Hầu như những nguyêntắc đạo lý của Khổng giáo bị sa sút trầm trọng, thói đời đen bạc được phơi bàylàm cho những ai có tâm huyết với đời, có kỳ vọng trung hưng về một xã hộiphong kiến càn
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ra trong thời kỳ cực thịnh của triều Hậu Lênhưng lại trưởng thành ở thời kỳ rối ren nhất của lịch sử nước nhà Những tranglịch sử nữa thế kỷ XV-XVI đã ghi lại nhiều biến động về chính trị, nhiều bất côngtrong xã hội và kéo theo đó là những suy đồi về đạo đức Hầu như những nguyêntắc đạo lý của Khổng giáo bị sa sút trầm trọng, thói đời đen bạc được phơi bàylàm cho những ai có tâm huyết với đời, có kỳ vọng trung hưng về một xã hộiphong kiến càng thêm ngao ngán chán chường.Toàn bộ bức tranh xã hội hiệnthực thời ấy đã tác động sâu sắc lên những trang đời và trang thơ của nhà thơ, ảnhhưởng mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, đặc biệt là thái độ xuất xử của ông trướcthời cuộc Ông nhập thế là để giúp nước cứu đời Ông lui về ở ẩn là để giữ vữngkhí tiết, thực hiện thú nhàn tản Thế nhưng thái độ ẩn dật của tác giả không trầm
tư, mặc tưởng như những nhà Nho thời Lý - Trần mà chứa đựng một “nỗi đautình đời, vận nước” (Năm trăm năm Nguyễn Bỉnh Khiêm một nỗi đau tình đời,vận nước, Nguyễn Phan Quang), thái độ nhàn của ông là thể hiện cái dũng khí “dỉbất biến ứng vạn biến” của những bậc chân Nho Vì thế các nhà nghiên cứu chorằng Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất hiện không chỉ là một cây đại thụ của nền thơ ca
mà còn là cây đời tỏa bóng đạo đức Ông sống giữa cuộc đời đảo điên nhưng lại
là tấm gương sáng về nhân nghĩa Tất cả những điều ấy đều xuất phát từ một quanniệm nhân sinh với những triết lý vô cùng sắc sảo, thâm sâu vượt thời gian củatác giả Bình về những triết lý này là điều bao năm qua các nhà nghiên cứu, phêbình đã làm và ngày nay là điều mà chúng tôi mong muốn đóng góp một chút gì
đó vào việc tìm hiểu thêm về nhà hiền triết
1.2 Ngày nay, đất nước Việt Nam đang vận động trong thế kỷ XXI, tuykhông có những phong ba về mặt chính trị nhưng mấy ai dám khẳng định trongcuộc sống hiện tại không có cảnh con người chạy theo vật chất mà quên đi nétđẹp tâm hồn Cuộc sống tinh thần, đạo lý thánh hiền, truyền thống dân tộc có bị
Trang 3lung lay hay không giữa một xã hội đang hội nhập về mọi mặt ? Khi công cuộctoàn cầu hóa văn hóa đang diễn ra rất phức tạp, khi cơn bão táp của nền kinh tếthị trường đang làm cho không ít người chỉ biết lấy vật chất làm thước đo giá trịcon người, thì lúc ấy mấy ai quan tâm đến đạo lý làm người Khi thế lực đồngtiền và văn hóa thực dụng lên ngôi, thì mấy ai sẽ còn nhớ đến những tinh hoa dântộc ẩn dưới lớp bụi thời gian Vì vậy việc đi vào tìm hiểu quan niệm nhân sinhtrong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhu cầu bức thiết của cuộc sống Bởicái nhìn triết lý về cuộc đời của ông ngày xưa vẫn còn ảnh hưởng đến hậu thế,vẫn có tác dụng hữu hiệu cho sự phân định những điều thật - giả; tốt - xấu; thiện -ác; đúng - sai; đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trong cuộc sống của chúng ta.Tất cả những vấn đề trên đều là những vấn đề lý thú cần nghiên cứu để hiểusâu hơn về nhà hiền triết Nguyễn Bỉnh Khiêm, để bày tỏ tinh thần trân trọng disản văn hóa quá khứ, trân trọng một tấm gương cao quí xưa Đó là lý do mà tôichọn đề tài trong tiểu luận này.
