1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẢO THANH LÂN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển Du lịch Đảo Thanh Lân
Tác giả Phòng Văn hóa- Thông tin và Du lịch
Trường học Ủy ban Nhân dân Huyện Cô Tô
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại Đề án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cô Tô
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 2,97 MB

Nội dung

Đề án sẽ giúp huyện Cô Tô định hướng và xây dựng phát triển Khu du lịch Cô Tô nói chung và du lịch đảo Thanh Lântrở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng vui chơi giải trí, đặc sắc về văn h

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ PHÒNG VĂN HÓA - THÔNG TIN VÀ DU LỊCH

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẢO THANH LÂN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Văn hóa- Thông tin và Du lịch

Cô Tô, tháng 02 năm 2023

Trang 2

1.2.2 Cơ sở khoa học và thực tiễn

1.3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ của đề án

2.1 Điều kiện tự nhiên và tiềm năng du lịch tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý

2.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội và tiềm năng du lịch văn hóa, lịch sử

2.2.1 Điều kiện kinh tế, xã hội

2.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử

2.3 Hiện trạng phát triển du lịch xã Thanh Lân

2.3.9 Hiện trạng xúc tiến, quảng bá du lịch

2.3.10 Hiện trạng liên kết, hợp tác phát triển du lịch

2.4 Đánh giá chung về phát triển du lịch và phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch ở Thanh Lân

Trang 3

PHẦN THỨ BA:QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI

PHÁPPHÁT TRIỂN DU LỊCH THANH LÂN

3.1 Dự báo phát triển kinh tế, xã hội Thanh Lân

3.3 Quan điểm, định hướng phát triển

3.3.1 Quan điểm phát triển du lịch Thanh Lân

3.3.2 Định hướng phát triển chung du lịch Thanh Lân

3.4 Mục tiêu của Đề án

3.4.1 Mục tiêu chung

3.4.2 Mục tiêu cụ thể

3.5 Định hướng và thuyết minh lựa chọn các điểm du lịch

3.5.1 Vùng I – Trung tâm xã và khu vực phụ cận ………

3.5.2 Vùng II – Khu vực phía Tây

3.5.3 Vùng III – Khu vực phía Đông Nam, Vụng Ba Châu, Vụng con

3.5.4 Vùng IV – Vụng Ăng ten và Bãi đá thôn 1

3.5.5 Vùng V – Đảo Trần, các đảo còn lại

3.6 Định hướng và thuyết minh lựa chọn các tuyến du lịch

3.6.1 Nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn tuyến du lịch

3.6.2 Định hướng lựa chọn tuyến du lịch

3.6.3 Định hướng thuyết minh tuyến du lịch nội vùng

3.7 Định hướng phát triển các sản phẩm và loại hình du lịch

3.7.1 Định hướng loại hình du lịch

3.7.2 Định hướng sản phẩm du lịch

3.8 Định hướng tổ chức quản lý và khai thác du lịch

3.8.1 Định hướng về phát triển kết cấu hạ tầng du lịch

3.8.2 Định hướng về xúc tiến và quảng bá

3.8.3 Định hướng quản lý, khai thác và giám sát hoạt động du lịch

3.8.4 Định hướng về hợp tác phát triển du lịch

3.8.5 Định hướng về thị trường khách du lịch

3.8.6 Định hướng về bảo vệ môi trường

3.8.7 Định hướng về mở rộng, phát triển không gian du lịch, kết nối tuyến, điểm du lịch

3.8.8 Định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa

3.8.9 Định hướng chuyển đổi số trong du lịch

3.9 Đề xuất danh mục các dự án đầu tư, kinh phí thực hiện

3.9.1 Dự án cụ thể

3.9.2 Khái toán kinh phí thực hiện

Trang 4

3.10 Giải pháp thực hiện

3.10.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, quy hoạch và thu hút vốn

3.10.2 Nhóm giải pháp về tài chính

3.10.3 Nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

3.10.4 Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật

3.10.5 Nhóm giải pháp về chuyển đổi số trong phát triển du lịch

3.10.6 Nhóm giải pháp về phát triển các sản phẩm du lịch

3.10.7 Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch

3.10.8 Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch

3.10.9 Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường, phát huy giá trị khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần

3.10.10 Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước về du lịch

3.10.11 Nhóm giải pháp về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống

3.11 Tổ chức giám sát, đánh giá hoạt động du lịch

4.1 Đề nghị các Sở ngành có liên quan của tỉnh Quảng Ninh

4.2 Uỷ ban nhân dân huyện Cô Tô

4.2.1 Phòng Văn hóa- Thông tinvà Du lịch

4.2.2 Phòng Tài chính - Kế hoạch và Công Thương

4.2.3 Công an huyện

4.2.4 Đội kiểm tra Trật tự đô thị và Môi trường

4.2.5 Phòng Tài nguyênMôi trường và Nông nghiệp

4.2.6 Phòng Lao độngThương binh và xã hội

4.2.7 Phòng Giáo dục và Đào tạo

4.2.8 Trung tâm Truyền thông và Văn hóa

4.2.9 UBND các xã Thanh Lân

4.3 Các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dịch vụ, du lịch

4.4 Cộng đồng người dân

PHẦN THỨ NĂM: KẾT LUẬN

Trang 5

HOMESTAY Cơ sở lưu trú cộng đồng

VHTT&DL Văn hóa Thể thao và Du lịch VHTTDL Văn hóa - Thông tin và Du lịch

Trang 6

PHẦN THỨ NHẤT SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ 1.1 Sự cần thiết xây dựng đề án

Thanh Lân là đảo lớn nhất trong số các đảo thuộc quần đảo Cô Tô có nguồn tài nguyên du lịch nổi bật và đặc sắc của cả nước như tài nguyên biển, tài nguyên rừng tự nhiên Thanh Lân như một ốc đảo xanh giữa biển, với nhiều bãi biển thơ mộng, hoang sơ với mặt nước xanh trong, cát trắng mịn êm như bãi Hải Quân ở thôn 3, C6, bãi Ba Châu ở thôn 1 Bãi biển của Thanh Lân sạch, đẹp với dải cát trắng mịn, lại có sóng biển lớn,… Xã còn có đỉnh Cáp Cháu cao 210m so với mực nước biển, từ đây có thể thấy cả vùng trời biển Đông Bắc.Trên đảo tồn tại các bãi đá trầm tích có nhiều hình thù khác nhau Đá ở đây rất mịn và không có rêu, màu xám đá nguyên thủy.Sườn phía đông đảo chịu tác động mạnh mẽ của sóng trong điều kiện biển mở, các đồi, núi thường tạo thành vách mài mòn, dốc đứng, đặc biệt phát triển ở bờ Đông, Đông Bắc và Đông Nam của các đảo, vừa đẹp vừa hiểm trở Trên các đảo còn có các bãi đá gốc có nguồn gốc mài mòn, nhiều nơi có diện tích khá rộng, đặc biệt phát triển ở phía Bắc đảo

Rừng tự nhiên của Thanh Lân rộng khoảng 2.000ha, được bảo vệ và gìn giữ khá tốt, trong đó có những cánh rừng nguyên sinh có trảng cỏ đẹp dưới bóng mát của cánh rừng chõi, rừng dứa thuận lợi cho phát triển du lịch khám phá, cắm trại, tắm biển cùng với hoạt động trải nghiệm lặn ngắm san hô, câu cá, câu mực, bắt ốc,…

Địa hình đồi cao với những nét đặc thù của núi thấp, sườn dốc, bất đối xứng, chia cắt mạnh; đồng bằng phân bố xen kẽ giữa khu vực đổi núi Bãi biển có những bãi cát dài, tương đối bằng phẳng có độ cao từ 2-6m,độ dốc trung bình 00-33, được tạo thành bởi cát hạt trung là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch tắm biển Những bãi đá gốc có nguồn gốc mài món xuất hiện ở khắp nơi, diện tích khá rộng Do dao động thủy triều khá cao nên thường có sự lẫn lộn giữa đá nổi và ngầm Dạng địa hình này phát triển ở phía Bắc đảo Thanh Lân, đảo Trần tạo nên những cảnh đẹp tự nhiên Đảo Thanh Lân được cấu tạo bởi các trầm tích khá đồng nhất, với phương cấu trúc Đông Bắc - Tây Nam Thành phần đá nền là các loại đá trầm tích biến chất và đá trầm tích phun trào Các lớp đất đá có chiều dày rất khác nhau, bề mặt đảo được phủ bởi một lớp trầm tích có nguồn gốc biển, duluvi, eluvi; ở chân đảo là những bãi tích tụ cát và cát bùn nguồn gốc biển Khu vực đảo Trần còn tồn tại hệ tầng Đồ Sơn (D1đs) phân bố thành một dải ở phía Bắc, phía Tây và phía Nam đảo, nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích Ocdovic-Silua của hệ tầng Cô Tô Sở hữu những đảo và bãi biển đẹp nhất miền Bắc, Thanh Lân vẫn giữ nguyên vẻ đẹp của tự nhiên, chưa có sự tác động của con người, tỷ lệ che phủ rừng và chỉ số không khí luôn tốt nhất Miền Bắc, hệ sinh thái biển đa dạng và ngày càng được bảo tồn nghiêm ngặt đó là tài nguyên du lịch mà hiếm địa phương nào có được

Từ kết quả đó, huyện Cô Tô đã đưa ra những chính sách, dự án ưu tiên các đề tài nghiên cứu nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn Trong các Dự án/Đề án ưu tiên thực hiện giai đoạn tới, huyện Cô Tô đặc biệt chú trọng thực hiện 3 Đề án trọng tâm để phát triển du lịch Cô Tô, du lịch Thanh

Trang 7

Lân trong giai đoạn 2020-2030 theo định hướng và chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh như: (i) Phát triển du lịch thông minh tỉnh Quảng Ninh, gắn với phát triển du lịch thông minh huyện Cô Tô; (ii) Phát triển du lịch cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; (iii) Đề án phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vịnh Hạ Long - Vịnh Bái Tử Long - Vân Đồn - Cô Tô

Trong định hướng phát triển du lịch Việt Nam thì du lịch biển đảo là một trong bốn sản phẩm chủ đạo chủ du lịch Việt Nam đính hướng đến 2030, xác định rõ giải pháp phát triển sản phẩm du lịch là phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du lịch biển đảo có khả năng cạnh tranh với các nước trên thế giới, đặc biệt về nghỉ dưỡng biển, đảo, tham quan thắng cảnh biển đảo Cần tập trung các khu du lịch biển đảo có quy mô, tầm cỡ, chất lượng cao, bổ sung các sản phẩm du lịch thể thao biển và sinh thái biển Du lịchCô Tô cùng với sự đầu tư hạ tầng giao thông được đầu tư của tỉnh Quảng Ninh và huyện Vân Đồn như: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng khách quốc tế Ao Tiên, cao tốc Móng Cái - Vân Đồn, cao tốc Hà Nội - Hạ Long, Hạ Long - Vân Đồn là đòn bẩy vô cùng quan trọng để thúc đẩy du lịch Cô Tô, Thanh Lân phát triển

Với những đặc điểm trên, Thanh Lân không chỉ là điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển mà còn thu hút sự quan tâm của du khách có nhu cầu nghiên cứu khoa học từ mọi miền đất nước và thế giới nếu được đầu tư trong thời gian tới Ngoàilợi ích về kinh tế, mang lại việc làm cho người dân địa phương, việc khai thác du lịch tại các đảo còn góp phần bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh chủ quyền biên giới quốc gia

Mặc dù Thanh Lân có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng đến nay việc khai tác tài nguyên và phát triển du lịch Thanh Lân còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, cụ thể:

- Việc khai thác TNDL các đảo của Thanh Lân chưa chuyên nghiệp, thiếu định hướng và chiến lược dài hạn

- Việc phát triển du lịch ở Thanh Lân còn mang tính tự phát, thiếu tính liên kết, nên chưa thể hiện được rõ nét tính đặc trưng độc đáo của sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường Chất lượng sản phẩm du lịch thấp nên chưa thu hút được khách đến với Thanh Lân, hiệu quả kinh doanh chưa cao

- Hiện trang cơ sở vật chất hạ tầng, nhất là hệ thống cảng tàu du lịch chưa được đầu tư tương xứng, thiếu đồng bộ, đặc biệt là bãi tắm du lịch, các khu vui chơi, giải trí, cơ sở lưu trú còn rất nghèo nàn, hệ thống cấp thoát nước và xử lý chất thải, nước thải cón yếu kém, nếu không có giải pháp sẽ tác động xấu đến môi trường cũng như đến sản phẩm du lịch Thanh Lân

- Tài nguyên và môi trường trên các đảo bị xâm hại do tình trạng đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản bằng phương pháp tận diệt, các hoạt động xả thải trực tiếp ra môi trường biển ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, công tác quảng bá, giới thiệu điểm đến còn nhiều hạn chế

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, việc phát triển du lịch ở Thanh Lân cần phải xác định rõ những tồn tại, thách thức trong quá trình phát triển, đồng thời để đề xuất các giải pháp xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch Thanh Lân mang

