Vì vậy, với mong muốn đạt được mục tiêu đề ra, từ đó công trình nghiên cứu này đã được hình thành nhằm xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành sản xuất.. Trình độ sử dụng
CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sản xuất
2.1.1 Khái niệm hiệu quả, vận hành sản xuất
Hiệu quả là thước đo phổ biến đánh giá chất lượng hoạt động, đặc biệt trong công việc và mục tiêu đề ra Hoạt động hiệu quả thể hiện sự tiến triển và đáp ứng mong muốn đối với mục tiêu được hướng đến.
Theo Forsund và Hjalmarsson (1974) khái niệm hiệu quả hiểu theo nghĩa rộng được sử dụng để mô tả việc tận dụng các nguồn lực, tức là hiệu quả là một tuyên bố về hiệu suất của các quá trình chuyển đổi một tập hợp đầu vào thành một tập hợp đầu ra Hiệu quả được xem là kết quả hoạt động của một đơn vị kinh tế phải được so sánh với một tiêu chuẩn Việc thiết lập một tiêu chuẩn bao gồm những đánh giá có giá trị về mục tiêu từ các hoạt động kinh tế Mục đích ở đây là để đo lường kết quả hoạt động của các công ty trong một ngành và từ đó đưa ra một bức tranh về cấu trúc của ngành
Hiệu suất của tổ chức phụ thuộc vào nỗ lực của mọi cá nhân trong tổ chức, dẫn tới việc đạt được mục tiêu và cải thiện hiệu quả hoạt động Hiệu suất của nhân viên có mối tương quan mạnh mẽ với hiệu suất của tổ chức Điển hình là khi hiệu suất của nhân viên cao, hiệu suất của tổ chức cũng cao và ngược lại.
Hiệu quả được coi là việc thực hiện công việc cũng như kết quả đạt được (Otley, 1999) Hiệu quả là một cấu trúc đa chiều, việc đo lường nó khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố tạo nên nó (Fitzgerald và Moon, 1996) Mặt khác, một số giả thuyết cho rằng hiệu quả nên được định nghĩa là kết quả của công việc vì chúng cung cấp mối liên kết mạnh mẽ nhất với các mục tiêu chiến lược của tổ chức, sự hài lòng của khách hàng và đóng góp kinh tế (Rogers, 1994) Điều quan trọng là phải xác định liệu mục tiêu đo lường có phải là để đánh giá kết quả thực hiện hoặc hành vi hay
Trang 7 không Do đó, tổ chức nên phân biệt giữa kết quả (kết quả/đầu ra), hành vi (quá trình) và các thiết bị đo lường hiệu suất thích hợp
2.1.2 Khái niệm hiệu quả sản xuất Ở một bài nghiên cứu khác, Lohman và cộng sự (2004) đã nêu khi đề cập đến khái niệm hiệu quả sản xuất phải xét đến 3 khía cạnh khác nhau về nguồn lực, đầu ra và tính linh hoạt Căn cứ vào ba yếu tố trên, để phát huy được tính hiệu quả cần kiểm soát các hoạt động về chi phí nhằm đảm bảo “nguồn lực” Bên cạnh đó, muốn đảm bảo được hiệu quả sản xuất “đầu ra” cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí yêu cầu về chất lượng, thời gian và tài chính Các biện pháp hiệu quả ở cấp độ này cho thấy tiềm năng gia tăng sản xuất của ngành phát triển được bằng cách sử dụng nguồn lực ở các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ hiện đại có “tinh linh hoạt” ở mức tốt nhất
Hiệu quả sản xuất là một khái niệm được định nghĩa dựa trên nhiều quan điểm khác nhau dưới nhiều góc độ của mỗi cá nhân Để dẫn chứng điều này C Sickles tác giả của cuốn sách “Measurement of Productivity and Efficiency” có đề cập: “Nhiệm vụ đặt ra nền tảng lý thuyết để phân tích hiệu quả sản xuất của một doanh nghiệp khá thách thức Để duy trì tính thống nhất cho lý thuyết, ông nói bất kỳ quy trình sản xuất nào cũng có thể được coi là một quy trình Ứng với mỗi quy trình đó luôn có sự biến đổi từ khâu đầu vào cho đến đầu ra” Trong một nghiên cứu lâu đời của Farrell, M J (1957): “Khi nói về hiệu quả sản xuất của một doanh nghiệp, tác giả nói đến sự thành công của doanh nghiệp đó trong việc tạo ra chất lượng đầu ra lớn nhất có thể từ một tập hợp đầu vào nhất định Với điều kiện là tất cả chỉ số đầu vào và đầu ra đều phải được đo lường chính xác thì cách sử dụng cho lý thuyết này có thể sử dụng rộng rãi.”
Hiệu quả trong hoạt động vận hành sản xuất hiện hữu ở nhiều khía cạnh Trong đó, một mô hình sản xuất vận hành hiệu quả còn được đánh giá dựa trên tỷ lệ đo lường giữa sản phẩm đáp ứng được tiêu chí khách hàng (sản phẩm đạt chất lượng), sản phẩm không đáp ứng đủ mặt chất lượng theo Anderson và Sullivan (1993) Hiệu quả thời gian đáp ứng sản phẩm cho khách hàng là doanh nghiệp luôn đảm bảo giao hàng nhanh chóng và tin cậy (Ward và cộng sự, 1996) Hiệu quả của sự linh hoạt trong sản xuất là khả năng điều chỉnh sản lượng sản xuất và chuyển đổi sản phẩm nhanh (Olhager, 1993; Hutchison và cộng sự, 2007)
Nếu đặt dưới góc nhìn kinh tế, hiệu quả vận hành sản xuất sẽ đem lại hiệu quả chi phí là yếu tố quan trọng nhất trong việc đo lường hiệu quả sản xuất (Slack và cộng
Trang 8 sự, 2002), vì khi doanh nghiệp giữ được chi phí thấp sẽ góp phần giảm giá thành và tăng lợi nhuận (Slack và cộng sự, 2002) Còn theo Coelli (2005), doanh nghiệp đạt được hiệu quả khi sản xuất được sản lượng tối đa với một lượng đầu vào cho trước, hoặc sản xuất một sản lượng cố định với lượng đầu vào tối thiểu
Nhưng đối với quan điểm của Hallgren (2007), ông có nhận định bao quát hơn:
Thật khó để đánh giá hiệu quả sản xuất một cách công bằng do các thước đo về hiệu quả sản xuất thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài Tuy nhiên, mỗi yếu tố đều đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được hiệu quả Trong đó, tác giả cho rằng vị thế cạnh tranh là yếu tố quan trọng nhất Để đạt được vị thế cạnh tranh cao trong sản xuất, Hallgren (2007) nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệu quả vận hành, bao gồm hiệu quả đáp ứng chất lượng sản phẩm, hiệu quả thời gian đáp ứng, tính linh hoạt và tối ưu hóa chi phí.
Ngoài ra, Theo Cao Minh Nghĩa (2007) tác giả đặt yếu tố hiệu quả dưới góc nhìn quản lý: “Hiệu quả sản xuất - kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, vốn, đất đai…) nhằm đạt được mục tiêu xác định Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét rằng mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào.’’
2.2 Một số nghiên cứu về hiệu quả vận hành sản xuất
Một số nghiên cứu quốc tế
Từ trước đến nay, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về các hoạt động mang lại hiệu quả hoạt động vận hành sản xuất Tính hiệu quả trong sản xuất được đặt ra dưới một góc nhìn đa chiều như hiệu quả về năng suất sản xuất, hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, hiệu quả trong việc đảm bảo thời gian giao hàng cho khách hàng và hiệu quả trong việc sử dụng tối ưu nguồn lực trong tổ chức… Do đó, tương ứng với mỗi nghiên cứu các tác giả đã đưa ra các nhận định theo nhiều khía cạnh khác nhau Theo Jain và cộng sự (2014) đã nêu, hiệu quả vận hành sản xuất được tổng hợp trên bốn chỉ số đo lường chính: chi phí, tối ưu nguồn lực, độ tin cậy và chất lượng Trong đó Jain và cộng sự đã giải thích rằng: “Chi phí chính là thước đo mang
Trang 9 tính kinh tế cho độ hoạt động vận hành sản xuất của doanh nghiệp Độ tin cậy đề cập đến xác suất mà một sản phẩm sẽ thể hiện công dụng của nó mà không gây ra lỗi trong một khoảng thời gian đã được công bố với những điều kiện cụ thể Tận dụng tối ưu nguồn lực sản xuất là hoạt động sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị nhằm đạt được mức sản lượng tối đa trong một khoảng thời gian tối thiểu Chất lượng là sự đáp ứng đầy đủ với các yêu cầu, kỳ vọng của khách hàng.” Nghiên cứu này được xây dựng trên bối cảnh của hệ thống sản xuất có thể cấu hình lại (RMS) được coi là hệ thống sản xuất có khả năng cung cấp tính hiệu quả cho hoạt động vận hành sản xuất với nhu cầu không thể đoán trước, yêu cầu về sự đa dạng của sản phẩm, sự phát triển nhanh chóng về công nghệ sản phẩm và quy trình đã buộc các hệ thống sản xuất phải thích ứng với các yêu cầu thay đổi một cách hiệu quả Bài viết này tập trung vào các thước đo hiệu quả và cách tìm ra cấu hình tốt nhất cho hệ thống sản xuất có thể cấu hình lại Theo bài nghiên cứu “An overview of frequently used performance measures”, Tangen (2003) đã đề cập “Thước đo hiệu quả được xem là quá trình định lượng các hoạt động tạo ra giá trị cho hoạt động vận hành sản xuất” Với báo cáo của đề tài trên, tác giả cũng đã nhắc đến có năm loại mục tiêu doanh nghiệp cần đạt đến nếu muốn vận hành sản xuất hiệu quả: Mục tiêu về chi phí, tính linh hoạt, tốc độ, độ tin cậy và chất lượng Khi đọc qua năm yếu tố này, ta có thể nhận thấy nét tương đồng với quan điểm của Jain và cộng sự (2014) Trong số các trích dẫn về khía cạnh các yếu tố, tác giả còn trình bày thêm khả năng vận hành “chất lượng” cao là ở đó không có sự lãng phí về thời gian, không có những thao tác lặp lại thừa thãi, không có sự bất tiện cho khách hàng nội bộ vì các dịch vụ thiếu xót Điều này, thúc đẩy “tốc độ” vận hành ở mức tối đa làm giảm số lượng tồn kho hiện hữu trong quy trình sản xuất giữa các công đoạn Lợi ích của việc này giúp doanh nghiệp tăng thêm “độ tin cậy” khi loại bỏ được hao phí, lãng phí trong quá trình sản xuất cũng như áp dụng mô hình sản xuất một cách “linh hoạt” dễ dàng thay đổi nhanh chóng với bối cảnh vận hành mà không gây gián đoạn cho các hoạt động sản xuất khác Cuối cùng, mục tiêu đầu ra muốn doanh nghiệp vận hành với mức “chi phí” thấp nhất mà hiệu quả hoạt động lại cao nhất Hàm ý của Tangen (2003) muốn nhắc đến là các khía cạnh nêu trên không chỉ hiệu quả trong hoạt động sản xuất nó còn mang lại hiệu quả về các chỉ số kinh tế Cụ thể như, khi sở hữu được mô hình sản xuất “tốc độ” và “linh hoạt” ngoài việc giảm chi phí tồn kho, chi phí hành chính đồng thời có thể cung cấp được sản phẩm cho khách hàng với khoảng thời gian nhanh