2 Ý nghĩa của đề tài
Ta sẽ lấy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc làm chuẩn, để soi vàonhững tác phẩm thơ ca của Nguyễn Bỉnh Khiêm và tìm hiểu sâu hơn quan niệmnhân sinh của ông như một giá trị văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam Đồngthời góp thêm một số ý kiến về ý nghĩa tích cực và tiêu cực trong quan niệm nhânsinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm
3 Phương pháp thực hiện đề tài
3.1 Phương pháp lịch sử - xã hội
Phương pháp Mác-xít khẳng định mối quan hệ giữa văn học và xã hội, giữavăn học và thời đại, giữa cá nhân và thời đại Tham khảo những tài liệu có độchính xác cao, có sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình qua quá trìnhtiếp nhận
Trang 43.2 Phương pháp hệ thống
Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan đối vớivấn đề đang nghiên cứu ở đây, quan niệm nhân sinh trong thơ Nguyễn Bỉnhkhiêm được biểu hiện cụ thể qua cuộc đời, tư tưởng, cách sống và tình cảm trướchiện thực khách quan
3.3 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Trong quá trình khảo sát, sẽ đi tìm những yếu tố lặp đi lặp lại, xác định nhữngyếu tố nỗi bật làm nên quan niệm nhân sinh Phân tích từng câu thơ, bài thơ nhằmlàm nỗi bật lên tư tưởng, tình cảm của tác giả
4 Lịch sử vấn đề
Nguyễn Bỉnh Khiêm được người đời xưng tụng là “cây đại thụ tỏa bóng gầnsuốt cả thế kỷ XVI” Cuộc đời và thơ văn của ông là đề tài khá hấp dẫn cho cácnhà nghiên cứu Cho nên tính đến thời điểm ngày hôm nay, ngoài một số bài viết
lẻ tẻ trên Tạp chí Văn học, còn có nhiều công trình nghiên cứu về thời kỳ lịch sửphức tạp và cuộc đời có nhiều mâu thuẫn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm (Trần Thị Thanh Băng - Vũ
Thanh tuyển chọn và giới thiệu) Gồm 67 bài viết tập trung nghiên cứu theo từngphương diện : Nguyễn Bỉnh Khiêm giữa thế kỷ XVI đầy biến động ; Triết nhânNguyễn Bỉnh Khiêm - Tư tưởng và nhân cách ; Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ ;Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tâm thức thế nhân xưa và nay
Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc (Viện khoa học
xã hội - Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm) đóng góp 28 bài viết có chiều sâu, vớinhiều tư liệu có giá trị về Nguyễn Bỉnh Khiêm : Thân thế và hoàn cảnh lịch sử ;
Tư tưởng và thơ văn ; Một số vấn đề khác có liên quan đến Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập (Nguyễn Khuê) Đây là một
công trình nghiên cứu có giá trị mới mẻ Công trình gồm bốn phần Phần thứnhất, tác giả đã trình bày những nét đại cương về hoàn cảnh lịch sử, về cuộc đời,
về những tác phẩm chữ Hán, tác phẩm chữ Nôm, Sấm ký Phần thứ hai, tác giả đi
Trang 5vào khai thác tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêm Phần thứ ba là nhữngnhận xét về hình thức nghệ thuật và giá trị nội dung của Bạch Vân am thi tập,đồng thời khẳng định vị trí và ảnh hưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sửvăn hóa dân tộc, trong lòng dân tộc Việt Nam Phần thứ tư là 102 bài thơ trong
“Bạch Vân am thi tập” đã được tuyển dịch khá công phu
Thơ văn Nguyễn Bỉnh khiêm, Đinh Gia Khánh (chủ biên), tập trung trích 161
bài thơ Nôm và gần 100 bài thơ văn Việt Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm Tập sách
có lời giới thiệu của tác giả với những lời nhận xét chung khá thuyết phục về nộidung tư tưởng và nghệ thuật thơ của Nguyễn Bỉnh khiêm
Riêng Lê Trọng Khánh- Lê Anh Trà có những ý tưởng trân trọng khi pháthiện quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, “tính chất nhàn tản củaNguyễn Bỉnh Khiêm thực chất không phải yếm thế, xu thời, ích kỷ và hoàn toànhưởng lạc… tư tưởng nhàn tản của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những khía cạnh tíchcực phù hợp với tư tưởng hành đạo của Nho giáo Cái nhàn của Nguyễn BỉnhKhiêm là một lối phản ứng của tầng lớp nho sĩ bất lực trước thời cuộc lúc bấygiờ, phản ứng bằng hình thức tiêu cực, nhưng vẫn bao hàm một nội dung đấu