Trang 8

tính đặc thù xứng đáng với tầm vóc khu vực và quốc tế là việc làm cấp thiết Đề án còn góp phần thúc đẩy sản phẩm du lịch Thanh Lân, có khả năng tạo ra thương hiệu du lịch Cô Tô nói chung và Thanh Lân nói riêng một cách có hiệu quả, bền vững có trách nhiệm

Để tiềm năng du lịch Thanh Lân trở thành hiện thực, việc xây dựng nhiệm vụ rất cần sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, các tổ chức, doang nghiệp du lịch trong và ngoài huyện Bên cạnh việc đầu tư phát triển, cần có chính sách, giải pháp bảo tồn, tôn tạo các giá trị TNDL tự nhiên, văn hóa của Thanh Lân để những tài nguyên quý giá đóng góp cho phát triển du lịch Thanh Lân và Cô Tô

Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu này việc xây dựng đề án “Phát triển du lịch

Thanh Lânđến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là thực sự cấp bách và

cần thiết Đề án sẽ giúp huyện Cô Tô định hướng và xây dựng phát triển Khu du lịch Cô Tô nói chung và du lịch đảo Thanh Lântrở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng vui chơi giải trí, đặc sắc về văn hóa và sinh thái biển của tỉnh Quảng Ninh và vùng ven biển vịnh Bắc Bộ; liên kết chặt chẽ với Vân Đồn trở thành vùng du lịch Vân Đồn - Cô Tô (được xác định là một trong 2 trọng điểm đột phá về du lịch của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2030) và có trên bản đồ du lịch thế giới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, triển du lịch Thanh Lân sẽ góp phần tạo việc làm cho cộng đồng dân cư sống tại các đảo trên địa bàn Thanh Lân, đặc biệt đối với đảo Trần vốn còn nhiều khó khăn, góp phần tích cực tạo dựng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, phát triển hậu phương vững chắc ở tuyến phòng thủ trên biển và đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam

1.2 Cơ sở xây dựng Đề án

1.2.1 Cơ sở pháp lý

a Các văn bản chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 ngày 17 tháng 12 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh;

- Luật Du lịch số 09/2017/QH14; Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13, ngày 21 tháng 6 năm 2012;Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/06/2000;Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/06/2009; Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 ngày 16/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 51/2019/QH14 ngày 25/11/2019; Luật cư trú năm số 81/2006/QH11, ngày 29/11/2006; Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017;Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/ 2020; Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017

- Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch; Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 166/2018/NĐ-

Trang 9

CP ngày 25/12/2018 quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp;Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020; Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản; Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 về Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030; Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03/08/2016 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

- Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09/09/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú

b Các văn bản chỉ đạo cấp tỉnh

- Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 05/02/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển dịch vụ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2030;Nghị Quyết số 15-NQ/TU tỉnh Quảng Ninh ngày 23 tháng 4 năm 2019 về việc phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;Nghị quyết số 142/NQ-HĐND ngày 30/5/2014 của Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn 2030;Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển bền vững KT-XH gắn với bảo đảm vững chắc QP-AN ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

- Chương trình hành động số 15-Ctr/TU ngày 16/8/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng bộ khoá XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Trang 10

- Kết luận số 84-KL/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy ngày 18 tháng 9 năm 2017 về việc tiếp tục thực hiện Nghị Quyết số 02 - NQ/TU ngày 05/02/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển dịch vụ và Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24/7/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch;

- Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 04/07/2014 phê duyệt đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;Quyết định số 1288/QĐ-UBND ngày 28/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc công nhận Huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh là Khu du lịch địa phương; Quyết định số 2286/QĐ-UBND ngày 07/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 huyện đảo Cô Tô đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 3898/QĐ-UBND ngày 09/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 4839/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 về việc Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 376/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 05 tháng 02 năm 2021 về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ xây dựng Đề án Phát triển bền vững kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030;Quyết định số 4686/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 21 tháng 12 năm 2020 về việc phê duyệt Đề án tổng thể về quản lý, phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long - Vân Đồn - Cô Tô; Phương án số 5812/PA-UBND ngày 10/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch dọc tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái

- Nghị quyết số 18-NQ/HU, ngày 05/12/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023; Nghị quyết số 90/NQ-HĐND, ngày 14/12/2022 của Hội đồng nhân dân huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Cô Tô lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình hành động thực hiện nghị Quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cô Tô lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025

- Các kế hoạch phát triển du lịch huyện Cô Tô hàng năm

c Các tài liệu liên quan khác

- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam theo quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ

Trang 11

- Quyết định số 3570/QĐ-BVHTTDL ngày 21/12/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đề án “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”

- Đề án triển khai mô hình thành phố thông minh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020 và báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả hoạt động ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn;

- Đề án Phát triển du lịch cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Đề án phát triển du lịch Cô Tô bền vững giai đoạn 2016 - 2020; - Đề án huyện Cô Tô nói không với rác thải nhựa

- Đề tài nghiên cứu khoa học Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô

1.2.2 Cơ sở khoa học và thực tiễn

a Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế năm 2019 ước đạt gần 1,5 tỷ lượt, tăng 3,8% so với năm 2018, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu 3% Đây là năm tăng trưởng thứ mười liên tiếp kể từ năm 2009 Trong đó, Đông Nam Á trở thành khu vực thu hút khách quốc tế lớn thứ 4 trên thế giới1 Tổng thu từ du lịch năm 2019 của thế giới đạt 1.481 tỷ đô la Mỹ, đóng góp lớn cho nền kinh tế toàn cầu Đóng góp của du lịch nội địa nhiều hơn 6 lần du lịch quốc tế (tính trên số chuyến du lịch có lưu trú) và chi tiêu du lịch nội địa cao hơn chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại hầu hết các điểm du lịch lớn Cũng theo UNWTO, ngành du lịch đã tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp trong du lịch với sự tham gia đông đảo của phụ nữ và lao động trẻ

Báo cáo cũng nhận định với lượng khách du lịch tăng nhanh, xu hướng các loại hình du lịch đã và đang thay đổi đáng kể Khách đi du lịch với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31%; tổng lượng khách du lịch; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15% Sự lựa chọn của khách du lịch trên toàn cầu cho thấy những loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu cầu sức khỏe, làm đẹp, v.v ngày càng được lựa chọn và ưa chuộng

Ngành du lịch thế giới đang chứng kiến sự phát triển của nhiều xu hướng du lịch khác như: các chương trình tự thiết kế - tự trải nghiệm, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử và tâm linh với các thiết bị hiện đại, v.v Xu hướng khách du lịch quan tâm nhiều hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến thay vì hình ảnh điểm đến đơn thuần, du khách sẽ lưu lại nhiều ngày hơn nếu điểm đến có nhiều trải nghiệm thú vị và ngược lại Nếu trước đây, du lịch biển theo trào lưu là phổ biến thì những năm gần đây đã

Trang 12

chuyển hướng sang du lịch trải nghiệm văn hóa địa phương Khách du lịch theo xu thế mới là những người yêu môi trường, tôn trọng và có trách nhiệm với môi trường, quan tâm tới nghỉ dưỡng, giá trị tinh thần và sức khỏe của bản thân, vì vậy xu hướng tìm về những giá trị văn hóa đặc sắc và sinh thái nguyên sơ cũng đang trở nên thịnh hành trong đời sống xã hội hiện nay Những xu hướng du lịch này, sẽ là cơ hội để ngành du lịch Cô Tô tận dụng để xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với các xu hướng du lịch đương đại của thế giới

b Xu hướng phát triển du lịch ở Việt Nam

Năm 2019, Việt Nam đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, vươn lên vị trí thứ 4 khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan, Malaysia và tiến sát với Singapore (19,1 triệu lượt) Tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam là 16,2%, cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực Tổng thu từ khách du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ đô la Mỹ), trong đó tổng thu từ khách du lịch quốc tế là 421 nghìn tỷ đồng (chiếm 55,7%, tương đương 18,3 tỷ đô la Mỹ giá trị xuất khẩu từ du lịch), tổng thu từ du lịch nội địa là 334 nghìn tỷ đồng (chiếm 44,3%, tương đương 14,5 tỷ đô la Mỹ) Ngành du lịch đóng góp trực tiếp 9,2% GDP nền kinh tếvà tạo ra khoảng 1,3 triệu việc làm phục vụ trong ngành du lịch (chiếm 2,5% tổng số lao động cả nước) Với sự tăng trưởng nhanh chóng của khách du lịch quốc tế và nội địa, du lịch mang lại nguồn thu ngày càng lớn cho nền kinh tế Việt Nam

Trong “Chiến lược phát triển sản phẩm Du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, du lịch Việt Nam đang định hướng bốn dòng sản phẩm du lịch ưu tiên phát triển bao gồm du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch đô thị Bên cạnh đó, nhiều xu thế du lịch đang được khách du lịch quan tâm đó là du lịch về với thiên nhiên, tìm hiểu và giao lưu văn hóa, du lịch ẩm thực, v.v Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, xu hướng du lịch tự do đang ngày càng phát triển mạnh mẽ mà trong đó, mạng xã hội là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự bùng nổ này Sự phát triển của các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok v.v với số lượng người dùng lên tới 2 tỷ người hoạt động hàng tháng (Facebook), Tiktok có lượng người dùng lên tới hơn 1 tỷ người hoạt động hàng tháng; cùng với xu hướng chia sẻ những hình ảnh đẹp lên mạng xã hội, những kênh này đang góp phần lan tỏa hình ảnh điểm đến một cách mạnh mẽ Với những xu hướng chuyển dịch phát triển nhiều loại hình du lịch mới như du lịch dựa vào thiên nhiên, tìm hiểu và giao lưu văn hóa, du lịch ẩm thực, khám phá thiên nhiên, trải nghiệm ngắm sinh vật biển sẽ là cơ hội lớn để ngành du lịch Cô Tô nói chung và Thanh Lân nói riêngtổ chức và xây dựng các sản phẩm phù hợp với các xu hướng này, tạo nên sự đa dạng trong sản phẩm du lịch và hấp dẫn khách du lịch bên cạnh khai thác du lịch biển đảo truyền thống

c Xu hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh

Năm 2020, Quảng Ninh đã xây dựng Đề án phát triển du lịch cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh, theo đó chia tỉnh Quảng Ninh thành 2 không gian du lịch phía Đông và phía Tây

Trang 13

Với mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, góp phần thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh Tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng những giải pháp về chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng (đặc biệt là đã hoàn thiện đưa vào sử dụng sân bay Vân Đồnđể kết nối với du khách trong và ngoài nước), xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng, phát triển nhân lực để hướng tới năm 2025 đón 1,7 triệu lượt khách nội địa và 1,1 triệu lượt khách quốc tế (khách du lịch cộng đồng); tổng thu từ hoạt động du lịch cộng đồng đạt 6.000 tỷ đồng, tạo ra trên 4.200 việc làm

Có thể thấy rằng, ngoài loại hình du lịch biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng tỉnh Quảng Ninh ngày càng quan tâm phát triển các loại hình du lịch phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái thông qua các chính sách, cơ chế đặc thù Do vậy, đây cũng là cơ hội để ngành du lịch Cô Tô,Thanh Lânphát triển các loại hình du lịch này phù hợp với những chính sách của tỉnh Quảng Ninh, mang lại những hiệu quả tích cực trong phát triển đa dạng hoá sản phẩm du lịch của Cô Tô, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường

d Xu hướng phát triển du lịch huyện Cô Tô

Phát triển khu du lịch Cô Tô trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, đặc sắc về văn hóa và sinh thái biển đảo của tỉnh Quảng Ninh và vùng ven biển vịnh Bắc Bộ; liên kết chặt chẽ với Vân Đồn trở thành vùng du lịch Vân Đồn - Cô Tô (được xác định là một trong hai đột phá về du lịch của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 20230)

Nâng cao vai trò, vị trí của huyện Cô Tô, kết nối chặt chẽ với huyện Vân Đồn, thành phố Hạ Long, Móng Cái để tạo ra chuỗi sản phẩm du lịch biển đảo cao cấp, độc đáo, khác biệt trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, lịch sử

Xây dựng đồng bộ các chức năng thương mại, dịch vụ; văn hóa thể thao, vui chơi giải trí; các khu dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng cao cấp; bảo tồn, phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa, tạo nên đặc trưng của Khu du lịch Cô Tô Quyết tâm xây dựng huyện Cô Tô là huyện đảo nói không với rác thải nhựa

Có quy hoạch du lịch bàn bản, đồng bộ để định hướng tổ chức không gian, quy hoạch sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường, hạ tầng xã hội và dịch vụ đồng bộ; làm cơ sở để quản lý và phát triển du lịch Cô Tô

e Định hướng phát triển du lịch Thanh Lân

Thanh Lân vẫn còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, ít bị tác động bởi con người Trên đảo có nhiều bãi biển thơ mộng, tự nhiên như bãi Hải Quân ở thôn 3, hay bãi Ba Châu ở thôn 1, những địa điểm lý tưởng để khách du lịch dựng lều ngủ lại, giao lưu với các chiến sĩ Hải quân trên đảo, hoặc có thể cùng với ngư dân ra biểncào ngao, bắt ốc, câu cá, câu mực, đánh hà, kéo lưới, tự chế biến và thưởng thức những đặc sản từ biển