Trang 10 hơn, giúp tăng khả năng xoay vòng vốn cho doanh nghiệp Cộng thêm việc giảm thiểu về khoản chi phí sẽ tạo lợi thế cạnh tranh hơn cho các sản phẩm cạnh tranh về giá so với các đối thủ cùng ngành Đối với bài nghiên cứu của Wilschut và cộng sự (2019), nhóm tác giả đánh giá cao các phương pháp tiếp cận công việc trực quan, giúp người lao động am hiểu thao tác vận hành trong quá trình sản xuất Nghiên cứu này tập trung chủ yếu việc áp dụng hai công cụ hướng dẫn công việc: thực tế tăng cường (AR-Augmented Reality) và hướng dẫn công việc điện tử (EWI-Electronic working instructions) Để thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả chia quá trình nghiên cứu thành hai giai đoạn: giai đoạn học tập và giai đoạn thu hồi Đồng thời để kết quả nghiên cứu có tính khả thi, họ đã tuyển dụng 24 người lao động mới, chưa thành thạo công việc Những người tham gia chỉ trải nghiệm phương pháp hướng dẫn được chỉ định ban đầu cho họ, AR hoặc EWI, trong toàn bộ thử nghiệm Họ được dạy cách lắp ráp và tháo rời, đồng thời được giải thích về phương pháp hướng dẫn và mục tiêu nhiệm vụ Trong giai đoạn học tập, những người tham gia phải xây dựng một sản phẩm mười lần với các hướng dẫn tiêu chuẩn (giai đoạn học tập) Sau mười lần học lặp lại sản phẩm đầu tiên, tất cả hướng dẫn sẽ bị tắt và người tham gia phải tạo thêm 5 sản phẩm tương tự Việc lắp ráp này được hoàn thành chỉ bằng một tờ giấy có danh mục vật liệu và bản vẽ của sản phẩm cuối cùng (giai đoạn thu hồi) Sau đó, một sản phẩm mới thứ hai phải được học Điều này cũng được thực hiện trong vòng mười lần lặp lại, nhưng với loại hướng dẫn khác, tức là tiêu chuẩn của phân đoạn (giai đoạn học tập) Một lần nữa, sau 10 lần lặp lại, tất cả các hướng dẫn sẽ bị tắt và năm sản phẩm nữa phải được chế tạo bằng cách sử dụng bảng vật liệu và bản vẽ của sản phẩm cuối cùng (giai đoạn thu hồi) Vì vậy, để đo lường độ hiệu quả của phương pháp, nhóm tác giả chọn ba yếu tố chính làm thước đo hiệu quả quá trình vận hành sản xuất: Năng suất, chất lượng sản phẩm, Khối lượng công việc nhằm đo lường hiệu quả sản xuất của người lao động Kết quả của nghiên cứu đã nêu, cả hai phương pháp hướng dẫn điều hữu ích trong việc đào tạo những người vận hành thiếu kinh nghiệm Mục tiêu của nhóm tác giả mong muốn triển khai một phương pháp quản lý trực quan hiệu quả để giúp người lao động thao tác vận hành với máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu một cách chính xác nhất đem lại hiệu quả cao nhất cho quá trình vận hành sản xuất Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đề xuất hàm ý nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của việc phân nhóm đối với việc học tập và phục hồi trí
Mô hình nghiên cứu
Tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài của mình thông qua việc tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, bao gồm sách, báo, diễn đàn internet và các nghiên cứu liên quan cả trong và ngoài nước Sau đó, tác giả đã phân tích và tổ chức lại thông tin thu thập được để xây dựng nền tảng cho mô hình nghiên cứu có tính tổ chức và thống nhất Bên cạnh đó, tác giả chủ động chuẩn bị cho việc tham khảo tư vấn và xin ý kiến đóng góp từ các chuyên gia trong bộ phận sản xuất và giảng viên hướng dẫn Dựa vào phản hồi và ý kiến ghi nhận được, tác giả đã hiệu chỉnh và cải thiện mô hình nghiên cứu để phù hợp hơn với tính thiết thực của đề tài
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Giải thích các biến và đề xuất giả thuyết
Yếu tố con người đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng hiệu suất hoạt động cho các tổ chức, với hiệu suất làm việc hiệu quả của nhân viên được coi là lợi thế chiến lược Quản lý không nhận ra tiềm năng phát triển của yếu tố con người sẽ dẫn đến lãng phí, bởi chính con người là nguồn gốc của các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất Theo Diamantidis (2018), yếu tố con người thể hiện rõ ràng thông qua các khía cạnh như động lực, tính linh hoạt, trình độ kỹ năng, tính chủ động và khả năng thích ứng Rynes và cộng sự (2000) nhấn mạnh thách thức của các công ty là đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên và tìm cách cải thiện hiệu quả để nâng cao "giá trị" nhân sự Các công ty cần nhận thức được năng lực của nhân viên để có thể quản lý và điều chỉnh mục tiêu phù hợp với mục tiêu chung của công ty (Boxall và Purcell, 2011) Giả thuyết được đưa ra là: Yếu tố con người tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất.
Yếu tố máy móc, thiết bị: Tại xưởng sản xuất thùng của bao bì Nam Việt, mọi hoạt động gia công đều phụ thuộc sự tương tác giữa con người và máy móc, thiết bị Khi nguyên vật liệu được di chuyển sang mỗi công đoạn khác nhau, thì máy móc và thiết bị đóng vai trò chính trong quá trình cấu hình lên sản phẩm dở dang Nhưng thực tế máy móc, thiết bị tại xưởng sản xuất thùng vuông thường xuyên xảy ra tình trạng hư hỏng, dừng máy đột ngột, điều này là một cản trở rất lớn cho bao bì Nam Việt khi muốn mô hình vận sản xuất đạt được hiểu qua cao Khi tác giả quan sát và nghiên cứu trực tiếp tại xưởng sản xuất thùng vuông, tác giả nhận thấy người lao động chưa nhìn nhận được những ảnh hưởng đáng kể do hoạt động ngừng máy mang lại, hoạt động này xảy ra thường xuyên đến mức tư duy nhận diện lãng phí đã trở thành lối hành xử theo thường thức, kể cả thời gian chuyển đổi sản phẩm lâu với nhiều hoạt động không cần thiết và không sinh ra giá trị Mặt khác, bộ phận kỹ thuật chưa quan tâm đến công tác bảo trì máy móc Thông thường máy móc sẽ được bảo trì theo sự cố khi có hỏng hóc xảy ra Chẳng hạn, khi tình trạng máy móc có sự cố hư hỏng, chuyền trưởng trong
Trang 20 chuyền sẽ đứng ra trực tiếp chịu trách nhiệm cho vấn đề sửa máy, khi việc dừng máy quá lâu và bản thân người chuyền trưởng không đủ khả năng cũng như không đủ thiết bị, dụng cụ chuyên môn hóa thì mới có sự tham gia của bộ phận kỹ thuật, hành động càng làm kéo dài thời gian ngừng hoạt động của máy Ngoài ra, trong quá trình tác giả thực tập, mọi hoạt động bảo trì chỉ dừng lại ở hình thức bảo trì khắc phục, làm vệ sinh, và bôi dầu… Chưa thực sự đào sâu để truy xuất nguyên nhân gốc rễ, lên kế hoạch cho việc bảo trì phòng ngừa để hiểu được tình trạng dừng máy diễn tiến liên tục do vấn đề gì Vì lẽ đó, một chiến lược bảo trì hiệu quả đóng một vai trò quan trọng để doanh nghiệp luôn dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh Theo Nguyễn Đình Phan & Đặng Ngọc Sự (2012) hiệu quả của quá trình sản xuất còn chịu tác động nhiều bởi trình độ hiện đại của máy móc và thiết bị Trong bài nghiên cứu của Nagarur và Azeem (1999) tác giả có nêu rằng để duy trì hoạt động sản xuất ở một mức hiệu quả cao, đặc biệt trong bối cảnh đa dạng sản phẩm, các công ty nên đề cao tính linh hoạt của máy móc thiết bị Tác giả cũng giải thích thêm, tính linh hoạt của máy móc cho phép máy thực hiện các hoạt động và thành phần khác nhau, để giữ thời gian chờ đợi máy móc ở mức thấp nhất Đề xuất giả thuyết (H2): Yếu tố máy móc thiết bị có tác động đến hiệu quả hoạt động vận hành sản xuất
Yếu tố mối quan hệ trong doanh nghiệp: Mối quan hệ trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự phát triển và thành công của tổ chức
Sự gắn kết, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau là những yếu tố quan trọng giữa các thành viên trong doanh nghiệp Trong môi trường làm việc, mối quan hệ chuyên nghiệp giữa đồng nghiệp thể hiện sự tôn trọng và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của nhau Sự hợp tác và cùng nhau xây dựng ý tưởng, giải pháp làm việc hiệu quả và mang lại lợi ích cho tổ chức Ngoài ra, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng rất quan trọng Lãnh đạo cần thể hiện sự công bằng, khích lệ, và đồng hành cùng đội ngũ để tạo động lực làm việc Tích cực tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân và nâng cao năng lực của từng thành viên, đồng thời động viên họ vượt qua khó khăn trong công việc Đề xuất giả thuyết (H3): Yếu tố mối quan hệ trong doanh nghiệp có tác động đến hiệu quả hoạt động vận hành sản xuất
Yếu tố phương pháp: Đối với hầu hết các công việc nằm ở tất cả các lĩnh vực, mọi hoạt động trong tổ chức đều được xây dựng phương pháp vận hành hệ thống riêng
Trang 21 sao cho phù hợp với điều kiện sở tại của doanh nghiệp Trong môi trường sản xuất, để việc vận hành sản xuất có được hiệu quả tối ưu thì yêu cầu bắt buộc đối với các nhà quản lý phải áp dụng các phương pháp khoa học, chặt chẽ Lợi ích của việc áp dụng phương pháp quản lý hiệu quả sản xuất giúp thiết lập một định hướng chung cho toàn bộ nhóm làm việc Điều này củng cố mối liên kết giữa các nhà quản lý và nhân viên liên quan, tạo ra định hướng rõ ràng trong công việc Mặt khác, thông qua phương pháp được áp dụng hỗ trợ các nhà quản lý trong công tác kiểm soát, tiến độ thực hiện công việc Thực tế, đã có nhiều phương pháp được triển khai trong môi trường vận hành sản xuất: phương pháp lập kế hoạch sản xuất, hoạch định nhu cầu vật tư, quản trị hàng tồn kho, bảo trì năng suất tổng thể và quản trị chất lượng toàn diện…Ứng với mỗi phương pháp sẽ có những đặc điểm, giá trị riêng biệt cho hoạt động của tổ chức
Phương pháp đóng vai trò quan trọng trong quá trình liên kết hệ thống trong tổ chức sản xuất để giải quyết các vấn đề và áp dụng các giải pháp khả thi (Pavnascar, 2003) Việc sử dụng kết hợp các phương pháp tạo cơ hội cho doanh nghiệp áp dụng đa công cụ, tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng năng suất, giảm lãng phí và nâng cao chất lượng sản phẩm Yếu tố phương pháp có tác động đến hiệu quả hoạt động vận hành sản xuất (H4).