tranh bằng phương pháp theo lẻ tự nhiên” (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà thơ triết lý)
Còn Nguyễn Khuê nhận định : “Thơ ông là tiếng nói rất chân thực rất nhânbản của một nhà hiền triết trước cảnh ngộ, nhân sinh, thiên nhiên vũ trụ ; là một
nổ lực hướng tới chân, thiện, mỹ Vì thế tiếng nói ấy mãi mãi vang vọng trong
tâm hồn dân tộc” (Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập)
Trong Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà thơ lớn thế kỷ XVI, Nguyễn Phương Chi có
lời bình khá thuyết phục về Nguyễn Bỉnh Khiêm : “Thơ văn ông là khát vọng hòabình, là nỗi lo lắng về tương lai của đất nước, là nỗi hoài nghi trật tự phong kiến,một trật tự mà đến thế kỷ XVI đã bị xáo trộn”
Và khi bàn về Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Nguyễn Quân cũng có khẳng
định : “Lại nữa cụ có chủ trương là chủ trương vô sự, nghĩa là không để có sự gìrắc rối, chớ đâu phải là chủ trương vô vi nghĩa là không làm gì hết, cứ việc phó
Trang 6mặc cho con tạo xoay vần… Có thể nói sự lánh đời, nhưng còn khuyên đời, cònmong ước đời và vẫn không quên ơn vua chúa, không phụ tình nước non”
CHƯƠNG I NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA QUAN NIỆM NHÂN SINH TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM
1 Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
Ra đời vào thập niên cuối thế kỷ XV, Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn cảthế kỷ XVI Cuộc đời cũng như thơ văn của ông mang dấu ấn thời cuộc khá sâuđậm, vì thế muốn hiểu rõ ông trước hết người ta không thể không biết qua tìnhtrạng xã hội Việt Nam nữa sau thế kỷ XV và thế kỷ XVI mà nó đã ảnh hưởngmạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng và thái độ xuất xử của ông
Sau hơn một thế kỷ trị vì, đem lại sự hưng thịnh cho đất nước Đại Việt, ở thế
kỷ XV, chuyển sang thế kỷ XVI, triều Lê nhanh chóng rơi vào tình trạng suythoái Chế độ phong kiến Việt Nam trong sự tranh chấp quyền lực căng thẳng,khốc liệt, giữa các tập đoàn phong kiến, vận hành phát triển với tất cả sự phức tạpkhông thể tránh khỏi của thiết chế chính trị này Trở lại thế kỷ XV, triều Lê với
sự xác lập tối đa quan hệ sản xuất phong kiến sau một thời gian phát triển thịnhđạt, trước những yêu cầu mới của nền sản xuất, đã dần bộc lộ sự trì trệ và thoáihóa Tầng lớp phong kiến thống trị dần đánh mất vai trò tích cực, sa đọa vào cuộcsống hưởng lạc, xa hoa Đời sống mọi tầng lớp nhân dân ngày càng thêm khókhăn bởi sự bóc lột tô, thuế Nguy hiểm hơn là sự suy thoái trầm trọng của triều
Lê đã khoét sâu thêm mâu thuẫn nội bộ của giai cấp phong kiến thống trị, mâuthuẫn giữa nhà nước phong kiến với mọi tầng lớp nhân dân
Thế kỷ XVI chứng kiến sự bùng nổ của nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổidậy Nạn tranh chấp quyền lực giữa các phe phái, gây ra những cuộc nội chiến
Trang 7triền miên, tổn thất xương máu nặng nề Năm 1527 Mạc Đăng Dung, con ngườinổi tiếng “vũ dũng khôn ngoan”, trong cảnh tranh chấp hổn loạn hạ sát lẫn nhaugiữa các phe phái đối lập đã thao túng được binh quyền phế truất vua Lê, lên ngôitrị vì đất nước thay thế triều Lê tha hóa, đổ nát như một tất yếu lịch sử Vớinhững cố gắng nhất định, nhà Mạc đã tạo được sự ổn định, phát triển cho đấtnước Đại Việt trong thời gian đầu nắm quyền Nhưng sau đó cũng lâm vào tìnhtrạng suy thoái, các cuộc nội chiến “nồi da nấu thịt” lại tiếp diễn Tập đoàn phongkiến Lê - Trinh ráo riết phản công nhà Mạc, quyết lập vương triều Kết cục là vàothế kỷ XVI (1592), vương triều Mạc bị đánh bật khỏi kinh thành Thăng Long,thiết chế Lê -Trịnh được thành lập Họ Trịnh với công lao phò Lê trở lại ngôi báunhưng cũng tỏ ra chuyên quyền đẩy vua Lê vào tình trạng hư danh mà không cóthực quyền.