Trang 14

Toàn đảo còn có khoảng 2.000ha rừng với những cánh rừng nguyên sinh thơ mộng và thư thái, bình yên, là tiềm năng hấp dẫn trong phát triển du lịch khám phá

ĐảoThanh Lân trong tương lai tập trung phát triển các sản phẩm du lịch:

+ Xã Thanh Lân: Du lịch Khám phá, trải nghiệm, nghỉ dưỡng…du lịch thăm quan các đảo Thanh Mai - Hòn Miếu - Đặng Vạn Châu - Bát Hương

+ Đảo Trần: Du lịch “Hành trình vì biển đảo quê hương” Phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo và trải nghiệm trên các đảo Mở rộng không gian Khu vực trung tâm xã Thanh Lân về phía Bắc, phát triển mật độ thấp và trung bình tạo hình ảnh đô thị sinh thái Bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho các khu dân cư cũ Đầu tư đồng bộ hạ tầng cho các khu vực phát triển mới Bổ sung cảng khách phía Tây kết hợp phát triển dịch vụ du lịch cho đảo Thanh Lân, tang sức chứa đối với khách cho huyện đảo Cô Tô, tang chất lượng dịch vụ, phù hợp với chiến lược phát triển dịch vụ - du lịch theo hướng hiện đại Bổ sung các không gian phù hợp phía Đông Nam xã Thanh Lân cho một số dịch vụ du lịch mới như nghỉ dưỡng gia đình, đa dạng hóa các loại hình bãi biển, xây dựng bãi tắm du lịch Ba Châu, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, xây dựng các môn thể thao giải trí mạo hiểm, trải nghiệm du lịch khám phá tự nhiên…, tận dụng khu vực san hô phía Nam đảo kết hợp nuôi trồng, bảo tồn gắn với phát triển sản phẩm du lịch lặn biển để tạo sức hút và thương hiệu cho du lịch Thanh Lân Bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực bảo tồn, bảo vệ môi trường cảnh quan, xây dựng đảo du lịch nói không với rác thải nhựa

1.3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ của đề án 1.3.1 Đối tượng

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội và tài nguyên du lịch trên địa bànxã Thanh Lân

- Các hoạt động du lịch, sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và các nguồn lực cho phát triển du lịch Thanh Lân

1.3.2 Phạm vi

- Phạm vi không gian:Toàn bộ diện tích tự nhiên 18,2km2, bao gồm 04thôn (bao gồm cả thôn Trần) và toàn bộ tích vùng biển, các đảo thuộc địa bàn xã Thanh Lân

- Phạm vi thời gian:Từ năm2022 đến năm2030

1.3.3 Nhiệm vụ Đề án

- Dự báo phát triển kinh tế, xã hội của Thanh Lân: Làm cơ sở cho việc định hướng phát triển du lịch;

Trang 15

- Đưa ra các quan điểm, định hướng phát triển và xây dựng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ du lịch theo hướng xanh, đa dạng, chất lượng và bền vững;

- Định hướng cho việc phát triển các dịch vụ và sản phẩm du lịch chiến lược như: du lịch biển đảo, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng; du lịch thông minh;

- Xác định được các điểm du lịch trọng tâm làm cơ sở xây dựng các tuyến du lịch đặc thù và các sản phẩm du lịch hấp dẫn;

- Dự báo được các yếu tố tác động đến phát triển du lịch và các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện bao gồm các tác động từ chính sách, từ tự nhiên, từ cộng đồng, các công ty du lịch và các vấn đề phát triển tại Thanh Lân;

- Đề xuất danh mục các mô hình, dự án ưu tiên thực hiện: Danh mục và quy mô các dự án phân bổ theo các vùng, giải pháp về huy động tài chính thực hiện;

- Đưa ra các giải pháp, cơ chế trong việc thực hiện, huy động các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động du lịch theo hình thức xã hội hóa;

- Đề xuất các giải pháp về áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển các sản phẩm du lịch, giải pháp về nhân lực, xúc tiến - quảng bá, các giải pháp về bảo tồn thiên nhiên và văn hóa

1.4 Bố cục của đề án

Phần mở đầu: Sự cần thiết và căn cứ pháp lý Phần thứ hai: Điều kiện và hiện trạng phát triển du lịch Thanh Lân Phần thứ ba: Quan điểm, định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển du

lịch Thanh Lân

Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện Phần thứ năm: Kết luận và kiến nghị

Trang 17

PHẦN THỨ NHẤT:ĐIỀU KIỆN VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCHTHANH LÂN

2.1 Điều kiện tự nhiên và tiềm năng du lịch tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý

Hình 1 Bản đồ du lịch Cô Tô, Thanh Lân

Thanh Lân là xã đảo thuộc quần đảo Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh Xã có diện tích 27km2, là đảo lớn nhất nằm về phía Đông Bắc, cách trung tâm huyện đảo Cô Tô 4km đường biển Trung tâm xã nằm ở giữa đường cong hình cánh cung địa phận, là một đảo lớn trong quần đảo Cô Tô, có vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng - an ninh biển, đảo (Huyện đảo Cô Tô được giới hạn từ 20055’ đến 21015’7” vĩ độ Bắc, từ 107035’ đến 108020’ kinh độ Đông:Phía Đông tiếp giáp hải phận Quốc tế với chiều dài đường hải phận hơn 200km, từ ngoài khơi đảo Trần đến đảo Bạch Long Vĩ (Thành phố Hải Phòng); Phía Bắc giáp đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), đảo Vĩnh Thực (Thành phố Móng Cái); Phía Nam giáp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ (Thành phố Hải Phòng); Phía Tây giáp huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh); Huyện đảo Cô Tô cách đất liền khoảng

Trang 18

1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên a Địa hình

- Đảo Thanh Lân kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, địa hình đồi cao với những nét đặc thù của núi thấp, sườn dốc, bất đối xứng, chia cắt mạnh; đồng bằng phân bố xen kẽ giữa khu vực đồi núi, Bãi biển có những bãi cát dài tương đối bằng phẳng có độ cao từ 2 - 6m, độ dốc trung bình 00 - 30 được thành tạo bởi cát hạt trung là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển

- Những bãi đá gốc có nguồn gốc mài mòn xuất hiện ở khắp nơi, diện tích khá rộng Do dao động thủy triều khá cao nên thường có sự lẫn lộn giữa đá nổi và đá ngầm Dạng địa hình này phát triển ở phía bắc đảo Thanh Lân, đảo Trần tạo nên những cảnh đẹp tự nhiên thu hút sự hiếu kỳ của du khách trong các hoạt

động du lịch khám phá, nghiên cứu khoa học

- Đảo Thanh Lân được cấu tạo bởi các trầm tích khá đồng nhất, thành phần đá nền là các loại đá trầm tích biến chất và đá trầm tích phun trào Các lớp đất đá có chiều dày rất khác nhau, bề mặt các đảo được phủ bởi một lớp trầm tích có nguồn gốc biển

- Khu vực đảo Trần còn tồn tại hệ tầng Đồ Sơn (D1đs) phân bố thành một dải ở Phía Bắc, phía Tây và phía Nam đảo, nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích Ocdovic - Silua của hệ tầng Thanh Lân

- Các địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch: Nhà thờ Thanh Lân, Vụng Ba Châu, Vụng Ăng Ten, Vụng tròn, đỉnh Cáp Cháu, bãi đá thôn 1, biển bãi C76, bãi biển Hải Quân 8, khu nuôi chồng ốc hương và cá ngựa, khu sản xuất và chế biến sứa

b Khí hậu

Vùng biển, đảo Thanh Lân và Đảo Trần nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiều bão và có hai mùa chính: mùa hè và mùa đông Mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, nóng ẩm và mưa nhiều, nhiệt độ cao nhất có thể đạt đến 37 - 380C, gió Nam thịnh hành Mùa đông kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, rét và khô, lượng mưa không đáng kể, nhiệt độ thấp nhất 4 - 50C, gió Đông Bắc chiếm ưu thế Hằng năm ở vùng biển Thanh Lân có hai mùa gió chính: gió mùa mùa hè (tháng 5 - 8), thịnh hành hướng Nam Tần suất lớn nhất đạt được là 49,52% vào tháng 7, vận tốc gió Nam trung bình đạt 7,14 m/s, cực đại lên đến 35 m/s Gió mùa mùa đông bắt đầu từ tháng 10 kéo đến hết tháng 3 năm sau, hướng gió thịnh hành Đông Bắc Gió Đông Bắc thịnh hành với tần suất xuất hiện lớn nhất đạt 43,09% vào tháng 1, vận tốc gió Đông Bắc trung bình đạt 7,4 m/s, cực đại đạt hơn 27 m/s Tháng 4 và 9 là các tháng giao mùa Phân tích chuỗi số liệu gió tại trạm Thanh Lân (năm 1960 - 2008) cho thấy tần suất xuất hiện của gió Đông Bắc vượt trội so với các hướng còn lại

Mùa mưa tại vùng biển Thanh Lân thường bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 9 (kéo dài 3 tháng), nhưng lượng mưa chiếm quá nửa tổng lượng mưa cả năm, trung bình chiếm tới 57% tổng lượng mưa năm Mùa mưa cũng là “mùa

Trang 19

bão” và mùa lũ lụt trong đất liền; lượng mưa trung bình năm khoảng 1.685mm, cực đại khoảng 2.589,8mm.Vùng biển Thanh Lân, Đảo Trần chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đớichung cho toàn vùng vịnh Bắc Bộ, rất phức tạp và đa dạng Ngoài các cơn bão từ Biển Đông đi vào, từ phía nam đi lên, còn có áp thấp nhiệt đới phát triển thành bão ngay trên vịnh Bắc Bộ Trung bình một năm vùng biển này tiếp nhận khoảng 8 - 10 cơn bão, bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, xuất hiện nhiều nhất là tháng 8 và 9

Biên độ năm của nhiệt độ nước biển tầng mặt tính trung bình theo tháng tại vùng biển Thanh Lân đạt khoảng 2 - 40C Nhiệt độ cao nhất thường xảy ra vào tháng 9 (29 - 310C), thấp nhất vào tháng 2 (18 - 200C) Chênh lệch độ mặn nước biển tại vùng biển Thanh Lân giữa các tháng trong năm không lớn, nhỏ hơn 2 (‰) Độ muối đạt giá trị cao nhất vào tháng 1 (31,8 ‰) và thấp nhất vào tháng 9 (28,9 ‰)

Ở vùng biển Thanh Lân, chế độ thủy triều là nhật triều đều, hầu hết các ngày trong tháng mực nước lên một lần xuống một lần, chỉ có khoảng 1-3 ngày mực nước lên xuống hai lần (còn gọi là ngày nước sinh hay nước kém) Biên độ thủy triều ở đây rất cao (4,2 - 4,5 m), trung bình hơn 2 m.Mực nước biển biến động mạnh do tác động của điều kiện khí tượng - thuỷ văn, đặc biệt là gió mùa và bão, và nước biển dâng còn liên quan đến biến đổi khí hậu Mực nước biển dâng cao nhất là 459 cm, thấp nhất -14 cm và trung bình 205 cm Mực nước trung bình đạt các giá trị cao nhất vào tháng 10 - 11 và thấp nhất vào tháng 2 - 3

c Thuỷ văn

Biên độ năm của nhiệt độ nước biển tầng mặt tính trung bình theo tháng tại vùng biển Thanh Lân đạt khoảng 2 - 40C Nhiệt độ cao nhất thường xảy ra vào tháng 9 (29 - 310C), thấp nhất vào tháng 2 (18 - 200C) Chênh lệch độ mặn nước biển tại vùng biển Thanh Lân giữa các tháng trong năm không lớn, nhỏ hơn 2 (‰) Độ muối đạt giá trị cao nhất vào tháng 1 (31,8 ‰) và thấp nhất vào tháng 9 (28,9 ‰)

Ở vùng biển Thanh Lân, chế độ thủy triều là nhật triều đều, hầu hết các ngày trong tháng mực nước lên một lần xuống một lần, chỉ có khoảng 1-3 ngày mực nước lên xuống hai lần (còn gọi là ngày nước sinh hay nước kém) Biên độ thủy triều ở đây rất cao (4,2 - 4,5 m), trung bình hơn 2 m.Mực nước biển biến động mạnh do tác động của điều kiện khí tượng - thuỷ văn, đặc biệt là gió mùa và bão, và nước biển dâng còn liên quan đến biến đổi khí hậu Mực nước biển dâng cao nhất là 459 cm, thấp nhất -14 cm và trung bình 205 cm Mực nước trung bình đạt các giá trị cao nhất vào tháng 10 - 11 và thấp nhất vào tháng 2 - 3 Chế độ sóng ở vùng biển Thanh Lân cũng phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ gió với hai mùa rõ rệt theo mùa gió Vào mùa đông (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), sóng thịnh hành hướng Đông Bắc, tần suất lớn nhất đạt được là 26,82% vào tháng 1 Độ cao sóng trung bình 0,61 m, cực đại đạt 4,6 m Trong mùa hè (tháng 6 - 8), sóng thịnh hành hướng Nam với tần suất xuất hiện lớn nhất (21,18% vào tháng 7), độ cao sóng trung bình 0,69 m, cực đại đạt 6 m (khi có bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực); tháng 5 - 9 là các tháng giao mùa