Yếu tố điều kiện lao động: Điều kiện lao động đề cập đến môi trường làm việc và tất cả các hoàn cảnh hiện có ảnh hưởng đến lao động tại nơi làm việc không chỉ bao gồm: giờ làm việc, các khía cạnh vật chất, quyền lợi hợp pháp, tổ chức khối lượng công việc, đào tạo mà còn còn các điều kiện trong công tác chuẩn bị đầu vào: nguyên vật liệu, công cụ và dụng cụ Điều kiện làm việc được tạo ra bởi sự tương tác của nhân viên với môi trường tổ chức của họ và bao gồm các điều kiện làm việc về mặt tâm lý cũng như thể chất Vì vậy, tác giả muốn đề hướng tới việc điều tra tác động của điều kiện làm việc đến năng suất của nhân viên và đưa ra giả thuyết, đánh giá nó ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả vận hành sản xuất Do đó tác giả đề xuất giả thuyết sau Đề xuất giả thuyết (H5): Yếu tố điều kiện lao động có tác động đến hiệu quả hoạt động vận hành sản xuất
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Quy trình nghiên cứu được thiết lập theo trình tự từng bước triển khai cụ thể, nhằm định hướng đề tài nghiên cứu rõ ràng, khoa học, tránh thiếu sót Tác giả đặt vấn đề nghiên cứu và mục tiêu, tham khảo tài liệu khoa học để đề xuất mô hình, thang đo Sau khi điều chỉnh, tác giả chọn mô hình, thang đo phù hợp nhất để thu thập dữ liệu Dữ liệu thu thập đủ cỡ mẫu được xử lý, phân tích, đưa ra kết luận và giải pháp hoàn thiện báo cáo.
Nghiên cứu định tính
Mục đích của phương pháp nghiên cứu định tính là cân nhắc thang đo đang được sử dụng cho công trình nghiên cứu đã phù hợp dùng để nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành sản xuất: trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH
Sản xuất bao bì Nam Việt hay không Đồng thời đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi làm rõ ý nghĩa của từng câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức
Kế thừa và đút kết lại các công trình nghiên cứu trước đã thu thập kết hợp với khả năng quan sát trực tiếp trong quá trình thực tập nhằm áp dụng các kiến thực được phổ cập từ môi trường học thuật, tác giả đề xuất ra mô hình nghiên cứu phù hợp với tình hình sản xuất thực tế tại công ty Các yếu ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành sản xuất bao gồm: (1) Yếu tố con người, (2) Yếu tố máy móc thiết bị, (3) Yếu tố mối quan hệ trong doanh nghiệp, (4) Yếu tố phương pháp, (5) Yếu tố điều kiện lao động.
Xây dựng thang đo
Dựa vào quá trình tìm hiểu, đề xuất và hình thành mô hình nghiên cứu Tác giả đã đề phát triển thang đo dưới đây nhằm đo lường các biến quan sát:
Bảng 3.1: Bảng đo lường các biến quan sát
STT Thang đo Câu hỏi Nguồn
Anh chị đã được công ty đào tạo tay nghề trước và trong suốt quá trình làm việc
Diamantidis và Chatzoglou (2018), Atatsi (2019) và Phạm Thu Hương (2017)
2 Anh/ chị được phân bổ vị trí công việc phù hợp với năng lực hiện tại
3 Anh chị luôn có ý thức tự giác và ham học hỏi trong công việc
4 Anh/ chị có kỹ năng làm việc linh hoạt giữa các công đoạn khác nhau
5 Anh/ chị cảm thấy hài lòng và muốn phát triển bản thân hơn ở vị trí hiện tại
Yếu tố máy móc thiết bị
Anh/ chị đã được hướng dẫn sử dụng vận hành máy móc thiết bị
Jain và cộng sự (2014), Wilschut (2019), Nguyễn Đình Phan và Đặng Ngọc
7 Phụ tùng, phụ kiện thay thế luôn được đáp ứng đầy đủ cho các trường hợp dừng máy đột ngột
8 Máy móc thiết bị được bảo trì, bảo dưỡng theo kế hoạch định kỳ
Máy móc thiết bị luôn trong tình trạng ổn định và không xảy ra các trường hợp dừng máy, hỏng hóc đột ngột
10 Máy móc, thiết bị mới và được cập nhật công nghệ hiện đại
Yếu tố mối quan hệ trong doanh nghiệp
Anh/ chị cảm thấy thoải mái khi bày tỏ quan điểm của mình với cấp trên
Sreekumar và cộng sự (2018), Muhammad và cộng sự (2019), Đinh Tuấn Hải và Nguyễn Văn Tâm, (2019), Razak (2014), Rahman và cộng sự (2018) (điều kiện lao động)
12 Anh/chị sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm việc với đồng nghiệp
13 Anh/ chị có thường xuyên nhận được sự hỗ trợ từ cấp trên
14 Anh/chị khả năng hợp tác, gắn kết cao trong công việc và đồng nghiệp
15 Văn hóa doanh nghiệp hướng tới khuyến khích người lao động được thể hiện bản
Trang 24 thân và có quyền tự chủ trong công việc
Anh/ chị đã được thông báo về kế hoạch sản xuất hàng ngày
Siregar1 (2017), Nwanya và cộng sự (2017), Bataineh và cộng sự (2019), Nguyễn Đình Phan và Đặng Ngọc Sự (2012)
Anh/chị được cung cấp đầy đủ thông tin và hiểu rõ chi tiết về quy trình gia công của các công đoạn
Anh/ chị đã nắm rõ phương pháp vận hành sản xuất bằng các công cụ trực quản lý trực quan
19 Chất lượng sản phẩm luôn được kiểm tra sau từng công đoạn gia công
Yếu tố điều kiện lao động
Nguyên vật liệu, thiết bị và dụng cụ được cung cấp đầy đủ và kịp thời trước khi tiến hành sản xuất
Pham Thu Hường (2017), Atatsi và cộng sự (2019), Muhammad và cộng sự
Môi trường làm việc thoải mái, an toàn (Không tiếng ồn, tích chất công việc không nguy hiểm - phức tạp, chính sách đảm bảo an toàn lao động…)
Khối lượng công việc được phân bổ phù hợp với cá nhân anh chị và không bị quá tải
23 Cán bộ quản lý đã có chính sách khen thưởng khi sản xuất đạt hiệu quả cao
Anh/ chị vẫn đảm bảo sức khỏe về thể chất và tinh thần nhằm đáp ứng được tính chất công việc và không thường xuyên nghỉ việc
Hiệu quả vận hành sản xuất
Công ty đã khuyến khích áp dụng các chương trình cải tiến liên tục (Kaizen) nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất
Jain và cộng sự (2014), Tangen (2003), Pham Thu Hường (2017), Bataineh và cộng sự (2019)
Số sản phẩm được tạo ra đạt chất lượng chiếm tỷ lệ cao, hạn chế tối đa được sản phẩm lỗi/ phế phẩm
Trong quá trình vận hành hạn chế tồn động nhiều thời gian chết (TG chuyển đổi ca, TG ngừng máy do thiếu nguyên vật liệu, TG gia công lại sản phẩm lỗi)
Máy móc thiết bị có khả năng chuyển đổi linh hoạt bắt kịp sự thay đổi của nhu cầu
29 Thời gian giao hàng chính xác, hiệu quả và đáp ứng được kỳ vọng khách hàng
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Nghiên cứu định lượng
Bảng 3.2: Bảng mã hóa thang đo biến quan sát
Yếu tố Mã hóa Nội dung
CN1 Anh chị đã được công ty đào tạo tay nghề trước và trong suốt quá trình làm việc
CN2 Anh/ chị được phân bổ vị trí công việc phù hợp với năng lực hiện tại
CN3 Anh chị luôn có ý thức tự giác và ham học hỏi trong công việc
CN4 Anh/ chị có kỹ năng làm việc linh hoạt giữa các công đoạn khác
CN5 Anh/ chị cảm thấy hài lòng và muốn phát triển bản thân hơn ở vị trí hiện tại
Yếu tố máy móc thiết bị
MMTB1 Anh/ chị đã được hướng dẫn sử dụng vận hành máy móc thiết bị
MMTB2 Phụ tùng, phụ kiện thay thế luôn được đáp ứng đầy đủ cho các trường hợp dừng máy đột ngột
MMTB3 Máy móc thiết bị được bảo trì, bảo dưỡng theo kế hoạch định kỳ
MMTB4 Máy móc thiết bị luôn trong tình trạng ổn định và không xảy ra các trường hợp dừng máy, hỏng hóc đột ngột
MMTB5 Máy móc, thiết bị mới và được cập nhật công nghệ hiện đại
Yếu tố mối quan hệ trong doanh nghiệp
MQH1 Anh/ chị cảm thấy thoải mái khi bày tỏ quan điểm của mình với cấp trên
MQH2 Anh/chị sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm việc với đồng nghiệp
MQH3 Anh/ chị có thường xuyên nhận được sự hỗ trợ từ cấp trên
MQH4 Anh/chị khả năng hợp tác, gắn kết cao trong công việc và đồng nghiệp
MQH5 Văn hóa doanh nghiệp hướng tới khuyến khích người lao động được thể hiện bản thân và có quyền tự chủ trong công việc
PP1 Anh/ chị đã được thông báo về kế hoạch sản xuất hàng ngày
PP2 Anh/chị được cung cấp đầy đủ thông tin và hiểu rõ chi tiết về quy trình gia công của các công đoạn
PP3 Anh/ chị đã nắm rõ phương pháp vận hành sản xuất bằng các công cụ trực quản lý trực quan
PP4 Chất lượng sản phẩm luôn được kiểm tra sau từng công đoạn gia công
Yếu tố điều kiện lao động ĐK1
Nguyên vật liệu, thiết bị và dụng cụ được cung cấp đầy đủ và kịp thời trước khi tiến hành sản xuất ĐK2
Môi trường làm việc thoải mái, an toàn (Không tiếng ồn, tích chất công việc không nguy hiểm - phức tạp, chính sách đảm bảo an toàn lao động…) ĐK3
Khối lượng công việc được phân bổ phù hợp với cá nhân anh chị và không bị quá tải ĐK4
Cán bộ quản lý đã có chính sách khen thưởng khi sản xuất đạt hiệu quả cao ĐK5 Anh/ chị vẫn đảm bảo sức khỏe về thể chất và tinh thần nhằm đáp ứng được tính chất công việc và không thường xuyên nghỉ việc
Yếu tố hiệu quả vận hành sản xuất
HQVHSX1 Công ty đã khuyến khích áp dụng các chương trình cải tiến liên tục (Kaizen) nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất
HQVHSX2 Số sản phẩm được tạo ra đạt chất lượng chiếm tỷ lệ cao, hạn chế tối đa được sản phẩm lỗi/ phế phẩm
Trong quá trình vận hành hạn chế tồn động nhiều thời gian chết (TG chuyển đổi ca, TG ngừng máy do thiếu nguyên vật liệu, TG gia công lại sản phẩm lỗi)
HQVHSX4 Máy móc thiết bị có khả năng chuyển đổi linh hoạt bắt kịp sự thay đổi của nhu cầu
HQVHSX5 Thời gian giao hàng chính xác, hiệu quả và đáp ứng được kỳ vọng khách hàng
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, tức là lựa chọn đối tượng khảo sát dựa trên cảm tính, kinh nghiệm và sự thuận tiện Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, không cần tính toán sai số do chọn mẫu Tuy nhiên, nhược điểm là mẫu thu thập mang tính chủ quan, không thể suy rộng cho tổng thể Các tham số thu được không thể ước lượng bằng số liệu chính xác.