Sự tranh chấp trong nội bộ tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn trước khicuộc chiến Nam - Bắc Triều kết thúc đã khiến Nguyễn Hoàng (con Nguyễn Kim,người khởi nghiệp giúp Lê) vào trấn thủ (thực chất là xây dựng cơ sở cát cứ) ởThuận Quảng (1558) Khi lực lượng đủ mạnh, con cháu Nguyễn Hoàng bắt đầubộc lộ thái độ đối kháng với Lê - Trịnh Từ năm 1627 đến năm 1672, liên tục diễn
ra những cuộc đụng độ, tranh chấp quyết liệt giữa các tập đoàn phong kiến Lê Trịnh và Nguyễn Cuộc chiến giằng co khó phân thắng bại, đã chia cắt nước ĐạiViệt làm hai nữa, Đàng Trong và Đàng Ngoài Tình trạng cát cứ phân tranh kéodài, bạo lực triền miên làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực khổ
-Tuy vậy về mặt kinh tế, văn hóa…vẫn duy trì được sự mở mang đổi mới.Công cuộc khai khẩn đất đai, xây dựng xóm làng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệpvẫn diễn ra mạnh mẻ Song với sự phát triển kinh tế nông nghiệp (trồng trọt vàchăn nuôi), sản xuất thủ công nghiệp với nghề làm gốm, dệt ( vải, lụa, gấm vóc,chiếu …) khắc chạm, thuộc da, làm giấy v.v… đã có bước phát triển mới, phục
vụ cho nhu cầu ngày càng phong phú của con người Về lĩnh vực thương nghiệpcũng được khai thông mở mang Từ thế kỷ XVI, ngoài quan hệ buôn bán với các
Trang 8nước trong khu vực (Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…), thường xuyên lui tớibuôn bán với Đại Việt còn có các thương nhân các nước phương Tây (Bồ ĐàoNha, Hà Lan, Pháp…) Sự phát triển của kinh tế thương nghiệp tác động sâu sắcđến đời sống xã hội, làm thay đổi lối sống, suy nghỉ, tư duy của con người Lĩnhvực kinh tế thương nghiệp, tức kinh tế hàng hóa sẽ tấn công và phủ định nền kinh
tế tự cung tự cấp của chế đội phong kiến, dẫn đến sự suy thoái của chế độ này
Về phương diện tư tưởng, Nho giáo vẫn khẳng định vị trí hàng đầu trong đờisống xã hội Hệ tư tưởng này là phương tiện đắc dụng nhất phục vụ sự thiết lập vàbảo vệ trật tự phong kiến, chỉ đạo tình cảm, đạo đức, tư duy và hoạt động của conngười Gắn liền với địa vị to lớn của Nho giáo, là sự phát triển của nền giáo dụctheo Nho giáo Việc học hành thi cử vẫn được duy trì, mở rộng trong điều kiệnchính trị mất ổn định Các kỳ thi Hương, thi Hội vẫn được nhà Mạc, nhà Lê đềuđặn tổ chức Nhà nước phong kiến vốn chú ý trọng dụng tầng lớp trí thức Nhohọc trong xây dựng và bảo vệ chế độ Tuy nhiên sự bất ổn về chính trị có thể nói
là hơn hai thế kỷ đã tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần, tư tưởng và hành vicủa con người Giáo dục Nho học đứng trước thử thách lớn của thời đại, dù được
mở rộng nhưng chất lượng giảm sút, tiêu cực trong học hành thi cử xuất hiện.Tầng lớp trí thức Nho học phân hóa ( kẻ tham chính, người ẩn dật trốn đời hoặcđơn thuần hành nghề dạy học, bốc thuốc…) Cuộc sống đất nước nhiễu nhương,nội chiến liên miên gây nhiều đau thương cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đếncuộc đời nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm
2 Cuộc đời, sự nghiệp văn chương và tư tưởng chính trị của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585), tự là Hạnh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ,người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tĩnh Hải Dương (nay là xã Lý Học, huyệnVĩnh Bảo, Hải Phòng) Sinh trưởng trong một gia trí thức Nho học Cha làNguyễn Văn Định có văn tài, học hạnh, mẹ là Nhữ Thị Thục, con Thượng ThưNhữ Văn Lan, bà thông tuệ, giỏi văn chương, am tường lý số Nguyễn BỉnhKhiêm sớm nổi tiếng thông minh, hiếu học, học giỏi Ông từng được thụ giáo