Trang 20

Tần suất xuất hiện của sóng Đông Bắc,tính cho chuỗi thời gian 1960 - 2008, vượt trội so với các hướng còn lại Tuy nhiên, đây là vùng biển nông ven bờ có cấu tạo địa hình đáy rất phức tạp, cùng với biên độ triều lớn sẽ làm thay đổi chế độ sóng, tạo ra sự khác biệt rõ rệt so với chế độ sóng vùng nước sâu cả về hướng thịnh hành và cấp độ cao

Chế độ dòng chảy vùng biển Thanh Lân khá phức tạp do ảnh hưởng của địa hình (nhiều đảo, đáy không phẳng, đường bờ khúc khuỷu), biên độ triều lớn và bị chi phối bởi gió mùa Động lực dòng thuỷ triều ở đây chiếm ưu thế và có tính thuận nghịch, xu hướng dòng chảy thay đổi theo mùa gió Vào mùa đông, dưới tác động của gió mùa Đông Bắc dòng chảy tầng mặt ưu thế hướng Tây Nam, tốc độ trung bình khoảng 25 - 40 cm/s Vào mùa hè (tháng 7) chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, dòng chảy tầng mặt có hướng thịnh hành là Bắc, tốc độ trung bình khoảng 15 - 25 cm/s Đặc biệt tốc độ dòng chảy rất lớn khi đi qua các eo biển hẹp nằm kẹp giữa các đảo (có thể trên dưới 100 cm/s)

d Đa dạng sinh học

Thanh Lânkhông chỉ nổi bật bởi những giá trị thiên nhiên đặc sắc mà còn hấp dẫn bởi tính đa dạng sinh học cao Ven biển Thanh Lân và Đảo Trần có 33 loài thuộc 22 họ thực vật ngập mặn Phần lớn thực vật ngập mặn ở đây là cây tham gia (14/33) và cây nội địa di cư ra (10/33) Thực vật ngập mặn chính thức chỉ ghi nhận được 9 loài trong tổng số 33 loài tại khu vực cụm đảo, thấp hơn nhiều so với khu vực ven biển Quảng Ninh và cả nước Khu vực có thành phần loài thực vật ngập mặn đa dạng với diện tích lớn là ở đảo Cô Tô, tiếp theo là đảo Thanh Lân và Đảo Trần Thực vật ngập mặn chủ yếu phân bố rải rác ở bãi triều với mật độ cá thể rất thấp chưa tạo thành các thảm thực vật

Trong vùng biển quanh đảo Cô Tô, Thanh Lân và Đảo Trần đã xác định

được tổng số 271 loài thực vật phù du (TVPD) Trong đó có 156 loài thuộc

nhóm tảo Silic Bacillariophyceae (chiếm 57,65%), nhóm tảo GiápDinophyceae có 106 loài (chiếm 39,1%), nhóm tảo Lam Cyanophyceae có 5 loài (chiếm 1,9%), nhóm tảo Kim Dichtyochophyceae có 2 loài (chiếm 0,8%) và ít nhất là nhóm tảo Lục chỉ có 1 loài (chiếm 0,4%) Mật độ TVPD trung bình tại vùng biển Cô Tô dao động từ vài ngàn (>103) đến vài chục ngàn (104) tế bào/lít, thấp nhất ở khu vực Cô Tô Con (2 x 103

- 7x 103 tế bào/lít); khu vực Hòn Ngựa (Mã Chấu) có mật độ phong phú hơn, dao động >2 x 104

tế bào/lít Không có sự khác nhau nhiều giữa tầng mặt và tầng đáy

Khảo sát theo mùa trong năm 2017 đã xác định được 97 nhóm, loài động vật phù du (ĐVPD) Trong đó vùng biển ven đảo Cô Tô có 88 loài, vùng biển

ven Đảo Trần có 65 loài Số loài ĐVPD tại vùng biển Đảo Trần - Cô Tô biến đổi theo mùa không lớn, vào mùa mưa thành phần loài ĐVPD cao hơn mùa khô chút ít; tổng số loài ĐVPD ở khu vực Cô Tô lớn hơn Đảo Trần không nhiều Quần xã ĐVPD vùng biển Thanh Lân, Đảo Trần - Cô Tô khá đa dạng, gồm 6 ngành và nhiều bộ, họ, giống

Trang 21

Trong vùng biển Cô Tô, Thanh Lân và Đảo Trần phát hiện được 45 loài

giáp xác và da gai, trong đó nhóm giáp xác có 28 loài, da gai có 17 loài Các

loài giáp xác và da gai phát hiện ở đây chủ yếu là các loài tôm, cua nhỏ cũng như các loài đuôi rắn sống ẩn nấp trong các hang hốc của các tảng san hô sống và san hô chết Bên cạnh đó, có 23 loài thân mềm thuộc 14 họ, trong đó lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) có 11 loài thuộc 8 họ, lớp chân bụng (Gastropoda) có 12 loài thuộc 6 họ Địa điểm có số lượng loài nhiều nhất là hòn Tài Nhì, hòn Ngựa và hòn Miều Các loài có giá trị kinh tế trong vùng biển này thuộc về họ tôm he; các loài trong họ cua bơi Portunidae, như: Ghẹ xanh Portunus pelagicus, ghẹ ba chấm Portunus sanguinolentus, ghẹ cát Charybdis hellerii và Charybdis japonica Một số loài bề bề cũng được phát hiện có mặt trong khu vực gồm Oratosquilla oratoria và Cloridopsis scorpio Nhóm da gai chủ yếu là loài hải sâm đen Holothuria atra và cầu gai Diadema setosum và có mật độ trung bình đạt 58 con/m2

, còn nhóm giáp xác đạt 73 con/m2 Loài cua nhỏ chiếm ưu thế trong các rạn san hô là Petrolisthes sp có mật độ 337 con/m2

và Ozius guttatus có mật độ 191 con/m2 Hai địa điểm thuộc đảo lớn Cô Tô và Hòn Ngựa (Mã Chấu) có mật độ nhóm da gai và giáp xác cao nhất trong toàn vùng (60-76 con/m2), nhưng ưu thế vẫn là các loài cua nhỏ Petrolisthes sp., Ozius guttatus và các loài thuộc nhóm giáp xác chân đều Isopoda Các địa điểm còn lại thuộc đảo Cô Tô có mật độ khoảng 25-50 con/m2 Tại khu vực rạn san hô hòn Bắc Bồ Cát (hòn Nhạn) thuộc vùng biển Đảo Trần có mật độ cao nhất đạt 56 con/m2

, các địa điểm còn lại dao động từ 33-44 con/m2

Năm 2017 đã phát hiện được 45 họ, 93 giống, 156 loài cá trong vùng biển

ven bờ Cô Tô, Thanh Lân và Đảo Trần Trong đó ở Cô Tô có 91 loài và Đảo Trần có 118 loài Họ cá Thia Pomacentridae có 12 loài (chiếm 7,69% tổng số loài đã phát hiện) và họ cá Mú Serranidae có 11 loài (7,05%), Bàng chài Labridae - 9 loài (5,77%), cá Bướm: 7 loài (4,49), cá Liệt Leiognathidae, cá Phèn Mullodae: mỗi họ 6 loài (3,85%), các họ cá Khế Carangidae, cá Trích Clupeidae, cá Lượng Nemipteridae, cá Hồng Lutjanidae, cá đàn Lia Callionymidae, cá Bống trắng Gobiidae, cá Nóc nhím Tetraodontidae,…mỗi họ

có 5 loài (3,21% mỗi họ) Cấu trúc thành phần loài trong quần xã cá rạn san hô

ở đây đặc trưng cho khu hệ cá rạn san hô vùng biển cận nhiệt đới Trái ngược với vùng biển Cô Tô, khu vực biển Đảo Trần có thành phần loài cá rạn san hô điển hình chiếm ưu thế hơn cả là các loài thuộc họ cá Bướm Chaetodontidae, cá Thia Pomacentridae, cá Mú Serranidae,…do các rạn san hô ở đây gần như còn nguyên vẹn, đặc biệt là Hòn Bắc Bồ Cát

Vùng biển Cô Tô, Thanh Lân và Đảo Trần có 4 loài rùa biển là Vích

(Chelonia mydas), Đồi mồi (Eretmochelys imbricata), Đồi mồi dứa (Lepidochelys olivacea) và Rùa da (Dermochelys coriacea) Tuy nhiên, hiện chỉ thấy loài Vích lên đẻ thường xuyên, Đồi mồi thậm chí đã không thấy lên đẻ trứng trong 10 năm gần đây Tại Đảo Trần, loài Vích lên đẻ tại bãi cát Hòn Bắc Bồ Cát dù trước đây đã ghi nhận lên đẻ tại các bãi cát thuộc Đảo Trần Bên cạnh

đó, vùng biển Cô Tô - Đảo Trần thường xuất hiện các loài thú biển, trong đó phổ

biến nhất là loài Cá heo không vây (Neophocaena phocaenoides) và Cá heo

Trang 22

trắng trung quốc (Sousa chinensis) Các loài này thường thấy tại vùng nước quanh các đảo với số lượng không nhiều

2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội và tiềm năng du lịch văn hóa, lịch sử

2.2.1 Điều kiện kinh tế, xã hội

a Điều kiện về kinh tế

Giai đoạn 2016-2020, kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm (GRDP) của Thanh Lân ước đạt 70%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị lĩnh vực du lịch, dịch vụ ước đạt 10 % trong cơ cấu ngành kinh tế của xã Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người năm 2020ước đạt trên3.700 USDbằng……….lần bình quân chung của Tỉnh Quảng Ninh.(bằng mấy lần của tỉnh ko ai năm được)

Thanh Lân hướng tới phát triển bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tiến tới đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã, là khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng – an ninh

- Du lịch - dịch vụ:Du lịch, dịch vụ Thanh Lân còn rất nhiều hạn chế so với

tiềm năng du lịch, tổng số khách du lịch Thanh Lân hang năm chưa bằng 1% so với tổng lượng khách đến Cô Tô Tỷ trọng đóng góp từ du lịch, dịch vụ Thanh Lân không đáng kể

- Thương mại:Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 5 năm ước

đạt 180tỷ đồng; hiện tại Thanh Lân chưa có siêu thị, chỉ có các cửa hang bán lẻ truyền thống

- Dịch vụ vận tải, cảng biển và hậu cần nghề cá:Do hệ thống các cảng kết

nối với Thanh Lân được xâu dựng quá lâu, các cảng xây dựng chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân, hiện đang xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo và đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch, đây cùng là vấn then chốt để thúc đẩy phát triển của du lịch Thanh Lân

- Nông, lâm, ngư nghiệp: Nông nghiệp Thanh Lân còn nhiều hạn chế, chưa

phát huy lợi thế của quỹ đất để phát triển sản xuất vẫn dựa vào tài nguyên thiên nhiên của biển, ngư nghiệp Thanh Lân hiện là ngành kinh tế chủ đạo, tuy nhiên không bền vững do đánh bắt không đi đôi với bảo tồn Thanh Lân đang chú trọng tới việc xây dựng các sản phẩm OCOP của địa phương đã hình thành06sản phẩm đạt tiêu chuẩn 03 sao trở lên, bảo tồn và phát huy giá trị của các loại cây trồng bản địa như Cam, Tùng, Tùng đen… góp phần tích cực trong phát triển du lịch gắn với các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp của xã

b Điều kiện về xã hội

- Dân số, thành phần dân tộc: Tính đến năm 2021, dân số toàn xã là 1.490 người, mật độ dân số 174 người/km2 Trong đó: Dân tộc Sắn dìu 26 nhân khẩu; Dân tộcThái 01 nhân khẩu; Dân tộc Mông 01 nhân khẩu; Dân tộc Tày 01 nhân khẩu và Dân tộc Hoa 04 nhân khẩu

-Tỷ lệ hộ nghèo: Trên địa bàn xã không còn hộ nghèo- Nguồn lực lao động: Số người trong độ tuổi lao động chiếm 65% dân số..