Trong phương pháp chọn mẫu phi xác suất, kỹ thuật này sẽ được chia thành 3 hướng tiếp cận khác nhau: Chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling), chọn mẫu phán đoán (judgement sampling), chọn mẫu định ngạch (quota sampling) Với bài nghiên cứu này, tác giả sẽ áp dụng kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện (convenience sampling) Khi xét trên tính khách quan của phạm vi nghiên cứu cùng với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp, tác giả sử dụng phương pháp này với mục đích có thể dễ dàng tiếp cận với các đối tượng khảo sát dựa trên sự thuận tiện, có khả năng tiếp cận toàn bộ với những người lao động đang làm việc tại phân xưởng sản xuất thùng vuông
Theo như đề xuất của Hair và cộng sự (1998), các nhà nghiên cứu sẽ không phân tích nhân tố mẫu có ít hơn 50 quan sát, cỡ mẫu tốt phải có giá trị là 100 hoặc lớn hơn Theo nguyên tắc, mức tối thiểu là số lượng quan sát phải ít nhất 5 lần số biến cần phân tích theo tỷ lệ 5:1
Tác giả sẽ định mức số lượng mẫu tối thiểu (n) cần thiết để thực hiện Phân tích Nhân tố Khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) theo công thức cần đạt trong bài nghiên này là: n = 5 * m
(Với: m là số lượng câu hỏi trong bảng câu hỏi, loại bỏ các câu hỏi cá nhân)
Do đó, với 29 câu hỏi trong bảng khảo sát, kích thước mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu sẽ là n = 5 * 29 = 145 người tham gia Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và đối phó với các sai số có thể xảy ra, tác giả quyết định thực hiện cuộc khảo sát với một kích thước mẫu lớn hơn là 200 người tham gia
3.4.3 Thu thập và phân tích dữ liệu
Phương pháp thống mô tả kê là kỹ thuật xử lý dữ liệu hỗ trợ tác giả miêu tả được hàm ý khái quát của dữ liệu, đặc điểm mẫu nghiên cứu thông qua quá trình khảo sát Kết quả thu thập được từ hoạt động này giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về mẫu nghiên cứu và được hiển thị trên bảng tần số Thông tin từ bảng tần số biểu hiện số lượng, tỷ lệ cơ cấu phần trăm của giá trị chẳng hạn như phần trăm về giới tính, chức vụ, số năm làm việc… Đánh giá độ tin cậy thang đo
Hệ số Cronbach’s Alpha là công cụ hỗ trợ việc kiểm tra mức độ tin cậy của các biến quan sát từ nhân tố gốc Phép kiểm định này có thể phàn ảnh được mức độ tương quan giữa các biến quan sát chặt chẽ với nhau trong cùng một thang đo lường (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Hệ số này còn cho biết, từ các biến quan sát có cùng nhân tố gốc, biến quan sát nào có sự tương quan thuận chặt chẽ sẽ hỗ trợ then chốt cho hoạt động đo lường khái niệm và ngược lại Nếu kết quả nhận được từ việc đánh giá độ tin cậy của các nhân tố là tốt (hệ số Cronbach’s Alpha cao) sẽ nêu lên được tính chất ảnh hưởng của nguyên tố gốc, do đó chúng ta đã xây dựng được thang đo tốt để đo lường nhân tố mẹ này Độ biến thiên của các giá trị trong hệ số Cronbach’s Alpha sẽ nằm trong khoảng từ [0;1] Khi hệ số nằm ở mức 0 biểu hiện rằng các biến quan sát trong thang đo sẽ không có mối tương quan nào Trong khi đó, mức 1 đại diện mối tương quan rất chặt chẽ và nằm ở mức độ hoàn hảo Trên thực tế, sẽ có ít trường hợp nằm ở hai mức độ này trong công tác phân tích dữ liệu Mặc khác, sẽ có một số trường hợp hệ số Cronbach’s Alpha nằm ngoài khoảng giá trị [0;1], lúc này thang đo đã xây dựng hoàn toàn không có ý nghĩa các biến quan sát trong thang đo đối lập và ngược chiều nhau
Bảng 3.3: Hệ số đánh giá độ tin cậy thang đo
Hệ số Yêu cầu Nhận xét Nguồn
Lớn hơn 0,6 Thang đo lường đủ điều kiện Hair và cộng sự (2009);
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)
0,7 – 0,8 Thang đo lường sử dụng tốt 0,8 – 1 Thang đo lường rất tốt Corrected Item –
(Hệ số số tương quan biến tổng)
Lớn hơn 0,3 Biến quan sát tốt Cristobal và cộng sự
(2007) Nhỏ hơn 0,3 Cần xem xét loại bỏ biến quan sát
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Trong việc kiểm định độ tin cậy của thang đo cần lưu ý một số tiêu chuẩn khi thực hiện công tác Theo Hair và cộng sự (2009) cho rằng một thang đo tốt, đảm bảo được tính đơn hướng, độ tin cậy của dữ liệu thì hệ số Cronbach’s Alpha nên đạt ngưỡng 0.7 trở lên Mặt khác, ông cũng đề cập nếu một nghiên cứu mang tính khám phá sơ bộ thì Cronbach’s Alpha là 0.6 có thể chấp nhận được
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha, tác giả chuyển đến giai đoạn phân tích các nhân tố khám phá Việc phân tích nhân tố khám phá (EFA) dùng để thu gọn, tóm tắt một tập hợp các biến quan sát thành số lượng ít các nhân tố mà tác giả có thể sử dụng được Khác với phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích EFA sẽ giúp cân nhắc mối quan hệ giữa giữa các biến, bao gồm tất cả các biến quan sát từ các nhiều nhóm nhân tố khác nhau chứ không chỉ xét mối quan hệ giữa các biến trong cùng một nhân tố như phân tích Cronbach’s Alpha Từ đó, giúp tác giả kịp thời đánh giá hai giá trị quan trọng của của thang đo: giá trị hội tụ và giá trị phân biệt đồng thời phát hiện trường hợp các biến quan sát tải lên nhiều nhân tố khác hoặc xáo trộn các nhân tố làm sai lệch độ tin cậy của bài nghiên cứu Ngoài ra, trong phân tích EFA cần quan tâm đến một số tiêu chí như:
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): Khi xét tiêu cDhí này, trị số KMO phải đạt giá trị lớn hơn 0.5 cụ thể là (0.5 = 0.3 Đạt mức điều kiện tối thiểu Hoàng Trọng và Chu
NguyễnMộng Ngọc (2008); Hair và cộng sự (2009) Factor loading >= 0.4 Được xem là quan trọng
Factor loading >= 0.5 Biến quan sát tốt có ý nghĩa thực tiễn
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích thống kê mô tả
Dựa trên kết quả thu thập từ 200 mẫu khảo sát, nghiên cứu này chỉ ra sự phân bố lao động không đồng đều theo giới tính tại xưởng sản xuất thùng của Bao bì Nam Việt Tỷ lệ lao động nam chiếm 62% với 124 người, trong khi tỷ lệ lao động nữ là 38% tương ứng với 76 người tham gia khảo sát.
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm mẫu nghiên cứu theo giới tính
(Nguồn: Số liệu khảo sát từ doanh nghiệp) Để giải thích rõ hơn về mặt ý nghĩa của số liệu, tác giả thu thập dữ liệu dựa theo phạm vi nghiên cứu ở xưởng sản xuất thùng bao bì Theo như tác giả quan sát thực tế, thì ứng với các chuyền sản xuất sẽ có các đặc thù về tính chất công việc như sau Chẳng hạn, đối với hầu hết các chuyền sản xuất đều đòi hỏi NLĐ phải đảm bảo đầy sức khỏe, thể chất Vì công việc yêu cầu khá nặng về thể lực cũng như kỹ năng thao tác vận hành máy móc, thiết bị Để lý giải rõ thì việc gia công lên một thành phẩm sẽ phụ thuộc khá nhiều vào máy móc và thiết bị, nên mỗi khi xảy ra tình trạng dừng máy hoặc chuyển sản phẩm, chuyển chuyền, NLĐ nam sẽ đảm nhận vai trò sửa máy cũng như hiệu chỉnh lại máy móc thiết bị Bên cạnh đó, việc luân chuyển các bán thành phẩm và thành phẩm đều dựa trên xe nâng và xe kéo pallet, do đó NLĐ nam sẽ thuần thục hơn trong việc điều khiển xe nâng cũng như đáp ứng đủ điều kiện về mặt thể chất để di chuyển các xe kéo pallet Vì vậy, để đáp ứng được tính chất công việc thì lao
Trang 33 động đầu vào chủ yếu của bao bì Nam Việt sẽ là người lao động nam, cho nên dữ liệu thu thập được sẽ có sự chênh lệch không đồng đều về cơ cấu giới tính của lao động trong quá trình nghiên cứu
Hình 4.2: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo độ tuổi
(Nguồn: Số liệu khảo sát từ doanh nghiệp ) Dựa vào kết quả khảo sát, độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất rơi vào khoảng từ 30 đến 45 tuổi đạt tỷ trọng 61,5% Kế đến là độ tuổi nhóm lao động trẻ từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ trọng 26,5% Trên thực tế, nguồn lao động của công ty bao bì Nam Việt khá dồi dào, điều này góp phần giúp các cấp quản lý có thể linh hoạt hơn trong việc điều phối công việc cho họ một cách tương xứng Mặc khác, công ty cũng nên tích cực đào tạo, huấn luyện thêm tay nghề đối với hai nhóm lao động đã được nêu trên
Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ %
(Nguồn: Số liệu khảo sát từ doanh nghiệp)
Căn cứ vào bảng dữ liệu của khảo sát đã có hiện tượng chênh lệch hiện tượng về trình độ học vấn tại công ty sản xuất bao bì Nam Việt Cụ thể, tỷ lệ cấu hình cơ sở
Trang 34 để phân tích vấn đề học tập như sau: Lao động phổ thông sử dụng số lượng lớn với tỷ lệ là 87,0%, đây là nhóm lao động chiếm đại đa số nhất trong cơ cấu tổ chức của xưởng sản xuất và thường có trình độ học vấn cơ bản Lao động có trình độ trung cấp chiếm 8,0% tỷ lệ, đứng thứ hai trong cơ cấu Đây có thể là những người đã có đào tạo nghề trung cấp hoặc các chứng chỉ tương tự Lao động có trình độ cao đẳng chiếm 4,0% tỷ lệ và đứng ở vị trí thứ ba trong cơ cấu về trình độ học vấn Đây là những người đã có trình độ cao đẳng trong một lĩnh vực cụ thể Cuối cùng, lao động có trình độ đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất trong bảng cơ cấu về trình độ học vấn với 1,0%, đây là những người có trình độ đại học và có thể được sử dụng cho các vị trí công việc đòi hỏi kiến thức sâu rộng Tóm lại, sự chênh lệch rõ rệt về trình độ học vấn có thể trở thành rào cản trong nhiều hoạt động chuyên môn liên quan đến lĩnh vực sản xuất Bởi lẽ, tỷ lệ phần trăm người lao động có trình độ đại học còn quá khiêm tốn nên việc áp dụng các phương pháp và công cụ xoay quanh khối vận hành sản xuất sẽ trở thành thách thức mà công ty TNHH Sản xuất bao bì Nam Việt phải đối mặt
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm mẫu nghiên cứu theo thời gian làm việc
(Nguồn: Số liệu khảo sát từ doanh nghiệp)
Dựa trên kết quả nghiên cứu, ta thấy tỷ lệ lao động có thời gian làm việc trên 3 năm chiếm phần lớn, đạt tỷ trọng 55,5% tổng số lao động, tiếp theo là lao động có thời gian làm việc từ 1 năm đến 3 năm, chiếm tỷ trọng 27,5% Theo quan sát, những lao động có thời gian làm việc như trên thường có trình độ tay nghề ở mức khá và giỏi, đã nắm bắt rõ các thao tác cũng như thứ tự quy trình các công việc và có thể giải quyết công việc một cách độc lập không cần quá nhiều sự can thiệp từ các cấp quản lý hoặc chuyền trưởng của chuyền Tỷ lệ lao động có thời gian làm việc dưới 1 năm chiến 17,0% Đối với các đối tượng lao động này, họ sẽ được phân bổ ở các vị trí cơ bản
Trang 35 trước tiên, sau quá trình học việc và tích lũy kinh nghiệm sẽ được cho đứng máy ở các công đoạn phức tạp hơn Với cấu trúc thời gian làm việc như trên, có thể kết luận rằng chất lượng lao động tại xưởng sản xuất bao bì Nam Việt được duy trì ổn định và đa dạng, với sự đánh giá cao về trình độ tay nghề và kinh nghiệm của nhân viên.