Trang 9Bảng nhãn danh tiếng đương thời là Lương Đắc Bằng người Thanh Hóa Nhưnglớn lên vào thời buổi nhiễu nhương, ông “ẩn chí đợi thời”, không chịu ra thi Mãiđến năm 45 tuổi (1535), ông mới chịu ứng thí, đậu trạng nguyên rồi nhanh chóngxuất chính, làm quan phụng sự nhà Mạc Ban đầu hoạn lộ thông suốt, trải thăng
từ Thị lang, Lại bộ thượng thư, Thái phó Trình truyền hầu ; nhưng chỉ độ támnăm sau tham dự triều chính, ông đã tận mắt chứng kiến cảnh gian thần lũngđoạn, tình hình ngày càng rối loạn Việc ông dâng sớ đề nghị chém 18 tên lộngthần (Phả ký Vũ Khâm Lân thế kỷ XVIII) xảy ra như một điều tất yếu (và nhưmột huyền thoại) đối với một con người chân chính, cương trực như ông Mongmuốn chấn chỉnh cục diện nhà Mạc không thành, ông thác cớ xin về trí sĩ, nhưng
uy vọng và nhiệt tình với nước khiến ông không dứt hẳn việc phò Mạc
Nguyên do đặc biệt khác nữa, Mạc triều biết đến là một triều đại trọng dụngnhân tài, có ý thức tranh thủ sự ủng hộ của giới sĩ phu nhằm tạo sự ổn định chođất nước Đó là điều khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm đứng về triều đại này với hyvọng lớn lao sẽ thực hiện được lý tưởng “Trí quân trạch dân” tha thiết của mình.Việc Nguyễn Bỉnh Khiêm cho đến năm 70 tuổi vẫn đeo đẳng công cuộc phò Mạcchống Lê với vai trò là một cố vấn là điều dể hiểu Dù thế quảng thời gian trí sĩ,dạy học, sống cuộc sống hòa nhập với muôn dân đối với Hạnh Phủ vẫn là phầnđời có sức nặng và ý nghĩa Bên bờ sông Tuyết Hàn, cư sĩ dựng am Bạch Vân,
mở trường dạy học, lập quán, mở chợ, xây cầu làm những việc hữu ích, thỏanguyện Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng như Giáp Hải, Phùng KhắcKhoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ,…trong số họ người theo Mạc, Ngườiphò Lê, người như thầy nuôi chí ẩn dật… Uyên thâm trên nhiều lĩnh vực tri thứcthời đại, người đương thời gọi ông là Trạng Trình, học trò tôn vinh ông là TuyếtGiang phu tử Các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Nguyễn… đều tôn kính ông, saingười tham bác ý kiến ông mỗi khi có việc hệ trọng Các truyền thuyết về ôngliên quan đến vận mệnh các phe phái lúc bấy giờ là xuất phát từ uy tín, đức độhiếm có của chính ông
Sự gắn bó với thời cuộc là ngọn nguồn cho sự nghiệp văn thơ sáng giá của
Hạnh Phủ Tác phẩm chính của ông còn lại đến nay có : Bạch Vân quốc ngữ thi
Trang 10(Thơ Nôm còn lại độ 170 bài), Bạch Vân am thi tập (Thơ chữ Hán còn lại độ 600 bài) cùng một số bài văn chữ Hán như Trung Tân quán bi ký, Thạch khánh ký Ngoài ra, một vài tập sấm ký Nôm như Trình quốc công sấm ký, Trình tiên sinh quốc ngữ tương truyền là của ông nhưng điều này đến nay vẫn chưa được xác
định chắc chắn Nghiên cứu thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu vẫn là trên cơ
sở những bài thơ còn lại của hai thi tập trên
CHƯƠNG II CÁC KHÍA CẠNH CỦA QUAN NIỆM NHÂN SINH
TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Để đi vào vấn đề chúng ta cần hiểu : Nhân sinh quan là gì?
Nhân : Người
Sinh : Sự sống
Quan : Quan niệm
Nhân sinh quan : Quan niệm về sự sống con người
Vậy “Nhân sinh quan” là sự xem sét, suy nghĩ về sự sống của con người,hoặc nói văn vẻ hơn, “Nhân sinh quan” là quan niệm của chúng ta về những địnhluật diễn hóa trong đời sống nhân loại và sự sống của con người
1 Cái nhìn hiện thực
Chiến tranh xảy ra liên miên, tàn khốc, nhân dân li tán, đói khổ, chết chóc.
