Chianhỏcổphiếuvà những điềubạnchưabiết Gỉa sử bạn sở hữu một đồng tiền mệnh giá 100 ngàn đồng và nếu có một ai đó đề nghị sẽ đưa cho bạn 2 đồng tiền mệnh giá 50 ngàn đề đổi lấy đồng tiền bạn đang nắm giữ thì bạncó đồng ý? Tôi chắc là bạn sẽ cười tôi vì câu hỏi rất ngớ ngẩn, bởi thật ra 100 ngàn thì cũng có khác gì so với 2x 50 ngàn. Cũng vậy, việc chianhỏcổ phần sẽ đưa bạn vào một vị thế tương tự. Nhưng tại sao các công ty lại quyết định chianhỏcổ phần vàđiều này có thật sự mang lại lợi ích cho nhà đầu tư? Chianhỏcổ phần là một quyết định của công ty nhằm gia tăng số cổ phần hiện có lên bằng cách chianhỏ chúng ra, theo đó giá trị của mỗi cổ phần cũng thay đổi theo. Tuy nhiên , giá trị vốn hóa thị trường của công ty thì vẫn như cũ, cũng tương tự như việc trước bạncó 1 giấy bạc 100 ngàn và nay thì bạncó 2 giấy bạc 50 ngàn. Nếu kế hoạch chianhỏcổ phần 1 thành 2 ( 2 for 1 stock split), với mỗi cổ phần nắm giữ, mỗi cổ đông sẽ được nhận thêm 1 cổ phần nữa. Nhưng bây giờ thì giá trị của mỗi cổ phần giảm xuống đúng còn bằng 1 nửa so với lúc trước: 2 cổ phần bây giờ chỉ bằng giá trị gốc của 1 cổ phần trước đó . Ví dụ:cổ phiếu của công ty REE đang được giao dịch với 160 ngàn đồng vàcó 10 triệu cổ phần, giá trị vốn hóa thị trường là 1600 tỷ VNĐ ( 160.000* 10.000.000) . Sau đó nếu công ty quyết định chianhỏcổ phần với phương án 1 thành 2. Công ty sẽ có 20 triệu cổ phần. Với mỗi cổ phần đang nắm giữ, mỗi cổ đông sẽ được nhận thêm 1 cổ phần nữa. Tuy nhiên giá của mỗi cổphiếu cũng bị giảm xuống 50%, tức từ 160 ngàn VNĐ xuống còn 80 ngàn VNĐ. Nhưng giá trị vốn hóa thị trường vẫn không có gì thay đổi. Vẫn là 1600 tỷ VNĐ (80.000*20.000.000). Như vậy giá trị thật của công ty vẫn chẳng thay đổi một tí nào so với trước. Có nhiều cách thức chianhỏcổ phần. Có thể là chia 1 thành 2 (2 for 1 stock split), chia 1 thành 3 ( 3 for 1 stock split) hoặc chia 2 thành 3( 3 for 2 stock split). Cách đơn giản nhất để quyết định giá trị của cổphiếu mới là chia giá trị cổphiếu trước đó cho tỷ lệ chianhỏ tương ứng. Trong ví dụ trên thì chúng ta lấy 160 ngàn chia cho 2, vàcó giá mới là 80 ngàn. Nếu tỷ lệ chianhỏ là 2 thành 3, thì giá cổphiếu mới sẽ bằng 160 ngàn chia cho (3/2) được 106,67 ngàn. Cũng có trường hợp chianhỏ ngược, ví dụ 10 thành 1, tức là với 10 cổphiếu đang nắm giữ, bây giờ cổ đông sẽ chỉ nhận được 1 cổphiếu thôi. Thường cách thức này được sử dụng khi các công ty có gía cổphiếu quá thấp và nó muốn làm tăng giá cổphiếu lên, từ đó có thể khiến nhà đầu tư có một cái nhìn triển vọng hơn về công ty. Để hiểu rõ hơn về các hình thức chianhỏcổ phiếu, chúng ta quan sát các ví dụ ở bảng sau: Tuy nhiên, đến đây có một câu hỏi đặt ra : nếu giá trị vốn hóa thị trường của công ty không thay đổi thì công ty quyết định chianhỏcổ phần để làm gì? Đâu là lời giải thích hợp lý cho hành động trên? Lý do đầu tiên có lẽ là lý do về tâm lý nhà đầu tư. Khi giá một loại cổphiếu nào đó có khuynh hướng cứ tăng mãi, một số nhà đầu tư sẽ e ngại vì giá quá cao, một số nhà