Phân tích độ tin cậy của thang đo qua chỉ số Cronbach’s Alpha
Kiểm định Cronbach’s Alpha các biến độc lập
Tác giả sẽ tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo về yếu tố con người (CN), yếu tố máy móc thiết bị (MMTB), yếu tố mối quan hệ trong doanh nghiệp (MQH), yếu tố phương pháp (PP), yếu tố điều kiện lao động (DK) dựa trên các chỉ số tiêu chuẩn của quá trình phân tích Cronbach’s Alpha Chỉ khi các chỉ số đã đạt đủ điều kiện thì nhân tố con (biến quan sát) mới có khả năng phản ánh đặc điểm của nhân tố mẹ (biến độc lập)
Bảng 4.2: Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha các biến độc lập
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến này
Biến độc lập Yếu tố con người: Cronbach’s Alpha = 0,701
Yếu tố máy móc thiết bị: Cronbach’s Alpha = 0,795
Yếu tố mối quan hệ trong doanh nghiệp: Cronbach’s Alpha = 0,802
Yếu tố phương pháp: Cronbach’s Alpha = 0,814
Yếu tố điều kiện lao động: Cronbach’s Alpha = 0,892
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS)
Dựa vào thông tin trong bảng 4.2, có thể thấy rằng tất cả các biến độc lập đều có độ tin cậy tương đối cao theo thang đo Cronbach's Alpha, với mức độ tin cậy đạt ngưỡng từ 0,6 trở lên Điều này cho thấy thang đo đã đủ điều kiện để phản ánh mức độ tương quan giữa các biến Cụ thể, độ tin cậy của biến "điều kiện lao động" đạt điểm cao nhất với hệ số Cronbach's Alpha là 0,892, tiếp theo là các biến "phương pháp",
"mối quan hệ trong doanh nghiệp," "máy móc thiết bị", và "con người" lần lượt với các hệ số là 0,814, 0,802, 0,795 và 0,701 Song song đó, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đáp ứng được tiêu chuẩn lớn hơn 0.3 Do đó, thang đo lường của các biến phụ thuộc có một giá trị đáng tin cậy để bắt đầu triển khai các bước phân tích tiếp theo
Bảng 4.3: Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha các biến phụ thuộc
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến này
Hiệu quả vận hành sản xuất: Cronbach’s Alpha = 0,655
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS)
Sau khi tiến hành kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc thì chỉ số Cronbach’s Alpha đã đạt điều kiện tiêu chuẩn trong phân tích Nhưng trong quá trình kiểm tra hệ số tương quan biến tổng thì đã xuất hiện trường hợp biến quan sát HQVHSX5 (Corrected Item-Total Correlation = -0,63) không phù hợp với tiêu chuẩn kiểm định, giải thích ý nghĩa rất yếu cho nhân tố HQVHSX Bởi lẽ xuất hiện trường hợp này, có khả năng khi thiết lập thang đo cho công trình nghiên cứu biến quan sát này không nêu rõ hàm ý về mặt ý nghĩa cho nhân tố mẹ Cho nên tác giả quyết định loại bỏ biến quan sát này và kiểm định lại độ tin cậy của thang đo đối với biến phụ thuộc giúp các biến quan sát thể hiện rõ được ý nghĩa nghiên cứu hơn
Bảng 4.4: Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha các biến phụ thuộc (lần 2)
Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến này Biến phụ thuộc
Hiệu quả vận hành sản xuất: Cronbach’s Alpha = 0,807
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS)
Kết quả từ bảng 4.4, sau khi loại bỏ biến quan sát HQVHSX5 thì hệ số Cronbach’s Alpha đã có xu hướng tăng từ 0,655 lên 0,807 giúp thang đo của biến phụ thuộc có một mức độ tin cậy cao hơn Bên cạnh đó, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp với tiêu chuẩn là 0,3, vì vậy đã đáp ứng đủ các điều kiện để tác giả có thể tiến hành chuyển sang các bước phân tích tiếp theo.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo, thì đã loại bỏ đi một biến quan sát của biến phụ thuộc giúp mô hình định hình rõ hơn về biến độc lập và biến phụ thuộc Cho nên, việc phân tích nhân tố khám phá (EFA) sẽ bắt đầu tiến hành sau khi đã tách riêng các biến được loại bỏ ra khỏi thang đo, bên cạnh đó giúp thang đo đánh giá được giá trị của nó Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal Component Analysis (PCA) và kết hợp với phép quay vuông góc Varimax trong phân tích ở giai đoạn này
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá với các biến độc lập
KMO (Kaise-Meyer-Olkin) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Và tiêu chí riêng đối với chỉ số này phải đáp ứng được điều kiện đã nêu ở mục 3.4.3
Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H0: “24 biến độc lập và không có sự tương quan với nhau trong tổng thể”
Bảng 4.5: Kết quả KMO và Bartlett’s Test của biến độc lập (lần 1)
Giá trị chi bình phương xấp x 2104,402
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS)
Kết quả của nghiên cứu dựa trên bảng 4.5 cho thấy dữ liệu phân tích trị số KMO đạt giá trị 0,879, thỏa điều kiện 0,5 < KMO < 1, là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, và mô hình phân tích nhân tố khám phá đạt sự thích hợp cao trong phân tích Mức ý nghĩa (Sig) bằng 0,000 trong kiểm định Bartlett, bác bỏ giả thuyết H0, điều này cho thấy biến 24 độc lập có mối liên hệ với nhau
Tác giả đã thực hiện phân tích Principal Component (PCA) kết hợp với phép quay Varimax để giải quyết cấu trúc nhân tố từ 24 biến quan sát Kết quả từ ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrix) cho thấy rằng các biến đã được tổng hợp lại thành 5 nhân tố Giá trị của Eigenvalues cho các nhân tố này là 1,202, vượt qua
Trang 38 ngưỡng 1, và tổng phương sai trích được là 60,587%, vượt qua ngưỡng 50% Điều này thể hiện rằng phân tích đã đáp ứng các chuẩn cần để giải quyết cấu trúc nhân tố một cách thích hợp Như vậy, sau phân tích PCA và quay Varimax, tác giả đã giảm số lượng biến ban đầu từ 24 xuống còn 5 nhân tố chính, giúp đơn giản hóa và tạo ra một biểu thức tốt hơn cho dữ liệu Các nhân tố này có giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, cho thấy rằng chúng đóng góp đủ lớn vào sự biến đổi dữ liệu Tổng phương sai trích đạt 60,587%, chỉ ra rằng các nhân tố này giải quyết một phần đáng kể tổng biến thiên của mẫu khảo sát Tuy nhiên, khi kiểm tra điều kiện nhân tố tải (Factor loading) ở mỗi biến quan sát trong ma trận xoay, đã xuất hiện tình trạng không phù hợp khi biến đo lường
MQH4 và MMTB4 có trị số Factor Loading lần lượt là 0,465; 0,463 (Factor Loading
Kết quả phân tích EFA lần 1 cho thấy ba biến PP1, PP2 và PP3 có hệ số nhân tố tải thấp (PP1 = 0,416; PP2 = 0,421; PP3 = 0,311) Trong đó, hệ số nhân tố tải của biến PP3 có giá trị tối thiểu nhỏ hơn ngưỡng chấp nhận (0,586 - 0,311 < 0,3) Do đó, cần loại bỏ ba biến này khỏi thang đo và tiến hành phân tích EFA lại cho lần 2.