Xót xa trước thảm họa chiến tranh Trước thế kỷ XVI có nhiều giặc giả biếnloạn Thời Lê trung suy (1505-1527), trong triều thì rối ren lục đục, các quyềnthần tự ý phế lập, mưu phản đem quân đánh lẩn nhau; bên ngoài các cuộc nổi dậycủa nhân dân dấy lên khắp nơi Sau khi họ Mạc cướp ngôi, đất nước được tạmthời yên ổn dưới thời Mạc Đăng Doanh Từ đời Phúc Hải, cảnh bất hòa tranhchấp giữa các quyền thần tái diễn và nhất là nhà Lê lại bắt đầu trung hưng, tạonên cục diện Nam, Bắc triều Cuộc nội chiến tương tranh giữa hai họ Mạc và Lêkéo dài đến cuối thế kỷ mới chấm dứt Trong cảnh binh đao khói lửa dai dẳngliên tục ấy, tất nhiên là dân chúng vô cùng khốn đốn Sống gần trọn thế kỷ XVI,
Trang 11Nguyễn Bỉnh Khiêm là chứng nhân của một xã hội đầy máu lửa Ông đã hơn mộtlần bày tỏ sự chán ghét chiến tranh :
Giặc giả lan tràn, khổ chữa thôi
(Tự thuật, bài 3)Gặp mãi làm chi cảnh loạn này
(Tùng tây chinh, bài 2)Chiến tranh đã gây ra biết bao tai họa thảm khốc cho lương dân vô tội Nhà bịgiặc phá làm củi, trâu cày bị giặc giết làm thịt, của cải bị cướp đoạt, vợ con bịhiếp dụ Người dân lâm vào vòng lầm than gai góc, kêu van thảm thiết cũngchẳng được giặc xót thương, bằng những nét hiện thực Nguyễn Bỉnh Khiêm đã
mô tả cái cảnh sinh dân đồ thán đến cùng cực ấy :
Làm củi nhà ở tanLàm thịt trâu cày bắt
Cướp đoạt của người ta,Hiếp dụ vợ kẻ khác
Bùn than thấy vây quanh,Gai góc sinh không dứt
Chịu tiều tụy quá chừng,Kêu van cũng chẳng được
(Thương loạn)
Vì giặc giả ly loạn mà dân chúng phải từ bỏ ruộng vườn thôn xôn xóm, lưulạc tha phương Họ thiết tha mong mỏi chiến tranh chấm dứt để quay về quê cũ.Cảm thông nỗi cơ cực của người dân lưu ly thất sở và sự gian hiểm của quân sĩvào sinh ra tử, tác giả đã nhiều lần nói lên khát vọng hòa bình :
Bao giờ lại thấy đời Nghiêu Thuấn,Như cũ nơi nơi được thái hòa
(Ngụ hứng, bài 2)Bao giờ lại gặp đời Nghiêu Thuấn,
Trang 12Chúa thánh dân lành thỏa ý ta.
(Tân niên hí tác)Đời Nghiêu Thuấn mà Nguyễn Bỉnh Khiêm mơ ước chính là cảnh thái bìnhthịnh trị trên đất nước ta thời Lê Thánh Tông và đời Mạc Đăng Doanh
Đạo đức xã hội suy đồi, thế lực đồng tiền chi phối cuộc sống và những mối quan hệ gia đình- xã hội
Một thực tế làm khuấy động tâm hồn nhà thơ : sự đen bạc của cảnh đời Conngười tham lam hám tiền, trọng lợi hơn nghĩa, coi rẻ tình nghĩa, kể cả tình chacon, anh em, vợ chồng, bà con :
Còn bạc còn tiền còn đệ tử,Hết cơm hết rượu hết ông tôi
(Thơ Nôm, bài 71)Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười,
Có của thời hơn hết mọi lời
(Thơ Nôm, bài 74)Giàu sang người trọng khó ai nhìn,Mấy dạ yêu vì kẻ lở hèn
Thủa khó dẫu chào, chào cũng lặng,Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thì quen
Quen hiềm dan díu điều làm bạn,Lặng kẻo lân la nỗi bạ men
Đạo nọ nghĩa này trăm tiếng bướm,Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 5)Tiền của như mật như mỡ, như nhị kết hoa thơm mà con người như ong kiến,như ruồi :
Thớt có tanh tao ruồi đậu đến,Gang không mật mỡ kiến bò chi