Trang 23

- Giáo dục:Chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn tiếp tục được duy trì và nâng cao, trong đó chú trọng dạy và học ngoại ngữ, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy ở các cấp học, bậc học Đặc biệt, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa

2.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử

Trên địa bàn xã Thanh Lân có 01 tổ chức tôn giáo (Thiên chúa giáo) với hơn 200 giáo dân và có trên 30 nhân khẩu thuộc dân tộc thiểu số (thuộc dân tộc Tày, Dao, Mường, Sán Dìu , Hoa) Đây là mô ̣t đă ̣c điểm của đi ̣a phương mà trong thực tiễn, Đảng bộ, chính quyền xã luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác tôn giáo và dân tộc, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào Để tạo điều kiện cho giáo dân có địa điểm sinh hoạt tôn giáo, năm 2015, xã đảo Thanh Lân khởi công xây dựng nhà thờ Thực hiện xã hội hóa, chính quyền xã đã huy động được sự đồng lòng của nhiều cá nhân và tổ chức đã hỗ trợ hàng tỷ đồng để xây dựng nhà thờ Cộng đồng giáo dân và bà con dân tộc thiểu số đảm bảo ổn định đời sống, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương

Văn hóa truyền thống các dân tộc

Xã Thanh Lân hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống nổi bật điển hình như văn hóa của cộng đồng ngư dân trên địa bàn các thôn với khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo, với những giá trị văn hóa, phong tục tập quán gắn với cuộc sống ngư dân độc đáo và giàu bản sắc Với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các vùng miền quy tụ tại Thanh Lân nhất là cộng đồng dân cư các khu vực tập trung, đây là cơ sở để phát triển và xây dựng nét văn hóa làng chài đặc sắc gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Như vậy có thể thấy, nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử của xã là yếu tố quan trọng để phát triển loại hình và các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử

2.3 Hiện trạng phát triển du lịch Thanh Lân

2.3.1 Hiện trạng tổ chức quản lý du lịch

Công tác quản lý du lịch chung

UBND huyện là cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện Cô Tô, có chức năng tham mưu cho UBND huyện quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch, quảng cáo, báo chí, xuất bản, thông tin điện tử, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, hạ tầng thông tin trên địa bàn huyện,

Về nhân lực, phòng Văn hóa và Thông tin hiện có 2 lãnh đạo, 2 viên chức Trong đó, có 02 cán bộ trực tiếp quản lý hoạt động du lịch

Trong nhiều năm qua, công tác quản lý du lịch nói chung của huyện tương đối hiệu quả, phát huy được năng lực và trách nhiệm của đội ngũ quản lý

Trang 24

2.3.2 Hiện trạng nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực phục vụ trong hoạt động của Thanh Lân gặp rất nhiều khó khăn cả về số lượng và chất lượng, nhất là khả năng giao tiếp tiếng anh, ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng quản trị và nghiệp vụ du lịch Tuy nhiên Thanh Lân đang có lợi thế có nguồn lực lao động trẻ dồi dào, nhiều thanh niên chịu khó học hỏi và có niềm đam mê du lịch, có ý chí và khát khao đổi mới và sẵn sàng đầu tư để phát triển du lịch của địa phương, người dân đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ là nền tảng để xây dựng môi trường kinh doanh, phát triển du lịch mang tính bền vững

Do đó, trong thời gian tới, xã cần chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan cần tập trung trọng tâm vào xây dựng đội ngũ chất lượng cao, nâng cao khả năng ngoại ngữ và chất lượng phục vụ để tiến tới đáp ứng được các nhu cầu ngày càng lớn của thị trường khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế

2.3.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Trong 5 năm từ 2016 - 2020, Thanh Lân đã dành hơn 7tỷ đồng, để đầu tư hệ thống hạ tầng khu dân cư và đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn mới Trong đó, nhiều công trình giao thông trọng điểm được đầu tư, tạo ra động lực mới trong thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ, du lịch

Về giao thông, cầu cảng

Tuyến đường giao thông xuyên đảo được xây dựng và đi vào hoạt động là điều kiện thuận lợi để kết nối các tuyến điểm du lịch nội đảo Tuy nhiên bất cập lớn nhất là hệ thống cảng chính của xã, cầu cảng từ Cô Tô kết nối với Thanh Lân xây dựng đã lâu, hiện xuống cấp và không đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch

Về điện, nước và thông tin liên lạc

Hiện nay, hệ thống các hồ nước ngọt trên địa bàn xã có 06 hồ chứa nước ngọt Trong đó 04 hồ phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân; 02 hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp

Hệ thống thông tin liên lạc hiện tại trên địa bàn xã đã được các nhà mạng cung cấp song liên lạc như: Vinaphon; Viettel và Mobile Các điểm Wifi miễn phí tại nơi công cộng, cảng tàu, các điểm thăm quan

Cơ sở lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí

Tính đến năm 2022 trên địa bàn xã có 07 cơ sở lưu trú trên bờ với trên 100 phòng nghỉ đáp ứng cho 300 khách lưu trú/ngày Hiện tại trên địa bàn xã chưa có điểm vui trơi giải trí cũng như bãi tắm du lịch đạt chuẩn để phục vụ nhu cầu thăm quan, trải nghiệm và giải trí cho du khách

Hệ thống cơ sở ăn uống chuyên phục vụ khách du lịch chưa có, ẩm thực chưa đa dạng, các món ăn truyền thống chưa được giới thiệu, quảng bá rộng rãi tới du khách Đây cũng là một trong những vấn đề hạn chế để thu hút khách đến Thanh Lân

2.3.4 Các điểm du lịch phổbiến trên địa bàn xã Thanh Lân

Các điểm du lịch có thể kể đến: Bãi biển Ba Châu, bãi biển Hải Quân, bãi biển Vụng Tròn, Vụng Ăng ten

Trang 25

Các điểm du lịch Thanh Lân mời chỉ dừng lại ở việc khai thác dựa trên 100% tự nhiên, chưa có bất cứ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp

Ảnh: Bã

i biể

n Ba Ch

âu Ảnh: Bã

i biể

n Hải Qu

ân

Ả nh

: Vụ ng Ăn

g

Ten

Trang 26

Ả nh

: Cu

ng đư ờn g xu yê n

đảo Thanh Lân

Ảnh: nhà thờ đảo Thanh Lân 2.3.5 Hiện trạng sản phẩm và dịch vụ du lịch

- Sản phẩm du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng:Các sản phẩm du lịch biển đảo,

nghỉ dưỡng mới đang ở dạng tiềm năng, hiện mới có một doanh nghiệp địa phương nghiên cứu và đang được triển khai với quy mô nhỏ Chưa có các khu nghỉ dưỡng cao cấp cũng như các khu nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu tối thiểu để

phục vụ khách du lịch

- Sản phẩm du lịch sinh thái: Thanh Lân đang triển khai thí điểm loại hình

trecking khám phá rừng nguyên sinh cũng như hệ sinh thái biển, chưa phát huy

phát triển các loại hình du lịch sinh thái gắn với phát triển nông nghiệp

Trang 27

- Sản phẩm du lịch thể thao giải trí trên biển, sản phẩm du lịch lặn ngắm san hô: Đang đề xuất bố trí vùng hoạt động cho loại hình du lịch này

- Dịch vụ tham quan: Mới chỉ có loại hình thăm quan bằng xe điện tới các

điểm tự nhiên, chưa có loại hình du lịch thăm quan trên biển, kết nối Thanh Lân với các đảo gần bờ Chưa phát huy được lợi thế vẻ đẹp cảnh quan và sức hấp dẫn của biển đảo

Như vậy, có thể thấy rằng, các sản phẩm và dịch vụ du lịch ở Thanh Lân còn nghèo nàm chưa đáp ứng được nhu cầu của khách cũng như chưa có sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn để thu hút khách đến với Cô Tô.Trong tương lai, Chính quyền cần đẩy nhanh tiến độ quy đầu tư kết cầu hạ tầng cảng tàu, xây dựng bãi tắm du lịch, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các loại hình du lịch đặc sắc, xây dựng các sản phẩm du lịch để phát triển du lịch Thanh Lân

2.3.6 Hiện trạng kết quả kinh doanh du lịch

Trong những năm qua, Thanh Lân chưa được đầu tư phát triển hạ tầng du lịch Trong đó, lượng khách du lịch đến với Thanh Lân vẫn rất ít so với tiềm năng du lịch Bước sang năm 2022 do có một số bạn trẻ trở về đảo xây dựng một số sản phẩm du lịch, chủ động quảng bá, xúc tiến, truyền thông đã thu hút được một số đoàn khách đến Thanh Lân trải nghiệm, phần lớn vẫn là trải nghiệm 01 ngày trên đảo Thanh Lân sau đó quay trở lại Cô Tô lưu trú

2.3.7 Hiện trạng về thị trường khách du lịch

Thị trường khách du lịch nội địa đến Thanh Lân chủ yếu là khách đến từ các địa phương như Hải Phòng, Hà Nội và một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc… Các đối tượng khách du lịch đến Thanh Lân chủ yếu là đi theo gia đình, công ty Về độ tuổi, khách du lịch nội địa đến Thanh Lân phần lớn là khách trẻ tuổi Các điểm đến mà khách du lịch thường lựa chọn là một số bãi biển đẹp, tham gia các hoạt động trải nghiệm trên biển cùng ngư dân, thưởng thức các món ăn ẩm thực của địa phương Năm 2022, do dịch bệnh, thị trường du lịch nội địa được ưu tiên, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Thanh Lân có nhiểu đổi mới, đặc biệt Thanh Lân đã tổ chức mời được chuyên gia, các đơn vị lữ hành đến khảo sát và xúc tiến du lịch Thanh Lân Khách du lịch nội địa, đặc biệt là giới trẻ không chỉ quan tâm đến điểm đến giải trí, tham quan mà còn hướng đến các sinh hoạt cộng đồng, bảo vệ môi trường thiên nhiên…Các đối tượng này thường thích hoạt động trải nghiệm về đêm cắm trại, câu mực, các hoạt động âm nhạc…

Thị trường khách du lịch đến Thanh Lân trực tiếp từ cảng Cái Rồng thường là khách lưu trú tại Thanh Lân, khách đi từ Cô Tô đến Thanh Lân đây là đối tượng khách đi trong ngày và lưu trú tại Cô Tô Thanh Lân hiện chưa thu hút được khách nước ngoài đến thăm quan

Trong thời gian tới, du lịch Thanh Lân cần hướng đến các thị trường khách du lịch đến Cô Tô (Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc, Thành Phố Hồ Chí Minh các địa phương có tuyến xe khách chạy thẳng đến Vân Đồn), có phương án xúc tiến trực tiếp để thu hút từ Cô Tô đến Thanh Lân tham gia các tour du

Trang 28

lịch trong ngày tại Thanh Lân Đối với thị trường khách du lịch nước ngoài cần tăng cường các giải pháp truyền thông, quảng bá các trang Website du lịch quốc tế, tổ chức xú tiến du lịch, liên kết với các công ty lữ hành, các doanh nghiệp du lịch như Sapa, Hà Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Hạ Long (các trung tâm du lịch phía Bắc thu hút được đông đảo khách du lịch nước ngoài) Thanh Lân còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, tiến tới xây dựng những sản phẩm du lịch đặc sặc như cắm trại, lặn ngắn san hô, các sản phẩm du lịch trải nghiệm nếu được truyền thông tốt sẽ là địa điểm ưu thích đối với khách du lịch nước ngoài ưu khám phá

2.3.8 Hiện trạng xúc tiến, quảng bá du lịch

Thời gian qua, với sự quan tâm của huyện, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Thanh Lân đã từng bước được đổi mới, đãtổ chức được chương trình xúc tiến du lịch có sức lan tỏa trong cộng đồng Nổi bật là chương trình Hội thảo và famtrip “Thanh Lân – Viên ngọc ẩn vùng Đông Bắc Việt Nam”

Mặc dù các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch đã đạt được những kết quả nhất định nhưng thực tế cho thấy, công tác xúc tiến du lịch Thanh Lân vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác được tiềm năng của các doanh nghiệp Công tác xúc tiến quảng bá chưa bài bản và chuyên nghiệp, các chương trình giới thiệu điểm đến còn đơn điệu, theo lối mòn, thiếu tính sáng tạo, chưa gắn với thị trường khách du lịch Nội dung và hình thức xúc tiến quảng bá chưa có nhiều đổi mới Hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá du lịch chưa cao Nguồn lực, phạm vi, quy mô tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch còn hạn chế so với yêu cầu, mục tiêu phát triển và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh du lịch Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch chủ yếu hướng tới khách du lịch, chưa đi sâu vào hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về giá trị của điểm du lịch

Để thu hút khách du lịch, Huyện Cô Tô và xã Thanh Lân cần tập trung triển khai công tác xúc tiến quảng bá du lịch Thanh Lân theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, xây dựng bộ nhận diện gắn với sản phẩm du lịch chủ đạo, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh Đầu tư ứng dụng công nghệ cao cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác tối ưu công nghệ thông tin, truyền thông Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch hướng tới các thị trường trong nước và quốc tế Định vị Thanh Lân là điểm đến du lịch an toàn - hấp dẫn - thân thiện dựa trên các sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch khám phá, du lịch trải nghiệm, du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên Theo đó, xây dựng và xúc tiến quảng bá du lịch Thanh Lân gắn với các giá trị và sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, có chất lượng, có sức cạnh tranh, gắn với thị trường cụ thể

2.3.9 Hiện trạng liên kết, hợp tác phát triển du lịch

Việc liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch giữa các vùng miền đang trở thành một trong những xu thế tất yếu, tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước

Việc đẩy mạnh liên kết, hợp tác sẽ giúp khai thác những thế mạnh của từng địa phương, hình thành những sản phẩm du lịch độc đáo, hạn chế trùng lặp sản

Trang 29

phẩm và dịch vụ, tránh tạo cảm giác nhàm chán cho du khách, giảm chi phí xúc tiến, quảng bá Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để ngành Du lịch nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp ứng xử, đảm bảo có được chất lượng phục vụ, thái độ phục vụ tốt nhất ở các điểm đến, các địa phương liên kết phát triển du lịch Ngoài ra, việc liên kết du lịch là một trong những động lực để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đơn vị lữ hành tạo ra các gói sản phẩm ưu đãi, thu hút du khách Tuy nhiên trong những năm qua công tác liên kết, hợp tác phát triển để thu hút khách đến với Thanh Lân còn nhiều hạn chế, cụ thể là việc liên kết Thanh Lân với thị trấn Cô Tô, Thanh Lân với Đồng Tiến, khách để Cô Tô, Đồng Tiến có lúc quả tải dịch vụ nhưng lại rất ít khách đến Thanh Lân

2.4 Đánh giá chung về phát triển du lịch và phân tích điểm mạnh,

điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch Thanh Lân

Thanh Lân là một xã đảo có diện tích lớn nhất trong quần thể các đảc thuận huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, có vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh biển, đảo Thanh Lân nằm ở khu vực có nhi ều tiềm năng phát triển kinh tế biển, du lịch, giao lưu kinh tế quốc tế Vùng biển Thanh Lân có đa dạng sinh học với sự có mặt nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới trong đó có hệ sinh thái rạn san hô đa dạng, phong phú Trên đảo có nhiều bãi biển đẹp, hoang sơ với mặt nước xanh trong, cát trắng mịn, các bãi đá trầm tích có nhiều hình thù khác nhau, đá ở đây rất mịn và không có rêu, giữ được màu đá nguyên thủy Rừng tự nhiên được bảo tồn gần như nguyên vẹn, hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên đảo thuộc dạng quý hiếm, trong đó có những cánh rừng nguyên sinh cỏ đẹp dưới bóng mát của cánh rừng chõi, rừng dứa thuận lợi cho phát triển du lịch khám phá, trecking, cắm trại Đặc biệt các rạn san hô ở đây đang được bảo vệ rất nghiêm ngặt và địa phương đang triển khai hoàn thiện các điều kiện thiết yếu đã phát triển thành sản phẩm du lịch chỉ có ở Thanh Lân, tạo thành chuỗi liên kết các sản phẩm du lịch của Cô Tô, hứa hẹn đây sẽ là sản phẩm thu hút được du khách trong và ngoài nước tham gia.Con người Thanh Lân hiền hòa, ẩm thực đa dạng và phong phú với các loại hải sản tự nhiên tươi ngon và giàu chất dinh dưỡng Cơ sở hạ tầng du lịch đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là hệ thống cảng tàu để phục vụ cho hoạt động du lịch, chưa đầu tư cải tạo bãi tắm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá hình ảnh còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc có tính cạnh tranh cao, chưa định hướng bền vững, lâu dài, công tác quản lý du lịchcòn bất cập…Bên cạnh đó việc ứng dụng khoa học công nghệ (du lịch thông minh) trong hoạt động du lịch Thanh Lân còn hạn chế và chưa thực sự hiệu quảtrong thời gian qua Với những tiềm năng và thế mạnh sẵn có tuy nhiên trong những năm qua du lịch Thanh Lân chưa tạo được điểm nhấn và chưa thu hút được sự quan tâm của các đơn vị lữ hành và du khách trong nước

2.4.1 Điểm mạnh

-Vị trí thuận lợi:Đảo Thanh Lân có vị trí thuận lợi năm trong quần thể du

lịch trọng điểm Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, là một lợi thể để mở rộng thị

Trang 30

trường và hợp tác phát triển, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch

- Cảnh quan thiên nhiên độc đáo: Đảo Thanh Lân có tài nguyên thiên

nhiên đa dạng, phong phú, có rất nhiều đảo có bãi cát đẹp, nhiều khu vực biển còn bảo tồn được các rạn san hô, rừng nguyên sinh, các bãi biển còn hoang sơ bảo vệ nghiêm ngặt, có làng nghề truyền thống là cơ sở tiền đề để phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc

- Văn hóacủa người dân Thanh Lân: Hiền hòa, hòa sảng, thật thà, mến

khách của người dân miền biển

- Giao thông thuận lợi:Thanh Lân đã có tuyến tàu cao tốc chạy thẳng từ

Vân Đồn – Thanh Lân cùng với hệ thống đường giao thông, đường điện và thông tin được đầu tư đồng bộ đáp ứngnhu cầu phát triển du lịch như hệ thống đường cao tốc Hà Nội – Vân Đồn, Hải Phòng - Hạ Long, Hạ Long – Vân Đồn, hệ thống cảng du lịch như Cảng du lịch quốc tế Ao Tiên Đặc biệt xây dựng và đưa vào khai thác Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn, với tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế, đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự kết nối và phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Ninh nói chung và Thanh Lân nói riêng nói riêng

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Hạ tầng đường giao thông nội đảo, điện nước và

hạ tầng viễn thông đã được đầu tư và đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch

- Chính sách phù hợp trong phát triển du lịch: Huyện Cô Tô luôn quan

tâm, chú trọng phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, được định hướng trong nhiều Nghị quyết của Đảng bộ huyện, xã

- Nguồn lực lao động: Các cơ sở kinh doanh dịch vụ và phụ vụ du lịch ở

Thanh Lân độ tuổi trung bình còn rất trẻ, đây cũng là điều kiện thuận lợi để Thanh Lân thúc đẩy nhanh hoạt động du lịch và sẵn sàn bắt kịp xu hướng phát triển của du lịch, nhất là trong công tác phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

- An toàn, an ninh, và trật tự xã hội ổn định: Thanh Lân là địa bàn an toàn,

tình hình an ninh, trật tự xã hội của xã luôn được đảm bảo Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, mức sống trung bình của người dân Thanh Lân cao so mới mức thu nhập bình quân của cả tỉnh, đây cũng là điều kiện thuận lợi để Thanh Lân phát triển du lịch và phát triển các mô hình du lịch cộng đồng có sự tham gia của đông đảo người dân địa phương

- Thanh Lân là điểm du lịch mới: Thanh Lân là điểm du lịch mới với các

sản phẩm du lịch không trùng lặp với Cô Tô sẽ là điều kiện thuận lợi để kích thích du khách đến với Thanh Lân trong thời gian tới

Trang 31

- Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng: Các sản phẩm và loại hình du

lịch của Thanh Lân chưa thực sự đầu tư một cách bài bản, quy mô của về số lượng và chất lượng, làm sản phẩm theo tính tự phát và lệ thuộc quá nhiều và thiên nhiên,chưa định hướng bền vững, lâu dài Phát triển du lịch theo thời vụ, nên chưa khai thác hết các tài nguyên du lịch

- Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch: Khách du lịch thường đến Thanh

Lân vào các thời điểm mùa hè với các hoạt động du lịch biển, du lịch trải nghiệm Vào các thời gian còn lại trong năm lượng khách giảm dẫn đến việc kinh doanh các dịch vụ du lịch không kéo dài và chưa mang lại hiệu quả cao Vì vậy, trong thời gian tới nhằm giữ chân du khách đến với Thanh Lân lâu hơn, việc hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch mới cần phải được nghiên cứu và đầu tư phát triển đặc biệt sau khi Thanh Lân tập trung để phát triển các sản phẩm du lịch mới

- Nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao còn hạn chế: Nguồn lao động chất

lượng cao còn hạn chế Nguyên nhân do lực lượng lao động du lịch chủ chưa được đào tạo chuyên nghiệp với môi trường dịch vụ chuyên nghiệp như các khách sạn đạt tiêu chuẩn, khu resort, nghỉ dưỡng, môi trường dịch vụ ở các doanh nghiệp có thương hiệu lớn Hiện nay, mới chỉ đáp ứng được cơ bản các loại hình du lịch thông thường và chủ yếu là khách phổ thông Do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cần được tính đến và đưa vào chiến lược phát triển du lịch của Thanh Lân trong giai đoạn tới

- Sản phẩm du lịch thiếu tính liên kết, chưa mang tính đột phá: Tính kết nối

hình thành sản phẩm, tuyến du lịch đặc thù giữa du lịch biển đảo và du lịch vùng núi của Thanh Lân chưa được tiếp cận và thực hiện Chưa kết nối được du lịch của Cô Tô với Thanh Lân, Cô Tô con với Thanh Lân Vì vậy, khách du lịch đến với Thanh Lân còn quá ít và mang tính mùa vụ, vì vậy sản phẩm cung ứng cũng mang đậm chất thời vụ

- Loại hình du lịch và sản phẩm du lịch còn đơn điệu: Thanh Lân vẫn chưa

có doanh nghiệp và đơn vị lữ hành đứng ra xây dựng các sản phẩm du lịch, một số chương trình thăm quan mang tính tự phát, chưa được đầu tư bàn bản vì vậy không thu hút và giữ chân được du khách

- Chưathu hút được các dự án, doanh nghiệp, tập đoàn lớn: Với các điều

kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, dịch vụ, du lịch, tuy nhiên Thanh Lân chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch để thu hút khách đến Thanh Lân

- Giao thông kết nối đất liền, kết nối với Cô Tô: Đây vẫn là vấn đề bất cập

và khó khan nhất đối với việc thu hút du khách đến với Thanh Lân do hệ thống cảng Thanh Lân đã xuống cấp không đáp ứng khả năng phục vụ những phương tiện tàu lớn, vào mùa hè sóng biển lớn khả năng đón và trả khách gặp nhiều khó khan Chính vì hệ thống cảng xuống cấp các đơn vị kinh doanh vận tải chưa đầu tư các loại tàu tốt để hoạt động phục vụ trên địa bàn Thanh Lân

- Quản lý du lịch còn hạn chế: Công tác quản lý du lịch ở Thanh Lân còn

bất cập, đặc biệt là công tác bảo vệ môi trường, lượng nước thải từ khu dân cư, hoạt động du lịch chưa được xử lý

Trang 32

- Công tác xúc tiến, quảng bá chưa thực sự hiệu quả: Hoạt động xúc tiến

và quảng bá du lịch của Thanh Lân chưa thực sự chuyên nghiệp, chưa tiếp cận được rộng rãi đến công chúng trong và ngoài nước

- Sự phát triển hạ tầng du lịch:Hệ thống cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà

nghỉ, ), cơ sở ăn uống (nhà hàng, quán ăn,…), phương tiện phục vụ khách chưa thực sự đáp ứng được chất lượng đối với khách du lịch Hạ tầng cây xanh, bãi đỗ xe, hệ thống nhà vệ sinh công cộng, các điểm thăm quan, checkincũng chưa được quan tâm, đầu tư

- Chuyển đổi số trong du lịch chưa hiệu quả: Việc ứng dụng công nghệ và

chuyển đổi số trong du lịch của Thanh Lân chưa thực sự hiệu quả, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, điều này cần được địa phương nghiên cứu cải thiện trong tương lai để góp phần xây dựng đô thị du lịch và dịch vụ hiện đại, thông minh

- Du lịch Thanh Lân vẫn chịu ảnh hưởng tính mùa vụ cao:Việc phát triển

gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển du lịch gắn với khai thác thủy sản cũng là bài toán đặt ra sự khó khăn trong việc thu hút đầu tư vào du lịch Thanh Lân Thanh Lân cũng là địa phương chịu ảnh hướng bởi thời tiết khắc nhiệt của khí hậu mùa đông vì thế rất khó thu hút được khách đến Thanh Lân quanh năm

2.4.3 Cơ hội

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Cô Tô đã có những bước phát triển vượt bậc với những kết quả ấn tượng về doanh thu và lượng khách Du lịch Thanh Lân trong năm 2022 đã được truyền thông và du khách biết đến và đang trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch với rất nhiều cơ hội đang rộng mở đối với ngành du lịch:

- Sự phát triển thịnh vượng về kinh tế của Việt Nam: Trong những năm qua

nền kinh tế của cả nước ngày càng phát triển và trở thành điểm sáng về đầu tư, phát triển kinh tế trong khu vực Cùng với đó Chính phủ, các tập đoàn, công ty lớn tiếp tục tham gia hợp tác vớicác tổ chức quốc tế trong đó có các tổ chức lớn về du lịch, thương mại Vì vậy đây sẽ là cơ hội rất lớn để quảng bá du lịch Thanh Lân nói riêng và các điểm du lịch khác trên cả nước nói chung tới các du khách Quốc tế cũng như thu hút các nhà đầu tư tiềm năng vào Thanh Lân

- Sự phát triển của ngành du lịch: Du lịch thế giới và du lịch Việt Nam nói

chung, đang có xu hướng đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường như DLST, DLCĐ nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Đây là cơ hội để Thanh Lân phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch mớiphù hợp với tài nguyên du lịch như DLST, DLCĐ bên cạnh việc khai thác các sản phẩm và dịch vụ du lịch truyền thống