Bảng 4.6: Phân tích EFA của các biến độc lập (lần 1)
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS)
Sau khi tiến hành loại bỏ các biến quan sát MQH4, MMTB4 và PP3, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám EFA (lần 2) với 21 biến quan sát được nhóm trong 5 nhân tố Khi tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu chuẩn về hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s Kết quả phân tích cho thấy, hệ số 0,5 < KMO = 0,858 < 1 thỏa mãn được điều kiện kiểm định và trị số Sig của kiểm định Bartlett’s = 0,000 < 0,05, đạt yêu cầu dựa theo bảng 4.7 Tương tự với giá trị Eigenvalues của lần chạy EFA đầu tiên, tất cả các giá trị ở lần này đều lớn hơn 1, ứng với giá trị Eigenvalues nhỏ nhất là 1,187 Nếu có thể nhận định độ biến thiên của mô hình là 100% thì chỉ số phương sai trích ở lần chạy thứ hai sẽ cô động được 62,89% Song song, tác giả cũng kiểm tra hệ số nhân tố tải (Factor Loading) của các biến quan sát ở bảng 4.8 thì tác giả nhận thấy biến
MMTB3 có sự khác biệt nhân tố tải có giá trị tối thiểu dưới 0,3 (0,621 – 0,346) Cho nên, nên để tác giả quyết định loại bỏ biến quan sát này ra khỏi thang đo để đảm bảo tính chuẩn xác tối ưu cho việc phân tích và tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA lần thứ ba
Bảng 4.7: Kết quả KMO và Bartlett’s Test của biến độc lập (lần 2)
Giá trị chi bình phương xấp xỉ 1773,716
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS)
Bảng 4.8: Phân tích EFA của các biến độc lập (lần 2)
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS) Ở giai đoạn phân tích EFA lần 3, kiểm tra các chỉ tiêu kiểm định về KMO và Bartlett’s thì hệ số KMO = 0,852 và trị số Sig < 0,05 đều nằm trong khoảng cho phép, đủ điều kiện để việc các phân tích nhân tố là thích hợp Tương tự việc phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2, thì khi loại bỏ biến quan sát MMTB3 thì thang đo hiện tại với
20 biến quan sát được chiết xuất vào nhóm 5 nhân tố Bên cạnh đó, trị số Eigenvalues của cả 5 nhân tố đều có giá trị lớn hơn 1, với giá trị nhỏ nhất là 1,112 Tổng phương sai trích ở lần chạy thứ 3 đã tăng từ 62,890% lên 63,758%, đồng nghĩa với việc khả năng giải thích của mô hình đã đạt giá trị cao hơn trong tổng biến thiên của mẫu khảo sát Bên cạnh đó, các hệ số nhân tải của các biến quan sát đo lường đều lớn hơn 0,5, đạt được chất lượng tốt Do đó, thang đo các biến quan sát hiện tại đã đảm bảo đủ giá trị hội tụ và có thể biểu hiện mối tương quan với nhân tố đó Vì vậy, các nhân tố sẽ được làm tiền đề cho các bước phân tích sau
Bảng 4.9: Kết quả KMO và Bartlett’s Test của biến độc lập (lần 3)
Giá trị chi bình phương xấp xỉ 1668,970
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS)
Bảng 4.10: Phân tích EFA của các biến độc lập (lần 3)
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS)
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) trên thang đo biến phụ thuộc (Hiệu quả vận hành sản xuất) bằng phương pháp trích Principal components và phép quay Varimax cho thấy các chỉ tiêu đánh giá như sau: Hệ số KMO là 0,737, lớn hơn 0,5, cho thấy phân tích là phù hợp Kết quả kiểm định Bartlett’s cho thấy giá trị là 291,645 với mức ý nghĩa Sig = 0,000, thấp hơn ngưỡng 0,05, chứng tỏ rằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) là phù hợp và có tính đáng tin cậy
Bảng 4.11: Kết quả KMO và Bartlett’s Test của biến phụ thuộc
Giá trị chi bình phương xấp xỉ 291,645
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS)
Phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc thì 4 biến đo lường đã được tổng hợp vào cùng một nhân tố và đạt giá Eigenvalues = 2,588 lớn hơn 1 và tổng phương sai trích 63,952%, lớn hơn điều kiện 50%, phù hợp với yêu cầu Từ đây, tác giả sẽ sử dụng kết quả ở quá trình phân tích EFA này để làm nền tảng cho bước phân tích tương quan ở giai đoạn sau
Bảng 4.12: Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc
Nhân tố Eigenvalues khởi tạo Tổng bình phương rút trích các hệ số nhân tố Tổng cộng % của phương sai % Tích lũy Tổng cộng % của phương sai % Tích lũy
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS)
Dựa vào bảng Bảng 4.13, sẽ thể hiện các biến quan sát còn được giữ lại sau quá trình phân tích nhân tố khám phá (EFA), các biến quan sát còn lại sau khi đã loại bỏ là
20 biến và đã loại đi một số biến không biểu hiện rõ được ý nghĩa của nhân tố mẹ nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện của đề tài nghiên cứu
Bảng 4.13: Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc
Nhân tố Ký hiệu Biến đo lường
Con người CN CN1, CN2, CN3, CN4, CN5
Máy móc thiết bị MMTB MMTB1, MMTB2, MMTB5
Mối quan hệ trong doanh nghiệp MQH MQH1, MQH2, MQH3, MQH5
Phương pháp PP PP1, PP2, PP4 Điều kiện lao động DK DK1, DK2, DK3, DK4, DK5
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Phân tích ma trận hệ số tương quan
Khi phân tích ma trận hệ số tương quan, tác giả tập trung vào việc xem xét mối quan hệ tuyến tính có mạnh mẽ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình Ngoài ra, thông qua việc xử lý dữ liệu của ma trận, sẽ giúp tác giả nhìn nhận một cách trực quan hơn về khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4.14: Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS)
Dựa vào kết quả trong bảng 4.14 sau khi tiến hành phân tích ma trận hệ số tương quan, tác giả thực hiện xử lý dữ liệu theo các tiêu chí được trình bày trong mục 3.4.3 của phân tích tương quan Pearson Đầu tiên, tác giả xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Trị số Sig (2-tailed) giữa 5 cặp biến: HQVHSX_Y
- CN_X1; HQVHSX_Y - MMTB_X2; HQVHSX_Y - MQH_X3; HQVHSX_Y - PP_X4; HQVHSX_Y - DK_X5 đều có giá trị nhỏ hơn 0.05, thỏa mãn hoàn toàn tiêu chí đề ra trong bước phân tích tương quan Điều này cho thấy sự tương quan chặt chẽ giữa các cặp biến này Bên cạnh đó, tác giả cũng xem xét mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với nhau Khi nói về "biến độc lập," tác giả có ý định miêu tả đặc điểm của dạng biến này, và cần đảm bảo rằng các biến độc lập phải độc lập về ý nghĩa với nhau, để tránh xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Kết quả từ bảng dữ liệu cho thấy ở hầu hết các cặp biến độc lập đều có giá trị Sig nhỏ hơn 0,05 điều này cho thấy rằng, có sự tương quan giữa các biến, và tác giả nghi ngờ về khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong trường hợp này
HQVHSX = β0 + β1*CN + β2*MMTB + β3*MQH + β4*PP + β5*DK
Phân tích hồi quy
Trải qua trình phân tích dữ liệu ở các giai đoạn trước đó, tác giả đã dần định hình được biến độc lập và biến phụ thuộc cho mô hình nghiên cứu của mình Đến giai đoạn này, tác giả sẽ tiến hành phân tích hồi quy bội với 5 biến độc lập: Yếu tố con người (CN), yếu tố máy móc thiết bị (MMTB), yếu tố mối quan hệ trong doanh nghiệp (MQH), yếu tố phương pháp (PP), yếu tố điều kiện lao động (DK) và 1 biến phụ thuộc chịu tác động là hiệu quả vận hành sản xuất (HQVHSX) Với riêng đề tài nghiên cứu này, tác giả ứng dụng phương pháp Enter, tức là các biến độc lập sẽ được đưa vào phân tích vào cùng một thời điểm phân tích Nguyễn Đình Thọ (2010) cũng cho rằng, khi mục tiêu nghiên cứu là kiểm định lý thuyết đã được chứng minh ở các công trình nghiên cứu khác, thì tác giả nghiên cứu khuyến khích nên sử dụng phương pháp này
HQVHSX= β0 + β1*CN + β2*MMTB + β3*MQH + β4*PP + β5*DK +ei
4.5.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình
Bảng 4.15: Đánh giá sự phù hợp của mô hình
Std Error of the Estimate Durbin Watson
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS)
Bảng 4.16: Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Model Tổng phương sai lệch df Bình phương tổng phương sai F Mức ý nghĩa
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS)
Với kết quả phân tích của bảng dữ liệu, hệ số R 2 hiệu chỉnh là 0,531 Hệ số R 2 hiệu chỉnh nhỏ hơn R 2 = 0,543, vì vậy tác giả sử dụng hệ số R 2 hiệu chỉnh = 0,531 (>50%) để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn, vì nó không phóng đại mức độ phù hợp của mô hình, chứng tỏ mô hình hồi quy là phù hợp để giải thích các nhân tố đặc điểm bao gồm: yếu tố con người (CN), yếu tố máy móc thiết bị (MMTB), yếu tố mối quan hệ trong doanh nghiệp (MQH), yếu tố điều kiện lao động (DK) Ý nghĩa của hệ số R 2 hiệu chỉnh là 53,1% sự biến thiên của hiệu quả vận hành sản xuất sẽ được vận hành với 5 biến độc lập đã được ra trong mô hình
Mặc khác, khi kiểm định sự phù hợp của mô hình ở bảng 4.16, mức ý nghĩa của trị số Sig đạt giá trị 0,00 (nhỏ hơn 0,05) Từ việc kết hợp hai bước phân tích trên, tác giả nhận định mô hình hồi quy bội đã phù hợp để tiến hành triển khai các bước tiếp theo