đầu tư nhỏ muốn mua lại không có đủ khả năng. Chianhỏcổphiếu làm cho giá cổphiếu giảm xuống (tương ứng với tỷ lệ chia) một mức giá có vẻ “ hấp dẫn” hơn. Dĩ nhiên hiệu ứng này chỉ thuần túy về tâm lý. Vì như trên phân tích, chúng ta thấy rằng gía trị thật sự của cổphiếu không hề thay đổi, nhưng sau khi chia nhỏ, một mức giá cổphiếu thấp hơn lại có thể “ cám dỗ” nhiều nhà đầu tư mới. Việc chianhỏcổphiếu cũng tạo cho cổ đông hiện hữu có cảm giác rằng họ đột nhiên có thêm nhiều cổ phần hơn trước và dĩ nhiên, nếu giá cổphiếu tăng, họ có nhiều cổphiếu để bán hơn. Một lý do khác có vẻ hợp lý hơn là việc chianhỏcổphiếu sẽ làm gia tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. Bạn thấy đó, khi giá trị một cổphiếu chạm đến mức giá cao khoảng vài trăm nghìn một cổ phiếu, lúc này chênh lệch giá mua bán cũng khá lớn. Ví dụ dễ thấy như cổphiếu của Berkshire Hathaway cónhững khoảng thời gian được giao dich với mức gần 100000 USD một cổphiếuvà chênh lệch giá mua báncó thể lên đến hơn 1000 USD. Bằng việc chianhỏcổ phiếu, khoảng chênh lệch giá mua bán vì thế mà giảm xuống, từ đó tạo tính thanh khoản cao hơn cho cổ phiếu. Các lý do trên đây có vẻ không được hợp lý lắm so với những gì lý thuyết tài chính cho biết. Thế nhưng thực tế thì các công ty vẫn thực hiện. Chianhỏcổ phần trở thành bằng chứng cho thấy hành động của công ty và hành vi nhà đầu tư không phải luôn luôn đi theo các lý thuyết tài chính. Có khá nhiều tranh cãi về vấn đề chianhỏcổ phần là liệu có mang lại ích lợi cho nhà đầu tư hay ngược lại? Một trường phái cho rằng chianhỏcổ phần sẽ mang đến tín hiệu tốt để nhà đầu tư mua vào. Nó cho thấy giá cổ phần của công ty đó đang gia tăng và công ty đó đang làm ăn rất khấm khá. Có lẽ lập luận này là hợp lý nhưng mặt khác, bạn cũng không thế phủ nhận sự thật là việc chianhỏcổ phần chẳng có ảnh hưởng gì đến giá trị cơbản của công ty cả. Do đó việc sở hữu cổ phần chianhỏ cũng không mang lại lợi ích tăng thêm cho nhà đầu tư. Tuy nhiên các bằng chứng thực nghiệm lại cho thấy thị trường phản ứng rất tích cực đối với các thông tin chianhỏcổ phần. Thay lời kết: Điều quan trọng nhất của vấn đề chianhỏcổ phần là thật sự nó không mang lại một ảnh hưởng nào đến giá trị thật của công ty ( giá trị vốn hóa thị trường). Một cổphiếuchianhỏ không nên là một nhân tố ảnh hưởng quyết định cám dỗ bạn mua cổphiếu đó. Trong khi có rất nhiều lý do về tâm lý học giải thích về việc tại sao công ty chianhỏcổ phiếu, thì một sự thật không chối cãi vẫn là việc chianhỏcổphiếu không hề làm thầy đổi bất kỳ một giá trị cơbản nào của công ty. Cũng giống như, dù bạncó 2 tờ giấy bạc 50 ngàn hay một tờ giấy bạc 100 ngàn thì số tiền bạncó trong ví là như nhau. Saga.vn . Chia nhỏ cổ phiếu và những điều bạn chưa biết Gỉa sử bạn sở hữu một đồng tiền mệnh giá 100 ngàn đồng và nếu có một ai đó đề nghị sẽ đưa cho bạn 2. ngàn. Cũng vậy, việc chia nhỏ cổ phần sẽ đưa bạn vào một vị thế tương tự. Nhưng tại sao các công ty lại quyết định chia nhỏ cổ phần và điều này có thật sự