Talent: Diễn viên chính/ phụ/ quần
chúng. Thù lao giảm dần tương ứng với vai diễn.
Voice Talent: Người lồng tiếng.
Target Audience: Đối tượng của phim quảngcáo hay bạn xem
đàiConcept: Ý tưởng chủ đạo. Một concept có thể phát triển ra hàng triệu
triệu kịch bản khác nhau. Ví dụ như ”Chỉ có thể là Heineken” hết năm này
qua năm khác.
Storyboard: Kịch bản quảngcáo được phát hoạ thành hình vẽ, miêu tả
chi tiết cho từng cảnh quay. Đến đoạn nào thì ăn, đến lúc nào thì uống…
Shooting Board: Là bản phát triển chi tiết đến từng giây của
Storyboard. Đây là phần việc của Director. ( Trong Storyboard thứ tự các
cảnh là 1-2-3-4-5-6-7-8-9, thì ở Shooting Board, các cảnh có thể thay đổi 2-
4-6-3-5-7….)
Shooting: Là quay phim
Location: Địa điểm quay.
Casting: Công tác tuyển chọn diễn viên
Pre/ Post/ Production: Tiền kỳ/ Hậu kỳ.
Production: là quá trình sản xuất
Pre Production Meeting (PPM): Là cuộc họp thân tình giữa nhữngcon
người xa lạ tìm đến nhau để bốn mặt một lời bao gồm client, agency,
producer và director. Thường trước ngày quay từ một đến hai ngày.
SFX/ Sound Effects/ Special Effects: Kỹ xảo âm thanh hay hiệu ứng
đặc biệt
Computer Graphic Animation (CG): Từ này không biết dịch như thế
nào cho vẹn toàn. Có thể hiểu là cách biến hoá trên máy tính làm cho hình
ảnh nhảy múa vui mắt. Số tiền đốt vào đây khá lớn.
Off-Line: Là từ ngữ có nghĩa TVC đã quay xong nhưngchưa xử lý
nhiều, chỉ cắt ráp đơn giản để kiểm tra, nhận feedback từ phía agency và
client. Đây là giai đoạn xuất thô.
On-Line: Hình ảnh, âm thanh, lời thoại đã nhập một, sẵn sàng đem
phát sóng hay dự thi tranh giải. Đây là giai đoạn xuất tinh.
On-Air: TVC đang phát sóng hay đang chạy.
Off-Air: TVC ngừng phát sóng hay ngủ đông (có thể ngủ luôn).
Budget: Là tổng số tiền Client phải chuẩn bị để chi cho TVC.
Vai trò và đặc điểm của TVC
Vậy TVC đóng vai trò gì trong hoạt động truyền thông quảng cáo?
Một mẫu quảng cáo, bất kể ở dạng nào, đều là chuyển tải thông tin (cách nói
hay ho hơn là thông điệp) đã được xử lý từ A đến B. Bạn, với tư cách là
người tiếp nhận, có quyền từ chối nếu thông tin không đáng tin, không
thuyết phục. Vậy làm cách nào để thông tin đi thẳng vào trái tim của người
tiếp nhận?
Một mẫu quảngcáo thành công luôn gợi mở và mời gọi. Thông điệp càng
bén nhọn khả năng xuyên thủng càng cao. Quảngcáo nói chung vàTVC nói
riêng chỉ phát huy sức công phá khi tiếp cận đúng đối tượng, đúng hoàn
cảnh và thoả mãn đúng nhu cầu của khách hàng.
Như vậy vai trò của TVC là chuyển thông tin từ nhà sản xuất đến khách
hàng mục tiêu. Còn cách chuyển như thế nào là tuỳ vào góc nhìn của công ty
quảng cáovà khả năng tài chính của nhà sản xuất. Người làm marketing
hiệu quả là người tiêu tiền hiệu quả. Vì Vậy đối với công việc hoạch định
ngân sách và triển khai các hoạt động marketing, phải tiến hành thật cẩn
thận.
Đặc điểm của TVC là có hình có tiếng nên dễ dàng tiếp cận mục tiêu. Có
điều cái giá phải trả là vô cùng lớn lại không chắc phần thắng. Vậy tại sao
người ta vẫn đổ tiền vào làm TVC? Câu trả lời là nếu TVC của bạn đánh
đúng vào khách hàng mục tiêu thì lợi nhuận thu về quả là không nhỏ.
Qui trình làm TVC lý tưởng bao gồm các bước sau:
1. Agency nhận yêu cầu từ phía Client
2. Creative brief được gửi xuống phòng sáng tạo
3. Một số kịch bản ra đời
4. Client chọn một và đồng ý sản xuất
5. Storyboard được gửi cho Production House để báo giá
6. Giai đoạn tiền kỳ, sản xuất, hậu kỳ diễn ra thuận buồm xuôi gió
7. TVC hoàn thành chờ lên sóng
Thực tế có thể khác xa với những gì mà tôi vừa trình bày. Quảngcáo là
thuyết phục và qui trình làm TVC cũng là qui trình thuyết phục. Một kịch
bản (storyboard) trước khi được hoá kiếp thành TVC phải trải qua nhiều
khâu chỉnh sửa rất khó khăn.
Nội bộ Agency cắt bớt cảnh này, trong khi phía Client lại thêm vào cảnh kia.
Câu chuyện cứ thế tiếp diễn cho đến khi cả hai đều thoả mãn nhau. Nếu
không (hoặc cho chắc cú) phải đem storyboard hỏi ý kiến khán giả, trong
nghề gọi là FGD (Focus Group Discussion). Bước này có thể được tóm tắt
như sau: người ta đem một nhóm người tiêu dùng vào một phòng và các câu
hỏi lần lượt được đưa ra:
Đâu là ấn tượng đầu tiên của bạn đối với kịch bản này?
Thông điệp chính là gì?
Bạn có thể kể lại kịch bản không?
Bạn thấy kịch bản có độc đáo không?
Cảnh nào làm bạn thích nhất?
Cảnh nào cần được chỉnh sửa?
Sau khi xem phim quảngcáo này, bạn có ý định mua thêm (dùng thử)
sản phẩm không?
Client — Agency — Production House. Mỗi bên đóng vai trò như một mắc
xích để vận hành cổ máy sản xuất TVC chạy theo tiến độ công việc.
Ngày nay, thời gian thực hiện TVC nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào
ý tưởng kịch bản đơn giản hay phức tạp. Xin được làm rõ là kịch bản đơn
giản không đồng nghĩa với ý tưởng tồi. Đôi khi mất cả năm để săn tìm một ý
tưởng lớn, và thực hiện TVC chỉ trong một giờ. Đôi khi mất cả đời mà
chẳng nghĩ ra được điều gì lớn lao cả. Một câu ví von vui là ”30 giây quảng
cáo, 60 năm cuộc đời” là thế.
.
TVC quảng cáo và
những điều còn chưa
biết?
Trước đây, khi ti vi mới ra đời thì bắt đầu xuất hiện hình thức quảng cáo trên
truyền hình (TVC –. nước chưa biết đến hiệu quả của TVC.
Lửa Việt - Công ty chuyên thiết kế ý tưởng và sản xuất TVC quảng cáo
TVC quảng cáo mang lại hiệu quả quảng cáo