4.5.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation) và đa cộng tuyến
Bảng 4.17: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Thống kê đa cộng tuyến Độ chấp nhận của biến (Tolerance)
Hệ số phóng đại phương sai
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS) Ở giai đoạn phân tích hệ số tương quan Pearson, tác giả đã nghi ngờ có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập Do đó, để xác thực hiện tượng thì quá trình phân tích hồi quy sẽ trả lời cho mối nghi vấn đang hiện hữu Tác
Trang 45 giả sẽ căn cứ vào hệ số phóng đại phương sai VIF trong quá trình phân tích hồi quy để có thể kết luận hiện tượng đa cộng tuyến, giúp mô hình đang xây dựng có ý nghĩa mạnh mẽ hơn
Khi kiểm tra kết quả từ bảng dữ liệu 4.17, VIF của tất cả các biến đều có giá trị nhỏ hơn 2, và riêng với mô hình nghiên cứu sử dụng Likert mà tác giả đang áp dụng thì thì mức tiêu chuẩn của hệ số phóng đại là 2 Như vậy, khi trải qua quá trình kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thì mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và các biến độc lập có ý nghĩa tác động riêng biệt đến biến phụ thuộc
4.5.3 Kiểm định các giải thuyết thống kê bằng mô hình hồi quy
Bảng 4.18: Kết quả hồi quy
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS)
Khi trải qua quá trình phân tích hồi quy và thu nhận kết quả theo bảng 4.18, tác giả sẽ nhận định hệ số hồi quy của riêng mỗi biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc trong mô hình không thông qua kiểm định t (Student) Với bảng dữ liệu trên thì các biến độc lập bao gồm yếu tố con người (CN_X1), yếu tố MMTB (MMTB_X2), yếu tố mối quan hệ trong doanh nghiệp (MQH_X3), yếu tố phương pháp (PP_X4), yếu tố điều kiện lao động (DK_X5) hầu như mọi biến độc lập có mức ý nghĩa Sig < 0,05, chứng tỏ các biến độc lập hình đều mang ý nghĩa thống kê và tác động đến biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu Chỉ riêng biến mối quan hệ trong doanh nghiệp (MQH_X3) có giá trị Sig gần đạt mức 0,05 nên tác giả sẽ cân nhắc sự tác động của biến này đến biến phụ thuộc trong mô hình Bên cạnh đó, hệ số hồi quy chuẩn hóa có mức tác động đến biến phụ thuộc theo thứ giảm dần là CN_X1 (Beta = 0,318), MMTB_X2 (Beta = 0,303), PP_X4 (Beta = 0,185), DK_X5 (Beta = 0,132), MQH_X5 (Beta = 0,125), tương tự với giá trị Sig, biến độc lập MQH_X5 có giá trị hệ số hồi quy chuẩn hóa nhỏ nhất, mức tác động của biến độc lập này đến biến phụ thuộc cũng ở mức thấp nhất so với các biến còn lại
Dựa vào kết quả trên, tác giả tiến hành kiểm định các giả thuyết đã được đề xuất ban đầu:
Giả thuyết (H1): Yếu tố con người có tác động cùng chiều đến hiệu quả vận hành sản xuất
Yếu tố con người có giá trị Sig là 0,00 (nhỏ hơn 0,05), vì vậy biến độc lập này có ý nghĩa về mặt thống kê, và đạt điều kiện để có thể kết nạp vào phương trình hồi quy chuẩn hóa, hơn thế nữa yếu tố con người là tác nhân tác động mạnh mẽ nhất đến biến phụ thuộc hiệu quả vận hành sản xuất khi hệ số Beta của biến đạt giá trị là 0,318, một mức tác động cùng chiều đến tính hiệu quả từ hoạt động vận hành sản xuất Để lý giải rõ hơn, khi công ty bao bì Nam Việt muốn tuyển dụng nguồn lao động đầu vào thì cần quan tâm đến công tác đào tạo tay nghề cho nhân viên, phân bổ cho họ mức độ công việc phù hợp năng lực hiện tại nhằm giúp họ không gặp áp lực khi thích nghi với một công việc mới, kích thích tinh thần tự giác học hỏi, nâng cao kỹ năng tay nghề trong công việc, đem lại sự hài lòng và muốn bản thân phát triển hơn nữa, góp phần đem lại hiệu quả hơn trong quá trình vận hành sản xuất 0,318 đơn vị chênh lệch Chấp nhận giả thuyết H1
Giả thuyết (H2): Máy móc thiết bị có tác động cùng chiều đến hiệu quả vận hành sản xuất
Máy móc thiết bị có giá trị Sig là 0,00 (nhỏ hơn 0,05), cho thấy rằng biến độc lập này có ý nghĩa về mặt thống kê, và có thể chấp nhận đưa yếu tố này vào phương trình hồi quy chuẩn hóa, để biểu hiện sự tác động của yếu tố hiệu quả của quá trình sản xuất Ngoài ra hệ số hồi quy chuẩn hóa cho biến độc lập này là 0,303 có độ tác động mạnh thứ hai chỉ sau giả thuyết H1 Cụ thể hơn, khi vận hành sản xuất thành phẩm, mọi công đoạn đều có sự tham gia của máy móc thiết bị trong xuyên suốt các công đoạn để tạo ra thành phẩm Vì vậy, hướng dẫn vận hành thiết bị một cách tiêu chuẩn và chính xác thì khả năng tương tác người vận hành và máy móc tăng lên, loại bỏ được những hoạt động thừa thãi không mang lại giá trị Mặt khác, để duy trì tính ổn định của thiết bị, đòi hỏi thiết lập một chiến lược bảo trì phù hợp điều kiện sở tại, máy móc, công nghệ hiện tại của doanh nghiệp Trên hết, máy móc thiết bị phải đảm phụ tùng, phụ kiện thay thế và luôn trong trạng thái sẵn sàng sản xuất để quá trình vận hành suất đạt ở ngưỡng cao nhất cải thiện thêm 0,303 đơn vị chênh lệch Chấp nhận H2
Giả thuyết (H3): Mối quan hệ trong doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến hiệu quả vận hành sản xuất
Mối quan hệ trong doanh nghiệp có giá trị Sig là 0,045, hệ số hồi quy chuẩn hóa có giá trị thấp nhất là 0,125 và có tính tác động thấp nhất đến hiệu quả vận hành sản xuất Khi xét về mặt ý nghĩa thì yếu tố này vẫn đảm bảo đủ kiện về mặt thống kê và có thể đưa vào phương trình hồi quy Thực tế tại xưởng sản xuất, mọi hoạt động sản xuất sẽ được điều phối bởi một nhân viên điều độ sản xuất (quản lý sản xuất) tại phân xưởng Nhân viên điều độ này sẽ chịu trách nhiệm chính trong công tác phân bổ nhân lực cho các chuyền sản xuất Cho nên, việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa người quản lý xưởng với các chuyền trưởng, và chuyền trưởng truyền đạt thông tin chính xác đến các người lao động trong xưởng sản xuất là yếu tố tương đối quan trọng Mặt khác, không chỉ riêng bộ phận sản xuất, người quản lý sản xuất còn là đại diện cho phòng ban để tiếp nhận cũng như nắm bắt thông tin giữa các bộ phận khác: kinh doanh, nhân sự, chất lượng… để tránh mất thời gian trong việc truy vấn nguồn gốc của vấn đề Chấp nhận H3
Giả thuyết (H4): Phương pháp có tác động cùng chiều đến hiệu quả vận hành sản xuất
Yếu tố phương pháp có giá trị Sig là 0,01 (nhỏ hơn 0,05), biến độc lập này đã đảm bảo đủ ý nghĩa về mặt thống kê, và đã đủ điều kiện để đưa vào phương trình hồi quy chuẩn hóa Đồng thời, hệ số Beta của biến có giá trị 0,185, cho thấy yếu tố phương pháp có tác động cùng chiều đến hiệu quả vận hành sản xuất Điều này được biểu hiện rằng, khi vận hành nếu mọi người trong tổ chức tiếp nhận thông tin về kế hoạch sản xuất kịp thời sẽ hạn chế bị ảnh hương hơn, các công cụ quản lý trực quan góp phần hỗ trợ và truyền đạt rõ ràng chi tiết về các quy trình gia công giúp chất lượng sản phẩm đầu ra luôn đạt ở trạng thái tốt nhất không mất nhiều thời gian cho việc sửa chữa sản phẩm, giúp hoạt động vận hành sản xuất tốt hơn mà không gây ra gián đoạn 0,185 chênh lệch đơn vị Chấp nhận H4
Giả thuyết (H5): Điều kiện lao động có tác động cùng chiều đến hiệu quả vận hành sản xuất Điều kiện lao động có giá trị Sig là 0,026 (nhỏ hơn 0,05), biến độc này đã đảm bảo đủ ý nghĩa về mặt thống kê, và đã đủ điều kiện để đưa vào phương trình hồi quy chuẩn hóa Hệ số Beta của biến có giá trị 0,132, phản ánh một mức tác động cùng
Trang 48 chiều đến biến độc lập củ mô hình Điều này biểu hiện, trước khi tiến hành sản xuất cần chuẩn bị đảm bảo đầy đủ về yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị dụng cụ Mặt khác, tạo ra một môi trường làm việc thoải mái sẽ giúp người lao động không bị căng thẳng trong quá trình làm việc, không bị tác động tiêu đến thể chất và tinh thần khi mức độ công việc bị quá tải Cho nên tạo ra một môi trường lành mạnh và có chính sách khen thưởng cho người lao động sẽ góp phần không gây chán nản cho họ, từ đó không gây ra cản trở mà tăng hiệu quả chung của hoạt động vận hành sản xuất 0,132 đơn vị chênh lệch Chấp nhận H5
Dựa trên các phân tích và đánh giá thực hiện, tác giả đút kết và trình bày phương trình hồi quy chuẩn hóa cho bài nghiên cứu như sau:
HQVHSX= β0 + 0,318*CN + 0,303*MMTB + 0,185*PP + 0,132*DK + 0,125*MQH
Hiệu quả vận hành sản xuất được quyết định bởi các yếu tố sau:- Yếu tố con người: Chiếm 31,8%, đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình sản xuất.- Yếu tố máy móc thiết bị: Chiếm 30,3%, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất sản xuất.- Yếu tố phương pháp: Chiếm 18,5%, liên quan đến quy trình làm việc khoa học, hợp lý.- Yếu tố điều kiện lao động: Chiếm 13,2%, tác động đến sự thoải mái và năng suất của người lao động.- Yếu tố mối quan hệ trong doanh nghiệp: Chiếm 12,5%, thúc đẩy sự hợp tác và phối hợp hiệu quả.