- Du lịch được xác định là ngành kinh tế chủ đạo, mũi nhọncủa Thanh Lân:

Với nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, xây dựng các sản phẩm và loại hình du lịch của Thanh Lân sẽ là cơ hội rất tốt để thực hiện hóa phát triển du lịch xanh và bền vững

- Khoảng cách từ Thanh Lân và Cô Tô rất ngắn:Cô Tô hang năm đón gần

Trang 33

300.000 khách đây cũng là điều kiện vô cùng thuận lợi để Thanh Lân thu hút khách về Thanh Lân, nhất là việc phát triển các tour du lịch trong ngày đến Thanh Lân

- Sự phát triển của công nghệ thông tin: Ngày nay,ứng dụng công nghệ

thông tin trong phát triển hoạt động du lịch ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới Điều này, sẽ giúp ngành du lịch Thanh Lân đi trước đón đầu xu hướng, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong quản lý, vận hành cácdịch vụ du lịch Nếu ứng dụng và vận hành hiệu quả sẽ giúp khách du lịch dễ dàng tiếp cận với tất cả thông tin về điểm đến cũng như các dịch vụ du lịch của Thanh Lân qua ứng dụng số Điều này giảm thiểu chi phí quản lý, vận hành, giải quyết bài toán nhân sự, khoảng cách địa lý, các chi phí cho hoạt động xúc tiến, quảng bá trực tiếp, ứng dụng công nghệ thông tin cũng hướng tới mang lại sự tiện ích cho khách du lịch thông qua sử dụng công nghệ thông tin

-Du lịch sẽ phát triển trong trạng thái bình thường mới: Ảnh hưởng của

dịch bệnh đã gây sức ép không hề nhỏ đến tâm lý đi du lịch của khách du lịch, do vậy trong bối cảnh mở cửa phục hồi ngành du lịch trong năm 2022, chắc chắn sẽ chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ các xu hướng đi du lịch trên phạm vi toàn cầu Đây sẽlà cơ hội rất lớn để Thanh Lân đón đầu xu hướng phục hồi ngành du lịch hậu Covid-19

- Hướng tới trở thành điểm sáng du lịch trong thời gian tới: Thanh Lân sở

hữu rất nhiều bãi biển đẹp, giữ được hệ sinh thái rừng, biển, lực lượng trong ngành du lịch trẻ, chịu khó học hỏi và có ý chí, quyết tâm xây dựng và phát triển quê hương, định hướng Thanh lân cũng có những sản phẩm nổi trội, khác biệt ở khu vực Miền Bắc, các điểm du lịch mới cũng sẽ được du khách ưu tiên lựa chọn, những yếu tố đó sẽ thu hút được du khách đến với Thanh Lân cũng như xây dựng được thương hiệu của du lịch Thanh Lân

2.4.4 Thách thức

Trong bối cảnh hiện nay, Thanh Lân cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong phát triển ngành du lịch:

- Sức ép trong phát triển du lịch: Phát triển kinh tế du lịch sẽ gây nên

nhiều sức ép đến môi trường, xã hội,đe dọa đến các giá trị của thiên nhiên, các giá trị văn hóa cộng đồng Phát triển du lịch cũng sẽ kéo theo cơ cấu nguồn lực và dân số thành thịtăng nhanh dẫn đến các hoạt động khai thác, xây dựng các công trình diễn ra ồ ạt gây mất cảnh quan, ảnh hướng đến kết cấu của địa hình, cảnh quan và môi trường chung của Thanh Lân bị ảnh hưởng

- Dịch bệnh: Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp khiến hoạt động du

lịch trên cả thế giới bị hạn chế và Thanh Lân cũng chịu những ảnh hưởng không hề nhỏ trong kinh doanh du lịch

- Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hoạt bảo vệ môi

trường trước sự tác động của thiên tai, thời tiết, nước biển dâng, bão, gió, biển động Biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi và phá hủy mọi thứ nếu chúng ta không chuẩn bị và đề phòng nhằm có giải pháp ứng phó và thích ứng phù hợp Do đó, việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí

Trang 34

hậu trong ngành du lịch của Thanh Lân cũng cần được tính toán và thực hiện nhằm ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, nhiệt độ tăng, nước biển dâng Việc đưa ra các giải pháp phù hợp và những cảnh báo kịp thời giúp đảm bảo an toàn cho du khách cũng như giảm thiểu được nhưng tác động không mong muốn từ biến đổi khí hậu tới hoạt động du lịch và cuộc sống của người

dân Thanh Lân

- Bị cạnh tranh bởi các điểm du lịch hấp dẫn khác: Việc bị cạnh tranh

trong du lịch ở tại điểm đến là khá phổ biến, điều này đặt ra bài toán xây dựng các sản phẩm và dịch vụ hay thương hiệu du lịch Thanh Lân cần có tính cạnh tranhcao, các loại hình, sản phẩm du lịch hấp dẫn không chỉ trong nước và có khả năng cạnh tranh với các điểm đến khác trong khu vực

2.5 Các bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch Thanh Lân

Đề án đưa ra các bài học kinh nghiệm đã và đang áp dụng thành công trong nước và quốc tế tại các điểm đến có đặc điểm tương đồng với Thanh Lân về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội Bên cạnh đó, đề án cũng chia sẻ những bài học kinh nghiệm xuất phát từ chính thực tiễn phát triển của du lịch Thanh Lân trong thời gian qua và từ đó có thể tham khảo nhằm áp dụng cho sự phát triển du lịch của Thanh Lân trong giai đoạn tới

Kinh nghiệm phát triển du lịch đảo trong nước

Đảo Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, Hội An được xem là một trong những điểm nhấn du lịch của tỉnh Quảng Nam Cù Lao Chàm sở hữu nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị lớn cả về tự nhiên lẫn nhân văn Cùng với việc được công nhận là khu DTSQTG vào năm 2009, chính sự độc đáo về địa hình, đa dạng về sinh học đã khiến Cù Lao Chàm trở thành một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước

Từ khi du lịch phát triển, nhiều người dân chuyển sang khai thác lá lao, hái rau rừng, đan võng ngô đồng… phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của du khách Lượng khách gia tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng nguồn lâm, hải sản địa phương tăng Theo thống kê, khoảng 1000 thân cây ngô đồng, hàng tấn lá lao, rau rừng trong 1 năm cũng như một lượng lớn hải sản để phục vụ trung bình từ 2000 - 3000 khách mỗi ngày Theo thống kê của Phòng Văn hóa - thông tin Hội

2018, Cù Lao Chàm đón khoảng 420.000 khách

Tại Cù Lao Chàm, chính quyền các cấp xác định: Phát triển du lịch Cù Lao Chàm phải nằm trong quy hoạch tổng thể chuỗi kinh tế biển đảo, du lịch đảo của miền Trung và tỉnh Quảng Nam; phát huy lợi thế vốn có của Cù Lao Chàm về đa dạng sinh học, văn hóa, quang cảnh thiên nhiên; khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên rừng, biển, và các giá trị văn hóa, lịch sử hiện có; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biển đảo Để phát triển du lịch bền vững, Cù Lao

Trang 35

Chàm đã khai thác các sản phẩm thân thiện môi trường và dựa vào cộng đồng địa phương

Đặc biệt, cộng đồng dân cư Cù Lao Chàm đã tích cực hưởng ứng, tham gia vào các hoạt động chuyển đổi sinh kế truyền thống sang du lịch - dịch vụ theo hướng bền vững Cộng đồng tại đây tham gia vào tất cả các hoạt động khai thác và quản lý tài nguyên trong Khu DTSQTG với các mức độ khác nhau Cư dân địa phương cũng tham gia mạnh mẽ vào các chiến dịch bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học như: Cù Lao Chàm nói không với túi nilon (từ 2009), phong trào bảo vệ cua đá hay gần đây là nói không với ống hút nhựa… Chính những hành động này của cư dân bản địa đã thúc đẩy sự phát triển du lịch theo hướng bền vững và tạo ấn tượng tốt đối với khách du lịch Để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu du khách, cộng đồng cư dân Cù Lao Chàm cũng chủ động nâng cao tri thức, rèn luyện kĩ năng ngoại ngữ và luôn giữ thái độ niềm nở, chân tình khi tiếp xúc với du khách Phát triển du lịch theo hướng bền vững với các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường và dựa vào cộng đồng địa phương là một trong những hướng đi đúng mà Cù Lao Chàm cần tiếp tục phát huy để tối đa hóa lợi ích của du lịch đồng thời bảo tồn tốt nhất các giá trị văn hóa và đa dạng sinh học tại nơi đây

Kinh nghiệm phát triển du lịch đảo của các quốc gia trên thế giới: (1) Kinh nghiệm của đảo Jeju (Hàn Quốc) trong việc phát triển du lịch độc đáo từ việc khai TNDL

Đảo Jeju còn gọi là tỉnh Tế Châu, được hình thành do núi lửa phun trào cách đây khoảng 2 triệu năm, cách thủ đô Seoul chừng 434 km về phía Nam Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) của Jeju hiện nay đạt hơn 12 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người/năm đạt 21.000 USD Trong đó du lịch là ngành công nghiệp chủ đạo của đảo Jeju, chiếm 25% tổng sản phẩm chung của tình Hoạt động du lịch tại Jeju đứng thứ nhất Hàn Quốc về tỷ lệ tang trưởng GRDP, phát triển việc làm, tang nguồn thuế địa phương và thuế quốc gia Năm 2018, tổng số khách du lịch đạt 15,5 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế khoảng gần 3,5 triệu Mỗi khách du lịch đến lưu trú tại Jeju bình quân từ 3 đến 5 ngày, mức chi tiêu đạt 609 USD (khoảng 12,5 triệu VND/khách) Tổng thu nhập từ du lịch của Jeju năm 2018 đạt khoảng 8.000 tỷ won, tương đương 8 tỷ USD (gần 180.000 tỷ VND) Với những kết quả đạt được, hoạt động du lịch tại Jeju đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy các hoạt động kinh tế, tạo ra nhiều công ăn, việc làm, bảo đảm được nguồn tài nguyên, tái đầu tư vào đời sống xã hội của cư dân…

Những thành quả mà ngành du lịch Jeju đạt được chỉ thực sự gây ấn tượng mạnh trong những năm gần đây nhờ tinh thần sáng tạo, chuyên nghiệp của chính quyền Hàn Quốc và những người làm du lịch ở Jeju Điều đó được thể hiện trên một số nội dung chủ yếu mà Jeju đã thực hiện:

Chuyển đổi chế độ pháp luật, áp dụng cơ chế chính sách đặc biệt, biến hòn đảo Jeju thành “Tỉnh tự trị đặc biệt”, thực hiện “Luật đặc biệt của thành phố tự

Trang 36

do quốc tế” từ năm 2002 Trên đó 182 nước đến đây không cần Visa/ không thuế, đồng thời liên tục triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến để Jeju trở thành “Thành phố tự do quốc tế, hòn đảo hòa bình của thế giới”

Jeju đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, xây dựng, mở rộng nhiều cảng tàu biển để tang cường khả năng tiếp cận cho các loại hình du lịch biển, đầu tư phát triển, hiện đại hóa sân bay theo tiêu chuẩn quốc tế từ năm 2007

Người làm du lịch Jeju đã thực hiện nhiều chủ trương chính sách phát triển du lịch hiệu quả nhắm khai thác tiềm năng, TNDL Bộ máy quản lý nhà nước vè du lịch Jeju tập trung vào việc thiết lập các chính sách du lịch, đẩy mạnh thu hút tiếp thị du lịch, nuôi dưỡng ngành công nghiệp MICE và phối hợp với các cơ quan liên quan xúc tiến các dự án đầu tư du lịch

Các cơ quan quản lý đến ngành du lịch Jeju được định hướng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp kinh doanh du lịch Jeju trong các hoạt động tiếp thị quảng bá tổng hợp ở trong và ngoài nước, phát triển tài nguyên và sản phẩm du lịch phù hợp với xu hướng mới, cải thiện một cách đột phá tư thế tiếp nhận du lịch của Jeju, thành lập và điều hành hệ thống cửa hang miễn thuế đầu tiên trong nội thị cho người dân trong nước, vận hành hệ thống hướng dẫn du lịch tiên tiến, đào tạo và tư vấn cho doanh nghiệp du lịch…

Hiệp hội du lịch Jeju cũng là một thành tố quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch tại đây thông qua dự án hỗ trợ các công ty thành viên và tìm kiếm mang lại lợi ích, dự án cải thiện hình ảnh doanh nghiệp du lịch Jeju, dự án trợ cấp thường xuyên cho người dân của tỉnh Jeju…

(2) Kinh nghiệm phát triển du lịch đảo Phuket - Thái Lan

Phuket là đảo lớn nhất của Thái Lan nằm trên vùng biển Andaman ở phía Tây Nam Thái Lan với diện tích 543 Km2; dân số khoảng 300.000 người Mỗi năm Phuket đón trên 10 triệu lượt khách du lịch, trong đó có trên 80% là khách du lịch quốc tế với thu nhập du lịch đạt trên 5 tỷ USD Các điểm đến của Phuket gồm các khu vui chơi giải trí Fantasea, đảo Phi Phi, vịnh Phang Nga…

