Tang mangườiChơro -
Những điềuchưabiết
Người Chơro quan niệm, mỗi người chết đi là bắt đầu bước sang một thế giới mới.
Vì thế, người sống luôn làm những nghi lễ mang đậm tín ngưỡng dân gian để
mang đến chongười chết một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Quan tài độc mộc (ảnh minh họa)
Đối với nhiều dân tộc, tangma luôn mang đến nhiều ý nghĩa tí ngưỡng sâu sắc,
gắn liền với nhiều phong tuc tập quán.
Trong gia đình ngườiChơ ro, khi có người thân chết thì gia quyến khóc than để thể
hiện sự tiếc thương, đau đớn. Cùng với đó, dân làng đến viếng, chia sẻ và nổi trống
chiêng với âm thanh da diết, tang thương bằng âm điệu dành choma chay.
Theo quan niệm của ngườiChơ ro, một người chết đi là họ đang bước sang một
cuộc sống mới. Vì thế, người thân phải chuẩn bị chu đáo, tươm tất cho họ mọi thứ.
Xưa kia, ngườiChơro thường đóng chiếc hòm dài khoảng 2m, là thân của một cây
gỗ được bổ đôi, khoét lõm 2 phần ở giữa để đặt thi hài. Hình dáng bên ngoài được
cấu tạo khá độc đáo, nó vừa mang hình khối của một ngôi nhà dài, lại vừa thể hiện
bóng dáng của một con trâu được cách điệu hóa. Đầu quan tài cao, to và thấp nhỏ
dần về phía cuối. Phía đầu hai bên sóng ván thiên được gắn một đôi sừng bằng gỗ,
phía đuôi gắn một cái đuôi vót bằng tre. (dantocchoro.com.vn). Còn giờ đây, khi
trong làng có người qua đời, nhữngngười đàn vào rừng, lễ cúng tìm cây gỗ tốt để
đóng hòm. Nếu gia cảnh người chết không có đủ điều kiện thì họ bó xác bằng
chăn, chiếu và nẹp tre.
Khi khâm liệm, người chết được gia quyến mặc cho bộ đồ quí nhất, đẹp nhất. Thi
hài được nằm ngửa, đầu gối trên một cái bát để úp, hai tay để chắp trên ngực, chân
duỗi thẳng. Hai bàn tay, hai bàn chân được buộc một đoạn dây rừng.
Thi hài được giữ trong nhà từ ba đến năm ngày. Trong thời gian đó, người thân
trong gia đình làm thịt gà để cúng tiễn đưa linh hồn người chết. Họ cúng gà sống
rồi làm thịt, lấy máu bôi chân giường, đầu giường, trán, đầu và các ngón chân
người chết. Họ quan niệm, con gà sẽ dẫn hồn người chết đi. Đồng thời, những
người thân cắt một phần tóc của mình bỏ vào hòm người chết. Vì họ quan niệm
rằng, để người chết mang theo tóc của người thân, thì khi qua bên kia có cái để mà
lợp nhà ở.
Khi đưa tang, người còn sống không quên sắm những đồ vật để gửi, chôn theo.
Tang chủ thường chia chongười chết một số tài sản trong nhà: công cụ lao động
như chà gạc, rìu, gùi; đồ dùng như nồi gốm, bát sành, vỏ trái bầu khô, ché; vũ khí
như dao, nỏ, cung, tên, ná cùng một số đồ trang sức, vật dụng khác để người chết
bắt đầu một cuộc sống mới. Số tài sản này, một số bỏ chung với thi hài người chết
và một số đặt xung quanh mộ hay bỏ rãi dọc đường gần khu nghĩa địa. Phần lớn
những thứ bỏ trên mặt đất thường bị phá hủy một phần để phân định sự đối lập với
tài sản của người đang sống, đồng thời ngăn ngừa kẻ xấu lấy về sử dụng. Nếu nhà
có của thì tế người chết bằng trâu rồi dựng một chuồng trâu nhỏ để đựng xương
con vật đã hiến sinh.
Người Chơro còn có tục tẩy rửa nhà sau khi đưa tang. Họ nấu nước sôi có hòa lẫn
tiết gà lấy lá cây nhúng vào vẫy lên nhữngngười thân, đưa đám để hồn mangười
chết không ám ảnh.
Sau 7 ngày, ngườiChơro có tục mở cửa mãchongười chết. Đó cũng là lần cuối
họ thăm lại nơi ở của người chết và người chết thật sự bước sang cuộc sống mới.
.
Tang ma người Chơ ro -
Những điều chưa biết
Người Chơ ro quan niệm, mỗi người chết đi là bắt đầu bước sang một thế giới mới.
Vì thế, người sống. dân tộc, tang ma luôn mang đến nhiều ý nghĩa tí ngưỡng sâu sắc,
gắn liền với nhiều phong tuc tập quán.
Trong gia đình người Chơ ro, khi có người thân