Mô hình nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh
Hình 4.4: Mô hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
4.5.4 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư và liên hệ tuyến tính
(Nguồn: Trích xuất từ SPSS)
Tác giả sẽ đánh giá mô hình hồi quy có vi phạm phạm phần dư chuẩn hóa dựa trên biểu đồ Histogram ở hình 4.4 phía trên Một đường cong phân phối chuẩn được đặt phía trên biểu đồ tần số, và đường cong này có dạng một hình chuông, xem qua thì rất phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn Theo dữ liệu từ biểu đồ cho biết giá trị Mean = 5,90E - 16 gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0,987 gần bằng 1 đã thỏa yêu cầu giả định về phân phối chuẩn của phần dư Vì vây, tác giả hàm ý kết luận rằng: giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm
(Nguồn: Trích xuất từ SPSS)
Kiểm định sự khác biệt giữa biến định lượng và biến định tính
Kết quả ghi nhận được từ quả trình kiểm định Levene thể hiện đầy đủ giá trị kiểm định giữa các biến định tính và định lượng hỗ trợ tác giả trong việc nhận định phương sai của các biến định tính có sự khác biệt không Tác giả sẽ xem được có sự khác nhau tính hiệu quả vận hành sản xuất giữa các người lao động có giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian làm việc khác nhau không Dựa vào bảng kết quả 4.19, các biến định tính về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian làm việc đều không có sự khác biệt, điều này được biểu hiện khi mức ý nghĩa Sig của tất cả các biến đều lớn hơn 0,05
Bảng 4.19: Kiểm định Levene đối với các nhóm biến giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian làm việc tại công ty
Thống kê Levene df1 df2 Mức ý nghĩa Sig
Thời gian làm việc tại công ty 0,838 2 197 0,434
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS)
Khi kết thúc hoạt động kiểm định Levene và nhận thấy không có sự khác biệt phương sai giữa các biến định tính Tác giả tiếp tục tiến hành sử dụng kết quả kiểm định F từ bảng phân tích ANOVA nhằm kiểm định sự khác biệt trung bình về ý nghĩa các yếu tố tác động đến hiệu quả vận hành sản xuất tại bao bì Nam Việt Thông qua dữ liệu được phân tích của bảng 4.20 giá trị kiểm định F giữa các nhóm biến định tính khác nhau về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian làm việc tại công ty có mức ý nghĩa Sig lần lượt là 0,777, 0,896, 0,189, 0,609, nghĩa là sẽ không có sự khác biệt trung bình về mặt ý nghĩa thống kê của hiệu quả vận hành sản xuất Như vậy, tác giả có thể kết luận chưa có nhiều khác biệt về hiệu quả vận hành sản xuất giữa các nhóm có giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian làm việc tại công ty khác nhau
Bảng 4.20: Kết quả phân tích ANOVA giữa các nhóm biến giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian làm việc tại công ty
Biến kiểm định Tổng bình phương Df Bình phương trung bình F Sig
Thời gian làm việc tại công ty
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ SPSS)
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Với đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành sản xuất: Trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH Sản xuất bao bì Nam Việt” Tác giả đã xây dựng thang đo dựa trên 5 biến độc lập chính: Con người, máy móc thiết bị, mối quan hệ trong doanh nghiệp, phương pháp, điều kiện lao động
Bước đầu tiên trong quá trình phân tích, tác giả ứng dụng phương pháp thống kê mô tả về các biến định tính về giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi lao động và thời gian làm việc tại doanh nghiệp Việc phân tích được vận hành trên phần mềm SPSS, tác giả đã thống kê các lựa chọn của các đối tượng được khảo sát và biểu nó một cách trực quan nhất thông qua biểu đồ và đồ thị nhằm dễ tiếp cận và quan sát
Phân tích tiếp diễn sau giai đoạn thống kê, tác giả tiến hành phân tích độ tin cậy của thang đo dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha Điều kiện để đánh giá độ tin cậy được tác giả dựa theo mục 3.4.3 Kết quả đạt được cho thấy 5 biến độc lập đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn 0,6, các giá trị đánh giá độ tin cậy luôn nằm trong khoảng từ 0,7 đến 1 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Tuy nhiên, ở lần đánh giá độ tin cậy của thang đo lần đầu tiên, biến phụ thuộc “Hiệu quả vận hành sản xuất” có hệ số đánh giá độ tin cậy vẫn có giá trị lớn hơn 0,6 cụ thể là 0,655 Nhưng hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát thứ 5 (HQVHSX5) của biến phụ thuộc lại có hệ tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 nên tác giả quyết định loại bỏ biến quan sát này ra khỏi thang đo và tiến hành kiểm định lại Kết quả kiểm định độ tin cậy đối với biến phụ thuộc khi đã loại bỏ biến HQVHSX5 có giá trị Cronbach’s Alpha là 0,807 và các giá
Trang 53 trị từ 4 biến quan sát còn lại của hệ số tương quan biến tổng đều có giá trị lớn hơn 0,3 Với giá trị nhân được đã chứng tỏ thang đo có mức độ tin cậy ở ngưỡng tốt và có thể làm tiền đề cho các bước phân tích tiếp theo
Tiếp đến tác giả chuyển tiếp đến hoạt động phân tích nhân tố khám phá EFA Ở bước phân tích này, tác giả sử dụng phương pháp Principal component và phép xoay Varimax Sau lần phân tích EFA đầu tiên với các biến độc lập, tác giả đã loại bỏ ba biến quan sát, trong đó, 2 biến quan sát có hệ số nhân tố tải có giá trị nhỏ hơn 0,5 (MQH4 và MMTB4) và biến PP3 có giá trị chênh lệch tối thiểu nhỏ hơn 0,3, mục đích của việc này là nhằm đảm bảo tính hội tụ của thang đo Ở lần chạy EFA thứ 2, dường như mọi giá trị đều nằm trong khoảng ổn định, nhưng vẫn tồn tại biến quan sát MMTB3 có giá trị chênh lệch tối thiểu nhỏ hơn 0,3, vậy nên tác giả đã quyết định loại bỏ biến số này và tiến hành thực hiện lại bước phân tích nhân tố khám phá (EFA lần 3) Với kết quả của lần chạy thứ 3, các giá trị biểu hiện trong ma trận xoay đều thỏa mãn các tiêu chí kiểm định, và các biến quan sát đã nằm vào đúng trật tự nhất định, không xuất hiện trường hợp một biến cùng tải lên nhiều nhân tố và 20 biến quan sát của 5 biến độc lập đã được trích vào nhóm 5 nhân tố Tóm lại, các giá trị từ bước phân tích này đã đủ điều kiện cho việc áp dụng phân tích tương quan
Sau khi phân tích ma trận tương quan, tác giả đã đặt ra nghi ngờ về khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến do các biến độc lập có mối tương quan với nhau và hệ số Sig đạt được nhỏ hơn 0,05 Song song đó, kết quả kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc cho thấy các cặp biến HQVHSX_Y - CN_X1; HQVHSX_Y - MMTB_X2; HQVHSX_Y - MQH_X3; HQVHSX_Y - PP_X4; HQVHSX_Y - DK_X5 đều có mối tương quan chặt chẽ với nhau (giá trị Sig nhỏ hơn 0,05)
Chuyển sang bước phân tích cuối cùng, đầu tiên tác giả sẽ kiểm định tính phù hợp của mô hình thông qua hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,531 (lớn hơn 0,5) và mô hình cũng không xảy ra hiện tượng tự tương quan với Hệ số Durbin – Watson là 1,971, bên cạnh đó, mô hình có hệ số Sig = 0,000 (nhỏ hơn 0,05) Từ các kết quả dưới đây, tác giả có thể kết luận mô hình hồi quy đa biến là phù hợp Ngoài ra, dựa trên những hoài nghi về khả năng xảy ra đa cộng tuyến ở bước phân tích tương quan, tác giả sẽ kiểm định có xảy ra trường hợp đa cộng tuyến không dựa trên hệ số phương sai phóng đại (VIF), và các giá trị từ các biến độc lập trong mô hình đều có giá tri VIF nhỏ hơn 2, nên cũng
Trang 54 không rơi vào trường hợp đa cộng tuyến Cũng từ việc kiểm định các giả thuyết từ bước phân tích hồi quy, tác giả chấp nhận giả thuyết đề ra và đút kết một số nhận định như sau:
Khi tham gia vào hoạt động sản xuất, con người luôn có một vai trò then chốt để vận hành một hệ thống sản xuất Họ chính là tác nhân tác động đến tính hiệu quả khi vận hành Trên thực tế, xét ở nhiều góc độ thì trình độ chuyên môn tương ứng giữa các cá nhân sẽ khác nhau do thời gian - kinh nghiệm cũng như khả năng thích ứng trong công việc khác nhau Người có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, hoặc ở một trình độ học vấn cao hơn sẽ có khả năng tư duy và giải quyết vấn đề tốt hơn khi có sự cố bất ngờ xảy ra Bên cạnh đó, công tác quản trị của các bộ quản lý sẽ điều phối người lao động tạo ra năng suất cao hơn cũng như tạo động lực cho người lao động phát triển tốt hơn, và trên hết giá trị nhận được sau cùng sẽ đem lại cho hoạt động vận hành sản xuất hiệu quả hơn Trong 5 yếu tố, yếu tố con người có tác động mạnh mẽ nhất đến hiệu quả của vận hành sản xuất với hệ số Beta là 0,318, nói cách khác khi yếu tố con người tăng lên một đơn vị thì hiêu quả vận hành sản xuất tăng thêm 0,318 đơn vị
Trong hệ thống hoạt động, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng nhưng cần tối ưu hóa hiệu quả tổng thể thông qua việc sử dụng máy móc thiết bị hiện đại để tạo lợi thế cạnh tranh Bảo trì, bảo dưỡng máy móc đúng cách giúp loại bỏ hao phí, lãng phí, nâng cao hiệu quả vận hành Yếu tố máy móc thiết bị có hệ số Beta là 0,303, tức là khi mức tác động của máy móc thiết bị tăng 1 đơn vị, hiệu quả vận hành sản xuất sẽ tăng 0,303 đơn vị.
Nếu như sự tương tác giữa con người và máy móc thiết bị là điều kiện cần, thì tác giả xem phương pháp vận hành là điều kiện đủ để định hướng mọi hoạt động đúng theo tuần tự nhất định Chẳng hạn như việc phổ biến kế hoạch sản xuất rõ ràng, sẽ giúp người lao động nhận biết được các hoạt động sắp tới mình sắp phải thực hiện, và nên chuẩn bị gì để xử lý tốt hơn Bên cạnh đó, phương pháp quản lý trực quan sẽ giúp người lao động hiểu rõ chi tiết hơn về quy trình gia công của từng công đoạn và cho họ
Trang 55 một cách tiếp cận trực quan hơn thông qua hình ảnh thực tế Vì vậy, các quy trình thao tác chuẩn sẽ dần được hình thành, và biểu hiện rõ các chi tiết cần thực hiện hoặc cần khắc phục nhằm mang lại độ hiệu quả chung trong lúc vận hành Tiếp đến, yếu tố phương pháp có sự tác động đến hiệu quả vận hành sản xuất, mức tác động này đứng thứ 3 trong 4 yếu tố với hệ số Beta là 0,185 Cụ thể, khi yếu tố phương pháp tăng 1 đơn vị thì hiệu quả vận hành sản xuất sẽ tăng 0,185 đơn vị Điều kiện lao động sẽ là một giá trị tinh thần, giúp đem lại động lực tốt hơn trong suốt quá trình làm việc của người lao động Chẳng hạn như, khi làm việc trong môi trường thoải thì áp lực công việc là điều hạn chế xảy ra Đối với doanh nghiệp tác giả thực tập thì luôn hiện hữu cường độ ô nhiễm tiếng ồn, tuy nhiên công ty đã có chính sách yêu cầu người lao động đề cao an toàn khi lao động cũng như có những chế độ khen thưởng khuyến khích hỗ trợ người lao động tốt hơn, nhằm tạo tiền đề cho họ đóng góp hiệu quả hơn khi sản xuất Với yếu tố này thì công ty bao bì Nam Việt đã và đang từng bước triển khai hoàn thiện nên mức tác động sẽ ít hơn so với các biến còn lại Cụ thể, khi yếu tố điều kiện lao động tăng thêm 1 đơn vị thì hiệu quả vận hành sản xuất sẽ tăng lên 0,132 đơn vị
Mối quan hệ trong doanh là tính tương tác giữa các thanh viên trong một phòng ban thậm chí là liên phòng ban Nếu trong nội bộ một bộ phận còn hiện hữu trường hợp nhầm lẫn trong việc phổ cập thông tin thì chắn hẳn yếu tố này còn quan trọng hơn đối với vấn đề ở các phòng ban khác Việc tạo sự kết nối không chỉ dừng lại ở việc giao tiếp thông thường mà còn là cầu nối để mối cá nhân tạo động lực phát triển Thực tế, tại xưởng sản xuất thùng vuông, người lao động chưa được trao quyền để tự chủ giải quyết vấn đề Điều này được ghi nhận thông qua việc, khi có dấu hiệu khả nghi, cụ thể thể là tính chất của thiếc không đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng, các cá nhân trong chuyền chỉ có thể phản hồi cho chuyền trưởng và đợi chuyền trưởng báo cáo cho nhân viên quản lý sản xuất hoặc QC trực tiếp tại chuyền mới cân nhắc xem xét Điều này có thể nhận thấy, thời gian xử lý cho quy trình này khá là mất thời gian, hơn thế nữa là khi có sự cố về mặt chất lượng thì việc sản xuất hàng loạt đã diễn ra liên tục cho nên hậu quả tại thời điểm này không chỉ dừng lại ở việc phòng ngừa mà đã là tình huống đi xử lí vần đề (rework) Vấn đề này là góc nhìn riêng được nhìn nhận của tác giả, đối với người lao động chắc hẳn họ cũng xem quy trình này diễn biến một cách thông thường và không có vấn đề nghiêm trọng nên mức tác động của trị số này trong
Trang 56 thang đo sẽ không đạt mức tác động cao Cụ thể, khi yếu tố mối quan hệ trong doanh nghiệp tăng thêm 1 đơn vị thì hiệu quả vận hành sản xuất sẽ tăng lên 0,125 đơn vị