Kinh nghiệm du lịch đảo Phuket được khái quát mấy nét cơ bản sau: Triển khai lồng nghép phát triển đảo vào chiến lược xây dựn sản phẩm du lịch trên đảo, đầu tư du lịch lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có làm điểm tựa, phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật gắn với phân vùng chức năng biển để thành lập các khu bảo tồn biển, khu phát triển du lịch

Xây dựng các khu du lịch ở xa khu đô thị, trên những bãi biển đẹp gồm có bãi biển Pattong, Kata và Karon…lúc đầu không có người ở, khi có quy hoạch, chính quyển Phuket tang cường quảng bá, kêu gọi đầu tư Với cách này Phuket đã thu hút số lượng lớn dự án đầu tư vào du lịch

Quản lý tương thích đã cải tạo không gian đảo Phuket như một thiên đường du lịch Xây dựng điểm du lịch ngắm hoàng hôn ở mũi cực Nam đảo Laem Phromthep, khu nghỉ dưỡng ở bãi biển Patong, Kata, Karon, Nai Han, Mai Khao, Nai Yang…cách biệt với khu dân cư, với một không gian biển thanh bình, yên tĩnh, chỉ có song biển và gió rì rầm, nước biển trong xanh Các nhà đầu tư Phuket cũng rất khéo léo phân vùng chức năng biển, đảo trong nội bộ các

Trang 37

khu du lịch, làm cho chúng tương thích với từng mảng không gian ở trên đảo, chìm đắm hoàn toàn vào vẻ đẹp của biển, đảo và những trải nghiệm thú vị đầy thử thách, từ những môn thể thao dưới nước được đầu tư phương tiện rất hiện đại như lặn biển, lướt ván và đua thuyền buồm…các sản phẩm du lịch đảo có sức hấp dẫn cao

Sự phân chia diện tích đảo thành những đơn vị nhỏ có chức năng khác nhau để bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, phục vụ tham quan sinh thái của khách du lịch

Phát triển mạnh hệ thống giao thông phục vụ tốt việc vận chuyển khách du lịch ra đảo Để phát triển du lịch, tỉnh Phuket cho mở rộng các tuyến giao thông chính của đảo, mở các tuyến đường chính đến điểm du lịch Phát triển mạnh mạng lưới giao thông công cộng, giao thông cá nhân như xe buýt, taxi, ô tô, xe máy…đáp ứng nhu cầu khách du lịch trên đảo

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch đảo phù hợp với xu hướng mới Đào tạo cả lao động đơn giản đến lao động phức tạp chuyển hướng sang làm dịch vụ như: tài xế taxi, thủy thủ tàu du lịch, bồi bàn, nhân viên nhà hang, nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế, nhà quản lý, hướng dẫn viên du lịch, người biểu diễn nghệ thuật, kỹ thuật viên lặn, cán bộ bảo tồn, huấn luyện viên thể thao biển…đã đào tạo, huấn luyện được lực lượng lao động trong ngành du lịch có kỹ năng cao, có ý thức trong khai thác sản phẩm du lịch đảo

Đẩy mạnh quáng bá hình ảnh du lịch Phuket và xây dựng sản phẩm du lịch đảo lan tỏa khắp toàn cầu Quảng bá bằng nhiều hình thức, qua nhiều kênh thông tin gồm internet, báo, truyền hình, tờ rơi, những bài thơ, tiểu thuyết, phim ảnh…làm cho mọi người dễ tiếp cận hơn, làm cho Phuket trở thành điểm đến hang đầu thế giới

(3) Kinh nghiệm phát triển du lịch đảo Boracay - Philippines

Du lịch được coi là một ngành kinh tế quan trọng của Philippines với đóng góp 10% vào GDP Do vậy mà Philippines đã áp dụng nhiều biện pháp để thu hút và làm hài long bất kỳ khách du lịch nào khi đến đất nước của họ

- Đất nước Philippines chịu nhiều thiên tai: Philippines là nơi chịu nhiều

ảnh hưởng của các cơn bão của Đông Nam Á Có vị trí bất lợi, đất nước nằm ở trung tâm của những trận bão, song thần, động đất, nủi lửa phun trào, gây thiệt hại nặng nề về người và của Hàng năm đón trên 20 cơn bão, các trận song thần, ảnh hưởng của BĐKH, thiên tai tác động mạnh đến du lịch tại Philippines

- Tài nguyên biển đảo phong phú: Đất nước Philippines trải dài trên hơn 7.000 hòn đảo, đó là lý do chính quốc gia này tập trung phát triển du lịch đảo Không có các công trình ấn tượng hay dấu tích lâu đời Philippines dựa vào tài nguyên đảo làm trọng tâm phát triển du lịch Philippines đã tận dụng điều kiện tự nhiên đảo, khai thác dịch vụ lặn biển cùng cá mập, cá voi, khiến Boracay nhanh chóng trở thành điểm du lịch nổi tiếng thế giới

- Dịch vụ về đêm trên đảo đa dạng: Do yếu tốc lịch sử với bản tính cởi

mở mà người Philippines luôn thích ra ngoài sau những giờ làm việc Ở bất cứ đâu du khách cũng có thể tìm thấy những nhà hang phục vụ đủ các loại món ăn

Trang 38

trên thế giới Ở trên các đảo có vô số nhà hang với ban nhạc sống mang bản sắc riêng phục vụ khách, các quán café, các quán ăn nhanh, sân khấu hài kịch nhỏ, quầy hang lưu niệm…luôn tấp nập khách đến tận nửa đêm Việc đảm bảo an toàn cho du khách luôn được đặt lên hang đầu Tại các điểm công cộng hoặc trung tâm du lịch, nhà hang, siêu thị đều có cảnh sát đứng gác và đi tuần tra liên tục Ngay cổng vào của khách sạn đều có nhân viên kiểm tra mọi người ra vào, các loại máy soi, máy rò kim loại, chất nổ, chó nghiệp vụ…Tuy nhiện chẳng có mấy khách phiền long vì sự hiện diện của vô số sắc phục cảnh sát suy cho cùng, đó chỉ là sự an toàn chung

- Sự vươn mình của du lịch Boracay: Nhằm thúc đẩy lượng khách tiềm

năng này, chính phủ Philippines đã có những hương trình trong việc quảng bá du lịch như: Chiến dịch quảng bá “It’s more fun in the Philippines” năm 2012 Chiến dịch này khuyến khích công dân mời bạn bè quốc tế đến Philippines “Bring Home a Friend” năm 2017, bằng cách này, mỗi người dân Philippines chính là đại sứ du lịch cho đất nước của họ Chiến dịch quảng bá này hướng đến giá trị cốt lõi là tạo ra sự vui vẻ Nhờ chính sách quảng bá du lịch, đảo Boracay là một trong những trung tâm du lịch của Philippines với việc đón khoảng trên 2 triệu lượt khách quốc tế/năm

- Chính quyên cứng rắn và bài học phát triển du lịch bền vững: + Lợi nhuận từ du lịch quá lớn đã khiến chính quyền Boracay, nhiều doanh nghiệp và người dân đổ xô khai tác hòn đảo, làm cho Boracay dần đánh mất đi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ Tình trạng xuống cấp cúa Boracay được cho là do thất bại của chính quyền địa phương trong việc thi hành các quy định về bảo tồn biển, rác thải, vệ sinh, phân vùng và xây dựng Điển hình có khoảng 300 khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ không thực hiện việc xây khu xử lý nước, rác thải riêng Thay vào đó, họ xả thẳng váo các co kênh, hệ thống quy hoạch và xử lý nước thải kém Bốn trong số chin vùng đất ngập nước trên đảo bị chiếm dụng làm nơi xây trung tâm mua sắm, khách sạn và nơi ở của khoảng 100 người định cư bất hợp pháp…

+ Tháng 4/2018, Philippines tuyên bố ngừng đón khách du lịch đến đảo nghỉ dưỡng ở Boracay để quy hoạch và cải tạo lại đảo: phá bỏ các cơ sở xây dựng bất hợp pháp, mở rộng them đường để giải quyết ùn tắc giao thông, chuyển taxi 3 bánh thành xe điện và xây dựng nhà máy xử lý chất thải thành năng lượng

+ Theo ước tính, việc đóng cửa không đón khách du lịch gây thiệt hại khoảng 1,07 tỷ USD cho nền kinh tế đảo Boracay (20% tổng du lịch cả nước), có 36.000 lao động mất việc, các hang bay ngừng hoạt động, Chính phủ bỏ ra 38,4 triệu USD để hỗ trợ lao động ở Boracay trong thời gian đảo đóng cửa Đến tháng 10/2018, Boracay mở cứa đón khách du lịch trở lại với nhiều quy định cứng rắn hơn: số khách du lịch tối đa được phép có mặt trên đảo là 19.200 người/ngày, vào bất kỳ thời điểm nào; khu vực bãi biển cũng sẽ không được phép dung để kinh doanh nghề xoa bóp, bán rong, đốt lửa trại

Trang 39

hay xây dựng lâu đài cát để chụp ảnh; toàn bộ khách sạn, nhà hàng di dời cách bờ biển 30m; đóng cửa 3 sòng bài và các cơ sở vi phạm về quy định bảo vệ môi trường; cấm

uống rượu, hút thuốc, tổ chức tiệc trên bãi biển…

Giới chức Philippines đưa ra những quy định nghiêm ngặt bảo vệ Boracay sau khi mở

cửa lại khu du lịch này Ảnh: CNN

philippines-post1021968.html

Nguồn:https://zingnews.vn/giai-ma-cach-lam-du-lich-bat-chap-thien-tai-o-(5) Kinh nghiệm phát triển du lịch quần đảo Maldives

Maldives là quốc gia hai đảo được thành lập bời 1.190 hòn đảo san hô lớn nhỏ như sợi chuỗi trên Ấn Độ Dương, diện tích khoảng 300 km2, dân số

Trang 40

298.000 người, nhưng mỗi năm Maldives đón 1,4 triệu lượt khách quôc tế Quần đảo này được mệnh danh là thiên đường du lịch giữa đại dương Trong quá trình phát triển du lịch, Maldives có nhiều ứng dụng phát triển du lịch đảo vào xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo có thể khái quát mấy điểm sau:

- Tổ chức nghiên cứu sâu sắc, phân tích kỹ không gian biển trước khi xây dựng kế hoạch phân bổ không gian biển cho xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo và sự phân bố không gian này rất phù hợp với tính đặc thù biển đảo của Maldives

+ Maldives khuyến khích đầu tư khu nghỉ dưỡng trên những đảo không có người ở, để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường…

+ Các nhà đầu tư được hợp đồng thuê đảo dài hạn (từ 10 – 21 năm) và trả tiền thuê đất hàng năm Nhà đầu tư chủ động phân bổ không gian biển để xây dựng khu nghỉ dưỡng về điện, cấp nước, thoát nước và khu vực xử lý chất thải rắn, bến tàu thuyền, xây dựng các khu vực giải trí, khu thể thao dưới nước, khu ở cho nhân viên…phải tuân thủ các quy định của nhà nước Diện tích xây dựng khu nghỉ dưỡng không vượt quá 20% tổng diện tich của hòn đảo Quy định hướng nhìn ra biển từ khu nghỉ dưỡng đối với tất cả các phòng khách, đối đối diện cách bãi biển tối thiểu 5m theo đường thẳng Mỗi bãi biển chỉ có 68% chiều dài được phân bổ cho khu nghỉ dưỡng, trong đó 20% là phòng khách, công trình công cộng là 12% còn lại là không gian mở Tính đến nay đãcó 35 hòn đảo được Chính phủ cho thuê để xây dựng khu nghỉ dưỡng biển

- Đến nay Maldives đãxây dựng được 89 khu nghỉ dưỡng với công suất 17.802 giường, thu hút được gần 1,4 triệu lượt khách quốc tế năm 2017 (trong đó khách quay trở lại là 19%, chủ yếu là khách đến từ Châu Âu, rất đề cao chính sách phát triển du lịch bền vững của Maldives Bình quân mỗi năm tang trưởng 10%, đóng góp 30% GDP và 70% ngoại hối của quốc gia, tạo việc làm cho trên 22.000 người, và đóng góp 30% thu ngân sách của chính phủ, nhưng vẫn giữ được môi trường biển đảo rất trong lành (theo báo cáo khảo sát học tập thực tế của Viện Ngiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam ở Maldives năm 2017)

- Quản lý tương thích trong sử dụng không gian đảo cho xây dựng khu nghỉ dưỡng đảo khá hiệu quả Quy định xây dựng khu nghỉ dưỡng đảo phải đạt tiêu chuẩn về độ cao để tương thích với các thảm thực vật tự nhiên của đảo Tòa nhà không được cao hơn ngọn cây, không được nhìn thấy từ ngoài

Ngày đăng: 26/09/2024, 10:19

w